Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CHƯƠNG I: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẤU TRANH VÀ

GIÀNH CHÍNH QUYỀN

1. Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam


*Quốc tế
 Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó
 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin
 Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Quốc tế Cộng sản được thành lập (3/1919) đã thúc đẩy sự phát
triển của phong trào cách mạng thế giới.

*Trong nước
- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi dập tắt các
phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập
bộ máy thống trị với những chính sách cai trị thâm độc: độc quyền về
kinh tế, chuyên chế về chính trị và ngu dân về văn hóa - giáo dục.

Nhân dân ta bị thực dân áp bức, bóc lột

- Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và những hoạt động cách mạng của
Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Bác Hồ
tích cực tham gia các hoạt động chính trị hướng về tìm hiểu con đường
cách mạng vô sản, về V.I.Lênin.
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12-1920

- Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong
Quốc tế Cộng sản, tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu
(Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Tại đây, Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp
tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập
Đảng.
- 1929, Các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:
Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông
Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng (6/1-7/2/1930)
tại Hương Cảng, Trung Quốc, nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy
tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất Đảng (6/1-7/2/1930)


CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì?


Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được biết đến ở
đây đó chính là văn bản trình bày tóm tắt mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ
và phương pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ chống giặc
ngoại xâm. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam
được coi là văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống các văn bản của
Đảng Cộng sản Việt Nam (trên cả Điều lệ Đảng). Cho đến nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam có 5 cương lĩnh

Hoàn cảnh ra đời


- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu
Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của
hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929); hai đại biểu của An
Nam Cộng sản Đảng (8-1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động
ngoài nước.
- Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long
(Hương Cảng), từ ngày 6-1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đã thảo luận
quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông qua 7 tài
liệu, văn kiện, trong đó có 4 văn bản: Chính cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ
vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp thành nội dung Cương lĩnh
chính trị của Đảng.

Nội dung : Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của
Đảng

– Cương lĩnh đã nêu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó là mục đích lâu dài, cuối
cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam . Cương lĩnh đã xác định : Chống
đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho
dân tộc và ruộng đất cho dân cày , trong đó chống đế quốc , giành độc lập
cho dân tộc được đặt lên vị trí hàng đầu .

– Mục tiêu trước mắt về xã hội làm cho nhân dân được tự do hội họp,
nam nữ quyền, phổ thông giáo dục cho dân chúng; về chính trị đánh đổ
đế quốc thực dân Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn
toàn độc lập, lập chính phủ, quân đội của nhân dân (công – nông – binh);
về kinh tế là xóa bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu
hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao chính phủ nhân dân quản lý, thu hết
ruộng đất chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo,
phát triển công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ. Những mục
tiêu đó phù hợp với lợi ích cơ bản của dân tộc, nguyện vọng tha thiết của
nhân dân ta.
– Xác định lực lượng cách mạng : xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi
các giai cấp , các tầng lớp nhân dân yêu nước và các tổ chức yêu nước ,
cách mạng .
– Xác định phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc , Cương
lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần
chúng , trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp .
– Cương lĩnh nêu rõ cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ
phận của cách mạng vô sản thế giới : “ trong khi tuyên truyền cái khẩu
hiệu nước An Nam độc lập , phải đồng thời tuyên truyền và thực hành
liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới ”
– Sách lược của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, thu phục giai cấp, lãnh đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư
sản, trí thức, trung nông; tranh thủ, phân hóa trung tiểu địa chủ và tư sản
dân tộc, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để
hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn địa chủ
và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, người cày có
ruộng.

– Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách
mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ
nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng Mác –
Lênin.
-Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng nêu chính
xác tên Đảng, tôn chỉ của Đảng, hệ thống tổ chức của Đảng từ chi bộ,
huyện bộ hay khu bộ; tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ương.
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo,
tháng 2-1930 ( Ảnh tư liệu )
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam đã quy tụ ba tổ chức
cộng sản thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam
theo một đường lối chính trị đúng đắn, đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng,
chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước hướng tới mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và
sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử,
nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.
 Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành
chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư
sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chế
độ phong kiến, thực hiện độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất
phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân.
Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung
quanh giai cấp mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị
phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của
giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra
thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân
tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác
định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam;
đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập
hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và
toàn thể dân tộc

.
Hạn chế của Cương Lĩnh Chính Trị

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được ra đời năm 1930, đặt ra các
mục tiêu chính của Đảng Cộng sản Việt Nam như Cách mạng thực dân, giải
phóng dân tộc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên cương lĩnh chính trị
còn một số hạn chế bao gồm:
- Thiếu chi tiết và có phần trừu tượng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên chỉ
đưa ra các mục tiêu chính mà không đi vào chi tiết cụ thể, điều này khiến
cho những người mới tham gia Đảng khó có thể hiểu rõ về chiến lược và
kế hoạch cụ thể của Đảng.
- Chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn đấu tranh: Trong thời gian đó,
hoàn cảnh Việt Nam rất khác biệt so với tình hình hiện nay. Cương lĩnh
chính trị chưa đưa ra những kế hoạch cụ thể, không có phương cách thực
tiễn đấu tranh để đưa mục tiêu vào thực tiễn.
- Chưa đầy đủ về vấn đề phát triển kinh tế: Việc đưa ra các mục tiêu
Cách mạng là đúng đắn, tuy nhiên vấn đề phát triển kinh tế sau khi giải
phóng dân tộc còn chưa được đề cập đầy đủ và chặt chẽ.
Tuy nhiên cương lĩnh này đã đánh dấu sự khởi đầu của sự nghiệp Cách mạng
vĩ đại, mở ra một thời kì mới đầy hi vọng về tương lai Việt Nam.

You might also like