Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

Bài 15’ số 3 - Đề 1 Học kì 1. Năm học 2023 - 2024


(Thời gian làm bài 15 phút, không kể phát đề)
*****

Đề bài :
Đọc đoạn văn bản:
Đăm Săn – Ơ nghìn chim sẻ,ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về
nào!
Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối. Bà con
xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều
như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.
Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng.
Đăm Săn - Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu, bắt trâu! Rượu năm ché, trâu dâng một
con để cúng thần, cáo tổ tiên, cầu sức khoẻ cho ta mới đi đánh kẻ thù, bắt tù binh, xéo nát đất đai
một tù trưởng nhà giàu về. Rượu bảy ché, trâu bảy con để dâng thần, cầu cho ta được bình yên vô
sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp. Hỡi anh
em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta! Chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm
mới, chúng ta sẽ ăn lợn ăn trâu, đánh lên các chiêng cái trống ta, đánh lên các cồng hlong hoà
nhịp cùng chũm choẹ xao sao cho kêu lên rộn rã, để voi đực voi cái ra vào sàn hiên không ngớt,
dây cồng dây chiêng không lúc vào vắng bớt trên giá treo chiêng, các chuỗi thịt trâu thịt bò treo
đen nhà, chậu thau, âu đồng nhiều không còn chỗ để.
Tôi tớ - Đánh chiêng nào, thưa ông?
Đăm Săn - Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng
bạc! Từ gùi quý, hãy lấy ra các vòng nhạc rung lên! Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các
cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây,
khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kì nhông ngoài bãi
phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng
mùa khô năm mới của ta vậy.
Thế là, bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Các
khách tù trưởng đều từ phương xa đến. Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả
trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa. Chàng mở tiệc ăn uống linh đình, thịt
lợn, thịt trâu ăn không ngớt, thịt lợn ăn đến cháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống lồ
ô, máu bò máu trâu đọng đen khắp sàn hiên, dây cồng dây chiêng giăng như mạng nhện, chỉ vàng
1
chỉ đỏ như hoa dăm piết. Cảnh đó, đời ông bác ông cậu xưa kia làm gì có!
(Đăm Săn – Sử thi Ê-đê, Nguyễn Hữu Thấu dịch,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1988)
TRẮC NGHIỆM
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ?
A. Dân làng
B. Người anh hùng Đăm Săn .
C. Người anh hùng Mtao Mxây
D. Thần linh
Câu 2. Không gian trong đoạn trích trên là
A. Không gian núi rừng
B.Không gian làng bản
C.Không gian mang tính cộng đồng
D. Không gian cá nhân nhà Đăm Săn
Câu 3. Câu văn: Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối ,
sử dụng biện pháp tu từ
A. So sánh
B. Phóng đại
C.Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 4. Đoạn trích trên được miêu tả chủ yếu bằng thủ pháp nghệ thuật nào ?
A. So sánh, phóng đại
B. So sánh, nhân hoá
C. Ẩn dụ, so sánh
D. Ẩn dụ, phóng đại
Câu 5. Ở đoạn trích trên tác giả dân gian dành nhiều câu miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng hơn
cảnh đổ máu trong giao tranh là vì:

2
A. Họ không có mặt ở đó vì bận lao động sản xuất.
B. Họ không am hiểu cách giao chiến giữa hai tù trưởng.
C. Họ xem trọng cuộc sống thịnh vượng no đủ, sự lớn mạnh của cộng đồng.
D. Họ không xem trọng cuộc giao tranh vì họ biết chắc tù trưởng của họ sẽ thắng.
Câu 6. Tất cả tớ của Mtao Mxây đều tự nguyện đi theo Đăm Săn thể hiện mong muốn của người
xưa là:
A. Muốn được tôn trọng danh dự
B. Mong muốn cuộc sống bình yên, phồn vinh
C. Muốn đi theo người chiến thắng
D. Cả A,B,C
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng với đoạn trích trên?
A. Đoạn trích miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn trước tù trưởng Mtao Mxây
B. Ngôn ngữ trang trọng,giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
C. Hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹpcủa cộng đồng trong nhân vật Đăm Săn
D. Thể hiện sự phân chia đẳng cấp giữa tù trưởng và nhân dân lao động

TỰ LUẬN
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 8. Theo em, nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích trên có ý nghĩa như thế nào
đối với sự phát triển của cộng đồng?
Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 10. Những thông điệp được tác giả dân gian gửi gắm trong đoạn trích trên ? (Trả lời trong 5-7
dòng)

3
4
TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Bài 15’ số 3 - Đề 2 Học kì 1. Năm học 2023 - 2024
(Thời gian làm bài 15 phút, không kể phát đề)
*****

Đề bài:
Đọc đoạn văn bản:
XINH NHÃ TRẢ THÙ NHÀ
Mấy ngày sau, cây kơ-lơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng,
ba tháng. Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên
không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn 1. Về tới
nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi xương cho cha, trả thù
cho mẹ.
[…] Bang Ra và Xing Yuê – Ta hãy lấy bảy ché rượu ngon, bảy con trâu đực trắng,
cũng cho Trời, cho Đất phù hộ con trai ta khoẻ mạnh. Ta hãy lấy con gà cúng thần Nước, ta
lấy con lợn cúng Y Rít phù hộ con trai ta khôn lớn, đừng đi chết bỏ xương nơi đất khác.
(Đoạn dưới đây miêu tả cuộc chiến đấu cuối cùng của Xing Nhã với anh em Gia – rơ Bú)
[…] Hai bên đánh nhau. Năm em trai của Gia-rơ Bú đã bỏ đầu tại gốc cây đa, bỏ thân
tại núi lạ. Gia-rơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay
phải nắm cán đao, Gia-rơ Bú đi vào rẫy của Hơ-bia Bơ-lao2.
Xing Nhã – (Gặp Gia-rơ Bú) Ơ Gia-rơ Bú, ai chạy trước?
Gia-rơ Bú - Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh3, hãy múa thử đi!
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua
trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
Gia-rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa
về hướng nào.
Gia-rơ Bú – Được, bây giờ ta không giết được mày thì ta sẽ tìm cách phá sạch làng
mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ4 cả sao?
Xing Nhã – (ngừng múa) Ơ Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phái Mặt Trời mọc đây rồi.
Bây giờ thì ngươi múa đi, ta đuổi theo.
Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường.
Dường đao chỉ đâm vào giữa trống không.
1
Buôn: giống như làng (người Việt), bản (người Thái, H’Mông…)
2
Hơ-bia Bơ-lao: cô gái giữ rẫy cho Gia-rơ Bú và là người yêu của Pơrong Mưng.
3
Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh: cách nói hàm chứa sự coi thường của Gia-rơ Bú dành
cho Xing Nhã
4
Đầu đen máu đỏ: ý nói cúng đầu cứng cổ, gan góc, chẳng kiêng nể ai
5
Xing Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú.
Xing Nhã – Ơ Gia-rơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy?
Gia-rơ Bú – Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tao.
Gia-rơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn cánh tay phải, chiếc đao rơi “rỏn rẻn”…
Xing Nhã – Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi?
Gia-rơ Bú – Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc cho trẻ con chơi, tiếng vù
của con diều đói gió đấy!
Gia-rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp trở tay thì chiếc khiên đã bị Xing
Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất.
Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ – rong Mưng5 và Xing Nhã đánh nhau
[…] Trên trời, dưới đất, mây mưa mịt mù, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh
nhau từ khi trái khơ-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt sức,
ngã trước chòi của Hơ-bia Bơ-lao
(Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Hơ-bia Bơ-lao, Xing Nhã giết chết Pơ-rong Mưng – người
cuối cùng trong bảy anh em nhà Gia-rơ Bú, trả thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi cuộc
sống nô lệ)
(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập
I: Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1974. Tr.219-228)
TRẮC NGHIỆM
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Cổ tích
B. Sử thi
C. Truyền thuyết
D. Ngụ ngôn
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản là ai?
A. Xing Nhã
B. Gia-rơ Kốt
C. Gia-rơ Kốt
D. Pơ-rong Mưng
Câu 3. Trong câu truyện, Xing Nhã đi tìm ai để trả thù?
A. Hơ – bia Guê
B. Hơ-bia Bơ-lao
C. Bơ-ra Tang
D. Gia-rơ Bú
Câu 4. Xing Nhã đi trả thù vì kẻ thù đã giết hại cả cha và mẹ chàng.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Đáp án nào dưới đây nói đúng về đặc điểm không gian của văn bản trên:
A. Không gian mênh mông, trải rộng từ núi rừng tới biển cả

5
Pơ –rong Mưng: em trai thứ bảy của Gia-rơ Bú
6
B. Không gian giới hạn trong phạm vi buôn làng
C. Không gian kì vĩ nhưng gần gũi với con người
D. Không gian bao gồm cả thế giới trần gian và thế giới thần linh.
Câu 6. Tác dụng của nghệ thuật cường điệu trong câu văn sau:
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua
trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
A. Làm nổi bật sức mạnh phi thường của người anh hùng Xing Nhã
B. Làm nổi bật tài năng võ nghệ phi thường của người anh hùng Xing Nhã
D. Làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của người anh hùng Xing Nhã
D. Làm nổi bật chiến thắng của người anh hùng Xing Nhã
Câu 7. Dòng nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa của chiến thắng mà Xing Nhã đã
đạt được trong văn bản trên?
A. Sức mạnh của chính nghĩa
B. Kẻ ác phải bị trừng phạt
C. Vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng trong mơ ước của cộng đồng.
D. Chinh phục những vùng đất mới và thu phục những nô lệ mới.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

TỰ LUẬN
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 8. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm như thế nào về
người anh hùng?
Câu 9. Có thể khẳng định Xing Nhã là người anh hùng có sức mạnh phi thường
không? Vì sao?
Câu 10. Từ văn bản và phần chú thích ở chân trang, em hiểu thêm điều gì về đặc điểm
văn hoá độc đáo của đồng bào Tây Nguyên?

7
TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Bài 15’ số 3 - Đề 3 Học kì 1. Năm học 2023 - 2024
(Thời gian làm bài 15 phút, không kể phát đề)
*****

Đề bài:
Đọc đoạn văn bản:
Người anh hùng vĩ đại của thành A-ten là Tê-dê, chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và
tham dự nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà
không có Tê-dê”
Chàng là con của vua Ê-giê tại A-ten. Tuy nhiên thuở nhỏ chàng sống nơi quê mẹ, trong
một thành phố phía nam Hy Lạp. Ê-giê quay trở về Hy Lạp lúc Tê-dê chưa sinh ra, nhưng
trước khi đi ông có đặt một thanh kiếm và một đôi giày vào trong một cái hố và lấp lại bằng
một tảng đá lớn. Ông làm việc này với sự chứng kiến của vợ và dặn rằng khi nào đứa con
trai – nếu nàng sinh ra con trai – của họ lớn lên đủ mạnh để lăn hòn đá này đi và lấy những
thứ cất bên dưới thì hãy cho nó đến A-ten nhận cha.
Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu
cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng. Bà bèn bảo cậu
rằng đã đến lúc cậu đi tìm cha và đã có một chiếc thuyền được ông ngoại cậu dành sẵn cho
cậu. Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và
nhàn nhã. Ý nghĩ của chàng là sớm trở thành một đại anh hùng, và quá an toàn, dễ dãi
không phải là cách để đạt tới điều đó. Chàng luôn luôn mơ tưởng được như Hê-ra-cờ-lét –
vị anh hùng sáng chói nhất trong các anh hùng của người Hy Lạp, và chàng quyết định
hành động sao cho sáng chói như thế. Điều này hoàn toàn tự nhiên vì hai người là anh em
họ.
Do đó, chàng khăng khăng từ chối chiếc thuyền mà mẹ và ông ngoại chàng đã thuyết
phục chàng sử dụng, chàng bảo rằng đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một
cách hèn hạ và chàng quyết tâm đi đến A-ten bằng đường bộ. Đây là một chuyến đi dài và
rất nguy hiểm vì bọn cướp đầy đường. Tuy nhiên, chàng đã tiêu diệt sạch bọn chúng, chàng
chẳng để sót một tên nào có thể quấy nhiều khách bộ hành tương lai. […]
(Theo Ê-đi Ha-min-tơn, Huyền thoại phương Tây, Chương Ngọc dịch, NXB Mỹ thuật,
Hà Nội, 2004)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B. Tự sự.
C. Miêu tả.
D. Biểu cảm.
Câu 2. Xác định ngôi kể trong văn bản:
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

8
Câu 3. Theo văn bản, Tê - dê có nguồn gốc xuất thân như thế nào?
A. Chàng là con vua Ê - giê ở A - ten.
B. Chàng sống ở phía tây thành phố Hy Lạp.
C. Chàng là con thần Dớt.
D. Chàng sống với cha từ thuở nhỏ.
Câu 4. Vì sao Tê-dê từ chối sử dụng chiếc thuyền của mẹ và ông ngoại chuẩn bị cho mình?
A. Chàng sợ đắm thuyền trên biển, không thể đi tìm cha được.
B. Chàng bảo đi bằng thuyền sẽ gặp nhiều cướp trên biển.
C. Chàng bảo đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ.
D. Chàng có thể tự lo cho bản thân, không cần tới sự trợ giúp.
Câu 5. Ý nghĩa câu nói của người dân ở A - ten: “Không có việc gì mà không có Tê - dê”?
A. Biết ơn người có công với cộng đồng.
B. Tôn vinh người anh hùng Tê -dê.
C. Sự ngưỡng mộ đối với Tê - dê.
D. Khẳng định sự nghiệp lẫy lừng của Tê - dê.
Câu 6. Trong văn bản, tính cách nhân vật Tê - dê hiện lên chủ yếu qua những yếu tố nào?
A. Trang phục, hình dáng
B. Lời nói, hành động
C. Hình dáng, lời nói
D. Hành động, ước mơ
Câu 7. Văn bản gửi đến bạn đọc thông điệp gì?
A. Con người cần dũng cảm đối mặt và vượt qua thử thách, biết mơ ước vươn lên trong
cuộc sống.
B. Cần tỉnh táo, nhanh trí khi giải quyết các tình huống và hãy biết mơ ước vươn lên
trong cuộc sống.
C. Cần tỉnh táo, nhanh trí khi giải quyết các tình huống và hãy giữ cho mình một trái
tim nhân hậu.
D. Tất cả các ý trên
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Nhưng Tê - dê không muốn đi bằng đường
thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhã”?
Câu 9. Vì sao cha Tê – dê lại muốn đặt ra thử thách cho con trai mình?
Câu 10. Từ suy nghĩ của Tê – dê “được như Hê-ra-cờ-lét – vị anh hùng sáng chói nhất
trong các anh hùng của người Hy Lạp”, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) về
ước mơ của bản thân trong tương lai.

9
TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Bài 15’ số 3 - Đề 4 Học kì 1. Năm học 2023 - 2024
(Thời gian làm bài 15 phút, không kể phát đề)
*****

Đề bài :
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“[…] Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lít-xơ tả đúng mười
mươi sự thật. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và
nói:
- Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan.
Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn
cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau
đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp
chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường
mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác... Giờ đây, chàng đã đưa
ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-
rít, một người thị tì của cha thiếp cho khi thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường
kiên cố của chúng ta. Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng
thiếp rất đa nghi.
Nàng nói vậy, khiến Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc. Người ôm lấy người vợ xiết bao thân
yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề.
Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh
tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào
được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi; Pê-
nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt
và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”.
“Uy - lit - xơ trở về” (Trích “Ô - đi - xê”, Sử thi Hi Lạp, Hô - me – rơ, SGK Ngữ văn 10, tập
1, NXB GDVN 2012, trang 51,52)
TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng.
Câu 1: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
A. Uy - lít - xơ
B. Pê - nê - lốp
C. Ác-tô-rít
D. Pô - dê - i – đông
Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
10
A. Cổ tích
B. Sử thi
C. Truyền thuyết
D. Ngụ ngôn
Câu 3: Không gian được tác giả miêu tả trong đoạn trích trên là?
A. Một nhà thờ.
B. Nơi chiến trường.
C. Trên đường phố.
D. Nhà Pê - nê - lốp.

Câu 4: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 5: Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hàng loạt động từ: chạy, ôm, hôn, nói khi tác giả
khắc họa nhân vật Pê – nê – lốp
A. Thể hiện sự xúc động tột cùng, tính cách thận trọng và vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung của nàng của
nàng Pê - nê-lốp
B. Thể hiện sự nữ tính, dịu dàng và vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung của nàng của nàng Pê - nê-lốp .
C. Thể hiện niềm hân hoan, sự vui sướng bồng bột đang trào dâng và vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung
của nàng của nàng Pê - nê-lốp
D. Thể hiện sự tủi thân, tính cách thận trọng và vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung của nàng của nàng Pê -
nê-lốp
Câu 6: Tâm trạng chính của Pê - nê - lốp khi nói với chồng là tâm trạng gì?
A. Hân hoan.
B. Sung sướng.
C. Hạnh phúc.
D. Lo sợ.
Câu 7: Nêu nội dung chính của văn bản?
A. Pê - nê - lốp hạnh phúc khi nhận ra Uy - lít - xơ.
B. Pê - nê - lốp thử thách Uy - lít - xơ.
C. Pê - nê - lốp giận dỗi Uy - lít - xơ.
D. Pê - nê - lốp trách mắng Uy - lít - xơ.
Câu 8: Chỉ ra vẻ đẹp tính cách của nhân vật Pê - nê - lốp trong đoạn trích trên?
Câu 9: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn trích?
Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
11
TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Bài 15’ số 3 - Đề 5 Học kì 1. Năm học 2023 - 2024
(Thời gian làm bài 15 phút, không kể phát đề)
*****

Đề bài :
Đọc văn bản:
SỰ TRUNG THỰC CỦA TRÍ THỨC

Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt
thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó
khăn, thậm chí nguy hiểm.
Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám
dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.
Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua
Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi:
“Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba
người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm
Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi
không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà
bị chết chém còn hơn”.
Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài
cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái
gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời
đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học.
Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không
biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức
đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh
trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là
một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm
trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn
trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả
phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí
thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một
xã hội trung thực.
(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. nghị luận.
B. tự sự.
12
C. miêu tả.
D. biểu cảm.
Câu 2. Theo nghĩa truyền thống, từ “ kẻ sĩ ” được hiểu là gì?
A. Một người làm quan.
B. Một người có học.
C. Một người có thể diện.
D. Một người hay làm ra vẻ.
Câu 3. Câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá được dẫn trong văn bản là:
A. Lời giải thích
B. Dẫn chứng minh họa.
C. Lời bình luận
D. Lời bác bỏ.
Câu 4. Ý nào nói không đúng về tác dụng của việc dẫn lại câu chuyện Chu Văn An và anh
em thái sử Bá trong văn bản?
A. Làm sáng tỏ cái dũng khí của kẻ sĩ thời xưa.
B. Làm sáng tỏ cái dũng khí bất chấp nguy hiểm của kẻ sĩ.
C. Làm sáng tỏ cái nguy hiểm để cảnh báo kẻ sĩ nên tránh.
D. Làm sáng tỏ phẩm chất trung thực của kẻ sĩ.
Câu 5. Hội chứng “bằng thật, người giả” được tác giả đề cập trong văn bản được hiểu là
A. người dùng bằng giả nhưng tỏ ra như dùng bằng thật.
B. người dùng bằng thật nhưng sống giả dối.
C. người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp.
D. người dùng bằng giả nhưng có trình độ cao, không tương xứng với bằng cấp.
Câu 6. Mục đích của việc so sánh kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay là gì?
A. Làm nổi bật cái dũng khí của kẻ sĩ xưa khi bảo vệ đạo thánh hiền.
B. Khẳng định trí thức xưa và nay đều phải đối mặt với nguy hiểm.
C. Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa.
D. Khẳng định kẻ sĩ ngày xưa dám chết vì đấu tranh cho sự thật.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài
năng, trí thức phát triển bền vững.
B. Bàn về những kẻ sĩ dám đấu tranh để bảo vệ sự thật và sự cần thiết phải xây dựng
một xã hội trung thực.
C. Bàn về vai trò của đạo thánh hiền và sự cần thiết phải học tập những tấm gương
dám chết bởi đạo thánh hiền.
D. Bàn về sứ mệnh của trí thức ngày nay: phải biết đấu tranh với những định kiến của
hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội
trung thực?
Câu 9. Anh/ Chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.
Câu 10. Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

13
14

You might also like