Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Sự nhập bào và xuất bào là gì?

Nhập bào và xuất bào là hai hình thức vận chuyển các chất nhờ biến dạng màng tế
bào, giúp vận chuyển các đại phân tử sinh học có kích thước quá lớn, tiêu tốn năng
lượng ATP.
1. Hiện tượng nhập bào
Tế bào lấy các chất có phân tử lượng lớn vào tế bào bằng cách hình thành bóng
màng từ màng sinh chất.

Có 3 hình thức nhập bào:


1.1. Thực bào (phagocytosis)
Thực bào là hiện tượng bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn trong tế
bào rồi tiêu hóa chúng.
Hiện tượng thực bào chỉ xảy ra ở một số loại tế bào theo cơ chế: Bào tương và
màng tế bào tạo thành các giả túc ôm lấy vật thể bên ngoài tế bào để vùi vật thể này
vào trong lòng bào tương.

Các thực bào quan trọng nhất là các bạch cầu trung tính và đại thực bào
(macrophage).
Hiện tượng thực bào giúp giải quyết các vi khuẩn, các mảnh vụn tế bào

1.2. Hiện tưởng ẩm bào.

Là hiện tượng mà qua đó các dịch ngoại bào và các phân tử hòa tan ở bên ngoài tế
bào được đưa vào bên trong tế bào.
Ẩm bào được thực hiện do màng bào tương lõm xuống thành một cấu trúc gọi là
lõm mặc áo, sau đó bứt vào bên trong nhờ kết hợp màng, tạo thành nang mặc áo.
Lõm và nang mặc áo có kích thước chừng 150nm. Phía duoứi màng có một lớp
protein clathrin. Chính lưới này tạo ra lực kéo màng bào tương lõm xuống và xảy ra
kết hợp màng.
Ẩm bào có thể thấy hầu hết ở các tế bào.
1.3. Hiện tượng nhập bào qua trung gian Recepter.
Hiện tượng này xảy ra tương tự ẩm bào nhưng có tính chọn lọc cao, trong đó tế
bào lựa chọn các phân tử hay vật thể đặc hiệu để đưa vào trong bào tương, nhờ đó
mặc dù nồng độ của chúng trong ngoại bào rất thấp nhưng chsng vẫn có thể đi được
vào bên trong thông qua các protein xuyên màng đóng vai trò receptor đặc hiệu cho
chúng trên màng bào tương.

2. Hiện tượng xuất bào


Là hiện tượng các túi bài tiết chứa chất thải hoặc chất chứa tạo thành trong lòng
bào tương và tiến đến áp sát mangf, hòa màng túi vào màng tế bào, mở túi và thải các
chất ấy ra khỏi màng tế bào.

You might also like