Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ


------------ o0o ------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI


HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN
58: YÊN PHỤ - THẠCH ĐÀ (MÊ LINH) CỦA CÔNG TY TNHH
DU LỊCH DỊCH VỤ XÂY DỰNG BẢO YẾN

NGUYỄN THỊ LỆ QUỲNH

Hà Nội - 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
------------ o0o ------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI


HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN
58: YÊN PHỤ - THẠCH ĐÀ (MÊ LINH) CỦA CÔNG TY TNHH
DU LỊCH DỊCH VỤ XÂY DỰNG BẢO YẾN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Quỳnh


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Như
MSV: 182200957
Lớp: Kinh tế vận tải ô tô 1 – K59

XÁC NHẬN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 1
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT ................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ........................... 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại phương tiện vận tải hành khách công cộng ....... 3
1.1.2. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ............................................. 5
1.1.3. Các yêu cầu đối với VTHKCC bằng xe buýt ............................................... 8
1.2. Nhu cầu đi lại và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại trong đô thị..... 10
1.2.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của nhu cầu đi lại .............................. 10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại trong đô thị ............................ 11
1.3. Nội dung công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt ...................................... 13
1.3.1. Điều tra luồng hành khách........................................................................ 15
1.3.2. Lập hành trình chạy xe .............................................................................. 16
1.3.3. Lựa chọn phương tiện trên hành trình ..................................................... 18
1.3.4. Lựa chọn hình thức tổ chức chạy xe trên tuyến ....................................... 21
1.3.5. Các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật chủ yếu trong VTHKCC bằng xe buýt ... 21
1.3.6. Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe ............................................. 23
1.3.7. Tổ chức lao động cho lái xe, phụ xe. ........................................................ 24

i
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 26
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN 58:
YÊN PHỤ - THẠCH ĐÀ (MÊ LINH) CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH
VỤ XÂY DỰNG BẢO YẾN ....................................................................................... 27
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến ............. 27
2.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 27
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ các
phòng ban .............................................................................................................. 31
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động của công ty ....................................... 34
2.1.4. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2018 đến nay
............................................................................................................................... 37
2.2. Phân tích các điều kiện khai thác VTHKCC bằng xe buýt của công ty
TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến .......................................................... 40
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 40
2.2.2. Điều kiện vận tải ........................................................................................ 40
2.2.3. Điều kiện đường sá .................................................................................... 42
2.2.4. Điều kiện tổ chức kĩ thuật.......................................................................... 42
2.2.5. Điều kiện thời tiết, khí hậu. ....................................................................... 43
2.3. Phân tích hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến
58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) ....................................................................... 43
2.3.1. Giới thiệu về tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) .......................... 43
c2.3.2. Phân tích hiện trạng của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) .... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 54
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN 58: YÊN PHỤ -
THẠCH ĐÀ (MÊ LINH) CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ XÂY
DỰNG BẢO YẾN........................................................................................................ 55
3.1. Các căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng phương án tổ chức vận tải.............. 55
3.1.1. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở
thành phố Hà Nội. ................................................................................................ 56

ii
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng
Bảo Yến ................................................................................................................. 57
3.2. Xây dựng phương án tổ chức VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 58: Yên
Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) của công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo
Yến ............................................................................................................................ 57
3.2.1 Điều tra luồng hành khách......................................................................... 57
3.2.2. Kiểm tra tính hợp lý của hành trình chạy xe ............................................ 61
3.2.3. Lựa chọn phương tiện trên tuyến.............................................................. 64
3.2.4. Lựa chọn hình thức chạy xe trên tuyến .................................................... 69
3.2.5. Xác định các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật trên tuyến .................................. 69
3.2.6. Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe trên tuyến ........................... 73
3.2.7. Tổ chức lao động cho lái xe, phụ xe ......................................................... 75
3.3. Đánh giá hiệu quả phương án ......................................................................... 76
3.3.1. Hiệu quả mang lại cho hành khách .......................................................... 76
3.3.2. Hiệu quả mang lại cho Công ty ................................................................. 76
3.3.3. Hiệu quả mang lại cho xã hội và môi trường ........................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 79
Phụ Lục I: Các luồng tuyến xe buýt của công ty...................................................... 80
Phụ lục II: Khả năng tiếp cận của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà ........................ 81
Phụ Lục III: Biến động luồng hành khách theo không gian tính trung bình ở
chiều đi và chiều về của tuyến .................................................................................... 84

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của quy mô đô thị tới số lượng chuyến đi............................ 11
Bảng 1.2: Mẫu điều tra theo phương pháp bản ghi ................................................. 16
Bảng 1.3: Quan hệ công suất luồng hành khách và sức chứa của xe ..................... 19
Bảng 1.4: Quan hệ giữa lượng luân chuyển hành khách với sức chứa của xe ...... 19
Bảng 2.1: Phân loại phương tiện của công ty ........................................................... 36
Bảng 2.2: Số lượng nhân sự khối gián tiếp và lao động khác ................................. 37
Bảng 2.3: Số lượng nhân sự lái xe và nhân viên phục vụ ........................................ 37
Bảng 2.4: Thống kê kết quả VTHKCC bằng xe buýt của công ty từ năm 2018-
2021 ............................................................................................................................... 38
Bảng 2.5: Số lượng phương tiện trên các tuyến buýt .............................................. 41
Bảng 2.6: Khoảng cách giữa các điểm dừng trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà 46
Bảng 2.7: Các thông số kĩ thuật của xe 2 mác xe sử dụng trên tuyến 58 ............... 51
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật trên tuyến 58 .......................................... 51
Bảng 3.1: Lưu lượng hành khách thống kê theo thời gian trong ngày trên tuyến 58
Bảng 3.2: Các điểm được thay đổi thành nhà chờ theo phương án mới................ 64
Bảng 3.3: Các mác xe trên tuyến buýt số 58 công ty đang sử dụng ....................... 66
Bảng 3.4: Các thông số kĩ thuật của 2 mác xe đề xuất............................................. 66
Bảng 3.5: Tổng hợp các khoản chi phí khai thác khác biệt giữa 2 mác xe ............ 68
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát vận tốc trên từng đoạn đường chiều đi ...................... 70
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát vận tốc trên từng đoạn đường chiều về...................... 71
Bảng 3.8: Tổng hợp các chỉ tiêu khai thác trên tuyến ............................................. 72
Bảng 3.9: Thời gian biểu chạy xe của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà ................... 73
Bảng 3.5: Số lái xe, nhân viên bán vé cần thiết trên tuyến ...................................... 75

iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Phân loại phương tiện VTHKCC trong thành phố ..................................... 4
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa cự ly và chuyến đi ......................................................... 10
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa nhu cầu đi lại và mức tăng trưởng GDP ..................... 11
Hình 1.4: Sơ đồ nội dung công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt ................................................................................................................................ 14
Hình 1.5: Xác định hành trình chạy xe ...................................................................... 17
Hình 2.1: Logo công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến ........................ 27
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp .............................................. 31
Hình 2.3: Sơ đồ mặt bằng công ty ............................................................................... 35
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ 2018-2021
....................................................................................................................................... 39
Hình 2.5: Lộ trình hoạt động của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà ............................ 45
Hình2.6: Biển báo điểm dừng trên tuyến 58 .............................................................. 49
Hình 2.7: Xe buýt tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà ..................................................... 50
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện biến động luồng hành khách theo giờ trong ngày ........ 58
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện lưu lượng hành khách theo chiều đi Yên Phụ - Thạch
Đà của tuyến 58 ............................................................................................................ 60
Hình 3.3: Biểu đồ lưu lượng hành khách theo chiều về: Thạch Đà – Yên Phụ của
tuyến 58 ......................................................................................................................... 60

v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Diễn giải
1 BB Biển báo
2 BDSCS Bảo dưỡng sửa chữa
3 BX Bến xe
4 BVĐK Bệnh viện đa khoa
5 BTL Bắc Thăng Long
6 CBCNV Cán bộ công nhân viên
7 ĐTC Điểm trung chuyển
8 GTVT Giao thông vận tải
9 HN Hà Nội
10 HK Hành khách
11 KCN Khu công nghiệp
12 NC Nhà chờ
13 PTVT Phương tiện vận tải
14 QL Quốc lộ
15 TCVN Tiêu chuẩn quốc gia
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
17 TTTM Trung tâm thương mại
18 TC Trung cấp
19 UBND Uỷ ban nhân dân
20 VTHKCC Vận tải hành khách công cộng

vi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia thì đô thị hóa là xu
hướng tất yếu khách quan. Quá trình đô thị hóa thường gắn liền với việc hình thành và
phát triển các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu thương mại...điều đó dẫn đến
nhu cầu đi lại và dân số tăng nhanh, các vấn đề nảy sinh như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm
môi trường sẽ xuất hiện. Giao thông vận tải hành khách công cộng sẽ góp phần giải
quyết được các vấn đề đó, tạo điều kiện cho đô thị phát triển. Và đối với Việt Nam,
nguồn vốn đầu tư hạn hẹp thì vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là tiền đề phát
triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng hiện đại, đó là những bước đi
đầu tiên trên con đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến là một trong những công ty
tham gia vào lĩnh vực vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội. Năm 2007, để góp
phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, phục vụ tốt
hơn nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô. Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng
Bảo Yến đã tham gia vận hành 03 tuyến xe buýt. Qua thời gian ngắn hoạt động, bằng
nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo Công ty cũng như toàn thể CBCNV Công ty. Công ty
TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến đã tạo được sự tin tưởng của hành khách
đi xe buýt, Sở giao thông vận tải Hà Nội cũng như UBND thành phố Hà Nội. Chính vì
vậy, Công ty đã được giao nhiệm vụ vận hành tiếp các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà
Nội. Với mong muốn có thể giúp doanh nghiệp nâng cao công tác tổ chức vận tải nên
em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) cho công ty TNHH Du lịch Dịch
vụ Xây dựng Bảo Yến”.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu các kiến thức cơ bản về công tác tổ chức vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt, phân tích tình hình tổ chức vận tải của Công ty TNHH Du
lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến và thực trạng hoạt động của tuyến buýt 58 để đề xuất
giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng trên tuyến 58 và
khắc phục những mặt hạn chế trong công tác tổ chức vận tải, nâng cao hiệu quả trong
quá trình khai thác tuyến.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến
58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) của công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo
Yến và các yếu tổ ảnh hưởng tới công tác tổ chức vận tải trên tuyến 58.
1
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu chính trong phạm vi công tác tổ
chức VTHKCC bằng xe buýt của Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo
Yến, cụ thể là trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh).
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thu thập phục vụ cho việc thực hiện đồ án
được lấy từ năm 2018 đến năm 2021 và có khảo sát, điều tra hoạt động của doanh
nghiệp trong năm 2022 để hoàn thiện phương án tổ chức vận tải cho công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế: Phương
pháp thống kê, phân tích, đánh giá, biện chứng, so sánh,… Đặc biệt chú trọng sử dụng
phương pháp phân tích, đánh giá để có những kết luận sát với lý luận và phù hợp với
thực tế của công ty cũng như thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Chương II: Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác tổ chức vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) của Công ty
TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến.

Chương II: Hoàn thiện công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) của Công ty TNHH Du lịch Dịch
vụ Xây dựng Bảo Yến.

2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
1.1. Tổng quan về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1.1.1. Khái niệm và phân loại phương tiện vận tải hành khách công cộng
a. Một số khái niệm
Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hóa, hành khách trong
không gian và thời gian cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Vận tải hành khách là vận tải có đối tượng phục vụ là con người. Hay cụ thể hơn
vận tải hành khách là một ngành tổ chức vận tải thực hiện việc chuyên chở con người
từ địa điểm này đến địa điểm khác.
VTHKCC được hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động trong đó sự vận chuyển là
một dịch vụ mà nhà nước, doanh nghiệp cung cấp cho hành khách để thu tiền cước
bằng những phương tiện VTHKCC. Ngoài ra VTHKCC là hệ thống vận tải với các
tuyến đường và lịch trình cố định, có sẵn, phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng chịu chi
trả với mức giá quy định.
Tóm lại, VTHKCC là tập hợp các phương thức vận tải vận chuyển hành khách
trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một
cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến xác định
trong từng thời kỳ nhất định.
b. Phân loại phương tiện vận tải hành khách công cộng
Phương tiện vận tải là công cụ lao động nhằm thực hiện chức năng vận tải. PTVT
bao gồm phương tiện vận tải độc lập và phương tiện vận tải phụ thuộc.
Phương tiện VTHKCC có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau: chức năng sử
dụng, vị trí chạy xe đối với đường phố, đặc điểm xây dựng đường xe chạy, động cơ sử
dụng, sức chứa của phương tiện,...
PTVT thực hiện công năng vận tải hành khách gọi là phương tiện vận tải hành
khách. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải (an toàn, tiện nghi, tốc độ) cần nghiêm
cấm việc chuyển đổi các loại phương tiện vận tải hàng hóa sang vận tải hành khách vì
yêu cầu chất lượng đối với vận tải hành khách cao hơn nhiều so với vận tải hàng hóa.
Tùy theo sức chứa, các phương tiện vận tải hành khách công cộng trong thành
phố được chia thành nhiều loại khác nhau như sau:

3
Phương tiện VTHKCC

PT có Sức chứa lớn PT có Sức chứa


nhỏ

Tàu Tàu Tàu Xe Xe xe Taxi,


Tàu điện điện Đường Bus
điện sắt đô
Xe
Rapid điện Lam, xích xe Taxi
bánh 1 buýt bánh Túc lô, xe công
ngầm sắt thị Transit
ray hơi túc lôi nghệ

Phương tiện bánh sắt Phương tiện bánh hơi (lốp)

Hình 1.1: Phân loại phương tiện VTHKCC trong thành phố
Phương tiện VTHKCC có đặc điểm: Sức chứa lớn, chuyên chở được nhiều hành
khách, diện tích chiếm dụng đường rất nhỏ so với các loại phương tiện khác (tính cho
một hành khách). Vì vậy, các phương thức VTHKCC luôn giữ vai trò chủ yếu trong
việc phục vụ hành khách trong thành phố.
Một số loại phương tiện vận tải hành khách công cộng trong thành phố:
Tàu điện ngầm (Metro/ Underground): Hệ thống vận chuyển đường sắt đô thị
chủ chốt, chở nhanh một khối lượng lớn hành khách. Vận hành trên tuyến hoàn toàn
riêng biệt tốc độ cao: hầm ngầm dưới đất, trên cao hoặc trên mặt đất. Metro được nối
kết với các tuyến xe buýt đưa đón và chuyển tiếp ở các ga Metro. Tuyến Metro, đặc
biệt là ngầm dưới đất, mức tin cậy cao và an toàn trong mọi điều kiện thời tiết và tránh
được tắc nghẽn giao thông.
Tàu điện bánh sắt (Tramway): Tàu điện bánh sắt là loại phương tiện chạy trên
ray và sử dụng năng lượng điện cấp theo đường dây dọc tuyến. Trên thế giới, loại hình
hày được sử dụng trong các thành phố vừa đến lớn. Hiện nay, khuynh hướng sử dụng
tàu điện bánh sắt rất khác nhau, có thành phố phát triển mạnh, cũng có thành phố loại
bỏ hoặc chỉ sử dụng ở vùng ngoại thành.
Tàu điện một ray (Monorail): Đây là loại PTVT hiện đại, có tốc độ cao và khả
năng chuyên chở lớn. Diện tích chiếm dụng khoảng không ít. Thường được sử dụng để
vận chuyển hành khách từ các vệ tinh vào trung tâm thành phố với luồng khách lớn.

4
Đường sắt đô thị (Urban railway): Đây là một trong những hình thức vận tải
công cộng có khả năng thông qua rất lớn. Mạng lưới đường sắt nội đô ngày càng phát
triển ở những nơi chưa có tàu điện ngầm. Đường sắt đô thị có khả năng chuyên chở
25.000 - 30.000 hành khách/giờ theo một hướng và đạt tốc độ 30- 40 km/giờ. Có ưu
điểm là không giao cắt với đường phố, tiết kiệm quỹ đất, đặc biệt là khi không có khả
năng mở rộng đường và nó còn là một công trình kiến trúc đô thị làm tôn thêm mỹ
quan của những thành phố hiện đại.
Xe buýt: là loại PTVT hành khách phổ biến nhất hiện nay. Xe buýt đầu tiên
được đưa vào khai thác ở London (Anh) năm 1900. Hiện nay xe buýt đóng vai trò chủ
yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của thành phố, những
khu vực trung tâm và đặc biệt là những thành phố cổ.
Xe buýt nhanh (BRT): Là các xe buýt tiêu chuẩn hoặc lớn vận hành trên các làn
đường dành riêng. Nó có đặc điểm là tốc độ cao, đi lại thoải mái hơn, nhưng khoảng
cách giữa các điểm dừng dài hơn và mức giá cao hơn dịch vụ xe buýt thông thường.
BRT cho khả năng vận chuyển từ 25.000 đến 30.000 HK/giờ theo một hướng và tốc
độ khai thác từ 25 đến 30 km/h. BRT có làn đường dành riêng nên xe di chuyển nhanh
hơn, tỉ lệ đúng giờ cao, nền nhà chờ cao bằng sàn xe giúp HK lên xuống thuận tiện…
1.1.2. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
a. Một số khái niệm trong VTHKCC bằng xe buýt
Xe buýt là phương tiện vận tải công cộng phổ biến nhất hiện nay. Mật độ các
tuyến xe buýt trong đô thị cao hơn mật độ của các phương tiện khác, thường từ 2-
3km2. Các tuyến buýt của VTHKCC thường có khoảng cách vận chuyển ngắn do
VTHKCC nhằm thực hiện việc giao lưu hành khách trong thành phố với nhau. Trên
mỗi tuyến khoảng cách giữa các điểm dừng ngắn.
- VTHKCC bằng xe buýt: Là một trong những loại hình VTHKCC bằng phương
tiện là ô tô, có thu tiền cước theo quy định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và
hành trình quy định, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư trong các thành phố lớn và các
khu đông dân cư.
- Tuyến xe buýt là tuyến vận tải hành khách cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm
cuối và cá điểm dừng đón trả khách theo quy định.
+ Tuyến xe buýt đô thị: Là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến trong đô thị.
+ Tuyến xe buýt nội tỉnh: Là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch.
+ Tuyến xe buýt lân cận: Là tuyến xe buýt có lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch (điểm

5
đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm
đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố).
- Điểm dừng xe buýt: Là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt: Là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành
trình chạy xe.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt: Là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung
cho việc hoạt động của các phương tiện cơ giới và người đi bộ, ngoài ra còn có: làn
đường xe buýt hoạt động, đường dành riêng, điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển
xe buýt, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ dành cho
xe buýt, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác vận tải khách công cộng
bằng xe buýt.
- Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến: Là tổng hợp hành trình, lịch trình chạy xe
của các chuyến xe theo chu kì trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Phân loại VTHKCC bằng xe buýt
- Theo vị trí tương đối so với trung tâm thành phố:
+ Tuyến hướng tâm (tuyến bán kính): Là tuyến hướng tâm về thành phố, nó bắt
đầu từ vùng ngoại ô và kết thúc ở trung tâm hoặc vành đai thành phố, loại này phục vụ
nhu cầu đi lại của hành khách từ ngoại thành vào thành phố và ngược lại.
+ Tuyến xuyên tâm (tuyến đường kính): Là tuyến đi xuyên qua trung tâm thành
phố, có bến đầu và bến cuối nằm ngoài trung tâm thành phố.
+ Tuyến tiếp tuyến (tuyến dây cung): Là tuyến không đi qua trung tâm thành
phố. Loại này thường được sử dụng trong các thành phố có dân cư lớn.
+ Tuyến vành đai: Loại tuyến này thường là những tuyến đường vòng chạy theo
đường vành đai thành phố.
+ Tuyến hỗ trợ: Tuyến này vận chuyển hành khách từ một vùng nào đó đến một
vài tuyến chính trong thành phố.
- Theo công suất hành khách:
+ Tuyến cấp 1: Tuyến có công suất luồng hành khách lớn (thường trên 5000HK/giờ).
+ Tuyến cấp 2: Tuyến có công suất luồng hành khách trung bình (thường từ
2000-3000HK/giờ).
+ Tuyến cấp 3: Tuyến có công suất luồng hành khách thấp (dưới 2000HK/giờ).
- Theo phạm vi hoạt động:

6
+ Tuyến buýt đô thị: Là tuyến buýt có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng
đón trả khách theo quy định.
+ Tuyến buýt nội tỉnh: Là tuyến buýt chỉ hoạt động trong phạm vi thành phố, hay
nói cách khác là điểm bắt đầu và kết thúc đều thuộc một tỉnh, thành phố và phục vụ
luồng hành khách nội thành.
+ Tuyến buýt liên tỉnh: Là tuyến buýt có điểm bắt đầu và điểm kết thúc ở hai
tỉnh, thành phố khác nhau, với mục đích trung chuyển hành khách từ tỉnh này đến tỉnh
khác, từ thành phố này đến thành phố khác.
+ Tuyến buýt kế cận: Là tuyến xe buýt có lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố đến
các tỉnh liền kề, các khu công nghiệp, khu du lịch (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của
một tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; Nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô
thi loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố.
c. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt
* Ưu điểm:
- Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray,
không cản trở và dễ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.
- Khai thác và điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt
trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.
- Khai thác hợp lý và kinh tế với dòng khách trung bình và nhỏ. Có thể tăng giảm
chuyến đi khi số lượng hành khách thay đổi.
- Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến khác nhau trên
cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung.
- Chi phí đầu tư tương đối thấp so với phương tiện VTHKCC hiện đại vì có thể
tận dụng mạng lưới đường bộ hiện tại của thành phố.
* Nhược điểm:
- Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác
còn thấp so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm… khả năng vượt tải thấp trong giờ cao
điểm vì dùng bánh hơi.
- Chi phí vận tải lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu.
- Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do khí xả, bụi, hoặc nhiên liệu
và dầu nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và ấn động.
Mặc dù vẫn còn những nhược điểm nhưng vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất trong VTHKCC. Nó đóng vai trò chủ yếu
trong vận chuyển hành khách trong thành phố.

7
d. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt
* Đối với hành khách:
- Tiết kiệm chi phí đi lại: Các loại chi phí như khấu hao phương tiện, chi phí bảo
dưỡng sửa chữa, chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí khác. Hiện nay chi phí đi
lại chiếm bình quân trên 10% thu nhập của cá nhân nên chúng ta cần cân nhắc lựa
chọn phương thức đi lại phù hợp để tiết kiệm và hiệu quả nhất.
- Đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe: Trong thành phố số lượng phương tiện cá
nhân ngày càng tăng, mật độ giao thông lớn, diện tích chiếm dụng mặt đường trung
bình cho một hành khách lớn, dẫn đến an toàn giao thông giảm. Vì vậy, VTHKCC
bằng xe buýt góp một phần không nhỏ cho việc giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
* Đối với nền kinh tế - xã hội:
- VTHKCC bằng xe buýt tạo thuận lợi cho việc phát triển chung đô thị: Đô thị
hóa luôn gắn liền với sự phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại,
văn hóa, khu giải trí,… kéo theo sự gia tăng về cả lãnh thổ và dân số đô thị. Từ đó xuất
hiện nhu cầu vận chuyển với công suất lớn và khoảng cách đa dạng. Điều này nằm
ngoài khả năng cung ứng của phương tiện cá nhân đối với đại bộ phận dân chúng. Hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt ra đời sẽ đáp ứng nhu cầu này.
- VTHKCC bằng xe buýt nhằm đảm bảo trật tự ổn định xã hội: Một người dân
thành phố bình quân đi lại 2-3 lượt/ngày để đi làm, đi học, thăm viếng…diễn ra liên
tục suốt ngày đêm biểu hiện bằng những dòng hành khách, dòng phương tiện lưu
thông trên đường. Vì vậy nếu bị ùn tắc ngoài tác hại về kinh tế còn ảnh hưởng tiêu cực
đến tâm lý, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- VTHKCC bằng xe buýt góp phần bảo vệ môi trường đô thị: Ở thành phố mật
độ dân cư lớn cùng với sự gia tăng càng lớn của phương tiện cá nhân, do đó GTVT
phải gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường.
- VTHKCC bằng xe buýt góp phần tiết kiệm quỹ đất đô thị và tiết kiệm chi phí
xã hội: Một xe buýt trung bình 45 chỗ có thể chở 60 hành khách, nếu 60 hành khách
này sử dụng xe máy thì sẽ chiếm đường gấp 3 lần xe buýt. Một người đi xe buýt bình
quân chỉ chiếm dụng 1,5m2 đường phố, trong khi 1 người đi xe máy tùy tốc độ nhanh
chậm thì chiếm dụng 8-12m2 đường, một người đi xe con chiếm dụng 28-32m2 đường.
1.1.3. Các yêu cầu đối với VTHKCC bằng xe buýt
- Về phạm vi hoạt động (theo không gian và thời gian):
+ Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC thường có cự ly trung bình đến
dài ở ngoại thành, phương tiện phải dừng đỗ dọc tuyến theo biểu đồ chạy xe cố định.

8
+ Thời gian hoạt động: Thời gian hoạt động của xe buýt phải cụ thể, đảm bảo
chính xác; có thể thay đổi theo giờ trong ngày (giờ cao điểm, giờ thấp điểm).
- Về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt:
+ Phương tiện phải có tính động lực và gia tốc cao do chạy trên tuyến đường
ngắn, nhiều điểm giao cắt; dọc tuyến mật độ giao thông cao, phải dừng đỗ nhiều lần,
tăng giảm vận tốc liên tục.
+ Phương tiện có bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng do lưu lượng hành khách lên
xuống nhiều. Thông thường chỗ ngồi không quá 40% sức chứa phương tiện. Cấu tạo
cửa và số cửa, bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm
bảo cho hành khách lên xuống thường xuyên, đảm bảo nhanh chóng, an toàn và giảm
thời gian phương tiện dừng đỗ tại mỗi trạm.
+ Trong phương tiện thường bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động
hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều (Người lái - Hành khách) đầy đủ để đảm
bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất.
+ Phương tiện thường đòi hỏi cao về việc bảo vệ môi trường (nhiên liệu, thông
gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả,…) do hoạt động trong đô thị thường xuyên phục
vụ khối lượng hành khách lớn.
+ Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu
thẩm mỹ về: hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe,… giúp HK
dễ nhận biết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện.
- Về tổ chức vận hành:
Yêu cầu hoạt động trên tuyến rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn; một
mặt đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất
lượng phục vụ hành khách và giữ gìn trật tự giao thông đô thị. Bởi vậy, để quản lý và
điều hành hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị
đồng bộ, hiện đại, trách nhiệm của lao động trực tiếp và trình độ quản lý, điều phối xe.
- Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành:
Vốn đầu tư ban đầu lớn vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi
phí đầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn như: nhà chờ, điểm dừng đỗ, hệ
thống thông tin, bến bãi,…) cùng với chi phí vận hành lớn (chi phí nhiên liệu và các
chi phí khác).
- Về hiệu quả tài chính:
Năng suất vận tải thấp do cự ly vận chuyển ngắn, phương tiện dừng lại tại nhiều
điểm… nên giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định thường thấp hơn
giá thành để có thể cạnh tranh với các phương tiện cá nhân đồng thời phù hợp với thu
9
nhập bình quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính của các nhà đầu tư
vào VTHKCC thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước thường
có chính sách trợ giá cho VTHKCC ở các thành phố lớn.
1.2. Nhu cầu đi lại và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại trong đô thị
1.2.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của nhu cầu đi lại
a. Khái niệm
- Nhu cầu đi lại là số lượng chuyến đi bình quân của một người trong một đơn vị
thời gian. Kí hiệu: N, đơn vị: chuyến đi/người/thời gian.
- Hệ số đi lại là số chuyến đi bình quân của một người trong một ngày.
- Chuyến đi là sự di chuyển có mục đích, với cự ly từ 500m trở lên (cự ly bình
quân giữa các điểm dừng xe buýt trong thành phố là 500m).
b. Phân loại
- Theo mục đích chuyến đi: Đi học, đi làm, đi chơi, đi du lịch, đi mua sắm, đi thăm
thân, đi về nhà, mục đích khác
- Theo giới hạn hành chính:
+ Chuyến đi trong thành phố + Chuyến đi liên tỉnh gần (buýt kế cận)
+ Chuyến đi ngoại ô + Chuyến đi liên tỉnh
- Theo tính chất chuyến đi: Chuyến đi thường xuyên và chuyến đi không thường xuyên
- Theo cự ly chuyến đi:
+ Cự ly ngắn: 0,5 – 5 km + Cự ly trung bình: 5 – 20 km
+ Cự ly dài: Trên 20 km

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa cự ly và chuyến đi


Theo thống kê, trong thành phố các chuyến đi có cự ly từ 3– 6 km chiếm tỷ lệ
lớn. Khi tính toán thường lấy cự ly đi lại bình quân của hành khách (chuyến đi tiêu
chuẩn) là 5km vì dễ tính toán và phù hợp với nhiều thành phố.
c. Đặc điểm

10
- Nhu cầu đi lại là một trong những nhu cầu thiết yếu cùng với các nhu cầu thiết
yếu khác như ăn uống, đi học…
- Nhu cầu đi lại ít có khả năng thay thế: Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu nên nhu
cầu đi lại hầu như không thể thay thế mà chỉ có thể thay thế phương thức di chuyển.
- Nhu cầu đi lại biến động theo thời gian và không gian
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại trong đô thị
a. Sự phát triển kinh tế xã hội – GDP/người/năm
Mức tăng trưởng GDP/người ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của hành khách. Khi
GDP tăng lên, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và đi lại của người dân tăng lên; Nhu cầu
này tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp vận tải cần phải cung
ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu này.

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa nhu cầu đi lại và mức tăng trưởng GDP
Từ đó, số lượng chuyến đi sẽ thay đổi theo các giai đoạn:
- Giai đoạn I: N tăng chậm
- Giai đoạn II: N tăng nhanh
- Giai đoạn III: N bão hòa
- Giai đoạn IV: N suy giảm nhanh
- Giai đoạn V: N suy giảm chậm
b. Quy mô đô thị
Khi quy mô đô thị tăng lên thì nhu cầu đi lại tăng lên do diện tích rộng, số lượng
các điểm thu hút nhiều thêm, có những loại điểm thu hút mà đô thị nhỏ không có. Do
đó, các chuyến đi thương mại, thăm thân tăng lên theo quy mô đô thị.
NI  NII  NIII
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của quy mô đô thị tới số lượng chuyến đi
Loại đô thị Dân số (triệu người) N (chuyến đi/người/năm)
Siêu đô thị Trên 10,0 900-1200
Loại I 1,00 800-950
11
Loại II 0,50 600-850
Loại III 0,25 400-650
Loại IV 0,10 300-450
Loại V 0,05 250-350
c. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi lại của người dân trong
thành phố như: nếu đường sá thuận lợi nhu cầu đi lại sẽ tăng lên và ngược lại; Có
VTHKCC chi phí chuyến đi rẻ hơn thì nhu cầu đi lại tăng lên và ngược lại.
d. Cơ chế, chính sách đối với phương tiện VTHKCC và phương tiện cá nhân
Các cơ chế chính sách ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi lại như:
- Chính sách kinh tế: Thuế, phí, giá,…
- Chính sách xã hội: Đối tượng sử dụng, sự khuyến khích,…
- Quy định về hành chính.
+ Nhiều thành phố của các nước có chủ trương cấm xe máy trong các đô thị, chỉ
cho lưu hành ở vùng nông thôn, khuyến khích sử dụng xe đạp.
+ Việt Nam bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, sẽ kích cầu sử dụng ô tô,
phương tiện công cộng.
e. Sự phát triển giao thông vận tải đô thị và chất lượng dịch vụ VTHKCC
- Sự phát triển giao thông đô thị thể hiện thông qua số lượng các loại phương thức
VTHKCC trong thành phố: Metro, xe buýt, đường sắt đô thị, monorail, tàu điện ngầm,…
- Thành phố nào có đa dạng các loại phương thức VTHKCC hơn đô thị sẽ phát
triển mạnh hơn và ngược lại. Đánh giá qua mật độ giao thông, tỷ lệ phương tiện cá
nhân/1000 dân thấy được nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng.
f. Sự phát triển của thông tin và truyền thông
Khi thông tin, truyển thông phát triển thì nhu cầu đi lại có xu hướng giảm tương
đối. Con người không nhất thiết phải di chuyển mà vẫn có thể liên lạc, trao đổi với
nhau; Gây ra hiện tượng giảm chuyến đi, giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông. Tuy
nhiên, khi thông tin và truyền thông phát triển, sự kết nối và sử dụng phương tiện giao
thông trở nên dễ dàng, thuận tiện.
g. Điều kiện thời tiết khí hậu và phong tục tập quán
- Khi thời tiết thay đổi (mưa, gió, bão, lốc, nóng, lạnh,…) là điều kiện khó xác
định, thông thường: Lựa chọn đi lại bằng phương tiện cá nhân giảm, thay vào đó nhu
cầu lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng tăng lên.
- Phong tục tập quán thuộc về thói quen, khó lượng hóa, phải đi điều tra thực tế.
h. Các yếu tố khác
12
- Theo số lượng dân cư, nhóm tuổi,…
- Thành phố có tuổi thọ trung bình trẻ có số lượng các chuyến đi mua sắm, vui
chơi giải trí cao hơn thành phố có tuổi thọ trung bình già.
Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại trong đô thị là đa dạng, có thể
hoặc không thể lượng hóa được; Có yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp khác.
1.3. Nội dung công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt
Những yêu cầu chung khi tổ chức vận tải hành khách cho tất cả các loại hình vận
chuyển cần:
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của hành khách
- Giảm thời gian chuyến đi của hành khách
- Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
- Tổ chức chạy xe phải theo thời gian biểu và biểu đồ chạy xe (đã xác định
trước), nếu có thay đổi phải có thông báo kịp thời, chính xác cho hành khách.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - tài chính
cho doanh nghiệp vận tải hành khách.
Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt phụ thuộc vào không những chỉ khối
lượng hành khách, kết quả hoạt động sản xuất (kinh tế, tài chính) của doanh nghiệp
vận tải hành khách mà còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu chất lượng phục vụ hành khách
trên tuyến. Tổ chức vận tải hành khách bao gồm các nội dung sau:
- Lựa chọn các phương pháp điều tra sự biến động luồng hành khách phù hợp
- Lập hành trình chạy xe trên tuyến và xây dựng lộ trình tuyến hợp lý, độ dài
tuyến cần phải phù hợp với diện tích và dân số trong và ngoài thành phố (với tuyến
buýt ngoại thành).
- Lựa chọn hình thức chạy xe căn cứ vào đặc điểm phân phối luồng hành khách
trên hành trình
- Lựa chọn phương tiện trên hành trình thông qua lựa chọn sơ bộ và lựa chọn chi
tiết phù hợp với các điều kiện khai thác tuyến đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại
lợi nhuận cho công ty
- Xác định các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật thiết yếu trên tuyến
- Xây dựng thời gian và biểu đồ chạy xe
- Tổ chức lao động cho lái, phụ xe
- Tổ chức kế hoạch tác nghiệp trên tuyến
- Kiểm tra và quản lý hoạt động của xe trên đường đảm bảo an toàn chạy xe.

13
Điều tra hành khách Lập kế hoạch tác nghiệp Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Tính toán phân tích
tác nghiệp KQSXKDVT

Lập Lựa chọn Lựa chọn Xác định Xây dựng Tổ chức
Đưa xe Quản lý
hành bố trí hình thức các chỉ tiêu thời gian lao động
ra hoạt hoạt động
trình phương chạy xe khai thác kĩ biểu, biểu cho lái
động của xe trên
chạy xe tiện trên tuyến thuật đồ chạy xe xe
đường

Điều kiện hành khách


Xác định điểm đầu, điểm cuối Lựa chọn sơ bộ

Điều kiện đường sá

Xác định lộ trình tuyến Lựa chọn chi tiết


Điều kiện tổ chức kĩ thuật

Xác định hệ thống điểm dừng đỗ


Điều kiện thời tiết khí hậu
Năng Chi phí Giá Tỉ suất
suất nhiên thành lợi
Kiểm tra sự phù hợp liệu nhuận Điều kiện kinh tế - xã hội

Hình 1.4: Sơ đồ nội dung công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

14
1.3.1. Điều tra luồng hành khách
a. Mục đích điều tra luồng hành khách.
Mục đích của điều tra luồng hành khách là thu thập cơ sở dữ liệu cần thiết cho
các vấn đề tổ chức phục vụ vận chuyển hành khách một cách tốt nhất. Việc vận
chuyển có thể tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau, nó phụ thuộc hoàn toàn
các điều kiện vận chuyển, quy mô luồng hành khách.
b. Yêu cầu điều tra luồng hành khách.
- Đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu đi lại của hành khách
- Giảm thời gian chuyến đi của hành khách
- Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
- Tổ chức chạy xe phải theo quy định (về thời gian biểu và biểu đồ chạy xe); Nếu
có thay đổi cần phải có thông báo kịp thời, chính xác cho hành khách.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo các tiêu chí kinh tế - tài chính
cho doanh nghiệp và cho hành khách
- Lựa chọn đúng các phương pháp điều tra sự biến động luồng hành khách
- Xác định hệ thống hành trình hợp lý
c. Phương pháp điều tra luồng hành khách.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp dựa vào số liệu thống kê và số vé bán
được ở các tuyến theo từng chuyến mà lái phụ xe ghi chép trong ca làm việc. Dựa vào
số liệu này có thể xác định: Khối lượng hành khách theo từng chặng và cả hành trình
theo từng chuyến. Song phương pháp này không đảm bảo đầy đủ vì cơ sở của phương
pháp này hạn chế về nguồn thông tin. Ngoài ra đối với vé xe buýt trong thành phố
thường vé đồng hạng, vé sử dụng cho nhiều hình thức vận tải, vé tháng…
- Phương pháp dự báo: Dựa vào số liệu thống kê và dùng các phương pháp phân tích,
xác suất thống kê để xác định khối lượng vận chuyển hành khách trong thời gian tới.
- Phương pháp điều tra mặt cắt: Xác định số lượng, lưu lượng phương tiện (xe) tiêu
chuẩn trong một ngày đêm hoặc trong một giờ cao điểm theo một hướng. Phương pháp
được áp dụng tại các ngã tư, điểm giao cắt để xác định chu kì đèn giao thông hợp lý.
- Phương pháp phát thẻ: Chỉ áp dụng cho vận tải hành khách công cộng, nhằm
xác định lượng hành khách sử dụng phương thức đang điều tra, nhu cầu đi lại của hành
khách theo giờ và quy luật di chuyển, chiều dài bình quân chuyến đi hành khách.
- Phương pháp bản ghi: Áp dụng phổ biến cho VTHKCC trong thành phố.
Phương pháp này cho kết quả là hệ số lợi dụng trọng tải bỉnh quân trên tuyến và hệ số
biến đổi hành khách.

15
Phương pháp bản ghi có thể tiến hành theo toàn bộ hay chọn mẫu, số liệu thu
thập được bao gồm: Khối lượng và lượng luân chuyển theo từng hành trình và tất cả
mạng lưới, độ dài bình quân một chuyến đi theo từng hành trình, hệ số sử dụng trọng
tải tĩnh của xe theo từng hành trình và theo từng chặng, sự thay đổi hành khách theo
giờ trong ngày, ngày trong tuần và theo không gian, doanh thu vận tải theo từng hành
trình.
Cách tổ chức: Nhân viên điều tra theo xe tại mỗi cửa lên xuống có một người ghi
chép theo bảng riêng tại cửa do mình phụ trách.
Bảng 1.2: Mẫu điều tra theo phương pháp bản ghi
Đầu A Đầu B
Tên Tên
STT Cự ly Lên Xuống Cự ly Lên Xuống
điểm điểm
(m) (HK) (HK) (m) (HK) (HK)
dừng dừng
1
2
… … … … … … … … …
Đầu B Đầu A
Tổng Tổng
- Phương pháp quan sát bằng mắt: Cho biết số lượng hành khách tại mỗi điểm
dừng chủ yếu để điều chỉnh hợp lý về loại xe và tần suất chạy xe. Phương pháp này
đòi hỏi phải quan sát ở tất cả các điểm điều tra. Chỉ sử dụng khi đánh giá hệ số sử
dụng trọng tải ở giờ cao điểm nói riêng và trong ngày nói chung ở các điểm có lưu
lượng lớn nhằm lựa chọn loại xe phù hợp với từng hành trình
1.3.2. Lập hành trình chạy xe
a. Khái niệm hành trình chạy xe
Hành trình chạy xe buýt là đường đi của xe buýt trên một tuyến đường cụ thể,
được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đỗ trên tuyến. Hành trình
vạch ra để phù hợp với nhu cầu đi lại của luồng hành khách.
b. Phân loại hành trình chạy xe
Căn cứ vào điểm đầu và điểm cuối, hành trình theo lãnh thổ được phân thành:
- Hành trình xe buýt trong thành phố - Hành trình xe buýt ngoại ô
- Hành trình xe buýt nội tỉnh - Hành trình xe buýt liên tỉnh
- Hành trình xe buýt liên quốc gia
Yêu cầu đặt ra với hành trình xe buýt:
* Yêu cầu chung:

16
Khi có một công trình mới (kinh tế, văn hóa) lượng thu hút hành khách cũng thay
đổi, do đó nhu cầu đi lại của hành khách cũng thay đổi, phải nghiên cứu mạng lưới
hành trình xe buýt cho phù hợp.
Các hành trình xe buýt khi thiết lập đảm bảo thuận tiện cho hành khách (thời gian
đi lại là nhỏ nhất) và phù hợp với tốc độ giao thông, an toàn giao thông đảm bảo hiệu
quả sử dụng phương tiện.
Điểm đầu, điểm cuối của hành trình, độ dài hành trình phải phù hợp nhu cầu đi
lại của hành khách. Trên lộ trình tuyến có các điểm quy định cho xe buýt dừng đón, trả
khách. Xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng trên lộ trình.
* Khi lựa chọn phương án hành trình cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Các hành trình cần phải đi qua các điểm thu hút hành khách lớn như: Nhà ga, bến
cảng, chợ, sân vận động, công viên, rạp hát, trường học…theo đường đi hợp lý đảm
bảo thời gian đi lại của hành khách.
Các điểm đầu và điểm cuối cần phải đủ diện tích và thiết bị cần thiết cho xe quay
trở và thuận tiện cho lái xe khi hoạt động.
Mạng lưới hành trình xe buýt phải phù hợp với sơ đồ luồng hành khách và độ dài
bình quân chuyến đi của hành khách.
Hành trình xe buýt trong thành phố cần phải kết hợp với hành trình của các
phương thức vận tải khác:
+ Độ dài của các tuyến xe buýt trong thành phố cần phải phù hợp với diện tích và
dân số thành phố.
+ Đảm bảo chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện.
c. Quy trình xây dựng lộ trình tuyến
Quy trình xây dựng tuyến theo sơ đồ sau:

Xác định điểm Xác định lộ Xác định điểm Kiểm tra sự phù
đầu cuối của trình tuyến dừng dọc đường hợp của tuyến
tuyến

Hình 1.5: Xác định hành trình chạy xe


Cụ thể quy trình được triển khai như sau:
- Xác định hành trình chạy xe:
Tìm điểm đầu, điểm cuối phù hợp với yêu cầu:
+ Phải là những điểm thu hút hành khách lớn

17
+ Phải có diện tích rộng để quay trở xe hoặc dừng đỗ xe
+ Không làm ảnh hưởng đến các luồng giao thông
- Xác định lộ trình tuyến:
Lộ trình tuyến đảm bảo đi qua các điểm thu hút: Công viên, siêu thị, trung tâm
thương mại, chợ, trường học, cơ quan Nhà nước và các điểm giao cắt giao thông,…
Bố trí lộ trình tuyến hợp lý để giảm thời gian chạy xe, an toàn chạy xe và đảm
bảo nâng cao khả năng thông xe trên đường. Khi xác định lộ trình tuyến cần quan tâm
đến hệ thống điểm dừng, các điểm dừng phải thoải mãn yêu cầu sau:
+ Xác định điểm dừng đỗ hợp lý
+ Là nơi thu hút hành khách, đảm bảo an toàn để hành khách lên xuống thuận tiện
+ Điểm dừng xe buýt trên đường bộ phải đảm bảo đúng Luật giao thông đường bộ
+ Khoảng cách tiếp cận với thời gian ngắn nhất
+ Phạm vi điểm dừng xe buýt phải sơn vạch phản quang để người điều khiển các
phương tiện giao thông khác phân biệt
+ Vị trí đỗ xe tại các điểm đảm bảo an toàn giao thông: Không gây ách tắc, cản
trở các phương tiện khác. Nếu trên tuyến có nhiều loại hình/ tuyến xe công cộng nên
bố trí hợp nhất một trạm dừng đỗ
+ Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn
kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến,
tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo
+ Tại các điểm dừng xe buýt trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 05m trở lên
và ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 2,5m trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt
1.3.3. Lựa chọn phương tiện trên hành trình
Phương tiện VTHKCC phải đảm bảo các yêu cầu:
- An toàn trong vận hành, công trình mà tuyến đi qua, an toàn cho hành khách,
lái xe và phương tiện giao thông khác trên đường.
- Đáp ứng tiêu chuẩn kích thước, trọng tải theo quy định của pháp luật, phù hợp
với điều kiện hoạt động trên đường.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và yêu cầu mỹ quan đô thị.
- Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và
còn hạn theo quy định.
- Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình

18
Để vận chuyển hành khách có thể sử dụng nhiều loại xe có sức chứa khác nhau.
Song hiệu quả sử dụng phương tiện cũng sẽ khác nhau khi chúng không phù hợp với
cường độ luồng hành khách trên các hành trình. Quá trình lựa chọn phương tiện tiến
hành bao gồm: lựa chọn sơ bộ phương tiện và lựa chọn chi tiết phương tiện.
a. Lựa chọn sơ bộ phương tiện
Đây là bước lựa chọn đánh giá theo một số tiêu chí cơ bản như: Hình dáng, sức
chứa, động cơ, tải trọng,… Theo các yếu tố: Công suất luồng hành khách vào giờ cao
điểm, biến động luồng hành khách theo giờ trong ngày và theo chiều dài hành trình
(biến động theo không gian), chế độ làm việc của xe trên hành trình, khả năng thông
qua của đường, chiều dài hành trình và độ dài bình quân chuyến đi của hành khách,…
Sau đó lựa chọn ra loại xe phù hợp với điều kiện tổ chức, khai thác vận tải như:
Điều kiện luồng hành khách, điều kiện đường sá, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện
tổ chức – kỹ thuật, điều kiện kinh tế – xã hội.
Để xác định sức chứa hợp lý, ta phân tích mối quan hệ giữa công suất luồng hành
khách và sức chứa của phương tiện. Mối quan hệ đó được biểu thị qua bảng sau:
Bảng 1.3: Quan hệ công suất luồng hành khách và sức chứa của xe
STT Công suất luồng hành khách Sức chứa của xe (chỗ)
1 200 - 1000 40
2 1000 – 1800 65
3 1800 – 2600 80
4 2600 – 3800 110
5 >3800 180
Xác định sức chứa hợp lý theo lượng luân chuyển hành khách trên 1km hành
trình được xác định qua bảng sau:
Bảng 1.4: Quan hệ giữa lượng luân chuyển hành khách với sức chứa của xe
Lượng luân chuyển HK Sức chứa phương tiện
STT
(1000HK.Km/Km hành trình) (chỗ)
1 <6 40
2 6 – 10 60
3 10 – 16 80 - 85
4 >16 150 - 160
b. Lựa chọn chi tiết phương tiện
Yêu cầu: Việc lựa chọn phương tiện phải đảm bảo sao cho chi phí thấp nhất,
năng suất lớn nhất để đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của hành khách
So sánh lựa chọn phương tiện theo các hàm mục tiêu:
+ Năng suất: WP → Max
+ Chi phí: C → Min

19
+ Lợi nhuận: L → Max
Để lựa chọn chi tiết phương tiện ta cần căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
- Năng suất phương tiện:
+ Khối lượng hành khách vận chuyển bình quân trong 1 chuyến:
𝑄𝐶 = 𝑞𝑇𝐾 × 𝛾đ × 𝜂𝐻𝐾 (HK) (1.1)
𝑃𝐶 = ∑ 𝑄 × 𝐿𝐻𝐾 (HK.Km) (1.2)
Trong đó: qTK : Trọng tải thiết kế của phương tiện
𝛾đ : Hệ số lợi dụng trọng tải
𝜂𝐻𝐾 : Hệ số thay đổi hành khách
LHK : Cự ly đi lại bình quân của hành khách
+ Ưu điểm của việc lựa chọn theo chỉ tiêu này: Đơn giản, thuận tiện và chính xác.
+ Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, chưa
tính đến tính kinh tế.
- Chi phí nhiên liệu:
CNL = QNL × GNL (1.3)
∑ Lchg ∑P
Q NL = K1 × + K2 × + K 3 × n (1.4)
100 1000

Trong đó: CNL: Chi phí nhiên liệu (đồng)


GNL: Giá 1 lít nhiên liệu (đồng)
QNL: Mức tiêu hao nhiên liệu trong một năm
∑ 𝐿𝑐ℎ𝑔 : Tổng quãng đường chung quy đổi ra đường loại I
∑ 𝑃: Tổng lượt luân chuyển quy đổi ra đường loại I
K1: Mức tiêu hao nhiên liệu cho 100km xe chạy
K2: Mức tiêu hao nhiên liệu bổ sung cho 100km xe chạy có khách.
K3: Mức hao phí nhiên liệu cho một lần quay trở đầu xe
N: Số lần quay đổi đầu xe
- Giá thành vận tải:
+ Giá thành là hao phí lao động sống và lao động quá khứ được kết tinh trong
một đơn vị sản phầm. Đây là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng, nó phản
ánh tổng hợp mọi kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
+ Giá thành trong vận tải ô tô được xác định theo các khoản chi phí bao gồm các
khoản mục chi phí sau: Chi phí tiền lương và các khoản thoe lương của lái phụ xe, các
loại bảo hiểm, chi phí nhiên liệu, chi phí dầu bôi trơn, chi phí trích trước săm lốp, chi

20
phí BDKT và SCTX, chi phí khấu hao cơ bản phương tiện vận tải, chi phí sửa chữa
lớn, các loại phí, lệ phí, chi phí quản lý doanh nghiệp, các loại thuế đánh vào yếu tố
đầu vào của sản xuất. Giá thành vận tải được tính bằng tổng chi phí chia cho tổng sản
phẩm vận tải:
∑C
SQ = ∑ (đ/HK) (1.5)
Q
∑C
SP = ∑ (đ/HK.Km) (1.6)
P

Trong đó: ∑ 𝐶: Tổng chi phí


SQ: Giá thành để vận chuyển 1 HK
SP: Giá thành để vận chuyển 1 HK.Km
1.3.4. Lựa chọn hình thức tổ chức chạy xe trên tuyến
Căn cứ vào đặc điểm phân phối luồng hành khách trên hành trình mà ta có thể
lựa chọn các hình thức chạy xe như sau:
- Hình thức chạy xe buýt thông thường: Là những chuyến xe dừng lại ở tất cả các
điểm dừng trên hành trình đã quy định. Các chuyến xe được thực hiện bình thường
trong ngày, vào giờ cao điểm và cùng được thực hiện cùng với các phương thức khác.
- Hình thức chạy xe buýt tốc hành: Là hành trình xe buýt chỉ dừng lại cở những
điểm dừng chính còn điểm dừng khác không dừng lại (ít hơn số lượng điểm dừng của
xe buýt nhanh)
- Hình thức chạy xe buýt theo hành trình rút ngắn: Là hành trình chạy xe chỉ
dừng lại ở các điểm dừng đỗ chủ yếu được ghi rõ trong biểu đồ chạy xe mà không phải
ở tất cả các điểm dừng. Có 2 hình thức chạy xe buýt theo hành trình rút ngắn:
+ Theo không gian: Là hành trình xe buýt chạy không hết hành trình
+ Theo thời gian: Là loại hành trình áp dụng vào giờ cao điểm khi lượng
phương tiện tham gia giao thông lớn và xảy ra ách tắc giao thông. Hình thức tổ chức
chạy xe không theo lộ trình đã xác định để đảm bảo sẽ rút ngắn thời gian và về bến
đúng quy định
- Hình thức xe buýt gọi: Là hình thức chạy xe để đón khách có nhu cầu (khách
gọi xe) đến một điểm. Hình thức này áp dụng tại các điểm và vùng dân cư thưa thớt.
1.3.5. Các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật chủ yếu trong VTHKCC bằng xe buýt
a. Nhóm chỉ tiêu về phương tiện
- Số xe có (AC):
AC = AT + ABDSC = AVD + ADP + ABDSC (xe) (1.7)
Trong đó: AC: số xe có trên tuyến.
21
AVD: Số xe vận doanh trên tuyến. Số xe vận doanh phản ánh mức độ sử
dụng phương tiện về mặt thời gian.
AT: Số xe tốt (xe sẵn sàng đủ điều kiện để khai thác, AT = AVD + ADP)
ABDSC: Số xe bảo dưỡng sửa chữa
ADP: Số xe dự phòng, điều độ
∑ 𝐴𝐷𝑣𝑑 ∑ 𝐴𝐷𝑇
- Hệ số ngày xe vận doanh: 𝛼𝑣𝑑 = ∑ 𝐴𝐷𝐶
, 𝛼𝑇 = ∑ (1.8)
𝐴𝐷𝐶

b. Nhóm chỉ tiêu về tốc độ


𝐿𝑀
- Vận tốc kĩ thuật (VT) 𝑉𝑇 = (km/h) (1.9)
𝑇𝑙𝑏
𝐿𝑀
- Vận tốc lữ hành (VLH) 𝑉𝐿𝐻 = (km/h) (1.10)
𝑇𝑙𝑏 +𝑇𝑑đ
𝐿𝑀
- Vận tốc khai thác (VKT) 𝑉𝐾𝑇 = (km/h) (1.11)
𝑇𝑙𝑏 +𝑇𝑑đ+𝑇đ𝑐

Trong đó: LM: chiều dài hành trình


Tlb: Thời gian xe lăn bánh
Tdđ: Thời gian xe dừng đón trả khách
Tđc: Thời gian đầu cuối
c. Nhóm chỉ tiêu về thời gian
𝐿𝑀
- Thời gian xe lăn bánh (Tlb): 𝑇𝑙𝑏 = (phút) (1.12)
𝑉𝑇

- Thời gian xe dừng đón trả khách (Tdđ): 𝑇𝑑đ = 𝑛 × 𝑡0 (phút) (1.13)
n: số lượng điểm dừng đón trả khách trên hành trình
𝐿𝑀
𝑛= –1
𝐿0

L0: Chiều dài bình quân giữa các điểm dừng


t0: thời gian dừng đỗ trung bình tại 1 điểm dừng
- Thời gian đầu cuối (Tđc): Tđc (phút)
- Thời gian 1 chuyến xe (TC): 𝑇𝐶 = 𝑇đ𝑐 + 𝑇𝑙𝑏 + 𝑇𝑑đ (phút) (1.14)
- Thời gian 1 vòng xe (TV): 𝑇𝑉 = 2 × 𝑇𝐶 (phút) (1.15)
Trong vận tải hành khách thời gian 1 vòng xe thường bằng 2 lần thời gian 1 chuyến xe
- Thời gian hoạt động trong ngày (T): Tính từ lúc mở bến đến đóng bến
𝑇𝑉
- Giãn cách chạy xe (I): I = (phút), nên chọn I là ước của 60 để có thể dễ
𝐴𝑉𝐷

dàng quản lý.


d. Nhóm chỉ tiêu về quãng đường
- Chiều dài hành trình (LM): Quãng đường xe chạy từ điểm đầu đến điểm cuối.

22
- Quãng đường huy động (Lhđ): Quãng đường từ nơi xe tập kết đến điểm đầu xuất phát
- Quãng đường xe chạy ngày đêm (Lnđ):
Lnđ = Lhđ + zc ×LM
- Cự ly đi lại bình quân của hành khách (LHK)
e. Nhóm chỉ tiêu về trọng tải
- Trọng tải thiết kế: q chỗ (chỗ đứng + chỗ ngồi)
𝑞𝑡𝑡
- Hệ số sử dụng trọng tải: 𝛾 =
𝑞𝑡𝑘

Trong đó: qtk: Trọng tải thiết kế


qtt: Trọng tải thực tế
𝐿𝑀
- Hệ số thay đổi hành khách: 𝜂𝐻𝐾 ≥
𝐿𝐻𝐾

f. Nhóm chỉ tiêu về năng suất phương tiện


- Năng suất 1 chuyến xe:
𝑊𝑄𝐶 = 𝑞 × 𝛾 × 𝜂𝐻𝐾 (HK)
𝑊𝑃𝐶 = 𝑊𝑄𝐶 × 𝐿𝐻𝐾 = 𝑞 × 𝛾 × 𝜂𝐻𝐾 × 𝐿𝐻𝐾 = 𝑞 × 𝛾 × 𝐿𝑀 (HK.Km)
- Năng suất phương tiện trong một ngày:
𝑊𝑄𝑛𝑔 = 𝑊𝑄𝐶 × 𝑍𝑒 (HK/ngày)
𝑊𝑃𝑛𝑔 = 𝑊𝑝𝐶 × 𝑍𝑒 (HK.Km/ngày)
Ze: Số chuyến xe trong ngày
- Năng suất phương tiện trong 1 tháng:
𝑊𝑄𝑡ℎá𝑛𝑔 = 𝑊𝑄𝑛𝑔à𝑦 × 𝐷 × 𝛼𝑣𝑑 (HK/tháng)
𝑊𝑃𝑡ℎá𝑛𝑔 = 𝑊𝑃𝑛𝑔à𝑦 × 𝐷 × 𝛼𝑣𝑑 (HK.Km/tháng)
- Năng suất phương tiện 1 năm:
𝑊𝑄𝑛ă𝑚 = 𝑊𝑄𝑡ℎá𝑛𝑔 × 12 (HK/năm)
𝑊𝑃𝑛ă𝑚 = 𝑊𝑃𝑡ℎá𝑛𝑔 × 12 (HK.Km/năm)
1.3.6. Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe
a. Mục đích của thời gian biểu và biểu đồ chạy xe
- Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương
tiện, lái xe, nâng cao hiệu quả và chất lượng và cung cấp đầy đủ thông tin cho hành
khách.
- Thời gian biểu chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về tổ chức vận tải của
những xe buýt hoạt động theo hành trình trong đó quy định về chế độ chạy xe (thời

23
gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ), chế độ lao động cho lái xe, thời gian làm việc của
hành trình (thời gian mở - đóng tuyến), số lượng xe, chuyến xe.
- Biểu đồ chạy xe khác nhau giữa ngày làm việc và ngày nghỉ. Những hành trình
hoạt động liên tục trong năm cũng phải lập riêng.
- Thời gian biểu hay biểu đồ chạy xe được thể hiện ở dạng bảng hay ở dạng biểu
đồ cho từng hành trình cụ thể sau đó dựa vào yêu cầu của tổ chức quản lý và phục vụ
hành khách để lập:
+ Thời gian đi, đến ở trạm đầu, cuối (điều độ)
+ Thời gian làm việc của lái xe (quản lý lái xe)
+ Thời gian biểu giãn cách chạy xe biết ở điểm đầu, cuối (cho hành khách).
b. Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe
Các số liệu cần thiết khi lập biểu đồ:
- Chiều dài hành trình, chiều dài giữa các điểm đỗ.
- Tốc độ kỹ thuật cho từng đoạn (giữa hai điểm đỗ) theo thời gian trong ngày.
- Thời gian đỗ ở các điểm đỗ.
- Thời gian một chuyến, một vòng, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian và
địa điểm nghỉ ngơi, ăn uống…
- Quãng đường huy động.
- Lượng xe hoạt động trong ngày trên hành trình.
Trong thực tế hoạt động của xe, của tuyến có thể có sai số với biểu đồ chuẩn với
giới hạn tối đa như sau: Đối với các tuyến vận tải hành khách trong thành phố là +(-) 1
phút; đối với các tuyến vận chuyển hành khách nội tỉnh là +(-) 3 phút, đối với tuyến
vận tải hành khách liên tỉnh là +(-) 5 phút.
1.3.7. Tổ chức lao động cho lái xe, phụ xe.
a. Mục đích tổ chức lao động cho lái xe
Công tác tổ chức lao động cho lái xe trong doanh nghiệp vận tải nhằm mục đích:
+ Sử dụng lao động lái xe một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện tổ chức, kỹ
thuật, tâm sinh lý của người lái xe nhằm không ngừng nâng cao sức lao động.
+ Bồi dưỡng cho lái xe có trình độ về văn hóa, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ
và đặc biệt đảm bảo mức sống vật chất, tinh thần của người lái xe nhằm tái sản xuất
mở rộng sức lao động và phát triển toàn diện con người.
b. Một số yêu cầu khi tổ chức lao động cho lái xe

24
- Lái, phụ xe là lao động trực tiếp, phức tạp, nguy hiểm có liên quan đến tính
mạng và an toàn của hành khách và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của
doanh nghiệp vận tải. Cho nên cần phải bố trí, tổ chức lao động cho lái, phụ xe phù
hợp, khoa học và đảm bảo những quy định về chế độ lao động do nhà nước quy định.
Tổ chức lao động cho lái xe phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổng số thời gian làm việc trong tháng bằng quy định về thời gian lao động do nhà
nước quy định. Độ dài ca làm việc xe không nên lớn hơn 10 giờ trong một ngày đối với
buýt nội tỉnh và trong thành phố; không nên lớn hơn 12 giờ đối với tuyến liên tỉnh.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe thông thường ổn định lái xe trên tuyến và
lái xe được bố trí theo nốt (chuyến) cụ thể trong tháng.
- Thời gian chuẩn bị và kết thúc ca làm việc là 15 – 20 phút.
- Tổ chức lao động lái xe và tổ chức chạy xe vào các ngày lễ, tết, chủ nhật… phải
theo chế độ phục vụ công cộng của Nhà nước quy định.
c. Nội dung công tác tổ chức lao động cho lái xe
- Hình thành cơ cấu lao động lái xe tối ưu cho doanh nghiệp.
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động.
- Đảm bảo yếu tố vật chất cho lái xe.
- Tổ chức làm việc hợp lý, tăng cường công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lái xe.
d. Hình thức tổ chức lao động cho lái xe
Hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều áp dụng chủ yếu hai hình thức sau:
- Hình thức khoán cho lái xe: 1 xe 1 lái hoặc 1 xe 2 lái.
- Hình thức tổ chức cho lái xe làm việc theo ca: Mỗi lái xe 1 ca, thường ca làm sẽ
kéo dài không quá 10 giờ/ ngày và không làm việc liên tục 4 giờ (Khoản 1 Điều 65
Luật Giao thông đường bộ 2008). Giờ bắt đầu và giờ kết thúc một ca còn phụ thuộc
vào từng tuyến hoạt động cũng như từng nốt xe chạy.
e. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn của xe trước khi khởi hành
- Thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp cấp; đảm bảo an ninh, trật tự
trên xe; đón, trả khách tại các điểm đón, trả khách và chạy đúng hành trình.
- Đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành
khách ngồi đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách
(đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em); có thái độ phục
vụ văn minh, lịch sự.
25
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt khi làm việc phải đeo bảng tên và mặc
đúng đồng phục; Phải hiểu biết những quy định về vận tải hành khách, có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Sau khi tìm hiểu, tham khảo và chắt lọc những kiến thức từ nhiều bài giảng của
nhà trường, sách báo cùng với các văn bản luật, nghị định, thông tư liên quan. Chương
1 của đồ án đưa ra đã hệ thống hóa được về mặt lý luận khái quát những vấn đề cơ bản
về tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ việc làm rõ các khái niệm,
cách thức phân loại VTHKCC, đặc điểm, vai trò và những yêu cầu đối với VTHKCC
bằng xe buýt đến việc đưa ra đầy đủ khái niệm, phân loại, đặc điểm của nhu cầu đi lại.
Phần tiếp theo của chương đã tổng hợp theo hình thức sơ đồ hóa nội dung công tác tổ
chức VTHKCC bằng xe buýt đồng thời đưa ra hệ thống các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật
chủ yếu trong VTHKCC. Đây là khung lý thuyết cơ bản, là cơ sở để đồ án phân tích
đánh giá hiện trạng trong chương 2 và đề xuất giải pháp trong chương 3.

26
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN 58:
YÊN PHỤ - THẠCH ĐÀ (MÊ LINH) CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH
VỤ XÂY DỰNG BẢO YẾN
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến
2.1.1. Lịch sử hình thành
a. Giới thiệu chung

Hình 2.1: Logo công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến
Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH DU LỊCH, DỊCH VỤ XÂY DỰNG BẢO YẾN
Tên Tiếng Anh: BAO YEN CONSTRUCTION SERVICES, TOURISM
COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: BAO YEN CO., LTD
Tên thường gọi: Công ty Bảo Yến hay Bảo Yến Bus
Trụ sở chính: Khu Cầu Lớn - Nam Hồng - Đông Anh - Hà Nội
Điện thoại: 02471077777
Fax: 0439583408
Email: Baoyenbus@yahoo.com.vn
Website: www.baoyenbus.com
Người đại diện: Nguyễn Anh Tuấn
Ngày thành lập: 15/04/2002
Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Vốn điều lệ: 230.000.000.000 đồng
b. Quá trình hình thành và phát triển

27
Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến được thành lập theo giấy
phép đăng kí kinh doanh số: 0102004804 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 15 tháng 4 năm 2002.
Công ty có chức năng hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ như: vận tải hàng
hóa, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách tuyến cố định, vận
tải hợp đồng… và trong một số lĩnh vực khác như: sản xuất, kinh doanh dịch vụ….
Đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2002, Công ty với 07 phương tiện là xe ô tô có
trọng tải từ 2,5 – 3,5 tấn với 12 CBCNV. Công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng
từ Đông Anh tới trung tâm thành phố Hà Nội phục vụ việc xây dựng và phát triển
chung của Thủ Đô.
Năm 2004, theo đà phát triển chung của Đất Nước, đáp ứng nhu cầu đi lại của
người dân. Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến đã đầu tư và phát triển
thêm lĩnh vực xe Taxi và cho thuê xe tự lái, xe phục vụ nhu cầu tham quan du lịch.
Năm 2007, để góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành
phố Hà Nội, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô, công ty đã tham gia
vận hành 03 tuyến xe buýt, cụ thể:
- Tuyến 57: KĐT Mỹ Đình II- Bến xe Hà Đông, đi vào khai thác từ ngày 13/04/2007.
- Tuyến 58: Yên Phụ- Siêu thị Mê Linh Plaza, đi vào khai thác ngày 14/02/2007.
- Tuyến 59: Thị trấn Đông Anh- Đại học Nông nghiệp I, đi vào khai thác ngày
07/10/2007.
Qua thời gian ngắn hoạt động, bằng nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo công ty
cũng như toàn thể CBCNV Công ty. Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo
Yến đã tạo được sự tin tưởng của hành khách đi xe buýt, Sở Giao thông vận tải Hà Nội
cũng như UBND TP Hà nội. Chính vì vậy, Công ty đã được giao nhiệm vụ vận hành
các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội, cụ thể:
- Tuyến 60: BX Nam Thăng Long– BX Nước Ngầm, đi vào khai thác từ ngày
03/02/2008.
- Tuyến 76: BX Sơn Tây– BX Trung Hà, đi vào khai thác vào tháng 06/2011.
- Tuyến 61: Vân Hà– BVĐK Mê Linh, đi vào khai thác từ ngày 01/11/2012.
- Tuyến 65: Thụy Lâm (Đông Anh) – Trung Mầu (Gia Lâm), đi vào khai thác từ ngày
29/10/2013.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội về việc xây dựng triển khai Đề
án "Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025".

28
Ngày 21/3/2017 Công ty Bảo Yến chính thức đưa 30 phương tiện đạt tiêu chuẩn khí
thải Euro 4 đầu tiên tại Việt Nam thay thế các phương tiện sử dụng nhiên liệu Diesel
trên các tuyến buýt số 60A và 61.
Với mục tiêu xây dựng một thành phố xanh, sạch, văn minh và được UBND
thành phố phê duyệt đưa vào vận hành thí điểm các tuyến buýt chạy bằng nhiên liệu
sạch (khí CNG). Ngày 01/8/2018 Công ty đã đưa vào vận hành 03 tuyến buýt CNG
đầu tiên của thành phố Hà Nội, cụ thể:
- Tuyến CNG 01: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây.
- Tuyến CNG 02: Bến xe Yên Nghĩa – KĐT Đặng Xá.
- Tuyến CNG 03: Bệnh viện nhiệt đới TW cơ sở 2 – KĐT Times City.
Như vậy, tính đến tháng 8 năm 2018, Công ty thực hiện vận hành 10 tuyến xe
buýt phục vụ nhu cầu của người dân đi lại trong phạm vi nội đô.
Từ 18/11/2019 đến 06/12/2019 công ty tiếp tục đưa vào 4 tuyến xe buýt sức chứa
30 chỗ sử dụng nhiên liệu sạch khí CNG vào hoạt động,
- Tuyến CNG 04: Nam Thăng Long – Kim Lũ (Sóc Sơn).
- Tuyến CNG 05: Cầu Giấy – Tam Hiệp.
- Tuyến CNG 06: Nhổn – Thọ An.
- Tuyến CNG 07: Bến xe Yên Nghĩa – Hoài Đức.
Nâng tổng số tuyến buýt của công ty hiện nay lên 14 tuyến.
Ngoài ra, công ty còn đầu tư phát triển thêm lĩnh vực vận tải hành khách theo
tuyến cố định với tên công ty là: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Bảo Yến. Thời gian
hoạt động kể từ ngày 28/11/2008 với 05 tuyến xe khách chất lượng cao, cụ thể:
- Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình (Hà Nội) – Bến xe Tuyên Quang.
- Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình (Hà Nội) – Na Hang.
- Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình (Hà Nội) – Chiêm Hóa.
- Tuyến xe chất lượng cao Bến xe Tuyên Quang – Xuân Vân.
- Tuyến xe chất lượng cao Bến xe Tuyên Quang – Bến xe Bắc Ninh.
Với mục tiêu phát triển không ngừng, Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng
Bảo Yến tiếp tục đầu tư phát triển thêm lĩnh vực vận tải hợp đồng đưa đón nhân viên
SamSung, cụ thể:
- Ngày 01/08/2015 công ty đưa vào hoạt động 03 tuyến xe đưa đón công nhân
SamSung:
+ Tuyến Vĩnh Yên – SEVT.

29
+ Tuyến Nỉ - SEV.
+ Tuyến Hiệp Hòa – SEV.
- Ngày 20/02/2016 công ty đưa vào hoạt động tuyến xe đưa đón nhân viên
SamSung tuyến Phú Lương – SEVT.
- Ngày 11/04/2016 công ty đưa vào hoạt động tuyến xe đưa đón nhân viên
SamSung tuyến Đại Từ - SEVT.
- Ngày 11/06/2016 công ty đưa vào hoạt động tuyến xe đưa đón nhân viên
SamSung tuyến Việt Yên - SEVT.
Tính đến tháng 01 năm 2021 hoạt động kinh doanh đã thay đổi và phát triển thêm
nhiều tuyến mới, cụ thể:
+ Tuyến Kim Mã – SEVT.
+ Tuyến Phú Lương – SEVT.
+ Tuyến Thắng – SEVT (Thêm mới).
+ Tuyến Hiệp Hòa – SEMV (Thay đổi cho tuyến Hiệp Hòa – SEV).
+ Tuyến Việt Yên – SEMV (Thay đổi cho tuyến Việt Yên – SEVT).
+ Tuyến Ngoại Ngữ - SEMV (Thêm mới).
+ Tuyến Vĩnh Yên – SEMV (Thay đổi cho tuyến Vĩnh Yên – SEVT).
Ngày 19/05/2020 Công ty tiếp tục phát triển và đưa vào hoạt động thêm chi
nhánh vận tải hành khách tại phía Nam với tên gọi là: Chi Nhánh Phía Nam – Công
ty TNHH Du Lịch Dịch Vụ Xây Dựng Bảo Yến. Địa chỉ: 28/3/2 Đường Văn Chung,
Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực hoạt động cụ thể:
- Tổ chức Tour du lịch.
- Cho thuê xe hợp đồng.
- Thuê xe đưa rước.
- Kinh doanh xe buýt.
Ngày 09/10/2020 Công ty tiếp tục mở rộng lĩnh vực lữ hành, lấy tên công ty là
Bảo Yến Travel. Văn phòng đại diện được đặt tại: Số 15 ngõ 2, Thọ Tháp, Dịch Vọng
Cầu Giấy Hà Nội. Công ty cung cấp các dịch vụ như:
- Tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước.
- Tổ chức sự kiện, PG, quảng cáo....
- Cho thuê xe du lịch 7 – 45 chỗ
- Đặc biệt, Công ty là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đủ điều kiện kinh doanh
môn thể thao dù lượn (Thể thao mạo hiểm).

30
Với chiến lược đầu tư phát triển đúng đắn, Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây
dựng Bảo Yến đến nay đã khẳng định mình là một doanh nghiệp vận tải có thương
hiệu và được các Sở ban ngành và nhân dân ghi nhận.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
a. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
+ Hiệu quả: Phân định rõ ranh giới chức năng nhiệm vụ và gia tăng hợp tác giữa
các bộ phận và cá nhân, tránh chồng chéo trong tổ chức và điều hành.
+ Gọn nhẹ: Đảm bảo việc điều hành trực tuyến của các cấp lãnh đạo; giảm thiểu
các cấp quản lý trung gian.
+ Tập trung: Theo nguyên tắc quản lý một thủ trưởng. Cấp trưởng chịu toàn bộ
đối với kết quả hoạt động của bộ phận phụ trách.

Ban Giám đốc

Các phòng chức năng

Phòng Tổ chức Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch –


hành chính điều độ

Các Ban- Tổ - Bộ phận

Xưởng sửa Tổ Bảo vệ Ban an toàn Ban kiểm tra Ban an toàn vệ
chữa giao thông phương tiện sinh lao động

Sản xuất trực tiếp

Các tuyến buýt Xe vận chuyển hàng hóa

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp


b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
* Ban giám đốc

31
Giám đốc là người quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, người
đại diện theo pháp luật của công ty, do hội đồng thành viên tuyển chọn, bổ nhiệm và
bãi nhiệm.
Phó giám đốc là người hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác tổ chức quản lý điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
nhiệm vụ được phân công ủy quyền.
* Phòng Tổ chức – Hành chính
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây
dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty
- Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức-Hành
chính – Nhân sự.
- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và
Người lao động trong Công ty.
* Phòng Tài chính – Kế toán
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác tài chính; Công
tác kế toán tài vụ; Công tác kiểm toán nội bộ; Công tác quản lý tài sản; Công tác thanh
quyết toán hợp đồng kinh tế.
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
- Tổ chức hạch toán kinh tế toàn công ty
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc và thực hiện kế hoạch về các loại vốn và
thực hiện công tác tham mưu cho lãnh đạo về các vấn đề tại đơn vị trực thuộc
* Phòng Kế hoạch – Điều độ
- Xây dựng, lập kế hoạch, điều hành đảm bảo việc hoạt động của các tuyến xe
buýt của công ty.
- Kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện chuyến, lượt của tất cả các tuyến xe buýt
của đơn vị.
- Cân đối, đối chiếu với Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị về việc
thực hiện chuyến, lượt của tất cả các tuyến xe buýt do đơn vị quản lý
- Quản lý sát sao, chủ động nắm bắt và xử lý những phát sinh trên tuyến.
* Xưởng bảo dưỡng sửa chữa
- Kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng kỹ thuật của tất cả các phương tiện trong
công ty.

32
- Bảo dưỡng định kỳ tất cả các phương tiện.
- Thay thế sửa chữa tất cả các phương tiện khi có sự cố không đảm bảo cho
phương tiện khi tham gia giao thông.
- Lập phương án sửa chữa, đại tu những sự cố lớn của phương tiện.
- Lập báo cáo những loại vật tư, thiết bị cho những kỳ sửa chữa bảo dưỡng tiếp theo.
- Lập báo cáo, bổ sung các loại dụng cụ sửa chữa, bảo hộ lao động
- Lên phương án PCCC đảm bảo an toàn PCCC trong khu vực xưởng sửa chữa.
* Tổ bảo vệ:
- Thực hiện và tham mưu cho lãnh đạo các công tác liên quan đến vấn đề đảm
- Phối hợp với các phòng ban bộ phận khác xử lý những tình huống phát sinh.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ
khác được giao.
- Bảo vệ trật tự - an toàn – an ninh trong công ty.
* Ban Kiểm tra phương tiện
- Tham mưu cho giám đốc các phương án, biện pháp để đảm bảo phương tiện
luôn ở trạng thái tốt nhất khi đưa ra phục vụ.
- Theo dõi tình trạng vệ sinh, hư hỏng của các xe thuộc quyền quản lý trong công
ty để có những biện pháp xử lý và sửa chữa khắc phục.
- Lập biên bản tất cả các xe kiểm tra và có báo cáo bằng văn bản đến những
phòng ban, bộ phận có liên quan.
- Giám sát việc thực hiện của các phòng ban đối với những thông tin đó được
chuyển đến.
- Chủ động xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết công việc.
* Ban An toàn giao thông
- Tham mưu cho giám đốc các phương án, biện pháp để đảm bảo an toàn trong
công tác vận tải hành khách.
- Giải quyết các vấn đề liên quan khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông.
- Thống kê, phân tích tai nạn giao thông, tổ chức rút kinh nghiệm trong đội ngũ
lái xe và cán bộ quản lý của đơn vị.
- Cập nhật, phổ biến các văn bản pháp quy trong công tác an toàn giao thông đến
tất cả CBCNV trong công ty.
- Quản lý, sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phục vụ
cho hoạt động của đơn vị và cơ quan của nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu những
thông tin bắt buộc theo từng xe ô tô. Phát hiện kịp thời những lái xe vi phạm về tốc độ
và thời gian điều khiển phương tiện (quá 4 giờ liên tục) để có hình thức nhắc nhở và
xử lý kịp thời.

33
* Ban An toàn vệ sinh lao động
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn - vệ sinh lao động tại Công ty.
- Phối hợp với các phòng ban, bộ phận có liên quan trong Công ty tiến hành các
công việc liên quan
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao
động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động…
- Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn
- vệ sinh lao động
* Khối sản xuất trực tiếp:
Các tuyến buýt, xe hợp đồng có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về những công việc được giao. Phối hợp với các bộ phận chức năng
giải quyết những vấn đề phát sinh theo đúng thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ của
mình
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động của công ty
a. Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty
Cơ sở vật chất của công ty bao gồm: xưởng BDSC, nơi đỗ xe, khu vực khối văn
phòng; mặt sân bãi được trải bê tông, có đầy đủ hệ thống thoát nước, chiếu sáng,
phòng cháy chữa cháy… đặc biệt, công ty có trạm nạp khí CNG cho phương tiện.
Tổng diện tích của công ty là 20.200 m2, trong đó:
- Bãi đỗ xe: 15.700 m2
- Khu văn phòng: 600 m2
- Khu nhà xưởng: 1.500 m2
- Nhà để xe: 500 m2
- Các khu vực khác: 1.900 m2
Dưới đây là sơ đồ mặt bằng của công ty:

34
Phòng ăn
Hội Phòng
Xưởng gò hàn Xưởng Bảo dưỡng
trường GPS
sửa chữa
Khu văn
phòng

Trạm nạp khí Khu đỗ xe


CNG số 1

Khu
Cầu kiểm Cầu rửa Bơm đỗ xe
tra, sửa gầm xe dầu
xe Rửa vỏ
Trạm nạp khí
xe
CNG số 2 Khu đỗ xe
Phòng Phòng
bảo vệ Cổng vào thu
ngân
Hình 2.3: Sơ đồ mặt bằng công ty
* Khu văn phòng:
Khu văn phòng có diện tích 600m2, bao gồm các phòng ban phục vụ cho việc
điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trang thiết bị được trang
bị cho các phòng ban phục vụ sản xuất chủ yếu là máy vi tính, máy photo, máy in,
quạt, điều hòa, tủ đựng hồ sơ bàn làm việc và các dụng cụ khác giúp nhân viên tổ chức
giám sát quá trình sản xuất kinh doanh.
* Bãi đỗ xe:
Là nơi tập kết, lưu trữ, luân chuyển xe của công ty. Bãi đỗ xe của công ty là bãi
đỗ xe lộ thiên, mặt sân được trải xi măng với diện tích 15.700 m2
* Nhà xưởng:
Nhà xưởng của công ty có tổng diện tích 1.500 m2, gồm xưởng bảo dưỡng sửa
chữa và xưởng gò hàn. Trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động của xưởng
BDSC gồm có: cầu nâng, thiết bị kích thủy lực, kích cá sấu, máy hàn, máy nén, máy
cắt, máy ép, máy mài, máy khoan, máy phát điện, dụng cụ bơm mỡ, bơm dầu,…
b. Tình hình phương tiện
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng xe buýt của công ty là 232 xe. Phương
tiện được công ty sử dụng trên các tuyến VTHKCC bằng xe buýt luôn đảm bảo được
yêu cầu về khí thải theo đúng quy định, an toàn giao thông. Trên xe có đầy đủ thông
tin về lộ trình tuyến, nội quy đi xe buýt, số ghế ngồi, tay vịn trên xe được đảm bảo, có
wifi miễn phí, camera, có hệ thống hộp đen GPS giúp đơn vị quản lý quan sát, theo dõi
được mọi hoạt động khi xe vận hành, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh thông báo
điểm dừng đỗ hoạt động tốt.

35
Bảng 2.1: Phân loại phương tiện của công ty
Sức chứa Năm sản
STT Tuyến Mác xe Số xe
(chỗ) xuất
1 57 Bahai 60 2012 18
Bahai 60 2012 9
2017 1
2 58
Daewoo 60 2018 13
2020 2
3 59 Bahai 60 2015 18
Daewoo 60 2018 4
4 61
Guilin Daewoo 63 2016 18
5 65 Guilin Daewoo 63 2016 12
6 60A Daewoo 60 2013 15
2012 2
Bahai 60
2015 2
7 60B
2021 5
Daewoo 60
2020 11
8 CNG01 Tracomeco 50 2018 19
9 CNG02 Tracomeco 50 2018 16
10 CNG03 Tracomeco 50 2018 15
11 CNG04 Tracomeco B30C 30 2019 15
12 CNG05 Tracomeco B30C 30 2019 10
13 CNG06 Tracomeco B30C 30 2019 11
14 CNG07 Tracomeco B30C 30 2019 16
Tổng 232
Từ bảng số liệu trên, ta thấy phương tiện xe buýt của công ty thuộc các mác kiểu
xe: Daewoo, Bahai, Tracomeco với sức chứa từ 30-60 hoặc 63 chỗ, có thời gian hoạt
động từ 5-10 năm là chủ yếu. Cụ thể:
- Mác xe Tracomeco có số lượng xe là 102 xe với sức chứa 30 hoặc 50 chỗ
chiếm 44% tổng số xe, sử dụng nhiên liệu khí CNG
- Mác xe Daewoo có 81 xe với sức chứa 60 hoặc 63 chỗ, chiếm 34,9% tổng số
xe, sử dụng nhiên liệu dầu Diesel
- Mác xe Bahai có 49 xe với sức chứa 60 chỗ, chiếm 21,1% tổng số xe, sử dụng
nhiên liệu dầu Diesel.
Dựa theo đặc thù của từng tuyến đường, công ty sẽ lựa chọn nhưng phương tiện
có sức chứa phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là đáp ứng tối đa nhu
cầu đi lại.
c. Tình hình lao động

36
Bảng 2.2: Số lượng nhân sự khối gián tiếp và lao động khác
STT Số lượng lao
Bộ phận
động (người)
1 Ban Giám đốc 3
2 Phòng Tổ chức – Hành chính 12
3 Phòng Tài chính – Kế toán 13
4 Phòng Kế hoạch - Điều độ 58
5 Xưởng bảo dưỡng sửa chữa 37
6 Bộ phận khác 17
Tổng 140
Bảng 2.3: Số lượng nhân sự lái xe và nhân viên phục vụ
Bộ
57 58 59 60A 60B 61 65 157 158 159 160 161 162 163 Tổng
phận

LX 37 54 38 32 45 41 24 38 34 32 31 20 23 32 481

NVPV 37 52 39 30 44 38 24 39 34 31 29 18 22 32 469

Tổng 74 106 77 62 89 79 48 77 68 63 60 38 45 64 950

Công ty hiện có 1090 lao động, trong đó: lao động trực tiếp là 950 người chiếm
87,15% tổng số lao động toàn công ty; lao động gián tiếp là 140 lao động chiếm 12,8%
tổng số lao động toàn công ty, bằng 14,7% lao động trực tiếp, số lượng lao động lái xe
và nhân viên phục vụ trên tuyến 58 là nhiều nhất với 106 lao động. Do đặc điểm của
công ty vận tải nên lao động chủ yếu là nam với 862 lao động, nguồn nhân lực chủ yếu
có độ tuổi từ 18-25 tuổi và từ 26-35 tuổi (loại lao động trẻ) với 804 lao động. Ưu điểm
của loại lao động này là sự nhạy bén, sáng tạo, dồi dào năng lượng, thích nghi nhanh
với môi trường làm việc. Tuy nhiên, độ tuổi này còn thiếu kinh nghiệm làm việc, thiếu
sự chín chắn cần thiết. Lao động là công nhân lái xe được phân thành 02 loại: lái xe
bằng D (385 người, tương ứng 35,32%) và lái xe bằng E (96 người, tương ứng 8,81%).
Sự phân chia này phụ thuộc vào kế hoạch tuyển dụng lao động của công ty. Bởi vì, khi
có nhu cầu tuyển thêm nhân sự là lái xe, công ty cũng phải để ý đến việc tuyển dụng
nhân lực sao cho phù hợp với mác kiểu xe hiện đang được sử dụng.
2.1.4. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2018 đến nay
Với hệ thống cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của Công ty, Công ty đã đạt được
KQSXKD như sau:
* Kết quả vận tải

37
Bảng 2.4: Thống kê kết quả VTHKCC bằng xe buýt của công ty
từ năm 2018-2021
Đơn
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
vị

1 Số tuyến Tuyến 9 13 13 13

2 Phương tiện

2.1 Số xe có Xe 190 240 232 232

Số xe vận
2.2 Xe 157 206 201 199
doanh

Tổng lượt
3 Lượt 423,506 518.368 573.930 406.204
xe

Tổng Km xe
4 Km 15,503,826.95 19.488.443,05 21.428.016,70 14.826.875,05
chạy

5 Tổng HK HK 32,030,702 34.438.170 24.891.752 12.801.169

5.1 Vé lượt HK 5,069,327 5.819.228 4.187.623 1.960.269

5.2 Vé tháng HK 26,961,375 28.618.943 20.704.130 10.840.899

Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên có thể thấy các chỉ tiêu tổng lượt xe thực hiện, lượt khách
sử dụng vé lượt, lượt khách sử dụng vé tháng, doanh thu, chi phí có xu hướng giảm
dần qua các năm, cụ thể như sau:
- Về lượt hành khách vận chuyển thực hiện: Năm 2021 thực hiện được 406.204
lượt xe, giảm 29,22% tương ứng với 167.726 lượt xe so với năm 2020; giảm 21,64%
tương ứng với 112.164 lượt xe so với năm 2019. Năm 2020 thực hiện được 573.930
lượt xe, tăng 10,72% tương ứng 55.562 lượt xe so với năm 2019.
- Về khách sử dụng vé lượt: Năm 2021 thực hiện vận chuyển 1.960.269 HK,
giảm 53,19% tương ứng với 2.227.354 HK so với năm 2020; giảm 66,31% tương ứng
với 3.858.959 HK. Năm 2020 thực hiện vận chuyển 4.187.623 HK, giảm 28,04%
tương ứng với 1.631.605 HK so với năm 2019.
- Về khách sử dụng vé tháng: Năm 2021 thực hiện vận chuyển 10.840.899 HK,
giảm 47,64% tương ứng với 9.863.231 HK so với năm 2020; giảm 62,12% tương ứng
với 17.778.044 HK so với năm 2019. Năm 2020 thực hiện vận chuyển 20.704.130 HK,
giảm 27,66% tương ứng với 7.914.813 HK so với năm 2019.
Từ lượt khách sử dụng vé tháng nhiều hơn lượt khách sử dụng vé lượt ta thấy
được xu hướng hành khách trên các tuyến là khách có nhu cầu sử dụng buýt thường
xuyên, liên tục.

38
* Doanh thu, Chi phí

(triệu đồng) Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận (2018-2021)


450,000
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ 2018-2021
Nhận xét:
- Về Doanh thu: Doanh thu từ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt có xu hướng
giảm trong giai đoạn 2019- 2021, cụ thể: năm 2021 có doanh thu là 26.847 triệu động,
giảm 63,7% tương ứng với 47.103 triệu đồng so với năm 2019
- Về chi phí: Năm 2021 có tổng chi phí là 322.241 triệu đồng, giảm 21,8% tương
ứng với 89.626 triệu đồng so với năm 2019.Chi phí của doanh nghiệp giảm dần qua
các năm nhưng đây không phải 1 tín hiệu đáng mừng bởi tốc độ giảm của doanh thu
nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí.
- Về lợi nhuận: Năm 2021 đạt 107 triệu đồng, giảm 63,7% tương ứng với 188
triệu đồng so với năm 2019.
Mặc dù công ty đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ như đổi
mới phương tiện,… nhưng sản lượng hành khách, doanh thu năm 2021 và năm 2019
đều giảm so với năm 2019 là do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan có thể kể đến là do đại dịch Covid đã khiến tất cả các
ngành nghề nói chung và ngành vận tải nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm
2020, thành phố Hà Nội đã cho tạm dừng toàn bộ mạng lưới xe buýt từ cuối tháng 3
đến đầu tháng 5 mới được hoạt động trở lại. Năm 2021, thành phố cũng cho tạm dừng
toàn bộ mạng lưới xe buýt từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 10 mới được hoạt động trở
lại. Tuy nhiên khi được hoạt động trở lại thì vẫn phải tiếp tục triển khai các biện pháp
phòng chống dịch bệnh, ngồi giãn cách nhau 1 ghế và vận chuyển không quá 50% số
chỗ (đứng, ngồi) trên xe và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe, xe
buýt hoạt động với 50% biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt. Ngoài ra có thể là do sự

39
gia tăng của các phương tiện cá nhân, do trên địa bàn thành phố có nhiều công trình thi
công kéo dài gây cản trở giao thông.
2.2. Phân tích các điều kiện khai thác VTHKCC bằng xe buýt của công ty TNHH
Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt
của Việt Nam. Với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,25 triệu người (niên giám thống
kê 2020), Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam,
đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai cả nước.
Dân số Hà Nội năm 2021 thì tăng 1% dẫn đến một số lượng người lao động dồi
dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,25% là những điều kiện thuận lợi để công ty có
thể hoàn thành công tác tuyển dụng lao động của công ty. Bên cạnh đó, ngành vận tải
đặc biệt là vận tải hành khách công cộng có vai trò rất quan trọng trong việc đi lại của
người dân, giúp giảm thiểu tai nạn, giảm ùn tắc giao thông. Đây cũng là cơ hội để
công ty tiếp tục triển khai nghiên cứu mở rộng các tuyến mới.
Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ và Xây dựng Bảo Yến đã có kinh nghiệm về vận
chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và đường dài trong nhiều năm qua. Công
ty đã hoạt động trong lĩnh vực vận tải được 15 năm cho nên đã là một thương hiệu
được rất nhiều khách hàng biết tới. Điều đó đã tạo được vị thế cạnh tranh tốt trên thị
trường.
Những năm gần đây, do đại dịch Covid-19 đã khiến tất cả các ngành nghề nói
chung và ngành vận tải nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công ty đã phải tạm
dừng vận hành nhiều tuyến buýt và khi được hoạt động trở lại thì cũng phải cắt giảm
số chuyến và giảm số người trên xe.
2.2.2. Điều kiện vận tải
* Đặc điểm hành khách
Đối tượng hành khách trên các tuyến buýt chủ yếu là học sinh, sinh viên,
CBCNV hoặc bất kì hành khách có nhu cầu đi lại. Nguồn khách hàng của công ty luôn
ở mức ổn định và thường xuyên do yêu cầu của công việc đi lại, làm việc, học tập của
người dân trong thành phố, và nhân dân các tỉnh xung quanh Hà Nội (cả nguồn khách
hàng là khách vãng lai). Sự biến động về số lượng hành khách chỉ diễn ra chủ yếu vào
các ngày lễ, tết. Lượng hành khách của công ty có sự biến đổi theo thời gian và theo
không gian.
- Biến động lượng hành khách theo ngày trong tuần:

40
Lượng hành khách chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi làm
cũng biến đổi theo ngày trong tuần vào các ngày nghỉ cuối tuần. Do điều kiện đường
sá ngày càng thuận lợi nên học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên học tập và làm
việc trong nội thành có thể đi về trong ngày nên lượng khách thậm chí còn biến đổi
trong ngày theo giờ cao điểm trong ngày.
- Biến động lượng vận chuyển theo các tháng trong năm (chủ yếu là các tuyến xe
khách): Lượng khách biến động thường xuyên trong năm thường vào các dịp lễ tết
lượng khách tăng đột ngột (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi làm xa
quê...).
* Luồng tuyến
Công ty hiện đang khai thác 14 tuyến buýt với số hiệu tuyến lần lượt là: 57, 58,
59, 60A, 60B, 61, 65, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163. Từ ngày 01/01/2022, các
tuyến từ CNG 01-CNG07 đổi số hiệu tuyến thành lần lượt từ 157-163, đổi số hiệu
tuyến để phù hợp, đồng nhất với mạng lưới tuyến xe buýt hiện tại. Hầu hết các tuyến
buýt của doanh nghiệp đều là các tuyến hoạt động ở khu vực ven thành phố. Tuyến
buýt có cự ly dài nhất là tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) với 44,7km. Tuyến
có cự ly ngắn nhất là tuyến 161: Cầu Giấy – Tam Hiệp (Thanh Trì) với 16,2km. Các
tuyến buýt công ty đang hoạt động chủ yếu phục vụ khu vực ven thành phố, đi qua
nhiều khu dân cư, trường học, chợ, bến xe nên nhu cầu đi lại lớn, đòi hỏi chất lượng
dịch vụ phải nâng cao hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh thông qua vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Bảng 2.5: Số lượng phương tiện trên các tuyến buýt
Sử
Sức Số xe Xe Xe Lượt Lượt
dụng
SHT Tên tuyến Nhãn hiệu chứa kế VD VD xe xe
nhiên
(chỗ) hoạch NT CN NT CN
liệu
Nam Thăng Long –
57 BaHai 60 18 16 14 126 110
KCN Phú Nghĩa
Yên Phụ - Thạch Đà Daewoo,
58 60 25 22 21 168 158
(Mê Linh) Bahai
TT Đông Anh – HV
59 Bahai 60 18 16 15 170 160
Nông nghiệp VN
KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp Dầu
60A – Công viên nước Hồ Daewoo 60 15 13 13 126 126 diesel
Tây
Bến xe Nước Ngầm –
Daewoo,
60B BV Bệnh nhiệt đới TƯ 60 20 18 18 178 178
Bahai
cơ sở II
Dục Tú (Đông Anh) – GuilinDaewo,
61 63;60 22 17 16 136 122
Công viên Cầu Giấy Daewoo

41
Thụy Lâm (Đông Anh)
65 GuilinDaewoo 63 12 9 9 108 106
– Long Biên
Bến xe Mỹ Đình – Bến
157 Tracomeco 50 19 16 16 122 122
xe Sơn Tây
Bến xe Yên Nghĩa –
158 Tracomeco 50 16 14 14 126 126
KĐT Đặng Xá
BV Nhiệt đới TƯ CSII –
159 Tracomeco 50 15 13 13 138 138
KĐT Times City
Kim Lũ – Nam Thăng Khí
160 Tracomeco 30 15 14 14 106 106
Long CNG
Cầu Giấy – Tam Hiệp
161 Tracomeco 30 10 8 8 104 104
(Thanh Trì)
Nhổn – Thọ An (Đan
162 Tracomeco 30 11 9 9 84 84
Phượng)
Bến xe Yên Nghĩa –
163 Tracomeco 30 16 14 14 96 96
Hoài Đức
Tổng 232 199 194 1.788 1.736

2.2.3. Điều kiện đường sá


Mạng lưới đường giao thông Hà Nội gồm các vành đai và các trục hướng tâm
hình nan quạt, còn trong khu nội thành mạng lưới hình bàn cờ là chủ yếu. Hầu hết các
tuyến đường chưa có làn dành riêng cho xe buýt nên gây khó khăn cho việc lưu thông
và sự an toàn của hành khách, phương tiện. Một số tuyến đường có các tuyến của công
ty chạy qua như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, Phạm Hùng,…có phương tiện giao
thông qua lại khá đông nên thường xảy ra ách tắc giao thông, tăng thời gian chuyến xe
ảnh hưởng đến thời gian các chuyến xe, năng suất phương tiện.
Thủ đô Hà Nội là phạm vi công ty hoạt động mạnh. Chất lượng đường giao
thông rất ổn định, đều là đường loại 1 và loại 2. Với điều kiện đường sá tốt, bằng
phẳng, Công ty ưu tiên sử dụng các loại phương tiện gầm thấp, đáp ứng nhu cầu vận
chuyển, rút ngắn thời gian chạy xe.
2.2.4. Điều kiện tổ chức kĩ thuật
a. Chế độ chạy xe
Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch vận chuyển và biểu đồ chạy xe để phòng điều
độ lập kế hoạch vận chuyển, tổ chức chạy xe theo kế hoạch đã đặt ra. Chế độ chạy xe
bao gồm những nội dung sau: Thời gian làm việc một ngày, độ dài thời gian mỗi lần
hoạt động; thời gian làm việc trong tháng.
b. Chế độ bảo quản phương tiện
Phương tiện của công ty được bảo quản lộ thiên tại bãi đỗ xe của công ty. Lợi thế
của phương pháp bảo quản lộ thiên là chi phí đầu tư thấp, đơn giản, thuận tiện; tuy
nhiên phương tiện sẽ chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài.
42
c. Chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện
Trong công tác tổ chức BDSC, công ty áp dụng Thông tư 65/2014/TT-BGTVT
“Ban hành định mức kinh tế - kĩ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt”, Quyết định 1494/2017/QĐ-UBND về việc ban hành định mức kinh tế - kĩ
thuật và đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà
Nội để xây dựng định ngạch BDSC của mình.
Các cấp BDSC của Công ty: Chu kỳ bảo dưỡng cấp 1 (sau 4000 km); Chu kỳ bảo
dưỡng cấp 2 là (sau 12000 km).
Chế độ BDSC: Công ty có 1 xưởng BDSC, xưởng chịu trách nhiệm thực hiện các
công việc về bảo dưỡng, sửa chữa cho tất cả các phương tiện của Công ty. Xưởng
BDSC do phòng quản lý kĩ thuật vật tư quản lý. Hiện nay Công ty đang áp dụng chế
độ tổ chức quản lý tập trung đối với công tác BDSC phương tiện.
2.2.5. Điều kiện thời tiết, khí hậu.
Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn độ ẩm cao là một yếu tố làm cho độ mài
mòn của các chi tiết máy tăng lên, đồng thời các chi tiết thiết bị của phương tiện vận
tải có độ bền giảm đi rõ rệt. Độ ẩm cao kết hợp mưa lớn làm lớp sơn bề ngoài của
phương tiện chóng phai màu, phương tiện cũ đi nhanh chóng. Như vậy phương tiện
cần được sơn chống gỉ và sơn lại theo định kỳ. Nhiệt độ và độ ẩm cao khiến ô tô nhanh
hỏng hơn, đòi hỏi công tác BDSC phải được tiến hành một cách thường xuyên.
Tóm lại, điều kiện thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng kỹ thuật
của phương tiện, lái xe và hành khách trong quá trình vận tải. Do đó cần lựa chọn xe
sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, chọn loại xe với lớp vỏ bề ngoài bền chắc,
giảm tác động của điều kiện thời tiết; về mùa hè xe phải có khả năng thông gió tốt, các
thiết bị trên xe không bị biến dạng bởi nhiệt, nhất là các chi tiết làm bằng cao su,
nhựa…mùa đông thì ấm, đảm bảo thuận tiện cho cả hành khách và lái xe.
2.3. Phân tích hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến
58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh)
2.3.1. Giới thiệu về tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh)
- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây Dựng Bảo Yến
- Số hiệu tuyến, tên tuyến 58: “Yên Phụ -Thạch Đà (Mê Linh)”
- Là tuyến buýt trợ giá có hành trình là Yên Phụ - Thạch Đà, kết nối dân cư khu
vực thành phố HN và các điểm thu hút dân cư qua các trục đường lớn
- Cự ly tuyến: 44,7km
- Giờ đóng/mở bến:

43
+ Giờ đóng/mở bến ngày thường:
Tại đầu Yên Phụ: 5h00-21h00 Tại đầu Thạch Đà: 5h00-20h00
+ Giờ đóng/mở bến ngày chủ nhật:
Tại đầu Yên Phụ: 5h00-21h00 Tại đầu Thạch Đà: 5h00-19h30
- Giãn cách chạy xe: 10-15 phút/chuyến
- Thời gian 1 lượt: 90 phút.
- Lượt xe ngày thường: 168 lượt/ngày, lượt xe ngày chủ nhật: 158 lượt/ngày
- Số xe có là 25 xe, xe vận doanh là 22 xe.
- Giá vé: 9000đ/lượt.
c2.3.2. Phân tích hiện trạng của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh)
a. Luồng hành khách trên tuyến
Tuyến 58 đi qua các điểm thu hút khách lớn: Nhà máy Honda, Nhà máy Toyota,
KCN Quang Minh, KCN Bắc Thăng Long, BVĐK Phúc Yên, BVĐK huyện Mê Linh,
TTTM Mê Linh Plaza, Khu du lịch sinh thái 79 mùa xuân, trường THCS Tam Đồng,…
tập trung lượng đông khách là người thăm khám đi đến các bệnh viện, dân cư sống xung
quanh tuyến xe chạy qua, CBCNV đi làm, người lao động, học sinh, sinh viên…
Vì tuyến phục vụ phần lớn là những đối tượng hành khách có nhu cầu đi làm, đi
học nên có sự biến động luồng hành khách theo không gian và thời gian. Biến động
theo thời gian được thể hiện rõ rệt theo thời gian trong ngày và theo ngày trong tuần.
Theo thời gian trong ngày: biến động của luồng hành khách trên tuyến trong ngày
hình thành nên 2 loại giờ khác nhau đó là giờ thấp điểm và giờ cao điểm giống như các
tuyến khác ở khu vực nội thành. Đối với giờ cao điểm trong ngày có 3 giờ cao điểm:
+ Sáng (6h00 - 7h30): Học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi làm, đi học.
+ Trưa (11h30 - 14h00): CBCNV, học sinh, sinh viên tan học ca buổi sáng hoặc
bắt đầu ca làm buổi chiều.
+ Chiều (16h30 - 18h30): CBCNV, học sinh, sinh viên trở về nhà.
Theo ngày trong tuần: Vào các ngày trong tuần khối lượng vận chuyển hành
khách lớn hơn so với ngày thứ 7, chủ nhật do vào ngày nghỉ nhu cầu đi lại của người
dân giảm hẳn.
Biến động theo không gian: Tuyến 58 có các tụ điểm hành khách lên xuống
nhiều tại các điểm như: Điểm trung chuyển Long Biên, KCN Bắc Thăng Long, KCN
Quang Minh,… Sự biến động luồng HK theo không gian thể hiện rõ nét ở chiều đi và
chiều về vào các giờ cao điểm, thấp điểm. Vào buổi sáng, lượng hành khách ở hướng

44
đi vào thành phố sẽ đông hơn so với hướng đi ra thành phố, do chủ yếu là học sinh,
sinh viên, công nhân viên đi làm, đi học và ngược lại vào chiều tối.
b. Hành trình vận chuyển
Tuyến 58 thuộc nhóm tuyến có cự ly vận chuyển lớn và có hành trình là: Yên
Phụ - Thạch Đà (Mê Linh). Tuyến có đi qua khu vực thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc.

Hình 2.5: Lộ trình hoạt động của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà
- Lộ trình tuyến:
+ Chiều đi: Yên Phụ (điểm đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt - đoạn từ
Hàng Than đến Hòe Nhai) - Quay đầu tại đối diện phố Hàng Than - Yên Phụ - Điểm
trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai) - Yên Phụ -
Nghi Tàm - Âu Cơ - An Dương Vương - Tân Xuân - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt -
Quốc lộ 2 - Trạm thu phí số 1 QL2 - Hai Bà Trưng (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) - Nguyễn
Trãi (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) - QL23B - Đường 312 (Tam Đồng, Tam Báo) - Thạch Đà
(Trước cổng BVĐK Mê Linh).
+ Chiều về: Thạch Đà (Trước cổng BVĐK Mê Linh) - Đường 312 (Tam Đồng,
Tam Báo) - QL23B - Nguyễn Trãi (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) - Hai Bà Trưng (Phúc Yên,
Vĩnh Phúc) - Trạm thu phí QL2 - Quốc lộ 2 - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Tân
Xuân - An Dương Vương - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ (Đường dành riêng cho xe
buýt) - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai) - Điểm trung chuyển Long

45
Biên – Yên Phụ - Yên Phụ (điểm đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt - đoạn từ
Hàng Than đến Hòe Nhai).
- Cự ly tuyến: chiều đi là 45,4 km, chiều về là 43,9 km.
- Các điểm đầu, điểm cuối:
+ Điểm đầu: Yên Phụ (Điểm trung chuyển Long Biên). Tại đây tập trung nhiều
tuyến xe buýt khác như: 01, 08A, 08B, 10A, 10B, 17, 24, 36, 47A, 50, 54, 55A, 55B,
65, 98, 100.
+ Điểm cuối: Thạch Đà (BVĐK huyện Mê Linh)
- Hệ thống điểm dừng đỗ:
Về cơ bản khả năng tiếp cận của tuyến 58 là tương đối tốt, đi qua nhiều điểm thu
hút như là các bệnh viện, trường học, chợ,... Ở các điểm dừng đỗ đều có thông báo về
các tuyến buýt lân cận giúp hành khách dễ dàng đi lại và có thể kết nối đến các địa
điểm lớn trong thành phố.
+ Trên tuyến 58 hiện có 112 điểm dừng đỗ trong đó có 56 điểm dừng đỗ chiều đi
và 56 điểm dừng đỗ chiều về. Tuyến 58 đi qua chủ yếu là các khu vực ngoại thành nên
số lượng cầu đi bộ và nhà chờ để phục vụ người dân vẫn còn hạn chế. Số lượng nhà
chờ trên tuyến là 23 (chiếm 20,5%). Với thời tiết mùa hè nắng nóng và mưa rào bất
chợt việc đứng chờ xe buýt mà không có mái che là điều rất bất tiện cho hành khách
khi sử dụng dịch vụ.
+ Khoảng cách giữa các điểm dừng trên tuyến được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.6: Khoảng cách giữa các điểm dừng trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà
Cự ly Cự ly
Cự
Chiều đi: Cự ly cộng Chiều về: cộng
STT ly
Yên Phụ - Thạch Đà (m) dồn Thạch Đà - Yên Phụ dồn
(m)
(m) (m)
Điểm đầu: Yên Phụ - Điểm đầu: Thạch Đà -
1 0 0 0 0
ĐTC Long Biên BVĐK Mê Linh
Dốc Hàng Than - Yên Đầu làng Nam Cường -
2 950 950 550 550
Phụ Tam Đồng
Nhà văn hóa Nam
3 Cửa Bắc - Yên Phụ 450 1400 400 950
Cường - Tam Đồng
Đường vào bãi An Chùa Liên Vân thôn
4 550 1950 550 1500
Dương - Yên Phụ Nam Cường
Số 152 Nghi Tàm - Chợ
5 550 2500 Cư An - Tam Đồng 900 2400
Yên Phụ
Số 282 Nghi Tàm Trường tiểu học Tam
6 400 2900 600 3000
(Honda Tây Hồ) Đồng - Văn Lôi
Chùa Hưng Long - Văn
7 Số 48-50 Âu Cơ 600 3500 700 3700
Lôi - Tam Đồng

46
Cự ly Cự ly
Cự
Chiều đi: Cự ly cộng Chiều về: cộng
STT ly
Yên Phụ - Thạch Đà (m) dồn Thạch Đà - Yên Phụ dồn
(m)
(m) (m)
Số 136 Âu Cơ (Chợ Tứ
8 300 3800 Đầu làng Văn Lôi 700 4400
Liên)
Nhà máy gỗ ngã 3 Tam
9 Chợ hoa Quảng An 600 4400 800 5200
Báo - Thạch Đà
10 Số 242 Âu Cơ 450 4850 Khu đồi 79 mùa xuân 500 5700
Xí nghiệp đo đạc và
11 Số 286 Âu Cơ 450 5300 550 6250
bản đồ - QL23B
Đối diện 415 Âu Cơ
12 (Công viên nước Hồ 550 5850 Ngã 3 cây Si 700 6950
Tây)
Đối diện 468 Âu Cơ Số 245 Nguyễn Trãi -
13 450 6300 700 7650
(ngã 3 Lạc Long Quân) Phúc Yên - Vĩnh Phúc
28 An Dương Vương
14 (đối diện Công ty XNK 550 6850 Ngã 4 Phúc Yên 500 8150
Bao bì)
Đối diện trạm Thú Y
15 Tây Hồ (197 An Dương 900 7750 Nhà máy Toyota - QL2 750 8900
Vương)
Đối diện lối rẽ vào
UBND phường Phú
16 400 8150 Nhà máy Honda - QL2 1200 10100
Thượng (An Dương
Vương)
Đối diện 401 An Dương Ngã 3 Nguyễn Tất
17 400 8550 550 10650
Vương Thành-Phúc Yên
Đối diện 327 An Dương Cầu Xây (Cầu Xuân
18 500 9050 1100 11750
Vương Phương)
Đối diện làng Thượng
19 Thụy (An Dương 600 9650 Trạm thu phí QL2 650 12400
Vương)
Nhà văn hóa thôn Na
20 Xóm đình Nhật Tảo 850 10500 (điểm giao cắt xe buýt 500 12900
95)
Trường TC nghề GTVT
21 750 11250 Chợ Thanh Nhàn 1100 14000
Thăng Long - Tân Xuân
Cầu Việt Thắng đường
22 4900 16150 Bưu điện Kim Anh 750 14750
Võ Văn Kiệt
Hợp tác xã vận tải Nội
23 KCN Bắc Thăng Long 1200 17350 750 15500
Bài
Đối diện UBND xã Kim Ngã ba QL2 Cao tốc Hà
24 600 17950 1000 16500
Chung Nội - Lào Cai
Cầu chui dân sinh số 4 - Ngã 4 cao tốc Thăng
25 1100 19050 500 17000
đường vào thôn Nhuế Long

47
Cự ly Cự ly
Cự
Chiều đi: Cự ly cộng Chiều về: cộng
STT ly
Yên Phụ - Thạch Đà (m) dồn Thạch Đà - Yên Phụ dồn
(m)
(m) (m)
Cầu Vân Trì - đường Võ Soát vé cao tốc BTL
26 1300 20350 1500 18500
Văn Kiệt đường Võ Văn Kiệt
Ngã 4 cầu vượt Nam
Gia Chung - đường Võ
27 Hồng - đường Võ Văn 550 20900 1200 19700
Văn Kiệt
Kiệt
Công ty Cơ khí Nam
KCN Quang Minh (Mê
28 Hồng - đường Võ Văn 800 21700 550 20250
Linh Plaza)
Kiệt
Công ty Cơ khí Nam
KCN Quang Minh (Mê
29 2300 24000 Hồng - đường Võ Văn 2200 22450
Linh Plaza)
Kiệt
Cầu vượt ngã 4 Nam
Gia Chung - đường Võ
30 700 24700 Hồng - đường Võ Văn 950 23400
Văn Kiệt
Kiệt
Soát vé cao tốc BTL Cầu Vân Trì - đường
31 1400 26100 700 24100
đường Võ Văn Kiệt Võ Văn Kiệt
Ngã 4 cao tốc Thăng
Cầu chui dân sinh số 4 -
32 Long - đường Võ Văn 1100 27200 1100 25200
đường vào thôn Nhuế
Kiệt
Ngã 3 QL2 dường Hà Ủy Ban Nhân dân xã
33 750 27950 1100 26300
Nội - Lào Cai Kim Chung
Đối diện HTX Vận tải Ngã 4 KCN Bắc Thăng
34 850 28800 600 26900
Nội Bài Long
Cầu Việt Thắng -
35 Bưu điện Kim Anh 800 29600 850 27750
đường Võ Văn Kiệt
36 Chợ Thanh Nhàn 550 30150 Số 68A Tân Xuân 4700 32450
Nhà văn hóa thôn Na Trường Trung Cấp
37 (điểm giao cắt xe buýt 1300 31450 Nghề Giao Thông 600 33050
95) (điểm xe 14)
Xóm đình Nhật Tảo -
38 Trạm thu phí QL2 400 31850 đường An Dương 750 33800
Vương
Cầu Xây (Cầu Xuân Sô 401 An Dương
39 550 32400 950 34750
Phương) Vương
Số 327 - 329 - An
Ngã 3 Nguyễn Tất
40 1200 33600 Dương Vương (Làng 550 35300
Thành - Phúc Yên
Thượng Thụy)
Lối rẽ vào UBND
Đối diện nhà máy
41 650 34250 phường Phú Thượng 550 35850
Honda - QL2
(An Dương Vương)
Đối diện nhà máy Trạm Thú Y Tây Hồ
42 Toyota - QL2 (Cổng 1300 35550 (197 An Dương 400 36250
viện đa khoa Phúc Yên) Vương)
Qua ngã 4 Nguyễn Trãi Lối vào Công ty XNK
43 850 36400 550 36800
- QL2 Bao bì
48
Cự ly Cự ly
Cự
Chiều đi: Cự ly cộng Chiều về: cộng
STT ly
Yên Phụ - Thạch Đà (m) dồn Thạch Đà - Yên Phụ dồn
(m)
(m) (m)
220 Nguyễn Trãi - Phúc 523 Âu Cơ qua ngã 3
44 500 36900 800 37600
Yên - Vĩnh Phúc Lạc Long Quân
Đình Nhật Tân 405 Âu
45 Ngã 3 cây Si - QL23B 700 37600 500 38100

Xí nghiệp đo đạc và bản
46 650 38250 Số 325 Âu Cơ 500 38600
đồ - QL23B
Nghĩa trang Thanh Số 251 - 253 Âu Cơ
47 450 38700 500 39100
Tước - QL23B (ngã 3 Xuân Diệu)
Nhà máy gỗ ngã 3 Tam Số 215 Âu Cơ (chợ hoa
48 1300 40000 450 39550
Báo - Thạch Đà Quảng An)
Đầu làng Văn Lôi
Số 111 Âu Cơ (Đình Tứ
49 đường Thạch Đà - Tam 750 40750 550 40100
Liên)
Báo
Chùa Hưng Long - Văn
50 700 41450 Số 33 Âu Cơ 300 40450
Lôi - Tam Đồng
Trường Tiểu Học Tam Số 197 Nghi Tàm
51 600 42050 500 40950
Đồng đường Thạch Đà (Honda Tây Hồ)
Số 109 Nghi Tàm (chợ
52 Cư An - Tam Đồng 850 42900 450 41400
Yên Phụ)
Chùa Liên Vân - Nam Khách sạn Pan Pacific
53 900 43800 650 42050
Cường, Tam Đồng Hà Nội
Nhà Văn hóa thôn Nam Nút giao cửa Bắc - Yên
54 600 44400 450 42500
Cường - Tam Đồng Phụ
Đầu làng Nam Cường - Nút giao dốc Hàng
55 450 44850 450 42950
Tam Đồng Than
Điểm cuối:
Điểm cuối:
Thạch Đà – BVĐK Mê 550 45400 950 43900
ĐTC Long Biên
Linh

Hình2.6: Biển báo điểm dừng trên tuyến 58


Nhận xét: Do là tuyến buýt ngoại thành, đi qua các tuyến đường có dân cư rải rác
nên việc bố trí các điểm dừng không đều, có những điểm cách nhau gần 5km nhưng có
những điểm chỉ cách nhau vài trăm mét, trung bình cứ khoảng 700-800m là có 1 điểm

49
dừng. Nhiều điểm dừng trên tuyến có khoảng cách trên 900m, cụ thể: chiều đi có 13
điểm, chiều về có 14 điểm.
- Biển báo tại điểm dừng Đối diện nhà máy Toyota - QL2 (Cổng BVĐK Phúc
Yên) ở chiều Yên Phụ - Thạch Đà của tuyến bị đổ.
c. Hiện trạng phương tiện
Phương tiện là yếu tố quan trọng trong quá trình vận tải, do đó chất lượng
phương tiện luôn phải ở trong tình trạng tốt để hành khách cảm thấy yên tâm và thoải
mái khi sử dụng phương tiện.
Trên tuyến 58 hiện có 25 xe, trong đó: số xe vận doanh ngày thường là 22 xe, số
xe vận doanh ngày chủ nhật là 21 xe. Mác kiểu xe được sử dụng trên tuyến là BaHai
AH B60 E2, Daewoo với sức chứa 60 chỗ với màu sắc xe đặc trưng là đỏ- vàng.

Hình 2.7: Xe buýt tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà


Phương tiện được công ty sử dụng trên các tuyến VTHKCC bằng xe buýt luôn
đảm bảo được yêu cầu về khí thải theo đúng quy định, an toàn giao thông.
Các xe dùng trên tuyến 58 được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 2012 (BaHai
AH B60) và 2017 (Daewoo). Tính đến nay, công ty hiện có 9 xe mác BaHai AH B60
đã đưa vào hoạt động được 10 năm, và 16 xe mác Daewoo đưa vào hoạt động từ năm
2017, 2018, 2020. Trên xe có đầy đủ thông tin về lộ trình tuyến, các tiêu chí hoạt động
và nội quy đi xe buýt, số ghế ngồi, tay vịn, tay nắm trên xe được đảm bảo, có wifi
miễn phí, có camera, có hệ thống hộp đen GPS giúp đơn vị quản lý quan sát, theo dõi
được mọi hoạt động khi xe vận hành, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh thông báo
điểm dừng, đỗ hoạt động tốt. Các thông số kĩ thuật của 2 mác xe được sử dụng trên
tuyến như sau:

50
Bảng 2.7: Các thông số kĩ thuật của xe 2 mác xe sử dụng trên tuyến 58
Thông số kỹ thuật
Hạng mục Đơn vị
Daewoo BaHai AH B60 E2
Cửa lên xuống Cửa 2 2
Số chỗ Chỗ 60 (27 ngồi + 33 60 (34 ngồi + 26
đứng) đứng)
Tốc độ lớn nhất Km/h 90 90
Dung tích thùng nhiên
Lít 150 200
liệu
Kích thước (dài x rộng x
Mm 9.000 x 2.480 x 3.200 9000 x 2450 x 3190
cao)
Chiều dài cơ sở Mm 4200 4.200
Trọng lượng toàn bộ Kg 12.100 11000
Trọng lượng không tải Kg 8200 7400
Độ vượt dốc % 29 39.29
Tiêu chuẩn khí thải EURO IV EURO II
Nhận xét: Trên tuyến 58 hiện có 9 xe có năm sản xuất là 2012 cần được đầu tư
thay mới phương tiện.
d. Các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật trên tuyến
- Hệ số lợi dụng trọng tải bình quân: γ = 0,35; 𝜂𝐻𝐾 = 2,6 (số liệu kế thừa)
- Năng suất bình quân 1 chuyến xe năm 2021:
𝑊𝑄𝐶 = 𝑞 × 𝛾 × 𝜂𝐻𝐾 = 60×0,35×2,6 = 55 (HK)
Qua thu thập số liệu và tính toán, sau đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu khai thác
kĩ thuật trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) như sau:
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật trên tuyến 58

TT Tên chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị


Nhóm chỉ tiêu về phương
1
tiện
1.1 Số xe có AC xe 25
1.2 Số xe vận doanh AVD xe 22
1.3 Hệ số thay đổi hành khách HK 2,6
1.4 Hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh  0,35
1.5 Hệ số ngày xe vận doanh αvd 0,88
1.6 Sức chứa phương tiện Qtk chỗ 60
Nhóm chỉ tiêu về quãng
2
đường
2.1 Chiều dài hành trình bình quân LM km 44,7
2.2 Chiều dài lượt đi LM đi km 45,4
2.3 Chiều dài lượt về LM về km 43,9
2.4 Quãng đường huy động Lhđ km 46

51
TT Tên chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Khoảng cách bình quân điểm dừng L0 km 0,783
2.5 - Chiều đi km 0,796
- Chiều về km 0,770
Quãng đường xe chạy ngày đêm Lngđ km
2.6 - Ngày thường km 7555,6
- Chủ nhật km 7108,6
Số điểm dừng 2 chiều trên tuyến N điểm dừng 112
2.7 - Chiều đi điểm dừng 56
- Chiều về điểm dừng 56
3 Nhóm chỉ tiêu vận tốc
3.1 Vận tốc kỹ thuật VT km/h 38,3
3.2 Vận tốc lữ hành VLH km/h 27,4
3.3 Vận tốc khai thác VKT km/h 24,8
4 Nhóm chỉ tiêu về thời gian
4.1 Thời gian mở/đóng bến giờ 5h00/21h00
4.2 Thời gian lăn bánh Tlb phút 70
4.3 Thời gian đầu cuối T đc phút 10
4.4 Thời gian dừng đỗ T dđ phút 28
4.5 Thời gian 1 chuyến xe Tc phút 108
4.6 Thời gian một vòng xe Tv phút 216
4.7 Giãn cách chạy xe Itb phút 10-15
Số chuyến trong ngày Zc chuyến
4.8 - Chiều đi chuyến 168
- Chiều về chuyến 158
5 Nhóm chỉ tiêu về năng suất
5.1 Năng suất 1 chuyến xe WQc HK/chuyến 55
Năng suất 1 ngày xe vận doanh WQng HK/ngày
xe
- Ngày thường WQng HK/ngày 9240
5.2
xe
- Chủ nhật WQng HK/ngày 8690
xe
e. Công tác lập thời gian biểu và biểu đồ chạy xe
- Thời gian hoạt động hàng ngày:
+ Giờ đóng/mở bến ngày thường:
Tại đầu Yên Phụ: 5h00-21h00 Tại đầu Thạch Đà: 5h00-20h00
+ Giờ đóng/mở bến ngày chủ nhật:
Tại đầu Yên Phụ: 5h00-21h00 Tại đầu Thạch Đà: 5h00-19h30
- Giãn cách chạy xe: 10-15 phút/ chuyến.

52
- Tổng số lượt xe trong ngày là 168 chuyến/ngày với ngày thường và 158
chuyến/ngày với ngày chủ nhật.
Thời gian và biểu đồ chạy xe của công ty hiện nay là phù hợp với nhu cầu của
hành khách đi lại. Thời gian giãn cách chạy xe hợp lý đối với lộ trình của công ty cũng
như lượng hành khách trên tuyến.
f. Hiện trạng lao động trên tuyến
- Hiện nay trên tuyến 58 có 54 lái xe và 52 nhân viên bán vé. Đội ngũ lái xe của
tuyến đều có trình độ và kinh nghiệm làm việc lâu dài tại công ty, được hưởng các chế
độ lương thưởng và trợ cấp theo đúng quy định của Nhà nước. Đội ngũ lái, phụ xe hầu
hết có trình độ tốt nghiệp THPT.
- Mỗi phương tiện được giao cho 2 lái xe và 2 nhân viên bán vé, ngày làm việc
của lái xe chia làm hai ca: ca sáng và ca chiều, thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc
phụ thuộc vào biểu đồ chạy xe trên từng tuyến và nốt mà xe đó chạy, lái xe và nhân
viên bán xe đến nhận phương tiện trước 15 phút, đảm bảo xe xuất bến đúng giờ theo
quy định trong thời gian biểu chạy xe.
- Việc thay ca và giao nhận phương tiện, lệnh vận chuyển, vé giữa các ca được
thực hiện ngay tại tuyến. Cuối ngày lái xe và nhân viên bán vé đưa xe về công ty để
thực hiện công tác bảo dưỡng ngày, bàn giao phương tiện, lệnh vé và nhận lệnh vé cho
ngày hôm sau, thông thường các xe luân phiên chạy các nốt khác nhau và khi hết 1
vòng thì lặp lại nốt ban đầu.
- Việc bố trí lao động trên tuyến của doang nghiệp là hợp lý, đã đáp ứng được
nhu cầu lao động trên tuyến, đảm bảo chế độ làm việc theo đúng quy định chế độ của
nhà nước ban hành.
- Giờ làm việc của phòng điều độ chia làm 3 ca: ca 1 (4h – 12h), ca 2 (8h – 17h),
ca 3 (16h – 24h) và giờ làm việc của bộ phận nghiệm thu vé lượt chia làm 2 ca: ca 1
(12h – 17h), ca 2 (18h – 24h). Vì lịch làm việc của lái xe và bán vé được phân theo
tuần, tháng nên lái xe và bán vé phải nhận lệnh từ hôm trước; do đó việc thay ca và
giao nhận phương tiện, lệnh vận chuyển, vé giữa các ca được thực hiện ngay tại bến.
Khi hết ca làm việc, lái xe và nhân viên bán vé đưa xe về công ty để thực hiện công tác
bảo dưỡng ngày, bàn giao phương tiện, lệnh vé và nhận lệnh vé vào ngày hôm sau
(nếu có lịch làm tiếp) hoặc nộp lại vé tồn và nhận lệnh nghỉ (nếu nghỉ ngày hôm sau)
từ phòng điều độ và bộ phận nghiệm thu vé lượt.
g. Đánh giá chung công tác tổ chức vận tải trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà
53
Qua chương 2 cho ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình sản xuất vận tải
của công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến. Đồng thời cho ta thấy những
ưu điểm, nhược điểm của tuyến buýt 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh).
- Ưu điểm:
+ Là tuyến buýt kết nối dân cư của khu vực các huyện ngoại thành với Thủ đô
Hà nội, kết nối dân cư của khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc) với Hà Nội, đồng thời cũng
đi qua nhiều điểm thu hút như các khu công nghiệp, các bệnh viện, các cơ quan, các
trường học… nằm dọc theo lộ trình tuyến nên nhu cầu đi lại khá cao.
+ Giá vé hợp lý.
+ Biểu đồ hoạt động cố định, chạy đúng lộ trình.
+ Lái xe đều có bằng E, tay nghề chắc chắn, phụ xe được đào tạo bài bản.
- Nhược điểm:
+ Biển báo tại điểm dừng BVĐK Phúc Yên bị đổ.
+ Trong cơ cấu phương tiện của tuyến có những xe sắp hết niên hạn sử dụng do
đó chất lượng phương tiện chưa đáp ứng được mong muốn của hành khách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 tập trung phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động trên tuyến 58: Yên
Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) của Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến
trong đó đã chỉ ra được những ưu điểm và tồn tại của hiện trạng cơ sở hạ tầng, hiện
trạng phương tiện, hiện trạng lao động, các chỉ tiêu khai thác trên tuyến... Do đó, vấn
đề đặt ra ở đây là công ty cần phải hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 58.
Để hoàn thiện được, công ty cần xác định được các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật, định
mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, xây dựng lại công tác quản lý lao động, quản lý chi phí
sao cho sau khi thay đổi, phương án sau đạt hiệu quả tốt hơn phương án ban đầu
nhưng vẫn phải đảm bảo tuân theo cơ sở khoa học và thủ tục pháp lý nhà nước ban
hành. Tất cả những vấn đề này sẽ được hoàn thiện ở chương 3 thông qua những giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trên tuyến 58.

54
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN 58: YÊN PHỤ -
THẠCH ĐÀ (MÊ LINH) CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ XÂY
DỰNG BẢO YẾN
3.1. Các căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng phương án tổ chức vận tải
Doanh nghiệp tiến hành tổ chức vận hành khai thác tuyến vận tải có căn cứ dựa
vào những văn bản luật, dưới luật của Quốc hội, Bộ giao thông vận tải, Tổng cục
đường bộ Việt Nam và các ban ngành liên quan ban hành đang trong thời gian có hiệu
lực. Cụ thể phương án được xây dựng dựa trên một số căn cứ pháp lý sau:
- Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng xe ô tô chở hàng và xe ô
tô chở người và Thông tư 21/2010/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện nghị định trên.
- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định về quy
tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người
tham gia GT đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý NN về giao thông đường bộ.
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/05/2020 của Bộ Giao thông vận tải Quy
định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng
đường bộ.
- Thông tư 02/2021/TT-BGTVT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải
đường bộ.
- Thông tư 16/2021/TT-BGTVT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường phương tiện Giao thông cơ giới đường bộ.
- Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải
về việc ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
- Quyết đinh 1494/2017/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của UBND thành phố Hà
Nội về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ngày 15/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về
việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

55
3.1.1. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở thành
phố Hà Nội.
a. Mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng của Hà Nội
- Mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đến năm 2030 là
hướng tới sự văn minh, hiện đại, từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách
khối lượng lớn như đường sắt trên cao, phát triển hợp lý hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng
giao thông đô thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ
16-26%.
- Tập trung phát triển nhanh hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân đô thị. Đảm bảo trật tự an
toàn giao thông đô thị và giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng 30-35%
nhu cầu đi lại của người dân (trong đó xe buýt đáp ứng 16-18%); đến năm 2030 là 35-
40% (xe buýt đáp ứng 25%).
b. Quan điểm và định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở
thành phố Hà Nội.
- Quy hoạch phát triển VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và các
quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn thành phố.
- Đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội phải đảm bảo tính hệ
thống, đồng bộ trên các lĩnh vực như: từ mạng lưới giao thông, hạ tầng cơ sở trên các
tuyến, hệ thống chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế
khác vào VTHKCC và hệ thống pháp luật phục vụ VTHKCC.
- Việc phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng
bảo đảm mật độ bao phủ của mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
mục tiêu đến năm 2030 đạt tiêu chí trong phạm vi 500m người dân có thể tiếp cận sử
dụng xe buýt đạt tỷ lệ khoảng 80% - 90% tại khu vực trung tâm thành phố.
- Tiếp tục phát triển mở rộng hoạt động xe buýt về quy mô và chất lượng phục
vụ. Xây dựng mạng lưới xe buýt phủ tối đa trên các tuyến phố có khả năng chạy xe
buýt để người dân tiện sử dụng xe buýt. Khoảng cách các điểm dừng dọc tuyến nội
thành không vượt quá 700 mét và đối với ngoại thành từ 1000 mét. Nâng thời gian
hoạt động của tuyến như: nội thành từ 5 giờ đến 22 giờ, ngoại thành từ 5 giờ đến 21
giờ trong ngày. Thời gian chờ đợi của khách tại các điểm dừng đỗ tối đa vào giờ cao
điểm trong nội thành không vượt quá 5 phút và ngoại thành từ 10 - 15 phút và rút ngắn
thời gian đi lại trên tuyến. Do vậy VTHKCC bằng xe buýt phải phấn đấu tăng cường
số lượt xe và số giờ xe hoạt động của xe trong ngày, thực hiện chỉ tiêu tăng lượng hành
khách đi xe buýt mà không tăng trợ giá cho VTHKCC.

56
- Phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt là lực lượng chủ yếu trước mắt
cũng như trong vòng 5 - 10 năm tới.
- Phát triển VTHKCC theo nguyên tắc “cung cấp dẫn đầu” để thu hút người dân
đi lại bằng xe buýt. Cần phải xác định hợp lý giữa VTHKCC với vận tải cá nhân trong
thành phố mà kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy việc phát triển vận tải
hành khách công cộng chạy theo nhu cầu sẽ dẫn đến rối loạn về giao thông vận tải đô
thị và việc giải quyết hậu quả này hết sức khó khăn.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến
- Tham gia đấu thầu các tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với các
tuyến đang vận hành và các tuyến mở mới. Tiếp tục khảo sát trên tuyến để điều chỉnh lộ
trình và điều chỉnh biểu đồ chạy xe cho phù hợp thực tế.
- Tiếp tục nghiên cứu đầu tư đưa các dòng phương tiện hiện đại, thân thiện môi
trường sử dụng năng lượng sạch vào vận hành trên tuyến đồng thời tăng cường công tác
bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo phương tiện khi hoạt động trên tuyến chất lượng tốt nhất.
- Tiếp tục nghiên cứu áp dụng, tiếp thu các công nghệ thông tin vào hoạt động
sản xuất, tích hợp với hệ thống phần mềm chung của mạng lưới xe buýt, các ứng dụng
thanh toán qua thẻ ngân hàng, ví điện tử nhằm đem lại sự thuận tiện, hữu ích, thông tin
kịp thời đến người dân khi sử dụng dịch vụ xe buýt.
- Tiếp tục đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ lái
xe, nhân viên phục vụ nhằm đem lại sự chuyên nghiệp, thân thiện, hài lòng cho hành
khách đi xe buýt.
3.2. Xây dựng phương án tổ chức VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 58: Yên Phụ
- Thạch Đà (Mê Linh) của công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến
3.2.1 Điều tra luồng hành khách
a. Biến động luồng hành khách theo thời gian
Qua điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu công ty cung cấp, sự biến động của
luồng hành khách theo thời gian trong đầu năm 2022 được thể hiện rõ rệt theo thời
gian trong ngày và theo ngày trong tuần.
- Theo thời gian trong ngày: Biến động của luồng hành khách trên tuyến trong
ngày hình thành nên 2 loại giờ đó là giờ bình thường và giờ cao điểm.
Nguyên nhân của sự biến động này là do thời điểm phát sinh nhu cầu đi lại
thường xuyên trong ngày của học sinh, sinh viên, công nhân viên… thời điểm bị chi
phối bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của trường học, cơ quan, bệnh viện.
Qua khảo sát thực tế, số lượng hành khách đi lại theo giờ trong ngày được tổng
hợp theo bảng sau:

57
Bảng 3.1: Lưu lượng hành khách thống kê theo thời gian trong ngày trên tuyến
HK chiều đi: HK chiều về:
Thời gian
Yên Phụ - Thạch Đà Thạch Đà – Yên Phụ
5h- 6h 195 318
6h- 7h 280 362
7h- 8h 300 313
8h- 9h 261 273
9h- 10h 215 226
10h- 11h 243 269
11h- 12h 272 293
12h- 13h 254 237
13h- 14h 236 207
14h- 15h 275 248
15h- 16h 292 262
16h-17h 344 322
17h-18h 372 280
18h- 19h 279 175
19h- 20h 147 74
20h- 21h 84 0
Tổng 4049 3859
Từ bảng trên ta có biểu đồ biến động luồng hành khách theo giờ trong ngày như sau:

Lưu lượng hành khách theo giờ trong ngày


400
350
300
250
200
150
100
50
0

HK chiều đi : Yên Phụ - Thạch Đà HK chiều về: Thạch Đà - Yên Phụ

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện biến động luồng hành khách theo giờ trong ngày
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Theo thời gian trong ngày: biến động của luồng hành
khách làm hình thành lên 2 loại giờ khác nhau là giờ bình thường và giờ cao điểm. Đối
với giờ cao điểm trong ngày có 4 giờ cao điểm: 6h00 – 8h00, 11h00 - 12h00, 16h00 -

58
18h00. Nguyên nhân của sự biến động này là do thời điểm phát sinh nhu cầu đi lại
thường xuyên trong ngày. Thời điểm này bị chi phối bởi thời gian bắt đầu, kết thúc của
cơ quan, trường học và biến động có sự khác nhau giữa chiều đi và chiều về.
- Theo ngày trong tuần:
+ Ngày thường, lượng hành khách chủ yếu là người lao động, công nhân, học
sinh sinh viên đi làm, đi học, người đi khám bệnh, thăm bệnh...
+ Cuối tuần, lượng hành khách giảm so với các ngày thường do học sinh, sinh
viên, người đi làm được nghỉ, là thời gian mọi người đi tham quan, đi vui chơi, giải trí.
+ Đối với những ngày nghỉ, ngày lễ thì nhu cầu đi lại trên tuyến là khác với ngày
thường, đối với mỗi nhóm hành khách thì nhu cầu đi lại trên tuyến là cũng khác nhau.
Đối với các ngày nghỉ lễ tết lượng hành khách đi lại tương đối thưa vì người lao động,
sinh viên được nghỉ. Với nhóm hành khách đi lại giữa các trường học, công ty, tòa
nhà, văn phòng và các khu dân cư thì chủ yếu là học sinh sinh viên, người lao động,
cán bộ công nhân viên đi làm,...
So với sức chứa của xe: Vào các giờ trong ngày xe đáp ứng được nhu cầu về chỗ
ngồi cho hành khách đi trên tuyến, cung cấp đủ chỗ ngồi và chỗ đứng có tay vịn, tay
nắm cho hành khách.
b. Biến động luồng hành khách theo không gian
Ngoài biến sự biến động luồng hành khách theo giờ trong ngày thì trên tuyến còn
có sự biến động luồng hành khách theo không gian. Biến động luồng hành khách theo
không gian được thể hiện rõ qua mỗi điểm dừng đỗ trên tuyến, thông qua khảo sát
lượng hành khách lên xuống tại các điểm dừng đỗ.
Đây là tuyến buýt kết nối Yên Phụ với Bệnh viện đa khoa huyện nên hành khách
lên xe phần lớn ở các điểm đầu và xuống ở các điểm cuối tuyến hoặc điểm dừng có
trường học, công ty, khu dân cư. Thường thì buổi sáng luồng hành khách hướng vào
nội thành sẽ nhiều hơn và ngược lại vào chiều muộn thì lượng hành khách hướng ra
ngoại thành sẽ nhiều hơn.
Từ kết quả khảo sát lượng hành khách lên xuống tại các điểm dừng, ta có sự biến
động luồng hành khách theo không gian được thể hiện qua biểu đồ các biểu đồ sau:

59
Lưu lượng hành khách chiều đi: Yên Phụ - Thạch Đà
14

12

10

0
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55

HK lên HK xuống

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện lưu lượng hành khách theo chiều đi Yên Phụ - Thạch
Đà của tuyến 58

Lưu lượng hành khách theo chiều về: Thạch Đà - Yên Phụ
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55

HK lên HK xuống

Hình 3.3: Biểu đồ lưu lượng hành khách theo chiều về: Thạch Đà – Yên Phụ của
tuyến 58
Nhận xét: Qua điều tra thấy được, tại các điểm dừng đỗ gần các khu vực trường
học, bến xe, cơ quan… có lượng hành khách lên xuống khá cao. Một số đoạn đường
có nhiều trường học thì các điểm dừng tại đây có số lượng hành khách lên xuống cao
hơn hẳn. Với đặc điểm hình thức vận tải giá rẻ thì xe buýt là sự lựa chọn rất nhiều học
sinh, sinh viên vì vậy cần có sự điều chỉnh trong tổ chức vận tải trên tuyến để đem lại
hiệu quả tốt hơn phục vụ hành khách.
- Ở chiều đi từ Yên Phụ - Thạch Đà, phần lớn là khách lên tại các điểm đầu (đặc
biệt điểm đầu có 14 hành khách trên xe), lượng khách lên xuống ở nửa đầu tuyến sẽ ít
hơn lượng khách lên xuống ở nửa cuối của tuyến. Hiện tượng này có thể lý giải đó là

60
thời gian chiều tối khi mọi người được tan làm, tan học trở về nhà nên có xu hướng
khách lên nhiều ở khu vực nội thành và thưa dần sau khi ra khu vực ngoại thành.
- Ở chiều đi từ Thạch Đà – Yên Phụ, ta thấy lượng khách lên ở nửa đầu tuyến sẽ
nhiều hơn so với nửa cuối của tuyến. Hiện tượng này có thể lý giải đó là thời gian khi
mọi người đi làm, đi học… ở trong thành phố nên có xu hướng khách lên nhiều ở khu
vực ngoại thành và thưa dần khi vào trong nội thành.
3.2.2. Kiểm tra tính hợp lý của hành trình chạy xe
a. Điểm đầu, điểm cuối của hành trình
- Điểm đầu: Yên Phụ (điểm trung chuyển Long Biên) là điểm trung chuyển xe
buýt lớn phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách đi các nơi của Hà Nội. Đây là điểm
đầu cuối của nhiều tuyến buýt như: 01, 08A, 08B, 10A, 10B, 17, 18, 24, 31, 50, 54,
55A, 55B… Bãi đỗ xe ở đây thực tế là một làn đường dành riêng cho xe buýt, tuy
nhiên do đủ điều kiện cho xe dừng đỗ và quay trở đầu nên khi kết thúc hành trình, xe
sẽ được đưa vào bãi đỗ xe dừng nghỉ và chuẩn bị cho hành trình tiếp theo.
- Điểm cuối: Thạch Đà (Trước cổng BVĐK Mê Linh mới), ở điểm này có 1
khoảng đất trống đủ sức chứa cho phương tiện dừng nghỉ giữa 2 hành trình, đủ điều
kiện cho xe dừng đỗ và quay đầu.
Nhận xét: Đây là những địa điểm phù hợp cho điểm đầu, cuối của tuyến. Là
những nơi có diện tích đủ cho phương tiện quay đầu mà không gây cản trở giao thông,
hai điểm đầu cuối đủ sức chứa cho các phương tiện đỗ xe để nghỉ giữa 2 hành trình.
Đều là điểm thu hút lượng khách tương đối lớn. Vì vậy, em đề xuất là nên giữ nguyên
2 điểm đầu và cuối là Yên Phụ và Thạch Đà.
b. Xác định tính hợp lý của hành trình
Tuyến buýt 58 có lộ trình dài 44,7 km nối 2 điểm đầu, cuối là Yên Phụ và Thạch Đà.
* Lộ trình tuyến cụ thể:
- Chiều đi: Yên Phụ (điểm đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt - đoạn từ
Hàng Than đến Hòe Nhai) - Quay đầu tại đối diện phố Hàng Than - Yên Phụ - Điểm
trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai) - Yên Phụ -
Nghi Tàm - Âu Cơ - An Dương Vương - Tân Xuân - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt -
Quốc lộ 2 - Trạm thu phí số 1 QL2 - Hai Bà Trưng (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) - Nguyễn
Trãi (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) - QL23B - Đường 312 (Tam Đồng, Tam Báo) - Thạch Đà
(Trước cổng BVĐK Mê Linh).
- Chiều về: Thạch Đà (Trước cổng BVĐK Mê Linh) - Đường 312 (Tam Đồng,
Tam Báo) - QL23B - Nguyễn Trãi (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) - Hai Bà Trưng (Phúc Yên,
Vĩnh Phúc) - Trạm thu phí QL2 - Quốc lộ 2 - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Tân
61
Xuân - An Dương Vương - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ (Đường dành riêng cho xe
buýt) - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai) - Điểm trung chuyển Long
Biên – Yên Phụ - Yên Phụ (điểm đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt - đoạn từ
Hàng Than đến Hòe Nhai).
* Các điểm thu hút trên tuyến:
- Trường học: Trường THCS Tam đồng, Trường THCS Phúc Thắng, Trường
THPT Hai Bà Trưng, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Trường THPT Kim Anh, Trường
THCS Kim Chung, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng…
- Cơ quan: Công ty Honda Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam, Công ty TNHH
Xây dựng và Thương mại Phú Nhung, Công ty TNHH Esmalglass Itaca Việt Nam,
CTCP Viglacera Thăng Long, Công ty vận tải lữ hành Thuận Phát, KCN Quang Minh,
KCN Bắc Thăng Long…
- Bệnh viện: BVĐK Phúc Yên, BVĐK Mê Linh, BV Nhiệt đới TW cơ sở 2, BV
Nam Thăng Long cơ sở 2…
- Các điểm thu hút khác: khu du lịch sinh thái 79 mùa xuân, Bến xe Phúc Yên,
TTTM Mê Linh Plaza, chung cư Tây Hồ Riverview, Bưu cục Kim Anh, chợ hoa
Quảng An, Thung Lũng hoa Hồ Tây…
Nhận xét: Qua phân tích, khảo sát ở trên ta thấy lộ trình 2 chiều đi và về khá
giống nhau, tuyến đi qua những trục đường lớn có rất nhiều điểm thu hút. Điểm đầu và
điểm cuối của tuyến là điểm trung chuyển xe buýt và bệnh viện đa khoa nên thu hút số
lượng lớn hành khách đi lại, đặc biệt là vào các ngày trong tuần. Do đó em đề xuất là
nên giữ nguyên lộ trình tuyến 58 như ban đầu.
c. Các điểm dừng đỗ trên tuyến
Hiện nay trên tuyến có tổng số là 112 điểm dừng đỗ:
+ Chiều đi: Lộ trình chiều đi dài 45,4 km, với 56 điểm dừng độ, cự ly bình quân
giữa 2 điểm dừng đỗ là 796 m.
+ Chiều về: Lộ trình chiều về dài 43,9km, với 56 điểm dừng độ, cự ly bình quân
giữa 2 điểm dừng đỗ là 770 m.
Để xác định tính hợp lý của các điểm dừng đỗ trên tuyến 58, ta so sánh khoảng
cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ của tuyến 58 dựa vào bảng 2.6 ở chương II và
nhận thấy rằng: Trên tuyến 58 có một số điểm dừng cách nhau khá xa là 4700m,
2200m, 1400m,1300m, 1200m, 1100m, cụ thể:
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Nhà máy Toyota” đến điểm dừng “Nhà máy
Honda” có khoảng cách 1200m vì phải đi đường trên cao, trên đoạn tuyến này có một

62
số trường THPT, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư đông đúc nên có nhiều học sinh,
nhân viên, công nhân đi lại.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Ngã 3 Nguyễn Tất Thành” đến điểm dừng “Cầu
Xây (Cầu Xuân Phương)” có khoảng cách 1100m vì 2 điểm này cách nhau qua sông
Cà Lồ, phải đi qua cầu Xuân Phương.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Nhà văn hóa thôn Na” đến điểm dừng “Chợ Thanh
Nhàn” có khoảng cách 1100m: trên đoạn tuyến này hai bên đường là cánh đồng, dân
cư nằm thưa thớt.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Ngã 4 cao tốc Thăng Long” đến điểm dừng “Soát
vé cao tốc BTL đường Võ Văn Kiệt” có khoảng cách 1500m: đoạn tuyến này đi qua
cánh đồng, nhu cầu đi lại trên đoạn này thường là hành khách muốn ra sân bay Nội
Bài, hoặc hành khách muốn chuyển sang tuyến buýt khác để vào nội thành.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Soát vé cao tốc BTL đường Võ Văn Kiệt” đến
điểm dừng “Gia Chung - đường Võ Văn Kiệt” có khoảng cách 1200m: đoạn tuyến này
dân cư nằm thưa thớt, nhu cầu đi lại không thường xuyên.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “KCN Quang Minh” đến điểm dừng “Công ty cơ
khí Nam Hồng- đường Võ Văn Kiệt” là 2200m: điểm thu hút trên đoạn tuyến này phần
lớn là các công ty nên có nhiều hành khách là nhân viên, công nhân đi lại.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Cầu Vân Trì” đến điểm dừng “Cầu chui dân sinh
số 4 - đường vào thôn Nhuế” có khoảng cách là 1100m: đoạn tuyến này đi qua cầu
Vân Trì, qua cánh đồng.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Cầu chui dân sinh số 4- đường vào thôn Nhuế” đến
điểm dừng “UBND xã Kim Chung” có khoảng cách 1100m: đoạn tuyến này đi qua
cánh đồng.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Cầu Việt Thắng- đường Võ Văn Kiệt” đến điểm
dừng “Số 68A Tân Xuân” có khoảng cách 4700m vì 2 điểm này cách nhau qua sông
Hồng, phải đi qua cầu Thăng Long.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Chùa Liên Vân- Thôn Nam Cường” đến điểm
dừng “Cư An- Tam Đồng” có khoảng cách 900m: đoạn tuyến này dân cư nằm thưa
thớt, có đi qua cánh đồng nên để giãn cách như vậy là hợp lý.
+ Đoạn đường từ điểm dừng “Hợp tác xã vận tải Nội Bài” đến điểm dừng “Ngã 3
QL2 Cao tốc Hà Nội- Lào Cai” có khoảng cách là 1000m: điểm thu hút trên đoạn
tuyến này không nhiều, dân cư nằm thưa thớt nên giãn cách như vậy là hợp lý.

63
+ Đoạn đường từ điểm Nút giao dốc Hàng Than đến điểm cuối: ĐTC Long Biên
có khoảng cách là 950m vì để vào ĐTC Long Biên xe phải quay đầu ở đoạn đường
Trần Nhật Duật.
→Những điểm dừng này đều ở khu vực ngoại thành, dân cư nằm thưa thớt, có
điểm thì phải qua cầu Thăng Long, qua cánh đồng, qua các ngã tư ngã ba trên đường
Võ Văn Kiệt nên việc đặt giãn cách các điểm dừng như vậy là hợp lý.
- Ngoài ra trên tuyến có đoạn đường từ điểm dừng “Số 111 Âu Cơ” đến điểm
dừng “Số 33 Âu Cơ” có khoảng cách là 300m: đoạn tuyến này có bên trái là khu dân
cư, bên phải là Hồ Tây nên thu hút người dân muốn ra Hồ Tây vui chơi. Vì thế giãn
cách điểm dừng này là hợp lý.
Ở chiều đi từ Yên Phụ - Thạch Đà của tuyến có điểm dừng “Đối diện nhà máy
Toyota - QL2 (Cổng viện đa khoa Phúc Yên)” bị đổ gãy, cần được phục hồi nguyên
trạng. Vì vậy, em đề xuất: công ty báo cáo lên Trung tâm Quản lý giao thông công
cộng để Trung tâm lên phương án giao đơn vị đi bổ sung.
d. Về biển báo, nhà chờ
Trên cả hành trình số điểm dừng có nhà chờ chiếm không đến một nửa tổng số
điểm dừng, một số nhà chờ đã xuống cấp, hầu như ở tất cả các điểm dừng đều được
cắm cọc biển báo, tuy nhiên một số biển báo bị tróc sơn làm mờ thông tin tuyến buýt.
Do đó, em kiến nghị: Xây dựng thêm nhà chờ cho hành khách đứng đợi xe để
tránh mưa nắng trên đoạn đường tập trung nhiều cách rõ ràng nơi chờ xe buýt của
hành khách với mặt đường, đảm bảo an toàn cho hành khách và người tham gia giao
thông trên tuyến.
Bảng 3.2: Các điểm được thay đổi thành nhà chờ theo phương án mới
Thứ tự điểm
Điểm dừng đỗ đón trả khách Nhà chờ
dừng
CHIỀU ĐI
22 Cầu Việt Thắng đường Võ Văn Kiệt NC
29 KCN Quang Minh (Mê Linh PLAZA) NC
CHIỀU VỀ
15 Nhà máy Toyota - QL2 NC
3.2.3. Lựa chọn phương tiện trên tuyến
a. Lựa chọn sơ bộ phương tiện
Việc lựa chọn phương tiện hoạt động trên tuyến sẽ quyết định hiệu quả hoạt động
của tuyến. Bố trí xe không hợp lý sẽ dẫn tới hiệu quả sử dụng phương tiện giảm, lãng
phí sức chứa của xe, ngược lại bố trí xe có sức chứa nhỏ hơn so với nhu cầu của tuyến

64
thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu. Do đó, việc lựa chọn phương tiện rất quan trọng.
Việc lựa chọn xe buýt trên tuyến dựa trên các căn cứ sau:
* Căn cứ vào các quy định chung đối với xe khách Thành phố và tiêu chuẩn đối
với xe buýt hoạt động trên các tuyến tiêu chuẩn:
- Điều lệ trật tự An toàn giao thông đường bộ và trật tự An toàn giao thông đô thị.
- Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới
đường bộ (Tiêu chuẩn ngành số: 22-TCN-224-2000, ngày 29/06/2000).
- TCVN 5749 – 1999: Ôtô khách - Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 6921 – 2001: Phương tiện Giao thông đường bộ - Ôtô khách cỡ lớn -
Yêu cầu về cấu tạo trong công nhận kiểu.
- TCVN 6723 – 2000: Phương tiện Giao thông đường bộ - Ôtô khách cỡ nhỏ -
Yêu cầu về cấu tạo trong công nhận kiểu.
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/05/2020 của Bộ Giao thông vận tải Quy
định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng
đường bộ.
* Căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội
Việc chọn phương tiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhằm đảm bảo phục
vụ nhu cầu đi lại của hành khách tốt hơn với chi phí nhỏ nhất mà vẫn nâng cao được
hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo hiệu quả sản xuất vận tải cho doanh nghiệp.
Do vậy, để đưa ra những phương án tổ chức tối ưu cho tình trạng quá tải trong giờ cao
điểm, đảm bảo hiệu quả khai thác cho Công ty thì phương án vẫn giữ nguyên loại xe
60 chỗ là hợp lý.
* Căn cứ vào điều kiện đường sá:
Theo khảo sát thực tế thì tuyến buýt đi qua nhiều tuyến đường, phần lớn đều là
đường 1 chiều, được trải nhựa với làn đường rộng: đường Võ Văn Kiệt, Quốc Lộ 2…
đoạn đường Yên Phụ thì có làn dành riêng cho xe buýt. Bề rộng mặt đường đoạn hẹp
nhất mà tuyến đi qua là 6m, do vậy lựa chọn phương tiện trên tuyến phải đảm bảo
phương tiện có thể lưu thông dễ dàng qua những đoạn đường này.
* Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu:
Khí hậu miền Bắc có nhiệt độ tương đối cao và độ ẩm lớn. Do vậy phương tiện
phải được thực hiện tốt công tác bảo quản, duy tu bảo dưỡng tốt thì mới có thể hoạt
động dài lâu.

65
* Căn cứ vào điều kiện kĩ thuật:
Với các tiêu chuẩn về môi trường EURO III. Tiêu chuẩn về an toàn như tai lái
thuận, bình cứu hỏa, cửa thoát hiểm… Vật liệu chế tạo: độ bền chắc, đảm bảo chống
cháy thì ta chọn xe ô tô có sức chứa 60 chỗ là phù hợp.
* Căn cứ vào loại xe buýt đang sử dụng của công ty:
Hiện tại công ty đang sử dụng các mác xe có sức chứa từ 30 – 60 chỗ từ các
thương hiệu: Daewoo, BaHai, Tracomeco, trong đó tuyến buýt số 58 đang sử dụng 2
mác xe là Daewoo và Bahai với sức chứa 60 chỗ.
Bảng 3.3: Các mác xe trên tuyến buýt số 58 công ty đang sử dụng
Mác xe Năm sử dụng Sức chứa (chỗ) Số lượng xe
BaHai 2012 60 9
Daewoo 2017, 2018, 2020 60 16
Để thuận tiện cho công ty cấp nhiên liệu, thực hiện bảo dưỡng sửa chữa phương
tiện, loại xe được lựa chọn sử dụng trên tuyến trước tiên phải là những mác xe mà
công ty đang sử dụng.
Căn cứ vào bảng 2.7: Thông số kĩ thuật của xe và các điều kiện tổ chức khai thác,
kĩ thuật thì mác xe BaHai không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải và mác xe này đã
được đưa vào sử dụng năm 2012, chất lượng phương tiện đã xuống cấp và cần thiết
phải thay đổi. Còn mác xe Daewoo được đưa vào sử dụng từ các năm 2017, 2018,
2020 còn mới và tốt nên vẫn tiếp tục sử dụng các phương tiện thuộc mác xe này. Do
vậy ta sẽ tiến hành lựa chọn phương tiện thay thế cho mác xe BaHai.
Với sức chứa 60 chỗ, trên thị trường hiện có các mác xe Daewoo GDW6901,
Daewoo BC095, Thaco Meadow 89CT… Các phương tiện chạy tuyến ngoại thành của
công ty đều được sơn màu đỏ - vàng đặc trưng nên ta sẽ lựa chọn mác xe Daewoo
GDW6901 và mác xe Thaco Meadow 89CT. Tổng hợp số liệu về thông số kĩ thuật của
2 mác xe này như sau:
Bảng 3.4: Các thông số kĩ thuật của 2 mác xe đề xuất
STT Thông số kỹ thuật Daewoo GDW Thaco Meadow
6901 89CT
1 Sức chứa 60 60
2 Số chỗ ngồi/ chỗ đứng 27/33 24/36
Kích thước 9000 x 2480 x 8950 x 2300
3 3200 x 3105
(Dài x Rộng x Cao) (mm)
Tiêu hao nhiên liệu 27 28
4
(lít/100km)
5 Dung tích nhiên liệu (lít) 150 120

66
6 Tốc độ lớn nhất (Km/h) 90 90
7 Khả năng vượt dốc (%) 29% 54%
8 Loại nhiên liệu Diesel Diesel
Nguyên giá phương tiện (triệu 2034 1995
9
VNĐ)
b. Lựa chọn chi tiết phương tiện
Do tuyến 58 là tuyến buýt ngoài thành vì thế khi tính toán đến hiệu quả hoạt
động của tuyến phải tính toán đến cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Chính vì thế
ngoài mục tiêu lợi nhuận công ty còn phải tính đến các mục tiêu xã hội như khuyến
khích người dân sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân, giảm
tắc đường, ô nhiễm, nâng cao sự an toàn cho người tham gia giao thông. Để đạt được
những mục tiêu này cần phải tính toán phương tiện theo chỉ tiêu chi phí. Ta sẽ so sánh
lựa chọn phương tiện theo chi phí khai thác phương tiện nhỏ nhất. Việc so sánh sẽ dựa
theo các loại chi phí khác biệt giữa các mác kiểu xe buýt được sử dụng tại thị trường
Việt Nam hiện nay. Bao gồm 5 chi phí: (1) chi phí trích khấu hao cơ bản, (2) chi phí
nhiên liệu, (3) chi phí vật liệu bôi trơn, (4) Chi phí trích trước săm lốp, ắc quy, (5) Chi
phí sửa chữa lớn phương tiện. Các chi phí này được tính cho 1 xe trong 1 tháng.

67
Bảng 3.5: Tổng hợp các khoản chi phí khai thác khác biệt giữa 2 mác xe
Chi phí (VNĐ/tháng)
STT Khoản mục chi phí Căn cứ xác định Thaco Meadow
Daewoo GDW6901
89CT
CNL= QNL × G ;
∑ 𝐿𝑐ℎ𝑔(1)
𝑄𝑁𝐿 = × 𝐾 ; G= 26.394 đồng/lít (giá ngày QNL= 2889,9 (lít); K=27 QNL= 2996,9 (lít);
Chi phí 100
1 2/06/2022) lít/km K=28 lít/km
nhiên liệu
∑ 𝐿𝑐ℎ𝑔(1) = 10703,3 km (với 80% đường loại I, 20% →CNL= 76.276.020,6 →CNL= 79.100.178,6
đường loại II, 1 xe chạy trong 1 tháng)

Chi phí vật liệu bôi CVLBT= QVLBT× 𝐺 VLBT ;


2 CVLBT= 9.392.175 CVLBT= 9.739.925
trơn 𝐺 VLBT = 65000 (đồng/lít); QVLBT = 5%× QNL

CSL= NBL× NGBL 6 bộ săm lốp/xe, 2 bộ ắc 6 bộ săm lốp/xe, 2 bộ


∑ 𝐿𝑐ℎ𝑔(1) ∑ 𝐿𝑐ℎ𝑔(1)
NBL= × 𝑛 ; định CAQ= GAQ× ×𝑛 quy, GAQ= 2.650.000 ắc quy, GAQ =
Chi phí trích trước 𝐿Đ𝐿 𝐿𝐴𝑄
3 ngạch đời lốp 70.000km, (đồng/bộ) 2.890.000 (đồng/bộ)
săm lốp, ắc quy định ngạch đời ắc quy
NGBL=4.785.000 CSL= 4.389.882,04 CSL= 4.389.882,04
110.000km
(đồng/bộ) CAQ= 515.704,45 CAQ= 562.409,76

Chi phí trích khấu 𝐶𝐾𝐻𝐶𝐵 =


𝑁𝐺𝑃𝑇
; TKH= 10 năm
4 CKHCB= 16.916.666,7 CKHCB= 16.625.000
hao cơ bản 𝑇𝐾𝐻

Chi phí trích trước Sửa chữa lớn theo quy định của công ty bằng 50%
5 CSCL=8.458.333,35 CSCL= 8.312.500
sửa chữa lớn khấu hao cơ bản

Tổng chi phí 115.948.782,5 118.729.895,.8

68
Như vậy, ta thấy chi phí khai thác khác biệt 1 tháng của mác xe Daewoo
GDW6901 thấp hơn mác xe Thaco Meadow 89CT là 2.781.113,3vnđ.
Xét về tính thuận lợi, tiện nghi, cả 2 xe đều là những loại xe buýt kiểu mới, được
trang bị và nâng cấp về phần nội thất, ghế xe bọc mới, êm hơn cùng các thiết bị tay
nắm, đèn bấm báo hiệu, quạt hút gió tạo khoảng không khí tốt cho hành khách. Xe
Daewoo GDW6901 là xe mới đưa vào hoạt động năm 2020, với tiêu chuẩn đạt chuẩn
Euro 4 với mức xả thấp, công suất lớn, khả năng cách nhiệt cao, có số ghế nhiều phù
hợp với tuyến cự ly dài, không phải xe gầm thấp nên phù hợp chạy cả những đoạn
đường xấu. Những ưu điểm vượt trội này thì xe Daewoo GDW6901 sẽ mang lại nhiều
lợi ích hơn.
Vậy với những tính toán và lập luận trên, em xin đề xuất phương án sử dụng mác
xe Daewoo GDW6901 để thay thế cho các xe thuộc mác xe Bahai trên tuyến để nâng
cao chất lượng phương tiện và tạo xu hướng bảo vệ môi trường của công ty trong
tương lai.
3.2.4. Lựa chọn hình thức chạy xe trên tuyến
Vì tuyến 58 là tuyến buýt cố định với lộ trình cụ thể, trên suốt hành trình chạy xe
bắt buộc dừng lại ở tất cả các vị trí đã bố trí biển dừng đỗ dọc đường theo quy định
cho hành khách lên xuống; không được bỏ bất kì điểm dừng đỗ nào và không dược
phép rút ngắn hay đi sai hành trình đã quy định. Luồng hành khách có sự biến động
theo giờ cao điểm và giờ bình thường nên tuyến 58 được bố trí chạy xe theo giờ cao
điểm và giờ bình thường, thời gian chạy xe là giống nhau. Do đó, em lựa chọn giữ
nguyên hình thức tổ chức chạy xe trên tuyến là hình thức chạy xe thông thường. Các
chuyến và các xe được thực hiện đúng theo biểu đồ và thời gian biểu đã được sắp xếp.
3.2.5. Xác định các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật trên tuyến
a. Nhóm chỉ tiêu về phương tiện
Do tình hình dịch bệnh Covid, lượng hành khách di chuyển không tăng quá
nhiều, số lượng phương tiện của công ty vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu của hành khách.
Vì vậy em đề xuất doanh nghiệp không cần đầu tư thêm phương tiện, giữ nguyên số
phương tiện hiện có.
- Số xe có: AC = 25 (xe)

69
- Số xe vận doanh: ngày thường: AVD = 22 (xe), chủ nhật: AVD = 21 (xe)
- Số xe dự phòng điều độ: ngày thường: ADP = 3 (xe), chủ nhật: ADP = 4 (xe)
b. Nhóm chỉ tiêu về quãng đường
- Chiều dài hành trình bình quân: LM = 44,7 (km)
+ Chiều đi: 45,4 (km)
+ Chiều về: 43,9 (km)
- Quãng đường huy động: xe đỗ tại Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây Dựng
Bảo Yến huy động đến Thạch Đà (BVĐK huyện Mê Linh) là 25km, đến điểm đỗ ở
Yên Phụ là 21km nên quãng đường huy động là: Lhđ = 25+21 = 46 (km)
- Số lượng điểm dừng đỗ trên tuyến là: 112 điểm dừng, trong đó: chiều đi là 56
điểm dừng, chiều về là 56 điểm dừng.
- Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ trên tuyến:
𝐿𝑀 45,4
+ Chiều đi: L01 = = = 0,796 (km)
𝑛+1 56+1
𝐿𝑀 43,9
+ Chiều về: L02 = = = 0,770 (km)
𝑛+1 56+1
𝐿01 +𝐿02 0,796+0,770
→ L0 = = = 0,783 (km)
2 2

- Quãng đường xe chạy ngày đêm của đội xe:


+ Ngày thường: Lnđ = Lhđ + zc ×LM = 46+168×44,7 = 7555,6 (km)
+ Chủ nhật: Lnđ = Lhđ + zc ×LM = 46+158×44,7 = 7108,6 (km)
c. Nhóm chỉ tiêu về vận tốc
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát vận tốc trên từng đoạn đường chiều đi
Khoảng Vận tốc kĩ thuật
STT Đoạn tuyến cách (km/h)
(km) CĐ TĐ
1 Yên Phụ 1,95 29 39
2 Nghi Tàm- An Dương Vương 4,35 29 33
3 An Dương Vương - Cầu Thăng Long 4,95 27 30
4 Cầu Thăng Long- QL2 15,95 46 48
5 QL2- Nguyễn Trãi 8,35 42 42
6 Nguyễn Trãi - Thạch Đà 9,85 42 42
Tổng 45,4 215 233
Từ bảng tổng hợp trên ta tính được tốc độ kĩ thuật trung bình của chiều đi trên tuyến là:
∑ 𝑉 𝑛 ∑ 𝑉 𝑛
𝑉̅𝑇(𝐶Đ) = 1 𝑖 = 35,83 (km/h); 𝑉̅𝑇(𝑇Đ) = 1 𝑖 = 38,83 (km/h)
𝑛 𝑛

→ Tốc độ kĩ thuật trung bình trên tuyến của chiều đi là: 𝑉̅𝑇 = 37,33 (km/h)

70
𝐿𝑀 45,4
Thời gian lăn bánh trung bình của chiều đi là 𝑇𝑙𝑏 = ̅𝑇
= = 72,97 (𝑝ℎú𝑡)
𝑉 37,33

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát vận tốc trên từng đoạn đường chiều về
Khoảng Vận tốc kĩ thuật
STT Đoạn tuyến cách (km/h)
(km) CĐ TĐ
1 Thạch Đà - Nguyễn Trãi 7,65 42 46
2 Nguyễn Trãi - QL2 8,85 44 44
3 QL2 - Cầu Thăng Long 11,25 38 42
4 Cầu Thăng Long - An Dương Vương 9,05 42 45
5 An Dương vương - Nghi Tàm 4,6 28 31
6 Yên Phụ 2,5 30 38
Tổng 43,9 223 246
Từ bảng tổng hợp trên ta tính được tốc độ kĩ thuật trung bình của chiều về trên tuyến là:
∑ 𝑉 𝑛 ∑ 𝑉 𝑛
𝑉̅𝑇(𝐶Đ) = 1 𝑖 = 37,17 (km/h); 𝑉̅𝑇(𝑇Đ) = 1 𝑖 = 41 (km/h)
𝑛 𝑛

→ Tốc độ kĩ thuật trung bình trên tuyến của chiều về là: 𝑉̅𝑇 = 39,08 (km/h)
𝐿𝑀 43,9
Thời gian lăn bánh trung bình của chiều đi là 𝑇𝑙𝑏 = ̅𝑇
= = 67,4 (𝑝ℎú𝑡)
𝑉 39,08

Thời gian lăn bánh trung bình trên tuyến là Tlb= 70,18 (phút)
Tốc độ kĩ thuật trung bình trên tuyến là VT = 38,2 (km/h)
(Những chỉ tiêu vận tốc còn lại sẽ được tổng hợp ở bảng 3.8)
d. Nhóm chỉ tiêu về thời gian
- Thời gian hoạt động của tuyến: TH = 16h
+ Ngày thường: 5h00 - 21h00 (Yên Phụ), 5h00 - 20h0 (Thạch Đà)
+ Chủ nhật: 5h00 – 21h00 (Yên Phụ), 5h00 – 19h30 (Thạch Đà)
- Thời gian dừng đỗ trong 1 chuyến:
Theo khảo sát, thời gian dừng đỗ trung bình tại 1 điểm dừng: t0 = 30 giây = 0,5
phút), tuy nhiên sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng hành khách và các yếu tố bên ngoài
khác. Ta có, thời gian dừng đỗ trung bình 1 chuyến là:
𝐿𝑀 44,7
Tdđ = ( − 1)×0,5 = ( − 1)×0,5 = 28 (phút)
𝐿0 0,783

- Thời gian dừng đỗ tại điểm đầu cuối: Tđc = 10 (phút)


- Thời gian lăn bánh: Tlb = 70,18 (phút)
- Thời gian 1 chuyến: Tc = Tđc+Tlb+Tdđ = 108,18 (phút)
- Thời gian 1 vòng xe: TV = 2× Tc = 216,36 (phút)
𝑇𝑉 216,36
- Giãn cách chạy xe giữa 2 chuyến là: I = = = 10 (phút/chuyến)
𝐴𝑉𝐷 22

71
e. Nhóm chỉ tiêu về năng suất phương tiện
- Trọng tải thiết kế: qtk = 60 (chỗ)
- Hệ số lợi dụng trọng tải: 𝛾 = 0,3 (Tính trung bình theo biến động hành khách
theo thời gian)
𝐿𝑀 44,7
- Hệ số thay đổi hành khách: 𝜂ℎ𝑘 = = = 2,5 (dựa trên kết quả khảo sát)
𝐿𝐻𝐾 17,6

- Năng suất trung bình 1 chuyến xe:


𝑊𝑄𝐶 = 𝑞 × 𝛾 × 𝜂𝐻𝐾 = 60×0,3×2,5 = 45 (HK)
- Năng suất 1 ngày xe của toàn đội xe:
+ Ngày thường: 𝑊𝑄𝑛𝑔 = 𝑊𝑄𝑐 × 𝑧𝑐 = 45 ×168 = 7560 (HK)
+ Chủ nhật: 𝑊𝑄𝑛𝑔 = 𝑊𝑄𝑐 × 𝑧𝑐 = 45 ×158 = 7110 (HK)
Bảng 3.8: Tổng hợp các chỉ tiêu khai thác trên tuyến
TT Ký hiệu Giá trị
Tên chỉ tiêu Đơn vị
1 Nhóm chỉ tiêu về phương tiện
1.1 Số xe có AC xe 25
1.2 Số xe vận doanh AVD xe 22
1.3 Hệ số thay đổi hành khách  HK 2,5
1.4 Hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh  0,3
1.5 Hệ số ngày xe vận doanh αvd 0,88
1.6 Sức chứa phương tiện Qtk chỗ 60
2 Nhóm chỉ tiêu về quãng đường
2.1 Chiều dài hành trình bình quân LM km 44,7
2.2 Chiều dài lượt đi L M đi km 45,4
2.3 Chiều dài lượt về LM về km 43,9
2.4 Quãng đường huy động Lhđ km 46
Khoảng cách bình quân điểm dừng L 0 km 0,783
2.5 - Chiều đi km 0,796
- Chiều về km 0,770
Quãng đường xe chạy ngày đêm km
Lngđ
của đội xe
2.6
- Ngày thường km 7555,6
- Chủ nhật km 7108,6
Số điểm dừng 2 chiều trên tuyến N điểm dừng 112
2.7 - Chiều đi điểm dừng 56
- Chiều về điểm dừng 56
3 Nhóm chỉ tiêu vận tốc
3.1 Vận tốc kỹ thuật VT km/h 38,2
3.2 Vận tốc lữ hành VLH km/h 27,3
3.3 Vận tốc khai thác VKT km/h 24,7
4 Nhóm chỉ tiêu về thời gian
4.1 Thời gian mở/đóng bến giờ 5h00/21h00
4.2 Thời gian lăn bánh Tlb phút 70,18
4.3 Thời gian đầu cuối Tđc phút 10
72
TT Ký hiệu Giá trị
Tên chỉ tiêu Đơn vị
4.4 Thời gian dừng đỗ Tdđ phút 28
4.5 Thời gian 1 chuyến xe Tc phút 108,18
4.6 Thời gian một vòng xe Tv phút 216,36
4.7 Giãn cách chạy xe Itb phút 10-15
Số chuyến trong ngày Zc chuyến
4.8 - Chiều đi chuyến 168
- Chiều về chuyến 158
5 Nhóm chỉ tiêu về năng suất
5.1 Năng suất 1 chuyến xe WQc HK/chuyến 45
Năng suất 1 ngày xe vận doanh WQng HK/ngày xe
5.2 - Ngày thường WQng HK/ngày xe 7560
- Chủ nhật WQng HK/ngày xe 7110
3.2.6. Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe trên tuyến
- Thời gian hoạt động hàng ngày:
+ Giờ đóng/mở bến ngày thường:
Tại đầu Yên Phụ: 5h00-21h00 Tại đầu Thạch Đà: 5h00-20h00
+ Giờ đóng/mở bến ngày chủ nhật:
Tại đầu Yên Phụ: 5h00-21h00 Tại đầu Thạch Đà: 5h00-19h30
- Giãn cách chạy xe: 10-15 phút/ chuyến.
- Tổng số lượt xe trong ngày là 168 chuyến/ngày với ngày thường và 158
chuyến/ngày với ngày chủ nhật.
Thời gian và biểu đồ chạy xe của công ty hiện nay là phù hợp với nhu cầu của
hành khách đi lại. Thời gian giãn cách chạy xe hợp lý đối với lộ trình của công ty cũng
như lượng hành khách trên tuyến.
Bảng 3.9: Thời gian biểu chạy xe của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà
NỐT ĐẦU A - B GIỜ XUẤT BẾN TẠI CÁC ĐIỂM ĐẦU A - B LƯỢT

YÊN PHỤ 6:38 6:50 10:28 10:50 14:28 14:50 18:28 18:45
Thay
1 8
THẠCH ca
5:00 8:28 8:50 12:28 12:50 16:28 16:50 20:15
ĐÀ
YÊN PHỤ 6:48 7:00 10:38 11:00 14:38 15:00 18:38 19:00
Thay
2 8
THẠCH ca
5:10 8:38 9:00 12:38 13:00 16:38 17:00 20:30
ĐÀ
YÊN PHỤ 6:58 7:10 10:48 11:10 14:48 15:10 18:48 19:15
Thay
3 8
THẠCH ca
5:20 8:48 9:10 13:48 13:10 16:48 17:10 20:45
ĐÀ
YÊN PHỤ 7:08 7:20 10:58 11:20 14:58 15:20 18:58
Thay
4 7
THẠCH ca
5:30 8:58 9:20 13:58 13:20 16:58 17:20
ĐÀ
YÊN PHỤ 7:18 7:30 11:08 11:30 15:08 15:30 19:08 19:30
Thay
5 8
THẠCH ca
5:40 9:08 9:30 14:08 13:30 17:08 17:30 21:00
ĐÀ
6 YÊN PHỤ 7:28 7:45 11:23 11:45 Thay 15:23 15:45 19:23 19:45 8

73
NỐT ĐẦU A - B GIỜ XUẤT BẾN TẠI CÁC ĐIỂM ĐẦU A - B LƯỢT
THẠCH ca
5:50 9:23 9:45 13:23 13:45 17:23 17:45 21:15
ĐÀ
YÊN PHỤ 7:38 8:00 11:38 12:00 15:38 16:00 19:38 20:00
Thay
7 8
THẠCH ca
6:00 9:38 10:00 13:38 14:00 17:38 18:00 21:30
ĐÀ
YÊN PHỤ 7:48 8:10 11:48 12:10 15:48 16:10 19:48
Thay
8 7
THẠCH ca
6:10 9:48 10:10 13:48 14:10 17:48 18:10
ĐÀ
YÊN PHỤ 7:58 8:20 11:58 12:20 15:58 16:20 19:58 20:15
Thay
9 8
THẠCH ca
6:20 9:58 10:20 13:58 14:20 17:58 18:20 21:45
ĐÀ
YÊN PHỤ 8:08 8:30 12:08 12:30 16:08 16:30 20:08 20:30
Thay
10 8
THẠCH ca
6:30 10:08 10:30 14:08 14:30 18:08 18:30 22:00
ĐÀ
YÊN PHỤ 8:18 8:40 12:18 12:40 16:18 16:40 20:18 20:45
Thay
11 8
THẠCH ca
6:40 10:18 10:40 14:18 14:40 18:18 18:40 22:15
ĐÀ
YÊN PHỤ 5:00 8:28 8:50 12:28 12:50 16:28 16:50 20:28
Thay
12 8
THẠCH ca
6:38 6:50 10:28 10:50 14:28 14:50 18:28 18:50
ĐÀ
YÊN PHỤ 8:38 9:00 12:38 13:00 16:38 17:00 20:38 21:00
Thay
13 8
THẠCH ca
7:00 10:38 11:00 14:38 15:00 18:38 19:00 22:30
ĐÀ
YÊN PHỤ 5:15 8:48 9:10 12:48 13:10 16:48 17:10
Thay
14 7
THẠCH ca
6:53 7:10 10:48 11:10 14:48 15:10 18:48
ĐÀ
YÊN PHỤ 5:30 8:58 9:20 12:58 13:20 16:58 17:20 20:48
Thay
15 8
THẠCH ca
7:08 7:20 10:58 11:20 14:58 15:20 18:58 19:15
ĐÀ
YÊN PHỤ 9:08 9:30 13:08 13:30 17:08 17:30 21:08
Thay
16 7
THẠCH ca
7:30 11:08 11:30 15:08 15:30 19:08 19:30
ĐÀ
YÊN PHỤ 5:45 9:23 9:45 13:23 13:45 17:23 17:40
Thay
17 7
THẠCH ca
7:23 7:45 11:23 11:45 15:23 15:45 19:18
ĐÀ
YÊN PHỤ 6:00 9:38 10:00 13:38 14:00 17:38 17:50 21:23
Thay
18 8
THẠCH ca
7:38 8:00 11:38 12:00 15:38 16:00 19:20 19:45
ĐÀ
YÊN PHỤ 6:10 9:48 10:10 13:48 14:10 17:48 18:00 21:38
Thay
19 8
THẠCH ca
7:48 8:10 11:48 12:10 15:48 16:10 19:38 20:00
ĐÀ
YÊN PHỤ 6:20 9:58 10:20 13:58 14:20 17:58 18:10
Thay
20 7
THẠCH ca
7:58 8:20 11:58 12:20 15:58 16:20 19:48
ĐÀ
YÊN PHỤ 6:30 10:08 10:30 14:08 14:30 18:08 18:20
Thay
21 7
THẠCH ca
8:08 8:30 12:08 12:30 16:08 16:30 19:58
ĐÀ
YÊN PHỤ 6:40 10:18 10:40 14:18 14:40 18:18 18:30
Thay
22 7
THẠCH ca
8:18 8:40 12:18 12:40 16:18 16:40 20:08
ĐÀ
168

Ghi chú: Giờ in đậm là thời gian xuất bến, giờ gạch chân là thời gian quy định tối
thiểu xe về bến.

74
3.2.7. Tổ chức lao động cho lái xe, phụ xe
a. Xác định số lao động cần thiết cho phương án
Thời gian làm việc của lao động ngày thường là 16 giờ nên sẽ bố trí lao động
làm việc 2 ca/ngày để phù hợp với tính chất công việc.
Xác định số lao động lái xe, nhân viên bán vé theo phương pháp định biên với
hệ số định biên là 2,1 (lao động làm việc 2 ca/ngày, bao gồm 02 lái xe - 02 nhân viên
bán vé, dự trữ 10% lao động lái xe và 10% nhân viên bán vé trên một đầu phương
tiện). Do đó ta có số lái xe, nhân viên bán vé cần thiết cho phương án mới là:
Bảng 3.5: Số lái xe, nhân viên bán vé cần thiết trên tuyến
Lái xe Nhân viên bán vé
2,1 Lái xe/ 1 đầu phương 2,1 nhân viên bán vé/ 1đầu
Định biên
tiện phương tiện
Số xe kế hoạch 25 (xe)
Số lao động cần
53 53
thiết
b. Phân công lao động cho lái xe, nhân viên bán vé.
Khoán mỗi xe gồm 2 lái xe, 2 NVBV, dự trữ 03 lái xe và 03 NVBV. Thời gian bắt
đầu và kết thúc ca làm việc phụ thuộc biểu đồ chạy xe trên tuyến và nốt mà xe đó chạy.
Thông thường các xe luân phiên chạy các nốt khác nhau và khi hết 1 vòng thì lặp lại nốt
ban đầu. Phương tiện và lao động trực dự phòng và nghỉ theo kế hoạch sản xuất. Công
ty phân công cho lái xe, nhân viên bán vé làm việc trên tuyến 58 như sau:
- Căn cứ vào hiện trạng khai thác và tính chất công việc của lao động nên lái phụ
xe làm việc 2 ca/ngày. Khi làm việc hết 1 vòng bảng (tức 6 ngày) sẽ được nghỉ 1 ngày
Thời gian làm việc trong ngày không quá 10 giờ.
- Thời gian làm việc của lao động là 26 ngày/ tháng.
- Sẽ sắp xếp nốt chạy xe ứng với bảng luân chuyển xe chạy trên tuyến theo tháng
để đảm bảo cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi của lao động trên tuyến.
b. Quy trình làm việc của lái xe và nhân viên bán vé.
* Trước khi đưa xe ra hoạt động:
- Lái xe kết hợp với bộ phận bảo dưỡng sửa chữa kiểm tra tình trạng kỹ thuật của
phương tiện, đảm bảo phương tiện có thể lưu thông an toàn trên đường (lái xe và nhân
viên bán vé đến gara của Công ty gặp nhân viên giao nhận phương tiện để nhận
phương tiện và lệnh vận chuyển. Lái xe và nhân viên bán vé kiểm tra kỹ thuật phương
tiện, nếu có sự cố phát sinh thì báo cáo với phụ trách tuyến và nhân viên giao nhận).

75
- Nhận lệnh vận chuyển: Bàn giao lệnh vận chuyển cho lái xe vào buổi sáng. Sau đó
lái xe và nhân viên bán vé đưa xe ra điểm đầu để bắt đầu hoạt động theo nốt cố định.
* Quản lý hoạt động của xe trên đường:
- Duy trì việc kiểm tra giám sát trực tiếp của đội kiểm tra thường xuyên để phát
hiện những trường hợp lái xe, NVBV phạm các lỗi như bỏ sót vé, cố tình gian lận
trong quá trình bán vé, lái xe phóng nhanh vượt ẩu, có biểu hiện không văn minh lịch
sự trên xe.
- Luôn luôn sử dụng hệ thống định vị GPS để định vị chính xác vị trí, thời gian, địa
điểm xem lái xe có dừng đỗ đúng nơi quy định và chạy đúng biểu đồ chạy xe hay không.
- Ngoài hai công ty có đội ngũ tổng đài trực đường dây nóng, giúp thu thập
những phản hồi từ hành khách trong quá trình đi xe, từ đó có thể trực tiếp xử lý những
nhân viên có hành vi ứng xử không văn minh, ảnh hưởng tới chất lượng, niềm tin của
hành khách trong quá trình sử dụng dịch vụ của công ty.
* Sau khi kết thúc thời gian làm việc:
Lái xe và nhân viên bán vé đưa xe về bãi đỗ xe quy định. Lái xe chờ rửa xe, lấy
dầu và đưa xe về bãi đỗ. Trong khi đó nhân viên bán vé tiến hành bàn giao phương
tiện cho nhân viên giao nhận, nộp chìa khoá, ký sổ giao nhận phương tiện, bàn giao
lệnh vé, tiền cho nhân viên thống kê, thu ngân và nhận lệnh vé vào ngày hôm sau (nếu
có lịch làm tiếp) hoặc nộp lại vé tồn và nhận lệnh nghỉ (nếu nghỉ ngày hôm sau) từ
phòng điều độ và bộ phận nghiệm thu vé lượt
3.3. Đánh giá hiệu quả phương án
3.3.1. Hiệu quả mang lại cho hành khách
-Theo phương án mới đề xuất là thay mới phương tiện và nâng cấp sửa sang lại
các điểm dừng đỗ, cột báo hiệu:
+ Tăng tính thuận tiện khi lên, xuống xe của hành khách tại các đoạn tuyến.
+ Tăng sự an toàn, thoải mái khi hành khách chờ, đón xe và xuống điểm
3.3.2. Hiệu quả mang lại cho Công ty
- Đáp ứng tốt nhu cầu hành khách, tăng chất lượng phục vụ trên tuyến.
- Thu hút thêm hành khách. Điều này sẽ làm tăng khối lượng vận chuyển hành
khách của xe, giúp Công ty nhanh chóng bù đắp vốn ban đầu và tăng lợi nhuận.
Phương án mới đưa ra đã giúp Công ty tối ưu hóa được hành trình chạy xe. Việc
vẫn giữ nguyên hành trình chạy xe và đề xuất thêm một số nhà chờ, đổi mới phương
tiện làm tăng hiệu quả hoạt động của tuyến, đáp ứng được yêu cầu và phương hướng
đã được Công ty đề ra trước mắt năm 2022, định hướng đến năm 2025.
3.3.3. Hiệu quả mang lại cho xã hội và môi trường
Bên cạnh hiệu quả trên, phương án mới giúp Công ty thu hút thêm nhiều hành
khách sử dụng xe buýt, giảm được số phương tiện cá nhân tham gia trùng trên hành

76
trình của tuyến 58, giảm tai nạn giao thông cho hành khách và phương tiện, giảm thiểu
tác động tới môi trường… và kết nối giữa nội đô và ngoại thành của thành phố, thúc
đẩy sự giao lưu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giữa các địa phương trên địa bàn
Thành phố. Góp phần làm giảm đáng kể lượng khí CO2; HC; SO2… do các phương
tiện này thải ra. Do đó mà phương án mới đưa ra có tính xã hội cao.

77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá cơ sở lý luận về tổ chức vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt, tình hình sản xuất, tổ chức vận tải thực tế của doanh nghiệp,
em nhận thấy: bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được vẫn còn những hạn chế
cần được khắc phục và hoàn thiện. Đề tài của em đã phần nào giúp công ty hoàn thiện
được những tồn tại và hạn chế đó.
Trong đề tài, em có sử dụng những số liệu thực tế để phân tích đánh giá hiện
trạng công tác tổ chức vận tải trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà của Công ty TNHH
Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến mà công ty cung cấp cho em trong thời gian thực
tập tại công ty để phục vụ việc tính toán cho phương án mới mà đề tài đề xuất để hoàn
thiện công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà.
Phương án mới mang lại hiệu quả cho công ty so với phương án mà công ty đang áp
dụng, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại cho hành khách trên tuyến. Vì vậy, mà công ty
có thể áp dụng được.
2. Kiến nghị
Đề nghị công ty thay thế dần các phương tiện hết niên hạn sử dụng trên tuyến 58
để nâng cao chất lượng phương tiện, tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác.
Kiến nghị sở GTVT xây dựng thêm nhà chờ cho hành khách ở những điểm phù
hợp. Nhà nước cần có chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận
chuyển hành khách của công ty, hạn chế được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
trên tuyến vận tải, cần kiểm tra, dẹp bỏ các bến cóc, kiểm soát các xe tư nhân hoạt
động trên tuyến.
Trên đây là đồ án của em trình bày về hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên
tuyến buýt 57: Yên Phụ - Thạch Đà cho Công ty TNHH Du Lịch Dịch Vụ Xây Dựng
Bảo Yến. Do còn còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên đồ
án còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý cũng như chỉ bảo của các
thầy, cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S. Nguyễn Thị Như
cũng như các thầy cô giáo trong bộ môn, các cán bộ, nhân viên của công ty Bảo Yến
đã giúp đỡ em hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này.

78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trần Thị Lan Hương, Th.S Nguyễn Thị Hồng Mai, Th.S Lâm Quốc Đạt, Giáo
trình Nhập môn vận tải ô tô; NXB Đại học Giao Thông Vận Tải.
2. PGS-TS. Từ Sỹ Sùa, Bài giảng môn Tổ chức hành khách, NXB Đại học Giao thông
vận tải.
3. TS. Nguyễn Thị Thực, Bài giảng Tổ chức quản lí doanh nghiệp, NXB Đại học giao
thông vận tải.
4. Th.S Hà Thanh Tùng, Bài giảng môn Quy hoạch mạng lưới tuyến.
5. PGS-TS Nguyễn Thanh Chương (chủ biên), ThS Hà Thanh Tùng, Bài giảng môn
Thống kê doanh nghiệp vận tải, NXB Trường ĐH GTVT, Hà Nội (2016).
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật giao thông đường
bộ
7. Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29/05/2020: Thông tư 12/2020/TT-BGTVT
Quy định về tổ chức, quản lý hoạt vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ.
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17/10/2020,
Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô.
9. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành ngày 16/10/2020: Kế hoạch số
201/KH-UBND về phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn
thành phố, giai đoạn từ năm 2021 đến 2030.
10. Các số liệu, tài liệu của Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến.
11. Các tài liệu, thông tin thu thập trên tạp chí Giao thông, Internet.

79
Phụ Lục I: Các luồng tuyến xe buýt của công ty
Thời gian đóng, Thời gian
Điểm đầu cuối Cự ly mở bến ngày đóng, mở bến
SHT tuyến thường ngày chủ nhật
(km)
Đầu A Đầu B Đầu A Đầu B Đầu A Đầu B

Nam Thăng 4:45 – 5:30 – 4:45 – 5:50 –


57 KCN Phú Nghĩa 40
Long 19:45 21:15 19:30 21:15

Thạch Đà (Mê 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


58 Yên Phụ 44,70
Linh) 21:00 20:00 21:00 19:30

HV Nông nghiệp 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


59 TT Đông Anh 30,70
VN 21:00 21:30 21:00 21:30

KĐT Pháp Vân Công viên nước 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –
60A 27,50
Tứ Hiệp Hồ Tây 21:00 20:30 21:00 20:30

Bến xe Nước BV Bệnh nhiệt 4:50 – 5:00 – 4:50 – 5:00 –


60B 27,80
Ngầm đới TƯ cơ sở II 21:00 20:00 21:00 20:00

Dục Tú (Đông Công viên Cầu 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


61 37,75
Anh) Giấy 20:00 21:00 20:00 21:00

Thụy Lâm 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


65 Long Biên 27,60
(Đông Anh) 21:00 21:00 21:00 21:00

Bến xe Mỹ 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


157 Bến xe Sơn Tây 42,00
Đình 20:00 20:00 20:00 20:00

Bến xe Yên 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


158 KĐT Đặng Xá 35,05
Nghĩa 21:00 20:30 21:00 20:30

BV Nhiệt đới 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


159 KĐT Times City 29,25
TƯ CSII 20:30 21:00 20:30 21:00

5:00 – 5:30 – 5:00 – 5:30 –


160 Kim Lũ Nam Thăng Long 34,00
19:00 20:00 19:00 20:00

Tam Hiệp (Thanh 5:00 – 5:00 – 5:00 – 5:00 –


161 Cầu Giấy 16,20
Trì) 20:00 20:00 20:00 20:00

Thọ An (Đan 5:20 – 5:20 – 5:20 – 5:20 –


162 Nhổn 22,55
Phượng) 19:00 19:30 19:00 19:30

Bến xe Yên 5:30 – 5:00 – 5:30 – 5:00 –


163 Hoài Đức 34,60
Nghĩa 19:30 19:00 19:30 19:00

80
Phụ lục II: Khả năng tiếp cận của tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà
STT Điểm dừng đỗ chiều đi Tuyến đi qua NC/BB Điểm dừng đỗ chiều về Tuyến đi qua NC/BB
Điểm đầu: Yên Phụ - Điểm trung Điểm đầu: Thạch Đà – BVĐK Mê
18, 23, 24,31 NC 112 BB
1 chuyển Long Biên Linh
2 Dốc Hàng Than - Yên Phụ 31, 50, 55A, 55B, E05 NC Đầu làng Nam Cường - Tam Đồng BB
31, 41, 50, 55A, 55B, 86,
Cửa Bắc - Yên Phụ NC Nhà văn hóa Nam Cường - Tam Đồng BB
3 E06
Đường vào bãi An Dương - Yên
31, 41, 55A, 55B, 86 NC Chùa Liên Vân thôn Nam Cường BB
4 Phụ
5 Số 152 Nghi Tàm - Chợ Yên Phụ 31, 41, 55A, 55B, 86 BB Cư An - Tam Đồng BB
6 Số 282 Nghi Tàm (Honda Tây Hồ) 31, 41, 55A, 55B, 86 BB Trường tiểu học Tam Đồng - Văn Lôi BB
Chùa Hưng Long - Văn Lôi - Tam
Số 48-50 Âu Cơ 31, 41, 55A, 55B, 86 BB BB
7 Đồng
8 Số 136 Âu Cơ (Chợ Tứ Liên) 31, 41, 55A, 55B, 86 BB Đầu làng Văn Lôi BB
Nhà máy gỗ ngã 3 Tam Báo - Thạch
Chợ hoa Quảng An 31, 41, 55A, 55B, 86 BB BB
9 Đà
10 Số 242 Âu Cơ 31, 55A, 55B, 86 BB Khu đồi 79 mùa xuân 35B, 63 BB
11 Số 286 Âu Cơ 31, 55A, 55B, 86 BB Xí nghiệp đo đạc và bản đồ - QL23B 35B, 63 BB
Đối diện 415 Âu Cơ (Công viên
31, 55A, 55B, 86 BB Ngã 3 cây Si 63 BB
12 nước Hồ Tây)
Đối diện 468 Âu Cơ (ngã 3 Lạc Số 245 Nguyễn Trãi - Phúc Yên - Vĩnh
31, 55A, 55B, 86 BB 63 BB
13 Long Quân) Phúc
28 An Dương Vương (đối diện
31 BB Ngã 4 Phúc Yên BB
14 Công ty XNK Bao bì)
Đối diện trạm Thú Y Tây Hồ (197
31 BB Nhà máy Toyota - QL2 BB
15 An Dương Vương)
Đối diện lối rẽ vào UBND phường
31 BB Nhà máy Honda - QL2 BB
16 Phú Thượng (An Dương Vương)
17 Đối diện 401 An Dương Vương 31 BB Ngã 3 Nguyễn Tất Thành-Phúc Yên BB
18 Đối diện 327 An Dương Vương 31 BB Cầu Xây (Cầu Xuân Phương) BB
Đối diện làng Thượng Thụy (An
31 BB Trạm thu phí QL2 BB
19 Dương Vương)
Nhà văn hóa thôn Na (điểm giao cắt xe
Xóm đình Nhật Tảo 31 BB 95 BB
20 buýt 95)
21 Trường TC nghề GTVT Thăng 14 BB Chợ Thanh Nhàn 95 BB
81
STT Điểm dừng đỗ chiều đi Tuyến đi qua NC/BB Điểm dừng đỗ chiều về Tuyến đi qua NC/BB
Long - Tân Xuân
07, 35B, 53A, 53B, 56A,
Cầu Việt Thắng đường Võ Văn Kiệt BB Bưu điện Kim Anh 64, 95 BB
22 60B, 61, 64, 93, 95, 109,112
07, 35B, 53A, 53B, 56A, 61,
KCN Bắc Thăng Long BB Hợp tác xã vận tải Nội Bài 64, 95 BB
23 64, 93, 95, 109,
Đối diện Ủy Ban Nhân dân xã Kim 07, 35B, 53A, 53B, 56A, 61,
NC Ngã ba QL2 Cao tốc Hà Nội - Lào Cai 56A, 64, 95 BB
24 Chung 64, 93, 95, 109
Cầu chui dân sinh số 4 - đường vào 07, 35B, 53A, 53B, 56A, 61, 07, 56A, 64, 93, 95,
BB Ngã 4 cao tốc Thăng Long NC
25 thôn Nhuế 64, 93, 95, 109 109
07, 35B, 53A,53B, 56A, 61, Soát vé cao tốc BTL đường Võ Văn 07, 56A, 64, 93, 95,
Cầu Vân Trì - đường Võ Văn Kiệt NC NC
26 64, 93, 95, 109 Kiệt 109
Ngã 4 cầu vượt Nam Hồng - đường 07, 35B, 53A,53B, 56A, 61, 07, 56A, 64, 93, 95,
BB Gia Chung - đường Võ Văn Kiệt NC
27 Võ Văn Kiệt 64, 93, 95, 109 109
Công ty Cơ khí Nam Hồng - đường 07, 53B, 56A, 64, 93, 95, 07, 53B, 56A, 64, 93,
NC KCN Quang Minh (Mê Linh PLAZA) BB
28 Võ Văn Kiệt 109 95, 109
KCN Quang Minh (Mê Linh Công ty Cơ khí Nam Hồng - đường Võ 07, 53B, 56A, 64, 93,
07, 56A, 64, 93, 95, 109 BB NC
29 PLAZA) Văn Kiệt 95, 109
07, 35B, 53A, 53B,
Cầu vượt ngã 4 Nam Hồng - đường Võ
Gia Chung - đường Võ Văn Kiệt 07, 56A, 64, 93, 95, 109 NC 56A, 61, 64, 93, 95, BB
Văn Kiệt
30 109
07, 35B, 53A, 53B,
Soát vé cao tốc BTL đường Võ Văn
07, 56A, 64, 93, 95, 109 NC Cầu Vân Trì - đường Võ Văn Kiệt 56A, 61, 64, 93, 95, NC
Kiệt
31 109
07, 35B, 53A, 53B,
Ngã 4 cao tốc Thăng Long - đường Cầu chui dân sinh số 4 - đường vào
07, 56A, 64, 93, 95, 109 NC 56A, 61, 64, 93, 95, BB
Võ Văn Kiệt thôn Nhuế
32 109
07, 35B, 53A, 53B,
Ngã 3 QL2 dường Hà Nội - Lào Cai 56A, 64, 95 BB Ủy Ban Nhân dân xã Kim Chung 56A, 61, 64, 93, 95, NC
33 109
07, 35B, 53A, 53B,
Đối diện HTX Vận tải Nội Bài 64, 95 BB Ngã 4 KCN Bắc Thăng Long 56A, 60B, 61, 64, 93, BB
34 95, 109, 112
07, 35B, 53A, 53B,
Bưu điện Kim Anh 64, 95 BB Cầu Việt Thắng - đường Võ Văn Kiệt 56A, 60B, 61, 64, 93, BB
35 95, 109, 112
36 Chợ Thanh Nhàn 95 BB Số 68A Tân Xuân 14 BB
82
STT Điểm dừng đỗ chiều đi Tuyến đi qua NC/BB Điểm dừng đỗ chiều về Tuyến đi qua NC/BB
Nhà văn hóa thôn Na (điểm giao cắt Trường Trung Cấp Nghề Giao Thông
95 BB 14 BB
37 xe buýt 95) (điểm xe 14)
Xóm đình Nhật Tảo - đường An
Trạm thu phí QL2 BB 31 BB
38 Dương Vương
39 Cầu Xây (Cầu Xuân Phương) BB Sô 401 An Dương Vương 31 BB
Ngã 3 Nguyễn Tất Thành - Phúc Số 327 - 329 - An Dương Vương
BB 31 BB
40 Yên (Làng Thượng Thụy)
Lối rẽ vào UBND phường Phú
Đối diện nhà máy Honda - QL2 NC 31 BB
41 Thượng (An Dương Vương)
Đối diện nhà máy Toyota - QL2 Trạm Thú Y Tây Hồ (197 An Dương
BB 31 BB
42 (Cổng viện đa khoa Phúc Yên) Vương)
43 Qua ngã 4 Nguyễn Trãi - QL2 63 BB Lối vào Công ty XNK Bao bì 31 BB
220 Nguyễn Trãi - Phúc Yên - Vĩnh
63 BB 523 Âu Cơ qua ngã 3 Lạc Long Quân 31, 55A, 55B, 86 NC
44 Phúc
45 Ngã 3 cây Si - QL23B 63 BB Đình Nhật Tân 405 Âu Cơ 31, 55A, 55B, 86 BB
Xí nghiệp đo đạc và bản đồ -
35B, 63 BB Số 325 Âu Cơ 31, 55A, 55B, 86 NC
46 QL23B
Số 251 - 253 Âu Cơ (ngã 3 Xuân
Nghĩa trang Thanh Tước - QL23B 35B, 63 BB 31, 55A, 55B, 86 BB
47 Diệu)
Nhà máy gỗ ngã 3 Tam Báo - Thạch
BB Số 215 Âu Cơ (chợ hoa Quảng An) 31, 41, 55A, 55B, 86 BB
48 Đà
Đầu làng Văn Lôi đường Thạch Đà
BB Số 111 Âu Cơ (Đình Tứ Liên) 31, 41, 55A, 55B, 86 BB
49 - Tam Báo
Chùa Hưng Long - Văn Lôi - Tam
BB Số 33 Âu Cơ 31, 41, 55A, 55B, 86 BB
50 Đồng
Trường Tiểu Học Tam Đồng đường
BB Số 197 Nghi Tàm (Honda Tây Hồ) 31, 41, 55A, 55B, 86 BB
51 Thạch Đà
52 Cư An - Tam Đồng BB Số 109 Nghi Tàm (chợ Yên Phụ) 31, 41, 55A, 55B, 86 BB
Chùa Liên Vân - Nam Cường, Tam
BB Khách sạn Pan Pacific Hà Nội 31, 41, 55A, 55B, 86 NC
53 Đồng
Nhà Văn hóa thôn Nam Cường - 31, 41, 50, 55A, 55B,
BB Nút giao cửa Bắc - Yên Phụ NC
54 Tam Đồng 86, E05
31, 41, 50, 55A, 55B,
Đầu làng Nam Cường - Tam Đồng BB Nút giao dốc Hàng Than NC
55 E05.
Điểm cuối: Thạch đà - BVĐK Mê
112 BB Điểm cuối: ĐTC Long Biên 24, 47A, 54 NC
56 Linh
83
Phụ Lục III: Biến động luồng hành khách theo không gian tính trung bình ở chiều đi và chiều về của tuyến
HK HK HK HK
HK HK
STT Chiều đi: Lên xuống Chiều về Lên xuống
trên xe trên xe
xe xe xe xe
Điểm đầu: Yên Phụ - ĐTC Long Biên Điểm đầu: Thạch Đà – BVĐK Mê
1 12 0 12 5 0 5
Linh
Dốc Hàng Than - Yên Phụ Đầu làng Nam Cường - Tam
2 1 0 13 1 0 6
Đồng
Cửa Bắc - Yên Phụ Nhà văn hóa Nam Cường - Tam
3 1 0 14 1 0 7
Đồng
4 Đường vào bãi An Dương - Yên Phụ 1 0 15 Chùa Liên Vân thôn Nam Cường 1 0 8
5 Số 152 Nghi Tàm - Chợ Yên Phụ 1 0 16 Cư An - Tam Đồng 2 0 10
Số 282 Nghi Tàm (Honda Tây Hồ) Trường tiểu học Tam Đồng - Văn
6 1 0 17 1 1 10
Lôi
Số 48-50 Âu Cơ Chùa Hưng Long - Văn Lôi - Tam
7 2 0 19 1 1 10
Đồng
8 Số 136 Âu Cơ (Chợ Tứ Liên) 0 0 19 Đầu làng Văn Lôi 1 1 10
Chợ hoa Quảng An Nhà máy gỗ ngã 3 Tam Báo -
9 2 1 20 0 0 10
Thạch Đà
10 Số 242 Âu Cơ 1 0 21 Khu đồi 79 mùa xuân 1 2 9
Số 286 Âu Cơ Xí nghiệp đo đạc và bản đồ -
11 0 0 21 0 0 9
QL23B
Đối diện 415 Âu Cơ (Công viên nước Ngã 3 cây Si
12 2 0 23 1 0 10
Hồ Tây)
Đối diện 468 Âu Cơ (ngã 3 Lạc Long Số 245 Nguyễn Trãi - Phúc Yên -
13 0 0 23 3 1 12
Quân) Vĩnh Phúc
28 An Dương Vương (đối diện Công Ngã 4 Phúc Yên
14 2 0 25 5 2 15
ty XNK Bao bì)

84
HK HK HK HK
HK HK
STT Chiều đi: Lên xuống Chiều về Lên xuống
trên xe trên xe
xe xe xe xe
Đối diện trạm Thú Y Tây Hồ (197 An Nhà máy Toyota - QL2
15 0 0 25 3 1 17
Dương Vương)
Đối diện lối rẽ vào UBND phường Nhà máy Honda - QL2
16 1 1 25 1 1 17
Phú Thượng (An Dương Vương)
Đối diện 401 An Dương Vương Ngã 3 Nguyễn Tất Thành-Phúc
17 0 0 25 0 0 17
Yên
18 Đối diện 327 An Dương Vương 0 0 25 Cầu Xây (Cầu Xuân Phương) 3 0 20
Đối diện làng Thượng Thụy (An Trạm thu phí QL2
19 0 1 24 2 0 22
Dương Vương)
Xóm đình Nhật Tảo Nhà văn hóa thôn Na (điểm giao
20 1 0 25 1 1 22
cắt xe buýt 95)
Trường TC nghề GTVT Thăng Long - Chợ Thanh Nhàn
21 0 0 25 2 2 22
Tân Xuân
22 Cầu Việt Thắng đường Võ Văn Kiệt 3 1 27 Bưu điện Kim Anh 1 1 22
23 KCN Bắc Thăng Long 2 2 27 Hợp tác xã vận tải Nội Bài 0 0 22
Đối diện Ủy Ban Nhân dân xã Kim Ngã ba QL2 Cao tốc Hà Nội - Lào
24 2 2 27 1 1 22
Chung Cai
Cầu chui dân sinh số 4 - đường vào Ngã 4 cao tốc Thăng Long
25 1 1 27 5 3 24
thôn Nhuế
Cầu Vân Trì - đường Võ Văn Kiệt Soát vé cao tốc BTL đường Võ
26 1 0 28 1 1 24
Văn Kiệt
Ngã 4 cầu vượt Nam Hồng - đường Gia Chung - đường Võ Văn Kiệt
27 1 1 28 2 1 25
Võ Văn Kiệt
Công ty Cơ khí Nam Hồng - đường KCN Quang Minh (Mê Linh
28 2 0 30 1 1 25
Võ Văn Kiệt PLAZA)
KCN Quang Minh ( Mê Ling PLAZA) Công ty Cơ khí Nam Hồng -
29 1 0 31 2 2 25
đường Võ Văn Kiệt

85
HK HK HK HK
HK HK
STT Chiều đi: Lên xuống Chiều về Lên xuống
trên xe trên xe
xe xe xe xe
Gia Chung - đường Võ Văn Kiệt Cầu vượt ngã 4 Nam Hồng -
30 0 1 30 1 1 25
đường Võ Văn Kiệt
Soát vé cao tốc BTL đường Võ Văn Cầu Vân Trì - đường Võ Văn Kiệt
31 1 0 31 1 2 24
Kiệt
Ngã 4 cao tốc Thăng Long - đường Võ Cầu chui dân sinh số 4 - đường
32 1 1 31 0 1 23
Văn Kiệt vào thôn Nhuế
33 Ngã 3 QL2 dường Hà Nội - Lào Cai 0 1 30 Ủy Ban Nhân dân xã Kim Chung 2 2 23
34 Đối diện HTX Vận tải Nội Bài 2 1 31 Ngã 4 KCN Bắc Thăng Long 1 1 23
Bưu điện Kim Anh Cầu Việt Thắng - đường Võ Văn
35 0 1 30 1 2 22
Kiệt
36 Chợ Thanh Nhàn 1 1 30 Số 68A Tân Xuân 0 0 22
Nhà văn hóa thôn Na (điểm giao cắt Trường Trung Cấp Nghề Giao
37 0 2 28 0 1 21
xe buýt 95) Thông (điểm xe 14)
Trạm thu phí QL2 Xóm đình Nhật Tảo - đường An
38 0 1 27 0 2 19
Dương Vương
39 Cầu Xây (Cầu Xuân Phương) 0 1 26 Sô 401 An Dương Vương 0 1 18
Ngã 3 Nguyễn Tất Thành - Phúc Yên Số 327 - 329 - An Dương Vương
40 0 0 26 0 0 18
(Làng Thượng Thụy)
Đối diện nhà máy Honda - QL2 Lối rẽ vào UBND phường Phú
41 2 2 26 1 2 17
Thượng (An Dương Vương)
Đối diện nhà máy Toyota - QL2 Trạm Thú Y Tây Hồ (197 An
42 0 6 20 0 0 17
(Cổng viện đa khoa Phúc Yên) Dương Vương)
43 Qua ngã 4 Nguyễn Trãi - QL2 0 4 16 Lối vào Công ty XNK Bao bì 1 1 17
220 Nguyễn Trãi - Phúc Yên - Vĩnh 523 Âu Cơ qua ngã 3 Lạc Long
44 0 3 13 1 2 16
Phúc Quân
45 Ngã 3 cây Si - QL23B 0 1 12 Đình Nhật Tân 405 Âu Cơ 1 2 15
46 Xí nghiệp đo đạc và bản đồ - QL23B 0 0 12 Số 325 Âu Cơ 0 0 15
86
HK HK HK HK
HK HK
STT Chiều đi: Lên xuống Chiều về Lên xuống
trên xe trên xe
xe xe xe xe
Nghĩa trang Thanh Tước - QL23B Số 251 - 253 Âu Cơ (ngã 3 Xuân
47 1 1 12 0 0 15
Diệu)
Nhà máy gỗ ngã 3 Tam Báo - Thạch Số 215 Âu Cơ (chợ hoa Quảng
48 0 0 12 1 2 14
Đà An)
Đầu làng Văn Lôi đường Thạch Đà - Số 111 Âu Cơ (Đình Tứ Liên)
49 0 1 11 0 0 14
Tam Báo
Chùa Hưng Long - Văn Lôi - Tam Số 33 Âu Cơ
50 0 2 9 0 0 14
Đồng
Trường Tiểu Học Tam Đồng đường Số 197 Nghi Tàm (Honda Tây
51 1 1 9 0 2 12
Thạch Đà Hồ)
52 Cư An - Tam Đồng 0 2 7 Số 109 Nghi Tàm (chợ Yên Phụ) 0 1 11
Chùa Liên Vân - Nam Cường, Tam Khách sạn Pan Pacific Hà Nội
53 0 1 6 0 1 10
Đồng
Nhà Văn hóa thôn Nam Cường - Tam Nút giao cửa Bắc - Yên Phụ
54 0 2 4 0 1 9
Đồng
55 Đầu làng Nam Cường - Tam Đồng 0 1 3 Nút giao dốc Hàng Than 0 0 9
Điểm cuối: Thạch đà - BVĐK Mê Điểm cuối: ĐTC Long Biên
56 0 3 0 0 9 0
Linh
Tổng HK 50 50 Tổng HK 59 59

87

You might also like