BTL Nhóm 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN


KINH TẾ QUỐC TẾ

Chủ đề: Tác động của thuế nhập khẩu đến ngành ô tô tại Việt
Nam. Liên hệ doanh nghiệp Hyundai Thành Công Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan
Học phần: Kinh tế quốc tế

Hà Nội, ngày 19, tháng 12, năm 2021


Danh sách sinh viên thực hiện:

Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ


Đỗ Thị Vân Anh 22A4070003 Tổng hợp nội dung, chỉnh sửa và làm phần
III powerpoint.
Bùi Thị Trang 23A4050364 Design powerpoint phần I + II.
Trần Thị Nhàn 23A4050275 Tác động của thuế quan đến các quốc gia
lớn+1 phần thực trạng Huyndai.
Thuyết trình
Dương Thị 23A4050325 Tác động của thuế nhập khẩu đến ngành sản
Phương Thảo xuất ô tô Việt Nam, nhận xét tác động của
thuế đối với người sản xuất.
Đỗ Vinh Quang 23A4050439 Lý thuyết 1 phần, tác động thuế quan đối với
(Leader) Việt Nam nói chung, nhận xét tác động thuế
quan đối với người tiêu dùng.
Hoàng Thị Thùy 23A4030358 Nội dung: Diễn biến thuế nhập khẩu 2018 –
Trang 2021
Trần Thảo Vân 23A4050402 Nội dung: Thực trạng và tác động thuế
Thực trạng thuế của doanh nghiệp VN nói
Nguyễn Thị 23A4050281 chung. Nhận xét tác động của chính phủ,
Phương Nhi giải thích lý do đánh thuế
Thuyết trình
Nguyễn Quang 23A4050101 Lý thuyết chính
Đức
Đoàn Thị Thúy 23A4050396 Thực trạng và tác động tích cực của thuế
Vân
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1


NỘI DUNG .....................................................................................................................2

CHƯƠNG I. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................2

1.1. Thuế quan ................................................................................................................2


1.2. Tác động của thuế quan tới nền kinh tế ...............................................................3

CHƯƠNG II. Thực trạng thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam nói chung và doanh
nghiệp Hyundai nói riêng. ............................................................................................5

2.1. Thực trạng thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam hiện nay .......................................5
2.2. Thực trạng tác động của thuế đến Hyundai trong các năm gần đây ................8

CHƯƠNG III. Nhận xét, đánh giá, khuyến nghị......................................................11

3.1. Về phía Chính Phủ ...............................................................................................11


3.2. Về phía người sản xuất.........................................................................................12
3.3. Về phía người tiêu dùng .......................................................................................13

4. Khuyến nghị, giải pháp ........................................................................................13


KẾT LUẬN ..................................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, toàn cầu hóa và khu
vực hóa đã trở thành xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia. Và thuế nhập
khẩu là một trong những khía cạnh phản ánh rõ nhất mức độ hội nhập cũng như sự bảo
hộ của nhà nước đối với nền kinh tế. Đây không chỉ là chính sách thuế của nhà nước mà
còn thể hiện chính sách ngoại giao của nước ta. Từ khi ra đời năm 1991 đến nay, ngành
công nghiệp ô tô VN đã có gần 30 năm phát triển, với khoảng 20 liên doanh thuộc Hiệp
hội các nhà sản xuất ô tô VN. Phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở nước ta
được xem là chiến lược quan trọng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ô tô trong nước tăng
nhanh. Nói về các hàng hóa nhập khẩu thì trong số đó phải nhắc đến ôtô – một trong
những thứ hàng hóa phải chịu mức thuế nhập khẩu tương đối cao. Và Hyundai Thành
Công được coi là một trong những “ ngôi vương ” nhập khẩu nhiều ôtô từ các quốc gia
khác. Vậy thuế nhập khẩu có tác động như thế nào đối với ngành ôtô nói chung và với
doanh nghiệp Hyundai nói riêng?
Để hoàn thành bài tập lớn này, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ
môn KTQT- TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan đã hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình giúp chúng
em hoàn thành bài tập lớn này. Trong quá trình thảo luận nhóm và tìm hiểu, bài tập lớn
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về kiến thức chuyên ngành. Chúng em
rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp, phê bình từ cô để chúng em có thể rút kinh
nghiệm cho những lần sau.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn cô!

1
NỘI DUNG

CHƯƠNG I. Cơ sở lý thuyết

1.1. Thuế quan


Thuế quan là thuế gián thu áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu khi đi qua
biên giới hải quan một quốc gia.

*Phân loại thuế quan:

1. Thuế quan tính theo giá trị (Ad valorem duty) : là thuế quan được tính bằng
tỉ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa.

2. Thuế quan tính theo số lượng ( Specific duty)- thuế tuyệt đối: là thuế tính
bằng tiền đánh trên mỗi đơn vị vật chất của hàng hóa xuất nhập khẩu, không phụ thuộc
vào giá trị hàng hóa.

3. Thuế quan hỗn hợp (Compound duty): là hình thức tính thuế kết hợp cả 2
cách tính thuế: theo giá trị và theo số lượng.

*Mục đích đánh thuế:

- Mục đích tăng thu ngân sách: thuế quan tài chính

- Mục đích bảo hộ thị trường nội địa: thuế quan bảo hộ

*Đối tượng đánh thuế:

- Đối với hàng hoá xuất khẩu: thuế quan xuất khẩu

- Đối với hàng hoá nhập khẩu: thuế quan nhập khẩu

- Đối với hàng hoá quá cảnh (là những hàng hoá khi đi qua cửa khẩu hải quan
một nước thứ ba): thuế quan quá cảnh

=> Trong ba loại thuế trên, thuế quan xuất khẩu và thuế quan quá cảnh thường
là nhỏ, vì vậy thuế quan thường được hiểu chủ yếu là thuế nhập khẩu.

*Mức thuế:

- Mức thuế quan ưu đãi (thấp nhất): áp dụng đối với các hàng hoá có xuất xứ
từ các nước có quan hệ đồng minh hoặc cam kết hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN -
Most Favourite Nation)

2
- Thuế quan thông thường: áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thông
thường theo biểu thức thuế quan riêng của từng nước

- Thuế quan tối đa: áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu từ các nước có
quan hệ đối nghịch hoặc không cam kết hưởng quy chế Tối huệ quốc.

*Phương pháp tính thuế:

- Thuế theo giá trị hàng hoá: là thuế được qui định trong luật bằng tỷ lệ % nhất
định giá trị hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu, nó có thể bao gồm chi phí vận chuyển
hoặc không. Ví dụ: thuế theo giá trị là 10% và hàng hoá có giá trị là 100 $ thì phải trả
một khoản thuế cho chính phủ là 0,1 x 100$ = 10$

- Thuế theo số lượng: là thuế được qui định trong luật bằng một số tiền nhất
định mỗi đơn vị hàng nhập khẩu hay xuất khẩu. Ví dụ người nhập khẩu ôtô phải nộp
cho chính phủ 1000$ cho mỗi ôtô nhập khẩu bất kể giá cả thanh toán.

- Thuế hỗn hợp: đó là hỗn hợp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Ví dụ
người NK ôtô phải trả 1000$ cộng với 1% giá trị ôtô.

1.2. Tác động của thuế quan tới nền kinh tế


1.2.1. Đối với quốc gia nhỏ

Quốc gia nhỏ (QG nhỏ) là quốc gia không có khả năng tác động đến giá quốc tế,
vì vậy có khối lượng xuất nhập khẩu nhỏ trên thị trường quốc tế.

* Tác động cục bộ của thuế quan đến QG nhỏ:

- Tăng sản xuất trong nước

- Giảm tiêu dùng trong nước

- Giảm số lượng nhập khẩu

- Tăng ngân sách Nhà nước

- Phúc lợi ròng giảm

- Phân phối lại thu nhập

=> Tổn thất cho nền kinh tế

3
=> Đối với QG nhỏ khi áp dụng thuế nhập khẩu thì nền kinh tế luôn chịu tổn thất
do thuế gây ra.

* Tác động tổng quát của thuế quan đến QG nhỏ

- Làm cho sản xuất trở nên kém hiệu quả hơn

- Làm giảm lợi ích tiêu dùng

- Làm giảm quy mô xuất nhập khẩu

Kết luận: QG nhỏ trong cả 2 trường hợp cục bộ và tổng quát khi áp dụng thuế
cũng luôn gây tổn thất cho nền kinh tế vì: Tỷ lệ trao đổi không đổi và khối lượng trao
đổi giảm.

1.2.2. Đối với quốc gia lớn

Quốc gia lớn (QG lớn) là quốc gia có khả năng tác động đến giá thế giới, vì vậy
có khối lượng xuất nhập khẩu lớn trên thị trường quốc tế.

* Tác động cục bộ của thuế quan đến QG lớn

- Chính phủ thu được doanh thu thuế : Lợi

- Nhà sản xuất trong nước: Lợi => Thặng dư sản xuất tăng

- Người tiêu dùng trong nước : Thiệt => Thặng dư tiêu dùng giảm

- Phúc lợi ròng có 2 khả năng: tăng hoặc giảm

* Tác động tổng thể của thuế quan đến QG lớn

- Điều kiện thương mại được cải thiện ( tỉ lệ trao đổi tăng)

- Khối lượng trao đổi giảm

- Phúc lợi ròng sẽ tăng khi phần tăng của tỉ lệ trao đổi lớn hơn phần giảm của
khối lượng trao đổi.

Kết luận:

QG lớn khi áp dụng thuế nhập khẩu trong cả phân tích cục bộ và phân tích tổng
quát, phúc lợi ròng có thể tăng hoặc giảm:

- Mức thuế áp dụng khiến phúc lợi ròng tăng gọi là thuế quan tối ưu

- Mức thuế áp dụng dẫn đến đóng cửa nền kinh tế gọi là thuế quan ngăn cấm.
4
 Nhìn trên tổng thể, thuế quan có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực cho từng
nhóm lợi ích. Cụ thể:

– Thuế quan có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ
nước ngoài. Bằng cách làm tăng giá bán của hàng nhập khẩu.

– Mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhà nước, chính phủ.

– Thuế quan cũng đồng thời làm tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu trong nước.
Điều này ảnh hưởng đến khả năng mua sắm hàng nhập khẩu của người dân tại Quốc gia
đó. Giá xe ô tô nhập khẩu quá đắt như Việt nam hiện nay chính là một biểu hiện rõ nhất.

– Việc áp dụng thuế quan cũng làm giảm hiệu quả tổng thể của toàn bộ nền kinh
tế. Bởi vì khoản thuế này sẽ khuyến khích các công ty nội địa sản xuất những sản phẩm.
Mà theo lý thuyết có thể được sản xuất một cách hiệu quả hơn ở nước ngoài.

CHƯƠNG II. Thực trạng thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam nói chung và
doanh nghiệp Hyundai nói riêng.

2.1.Thực trạng thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam hiện nay


2.1.1. Mức thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam
Hiện nay, giá ô tô nhập khẩu ở Việt Nam đang cao hơn hẳn so với nhiều nước
trên thế giới do chịu nhiều loại thuế và chi phí khác nhau. Để mua được ô tô, người dân
phải chịu khá nhiều khoản phí và thuế. Ở nước ta, xe ô tô phải chịu 3 loại thuế bắt buộc
là: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), và thuế giá trị gia tăng đánh vào
người tiêu dùng. Sau khi bán cho người tiêu dùng, ô tô tiếp tục phải chịu thêm nhiều
loại phí lưu hành đó là phí trước bạ, phí đăng ký cấp biển, phí kiểm định, phí cấp giấy
chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật, phí sử dụng đường bộ, phí bảo hiểm trách nhiệm
dân sự, phí xăng dầu.

Trong đó, bất kỳ sản phẩm hay loại hàng hóa gì tại Việt Nam đều phải chịu thuế
giá trị gia tăng (VAT). Theo điều 8, Luật thuế giá trị gia tăng thuế suất giá trị gia tăng
là 10%. Ô tô nhập khẩu không nằm trong danh sách miễn thuế (VAT=0%) nên thuế
VAT sẽ là 10% áp dụng cho tất cả các dòng xe.Cụ thể, các dòng xe đến từ Pháp, Đức,
Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao từ 56% -74%
giá trị xe, khiến giá thành của xe có thể tăng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/chiếc.

5
Theo Hiệp định thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ
1/1/2018, những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên thì mức
thuế nhập khẩu sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Tổng các khoản thuế/ phí cần phải nộp khi mua ô tô nhập khẩu tại Việt Nam được
tính bằng công thức dưới đây:

Tổng các khoản thuế/ phí = (Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế
VAT + Thuế trước bạ) + (Phí đăng kiểm + Phí bảo trì đường bộ + Phí cấp biển + Phí
bảo hiểm bắt buộc)

Ví dụ: Tháng 02-2021, một khách hàng tại Hà Nội muốn mua xe nhập khẩu
Mercedes - Benz GLA 250 4 Matic SUV 2021 có giá là 38.230 $ tại Đức (tương đương
881.583.800 đồng, với tỷ giá 23.060 đồng)thì tổng các khoản thuế/ phí khách hàng sẽ
phải chịu cụ thể là: 2.344.485.535

2.1.2. Thực trạng áp dụng chính sách thuế đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam hiện
nay
Đại diện Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: đối với chương trình ưu đãi
thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu
ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định đã đã bổ
sung các chủng loại xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe
ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên vào đối tượng
áp dụng ưu đãi của Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu; sửa đổi tiêu chí sản lượng
chung tối thiểu của các nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe để phù hợp với
thực trạng ngành sản xuất lắp ráp (SXLR) hiện nay và tác động của đại dịch Covid-19
đến ngành SXLR ô tô; sửa đổi quy định về mẫu xe và quy định về thủ tục, hồ sơ thực
hiện Chương trình ưu đãi thuế để giảm thủ tục hành chính nhằm góp phần khuyến khích
phát triển ngành công nghiệp ô tô theo định hướng của Chính phủ.

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện
ô tô đã góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp (DN SXLR)
6
ô tô trong nước, tạo điều kiện DN trong nước mở rộng đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng
cao khả năng cạnh tranh của xe SXLR trong nước so với xe nhập khẩu. Đánh giá về số
thu ngân sách cho thấy việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện nhưng góp phần tăng thu ở
các sắc thuế nội địa. Cụ thể: theo số liệu báo cáo của các DN tham gia Chương trình
(Công ty Toyota và Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, Công
ty Trường Hải, công ty Ford Việt Nam) đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN)
năm 2018 tăng khoảng 7.300 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 tăng khoảng 4.000 tỷ
đồng so với năm 2018. Có thể nói thông qua Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh
kiện ô tô đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất của DN
SXLR ô tô trong nước, qua đó đã góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các DN cung ứng sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành ô tô, từ đó tác động tích cực đến ngành sản xuất
sản phẩm CNHT ô tô trong nước phát triển.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2019, Việt Nam nhập khẩu tới 140.301 chiếc
ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 69,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ
ngồi trở xuống là 102.434 chiếc, tăng 85,4%; ô tô vận tải là 30.410 chiếc, tăng 25,7%
so với năm 2018.

Lượng nhập khẩu ô tô năm 2019 so với 2018 theo từng loại xe

7
Lý giải về sự gia tăng lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống,
các chuyên gia cho rằng, đây là dòng xe vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa phục vụ
kinh doanh nên nhu cầu xã hội rất lớn. Một số dòng ô tô con còn được giảm thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với dòng xe dung tích nhỏ theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt. Ngoài ra, những dòng xe trên dưới 1 tỷ đồng là xu hướng tiêu dùng của đa số người
dân từ đầu năm đến nay.

Điều này cũng lý giải vì sao số lượng xe tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường thời
gian qua là các mẫu xe sedan hay hatchback cỡ nhỏ và vừa.

2.2. Thực trạng tác động của thuế đến Hyundai trong các năm gần đây
Theo Thông tư số 173/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi thuế suất thuế
nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực từ 1/1/2015, một số dòng xe đặc biệt có mức thuế suất
giảm từ 3-4% theo cam kết WTO.

Năm 2015, Hyundai Thành Công không công khai doanh số từng mẫu xe nhưng
theo tìm hiểu, Grand i10 được nhập nguyên chiếc từ Ấn Độ vẫn là mẫu xe có công lớn
nhất giúp công ty này đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của toàn thị trường.
Cụ thể, có khoảng 17.000 xe Grand i10 (gồm cả sedan và hatchback, trong đó sedan
được sử dụng nhiều cho dịch vụ taxi, Uber, Grab). Các mẫu xe cùng được nhập từ Ấn
Độ như i20 Activ hay Creta có doanh số khiêm tốn.

Trong đó, thuế nhập khẩu áp dụng như sau: một chiếc Hyundai Grandi i10 khi
đến tay người tiêu dùng sẽ có các chi phí về thuế như sau: giá nhập khẩu (CIF) trung
bình tại khâu nhập khẩu là 3.700 USD, thì giá sau thuế nhập khẩu là 6.290 USD; sau khi
nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt giá xe sẽ cộng thêm 2.516 USD và sau cùng sẽ là mức thuế
GTGT 10% (thêm 880 USD) và giá xe sau tất cả các loại thuế sẽ là 9.686 USD, tăng 2,6
lần so với giá nhập khẩu.

Kết thúc năm 2015, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 244.914 xe
trong đó, xe nhập khẩu tăng 74%.

Từ 1/1/2016, ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ khối ASEAN về Việt Nam sẽ được
giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống còn 40%, so với mức 50% năm 2015.

Khi Thuế tiêu thụ đặc biệt mới được áp dụng, giá bán phân khúc ô tô dung tích
lớn được dự báo sẽ tăng lên. Do đó, thị trường sản xuất ô tô thuộc phân khúc này của
8
Việt Nam nói chung và của Hyundai nói riêng có thể phải đối mặt khó khăn và nhiều
khả năng khó đạt mức tăng trưởng như 2015.

Chỉ tính riêng năm 2016, tỷ trọng nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN đã tăng
lên 62%, thấp hơn so với 2015 và thấp hơn so với dưới 50% của các năm trước.

Năm 2016 Hyundai Thành Công bán khoảng 36.400 xe, tăng 34% so với cùng
kỳ 2015. Riêng tháng 12, mùa mua sắm cuối năm cùng những hình thức khuyến mãi từ
đại lý, doanh số tháng 12 tăng 50% so với tháng 11. Hyundai Grand i10 lại tiếp tục áp
đảo doanh số khi bán được tới 22.258 xe.

Với biểu thuế suất tiêu thụ đặc biệt mới kể từ ngày 1/7/2016, các dòng xe ô tô có
dung tích nhỏ dưới 1.5 lít được nhập khẩu về Việt Nam có khả năng giảm giá và có thể
tạo ra cơ hội cho nhiều người có mức thu nhập không cao mua được xe.

Trong khi đó, phân khúc xe hơi có dung tích lớn lại đội giá lên rất cao so với hiện
tại, do thuế tiêu thụ đặc biệt đã tăng từ 50% lên 55% đối với xe 9 chỗ trở xuống với
dung tích từ 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 từ nửa sau năm 2016 có thể khiến không ít khách
hàng có điều kiện thấy tiếc và các nhà phân phối xe sang cũng thấy “lo” bởi dòng xe
này vốn đã kén túi tiền khách hàng thì nay lại càng “kén” hơn.

Năm 2017, chẳng những không tăng trưởng như VAMA (Hiệp hội các nhà sản
xuất ô tô Việt Nam) dự báo, tổng doanh số bán hàng thị trường ô tô Việt Nam cũng thua
2016. Nguyên nhân là vì nửa cuối năm 2017 người tiêu dùng thờ ơ với những cơn bão
giảm giá của các doanh nghiệp để mong chờ giá ô tô sẽ giảm “chạm đáy” khi mức thuế
mới được áp dụng. Không nằm ngoài xu thế chung doanh số của Hyundai Thành Công
chỉ đạt hơn 30.800 xe, sụt giảm 15% so với năm 2016.

Năm 2017 được đánh giá là một năm đầy biến động của thị trường ô tô với nhiều
chính sách thuế "đối đầu" lẫn nhau. Khởi đầu năm 2017, các doanh nghiệp ô tô trong
nước đã đối đầu nhau bằng “cuộc chiến giảm giá xe”. Các doanh nghiệp ô tô Việt Nam
cho rằng, giá ô tô giảm “sốc” trong năm 2017 là để kích cầu thị trường và đón đầu xu
hướng giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0% từ 1/1/2018 theo Hiệp định
Thương mại nội khối ASEAN (AFTA).

Sau năm 2018, lượng xe con nhập khẩu từ các nước ASEAN còn tiếp tục tăng
do thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giảm về 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa

9
ASEAN (ATIGA). Chính mức thuế ưu đãi này đã làm cho tâm lý khách hàng chờ mua
xe sau ngày 1/1/2018 dẫn đến thị trường tiêu thụ giảm sút nghiêm trọng. Sản lượng bán
hàng của các doanh nghiệp cũng giảm theo.

Nhận thức được điều này, Hyundai Thành Công đã tạm ngừng mẫu xe nhập khẩu
nguyên chiếc, đẩy mạnh lắp ráp và sản xuất trong nước. Năm 2018, những mẫu xe nhập
khẩu cũng đã chính thức không còn xuất hiện trong danh mục sản phẩm của Hyundai
Thành Công.

Kết thúc 12 tháng của năm 2018, có đến 63.526 xe Hyundai được bán đến tay
khách hàng, tăng trưởng 106% so với năm 2017 (30.800 xe). Như vậy, doanh số của
năm 2018 cao gấp đôi so với năm 2017.

Doanh số cộng dồn năm 2018 của Grand i10 đạt 22.068 xe, cao nhất thương hiệu.
Với thành tích này, Hyundai Grand i10 sẽ cạnh tranh vị trí bán chạy nhất toàn thị trường
với Toyota Vios. Điều này có thể lí giải bằng việc thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh từ 2.000CC trở xuống sẽ giảm từ 45% xuống
40% và từ 40% xuống 35%.

Tổng doanh số năm 2019 của Hyundai Thành Công đạt 79.568 xe, tăng trưởng
25% so với năm 2018. Trong đó, doanh số bán lẻ các mẫu xe Hyundai đều tăng so với
năm 2018. Thống kê chi tiết cho thấy, doanh số xe hạng B Hyundai Accent đạt 19.719
và là mẫu xe bán chạy nhất của TC Motor trong năm 2019. Đứng thứ 2 là Grand i10 với
doanh số 18.088 xe.

=> Tác động của thuế: Thuế nhập khẩu ô tô giảm đã kích thích các doanh nghiệp
mở rộng thị trường nhập khẩu và hướng tới mục tiêu quan trọng hơn đó là đẩy mạnh lắp
ráp, sản xuất trong nước để xuất khẩu sang các nước trong khu vực để hưởng mức thuế
ưu đãi 0%, cụ thể là đã xuất khẩu sang Philippines. Nhưng bên cạnh đó vẫn có hạn chế.
Sự thay đổi của thuế nhập khẩu ô tô đã tăng sức cạnh tranh giữa các hãng xe nội địa với
xe nhập khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư với số vốn lớn hơn, nâng cao mạng lưới
công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đồng thời cũng phải có mức giá ưu đãi để
thu hút khách hàng.

10
CHƯƠNG III. Nhận xét, đánh giá, khuyến nghị
Những năm gần đây, chính sách thuế, phí đối với ô tô của nước ta thường không
ổn định, đặc biệt từ khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những
cam kết giảm dần mức bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô trong nước. Điều này gây ra nhiều
bất lợi cho cả nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng ô tô.

3.1. Về phía Chính Phủ


* Tác động tích cực:

- Phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở nước ta được xem là chiến lược
quan trọng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ô tô trong nước tăng nhanh. Để bảo hộ cho
ngành phát triển và điều tiết lượng xe tiêu thụ do hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập,
phát triển chưa tương xứng với nhu cầu tiêu thụ ô tô hiện nay, Nhà nước đã sử dụng các
công cụ thuế, phí. Thuế nhập khẩu, và các công cụ thuế, phí khác làm tăng giá hàng hóa
nhập khẩu.
- Thuế nhập khẩu ô tô có tác động đến chính sách phân phối thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư: từ người tiều dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước và
Chính phủ, Chính Phủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi xã hội, tạo điều
kiện cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn.

- Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

* Tác động tiêu cực:

- Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu
quả trong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của quốc gia.

- Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo
ra nền sản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến xấu đến đời sống xã hội.

Vậy thì một câu hỏi rất hay được đặt ra: “Tại sao nhà nước lại đánh thuế rất cao
những thiết bị như: Điện thoại, tivi, xe hơi hay những thiết bị công nghệ tương tự đó?
Nếu muốn phát triển nhanh chẳng phải cần trang bị nhiều thứ đó?”

Để lý giải cho câu hỏi trên thì có thể đưa ra các lý do sau đây:

11
- Nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách một cách công
bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp
thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các
hàng hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa đưa ra là hàng hóa hiện đại cũng đánh dấu sự phát triển
của kinh tế đất nước nhưng hàng hóa đó có nhiều thành tố cấu tạo nên sản phẩm thuộc
đối tượng độc hại, rất khó phân hủy sau khi sử dụng như vậy sản phẩm có chứa những
chất có hại đó sẽ phải chịu phí cao.

- Nhà nước thực hiện chức năng hướng dẫn, điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh,
ưu thông và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết
cho nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách
tập trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này. Chưa thực sự cần thiết khi sử
dụng tại Việt Nam và thực trạng giao thông cũng chưa có sự phát triển tương xứng để
đáp ứng nhu cầu sử dụng này, nên cần có sự hạn chế sử dụng tránh các hệ lụy dẫn đến
khi sử dụng phương tiện này quá nhiều dẫn đến ùn tắc giao thông.

- Nhà nước thu thuế tiêu thụ đặc biệt cao với hàng hóa bạn đề cập cũng nhằm
mục đích để đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Là một mặt hàng có giá thành
sản xuất và giá bán trên thị trường cao so với thu nhập. Do vậy, phần thuế thu được từ
hoạt động quản lý nhập khẩu ô tô sẽ đóng vai trò rất quang trọng phục vụ các mục tiêu
khác của chính phủ: văn hóa, an ninh quốc phòng, giáo dục, an sinh xã hội, y tế..

3.2 Về phía người sản xuất


* Tác động tích cực:

- Hạn chế nhập siêu: nền công nghiệp oto của VN hầu như là lắp ráp và gia công
vỏ oto đồng nghĩa với việc hiện nay VN đang chỉ nhập khẩu nguyên chiếc mà còn nhập
máy móc linh kiện. Nhập khẩu nhiều tương đương với nhập, siêu và lạm phát, với bối
cảnh kinh tế nước ta đang thiếu nguồn vốn thì nhập khẩu không tốt. Vì vậy đánh thuế
vào mặt hàng này là hợp lí

- Bảo hộ ngành sản xuất xe nội địa: chỉ khi đánh thuế cao thì sản xuất xe hơi trong
nước mới có thể phát triển và mở rộng thị trường để có thể cạnh tranh với ô tô nhập
khẩu. Một số nguyên nhân phải bảo hộ nền sản xuất trong nước:

12
- Công nghệ sản xuất phần lớn mới chỉ là lắp ráp linh kiện, phụ tùng nhập khẩu.
Trong toàn bộ linh kiện để sản xuất một chiếc oto thì chỉ có một số ít phụ tùng đơn giản
được sản xuất trong nước như: gương, kính, bộ dây điện, ghế ngồi, ắc quy,...

 Tỷ lệ nội địa hóa thấp (10-40% tùy loại xe)

 Công nghệ phụ trợ chưa phát triển

 Thị trường còn quá nhỏ để phát triển một ngành công nghiệp ô tô hoàn
chỉnh

* Tác động tiêu cực:

- Việc thay đổi thuế nhập khẩu liên tục, thiếu một lộ trình thay đổi rõ ràng gây
bất lợi cho các nhà sản xuất trong việc hoạch địch chiến lược đầu tư dài hạn và xây dựng
kế hoạch phát triển.

- Việc đánh thuế vào oto nhập khẩu sẽ khiến cho giá xe cao người tieu dùng sẽ
không có tiền mua, không bán được, sản xuất lưu thông gặp khó khăn.

3.3 . Về phía người tiêu dùng


- Khi đánh thuế nhập khẩu đối với xe nhập khẩu do đó giá xe nhập khẩu sẽ tăng
mạnh từ đó những người mua xe nhập khẩu sẽ phải chịu mức giá cao hơn.

- Khi đánh thuế nhập khẩu oto cao thì người tiêu dung có xu hướng ít mua những
dòng xe nhập khẩu và lựa chọn những dòng xe được lắp ráp trong nước.

- Một số bộ phận người dân tìm cách lách thuế bằng việc mua xe tại các quốc gia
lân cận có mức thuế nhập khẩu đối với dòng xe nhập khẩu tương tự rẻ hơn.

- Từ năm 2018 đến nay khi thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực ASEAN bằng 0%
do đó người dân có được những lợi thế từ xe nhập khẩu từ ASEAN so với các quốc gia
khác trên thế giới.

4. Khuyến nghị, giải pháp


1. Chỉ nên coi thuế nhập khẩu ô tô ( bao gồm cả thuế nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc và thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng) là công cụ hỗ trợ trong việc điều tiết thị
trường và ngành công nghiệp ô tô ở VN. Chính sách thuế sẽ phát huy hiệu quả tốt khi
và chỉ khi định hướng và quy hoạch phát triển ngành oto được xây dựng phù hợp

13
2. Cần duy trì chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, duy
trì các chế độ ưu đãi nhằm giảm thiểu bới khó khăn cho doanh nghiệp.

3. Thực hiện chính sách bảo hộ cần đi kèm với các điều kiện ràng buộc cụ
thể để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Khi mà chính sách bảo hộ không đi kèm với các
ràng buộc cụ thể vô hình trung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng mức giá bán
lên rất cao gây bất lợi cho người tiêu dùng

4. Mức thuế suất cho từng loại linh kiện, phụ tùng nhập khẩu cần phải được
xây dựng dựa trên nguyên tắc khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc. Những loại linh kiện
trong nước không có khả năng sx hoặc sx được nhưng lợi thế cạnh tranh thấp cần đánh
thuế nhập khẩu ở mức thấp.

5. Bên cạnh việc sử dụng công cụ thuế, phí cần tăng cường nâng cấp cơ sở hạ
tầng giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân, đồng thời đa dạng hóa
phát triển các loại hình giao thông vận tải bằng đường sắt, đường không, đường thủy,
đặc biệt đối với các thành phố lớn hoàn thiện hệ thống giao thông, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án giao thông công cộng lớn như xe điện ngầm, xe điện trên cao, đường
vành đai.

6. Với dân số trên 90 triệu người cùng với nền kinh tế đang tăng trưởng năng
động, thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu mua sắm ô tô ở nước ta ngày
càng nhiều, vì vậy cần phải dự báo tiềm năng thị trường, hạn chế tác động tiêu cực đến
phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước.

7. Chính phủ cần giao Bộ Công thương chủ trì đề án sản xuất ô tô thương hiệu
VN trên cơ sở phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước để tiến tới người
tiêu dùng trong nước có thể lựa chọn sản phẩm ô tô do VN chế tạo, tránh lệ thuộc hoàn
toàn vào các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.

14
KẾT LUẬN

Như vậy, cũng như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng nhập khẩu
khác, thuế nhập khẩu ôtô là một công cụ của Nhà nước để điều hành quản lí lượng ôtô
nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sự thay đổi chính sách thuế, phí đối với sản phẩm
ô tô ở VN diễn ra như thế nào? Việc điều chỉnh chính sách thuế, phí có tác động đến
lượng tiêu thụ xe ô tô lắp ráp ở VN như kỳ vọng không? Đối với các nước đang phát
triển Như Việt Nam thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
thu ngân sách nhà nước. Là một mặt hàng có giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường
cao so với mức thu nhập, do vậy phần thu thuế được từ hoạt động quản lí nhập khẩu ôtô
sẽ đóng vai trò quan trọng, phục vụ cho các mục tiêu khác của Chính phủ như: chăm lo
y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng,…Và một lí do quan trọng khác, việc
sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi còn quá non trẻ của
chúng ta.
Việc đánh thuế vào ôtô nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản
xuất ôtô trong nước có ưu thế về giá hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên
thị trường. Các doanh nghiệp trong nước như doanh nghiệp Hyundai có điều kiện và
thời gian để học hỏi, tiếp thu công nghệ như trình độ quản lí tiên tiến để ngày càng lớn
mạnh hơn và có thể tự đứng vững trong quá trình hội nhập, nhất là trong thời buổi dịch
bệnh khó khăn kéo dài như bây giờ.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu học tập

1. Giáo trình kinh tế học quốc tế- NXB Hồng Đức- Biên soạn: TS. Phạm Minh
Anh; Ts. Nguyễn Thị Ngọc Loan

2. Slide bài giảng Kinh tế học quốc tế

* Tài liệu web

1. https://autodaily.vn/2019/01/nam-2018-hyundai-thanh-cong-ban-gap-doi-
2017

2. https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/tac-dong-cua-cac-chinh-
sach-den-viec-phat-trien-cnht-cho-nganh-o-to-o-viet-nam-ky-3-.html

3. http://hyundaikinhduongvuong.com.vn/doanh-so-xe-hyundai-dat-ky-luc-34-
000-xe-trong-nam-2016/

4. http://dichvuhaiquan.org/muc-thue-tieu-thu-dac-biet-o-to-tu-ngay-01-7-2016/

5. https://xe.baogiaothong.vn/ceo-hyundai-thanh-cong-xe-nhap-khau-co-the-
giam-gia-den-25-
d240675.html?fbclid=IwAR3MyE_PO3LDpT7RNdHo1iB6aFrcTzPrXOPt1-
ICnjMfNngcUJJFghJF224

6. https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3978/chinh-sach-thue-voi-nganh-cong-nghiep-o-to-
cua-viet-nam.aspx.

7. https://m-nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/phuong-tien/viet-nam-
tang-manh-nhap-khau-o-to-trong-nam-2019-
3533355.amp?fbclid=IwAR3gN5kfApEuUbZpMKvbiXP5u8qOOLEaCfy_ez7udABX
_7HhbDX_I3Js-V8

8. https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/nguyen-nhan-khien-o-to-nhap-ve-viet-
nam-tang-manh-564066.html?fbclid=IwAR0UU8dsB2ufkLSL7qSJI2CsffiJJZ-
uGtbzL6oO3zTJYBAuaaWj0iUD_s0

You might also like