Burimamide Và Metiamide

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

From partial agonist to antagonist: the development of burimamide


- Từ chất chủ vận một phần sang chất đối kháng: sự phát triển của
burimamide
Vấn đề: loại bỏ hoàn toàn hoạt tính chủ vận để có được chất đối kháng thuần túy
- Chức năng chủ vận: phụ thuộc vào vòng imidazole và nhóm chức amino tích điện, 2
nhóm chức này tham gia lần lượt vào sự hình thành liên kết hydro và liên kết ion
(như hình dưới đây)

- Hoạt tính đối kháng của chất chủ vận một phần: phụ thuộc vòng imidazol tạo liên
kết hydro và phụ thuộc nhóm guanidin tạo liên kết ion.
Câu hỏi đặt ra là: Các cấu trúc thể hiện tính đối kháng đều có khả năng hình thành cấu trúc
chelat hóa(Như hình 25.17). Vậy liệu nhóm tích điện có cần thiết để tạo chelat với vùng đối
kháng hay không?

Tiến hành: Thay thế nhóm guanidine (mạnh) bằng một nhóm trung tính có khả năng tương
tác với thụ thể bằng hai liên kết hydro. Đảm bảo rằng nhóm mới tương tự như guanidine về
kích thước, hình dạng và tính kỵ nước.
Kết quả: Có thể thay bằng nhóm thiourea tạo ra SKF 91581 (hình 25.21)
Tính chất của SKF 91581:
+ Thiourea trung tính ở pH sinh lý vì có nhóm C=S tạo hiệu ứng rút e với các nhóm nitrogen
xung quanh, làm chúng mất tính base và trở nên giống amide nitrogen hơn!
+ Ngoài tính base thì các đặc tính còn lại của thiourea giống guanidine (phẳng, kích thước
tương tự, tạo được liên kết hydro)
--> SKF 91581 được chứng minh là một chất đối kháng yếu không có hoạt tính chủ vận.
Đưa ra 1 câu trả lời rằng: vùng liên kết chất chủ vận liên quan đến liên kết ion, trong khi
vùng đối kháng liên quan đến liên kết hydro.
Từ SKF 91581 người ta đã mở rộng chuỗi và thêm vào nhóm N-methyl --> dẫn đến sự hình
thành Burimamide

Vai trò của nhóm N-methyl: tăng tính kỵ nước (desolvation)


Cải tiến ở Burimamide so với SKF 91581: nhóm thiourea được di chuyển đến gần hơn với
vùng đối kháng.
Burimamide là một chất đối kháng histamine cạnh tranh đặc hiệu cao tại các thụ thể H2, và
mạnh hơn Nα-guanyl histamine 100 lần trong việc ức chế giải phóng axit dạ dày do
histamine gây ra.

2. Sự phát triển của Metiamide


- Burimamide không thích hợp cho các thử nghiệm lâm sàng vì sinh khả dụng quá
thấp đối với đường uống.
- Hướng thay đổi: thay đổi pKa vòng imidazol của burimamide dựa vào các dạng đồng
phân và dạng proton hóa của nó
- Ở pH 7,4, vòng imidazole có thể tạo chuyển cấu dạng cân bằng giữa hai dạng đồng
phân (I) và (II) thông qua chất trung gian proton hóa (III) (hình 25.22) nhờ sự trao
đổi proton. (proton này được cung cấp từ Nước hoặc từ acid amin tại vị trí liên kết
thụ thể).
- Nếu quá trình trao đổi này chậm thì thuốc có thể chèn vào thụ thể trước khi imidazol
đổi dạng (I) sang (II).
- Nếu tác dụng đối kháng chỉ liên quan đến DUY NHẤT 1 TRONG 2 DẠNG chuyển đổi
thì ta có thể hi vọng tăng tác dụng đối kháng bằng cách tăng thời gian tồn tại của
dạng đó.

Hình 25.22 cho thấy rằng vòng imidazole có thể tồn tại dưới dạng hai chất biến đổi không
ion hóa và một dạng proton hóa.
Tautomer (I): Nτ được proton hóa và Nπ thì không.
Tautomer (II): Nτ không được proton hóa và Nπ được proton hóa

Chúng ta thử xem liệu dạng không ion hóa hay dạng proton hóa là dạng quyết định hoạt
tính đối kháng? --> dạng không ion hóa?
pKa của imidazol:
- Trong histamine: pKa = 5.74 (vòng ở dạng base yếu và hầu như không bị ion hóa ở
pH sinh lý).
- Trong burimamide: pKa = 7.25
- Ở dạng tự do: pKa = 6.80
--> Imidazol trong burimamide và dạng tự do có tính base mạnh hơn và dễ bị ion hóa hơn.
(được chứng minh dưới đây). Hiện tượng này xảy ra là do cấu trúc ở chuỗi bên vòng
imidazole – hiệu ứng điện tử của chúng liên quan đến tính base của vòng imidazole.
Hiệu ứng điện tử được tính theo công thức của Hammett:
Trong đó:
pKa (R): là pKa của vòng imidazol mang chuỗi bên R
pKa (H): là pKa của vòng imidazol không gắn nhóm thế
ρ: hằng số

σR: Hằng số nhóm thế Hammett đối với chuỗi bên R.


Từ các giá trị pKa, hằng số nhóm thế Hammett có thể được tính để biết nhóm thế có hiệu
ứng rút điện tử hay đẩy điện tử.
Trong burimamide, chuỗi bên cho điện tử ít (cùng thứ tự với một nhóm metyl). Còn
histamine, chuỗi bên rút điện tử. Do đó, imidazole trong burimamide có nhiều khả năng bị
ion hóa hơn trong histamine.
Tại pH 7.4, 40% vòng imidazole trong burimamide bị ion hóa so với khoảng 3% trong
histamine.
--> Giả thuyết: Giá trị pKa gần hơn với giá trị của histamine có thể dẫn đến liên kết tốt hơn
và đối kháng tốt hơn. (ý là gần giống histamine thì cạnh tranh với nó dc hả? Huhu vậy lỡ nó
chủ vận gòi sao :<) (cái này nó nói về vòng imidazol, vòng imidazol theo cấu dạng ion hay
trung tính thì sẽ giúp thuốc gắn kết với thụ thể tốt hơn và theo giả thuyết họ sẽ thiết kế sao
cho pKa của thuốc gần histamin bởi ở pH sinh lý histamin ít bị ion hóa nên có thể cạnh tranh
histamin tốt hơn, còn theo t thấy trong hình td đối vận hay chủ vận là do nhóm ngoại
guanidin)
Chứng minh giả thuyết: Cần làm chuỗi bên rút điện tử hơn. Bằng cách chèn vào một nhóm
điện tử tích điện âm - các isostere (nhóm thế đồng thể tích điện) của methylen - có hiệu ứng
điện tử mà vẫn có kích thước và các tính chất như nhóm methylen.
Các thử nghiệm đã được tiến hành:
1. Chèn vào nguyên tử lưu huỳnh:
Lưu huỳnh và methylen có bán kính van der Waals và góc liên kết tương tự.
Tuy nhiên, liên kết C-S dài hơn một chút so với liên kết C-C, dẫn đến cấu trúc bị kéo dài hơn
một chút (15%). Khắc phục bằng cách chèn 1 nhóm methylen vào giữa vòng imidazole và S.
--> tạo thiaburimamide.

 Tính chất của Thiaburimamide:


- pKa= 6.25 (thấp hơn đáng kể so với burimamide)
- Có hoạt tính đối kháng histamine mạnh hơn
--> Ủng hộ giả thuyết dạng không ion hóa có hoạt tính đối kháng mạnh hơn

Thiaburimamide
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Có 2 dạng đồng phân của Thiaburimamide không ion hóa,
liệu dạng nào cho khả năng gắn với thụ thể tốt hơn?
Đối với histamine, đồng phân (I) được ưu tiên hơn đồng phân (II), trong đó đồng phân (I) có
Nτ được proton hóa và Nπ thì không.
Tại sao Nτ (tautomer II) phải base hơn Nπ (tautomer I)?
Câu trả lời nằm ở chuỗi bên R. Chuỗi bên của histamine có nhóm amino ở đầu mang điện
tích dương, gây hiệu ứng rút điện tử trên vòng imidazole.
- Hiệu ứng điện tử giảm dần theo khoảng cách, nên là nguyên tử nitơ gần chuỗi bên
nhất (Nπ) chịu hiệu ứng rút điện tử lớn hơn nguyên tử ở xa hơn (Nτ ).
- Kết quả là, nitơ càng gần (Nπ) thì kém base hơn và ít có khả năng liên kết với hydro
hơn. (25.24). (ý là cái Nπ gần cái chuỗi R nè thì nó dễ bị rút hơn, mà rút cái Nπ thì cân
bằng có xu hướng chuyển dịch tạo ra tautomer I á)
--> Do R phải rút điện tử hơn, điện tử trên Nπ phải bị rút theo và kém base, không bị proton
hóa --> dạng I được ưu tiên hơn (đúng hem .-.)

2. Tiếp đó, người ta nhận thấy rằng hoạt tính của tautomer (I) có thể được tăng
cường nếu như gắn 1 nhóm thỏa điều kiện sau:
- Nhóm này là nhóm cho điện tử và được gắn vào vị trí 4 của vòng imidazol. Do hiệu
ứng điện tử sẽ mạnh nhất ở Nito kế cận (Nτ), làm tăng tính base của Nτ
- Nhóm này không can thiệp vào các tương tác gắn kết bình thường vào thụ thể.
Ví dụ: một nhóm thế lớn có thể quá cồng kềnh và ngăn chất tương tự phù hợp với vị trí liên
kết.
Một nhóm metyl được chọn vì người ta đã biết rằng 4-metylhistamine là một chất chủ vận
có tính chọn lọc cao đối với thụ thể H2 (mục 25.2.2.2).
--> Đó là sự ra đời của Metiamide

Metiamide

 Tính chất của Metiamide (4-methyl thiaburimamide)


- pKa=6.80 (tăng so với 6.25 của thiaburimamide). Vô tình trùng với pKa của imidazol
tự do --> Hiệu lực của nhóm 4-methyl và chuỗi bên R triệt tiêu lẫn nhau liên quan
đến pKa.

- pKa là 6.80 có nghĩa là 20% metiamide tồn tại ở dạng proton (III), nhưng con số này
vẫn thấp hơn 40% tương ứng đối với burimamide. Quan trọng hơn, lợi ích đến từ
sự gia tăng của tautomer (I) lớn hơn rủi ro gây ra bởi sự gia tăng ở dạng proton hóa
(III)
3. 4 – methyl burimamide cũng được tạo ra để so sánh:
- Sự hiện diện của 4-methyl không làm tăng hoạt tính.
- pKa = 7.80 --> 72% vòng imidazole được ion hóa

--> Thêm 4-methyl và thiaburimamide thì có lợi, còn thêm vào burimamide thì không.
4. Thay thế lưu huỳnh trong thiaburimamide bằng oxy tạo ra Oxaburimamide:

Các nghiên cứu về tinh thể học tia X có chỉ ra rằng 1 liên kết thioether dài hơn trong chuỗi
làm tăng tính linh động của chuỗi bên và nhóm thế 4-metyl trong vòng imidazole có thể giúp
định hướng vòng imidazole một cách chính xác để gắn vào thụ thể (chọc lọc H2 hơn).
Điều đáng chú ý là oxaburimamide không mạnh bằng burimamide, mặc dù thực tế là hiệu
quả rút điện tử của chuỗi chứa oxy trên vòng tương tự như chuỗi chứa lưu huỳnh.
- Độ dài và góc của liên kết của liên kết ete tương tự như metylen, về khía cạnh này thì nó là
một isostere tốt hơn lưu huỳnh (điều này là do nguyên tử oxy nhỏ hơn nguyên tử lưu
huỳnh). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó sẽ là một bioisostere tốt hơn, vì các thuộc
tính khác có thể gây bất lợi đến hoạt động. Ví dụ: nguyên tử oxy base hơn và ưa nước hơn
lưu huỳnh hoặc metylen.
- Trên thực tế, hoạt tính của oxaburimamide thấp có thể do nhiều lý do:

 Oxy có thể không cùng flexibility (độ linh hoạt) cho phép bởi nguyên tử lưu huỳnh.
 Oxy có thể tham gia vào một liên kết hydro tương tác với vị trí liên kết bất lợi/ có hại
cho hoạt động.
 Một khả năng khác là oxy có nhiều khả năng bị solvat hóa hơn lưu huỳnh
Từ burimamide --> thiaburimamide --> metiamide*(best), 4-methyl burimamide,
Oxaburimamide
Tóm lại: Người ta nhận thấy metiamide là cấu trúc cho hoạt tính tốt nhất trong các thử
nghiệm thay thế 1 isostere (nhóm đồng thể tích điện) của nhóm methylen.
Việc thiết kế và tổng hợp metiamide tuân theo một cách tiếp cận hợp lý nhằm mục đích tạo
ra ưu thế trên 1 tautomer nhất định. Một nghiên cứu như vậy được gọi là dynamic
structure–activity analysis (một cấu trúc động– phân tích hoạt động).
Các thay đổi cấu trúc đối với hợp chất đã được thử nghiệm, và metiamide đã phát triển từ
thiaburimamide và gắn thêm nhóm methyl, vì người ta biết rằng 4-methyl histamine là
chất chủ vận có tính chọn lọc cao đối với thụ thể H 2. Chất này có sinh khả dụng qua đường
uống tốt và hoạt động gấp 10 lần so với burimamide (in vitro) trong việc đối kháng với thụ
thể histamine H₂.
Tuy nhiên, metiamide gây ra tổn thương ở thận và giảm bạch cầu hạt → cần tìm ra chất
mới khắc phục điều này.

You might also like