Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MARKETING QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG


VĂN HÓA XÃ HỘI TRUNG QUỐC
ĐẾN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM
CỦA BMW

Nhóm A6
Thành viên: Đoàn Nguyên Minh Tâm
Phan Thị Hương Trâm
Nguyễn hạ Vi
Đặng Thị Hiền
Đặng Bảo Anh Thư
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU BMW............................................................. 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................................ 1
2. Logo của BMW: ..................................................................................................... 5
3. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị: ................................................................................. 5
4. Sản phẩm kinh doanh: ............................................................................................. 6
4.1. Mảng kinh doanh: ............................................................................................ 6
4.2. Tổng quan về sản phẩm của BMW: ................................................................. 8
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XE Ô TÔ Ở TRUNG QUỐC .............................. 11
1. Tổng quan thị trường xe ô tô tại Trung Quốc: ...................................................... 11
2. Chính sách thâm nhập thị trường Trung Quốc của BMW: ................................... 13
2.1. Lựa chọn thị trường: ...................................................................................... 13
2.2. Phương thức thâm nhập: ................................................................................ 14
2.3. Thời điểm thâm nhập: .................................................................................... 15
3. Thị trường BMW tại Trung Quốc: ........................................................................ 15
3.1. Thị phần: ........................................................................................................ 15
3.2. Thành tựu: ...................................................................................................... 15
III. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG QUỐC ........................................................................ 16
1. Tổng quan về Trung Quốc: ................................................................................... 16
2. Môi trường văn hóa của Trung Quốc: ................................................................... 17
2.1. Giá trị và thái độ: ............................................................................................ 17
2.2. Tôn giáo: ......................................................................................................... 18
2.3. Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp: ...................................................................... 19
2.4. Giáo dục: ......................................................................................................... 21
2.5. Cấu trúc xã hội: ............................................................................................... 22
2.6. Lễ Hội: ............................................................................................................ 22
2.7. Văn hóa Trung Quốc theo Hofstede: ............................................................. 24
2.8. Một số nét văn hóa đặc trưng:......................................................................... 27
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC LÊN CHÍNH SÁCH SẢN
PHẨM CỦA BMW: ......................................................................................................... 29
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 41
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Trụ sở BMW ............................................................................................................ 1


Hình 2: BMW xuất phát điểm là nhà sản xuất động cơ máy bay ......................................... 2
Hình 3: Chiếc xe đầu tiên của BMW được chế tạo dựa trên nguyên mẫu chiếc Austin
Seven .................................................................................................................................... 2
Hình 4: BMW 328 gây sự chú ý nhất năm 1936 .................................................................. 3
Hình 5: Lịch sử logo BMW .................................................................................................. 5
Hình 6: Mẫu xe BMW .......................................................................................................... 6
Hình 7: Mẫu xe Mini ............................................................................................................ 7
Hình 8: Mẫu xe Rolls Royce ................................................................................................ 7
Hình 9: Xe mô tô BMW ....................................................................................................... 8
Hình 10: Các mẫu xe BMW ............................................................................................... 10
Hình 11: Dòng xe X Models .............................................................................................. 10
Hình 12: Dòng xe Z Models ............................................................................................... 11
Hình 13: Dòng xe i Models ................................................................................................ 11
Hình 14: Biểu đồ văn hóa Trung Quốc theo Hofstede ....................................................... 24
Hình 15: Biểu tượng rồng trong văn hoá Trung Quốc ....................................................... 27
Hình 16: Biểu tượng hổ trong văn hoá Trung Quốc .......................................................... 28
Hình 17: BMW 7 Series phiên bản đặc biệt dành cho thị trường Trung Quốc .................. 29
Hình 18: Biểu tượng rồng được thể hiện trên phiên bản đặc biệt ...................................... 30
Hình 19: Một số nội thất của BMW 7 Series phiên bản đặc biệt ....................................... 30
Hình 20: Một số nội thất của BMW 7 Series phiên bản đặc biệt ....................................... 31
Hình 21: Một số nội thất của BMW 7 Series phiên bản đặc biệt ....................................... 31
Hình 22: BMW M3 Tiger Phiên bản giới hạn .................................................................... 32
Hình 23: Biểu tượng hổ trong BMW M3 Tiger ................................................................. 32
Hình 24: Thiết kế nội thất của BMW X5 bản quốc tế ........................................................ 33
Hình 25: Thiết kế nội thất của BMW X5 bản Trung Quốc ................................................ 34
Hình 26: Dòng chữ BMW Brilliance bằng tiếng Trung Quốc ........................................... 36
Hình 27: BMW 328i bản quốc tế ....................................................................................... 37
Hình 28: Một số hình ảnh lễ giao xe ở Trung Quốc ........................................................... 38
Hình 29: Một số hình ảnh lễ giao xe ở Trung Quốc ........................................................... 38
Hình 30: Lễ giao xe ở nước khác ....................................................................................... 39
Hình 31: Màn hình điều khiển xe BMW tại Trung Quốc .................................................. 40
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU BMW

Hình 1: Trụ sở BMW

1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Giai đoạn 1910-1919: Sự khởi đầu:

Hãng xe BMW có tiền thân là một hãng sản xuất động cơ máy bay. Vào tháng 3/1916,
nhà sản xuất động cơ máy bay Rapp Motoren Werke sáp nhập với Gustav Otto
Flugmischimefabrik để xây dựng một công ty mới. Công ty mới được thành lập với tên gọi
là Bayerische Motoren Werke còn gọi tắt là BMW.

1
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Hình 2: BMW xuất phát điểm là nhà sản xuất động cơ máy bay

Giai đoạn 1920-1929: Sự ra đời của chiếc xe BMW đầu tiên:

Năm 1928, công ty mua lại Dixi Automobil Werke và bắt đầu chế tạo 3/15 PS, sau này
được gọi là BMW Dixi. Đây là chiếc xe đầu tiên được sản xuất có logo BMW hình tròn
trên lưới tản nhiệt. BMW không được phép sản xuất ô tô do vướng phải hiệp ước Versailles
năm 1919. Vì thế trong giai đoạn trước đó, BMW chỉ tập trung sản xuất xe máy và xe đạp.

Hình 3: Chiếc xe đầu tiên của BMW được chế tạo dựa trên nguyên mẫu chiếc Austin
Seven

2
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Giai đoạn 1930-1940: BMW gây được những tiếng vang lớn:

Sau 2 năm ra mắt, Dixi đã có được chiến thắng đầu tiên tại một giải đua ô tô vào năm
1930. Kể từ đây, thương hiệu BMW được nhiều khách hàng chú ý hơn. Sau Dixi, BMW
lần lượt giới thiệu những sản phẩm mới như BMW AM 4, BMW 303, BMW 328. Trong
đó, BMW 328 là mẫu xe đáng chú ý nhất được sản xuất vào năm 1936. Chiếc roadster này
đã trở thành một biểu tượng đối với dòng xe thể thao châu Âu trước chiến tranh. Đến năm
1940, BMW phải dừng sản xuất bởi Châu Âu bắt đầu có chiến tranh.

Hình 4: BMW 328 gây sự chú ý nhất năm 1936

Giai đoạn 1940-1960: Giai đoạn khủng hoảng của BMW:

Trong thế chiến thứ 2, do nhu cầu phải phục vụ cho chiến tranh cao nên Đức quốc xã
đã buộc BMW phải quay lại sản xuất động cơ máy bay. Sau chiến tranh, nhà máy của BMW
đã bị Liên Xô cũ chiếm đóng để sản xuất xe phục vụ cho chiến tranh. Do đó, ở thời điểm
này, BMW rơi vào tình trạng khủng hoảng và chỉ sống sót nhờ vào việc sản xuất nồi chảo.

Giai đoạn 1960-1970: BMW hồi sinh một cách đáng kinh ngạc:

Năm 1960, ban giám đốc của BMW có một sự “thay máu” mang tính cách mạng về
nhân sự. Trong đó, Herbert và Harold Quand là 2 nhân vật đáng chú ý nhất giúp BMW có
thể hồi sinh một cách đáng kinh ngạc nhờ những đề xuất táo bạo, đột phá.

3
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Tại giai đoạn này ở Châu Âu, sự thành công vang dội của mẫu xe BMW 700 và Neue Klasse
đã đưa BMW lên một tầm cao mới trong ngành ô tô thế giới.

Giai đoạn 1970-1990: Vị thế sánh ngang Mercedes-Benz:

Ở giai đoạn này, BMW tập trung sản xuất ra những chiếc xe vừa có ngoại hình sang
trọng, vừa có hiệu suất cao. Tinh thần này vẫn được duy trì cho đến thời điểm hiện tại và
giúp BMW có được chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp ô tô.

Để có thể tạo ra những chiếc xe có hiệu suất ấn tượng nhất. BMW đã mạnh dạng đầu
tư, hình thành bộ phận Motorsport vào năm 1972. Kể từ đây, hàng loạt các sản phẩm đình
đám được ra mắt giúp vị thế của BMW sánh ngang cùng Mercedes-Benz.

Giai đoạn 1990-2010: BMW thống lĩnh toàn cầu:

Những mẫu xe BMW trở nên rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong
đó, những dòng xe bán chạy nhất của hãng thời điểm này gồm Series 3,5 và 7. Trong đó,
BMW 3 Series là dòng xe được ưa chuộng nhất nhờ giá thành hợp lý, kiểu dáng đẹp, chạy
nhanh và tập trung rất nhiều công nghệ tiên tiến so với các đối thủ.

Đến năm 1994, BMW đã có nhà máy đầu tiên của mình trên đất Mỹ. Sự kiện ấn tượng
nhất là vào năm 1998 khi BMW mua lại thương hiệu xe xa xỉ Rolls-Royce. Sau đó hãng đã
mở rộng quy mô tại nhiều thị trường lớn khác như Nga và phương Đông. Năm 2003, chính
phủ Trung Quốc đã phê duyệt và thông báo cho phép sự gia nhập của BMW vào thị trường
Trung Quốc.

Giai đoạn từ 2010 đến nay:

Với bề dày thành tích hơn 100 năm của mình, BMW được biết đến như một thương hiệu
xe hơi đình đám. Ngày nay, BMW Group với hơn 30 cơ sở sản xuất và lắp ráp và có mạng
lưới bán hàng toàn cầu tại 140 quốc giá, là nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới về ô tô và
xe máy cao cấp, và cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ di chuyển cao cấp. Trong giai
đoạn này, BMW tập trung khá nhiều nguồn lực cho các mẫu xe tương lai.

4
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

2. Logo của BMW:

Hình 5: Lịch sử logo BMW

Logo đại diện cho nhà sản xuất này là một vòng tròn màu xanh và trắng. Logo của công
ty được lấy cảm hứng từ lá cờ của Bavaria hay đại diện cho một cánh quạt đang quay. Logo
này đã tồn tại từ 1916 cho đến tận thời điểm hiện tại mà không có sự thay đổi quá lớn.

3. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị:


- Tầm nhìn: Tuyên bố về tầm nhìn của BMW là “trở thành nhà sản xuất xe cao cấp thành
công nhất trong ngành”.
- Sứ mệnh: Tuyên bố sứ mệnh của BMW là “trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới
các sản phẩm cao cấp và dịch vụ cao cấp cho khả năng di chuyển của cá nhân”.

- Giá trị:

+ Sự cởi mở: “Chúng tôi rất hào hứng với sự thay đổi và mở ra những cơ hội mới.
Chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình để tạo dựng tương lai. Chúng tôi coi
trọng ý tưởng của đồng nghiệp vì mọi xung lực nhỏ đều có thể biến thành điều gì đó
tuyệt vời.”

+ Minh bạch: “Chúng tôi không tô điểm mà chỉ ra những mâu thuẫn mang tính xây
dựng. Chúng tôi hành động một cách chính trực và nói chuyện với nhau. Đây là cách
duy nhất để tạo niềm tin và đưa tầm nhìn của chúng tôi ra đường phố.”

+ Trách nhiệm: “Chúng tôi đưa ra những quyết định nhất quán và cam kết thực hiện
chúng với tư cách cá nhân. Điều này cho phép chúng ta làm việc tự do và hiệu quả

5
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

hơn. Bằng cách chịu trách nhiệm về các dự án của riêng mình, chúng ta có thể phát
triển bản thân hơn nữa.”

+ Lòng tin: “Chúng tôi tin tưởng và dựa vào nhau. Chúng tôi là một đội gắn bó với
nhau và chỉ cùng nhau phát triển. Điều này rất cần thiết nếu chúng ta muốn hành
động nhanh chóng và đạt được những mục tiêu đưa chúng ta tiến xa hơn.”

+ Sự đánh giá: “Chúng tôi suy ngẫm về hành động của mình và tôn trọng lẫn nhau. Sự
rõ ràng, phản hồi và tôn vinh thành công của nhau là rất quan trọng để có bầu không
khí làm việc tích cực. Mỗi cá nhân đều tạo nên sự khác biệt.”

4. Sản phẩm kinh doanh:


4.1. Mảng kinh doanh:

Tập đoàn BMW là một trong những nhà sản xuất ô tô và xe máy thành công nhất thế
giới. BMW có ba thương hiệu: BMW, MINI và Rolls-Royce.

- BMW:

Hình 6: Mẫu xe BMW

6
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- MINI:

Hình 7: Mẫu xe Mini


- Rolls Royce:

Hình 8: Mẫu xe Rolls Royce

7
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- Mô tô:

Hình 9: Xe mô tô BMW

Đồng thời, BMW cũng cung cấp tài chính ô tô và dịch vụ du lịch cao cấp.
4.2. Tổng quan về sản phẩm của BMW:

- Ngoại hình tổng thể: BMW không áp dụng một tiêu chuẩn cố định về ngoại hình cho
tất cả các mẫu xe của họ. Tuy nhiên, hãng đã phát triển một số đặc điểm và quy tắc thiết
kế chung để đảm bảo sự nhất quán và phong cách riêng biệt trong các mẫu xe. Ngoại
hình của các mẫu xe BMW thường được điều chỉnh và thay đổi theo thời gian và xu
hướng thị trường, và chúng được chia thành một số đặc điểm chính:

+ Hầu hết các mẫu xe BMW có thiết kế ngoại hình đặc biệt với những đặc điểm như
lò sưởi nhiệt kép (lưới tản nhiệt quả thận) nổi bật, đèn LED hoặc Adaptive LED trên
đầu xe.

+ Mẫu xe BMW thường mang phong cách và thiết kế hiện đại, các đường thiết kế bóng
bẩy và bên ngoài nổi bật tạo ra cảm giác thể thao và động cơ mạnh mẽ. Điều này
bao gồm các đường nghiêng và cong, đặc biệt ở phía dưới động cơ và bên hông xe.

- Màu sắc: BMW cung cấp nhiều loại màu sắc tiêu chuẩn cho mọi dòng sản phẩm của
họ. Bao gồm các màu cơ bản như màu trắng, đen, xám và các màu sắc nổi bật như đỏ
và xanh. Tuy nhiên, màu sắc có thể thay đổi tùy chọn theo mẫu xe và năm sản xuất của
sản phẩm.

8
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- Tên sản phẩm: BMW có truyền thống lâu đời tuân theo quy ước đặt tên rõ ràng. Tại thị
trường Trung Quốc, tên các dòng sản phẩm, sản phẩm được giữ nguyên, không có sự
thay đổi nào khác với tên sản phẩm quốc tế.

- Các dòng sản phẩm của BMW:

+ BMW Series:

Các mẫu 1 Series, 3 Series, 5 Series và 7 Series, các mẫu số lẻ, thì đều là các model
sedan thông dụng, chủ yếu là xe phục vụ nhu cầu hàng ngày của khách hàng. Dòng này đơn
giản là các mẫu xe 4 cửa, gầm thấp, có thiết kế dạng 3 phần: đầu xe (thường là nơi đặt động
cơ), thân xe và đuôi xe (cốp).

Còn các mẫu 2 Series, 4 Series, 6 Series, 8 Series, các mẫu số chẵn, thì ngược lại, là
những dòng thể thao với các mẫu coupe hoặc convertible (mui trần), cũng có 1 số ngoại lệ
nhất định. Coupe là mẫu xe thể thao 2 cửa, có thể là 2 hoặc 4 chỗ không có khả năng
đóng/mở mui. Ngược lại, convertible là mẫu xe thể thao mui trần 2 cửa, thường là 4 chỗ,
mui của mẫu xe này có thể là mui cứng hoặc mui vải bạt.

Các mẫu số lẻ là các model chính, sau đó các mẫu số chẵn sẽ dựa trên mẫu số lẻ để thiết
kế phiên bản thể thao hơn. 1 Series thường ra mắt trước, sau đó là 2 Series dựa trên khung
gầm của 1 Series để ra mắt các mẫu xe thể thao. Tương tự như thế, 4 Series là dòng thể thao
của 3 Series, 6 Series (từ năm 2017 trở về trước) là dòng thể thao của 5 Series,…

Series càng lớn, kích thước xe càng to lên, và tất nhiên là giá cũng càng cao hơn.

9
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Hình 10: Các mẫu xe BMW

+ BMW Models:
o X Models: Một loạt các SUV to lớn dần từ X1 đến X7, là các mẫu xe thể thao đa
dụng, với thiết kế vuông vắn, gầm cao, diện tích trong xe lớn. Ngoài ra, BMW còn
có M Models là một phiên bản X Models với hiệu suất cao hơn.

Hình 11: Dòng xe X Models

10
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

o Z Models: Dòng Z được BMW dành riêng cho các mẫu xe 2 chỗ thể thao mui trần.

Hình 12: Dòng xe Z Models


o i Models: Dòng i là một dòng được BMW phát triển mới hoàn toàn, hoạt động dựa
trên động cơ điện hoặc động cơ xăng lai điện hybrid.

Hình 13: Dòng xe i Models

II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XE Ô TÔ Ở TRUNG QUỐC


1. Tổng quan thị trường xe ô tô tại Trung Quốc:

Với dân số vượt quá 1,4 tỷ người và tầng lớp trung lưu đang mở rộng ngày càng, Trung
Quốc trở thành một thị trường ô tô tiềm năng. Sự đô thị hóa nhanh chóng của dân số đã làm
cho việc sở hữu xe ô tô trở nên phổ biến hơn, không chỉ dành riêng cho tầng lớp giàu có
mà cả tầng lớp trung lưu và lao động chung cũng có khả năng và mong muốn mua xe. Xe

11
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

ô tô không chỉ còn là biểu tượng thể hiện địa vị, mà còn là một công cụ giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống, tiện ích đi lại và hiệu suất công việc của họ.

Phân khúc xe trung lưu ở Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự
gia tăng thu nhập của người dân và nhu cầu nâng cấp lên các mẫu xe ô tô đắt tiền hơn.
Người tiêu dùng đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính năng của xe ô tô, mà
không chỉ hài lòng với giá cả rẻ. Các mẫu xe trung cấp với giá cả hợp lý và tính năng cao
cấp đang trở thành tâm điểm trên thị trường, chú trọng hơn đến việc cung cấp dịch vụ thay
vì chỉ bán sản phẩm.

Đồng thời, với sự gia tăng của tầng lớp giàu có sống ở đô thị, người tiêu dùng đặt ra
những yêu cầu cao hơn nữa về chất lượng, an toàn, tính thông minh, và các khía cạnh nhân
văn của xe ô tô. Sự gia tăng này đã tạo ra thị trường cho các mẫu xe cao cấp của các hãng
như Mercedes-Benz, BMW và Audi. Các công ty ô tô trung cấp và cao cấp quốc tế đang
đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng mạng lưới cửa hàng và dịch vụ. Hãng xe trong nước
cũng đã nâng cao tiêu chuẩn về việc lựa chọn phụ tùng, linh kiện, và chất lượng tổng thể
của xe ô tô.

Trung Quốc đang đẩy mạnh việc sử dụng xe ô tô điện nhằm giảm thải ô nhiễm môi
trường và phát triển công nghệ. Các hãng sản xuất xe nội địa đã tạo ra một thị trường cạnh
tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực xe ô tô điện, với sự tham gia của nhiều hãng sản xuất trong
và ngoài nước. Chính sự cắt giảm trợ cấp của chính phủ đối với các hãng sản xuất xe điện
nội địa đã khiến thị trường trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Người tiêu dùng ngày càng trở
nên lựa chọn thông minh hơn trong việc lưa chọn sử dụng phương tiện sử dụng năng lượng
mới.

Sau 40 năm phát triển kinh tế nhanh chóng, nhu cầu về xe ô tô trong nước đã tăng mạnh,
biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có nhu cầu ô tô lớn nhất trên thế giới.
Mặc dù thị trường ô tô ở Trung Quốc bắt đầu muộn so với các quốc gia khác, tốc độ phát
triển đã làm cho ngành ô tô ở đây phát triển một cách kỳ diệu và đạt được sự trưởng thành
trong một thời gian ngắn. Có nhiều đột phá quan trọng trong quá trình phát triển đã hướng
thị trường này tiến tới tầm quốc tế. Nhờ công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến và giảm chi
phí sản xuất, giá bán xe ô tô ở Trung Quốc ngày càng giảm. Nhìn chung, mặc dù thị trường
ô tô đã gặp khó khăn trong quá trình phát triển, hiện nó đang phát triển ổn định và có trật
tự, và có xu hướng gia tăng, thu gọn khoảng cách so với các nước phát triển.

12
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

2. Chính sách thâm nhập thị trường Trung Quốc của BMW:

2.1. Lựa chọn thị trường:

Ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định kể từ khi hình thành và hiện đã trở thành
một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất và lớn nhất trên thế giới. Vào giữa
những năm 1980, thị trường ô tô nội địa Hoa Kỳ ngày càng bão hòa, cạnh tranh gay gắt và
ngành công nghiệp ô tô đang suy thoái. Sau những năm 1990, ngành sản xuất ô tô ở Nhật
Bản, Châu Âu và các nước khác phát triển chậm, ngành ô tô toàn cầu bước vào giai đoạn
điều chỉnh. Ngành công nghiệp ô tô cần những điểm tăng trưởng kinh tế mới. Vào thời
điểm này, nền kinh tế châu Á đang phát triển ở mức thần kỳ, mức thu nhập bình quân đầu
người của Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc được mệnh danh là “Bốn con
rồng nhỏ”, đã tiệm cận với mức độ của các nước phát triển. Ngoài ra, Trung Quốc, Thái
Lan, Indonesia và các nước khác đều bắt đầu phát triển nền công nghiệp ô tô. Các gã khổng
lồ ô tô trên thế giới đã để mắt tới châu Á, đặc biệt là Đông Á, thị trường cuối cùng của
ngành ô tô thế giới và đồng thời BMW cũng đang nhắm tới châu Á.

Lựa chọn thị trường Trung Quốc đã trở thành một phần quan trọng của chiến lược mở
rộng của BMW. Vào thời điểm đó, thị trường ô tô Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ,
nhưng vẫn tương đối khó tiếp cận do những hạn chế chính sách. Tuy nhiên, BMW đã nhận
ra tiềm năng lớn của thị trường này do tốc độ phát triển kinh tế và tầng lớp trung lưu đang
tăng lên. Điều này đã thúc đẩy BMW định Trung Quốc là một điểm đến chiến lược cho
việc mở rộng quy mô kinh doanh của họ.

- Các yếu tố thúc đẩy tham vọng của BMW:

Sự tổng hợp của nhiều yếu tố đã thúc đẩy BMW phải xem xét Trung Quốc là một điểm
đến chiến lược trong việc mở rộng thị trường của họ. Sự phát triển nhanh chóng của tầng
lớp trung lưu tại Trung Quốc đã tạo điều kiện cho sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng,
và có một nhu cầu ngày càng lớn về sản phẩm và trải nghiệm xa xỉ. Sự thay đổi trong hành
vi mua sắm của người tiêu dùng này tạo ra cơ hội hấp dẫn cho BMW để giới thiệu dòng xe
cao cấp của họ cho một phân khúc người mua có thu nhập cao đang phát triển mạnh tại
Trung Quốc.

Hơn nữa, sự tập trung của Trung Quốc vào quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa đã tạo
ra một nhu cầu ngày càng cao về phương tiện cá nhân, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô. BMW
đã nhận ra rằng danh mục sản phẩm của họ, với sự kết hợp giữa sự tinh tế và hiệu suất, có
thể tạo ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng Trung Quốc. Họ đã xác định thương hiệu của
mình như một biểu tượng của sự tinh tế và thành công, điều này phù hợp với sở thích và
giá trị của người tiêu dùng Trung Quốc.

13
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- Phân tích kinh tế, nhân khẩu học và thị trường:

Quá trình ra quyết định chiến lược của BMW được đặt trên nền các phân tích kinh tế,
nhân khẩu học, và thị trường, giúp củng cố quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh tại
Trung Quốc. BMW đặc biệt chú trọng vào các chỉ số kinh tế, nhận thấy rằng tốc độ tăng
trưởng GDP đáng kể của Trung Quốc và thu nhập gia tăng đang tạo môi trường lý tưởng
để tiếp thị các sản phẩm ô tô hạng sang.

Phân tích nhân khẩu học tiếp tục thể hiện rằng dân số trẻ đang theo đuổi các xu hướng
hiện đại, đồng thời tạo ra nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm cao cấp. Những yếu
tố nhân khẩu học này hoàn hảo kết hợp với đối tượng mục tiêu của BMW, vì thương hiệu
này hướng đến việc cung cấp cho những cá nhân tìm kiếm sự kết hợp giữa hiệu suất và uy
tín.

Ngoài ra, việc phân tích thị trường đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình
chiến lược mở rộng của BMW tại Trung Quốc. Công ty đã tiến sâu vào việc hiểu rõ sự cạnh
tranh và nghiên cứu sở thích của cả những nhà sản xuất ô tô trong nước và quốc tế đang
cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Với sự trang bị kiến thức toàn diện, BMW
đã xây dựng một lộ trình chiến lược giúp họ định hình vị trí riêng biệt trong bối cảnh cạnh
tranh đầy thách thức của thị trường Trung Quốc.

- Bối cảnh cạnh tranh ở Trung Quốc:

Môi trường cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc rất năng động, với
sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế đang tìm cách xây dựng vị trí thống trị
trên thị trường đang phát triển mạnh mẽ. BMW gia nhập thị trường vào một thời điểm mà
nhiều nhà sản xuất ô tô quốc tế khác đã thể hiện quyết tâm của họ trong việc tận dụng tiềm
năng của Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất trên thế giới.

Trong phân khúc ô tô hạng sang, các đối thủ cạnh tranh chính bao gồm Audi, Mercedes-
Benz và Cadillac, mỗi hãng đang cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Trung
Quốc, những người tìm kiếm trải nghiệm lái xe đầy đam mê và phấn khích. Mặc dù các đối
thủ cạnh tranh đã chiếm được một thị phần đáng kể, BMW nhận ra rằng vẫn còn nhiều cơ
hội để giới thiệu sự độc đáo của họ và thu hút sự quan tâm của những người tiêu dùng yêu
thích khả năng kỹ thuật xuất sắc của thương hiệu.

2.2. Phương thức thâm nhập:


- Sự cộng tác và hợp tác: Tạo dựng mối liên kết cơ hội:

Quá trình đầu của việc BMW mở rộng hoạt động tới thị trường Trung Quốc đã đánh
dấu sự nhận thức về tiềm năng lớn của thị trường này. Vì vậy, để định vị mình một cách

14
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

vững chắc, BMW đã tìm kiếm cơ hội hợp tác và đối tác chiến lược. Một trong những liên
minh quan trọng nhất là sự hợp tác với Brilliance Auto, một hãng sản xuất ô tô quốc doanh
nổi tiếng tại Trung Quốc, vào năm 1994.

- Hoạt động mở đường cho thành công:

Trước khi ra mắt chính thức dòng xe BMW tại thị trường Trung Quốc, BMW đã tổ chức
nhiều hoạt động quảng bá mạnh mẽ. Họ tham gia tích cực vào các triển lãm ô tô và hội chợ
thương mại trên khắp Trung Quốc, giới thiệu các mẫu xe tiên tiến và công nghệ hàng đầu
tới người tiêu dùng và những người đam mê xe hơi tại Trung Quốc.

Ngoài việc tham gia triển lãm, BMW cũng đầu tư vào các hoạt động tiếp thị và quảng
cáo để nâng cao nhận thức về thương hiệu của họ. Sử dụng cả nền tảng kỹ thuật số và
phương tiện truyền thông truyền thống, hãng đã triển khai các chiến dịch quảng cáo hấp
dẫn, nhằm đánh thức khát vọng và ước mơ của người tiêu dùng Trung Quốc. Những nỗ lực
này không chỉ thúc đẩy sự phấn khích trong lòng khách hàng tiềm năng, mà còn xác định
BMW như một biểu tượng của uy tín và sang trọng trong cộng đồng người dân Trung Quốc.

2.3. Thời điểm thâm nhập:

Năm 1994, BMW đã thực hiện một bước đi táo bạo khi chính thức bước chân vào thị
trường Trung Quốc, giới thiệu những mẫu xe biểu tượng của họ đến một thị trường có lượng
người ngày càng tăng, những người luôn bị sức hấp dẫn của kỹ thuật và nghệ thuật thủ công
Đức chinh phục.
3. Thị trường BMW tại Trung Quốc:

3.1. Thị phần:

Giai đoạn đầu của hành trình của BMW tại thị trường Trung Quốc đã là một giai đoạn
đầy vinh quang và cũng đầy khó khăn. Cam kết của thương hiệu đối với kỹ thuật chính xác,
sang trọng và sự đổi mới đã tạo nên tiếng vang sâu sắc với người tiêu dùng Trung Quốc, và
đã mở ra những con số bán hàng đáng chú ý cùng với thị phần đáng kể.

3.2. Thành tựu:

Việc BMW gia nhập thị trường Trung Quốc đã được đón nhận nhiệt tình bởi cộng đồng
người yêu xe hơi. Thương hiệu đã tập trung vào kỹ thuật chính xác, nội thất sang trọng và
công nghệ tiên tiến, điều này đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người tiêu dùng Trung Quốc
đang tìm kiếm trải nghiệm lái xe cao cấp. Trong giai đoạn đầu này, BMW đã đạt được
những thành tựu đáng kể:

15
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Tăng doanh số bán hàng: Sự ra mắt các mẫu xe đáng mong đợi của BMW, bao gồm 3
Series và 5 Series, đã mang lại con số bán hàng ấn tượng. Điều này đã củng cố vị thế của
thương hiệu như một đối thủ hàng đầu trong phân khúc ô tô hạng sang.

Phản hồi tích cực từ khách hàng: Người tiêu dùng Trung Quốc đã phản ứng tích cực
đối với các sản phẩm của BMW, đánh giá cao cam kết của thương hiệu về chất lượng, hiệu
suất và thiết kế xuất sắc.

Với khả năng phục hồi, khả năng thích ứng và sự tập trung vào các chiến lược địa
phương hóa, BMW không chỉ giải quyết các thách thức mà còn củng cố vị trí của mình như
một công ty nổi bật trong bối cảnh thị trường ô tô hạng sang Trung Quốc. Những nền tảng
được xây dựng trong giai đoạn đầu này đã đặt nền móng cho một hành trình phát triển và
đổi mới, đồng thời làm cho BMW trở thành thương hiệu được người yêu xe hơi Trung Quốc
đặc biệt yêu thích.

III. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG QUỐC


1. Tổng quan về Trung Quốc:

- Tên quốc gia đầy đủ: Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, tên gọi thông thường trong tiếng
Trung là Trung Quốc.

- Thủ đô: Bắc Kinh

- Vị trí địa lý:

Trung Quốc là quốc gia lớn nhất châu Á, nằm ở Đông Á và giáp với nhiều quốc gia lân
cận bao gồm Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-
tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan và Ca-dắc-
xtan.

Trung Quốc có một vị trí địa lý đặc biệt, với hệ thống núi non, sông ngòi, vịnh biển và
đồng bằng rộng lớn. Điều này cũng tạo ra sự đa dạng về địa hình, thực vật và động vật.
Trung Quốc có nhiều loài động vật quý hiếm, bao gồm tê giác, hổ, sư tử biển, cá heo, gấu
trúc, khỉ đầu bò và nhiều loài chim đặc hữu.

- Diện tích: Khoảng 9,6 triệu km2, Trung Quốc là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới, chỉ
sau Nga và Canada.

16
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- Khí hậu:

Khí hậu Trung Quốc đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng khu vực.
Ở phía nam, khí hậu là nhiệt đới với nhiệt độ trung bình là 180C vào tháng 1 và 280C vào
tháng 7, trong khi ở phía bắc, khí hậu là ôn đới với nhiệt độ trung bình vào tháng 1 là -280C.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có các khu vực đất liền cao nguyên và sa mạc, những nơi có khí
hậu khắc nghiệt hơn.

- Dân số:

Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.425.508.034 người vào ngày 30/10/2023 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Trung Quốc hiện chiếm 17,72% dân số thế giới.
Trung Quốc đang đứng thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng
lãnh thổ. Mật độ dân số của Trung Quốc là 155 người/km2. Với tổng diện tích đất là
9.390.784 km2.

- Dân tộc:

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, với 56 dân
tộc bao gồm: Hán, Mãn, Triều Tiên, Hách Triết, Mông Cổ, Đạt Hàn Nhĩ, Ha Ni, Thái, Ly
Su, Ngoã, La Hu, Nạp Tây, Cảnh Pha, Ngạc Luân Xuân, Hồi, Đông Hương, Thổ, Tát Lạp,
Bảo An, Dụ Cố, Duy Ngô Nhĩ, Ca Dắc, Kan Kát, Tích Bá, Tát Gích, U Dơ Bếch, Nga, Tác
Ta, Tạng, Môn Ba, Lạc Ba, Khương, Di, Bạch, Bố Lãng, A Xương, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long,
Đức Ngang, Cơ Nặc, Miêu, Bố Y, Động, Thuỷ, Kơ Lao, Choang, Dao, Mô Lao, Mao Nam,
Kinh, Thổ Gia, Lê, Xa, Cao Sơn, Ngạc Ôn Khắc. Người Hán là dân tộc lớn nhất Trung
Quốc, chiếm 91,6%, các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm khoảng 8,3%.
2. Môi trường văn hóa của Trung Quốc:

2.1. Giá trị và thái độ:

Văn hóa Trung Quốc được xây dựng trên nền tảng của truyền thống tôn giáo, gia đình
và hệ thống giáo dục. Mối quan hệ gia đình là một phần không thể thiếu của xã hội Trung
Quốc. Con cái được giảng dạy để tôn vinh cha mẹ và tổ tiên, và việc hiếu thảo đối với họ
được xem là điểm tự hào và trách nhiệm.

Ngoài ra, văn hóa Trung Quốc cũng còn thể hiện sự tôn trọng đối với tri thức và học
vấn. Việc tôn giáo trọng đạo, nghĩa là tôn giáo và kính trọng thầy cô giáo, là một giá trị
quan trọng. Học vấn và kiến thức đặc biệt được coi là quan trọng, và đạt được bằng cấp cao
cũng được xem là một trong những thành tựu lớn nhất trong cuộc sống của người Trung
Quốc.

17
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Những giá trị này được hình thành và chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo của
Khổng Tử. Từ những giá trị cốt lõi này, văn hóa Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển và thích
nghi với thời đại hiện đại. Sự kết hợp của các yếu tố truyền thống và hiện đại đã tạo nên sự
đa dạng và phong phú của nền văn hóa Trung Quốc.
2.2. Tôn giáo:

Trung Quốc là một quốc gia đa tôn giáo, và sự đa dạng về tín ngưỡng mang lại sự phong
phú cho xã hội và văn hóa. Ở Trung Quốc, có năm tôn giáo lớn được nhiều người tin tưởng
và tôn trọng gồm Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, Cơ đốc giáo (Tin lành) và Hồi giáo. Công
dân Trung Quốc có thể tự do lựa chọn, bày tỏ niềm tin và thể hiện bản sắc tôn giáo của
mình.

Nho giáo , Đạo giáo và Phật giáo được coi là “ba trụ cột” của xã hội Trung Quốc cổ
đại. Ba tôn giáo lớn này có lịch sử lâu đời và có nhiều tín đồ ở Trung Quốc, đồng thời có
ảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo, văn hóa và đời sống xã hội Trung Quốc. Ba triết lý này đã
ảnh hưởng lẫn nhau đến xã hội, thay đổi lẫn nhau và đôi khi hòa quyện với nhau, tạo nên
nền văn hóa tôn giáo phong phú và đa dạng của Trung Quốc.

2.2.1. Đạo giáo

Đạo giáo là tôn giáo bản địa của Trung Quốc. Đạo giáo chủ yếu quan tâm đến các yếu
tố tinh thần của cuộc sống. Đạo giáo không quan tâm đến đạo đức nhân văn, chính quyền
và xã hội, tất cả những điều mà Đạo giáo coi là phát minh của con người và không nhất
thiết phải là một phần của Đạo. Đồng thời, Đạo giáo quan tâm đến tuổi thọ, cả thể xác và
tâm hồn con người. Đạt được sự bất tử về mặt tinh thần thông qua việc hòa làm một với
thiên nhiên là một phần quan trọng của Đạo giáo.

Đạo giáo có ảnh hưởng đến tư tưởng triết học, văn học và nghệ thuật. Nhưng lĩnh vực
ảnh hưởng lớn nhất của Đạo giáo là khoa học. Đạo giáo tập trung vào các yếu tố tự nhiên
và quan sát cách thế giới tự nhiên hoạt động đã giúp tạo ra y học Trung Quốc.

Đạo giáo đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Quốc và cùng với Nho giáo
và Phật giáo tạo thành mô hình ba chiều của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

2.2.2. Phật giáo

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại và được du nhập vào Trung Quốc vào thời Tây
Hán. Hai giáo phái lớn nhất là Phật giáo Nguyên thủy - chủ yếu được tìm thấy ở Nam Á và
Phật giáo Đại thừa - được tìm thấy ở Đông Á, bao gồm cả Trung Quốc.

18
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Phật giáo đã hình thành một phong cách độc đáo ở Trung Quốc và hòa nhập với văn
hóa truyền thống Trung Quốc. Các ngôi chùa Phật giáo nở rộ khắp Trung Quốc, trở thành
nơi để các tín đồ thờ Phật, tu tập và cầu phúc. Sự du nhập của Phật giáo đã có tác động sâu
rộng đến Trung Quốc. Nó không chỉ làm thay đổi niềm tin và thực hành tôn giáo của Trung
Quốc mà còn có tác động quan trọng đến văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và đạo đức
xã hội của Trung Quốc, hình thành một nền văn hóa Phật giáo độc đáo và một truyền thống
Phật giáo đặc sắc Trung Quốc.

Một phần lý do khiến Phật giáo trở nên phổ biến ở Trung Quốc là do Đạo giáo. Một số
thực hành Phật giáo tương tự như Đạo giáo, và các tu sĩ Phật giáo sẽ sử dụng các khái niệm
Đạo giáo để giải thích Phật giáo cho người Trung Quốc. Phật giáo cũng ảnh hưởng đến Đạo
giáo với cấu trúc thể chế của nó, được Đạo giáo sao chép và sửa đổi.

2.2.3. Nho giáo

Mặc dù gần với một triết lý hơn là một tôn giáo thực sự, Nho giáo là một lối sống của
người Trung Quốc cổ đại và nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc ngày nay,
bắt nguồn từ thời Xuân Thu và Thời Chiến Quốc.

Nho giáo đề cao các giá trị như lòng nhân từ, lễ nghĩa, trung thành và hiếu thảo, đồng
thời đề cao các mối quan hệ và trách nhiệm đạo đức giữa con người với nhau. Nho giáo
nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, đề cao việc tu dưỡng và học tập bản thân, đề cao
sự hòa hợp, lễ nghi, quan niệm gia đình và duy trì trật tự xã hội, đóng vai trò quan trọng
trong sự ổn định và phát triển của gia đình, xã hội và đất nước.
2.3. Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp:

2.3.1. Ngôn ngữ:

Tiếng Trung là ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Trung Quốc và là ngôn ngữ được nói
nhiều nhất trên thế giới, là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc có 297 ngôn ngữ đang tồn tại. Các ngôn ngữ phổ biến nhất thuộc nhánh
Hán của ngữ hệ Hán-Tạng, gồm có Quan thoại (bản ngữ của 70% dân số), và các ngôn ngữ
Hán khác: Ngô, Việt (hay Quảng Đông), Mân, Tương, Cám, và Khách Gia. Các ngôn ngữ
thuộc nhánh Tạng-Miến như Tạng, Khương, Lô Lô được nói trên khắp cao nguyên Thanh
Tạng và Vân Quý. Các Ngôn ngữ thiểu số khác tại tây nam Trung Quốc gồm các ngôn ngữ
thuộc ngữ hệ Tai-Kadai như tiếng Tráng, H'Mông-Miền và Nam Á. Tại khu vực đông bắc
và tây bắc của Trung Quốc, các dân tộc thiểu số nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai như
tiếng Mông Cổ và ngữ hệ Turk như tiếng Duy Ngô Nhĩ. Tiếng Triều Tiên là bản ngữ tại

19
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

một số khu vực sát biên giới với Bắc Triều Tiên, và tiếng Sarikoli của người Tajik ở miền
tây Tân Cương là một ngữ hệ Ấn- u.

Tiếng Trung hiện đại được chia thành ngôn ngữ tiêu chuẩn (tiếng phổ thông) và phương
ngữ. Tiếng phổ thông là một dạng của Quan thoại dựa trên phương ngữ Bắc Kinh, là quốc
ngữ chính thức của Trung Quốc và được sử dụng làm một ngôn ngữ thông dụng trong nước
giữa những cá nhân có bối cảnh ngôn ngữ khác biệt. Mặc dù tiếng Quan thoại theo phương
ngữ Bắc Kinh đã được chính phủ đặt làm ngôn ngữ chính thức duy nhất, nhưng bên cạnh
đó những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác vẫn được trân quý và sử dụng cho đến
ngày nay.

Chữ Hán được sử dụng làm văn tự cho các ngôn ngữ Hán từ hàng nghìn năm, tạo điều
kiện cho người nói các ngôn ngữ và phương ngữ Hán không hiểu lẫn nhau có thể giao tiếp
thông qua văn tự. Tuy nhiên, kể từ năm 1949, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được
thành lập, đã cho những cải cách nhiều về ngôn ngữ, cải cách bao gồm những thay đổi trong
hình thức viết của tiếng Trung Quốc, với việc chính phủ bãi bỏ một số ký tự và ra lệnh đơn
giản hóa hàng trăm ký tự trở thành chữ Hán giản thể hiện nay. Chữ Hán được Latin hóa
bằng hệ thống bính âm, làm công cụ đánh vần và ký hiệu phiên âm, cũng là một tiêu chuẩn
quốc tế để đánh vần tên địa danh, tên cá nhân và tài liệu tiếng Trung Quốc. Ngoài ra, tiếng
Tạng sử dụng chữ viết dựa trên mẫu tự Ấn Độ, các dân tộc Hồi giáo tại Trung Quốc thường
sử dụng mẫu tự Ba Tư- Ả Rập, còn tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc và tiếng Mãn sử dụng
chữ viết bắt nguồn từ mẫu tự Duy Ngô Nhĩ cổ. Đài Loan và Hồng Kông vẫn sử dụng chữ
Hán phồn thể.

2.3.2. Tiếng Anh đối với người Trung Quốc:

Mặc dù tiếng Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới về
số lượng người nói, nhưng nó vẫn không thể sánh bằng sự phổ biến của tiếng Anh. Người
Trung Quốc nhận thức rõ được lợi ích của việc học tiếng Anh có thể tạo ra nhiều cơ hội
học tập và làm việc cá nhân. Điều này đặc biệt quan trọng và đã trở thành xu hướng trong
bối cảnh Trung Quốc đang trải qua một sự phát triển kinh tế nhanh chóng và sẵn sàng hội
nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, bất chấp xu hướng phát triển nhanh chóng này, thực tế là đa số người Trung
Quốc không nói được tiếng Anh và có nhiều lý do cho việc này:

- Tiếng Trung là một ngôn ngữ rất khác với tiếng Anh, cả về ngữ pháp và từ vựng. Tiếng
Trung sử dụng hệ thống chữ Hán, một hệ thống chữ tượng hình với hàng nghìn ký tự,
trong khi tiếng Anh sử dụng bảng chữ cái Latinh đơn giản hơn. Cách tiếng Trung và
tiếng Anh biểu đạt từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu khác nhau làm cho việc học và

20
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

thích nghi với tiếng Anh trở nên thách thức, đặc biệt đối với người Trung Quốc. Vì vậy,
người Trung Quốc có thể rất khó học tiếng Anh.
- Tiếng Anh không được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Điều này một phần là do Trung
Quốc có dân số đông. Và cũng vì chính phủ Trung Quốc chưa đặt trọng tâm vào việc
dạy tiếng Anh trong trường học và kết quả là rất ít người được tiếp xúc với ngôn ngữ
này.
- Nhiều người Trung Quốc đơn giản là không có cơ hội luyện nói tiếng Anh. Điều này
thường là do họ sống ở vùng nông thôn. Học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số và nơi khác thường gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh do hạn chế về
nguồn lực, giáo viên, và môi trường học tập hoặc vì họ không có bạn bè hay gia đình
nói tiếng Anh. Từ đó ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của học sinh.
- Sinh viên Trung Quốc thường đối mặt với áp lực học tập đặc biệt cao, chủ yếu do hệ
thống giáo dục tập trung vào việc đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng. Với lịch
trình học tập dày đặc, việc quản lý thời gian trở nên khó khăn. Sinh viên thường tập
trung vào việc học các môn chuyên ngành và kỹ năng liên quan đến sự nghiệp, vì vậy
tiếng Anh có thể bị xem như một môn học phụ. Tất cả những yếu tố này cùng đóng góp
vào việc nhiều sinh viên Trung Quốc không có đủ thời gian và năng lượng để học tiếng
Anh.
- Một số người Trung Quốc có thể không thấy cần thiết học tiếng Anh vì họ cảm thấy tự
hào về ngôn ngữ và quốc gia của họ. Họ có niềm tin rằng tiếng Trung mạnh mẽ và đủ
để họ thành công trong cuộc sống hàng ngày, công việc và giao tiếp trong môi trường
nội địa. Việc học tiếng Anh đòi hỏi tài chính và thời gian bổ sung, và không phải ai
cũng có khả năng và điều kiện để đầu tư vào việc này.
- Người Trung Quốc có thể ngại mắc lỗi khi học tiếng Anh và tiếng nước ngoài vì họ
thường đặt áp lực cao về việc nói đúng và hoàn hảo. Hệ thống giáo dục và xã hội thường
tập trung vào việc đạt kết quả tốt trong việc sử dụng từ vựng và ngữ pháp, và có thể
thiên về việc nói sai lầm. Sợ mắc lỗi có thể khiến họ thiếu tự tin và ngại mở miệng để
thực hành. Họ cũng có tinh thần khiêm tốn và không muốn gây phiền phức cho người
khác bằng việc nói tiếng nước ngoài mà họ không tự tin.

2.4. Giáo dục:

Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc thực hiện mô hình 6-3-3-3/4 (6 năm tiểu học, 3 năm
trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông/học nghề, 2 hoặc 3 năm cao đẳng hoặc 4 năm
đại học).

Trung Quốc có truyền thống coi trọng giáo dục từ xa xưa. Nho giáo và hệ thống thi cử
của triều đình đã có tác động lớn đến nền giáo dục Trung Quốc. Chiến lược trẻ hóa đất nước
hiện đại thông qua khoa học và giáo dục, ưu tiên khoa học kỹ thuật và giáo dục, giao lưu
và hợp tác quốc tế đương thời đã làm cho giáo dục Trung Quốc phát triển đến một trình độ

21
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

sâu rộng hơn. Nền giáo dục Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát
triển nền văn hóa của quốc gia này.

2.5. Cấu trúc xã hội:

Cấu trúc xã hội của Trung Quốc có ba lớp chính: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Tuy
nhiên, xã hội Trung Quốc vẫn phức tạp và đa dạng, và có sự chuyển động và đổi mới liên
tục.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu:

Trong nhiều thập kỷ qua, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu
người thoát khỏi đói nghèo và dẫn đến sự phát triển của tầng lớp trung lưu. Sau cải cách và
mở cửa, cơ cấu xã hội tổng thể của Trung Quốc đã trải qua những thay đổi chấn động. Năm
1982, khi mà tầng lớp trung lưu mới chiếm chưa đến 1% dân số cả nước trong độ tuổi 16 -
60 (không bao gồm học sinh đi học), nhưng đến năm 2005, tỷ lệ này tăng lên 6,7%. Đến
năm 2018, con số này đã lên tới hơn một nửa dân số, chiếm gần 707 triệu người. Mặc dù
không có định nghĩa tiêu chuẩn về “tầng lớp trung lưu”, nhưng hầu hết các số liệu đều phản
ánh được mức thu nhập của người dân Trung Quốc có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn.

Với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu hay sự mở rộng của các nhóm thu nhập trung
bình, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn xã hội định hướng tiêu dùng. Trước đây, Trung
Quốc là một xã hội định hướng sản xuất và ngành công nghiệp thứ cấp đóng vai trò chính
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với sự phát triển của tầng lớp trung lưu,
tiêu dùng đóng vai trò lớn hơn trong việc kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc
gia.

Sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu không chỉ thúc đẩy sự chuyển đổi tiêu dùng nội địa
của Trung Quốc và hình thành một mô hình xã hội tiêu dùng mới mà còn đóng vai trò rất
quan trọng trong việc tác động đến cấu hình kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới
thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế.

2.6. Lễ Hội:

- Lễ hội mùa xuân (ngày đầu tiên của tháng giêng âm lịch):

Lễ hội mùa xuân, còn được gọi là Tết Nguyên Đán, là lễ hội truyền thống quan trọng
nhất ở Trung Quốc. Lễ hội mùa xuân thường được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng
giêng âm lịch trong khoảng thời gian từ 21 tháng 1 đến 20 tháng 2 dương lịch và kéo dài
trong 15 ngày cho đến khi kết thúc Lễ hội mùa xuân có nguồn gốc từ tục hiến tế "Ngày đầu
năm mới" ở Trung Quốc cổ đại và là một lễ hội quan trọng để chào mừng năm mới đến.
Trong dịp Tết Nguyên Đán, các gia đình sẽ cùng nhau ăn cơm đoàn tụ, chúc Tết, xem Gala

22
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Tết, đốt pháo hoa, v.v. Ngoài ra, còn có một số phong tục, tập quán đặc biệt như dán câu
đối Tết, dọn dẹp nhà cửa, mua đồ đầu năm, cúng đèn lồng, múa lân, múa lân…

- Lễ hội đèn lồng (ngày rằm tháng giêng âm lịch):

Lễ hội đèn lồng là lễ hội đầu tiên sau lễ hội mùa xuân, thường được tổ chức vào ngày
rằm tháng giêng âm lịch, tức là lễ hội đèn lồng, cũng là một trong những lễ hội truyền thống
của Trung Quốc. Lễ hội đèn lồng là ngày kỷ niệm đoàn tụ, cầu phúc và đoán câu đố về đèn
lồng. Trong Lễ hội đèn lồng, mọi người ăn cơm nếp, đoán câu đố về đèn lồng và đốt pháo
hoa. Đoán câu đố đèn lồng là một phong tục quan trọng của Lễ hội đèn lồng, một số công
viên và cộng đồng sẽ tổ chức hoạt động đoán câu đố đèn lồng, thu hút nhiều người tham
gia.

- Tiết Thanh Minh (ngày 5 tháng 4 âm lịch):

Là một lễ hội thờ cúng tổ tiên truyền thống của Trung Quốc, thường được tổ chức vào
ngày 5 tháng 4 âm lịch, từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 4. Lễ tảo mộ là ngày tưởng nhớ tổ tiên,
họ hàng đã khuất và cũng là một cách để tưởng nhớ tổ tiên. Trong lễ hội Thanh Minh, mọi
người sẽ đến nghĩa trang tổ tiên để quét mộ, đặt hoa, đốt tiền giấy, v.v., đồng thời tổ chức
các nghi lễ hiến tế để bày tỏ sự tưởng nhớ và kính trọng đối với những người thân đã khuất.
Ngoài ra, còn có một số hoạt động đặc trưng của địa phương trong Lễ hội Thanh Minh như
đi chơi, đánh đu,…

- Tết Trung thu (15 tháng 8 âm lịch):

Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống quan
trọng của Trung Quốc, thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch vào tháng 9 dương
lịch. Tết Trung thu kỷ niệm thu hoạch và đoàn tụ, đồng thời cũng là thời điểm tuyệt vời để
ngắm trăng. Trong dịp Tết Trung thu, mọi người ăn bánh trung thu, ngắm trăng, thắp hương,
đốt pháo hoa và các hoạt động khác. Trong số đó, ăn bánh trung thu là một trong những
hoạt động đặc sắc nhất của Tết Trung thu, với khẩu vị và cách chế biến khác nhau ở mỗi
nơi. Ngoài ra, ngắm trăng cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Trung thu, các
hoạt động ngắm trăng được tổ chức ở nhiều nơi như leo lên cao ngắm trăng, thi thưởng
trăng.

23
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

2.7. Văn hóa Trung Quốc theo Hofstede:

Hình 14: Biểu đồ văn hóa Trung Quốc theo Hofstede

KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC CAO

Trung Quốc đạt điểm 80, vượt cao hơn so với chỉ số trung bình của nhiều quốc gia trên
thế giới. Điều này cho thấy rằng xã hội Trung Quốc có sự chấp nhận đối với sự bất bình
đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Người Trung Quốc thường dễ dàng chấp nhận sự phân chia
đẳng cấp trong xã hội và sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh từ phía cấp trên, nơi sự phân chia
đẳng cấp thường rất rõ ràng.

Ở Trung Quốc, khá hiếm khi có thể thách thức hoặc giảm bớt sự lạm quyền từ phía cấp
trên, và vì vậy, người dân thường thiết lập mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo của họ, với
hy vọng được họ chiếu cố và ủng hộ. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo thường thể hiện quyền lực
chuyên quyền và thường giao nhiệm vụ ngoài công việc chính cho nhân viên, tạo ra sự phụ
thuộc và tương tác mạnh mẽ giữa họ và nhân viên.

CHỦ NGHĨA TẬP THỂ

Với điểm số 43, Trung Quốc có một nền văn hóa tập thể, trong đó ưu tiên đặc biệt được
đặt cho lợi ích của nhóm hoặc cộng đồng, thay vì cá nhân. Sự đánh giá dựa trên việc xem
xét đến lợi ích của nhóm thường ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng và thăng chức, và
những nhóm gắn kết chặt chẽ, ví dụ như gia đình hoặc các mối quan hệ gần gũi, thường
được xem trọng và ưu tiên. Do đó, người Trung Quốc thường có trách nhiệm và ràng buộc
với nhau, dẫn đến xu hướng tập thể cao và sự quan tâm đặc biệt đến sự hòa hợp và thể diện
chung.

24
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Các tư tưởng cổ điển đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của người Trung Quốc, và
năm đức tính cốt lõi gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, và Tín vẫn được tôn vinh. Trong lĩnh vực
kinh doanh, giá trị của "tín" là rất quan trọng, và sự tin tưởng giữa các bên đóng một vai trò
quan trọng trong giao dịch và quan hệ kinh doanh.

Tư tưởng "Guanxi" cũng đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa kinh doanh Trung
Quốc. Nó nhấn mạnh rằng mối quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân là quan trọng để thúc
đẩy công việc và giao dịch kinh doanh suôn sẻ. Guanxi có các yếu tố cơ bản bao gồm đồng
hương, hệ thống thân tộc được chia thành bên nội và bên ngoại, môi trường làm việc và
mối quan hệ bạn bè. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng và thường là
quyết định sống còn trong kinh doanh ở Trung Quốc.

NAM TÍNH

Với 66 điểm, Trung Quốc được xem là một xã hội nơi thành công và sự định hướng
được đánh giá cao. Điều này có thể được minh chứng bằng việc nhiều người Trung Quốc
sẵn sàng hy sinh các ưu tiên cá nhân như thời gian cho gia đình và giải trí để tập trung vào
công việc và đạt được mục tiêu nghề nghiệp của họ. Trong xã hội Trung Quốc, thời gian
giải trí thường không được coi trọng bằng việc làm việc và đảm bảo thành công.

Trong xã hội Trung Quốc, có sự phân biệt giới tính rõ ràng, và vai trò của người đàn
ông thường áp đảo trong cấu trúc quyền lực tại gia đình và xã hội. Sự bất bình đẳng giới
tính này tồn tại ở nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nhu cầu đạt được thành công có thể thấy
rõ qua việc nhiều người Trung Quốc sẵn sàng hy sinh các ưu tiên gia đình và thời gian giải
trí để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của họ.

Ví dụ điển hình là những công nhân nông dân di cư, họ rời bỏ gia đình ở những vùng
quê xa xôi để tìm kiếm công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn ở các thành phố lớn. Một ví
dụ khác là sinh viên Trung Quốc, người thường đặt rất nhiều tâm huyết vào việc học tập và
quan tâm đến điểm số và thứ hạng của họ, vì nó được xem là tiêu chí quan trọng để đạt
được thành công trong cuộc sống.

TRÁNH SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN THẤP

Với số điểm 30, Trung Quốc có điểm thấp về Tránh né sự không chắc chắn. Tuy nhiên,
đáng chú ý là việc tuân thủ luật pháp và quy tắc có thể thể hiện tính linh hoạt để thích nghi
với tình hình thực tế và chủ nghĩa thực dụng, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày.

25
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Người Trung Quốc thường cảm thấy thoải mái trong môi trường mơ hồ, và ngôn ngữ
Trung Quốc thường chứa đầy những ý nghĩa mơ hồ, có thể khiến người phương Tây khó
hiểu hoặc theo dõi.

Đặc biệt, tầng lớp thương nhân mới nổi của Trung Quốc thường rất sẵn sàng chấp nhận
rủi ro. Các thương nhân người Trung Quốc thường có tinh thần mạo hiểm trong việc đưa
ra quyết định đầu tư và thực hiện các dự án. Khi họ đã quyết định, họ thường quyết tâm
thực hiện dự án mà không màng đến những cảnh báo về rủi ro từ các chuyên gia.

Theo cuộc khảo sát về quản lý tài sản của Legg Mason và Citibank, giới siêu giàu Trung
Quốc được xem là những nhà đầu tư mạo hiểm nhất trên thế giới. Họ thường đầu tư một
lượng lớn vào thị trường chứng khoán mà không quan tâm đến các cảnh báo về rủi ro từ
các chuyên gia, như đã được đề cập trên Business Insider.

ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN

Trung Quốc đạt điểm 77 ở khía cạnh này, điều đó có nghĩa đây là một nền văn hóa định
hướng dài hạn.Người Trung Quốc thường tập trung vào những mục tiêu có tính dài hạn và
thể hiện sự kiên nhẫn. Họ thường có các hoạt động đầu tư và tiết kiệm được xây dựng một
cách rõ ràng, và họ quan tâm đến tương lai của bản thân và luôn hành động theo hướng đạt
được mục tiêu dài hạn.

Người Trung Quốc có xu hướng kết nối các kinh nghiệm từ quá khứ, đặc biệt là các giá
trị từ tư tưởng Nho giáo truyền thống và triết lý "Guanxi" để giải quyết các vấn đề cả trong
thực tại và tương lai. Họ tin rằng mối quan hệ là một yếu tố quan trọng giúp họ thành công
trong công việc, và vì vậy, họ luôn xem trọng việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với
càng nhiều người càng tốt, vì họ tin rằng những mối quan hệ này sẽ hỗ trợ họ trong tương
lai.

KIỀM CHẾ

Có thể thấy Trung Quốc là một xã hội kiềm chế với số điểm thấp là 24 trong khía cạnh
này. Những xã hội với điểm thấp trong khía cạnh này thường phản ánh sự hoài nghi và bi
quan. Khác với các xã hội buông thả, những xã hội kiềm chế thường không chú trọng nhiều
đến thời gian rảnh rỗi và kiểm soát việc thỏa mãn ham muốn cá nhân. Những người có định
hướng này thường nhận thức rằng hành động của họ bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội
và cảm thấy việc nuông chiều bản thân có phần không phù hợp.

26
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

2.8. Một số nét văn hóa đặc trưng:

- 12 con giáp của Trung Quốc:

12 con giáp trong tiếng Trung Quốc gọi là 十二生肖 bao gồm có 12 con vật được xếp
theo một thứ tự nhất định. Nó có mục đích nhằm để xác định được chu kỳ cũng như là cách
gọi tên của thời gian. Trong Âm lịch thì đơn vị giờ, ngày, tháng, năm sẽ được chia tính
bằng Thập Nhị Chi trong Can Chi hoặc là Thiên Can Địa Chi. Với mỗi địa chi sẽ tương
ứng với 12 con vật quen thuộc: Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó,
Lợn.

Thứ tự các con giáp đều có liên quan đến lịch sử, văn hóa và truyền thống dân gian, ví
dụ như chuột và bò là những động vật phổ biến nhất trong nền nông nghiệp Trung Quốc cổ
đại, trong khi đó hổ và rồng có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Trung Quốc.

- Biểu tượng con rồng:

Hình 15: Biểu tượng rồng trong văn hoá Trung Quốc

Rồng trong văn hóa Trung Quốc tượng trưng cho sức mạnh to lớn và sự may mắn. Đó
là lý do tại sao trong số 12 con giáp, con rồng lại được yêu thích nhất. Biểu tượng con rồng
ở Trung Quốc đại diện cho quyền lực, đặc biệt là khả năng kiểm soát bão, nước, mưa và lũ
lụt. Người Trung Quốc tin rằng rồng thể hiện sức mạnh và lòng dũng cảm, sự xuất sắc và
quyết tâm, phẩm giá và sự thần thánh. Chúng còn là biểu tượng của hoàng gia và sự giàu
có. Hoàng đế Trung Quốc trong quá khứ được cho là hóa thân của những con rồng dũng
mãnh. Đó là lý do biểu tượng rồng xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc.

27
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- Biểu tượng con hổ:

Hình 16: Biểu tượng hổ trong văn hoá Trung Quốc

Trong văn hóa Trung Quốc, văn hóa hổ là một trong những nền văn hóa thờ vật tổ
(Totem) ra đời sớm nhất, bắt nguồn từ tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên và vật tổ, là một
trong những nội dung văn hóa của cư dân nguyên thủy và bộ phận quan trọng trong nền
văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đáng chú ý, trong quá trình diễn tiến văn hóa, tuy hổ
không trở thành biểu tượng của các bậc đế vương, nhưng lại luôn được coi là hiện thân của
quyền lực và sức mạnh, như dùng "hổ phù" để điều binh khiển tướng, dùng "hổ tướng" để
chỉ vị tướng dũng mãnh, "hổ sư" để chỉ đội quân thiện chiến...

Còn trong quan niệm dân gian, hổ tượng trưng cho chính nghĩa, sự dũng mãnh và uy
nghiêm, có thể xua đuổi tà ác và tai họa. Chính vì thế, trong truyền thuyết dân gian, hội họa
và kịch truyền thống, cũng như các lĩnh vực văn hóa khác, hình tượng hổ xuất hiện ở khắp
mọi nơi, như trong tranh Tết dân gian, nghệ thuật cắt giấy, điêu khắc, thêu truyền thống...
được khắc họa như là một loài thú đem lại may mắn, có thể bảo vệ nhà cửa, tài sản, trừ tà…

- Ý nghĩa của màu đỏ:

Trong văn hóa Trung Quốc, màu đỏ có ý nghĩa phong phú và là biểu tượng. Có thể nói
rằng màu đỏ gần như là màu biểu tượng của văn hóa Trung Hoa. Trong truyền thống văn
hóa Hán, màu đỏ luôn là biểu tượng của sự may mắn và tốt lành, tâm lý văn hóa bắt nguồn
từ việc thờ cúng thần linh, thần mặt trời và thần đất.

Vào thời cổ đại, màu đỏ thường được xếp hàng đầu trong số tất cả các màu và là màu
rất được tôn trọng, nó tượng trưng cho màu sự sống “máu” mà con người nếu không có
máu sẽ chết. Màu đỏ còn tượng trưng cho màu của “lửa”, khi mà vào thời cổ đại, lửa đỏ
thường dùng để đuổi thú vật.
28
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Những người cai trị của các triều đại trước đây coi màu đỏ là một trong những dấu hiệu
của sự khác biệt, thậm chí nó còn được coi là biểu hiện của đặc quyền và sự giàu có. Con
dấu ấn của nhà vua có màu đỏ biểu thị thẩm quyền cao hơn và quyền bất khả xâm phạm.

Trong thế giới nội tâm của mỗi người phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự nhiệt
huyết, cát tường, uy quyền và xua đuổi tà ma, thu hút tài lộc. Vì vậy, màu đỏ là màu tốt
lành của Trung Quốc, mang đến cho con người niềm hy vọng về sự ổn định, hạnh phúc.

IV. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC LÊN CHÍNH SÁCH SẢN
PHẨM CỦA BMW:

- Phiên bản đặc biệt:

BMW thường tung ra cá mẫu xe phiên bản giới hạn để kỷ niệm các sự kiện đặc biệt.
Tuy nhiên, phiên bản đặc biệt của BMW tại Trung Quốc lại mang thiết kế đậm chất Trung
Hoa khác với thiết kế hiện đại tại các thị trường chung khác.

+ BMW 7 Series "Colorful Brilliance Collector's Edition":

Thiết kế của The 7 được xác định bởi sự cộng sinh hài hòa giữa nghệ thuật truyền thống
Trung Quốc và thiết kế hiện đại. Chiếc xe này được BMW và Học viện Nghệ thuật và Thiết
kế của Đại học Thanh Hoa hợp tác chế tạo. Thiết kế xe lựa chọn các yếu tố mang tính biểu
tượng của văn hóa Trung Quốc như hoa văn vòng ngọc bích thời nhà Hán, sứ xanh, trầm
hương, đồng thời kết hợp chúng với các kỹ thuật sản xuất khéo léo như thêu, sơn mài và xà
cừ để thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng của BMW đối với người Trung Quốc.

Hình 17: BMW 7 Series phiên bản đặc biệt dành cho thị trường Trung Quốc
29
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Hình 18: Biểu tượng rồng được thể hiện trên phiên bản đặc biệt

Hình 19: Một số nội thất của BMW 7 Series phiên bản đặc biệt

30
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Hình 20: Một số nội thất của BMW 7 Series phiên bản đặc biệt

Hình 21: Một số nội thất của BMW 7 Series phiên bản đặc biệt

31
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

+ BMW M3 Tiger Phiên bản giới hạn (2010):

Hình 22: BMW M3 Tiger Phiên bản giới hạn

Hình 23: Biểu tượng hổ trong BMW M3 Tiger

Được sản xuất với số lượng rất hạn chế, chiếc M3 Tiger của BMW tại Trung Quốc -
được đặt tên như vậy vì năm 2010, theo âm lịch của Trung Quốc, là năm con hổ - được
thiết kế để kỷ niệm 25 năm ngày M3 thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Các phiên bản trên đều được gắn liền với các biểu tượng đặc trưng của văn hóa Trung
Quốc, điển hình là biểu tượng 12 con giáp, nghệ thuật thêu thùa…

32
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- Sự thay đổi về nội thất:


+ Mở rộng chỗ để chân:

Với một hãng xe hạng sang như BMW thì đối tượng khách hàng mục tiêu của họ là
thường những người giàu có và quyền lực. Ở Trung Quốc, hầu hết các quan chức cao cấp
hoặc doanh nhân hoặc những người thuộc tầng lớp thượng lưu khác đều có tài xế lái riêng
cho mình, nên không gian và sự thoải mái cho ghế ngồi phía sau là ưu tiên hàng đầu khi
mua xe hạng sang. Để đáp ứng nhu cầu thoải mái của hàng ghế sau cho thị trường Trung
Quốc, BMW đã thiết kế lại cấu tạo xe nhằm có chỗ để chân rộng hơn cho một số mẫu xe
nhất định, đảm bảo trải nghiệm sang trọng và tinh tế cho hành khách ngồi ở ghế sau.

+ Ghế dày và mềm mại hơn:

Như đã phân tích, người Trung Quốc có sự ưa thích hơn đối với thiết kế xe sang trọng,
mềm mại hơn. Chính vì sự khác biệt trong thị hiếu của khách hàng Trung Quốc, nhiều dòng
xe khi được sản xuất tại Trung Quốc đã có sự thay đổi so với phiên bản quốc tế. Lấy ví dụ
về BMW X5, nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc, góc
nghiêng của lưng ghế sau của X5 nội địa đã được tăng lên 31 độ , đồng thời còn được trang
bị bổ sung tựa đầu mềm mại để đảm bảo hoàn toàn sự thoải mái cho hàng ghế sau. Phiên
bản X5 quốc tế có thiết kế ghế cứng hơn một chút so với các phiên bản được sản xuất tại
Trung Quốc, toàn bộ dòng xe này đều được trang bị da tổng hợp mềm cao cấp Sensafin để
thay thế cho da thật Vernasca, ngoài ra lưng ghế và đệm dày hơn 15 mm so với bản gốc.

Hình 24: Thiết kế nội thất của BMW X5 bản quốc tế

33
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Hình 25: Thiết kế nội thất của BMW X5 bản Trung Quốc

- Các biến thể trục cơ sở dài:

Không giống như nhiều người tiêu dùng châu Âu hoặc châu Mỹ, người tiêu dùng Trung
Quốc muốn thể hiện những gì họ có. Phô trương sự giàu có của bản thân dường như là một
điều gì đó đã ăn sâu vào văn hóa Trung Quốc, và việc lái một chiếc ô tô sang trọng được
coi là biểu tượng địa vị và thể hiện sự thành công về mặt tài chính của họ.

Mặc dù thị trường ô tô Trung Quốc, hiện là thị trường lớn nhất thế giới, nhưng nó là
một thị trường mới phát triển tương đối gần đây. Hai mươi năm trước, việc sở hữu một
chiếc ô tô cá nhân đơn giản là nằm ngoài tầm với của đại đa số người dân. Nếu một người
sở hữu một chiếc ô tô ở Trung Quốc thì rất có thể người đó khá giàu có và khá giả. Từ đó,
ô tô tại Trung Quốc không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là “bộ mặt” của một người,
phản ánh sự giàu có của họ.

BMW phát hiện ra rằng người tiêu dùng Trung Quốc thích thể hiện sự giàu có của mình
theo một trong hai cách. Đầu tiên, bằng cách mua những thương hiệu nổi tiếng, thực sự
sang trọng, như Bentley và Rolls Royce trong trường hợp ngành công nghiệp ô tô. Hoặc,
bằng cách làm theo câu ngạn ngữ cũ: càng lớn càng tốt. Với những ảnh hưởng đó, BMW
bắt đầu sản xuất những chiếc xe lớn hơn, hào nhoáng hơn cho thị trường Trung Quốc bằng
cách kéo dài cơ sở trục. So với trục cơ sở tiêu chuẩn, trục cơ sở của BMW sản xuất cho thị
trường Trung Quốc được thiết kế lớn hơn nhằm làm tăng chiều dài của xe. Thiết kế tổng
thể của mô hình là như nhau, tuy nhiên nó được kéo dài ra. Đây là một ví dụ về sự thay đổi
trong các thuộc tính sản phẩm, cụ thể là kích thước.

Ngoài ra, tầm quan trọng của trải nghiệm gia đình và cộng đồng trong văn hóa Trung
Quốc cũng tác động một phần đến chính sách sản phẩm. Đây là đặc điểm trái ngược với
chủ nghĩa cá nhân của các quốc gia phương Tây, khi mà con người tập trung nhiều hơn vào
34
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

trải nghiệm cá nhân và có xu hướng lựa chọn những chiếc xe có kích thước nhỏ để thuận
tiện cho việc di chuyển. Còn đối với người Trung Quốc, yếu tố tập thể chi phối rất nhiều
trong quá trình mua sắm và lựa chọn sản phẩm, trải nghiệm tốt đẹp của gia đình và người
thân là điều quan trọng hơn niềm vui khi lái xe của mình. Như vậy, việc kéo dài trục cơ sở
giúp cho BMW có thể thiết kế nội thất rộng rãi hơn cho các mẫu xe của mình, đảm bảo sự
thoải mái không chỉ cho người lái xe mà còn cho những người khác ngồi trên xe trong quá
trình di chuyển.

- Nhãn hiệu:

BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke, công ty đã đơn giản hóa tên thương
hiệu thành ba chữ cái mang tính biểu tượng cho thị trường thế giới. Chỉ với 3 chữ cái đơn
giản, BMW đã khẳng định được danh tiếng của mình gắn liền với tên thương hiệu.

Tuy nhiên, trong một thị trường rộng lớn và có tính cạnh tranh cao như Trung Quốc,
các thương hiệu nước ngoài phải thích ứng với sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc
để trở nên hấp dẫn và chiếm được lòng tin của họ hơn. Điều này bao gồm việc sử dụng tên
tiếng Trung và hiểu bối cảnh văn hóa độc đáo để kết nối với đối tượng mục tiêu một cách
hiệu quả. Việc có tên tiếng Trung thể hiện cam kết của công ty với thị trường Trung Quốc
và sự sẵn sàng thích ứng với người tiêu dùng Trung Quốc, giúp tạo ấn tượng tích cực về
thương hiệu với người tiêu dùng Trung Quốc.

Nguyên nhân là bởi vì, ngôn ngữ mẹ đẻ của người Trung Quốc không phải là tiếng anh
và họ cũng không sử dụng bảng chữ cái alphabet để dùng làm ngôn ngữ viết. Điều này có
thể khiến cho người tiêu dùng gặp trở ngại trong việc phát âm các thương hiệu nước ngoài.
Mặc dù số lượng người Trung Quốc có thể hiểu và nói được tiếng Anh ngày càng tăng
nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ dân số Trung Quốc. Chính vì vậy, người tiêu dùng Trung
Quốc vẫn thích sử dụng tên tiếng Trung của các thương hiệu quốc tế. Nếu công ty không
có một cái tên Trung Quốc thì hầu hết các nhà bán lẻ hoặc khách hàng sẽ bắt đầu đặt tên
cho thương hiệu. Lúc này, cách dịch nghĩa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương
hiệu của công ty.

Nhằm thu hút người tiêu dùng Trung Quốc và nâng cao nhận thức về thương hiệu, tên
thương hiệu phải phản ánh giá trị, câu chuyện và tính cách thương hiệu, phù hợp với văn
hóa, giá trị, nhận thức, thói quen và kỳ vọng của Trung Quốc. Việc tạo dựng thương hiệu
Trung Quốc không chỉ đơn giản là dịch thương hiệu sang tiếng Trung Quốc mà nó đòi hỏi
sự cân nhắc cẩn thận và kiến thức về ngôn ngữ. Bởi vì tiếng Trung rất phong phú, với hơn
20.000 từ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau nên cần phải tuân theo các quy tắc, hạn chế
và ngữ nghĩa ở Trung Quốc.

35
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Như vậy, để tiếp cận thị trường này một cách hiệu quả, BMW đã điều chỉnh chiến lược
của họ dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Tên tiếng Trung là 宝马 “Bao Ma”, có hai
chữ cái đầu tiên giống nhau trong từ viết tắt ban đầu: 'B' (đã trở thành Bao) và 'M' (Ma),
dịch theo nghĩa đen là “con ngựa quý”. Thực tế, lịch sử Trung Quốc từ lâu đã coi ngựa là
biểu tượng quan trọng của tự do, tốc độ và sự táo bạo. Đối với BMW, họ muốn truyền tải
ý nghĩa trải nghiệm lái xe tuyệt vời và sang trọng, đồng thời coi chiếc xe như một tài sản
quý giá. Công ty đã khéo léo trong việc vừa gắn ý nghĩa mới cho tên thương hiệu vừa gợi
nhắc công chúng về nhãn hiệu quốc tế của BMW.

Có thể thấy rằng, mặc dù thiết kế, hiệu suất và thông số kỹ thuật là những yếu tố quan
trọng đối với sự thành công của một chiếc ô tô, nhưng việc có một cái tên Trung Quốc nổi
bật - phù hợp, khác biệt và được ưa chuộng - sẽ cho phép thương hiệu tiếp tục sở hữu một
vị trí quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng.

Hình 26: Dòng chữ BMW Brilliance bằng tiếng Trung Quốc

36
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Hình 27: BMW 328i bản quốc tế

Cùng dòng BMW 328i, tuy nhiên phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc có thêm
dòng chữ tiếng Trung

- Lễ giao xe:

Lễ giao xe là một buổi lễ nhỏ được cửa hàng phân phối tổ chức nhằm kỷ niệm chủ xe
mua xe, đại lý sẽ gửi chủ xe chìa khóa xe và một số món quà nhỏ. Khác với các thị trường
chung, khi giao xe cho khách hàng, BMW có buộc thêm sợi dây màu đỏ ở hai bên gương
chiếu hậu cho xe. Sau khi thực hiện nghi thức chúc mừng, khách hàng sẽ lái xe trở về, sợi
dây được buộc sẽ bay theo gió trong quá trình di chuyển. Bên cạnh việc sử dụng sợi dây để
trang trí buổi lễ, sợi dây màu đỏ buộc vào xe mang ý nghĩa ăn mừng, may mắn, bình an và
xua đuổi tà ma. Đối với người Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho niềm vui và điều tốt
đẹp. Và việc mọi chủ xe đeo dây màu đỏ đều đang cầu nguyện cho những chuyến đi an
toàn của họ. Mặc dù đây chỉ là một yếu tố nhỏ trong sự thay đổi về dịch vụ hậu mãi, nhưng
có thể rằng BMW đã thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với nền văn hóa nơi đây.

37
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Lễ giao xe tại Trung Quốc:

Hình 28: Một số hình ảnh lễ giao xe ở Trung Quốc

Hình 29: Một số hình ảnh lễ giao xe ở Trung Quốc

38
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Lễ giao xe ở những nơi khác:

Hình 30: Lễ giao xe ở nước khác

39
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

- Ngôn ngữ màn hình điều khiển:

Tiếng Trung từ lâu đã là điểm nhấn tự hào của người dân Trung Quốc, họ nhìn nhận
ngôn ngữ của mình như một biểu tượng về lịch sử, văn minh huy hoàng của đất nước. Việc
điều chỉnh ngôn ngữ trên màn hình điều khiển xe để làm cho nó dễ sử dụng và hiểu được
cho người tiêu dùng Trung Quốc là yếu tố cơ bản để thương hiệu xe lớn như BMW chinh
phục được thị trường màu mỡ này.

Hình 31: Màn hình điều khiển xe BMW tại Trung Quốc

40
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


5 thay đổi lớn sau khi BMW X5 được sản xuất tại Trung Quốc, đọc xong bạn sẽ biết có
nên mua hay không. (no date). Available at:
https://baijiahao.baidu.com/s?id=1726150175061249780&wfr=spider&for=pc (Accessed:
29 October 2023).

Allison (2016) Brand Name in China: Adapt your brand name to the Chinese market?,
Daxue Consulting - Market Research and Consulting China. Available at:
https://daxueconsulting.com/brand-name-in-china/ (Accessed: 29 October 2023).

Auto H.V. (2023) Lịch sử phát triển 100 năm của hãng xe hơi BMW, Hoàng Việt Auto.
Available at: https://hoangvietauto.vn/lich-su-phat-trien-cua-bmw.html (Accessed: 30
October 2023).

BMW China: Foot to the Floor - CKGSB (no date) CKGSB Knowledge. Available at:
https://english.ckgsb.edu.cn/knowledge/article/bmw-china-foot-to-the-floor/ (Accessed:
30 October 2023).

BMW moves to meet Chinese consumers’ evolving demand - Chinadaily.com.cn (no date).
Available at: https://www.chinadaily.com.cn/cndy/2019-05/27/content_37474070.htm
(Accessed: 30 October 2023).

BMW revamps China marketing to focus more on tech, less on the badge (2015)
Automotive News Europe. Available at:
https://europe.autonews.com/article/20150731/ANE/150739960/bmw-revamps-china-
marketing-to-focus-more-on-tech-less-on-the-badge (Accessed: 30 October 2023).

BMW’s Journey into the Chinese Market: When Did BMW Start Selling Cars in China? –
CMHI (no date). Available at: https://www.cmhi.com.hk/bmws-journey-into-the-chinese-
market-when-did-bmw-start-selling-cars-in-china/ (Accessed: 30 October 2023).

Business Segments (no date). Available at:


https://www.bmwgroup.com/en/company/business-segments.html (Accessed: 29 October
2023).

China auto consumer insights 2019 | McKinsey (no date). Available at:
https://www.mckinsey.com/industries/automotive-and-assembly/our-insights/china-auto-
consumer-insights-2019 (Accessed: 29 October 2023).

Chinese languages summary | Britannica (no date). Available at:


https://www.britannica.com/summary/Chinese-languages (Accessed: 29 October 2023).

Chinese Religions and Philosophies (no date). Available at:


https://education.nationalgeographic.org/resource/chinese-religions-and-philosophies
(Accessed: 30 October 2023).

41
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Company (no date). Available at: https://www.bmwgroup.com/en/company.html


(Accessed: 30 October 2023).

Country comparison tool (no date). Available at: https://www.hofstede-


insights.com/country-comparison-tool (Accessed: 30 October 2023).

Dân số Trung Quốc mới nhất (2023) - cập nhật hằng ngày (2017) DanSo.Org. Available
at: https://danso.org/trung-quoc/ (Accessed: 30 October 2023).

Driving deeper brand connection in China (no date) TODAY. Available at:
https://www.todayonline.com/chinaindia/china/driving-deeper-brand-connection-china
(Accessed: 30 October 2023).

Fernandez, M. (2019) Cultural Influences on Consumer Goods Marketing in China.


Available at: https://www.grin.com/document/512770 (Accessed: 30 October 2023).

Jiang, X. (no date) ‘Improving the Cross-Cultural Marketing Strategy of Chinese


Automobile Industry’.

Năm tôn giáo lớn của Trung Quốc (no date). Available at:
https://baijiahao.baidu.com/s?id=1779353756888458385&wfr=spider&for=pc (Accessed:
30 October 2023).

Những chiếc ô tô đầu tiên của các hãng xe nổi tiếng (P1) (no date). Available at:
https://vietnamnet.vn/nhung-chiec-o-to-dau-tien-cua-cac-hang-xe-noi-tieng-685443.html
(Accessed: 30 October 2023).

Our Culture & Values | BMW Group Careers (no date). Available at:
https://www.bmwgroup.jobs/us/en/culture.html (Accessed: 29 October 2023).

Phạm T. (no date) ‘Lịch sử hãng xe BMW, bề dày 100 năm với nhiều cột mốc đáng nhớ’.
Available at: https://muaxegiatot.com/lich-su-hang-xe-bmw.html (Accessed: 30 October
2023).

Phân tích xu hướng tiêu dùng tại thị trường ô tô nội địa Trung Quốc? Lịch sử phát triển
và thực trạng ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc? (no date). Available at:
https://baijiahao.baidu.com/s?id=1771322922601703953&wfr=spider&for=pc (Accessed:
29 October 2023).

REPLY, P.B. 3 weeks ago (2023) ‘The Importance of Having a Chinese Brand Name -
Fashion China’, 3 August. Available at: https://fashionchinaagency.com/the-importance-
of-having-a-chinese-brand-name/ (Accessed: 30 October 2023).

TÌM HIỂU 10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC (no date). Available at:
https://bachkhoahanoi.edu.vn/tin-tuc/tim-hieu-10-dieu-thu-vi-ve-ngon-ngu-trung-quoc/
(Accessed: 29 October 2023).

42
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC – CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BMW

Tín ngưỡng của ba tôn giáo lớn ở Trung Quốc là gì? bạn có thực sự hiểu không (no date).
Available at:
https://baijiahao.baidu.com/s?id=1769766610900066272&wfr=spider&for=pc (Accessed:
30 October 2023).

‘Tổng quan về hệ thống giáo dục ở Trung Quốc’ (2022) Con Đường Hoa Ngữ, 20 June.
Available at: https://chineserd.vn/tong-quan-ve-he-thong-giao-duc-o-trung-quoc/
(Accessed: 29 October 2023).

World premiere for the BMW iX in China | BMW iX Forums (no date). Available at:
https://www.ixforums.com/threads/world-premiere-for-the-bmw-ix-in-china.103/
(Accessed: 30 October 2023).

Xuanzang summary | Britannica (no date). Available at:


https://www.britannica.com/summary/Xuanzang (Accessed: 29 October 2023).

中国三大宗教的信仰分别是什么?你真的了解吗 (no date). Available at:


https://baijiahao.baidu.com/s?id=1769766610900066272&wfr=spider&for=pc (Accessed:
30 October 2023).

人人文库 (no date) 宝马汽车(中国市场)营销策略研究. Available at:


https://www.renrendoc.com/paper/140336586.html (Accessed: 30 October 2023).

分析宝马的销售组合策略分析 | (no date). Available at:


https://www.sbvv.cn/chachong/8684.html (Accessed: 30 October 2023).

到店体验国产X5,哪五大方面促使TA成为爆款车型?|座椅|内饰|宝马|大灯|尾标_网
易订阅 (no date). Available at:
https://www.163.com/dy/article/H61MJB170527945V.html (Accessed: 29 October 2023).

四连跌之后,9月销量上涨,宝马iX3终得拨云见日 (no date). Available at:


https://baijiahao.baidu.com/s?id=1780268142773587237&wfr=spider&for=pc (Accessed:
29 October 2023).

宝马汽车在中国市场的营销策略研究+SWOT分析(2)_毕业论文 (no date). Available


at: http://www.youerw.com/guanli/lunwen_92327_2.html (Accessed: 30 October 2023).

盘点汽车在中国的独特文化 老外看了都说不可思议!提车风俗讲究 (no date).


Available at:
https://baijiahao.baidu.com/s?id=1720669703132708188&wfr=spider&for=pc (Accessed:
29 October 2023).

43

You might also like