Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ID: 080.KTMT.

15

Danh sách thàh viên:

Phạm Nguyễn Hữu Tiến 22CE080

Ngô Khánh Tùng Lâm 22CE048

Hoàng Xuân Đạt 22CE020

Võ Minh Hiếu 22CE035

Chủ đề - đối tượng: thẻ âm thanh và các thiết bị nhập liên quan đến âm
thanh
Bảng thống kê

Tên thành viên Công việc cần làm % Đóng góp


Phạm Nguyễn Hữu Tiến - Khung báo cáo 30%
- Các công nghệ âm
thanh
- Tổng kết
Ngô Khánh Tùng Lâm - Sound card và vai trò 25%
trong máy tính
- Công nghệ âm thanh
số hóa
Hoàng Xuân Đạt - Mic 25%
- Jack cắm
- Lịch sử phát triển của
âm thanh
Võ Minh Hiếu - Hệ thống âm thanh 20%
- Vai trò, ứng dụng của
âm thanh
Hình chụp màn hình trello
Mục Lục
Chương 1. Lịch sử phát triển của âm thanh
1.1 Khởi đầu: máy quay đĩa
1.2 Tăng cường chất lượng âm thanh
1.3 Dàn stereo
1.4 Dàn âm thanh tích hợp
1.5 Dàn Hi Fi Audio
1.6 Loa Bookshelf gọn
1.7 Bùng nổ âm thanh di động
1.8 Thời đại âm thanh thông minh
Chương 2. Công nghệ âm thanh số hóa
2.1 Sự ra đời của công nghệ số hóa âm thanh
2.2 Sound card (Thẻ âm thanh) và vai trò trong máy tính
Chương 3. Công nghệ thu âm và kết nối âm thanh
3.1 Phát triển và nguyên tắc hoạt động của microphone
3.2 Các loại microphone và ứng dụng
3.3 Jack âm thanh
Chương 4. Các hệ thống âm thanh
4.1 Hệ thống âm thanh 2.1
4.1.1 Giới thiệu chung
4.1.2 Cấu hình
4.1.3 Ưu nhược điểm
4.2 Hệ thống âm thanh 5.1
4.2.1 Giới thiệu chung
4.2.2 Cấu hình
4.2.3 Đặc điểm
4.2.4 Ưu nhược điểm
4.3 Hệ thống âm thanh 7.1
2.3.1 Giới thiệu chung
2.3.2 Cấu hình
2.3.3 Đặc điểm
2.3.4 Ưu nhược điểm
4.4 Tổng kết và so sánh các hệ thống âm thanh
Chương 5. Các công nghệ âm thanh phổ biến
5.1 Công nghệ âm thanh Dolby Atmos
5.1.1 Dolby Atmos là gì
5.1.2 Nguyên lý hoạt động
5.2 Công nghệ âm thanh True Wireless Stereo
5.2.1 True Wireless Stereo là gì
5.2.2 Nguyên lý hoạt động
5.2.3 Sự khác biệt giữa sản phẩm có và không có công nghệ True
Wireless Stereo
5.2.4 Những điểm nổi bật của True Wireless Stereo
5.2.4.1 không vần dây cáp
5.2.4.2 Tự do linh hoạt
5.2.4.3 Tích hợp công nghệ cảm ứng đi kèm
5.2.4.3 Chát lượng âm thanh vượt trội
5.2.4.3 Dễ dàng thiết lập
5.2.5 Nhược điểm của công nghệ True Wireless Stereo
5.2.4.3 Bị hạn chế thời gian sử dụng pin
5.2.4.3 Giá thành khá cao
5.3 Công nghệ âm thanh Virtua Surround
5.3.1 Dolby Atmos là gì
5.3.2 Nguyên lý hoạt động
5.3.3 Ứng dụng
Chương 6. Kết luận
6.1 Tầm quan trọng và tương lai của công nghệ âm thanh

Chương 1: Lịch sử phát triển của âm thanh

1.1. Khởi đầu: máy quay đĩa

Bước chân chập chững đầu tiên của con người trên con đường tại tạo âm thanh là máy quay đĩa,
phát minh bởi Thomas Edison vào năm 1877.

Để mã hóa âm thanh thu được, Edison đã nghĩ ra phương pháp khắc trực tiếp hình dạng của sóng
âm lên một khối trụ quay, sau đó phủ lên một lớp nhôm hoặc sáp để bảo quản. Để phát lại âm
thanh đó, ông lại quay chính khối trụ kia, dùng một cây kim chạy dọc theo đường khắc và làm
kim dao động. Sự dao động của cây kim đó được phóng thanh bằng một cái kèn bằng kim loại.
Hình dáng của cái loa kèn và máy quay đĩa đã trở thành biểu tượng của ngành âm thanh.

1.2. Tăng cường chất lượng âm thanh

Khái niệm âm thanh chất lượng cao chưa hề xuất hiện trong những năm đầu của thế kỷ 20. Các
máy nghe nhạc tại nhà thời đó chỉ có máy quay đĩa tốc độ 78 vòng trên phút và đài AM Radio.
Cả hai máy đó đều không cho ra tiếng hay cho lắm. Mỗi khi chơi nhạc thì máy luôn tạo ta tiếng
tạch tạch lạo xạo. Thời đó thì những nhược điểm này là không thể tránh khỏi.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nhà khoa học đã đạt được hàng loạt tiến bộ về âm thanh. Công
nghệ khắc tín hiệu lên đĩa than được cải tiến, cho phép ghi nhiều tín hiệu hơn trên mặt đĩa. Điều
này cho phép đĩa quay ở tốc độ chậm hơn là 33 vòng trên phút. Đài AM radio cũng được nâng
cấp về khả năng nhận tín hiệu, chống nhiễu sóng tốt hơn, tiếng cho ra sạch hơn. Cùng với đó,
băng đĩa từ ra đời giúp âm thanh chất lượng cao trở nên dễ tiếp cận hơn với người nghe.

1.3. Dàn stereo

Trong những năm 1950, các hãng âm thanh từ Mỹ, Anh và Nhật tạo ra thời kì vàng son của âm
thanh HiFi. Các bản thu âm trước kia chỉ ở dạng Mono một kênh, giờ đã có thể thu âm và phát
lại ở dạng Stereo hai kênh. Bước tiến này tạo ra trải nghiệm âm nhạc chân thực chưa từng có trên
một dàn loa. Các Amply thời này sử dụng bóng chân không (Tube Amp) tạo ra chất âm trầm ấm
và đầy đặn rất đặng trưng.

1.4. Dàn âm thanh tích hợp

Rất nhiều người trong những năm này đầu tư mua những chiếc radiogram, một thiết bị âm thanh
đồng bộ. Đây là sự kết hợp của đài radio, máy quay đĩa, amply và dàn loa trong cùng một thùng
dài trông giống một món nội thất gia đình. Radiogram được coi là giải pháp âm thanh đơn giản,
tiết kiệm và tiện lợi nhất. Những dàn loa như này được sản xuất liên tục đến những năm 1970,
khi dàn âm thanh độc lập bắt đầu chiếm ưu thế.
1.5. Dàn Hi Fi Audio

Dân chơi audiophile thời này bắt đầu đặt mua tất cả các thiết bị âm thanh độc lập. Từ máy quay
đĩa, radio, amply đến loa, tất cả mọi thứ đều được tìm mua riêng và chế tạo riêng bởi nhiều hãng
khác nhau. Cách này giúp cho họ có thể tùy ý phối ghép, tùy chỉnh dàn âm thanh của mình sao
cho vừa túi tiền, diện tích phòng, và cả thể loại nhạc mình thích nghe. Cách thiết kế dàn này hiện
vẫn đang là xu hướng hiện nay.

1.6. Loa Bookshelf gọn

Dàn âm thanh lớn dường như không phải lựa chọn phù hợp với những người không có diện tích
rộng để đặt loa, hoặc không đủ chi phí để đầu tư cho DAC/Amp đắt tiền. Đó là lý do kiểu loa
Bookshelf nhỏ gọn ra đời vào năm 1957. Với những công nghệ mới như Passive Radiator, Bass
Reflex, những cặp loa này có thể tạo ra dải trầm vượt trội so với kích thước của chúng. Và cái
tên Bookshelf phần nào cũng cho ta mường tượng được về kích thước của dòng loa này. Chúng
nhỏ gọn, đặt vừa trên giá sách và hiện nay đã đủ nhỏ để đặt trên bàn làm việc. Đồng thời, nhờ
vào kích thước nhỏ nên có thể dễ dàng kéo được bằng Amply công suất thấp.

1.7. Bùng nổ âm thanh di động

Với cuộc cách mạng điện tử viễn thông, người nghe nhạc dần quen với những máy nghe nhạc
nhỏ gọn như Sony Walkman hay Apple iPod, sau này là các máy nghe nhạc thông minh từ Fiio,
Shanling hay Astell & Kern. Tải nhạc vào máy trở nên đơn giản hơn với thao tác download,
không cần mua từng đĩa CD như ngày xưa. Âm nhạc giờ đây có thể được mang theo bên mình
đến mọi nơi với các loa Bluetooth di động. Chiếc tai nghe nhỏ gọn có thể chơi nhạc cho mình
bạn mà không làm phiền đến người khác.

1.8. Thời đại âm thanh thông minh

Mạng internet và AI đang len lỏi vào mọi thứ đồ công nghệ thời nay, trong đó có loa thông minh.
Mở đầu xu thể này là những sản phẩm như Amazon Alexa, Google Home và Apple HomePod.
Những chiếc loa này bên cạnh chức năng phát nhạc, còn có thể giúp người dùng tìm kiếm thông
tin, điều khiển các thiết bị trong nhà, y như một người quản gia vậy.

Công nghệ âm thanh số hóa

1.9. Sự ra đời của công nghệ số hóa âm thanh

• 1890 - Một anh chàng tên Herman Holerith, người sáng lập một công ty mà sau này trở
thành IBM, đã phát minh ra một hệ thống thẻ đục lỗ để lập bảng điều tra dân số Hoa Kỳ.
Chuyển đổi công cụ thực tế thành một cái gì đó khác biệt là về ý tưởng đơn giản nhất mà một
máy tính có.

• 1936 - Alan Turing phát minh ra một cỗ máy tính toán khổng lồ dùng để giúp mã hóa
thông tin liên lạc của Đức Quốc xã. Được gọi là Máy Turing, đây là thiết bị đầu tiên có thể tính
toán những phép tính khổng lồ, dường như không thể tưởng tượng được.

• 1937 - Claude Shannon đã viết một luận án về mã nhị phân, một cách biểu diễn các từ và
số là 1 và 0, mở ra khả năng của bảng mạch, lưu trữ và bộ xử lý, tất cả đều đặt nền tảng cho
những gì chúng ta gọi là chương trình máy tính ngày nay.

• 1943-1944 - Một cặp giáo sư phát minh ra một cỗ máy khổng lồ có thể tính toán các
phương trình thông qua lập trình. Đây là máy đầu tiên cho phép mọi người nhập dữ liệu và lấy
dữ liệumới mà không cần bánh rang và dây đai.

• 1953 - Một phụ nữ tên Grace Hopper phát minh ra ngôn ngữ lập trình đầu tiên, thay đổi
cách dữ liệu được dịch và lưu trữ mãi mãi.

• 1957 - SEAC (Máy tính tự động điện tử tiêu chuẩn) được phát minh là máy tính đầu tiên
có thể quét hình ảnh, lưu trữ và tái tạo nó thành pixel.

• 1971 - Thiết bị kết nối sạc đầu tiên được phát minh. Đây là một số công cụ dễ sử dụng
đầu tiên có thể lấy dữ liệu tương tự (ví dụ: hình ảnh) và chuyển đổi chúng sang định dạng kỹ
thuật số.
• 1974-1977 - Máy tính gia đình đầu tiên bắt đầu tung ra thị trường 1975 - Máy ảnh kỹ
thuật số đầu tiên được phát minh. Điều này rất quan trọng, vì đây là lần đầu tiên ảnh có thể được
chụp và lưu vào bộ nhớ máy tính mà không phải xem phim trước.

• 1986 - Một nhóm người bắt đầu làm việc với định dạng JPEG, một cách để nén hình ảnh
thành các phần dữ liệu nhỏ hơn gọi là byte. Nén làm cho nó có thể làm cho kích thước tệp hình
ảnh nhỏ hơn nhiều và, bằng cách mở rộng, giá cả phải chăng.

• 2018 - Kodak cung cấp dịch vụ cho những người mà họ có thể gửi băng video, ảnh và
slide cũ và chuyển đổi chúng sang định dạng kỹ thuật số.

1.10. Sound card (Thẻ âm thanh) và vai trò trong máy tính

Khái niệm

Card âm thanh, còn được gọi là sound card hoặc audio card, là một thành phần phần cứng
(hardware) trong máy tính được sử dụng để xử lý và tái tạo âm thanh. Card âm thanh giúp máy
tính chuyển đổi dữ liệu âm thanh kỹ thuật số thành sóng âm thanh analog, và ngược lại, để bạn
có thể nghe và ghi lại âm thanh trên máy tính của mình.

Nguyên lý

1. Chuyển đổi số-analog (DAC): Sound card chuyển đổi tín hiệu âm thanh kỹ thuật số (có thể là
dạng số nguyên hoặc số thực) thành tín hiệu âm thanh analog. Điều này làm cho âm thanh thông
qua loa hoặc tai nghe.

2. Chuyển đổi analog-số (ADC): Ngoài ra, khi bạn ghi âm, card âm thanh sẽ chuyển đổi tín hiệu
âm thanh analog từ micro hoặc nguồn âm thanh khác thành dạng số để máy tính có thể xử lý.

3. Xử lý tín hiệu âm thanh: Card âm thanh thường đi kèm với một bộ xử lý âm thanh (DSP -
Digital Signal Processor) để thực hiện các phân tích và xử lý trên tín hiệu âm thanh.

4. Tín hiệu vào và ra: Sound card cung cấp các cổng và đầu ra âm thanh để kết nối với các thiết
bị âm thanh bên ngoài như loa, tai nghe, micro, hoặc hệ thống âm thanh ngoại vi.

Phân loại:
Sound Card Onboard: Là Card âm thanh được gắn trực tiếp vào main của máy tính.

Sound Card rời: Được kết nối qua thiết bị phát như máy tính bàn hoặc Laptop thông qua cổng
USB. Để thuận tiện hơn khi di chuyển, Card âm thanh còn được biến tấu về thiết kế với hình
dạng USB vô cùng nhỏ gọn.

Vai trò trong máy tính:

Chuyển đổi âm thanh số thành âm thanh analog: Sound card chuyển đổi dữ liệu âm thanh số từ
các tệp âm thanh hoặc ứng dụng thành tín hiệu âm thanh analog có thể nghe được thông qua loa
hoặc tai nghe.

Xử lý âm thanh: Sound card thực hiện xử lý âm thanh để cải thiện chất lượng âm thanh, bao gồm
việc giảm tiếng ồn, cân bằng âm, và điều chỉnh âm lượng.

Cung cấp kết nối âm thanh: Sound card cung cấp cổng kết nối cho loa, tai nghe và micro.

Điều khiển âm thanh: Sound card có thể điều khiển các tính năng âm thanh như cân bằng âm,
tăng giảm âm lượng, và chuyển đổi giữa các thiết bị âm thanh đầu ra.

Ghi âm: Một số sound card cung cấp chức năng ghi âm, cho phép bạn ghi lại âm thanh từ các
nguồn khác nhau như micro hoặc đầu vào âm thanh.

Công nghệ thu âmz và kết nối âm thanh

1.11. Lịch sử phát triển, khái niệm, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của microphone

Lịch sử phát triển:

Năm 1827, nhà khoa học người Đức Johann Philipp Reis đã phát minh ra một loại thiết bị gọi là
“microphone điện thoại” (electric telephone) đầu tiên, đặt nền tảng cho sự phát triển của công
nghệ thu âm sau này.

Sau đó, nhiều nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển các loại microphone thu âm khác
nhau. Trong những năm 1876, Alexander Graham Bell và Thomas Edison cùng độc lập phát triển
các loại microphone tương đối hoàn thiện, bao gồm microphone điện than (carbon microphone)
và microphone đĩa (diaphragm microphone).
Trong thế kỷ 20, công nghệ microphone thu âm đã tiếp tục phát triển nhanh chóng. Các loại
microphone khác nhau đã được phát triển, bao gồm dynamic microphone, ribbon microphone và
condenser microphone. Mỗi loại microphone có cấu trúc và nguyên lý hoạt động khác nhau, đáp
ứng các nhu cầu thu âm khác nhau.

Công nghệ microphone thu âm tiếp tục được nâng cấp và cải tiến trong suốt thời gian, bao gồm
việc sử dụng linh kiện điện tử, công nghệ không dây và phát triển microphone chuyên dụng cho
các ứng dụng cụ thể như thu âm chuyên nghiệp, phòng họp, truyền thanh và nhiều lĩnh vực khác,
Thronmax là một ví dụ điển hình của sự phát triển vượt bậc ngành công nghiệp Microphone.

Ngày nay, microphone thu âm đã trở thành một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp âm
nhạc, sản xuất phim, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác, đóng vai trò quan trọng trong việc ghi
lại và truyền tải âm thanh chất lượng cao, như sự bùng nổ của ngành Livestream trực tuyến ở
Trung Quốc sau đó phát triển rộng ra toàn thế giới.

Khái niệm:

Micro là một thiết bị hoạt động có tính năng hỗ trợ thu âm thanh hay vốn được mọi người gọi là
mic. Micro là vị trí chính giữa của nguồn âm và người nghe. Nguồn âm chính là những người
cầm micro và nói những điều cần nói và âm thanh phát ra, còn người nghe là những khán giả.

Micro có thể nói là một loại cảm biến để chuyển đổi âm thanh sang chế độ tín hiệu điện để từ đó
xử lý âm thanh để có chất lượng âm thanh tốt hơn. Micro thường được sử dụng trong dàn
karaoke, điện thoại, các phòng thu,...

Cấu tạo của 1 mạch micro:

Microphone(s) (Micro âm thanh): Đây là thành phần chính để thu âm âm thanh. Một vỉ micro có
thể có một hoặc nhiều microphones, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thiết kế.

• Condenser Microphones: Sử dụng điện cực để ghi âm, cung cấp chất lượng âm thanh tốt.

• Dynamic Microphones: Sử dụng cơ học để tạo ra âm thanh, thích hợp cho việc thu âm âm
thanh cường độ cao.
• Ribbon Microphones: Sử dụng một chiếc lằn hẹp linh hoạt để ghi âm, thích hợp cho các
ứng dụng ghi âm chi tiết.

• MEMS (Micro-Electro-Mechanical Systems) Microphones: Sử dụng công nghệ MEMS


để tạo ra micro nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng và có hiệu suất tốt.

Pre-amplifier (Tiền khuếch đại): Tiền khuếch đại được sử dụng để tăng cường mức độ âm thanh
đầu vào từ micro trước khi nó được chuyển đến các bước xử lý tiếp theo.

You might also like