Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

A.

MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA
VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC
I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa.
1. Cơ sở hình thành quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh.
 Tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc.
 Tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây.
 Tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa cách mạng.
 Thực tiễn Việt Nam và thế giới.
 Nền văn hóa mà Người chủ trương thực hiện là sự kết hợp những truyền
thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, được phát triển và nâng cao với tinh
hoa văn hóa nhân loại, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa quốc tế chân chính.
2. Nội dung quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh.
 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba
nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.
 Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
loài người sáng tạo ra và sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, là mục
đích của cuộc sống loài người.
 Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
o Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người,
3. Ý nghĩa quan điểm
 Tư tưởng của Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của
dân tộc Việt Nam và hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc
khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình và tiêu biểu cho sự thúc đẩy hiểu
biết lẫn nhau.

II. Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực khác:
1. Cơ sở hình thành quan niệm
a. Cơ sở lý luận:
 Truyền thống văn hóa của dân tộc:
 Tinh hoa văn hóa nhân loại:
 Chủ nghĩa Mác - Lênin:
 Người đã cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng biện chứng lẫn nhau giữa 2 mặt
của một mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng.
b. Cơ sở thực tiễn:
 Thế giới:
 Chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang chế độ Đế quốc chủ nghĩa
 Hệ thống các nước thuộc địa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc trở nên
lớn mạnh trên thế giới
 Cách mạng tháng 10 Nga thành công
 Quốc tế Cộng sản ra đời
 Việt Nam:
 Đất nước ta đang là một nước thuộc địa, mất đi quyền tự do trong việc phát
triển văn hóa, kinh tế, xã hội
2. Nội dung quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực
khác:
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị:
 Theo Hồ Chí Minh, chính trị là một trong bốn vấn đề quan trọng trong đời sống
bên cạnh kinh tế, văn hóa và xã hội và sau cùng, chúng có sự tác động qua lại lẫn
nhau.
 Quả thật đúng khi cho rằng giải phóng chính trị chính là sự mở đường cho văn
hóa nghệ thuật được phát triển. Bởi lẽ nếu chính trị vẫn còn bị đày đọa, nô dịch,
chúng ta vẫn không thể có cho nước nhà một thể chế chính trị riêng thì văn hóa sẽ
không thể tự do nở rộ.
Ví dụ phân tích: Điều này được biểu hiện rất rõ trong khía cạnh về văn học Việt
Nam, đặc biệt trong trong những năm tháng trước khi Cách mạng tháng Tám
thành công. Trong bối cảnh đó, những người sáng tác mà trong số họ có rất nhiều
nhà thơ của phong trào Thơ mới, những nhà văn hiện thực phê phán với không ít
cây bút tài năng băn khoăn với câu hỏi: viết cho ai? viết cái gì? viết như thế nào?
Người ta im lặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ, nhưng cũng
chưa thể viết được cái mới như ý muốn của mình. Trong thời gian này đã nảy
[1]

sinh những cuộc tranh luận về nghệ thuật, trong đó người nghệ sĩ băn khoăn; đem
nghệ thuật phục vụ chính trị có phải là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có
khả năng thưởng thức nghệ thuật không?
Tiểu kết: Cũng chính vì lẽ đó mà Hồ Chí Minh đã xác định ta cần phải tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc, giành được độc lập, xóa ách nô lệ, thiết lập nên
nhà nước của dân, do dân, vì dân
 Tuy rằng, chính trị có một sự tác động to lớn đến văn hóa. Thế nhưng, văn hóa
không thể đứng ngoài chính trị mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục
vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải
có hàm lượng văn hóa
Tiểu kết:
 Văn hóa là vũ khí thiết thực của lực lượng cầm quyền. Nó có sự tác động to lớn
đến tư tưởng của người dân. Thế nhưng, nếu những người cầm quyền không
nghiêm ngặt trong việc quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật thì những kẻ có tư
tưởng phản động có thể lợi dụng văn hóa để truyền bá những tư tưởng sai lệch đến
người dân.
Ví dụ phân tích: Trong buổi live concert "Dấu chân địa đàng", nằm trong chuỗi
show "Như một lời chia tay" tại Đà Lạt, ca sĩ Khánh Ly đã trình bày ca khúc “Gia
tài của mẹ” - một ca khúc mang những tư tưởng sai lệch về cuộc chiến tranh chống
Đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Ngay sau buổi diễn, công ty TNHH Mây Lang
Thang - đơn vị tổ chức show đã phải lên giải trình, xoay quanh việc ca sĩ Khánh
Ly biểu diễn bài “Gia tài của mẹ” (Trịnh Công Sơn) trong đêm nhạc hôm 25/6 và
phải chịu khoản phạt là 10 triệu đồng. Tuy vậy, những ảnh hưởng tiêu cực mà sự
việc này gây ra không thể nào lường trước được.
 Văn hóa có một sự tác động mạnh mẽ đến chính trị. Nó là công cụ giúp bộ máy
chính quyền hiện thực hóa giấc mơ lý luận của mình đến với người dân nhưng
chính nó cũng có thể trở thành kẻ hở để những người có tư tưởng không đúng đắn,
sai lệch lợi dụng để gây hoang mang dư luận.
b. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa và kinh tế:
 Kế thừa quan điểm của Triết học Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã giải thích rằng văn
hóa chính là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng; mặt khác kinh tế lại là cơ sở
hạ tầng, giữ vai trò quyết định đến văn hóa.
Tiểu kết:
 Từ đó, ta có thể hiểu rằng kinh tế có tác động quyết định đến văn hóa. Những cơ
sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi thì văn hóa mới có thể kiến thiết và phát
triển. Thế nhưng văn hóa lại không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, có
thể có những tác động tích cực trở lại kinh tế.
 Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển. Chỉ khi
đời sống của con người phát triển thì văn hóa con người mới có thể phát triển
 Ngược lại, mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều được văn hóa
phản ánh. Bởi lẽ, văn hóa chính là tấm gương phản ánh trình độ phát triển của mỗi
giai đoạn.
c. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa
nhân loại:
 Bản sắc văn hóa dân tộc
 Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu, giao lưu
của con người Việt Nam
 Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận thông qua hai lớp quan hệ:
 Nội dung: lòng yêu nước, thương dân, thương nòi, tinh thần độc lập, tự
cường, tự tôn dân tộc
 Hình thức: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm,
cách nghĩ
 Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng những giá trị to lớn và có ý nghĩa quan trọng
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Tiếp thu văn hóa nhân loại:
 “Tiếp biến văn hóa” hay còn được hiểu là “tiếp thu và biến đổi”, là một quy luật
của văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại gắn liền với tiếp biến và sáng tạo.
Hồ Chí Minh quan niệm, quá trình tiếp thu văn hoá nhân loại không diễn ra một
cách thụ động, máy móc, giáo điều mà phải luôn có sự trao đổi, sàng lọc cần thiết,
có sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phù hợp vào thực tiễn lịch sử và xã hội cụ
thể của mỗi quốc gia, dân tộc
 Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông
phương và Tây phương chung đúc lại. Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt
ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam…”. Trong bối cảnh hội nhập quốc
tế sâu rộng hiện nay, khi đối thoại đang trở thành xu thế tất yếu khách quan cho
các dân tộc trên thế giới tồn tại và phát triển, ta càng thấm thía những tư tưởng
vượt thời đại của Người.
 Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng đồng thời
Người cũng nhấn mạnh không được “trở thành một kẻ bắt chước”. Mối quan hệ
giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa dân tộc:
 Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của việc tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu
cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ.
quan hệ giữa tiếp thu văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn
hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.
3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực
khác:
 Quan niệm của Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng phát triển văn hóa nước nhà không chỉ
dừng lại ở lĩnh vực “văn hóa” mà còn phải từ sự cộng hưởng từ các lĩnh vực khác
như chính trị, kinh tế
 Quan niệm của Hồ Chí Minh chính là kim chỉ nam giúp các nhà cầm quyền có
một cái nhìn đúng đắn trong phương diện phát triển văn hóa gắn liền với các lĩnh
vực như kinh tế, chính trị để rồi từ đó đưa ra những phương hướng, đường lối phát
triển phù hợp với tình hình phát triển của đất nước
 Phát triển văn hóa dân tộc dựa trên những truyền thống sẵn có của dân tộc, đồng
thời tiếp thu những tinh hoa văn hoa nhân loại là phương pháp tối ưu nhất

B. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA:
I. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa:

 Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là một phần không thể thiếu trong cuộc đấu tranh
giành độc lập, chủ quyền và thống nhất của dân tộc Việt Nam, Người cho rằng văn
hóa có thể giúp củng cố lòng yêu nước, giáo dục nhân dân và tạo ra một tinh thần
đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân.
 Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa có thể đóng vai trò quan trọng trong
việc đưa đất nước ra khỏi tình trạng lạc hậu và phát triển kinh tế. Người tin rằng
việc đầu tư vào văn hóa và giáo dục sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy sự
phát triển khoa học và công nghệ, và tạo ra sức mạnh kinh tế.
 Với quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã thúc đẩy việc phát triển văn hóa và giáo
dục trong nước, bao gồm việc tạo ra các trường học, viện nghiên cứu, bảo vệ di
sản văn hóa và khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật. Người cũng khuyến
khích quan hệ văn hóa quốc tế để giúp đất nước học hỏi và truyền thông với thế
giới.
 Đặc biệt, trong thời gian đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, Hồ Chí
Minh đã sử dụng văn hóa như một công cụ để tuyên truyền cho sự đoàn kết và
khuyến khích tinh thần yêu nước. Người đã sáng tác nhiều bài thơ, bài hát, kịch
bản, tuyên ngôn, mà qua đó truyền tải được tình yêu đất nước, ý chí đấu tranh, tinh
thần đoàn kết của nhân dân.

II. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa:

1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng:

 Văn hóa là mục tiêu:


 Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.
 Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu-nhìn một cách tổng quát- là
quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát
vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ-dân là
chủ và dân làm chủ-công bằng, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn
được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn
diện.

 Văn hóa là động lực của sự nghiệp cách mạng:


 Động lực là cái thúc đẩy cho sự phát triển. Di sản Hồ Chí Minh cho thấy động lực
phát triển đất nước bao gồm động lực vật chất và động lực tinh thần; động lực
cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực. Tất cả quy tụ ở con người và đều có
thể được xem xét dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn
hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở các phương
diện chủ yếu sau:
 Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường quốc dân đi,
lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
 Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách
mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách
mạng.
 Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát
triển của xã hội. Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành
mạnh cho con người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ.
 Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.

2. Văn hóa là một mặt trận:

 Văn hóa quan trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Mặt trận văn hóa
là lĩnh vực có tính hoạt động độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực
khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt
trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng.
 Nội dung phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống…của
các hoạt động văn nghệ, báo chí…đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ
của văn hóa nghệ thuật.
 Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa => anh chị em văn nghệ
sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
 Chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững chắc, ngòi bút là vũ khí sắc
bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào
quần chúng,
 Hồ Chí Minh: Dân tộc ta là 1 dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ vang.
Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng
và thời đại vẻ vang.
3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân:
 Tư tưởng HCM phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng văn hóa
của Người cũng vì dân, phục vụ nhân dân. Mọi hoạt động văn hóa phải trở về với
thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.
 Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân phải miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng
hồn; Nói ít nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn
 “Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng.” => Từ đó định hướng giá trị
cho quần chúng
 Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Quần chúng cung cấp
cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu quý. Họ cũng là người thẩm định
khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ. Nhân dân phải được
hưởng các giá trị văn hóa.

III. Ý nghĩa quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa:

 Quan điểm "văn hóa là mục tiêu của cách mạng" là một phần qxuan trọng của tư
tưởng cách mạng và có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định vai trò của văn hóa
trong quá trình xây dựng và phát triển cách mạng. Văn hóa không chỉ đóng vai trò
quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, giá trị của xã hội mà còn có vai trò
quan trọng trong việc tạo dựng tinh thần, tư tưởng và đạo đức của nhân dân, giúp
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người đối với cách mạng, góp phần quan
trọng vào sự đoàn kết và sự phát triển của cách mạng. Vì thế, văn hóa được coi là
mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng cách mạng, một mục tiêu không thể
thiếu và tất yếu của chiến lược cách mạng.
 Quan điểm "văn hóa là động lực của cách mạng" coi văn hóa chính là nguồn động
lực, là nguồn cảm hứng, tạo nên ý chí và động lực cho các hoạt động cách mạng
của nhân dân, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa cách
mạng.. Văn hóa không chỉ là một phương tiện để truyền tải kiến thức, giá trị, mà
còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức mạnh tinh thần, tạo động lực cho
toàn dân trong cuộc cách mạng.
 Quan điểm “văn hóa là một mặt trận” có một ý nghĩa to lớn. Bởi vì mặt trận văn
hóa là lĩnh vực vô cùng quan trọng của đời sống kinh tế-xã hội và cũng là một
cuộc chiến cam go, đầy quyết liệt trong lĩnh vực văn hóa-tư tưởng giữa cái thiện
và cái ác, cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa ta với địch. Chính
vì lẽ đó nên những người chiến sĩ văn hóa phải xác định lập trường, nhiệm vụ, vị
trí quan trọng của mình với Tổ quốc, với Cách mạng; hoạt động theo phương
châm “văn hóa kháng chiến và kháng chiến văn hóa.”
 Quan điểm “văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân” đã đề cao trách nhiệm của
những chiến sĩ văn hóa rằng họ phải chú trọng, quan tâm tới thực tại, tư tưởng và
khát vọng của quần chúng. Đồng thời quan điểm này còn đề cao tư tưởng văn hóa
phải hóa phải phục vụ nhân dân và nhân dân phải được hưởng thụ các giá trị văn
hóa

C. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI:
I. Cơ sở hình thành quan điểm
 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam có sự
vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Người quan tâm từ
sớm, khi đang tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Người chủ trương
xây dựng nền văn hoá toàn diện, bao gồm văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, Người nhấn mạnh những nét đặc sắc trong đạo đức của nền văn
hoá phương Đông.

II. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới:
 Người nêu phương diện xã hội lên hàng đầu, trong đó đề cập “nam nữ bình
quyền”, “phổ thông giáo dục theo công nông hoá”.

 Năm 1943, Người đã có dự định xây dựng nền văn hoá dân tộc gồm 5 điểm
lớn:
+ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
+ Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
+ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
+ Xây dựng chính trị: dân quyền.
+ Xây dựng kinh tế.

 Sau Cách mạng Tháng tám, ngay trong khi đang đẩy mạnh cuộc kháng
chiến chống Pháp. Người xác định rõ vai trò của văn hoá, kết hợp chặt chẽ
văn hoá với kháng chiến “văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn
hoá”, kết hợp kháng chiến với kiến quốc

 . Trong nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá mới, Người lưu ý đến ba nội dung
với ý nghĩa là tính chất của nền văn hoá mới: Dân tộc, khoa học, đại chúng.
 Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chủ trương xây dựng nền văn
hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
III. Ý nghĩa quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới:
 Quan điểm của Hồ Chí Minh vê xây dựng nền văn hóa mới chính là kim chỉ
nam
 Là một quan điểm đúng đắn, mang tính thời đại và sẽ luôn phù hợp hoàn
cảnh của nước ta.

You might also like