Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

PHẦN I: LNCH SỬ ĐNA PHƯƠNG

VẤN ĐỀ 1: BÁC HỒ VỚI NHÂN DÂN QUẢNG NINH


Câu 1:Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, Bác Hồ thăm
Quảng Ninh mấy lần? Gioi thiệu ngắn gọn những lần Bác về thăm Quảng
Ninh?
Câu 2: Nơi nào ở Quảng Ninh được Bác cho phép dựng tượng khi còn
sống?
Trả lời:
Câu 1: Chủ tịch HCM là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc Việt Nam, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế thới.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn quan tâm đến công
nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh, Bác Hồ đã 9 lần về thăm
Quảng Ninh
Lần1 : Bác đặt chân đến QN là VHL, ngày 24/3/1946
- Đây là cuộc gặp gỡ giữa Bác cùng với đại diện chính phủ Pháp là Đác-
giăng – li – ơ và Lê – cơ- léc
- Cuộc đón tiếp diễn ra long trọng. Đác- giăng-li-ơ giới thiệu những quan
khách ra đón Chủ tịch HCM. Viên đô đốc nói: “ cuộc hội kiến này là cuộc
hội kiến đầu tiên để thắt chặt tinh thần thân thiện giữa Pháp và Việt Nam.
Tôi xin chúc sức khỏe của Chủ tịch và chúc nước Việt Nam phồn thịnh.
- Bác nói thẳng thắn: “ sở dĩ có cuộc hội kiến này cũng vì có 6/3/1946. Về
phần chính phủ Việt Nam, chúng tôi thi hành đúng hiệp định sơ bộ rồi.
còn về phần nước Pháp, chúng tôi mong ngài cũng nên thành thực để đi
đến thể hiện tình thân thiện giữa Việt Nam và Pháp.”
- Sau đó, Đác- giăng-li- ơ mời Chủ tịch HCM duyệt hạm đội
-Trên máy bay về HN, chủ tịch HCM nói với đại diện của chính phủ Pháp: “
nếu đô đốc muốn đem tàu bè ra để lung lạc tôi thì ông ta đã lầm to. Những
tàu bè đó không thể nào đi ngược các dòng sông của chúng tôi .
Lần 2: Từ ngày 3-5/10/1957, Bác về thăm Hồng Quảng, thăm VHL
- 4/10/1957, nhân dân TX Hòn Gai họp mít tinh mừng đón Bác, nghe Bác
nói chuyện
- Bác khen tằng lớp nhân dân vùng mỏ đoàn kết, khắc phục khó khăn, khôi
phục và phát triển kinh tế
- Bác dặn dạy cán bộ Đảng viên : “ Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính
quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiêm, liêm, chính…”
- Về QN lần đấy Bác đã đi thăm nhiều cảnh đẹp ở VHL
Lần 3: 29-31/3/1959 Bác Hồ về thăm và làm việc với khu Hồng Quảng
- 29-3/195, Bác về sở chỉ huy trung đoàn 244 tại Bãi cháy
- 30/3/195, buổi sáng Bác thăm ngư dân, buổi chiều hôm đấy Bác thăm mỏ
Đèo Lai ( CNm Phả) . Bác nói : “ Than vùng mỏ thuộc loại tốt nhất của thế
giới. Cảnh vùng mỏ thuộc loại kì quan của lòng người. các chú phải làm
than cho tốt”.
- 31/3/1959, Bác đến quân cảng ( Bãi Cháy), lên tầu hải quân, đi thăm trận
địa pháo của đại đội pháo 34 trên đảo Hòn Rồng.
Lần 4:Từ ngày 19 đến ngày 20-2-1960: Bác thăm tỉnh Hải Ninh( cũ),
- Ngày 19-2-1960 Bác thăm Trường cấp I, II Móng Cái, xưởng gốm Móng
Cái,Bác qua cầu Bắc Luân thăm một nhà trẻ ở Đông Hưng (Trung Quốc).
Buổi chiều Bác thăm Hợp tác xã Sáy Nguồn, trại trồng cây Đoan Tĩnh.
- Ngày 20-2-1960, Bác nói chuyện với nhân dân trong cuộc mít tinh lớn tại
sân vận động Móng Cái.
Lần 5: Trong 2 ngày 8-9/5/1961, Bác về thăm Móng Cái, Tiên Yên và
Đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh
- Sáng ngày 8/5/1961, Bác thăm trung đoàn 248 tại Tiên Yên, Buổi chiều,
Bác về Trà Cổ, Bác kéo lưới với ngư dân trên biển
- 9/5/1961, Bác về thăm đaỏ Cô Tô. Người đã đến nhiều xóm trên đảo, thăm
các đơn vị bộ đội, các cơ sở sản xuất. Bác nói: “ Thủ đô Hà Nội tuy xa
đảo, nhưng Đảng và chính phủ luôn luôn quan tâm đến đồng bào các đảo
và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ.”
- Các chiến sĩ trên đảo nhớ mãi lời dạy của Bác: Nơi hiểm yếu không chỉ
cầm súng lớn mà cần phải có lòng trung với Đảng, hiếu với dân. Sau này
nhân dân và bộ đội đảo Cô Tô đề đạt nguyện vọng với Bác cho phép dựng
tượng Người, đây là bức tượng duy nhất được Bác ưng thuận cho phép
tạm dựng khi Người còn sống.
- 1968, tượng đài Bác Hồ đã được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các
đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện. Lúc đầu tượng Bác được dựng bán
thân, với chất liệu là thạch cao, tay phải dơ lên cao vẫn chào đồng bào,
tượng cao 1,8m Lúc. Công trình được khánh thành ngày 22/5/1968, nhân
dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác.
- Năm 1976, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của Bác, tượng Bác bán thân
được thay bằng tượng toàn thân, với chất liệu bê tông cốt thép. Tượng có
chiều cao 4,5m, cả bệ cao 9m, nằm cách bờ biển 100m.
- Năm 1996, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 106 của Bác, tượng Bác bằng bê-
tông được thay bằng đá gra-nít. Cho đến ngày nay, tượng đài Chủ tịch Hồ
Chí Minh ở Cô Tô vẫn được đánh giá là tượng đài Bác có quy mô to lớn,
đẹp nhất vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Lần 6: Trong 2 ngày 21-22/1/1962, Bác cùng anh hùng vũ trụ Liên Xô
Ghec-man-ti-top đi thăm VHL, Thăm Hồng Quảng
-Nhân dân thị xã Hồng Quảng họp Mít Tinh chào đón Bác và hoan nghênh
Ti-tôp. -- Bác phát động phong trào thi đua giành “ danh hiệu Ti- Tôp”
- Bác cùng anh hùng Liên Xô Ghec-man-ti-top thăm VHL . Người đặt tên
hòn đảo số 47 trên hải đồ Hạ Long là đảo Ti-tôp
- Phong trào thi đua giành: “ danh hiệu Ti tôp” diễn ra sôi nổi ở nhiều ngành
sản xuất, công tác . 11/1962, Bác đã quyết định tặng bằng khen cho các
đơn vị cá nhân đạt nhiều thành tích trong đợt thi đua này.
Lần 7: 13/11/1962, Chủ tịch HCM thăm căn cứ hải khó cải quân tại đảo
Vạn Hoa.
-Người dặn dò các chiến sĩ hải quân phải yêu quý đảo như nhà mình, chịu
tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu vừa cí lợi cho mình, vừa có
lợi cho đất nước.
Lần 8: 23/11/1963, Bác về thăm Tuần Châu
Lần 9: 2/2/1965 ( tức mùng 1 Tết Ât tị)
-Bác Hồ về thăm và chúc Tết đồng bào, cán bộ, các lực lượng vũ trang tỉnh
QN . Người chúc Tết đồng bào, cán bộ chiến sĩ trong tỉn, chúc mừng và
cảm ơn các chuyên gia nước ngoài đang giúp đỡ chúng ta xây dựng
CNXH.
- Người khen ngợi việc hợp nhất 2 tỉnh (HN+HQ) thành công tốt đẹp
- Nhân dịp này Bác tặng ngành than ( cờ thưởng luân lưu, thi đua khá nhất)
- đường từ Hòn Gai về Uông Bí Người dừng chân tại rừng thông Yên Lập
- Tại TX uông Bí Người đã thăm nhà máy nhiệt điện đang xây dựng
=> Có thể nói 9 lần Bác về thăm Quảng Ninh và lần Bác tiếp đại biểu công
nhân, cán bộ ngành than tại Phủ Chủ tịch năm 1968 là những sự kiện vô
cùng quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh.
BTVN: SINH THỜI BÁC HỒ ĐÃ BAO NHIÊU LẦN VỀ THĂM QN?
EM HÃY NÊU KHÁI QUÁT MỘT LẦN VỀ THĂM QN CỦA BÁC?
QUA ĐÓ EM CẦN LÀM GÌ DỂ BẢO TỒN, XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN CÁC DI TÍCH CỦA BÁC HỒ TRÊN QUÊ HƯƠNG QN

VẤN ĐỀ 2: TRẦN NHÂN TÔNG VÀ DANH THẮNG YÊN TỬ


I. ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG
Câu hỏi: trình bày những hiểu biết của em về đức phật hoàng Trần Nhân
Tông.
1.Tiểu sử
- TNT (1258-1308), tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ 3 của Nhà Trần sau
ngôi cha Trần Thánh Tông
- Ông sinh ngày 11/11/1258 (âm lịch), là con trai trưởng của Vua Trần
Thánh Tông. Ông lên ngôi năm 21 tuổi, làm vua 14 năm. Đến năm 35 tuổi
nhường ngôi cho con, xuất gia 8 năm. Ông mất năm 1308.
2. Trần Nhân Tông
- Là nhà chính trị , quân sự xuất sắc.
- Là vị Vua anh minh nhân từ, ông quân tâm đến đời sống nhân dân : dân có
ruộng cày, nhà nước quan tâm đến đê điều, nhân dân có cuộc sống ấm no
* Trần Nhân Tông là vị Vua anh hùng, lãnh đạo dân tộc dành thắng lợi
trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 2 và 3
- Vua Trần Nhân Tông cùng với thượng hoàng Trần Thánh Tông lãnh đạo
thắng lợi 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Nhà Vua đã
khước từ yêu sách của nhà Nguyên đòi mượn đường để đi cướp lương
thực.
- 1282, Nhà Vua tổ chức hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc.
- 1283, nhà vua tiến phong Trần Quốc Tuấn làm quốc công tiết chế thống
lĩnh toàn quân. Trong chiến tranh nhà Vua có lúc trực tiếp cầm quân tham
gia chiến đấu.
- 1285, Vua đem quân và thuyền đến tiếp viện cho Trần Quốc Tuấn ở mặt
trận Vạn Kiếp và chỉ huy phòng vệ bên sông nhị khi quân Nguyên tiến về
thi hành xâm lược. Chuyển sang giai đoạn phản công, Vua và Thượng
hoàng đem quân đánh địch ở Trường Yên rồi tiến đánh Tây Kết giết chết
Toa Đô.
- Những thắng lợi hiểm hách của kháng chiến chống quân Mông Nguyên,
công lao thuộc về nhân dân, thuộc về các vị tướng anh hùng: Trần Quốc
Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải….Nhưng kết nối và phát triển
sức mạnh thì phải nói đến vai trò của các đức vua Trần.
* TNT là một nhà văn, nhà thơ lớn
- sự nghiệp sáng tác của ông để lại đến ngày nay bao gồm nhiều lĩnh vực
thơ ( Quốc âm thi tập), thơ chữ Hán, chữ Thiền.
- Là nhà thơ Thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý, Trần
=> Như vậy nó thể khẳng định TNT là một nhà thơ xs góp phần phong phú
văn hóa dân tộc.
* Là nhà tôn giáo lớn
- Trong lĩnh vực tôn giáo ông có công rất lớn đối với phật giáo VN
- Ông chính là tổ phái Thiền trúc lâm Yên Tử. Ông thực sự là triết gia lớn
của phật học giúp triết học phật giáo VN phong phú, rực rỡ thể hiện đầy
đủ trí tuệ, bản lĩnh VN
- Lý thuyết của phái Trúc Lâm do người khởi xướng không kêu gọi tín đồ
bỏ cuộc sống thuần tự, không ép sát khổ hạnh mà đề cao nhân nghĩa, giáo
dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang luôn nhớ đến cội nguồn.
Đạo phật Trúc Lâm khác với giáo lí đạo phật đương thời, không mê hoặc
thuần bí. Là giáo lý nhập thế đáp ứng nhu cầu LS của đất nước lúc bấy
giờ là đoàn kết dân tộc, bảo vệ đất nước.
II. DANH THẮNG YÊN TỬ
- Dưới thời Trần, Yên tử là một trung tâm phật giáo lớn đến ngày nay Thiền
viện Trúc Lâm Yên Tử là một trong những trung tâm phật giáo quan trọng
của nước ta
- Cụm di tích gồm 3 bậc chính: Giai oan, Hoa Yên, Chùa Đồng
A. Chùa Giai oan
- Được xây dựng vào thời Trần ở trên độ cao 50m cửa chùa nhìn xuống
dòng suối giải oan
-Từ suối giải oan đi lên sẽ gặp đường Tùng con đường lên cửa phật. 2
đường Tùng có tuổi thọ 700 năm
B. Chùa Hoa Yên
- Ở độ cao 534 m so với nặt nước biển, tọa lạc trên triền núi nhô ra tựa trán
rồng. Xưa kia Hoa Yên có tên là Vân Yên đây là chùa chính của chùa Yên
Tử
- Chùa đã được tu sửa nhiều lần, hiện tại Chùa có kiến trúc kiểu chữ Đinh, 5
gian tiền đường và một hậu cung được xây dựng vào thời Nguyễn
- Đi tiếp Hoa Yên là chùa 1 mái và chùa Bảo Sái
C. Chùa Đồng
- Là đỉnh cao nhất của Yên Tử. chính là tảng đá vuông rất lớn, độ cao ước
tính là 1068m so với mực nước biển. Trên đỉnh chóp là một ngôi chùa
bằng Đồng – chùa Đồng
- Chùa được xây dựng từ thời Lê, chuông đồ thờ cũng được lamg bằng đồng
nên gọi là chùa Đồng. Mới đây, chùa đc xây dựng mới trên kiến trúc kiểu
chữ Đinh mô phỏng hình dáng một bông hoa sen đang nở
VẤN ĐỀ 3: CÁC DI TÍCH NHÀ TRẦN TẠI ĐÔNG TRIỀU
CÂU HỎI:
1. KỂ TÊN CÁC DI TÍCH NHÀ TRẦN TẠI ĐÔNG TRIỀU.
2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT TRONG NHỮNG DI TÍCH ĐÓ
3. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRN LNCH SỬ, VĂN HÓA CỦA CÁC DI TÍCH ĐÓ?
NÊU SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ DI TÍCH ĐÓ
TRẢ LỜI:
1. Câu 1:
Quần thể di tích nhà Trần tại Đông Triều thuộc 4 xã: An Sinh, Bình Khê,
Tràng An, Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đã được nhà
nước đặt cách xếp hạng quốc gia từ năm 1962. Quy hoạch di tích nhà
Trần bao gồm các điêm sau:
Hệ thống chùa, am, tháp gồm:
1. Chùa Quỳnh Lâm:
2. Am – chùa Ngọa Vân:
3. Chùa Hồ Thiên:
4. Chùa - quán Ngọc Thanh: .
5. Am Mộc Cảo:
6. Chùa Trung Tiết (chùa Tuyết):
Hệ thống đền, miếu gồm:
1. Đền Thái:
2. Đền An Sinh: Xây dựng từ thời Trần tại xã An Sinh, thờ 5 vị vua: Anh
Tông, Minh Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Khâm Minh Thánh Vũ Hiển
Đạo An Sinh hoàng đế. Năm 1997, đền được xây dựng lại như hiện nay,
thờ 8 vị vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến
Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Giản Định và thờ Trần Hưng Đạo.
Hệ thống lăng mộ các vua Trần gồm:
1. Lăng Tư Phúc: ).
2. Lăng Đồng Thái:
3. Lăng Đồng Mục:
4. Lăng Ngải Sơn:
5. Lăng Phụ Sơn:
6. Nguyên Lăng:
7. Lăng Đồng Hỷ:
Câu 2:
ĐỀN AN SINH
- Đền thuộc thôn Trại Lốc – An Sinh- Đông Triều- QN
- Theo Lịch sử An Sinh chính là nguồn gốc cuả nhà Trần. 6/1381 điện An
Sinh được xây dựng
- Theo nội dung văn bia tại đền An Sinh thì ngũ vị hoàng đế triều Trần được
thờ tại đền An Sinh bao gồm: Anh Tông Hoàng Đế, Minh Tông HĐ, Dụ
Tông HĐ, Nghệ Tông HĐ, An Sinh vương Trần Liễu.
- Xưa kia điện An Sinh là một công trình kiến trúc lớn đẹp.
- Theo thời gian đền AS dần dần bị phá hủy chỉ còn là phế tích
- 1997, UBND huyện Đông Triều đã khởi công xây dựng ngôi đền mới trên
khu vực đất của điện AS để thờ 8 vị vua Trần gọi là đền AS.
- 2000, đền AS được hoàn thành với kiến trúc chữ “ Công” gồm: Tiền
đường, Trung đường, Hậu cung
- Sân đền trồng 8 cây vạn tuế tượng trưng cho sự vĩnh hằng của 8 vị hoàng
đế triều Trần. Trước sân chùa có 2 cây bồ đề do nguyên chủ tịch nước
Trần Đức Lương và nguyên thủ tướng Phan Văn Khải tự tay trồng
Câu 3:
- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp và giá trị nhiều mặt của di tích nhà Trần tại
Đông Triều
- Tuyên truyền, giới thiệu vẻ đẹp, giá trị lịch sử của di tích nhà Trần tại ĐT
tới bạn bè, du khách thăm quan…….
- Xây dựng, giữ gìn, bảo tồn những giá trị của di tích nhà Trần tại ĐT, phát
huy truyền thống của quê hương.
VẤN ĐỀ 4: VNNH HẠ LONG
1. KHÁI QUÁT VNNH HẠ LONG
- Có tổng diện tích 1553km2 gồm 1969 hòn đảo trong đó có đến 989 hòn
đảo có tên và 980 hòn đảo chưa được đặt tên
- Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận có S= 434 km2 gồm
775 đảo với 3 đỉnh: Đảo đầu gỗ ở phía tây, hồ Ba Hầm ở phía Nam, đảo
Cống Tây ở phía Đông.
- 1994, VHL được UNESO cấp bằng di sản thế giới
- 2000 hội đồng di sản thế giới lại thông qua quyết định công nhận VHL là
di sản thế giới về giá trị địa chất, địa mạo.
2. GT hang Đầu Gỗ
- Sỡ dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết kể rằng hang chính là nơi
Trần Hưng Đạo cho giấu các cọc gỗ lim để chuNn bị cho traanh chiến
Bạch Đằng chống quân Mông- Nguyên
- Được chia làm 3 ngăn chính, phía ngoài có hình vòm uốn tràn trề ánh sáng
tự nhiên, tràn hang là một bức tranh sơn dầu khổng lồ do tự nhiên tạo nên,
nếu động Thiên Cung hoành tráng thì hang đầu gỗ tràm nặn , uy nghi và
rất đồ sộ
- 1917, vua Khải Định lên thăm hang Đầu Gỗ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần
tiên của tạo hóa, ông đã cho khắc một tấm văn bia để ca ngợi
VẤN ĐỀ 5: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ NỀN VĂN HÓA HẠ LONG
- Thời tiền sử, QN là một trong những nơi cư trú của người tối cổ
- 1967, tại hang Soi Nhụ các nhà khảo cổ đã phát hiện khối vỏ óc dày đã
hóa thạch, những mảnh họp sọ, răng và xương, chi người, gốm thô, bàn
mài và rìu đá có vai. Chủ nhân của nơi này sống trong thời đại đá mới
cách ngày nay từ 10.000 năm đến 5.000 năm
- Trên vùng biển HL và ven bờ, ng ta đã phát hiện ra nhiều hang động, di
chỉ có dấu vết cư trú của người tiền sử, ng ta đăn tên cho nền văn hóa là
văn hóa HL.
- Nền văn hóa chia ra làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn sớm ( từ 6000-5000) gồm các di chỉ: Thoi Giếng, Gò Mừng (
Vạn Ninh) gò Mả Tổ, Gò Bảo Quế ( Hải Tiến),…..
+ Giai đoạn muộn: từ 4000-3000 gồm các di chỉ: Ngọc Vừng( Vân Đồn)
Xích Thổ ( Thống Nhất, Hoàng Bồ), Đồng Mang, Cái Lân (Bãi Cháy) cọc
8( Hồng Hà)
- Hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa này là những chiếc rìu có vai cầm nên
nền văn hóa HL còn gọi là văn hóa rìu có vai, có nấp.
VẤN ĐỀ 6: Di TÍCH BÃI CỌC BẠCH ĐẰNG
- Nằm trong khu đập nước của xã Yên Giang, giáp đê sông Chanh thuộc xã
Yên Giang- tx Yên Hưng, QN
- Gắn với chiến thắng Bạch Đằng 938
+ 931, Dương Đình Nghệ đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán thay
họ Khúc nắm chính quyền tự chủ.
+ 937, ông bị Kiều Công Tiễn ám hại
+ Ngô Quyền đem quân từ Thanh Hóa đi đánh Kiều Công Tiễn, Kiều Công
Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cớ đó, vua Nam Hán cử con trai là Lưu
Hoằng Tháo chỉ huy quân xâm lược nước ta theo đường sông Bạch Đằng.
- Địa hình sông Bạch Đằng có những nơi mạng nước rất rộng, đặc biệt sự
chênh lệch thủy triều rất lớn.
- 10/938, Ngô Quyền cho quân chặt cây, vót nhọn đầu và bịp sắt để xuống
lòng sông Bạch Đằng tạo thành trận địa bãi cọc
- Cuối 938, quân của Hoàng Tháo kéo vào vùng biển nước ta, NQ cho một
số thuyền nhẹ nhử quân Nam Hán vào trận địa. Đúng lúc thủy triều rút
nhanh, quân ta đổ ra quyết chiến, thuyền địch xô vào cọc bịp sắt, hoản
loạn. quân ta thừa thắng tiêu diệt địch. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền
kết thúc hoàn toàn thắng lợi
- Chiến thắng BĐ của NQ (938) đã mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập,
tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
PHẦN II: LNCH SỬ THẾ GIỚI
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ 2.
CÂU 1: TRÌNH BÀY THÀNH TỰU CƠ BẢN TRONG CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ TỪ 1950-ĐẦU NHỮNG NĂM 70
CỦA THẾ KỈ XX.
CÂU 2: TRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN, QUÁ TRÌNH KHỦNG
HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT. TỪ NHỮNG
NGUYÊN NHÂN ĐÓ HÃY RÚT RA BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CNXH
TRẢ LỜI:
CÂU 1:
a. Hoàn cảnh
- Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ 2, tuy với tư thế là người chiến
thắng, nhưng Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. (27 triệu
người chết, 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32000 xí nghiệp và
65.000 km đường sắt bị phá hủy. riêng lãnh thổ đất nước thuộc phần châu
Âu hầu như hoang tàn, đổ nát). Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế LX
phát triển chậm lại 10 năm.
- Liên xô luôn bị các nước phương Tây bao vây, chống phá, cô lập về kinh
tế, chính trị và quân sự.
- LX phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng để bảo vệ nền an ninh và công
cuộc xây dựng CNXH.
- Đạt được nhiều thành tựu từ công cuộc khôi phục kinh tế từ đặc biệt chế
tạo thành công bom nguyên tử 1949, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của
Mĩ.
b. Qúa trình và thành tựu
- Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm lần thứ 5
(1951-1955), lần thứ 6 ( 1956-1960) và kế hoạch 7 năm ( 1959-1965.)
• Phương hướng
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của kinh tế quốc dân
- Thực hiện thâm canh trong nông nghiệp
- ĐNy mạnh tiến bộ KHKT
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng
• Kết quả
- Kinh tế: trong 2 thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp
tăng 9,6 %/năm, chiếm 20% sản lượng công nghiệp của thế giới, LX trở
thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ.
- KH-KT: Phát triển mạnh mẽ, gặt hái được những thành công vang dội
+ 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo – mở
đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ 1961, phóng thành công con tàu “ Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ
Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về
những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
c. Đối ngoại
- Chủ trương duy trì hòa bình thế giới
- Thực hiện chính sách chung sống hòa bình
- Quan hệ hữu nghị với tất cả các nước
- Tích cực ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân gianh độc lập của các
dân tộc bị áp bức trên thế giới
⇨ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho hòa bình và cách mạng thế
giới.
* ý nghĩa:
- Nâng cao đời sống nhân dân
- Thể hiện tính ưu việt của CNXH
- Nâng cao uwy tín, điạ vị , chính trị của Liên Xô trên trường quốc tế.
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
- Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN là thành trì của hòa bình và
chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2:
- 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về
nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế
và chính trị- xã hội.
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, LX lâm vào khủng hoảng trầm trọng về
kinh tế, chính trị, sản xuất công và nông nghiệp không tăng, đời sống
nhân dân khó khăn, lương thực và hàng hóa khăn hiếm, tệ nạn tham
nhũng, quan liêu….
- Công cuộc cải tổ của Gooc-ba- chốp:
+ 3/1985 Gooc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ
Nội dung:
+ Chính trị: Thiết lập chế độ tổng thống đa nguyên, đa đảng
+ Kinh tế: đề ra nhiều phương án nhưng chưa được thực hiện, xây dựng
kinh tế thị trường theo định hướng TBCN
➔ Hậu quả: do thiếu chuNn bị đầy đủ và thiếu đường lối chiến lược đúng
đắn, cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế
tắc. Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
- Sự tan rã của LBXV
+ 19/9/1991: đảo chính thất bại, ĐCS đình chỉ hoạt động
+21/12/1991: 11 nước cộng hòa li khai, thành lập cộng đồng các quốc gia
độc lập (SNG)
+ tối ngày 25/12/1991 Gooc ba chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ
trên nóc điện crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ
XHCN ở LBXV.
- CNXH được xây dựng ở LX vốn tồn tại nhiều khuyết điểm và sai lầm, chủ
quan, nóng vội, duy ý chí, cứng nhắc, chậm đổi mới
- Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng KHKT tiên tiến, dẫn đến
tình trạng trì trệ , khủng hoảng về kinh tế- xã hội.
- Khi đổi mới lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng, xa rời với nguyên lí chủ
nghĩa Mác- Lênin
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đứng đầu là
Mĩ.
CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LATINH 1945-NAY.
I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

1. Tình hình chung


- Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-
pu-chia, Lào, T Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-
po, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo .
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Hầu hết các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của
các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan…
+ Khi chiến tranh lan rộng toàn thế giới, (12 - 1941), các nước Đông
Nam Á lại bị quân Nhật chiếm đóng, thống trị. Cuộc kháng chiến
chống phát xít Nhật đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nổi dậy giành độc
lập.
17/8/1945, In-đo-nê-xi-a tuyên bố độc lập
2/9/1945, cách mạng Tháng Tám thành công, thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập.
+ Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các
nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược. Đến giữa
những năm 50, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập
dân tộc.
+ Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực
Đông Nam Á, tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Từ giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa
trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự
SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như Thái Lan, Philippin, một
số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập như In-đô-nê-xi-a,
Miến Điện.
2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
a. Hoàn cảnh
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối
cảnh khu vực và thế giới đang quốc tế hoá cao độ.
- Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở
nhiều nơi. Sự thành công của khối thị trường chung Châu Âu.
- Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên
minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế
ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được
thành lập tại thủ đô Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của
năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và
Thái Lan
b. Mục tiêu hoạt động
Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa
các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu
vực.
c. Nguyên tắc hoạt động
- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
- Hợp tác cùng phát triển có kết quả.
d. Quá trình phát triển của ASEAN
- Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời kì sau
"chiến tranh lạnh" và vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình
chính trị Đông Nam Á được cải thiện. Xu hướng nổi bật là mở rộng
thành viên ASEAN.
- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
- Tháng 7/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
- Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức
này.
- Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng
đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã
chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến
Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau
phát triển phồn vinh
+ năm 1992, ASEAN quyết định biến ĐNA thành một khu vực mậu
dịch tự do trong vòng 10-15 năm (AFTA),
+ 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực(ARF) với sự tham gia của 23
quố gia nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc
hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông
Nam Á.
e. Quan hệ Việt Nam - ASEAN:
- Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc
căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình
hình phức tạp ở Cam-pu-chia.
- Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính
sách "đối đầu" sang ''đối thoại", hợp tác với ba nước Đông Dương.
Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện
chính sách đối ngoại "Muốn là bạn với tất cả các nước", quan hệ Việt
Nam - ASEAN được cải thiện.
- Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một
bước mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN và quan hệ khu vực.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam
và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các
lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật… và nó ngày càng
được đNy mạnh.
g. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức
ASEAN
* Cơ hội:
- Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong
khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
- Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách
phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.
- Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tiến
trên thế giới để phát triển kinh tế.
- Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong
khu vực.
- Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật, y
tế, thể thao với các nước trong khu vực.
- Cơ hội hợp tác bảo đảm chính trị - an ninh: hợp tác với các nước
trong khu vực duy trì hòa bình, ổn định để phát triển…
* Thách thức.
- Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ
có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.
- Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
- Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn
hóa của dân tộc.
h. Cộng đồng ASEAN
- Cộng đồng ASEAN có 3 trụ cột chính thức là:
+ Cộng đồng chính trị - an ninh APSC
+ Cộng đồng kinh tế AEC
+ Cộng đồng văn hóa – xã hội ASCC
CÂU HỎI:
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ
chức ASEAN?
2. Tại sao nói : “ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương
mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ
3. Theo em hiện nay hiệp hội các quốc gia ĐNÁ cần làm gì để đảm
bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
- Đoàn kết thể hiện trách nhiệm chung đối với các vấn đề liên quan đến
hòa bình, an ninh và phát triển khu vực, thể hiển vai trò trung tâm
trong vấn đề biển Đông, lên án mạnh mẽ các hành động vi phạm luật
pháp quốc tế ở biển Đông
II. CÁC NƯỚC CHÂU Á
1. Tình hình chung
a. Về chính trị
- Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc lan ra khắp châu Á
- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được
độc lập như TQ, Ân Độ, Inđônếia….
- Suốt nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á không ổn định và các chiến
tranh xâm lược của những đế quốc nhất là ĐNA và Tây Á ….
- Sau chiến tranh lạnh ở một số nước Châu Á diễn ra những cuộc xung
đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, phong trào li khai
b. Về kinh tế
- Nhiều nước đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế:
NB,HQ,TQ,Xingapo, Thái Lan
Ân Độ
+ Thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, tự túc lương
thực cho hơn 1 tỉ người
+ Các sản phNm chính: dệt, thép, xe hơi
+ Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ
+ Ân Độ đang cố gẵng vươn lên trở thành cường quốc công nghệ
phần mềm và công nghệ vũ trụ
2.Trung Quốc
a. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật ở TQ từ 1946
-1949 diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản
Trung Quốc-> Quốc dân đảng thua trận chạy ra Đài Loan.
- 01/10/1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
* Ý nghĩa:
- Trong nước: Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và
hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung hoa
bước vào kỷ nguyên độc lập,. tự do.
- Quốc tế: Hệ thống XHCN được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á.
b.Thành tự của TQ trong công cuộc cải cách mở cửa từ 1978-
nay
- 12/1978 TƯ ĐCS TQ đề ra đường lối đổi mới mở đầu cho công cuộc
cải cách kinh tế- xã hội của đất nước.
- Chủ trương: Xây dựng CNXH mang đặc sắc TQ lấy phát triển kinh tế
làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa đón tất cả cacs nhà
doanh nghiệp đến đầu tư.
- Mục tiêu: Hiện đại hóa đất nước, đưa TQ trở thành quốc gia giàu
mạnh, văn minh.
- Kết quả: từ 1979-2000
+ nền kinh tế phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất
TG. GDP tăng 9,6%/ năm đạt 8740,4 tỉ nhân dân tệ.
+ Tổng giá trị xuất nhập khNu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD gấp 15
lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ usd
+ 1997 có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung
Quốc và đầu tư vào TQ hơn 521 tỉ người.
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt
+ Từ 1978-1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6
lên 2090,7 nhân dân tệ
+ ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 NDT
- Về đối ngoại:
- + bình thường hóa quan hệ với một số nước từ cuối những năm 80
của thế kỉ XX như LX, Mông Cổ, VN, Lào, Inđô
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hầu hết các nước trên TG
Thu hồi chủ quyền với Ma cao, (12,1999), Hồng Kông (7/1997)
- Ý nghĩa: góp phần củn cố, nâng cao địa vị của TQ

III. CÁC NƯỚC MĨ LA TINH


1. Những nét chung
-Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô ở Bắc Mĩ xuống
Nam Mĩ. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ La-tinh
giành được độc lập. Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban
Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành
‘sân sau’ của đế quốc Mĩ.
-Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ, được mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu-ba năm
1959.
-Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu
tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khi vực này được ví như “Lục địa bùng
cháy” của phong trào cách mạng.
-Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-
lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa…Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở
nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc – dân chủ được thiết lập và
đã tiến hành nhiều cuộc cải cách tiến bộ.
-Trong thời kì nỳ, nổi bật lên là những sự kiện diễn ra ở Chi-lê và Ni-ca-ra-
goa. Do thắng lợ của cuộc bầu cử tháng 9-1970 ở Chi-lê, Chính phủ của
Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực
hiện những cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong
những năm 1970-1973. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận
Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất
nướ này theo con đường dân chủ. Nhưng cuối cùng, các phong trào cách
mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại.

-Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh thu
được nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa
hoạt động chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức
liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
-Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân,
tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó
khăn, thậm chí có lúc còn căng thẳng (tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ
khoảng 3%, có lúc còn 1,5%, thu nhập theo đầu người hầu như không
tăng, tình hình chính trị không ổn định…)
*Nét khác biệt cơ bản về đối tượng và mục tiêu đấu tranh và mục tiêu đấu
tranh giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh với Châu Á, Châu Phi
trong thời kì này:
-Khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành
lập các chính
phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự
cho dân tộc.
-Nhân dân Châu Á, Châu Phi đấu tranh chống lại bọn Đế quốc, thực
dân và tay sai
để giải phóng dân tộc, giành độc lập chủ quyền.

CÂU HỎI: NÊU NHỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA TÌNH HÌNH MĨ LA TINH
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY. PHONG
TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở KHU VỰC MĨ LA TINH VỚI
CHÂU Á, CHÂU PHI TRONG THỜI KÌ LNCH SỬ NÀY KHÁC NHAU
RA SAO VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU ĐẤU TRANH.

2. Cu-ba
Căn cứ vào đâu để khẳng định Cu-ba là “hòn đảo anh hùng” cơ sở
vun đắp lên tình hữu nghị Việt Nam-Cuba
a.Bối cảnh sau chiến tranh
-Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, tướng Batixta
làm cuộc đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba (3-
1952).
-Tiến hành:
+Xóa bỏ hiến pháp tiến bộ
+Cấm các đảng phái chính trị hoạt động
+Bắt giam hàng chục vạn người yêu nước
=>Nhân dân Cu-ba đứng lên đấu tranh.
b.Phong trào cách mạng từ 1953-1959:
-26/7/1953: 135 thành viên yêu nước được sự chỉ huy của Phi đen Cát-
xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa ( thuộc tỉnh Xan-chi-ca-gô)
Kết quả: không giành thắng lợi nhưng làm thổi bùng lên ngọn lửa đấ
tranh ở Cu-ba.
-1955, Phi-đen Cát-xtơ-rô sang Mê-hi-cô thành lập tổ chức cách mạng
có tên “phong trào 26-7” tập hợp chiến sĩ yêu nước luyện tập quân
sự.
-11/1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ về nước bị chặn đánh chỉ còn lại 12
người tiếp tục chiến đấu ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ- ra.
-Cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen làm tổng chỉ
huy liên tiếp tấn công.
-1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cách mạng nhân dân ở Cu-
ba giành thắng lợi.
c. Tình hình Cu-ba từ 1959 đến nay:
-Sau cách mạng, chính phủ cách mạng lâm thời do Phi-đen đứng đầu
đã tiến hành một loạt cải cách dân chủ triệt để:
+Cải cách ruông đất
+Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản của nước ngoài
+Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp
+Thanh toán nạn mù chữ
+Phương pháp giáo dục
-4/1961, quân dân Cu-ba đánh bại 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ tại
bãi biển Hi-rôn. Cu-ba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.
-Mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận nhưng nhân dân Cu-ba vẫn đạt được
những thành tựu to lớn trong lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp,
giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao
-Sau khi Liên Xô tan rã, Cu-ba phải trải qua thời kì khó khăn nhưng
nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng.
*Mối quan hệ Việt Nam-Cuba:
-Nhận xét: mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Cu-ba là
mối quan hệ đặc biệt của hai dân tộc cùng chung một chiến hào
chống chủ nghĩa đế quốc được biểu hiện rất sinh động qua các
chuyến thăm của Đảng Nhà nước:
+Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô là thư kí nước ngoài đầu tiên đến thăm
Quảng Trị khi mới giải phòng.
->Nguồn cổ vũ dân tộc ta quyết tâm chiến đấu giải phóng Miền Nam.
+Đồng chí tuyên bố: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng chiến đấu hiến cả
máu của mình, nhân dân Cu-ba giúp đỡ về tinh thân vật chất giúp ta
đánh Mĩ.
-Những chuyến thăm cấp cao của Đảng Nhà nước Chính phủ Việt Nam
sang thăm Cu-ba;
+Khi nhân dân Cu-ba bị Mĩ cấm vận bao vây kính tế, nhân dân Việt
Nam đã quyên góp lương thực, tiền của…giúp đỡ nhân dân Cu-ba
-Hiện nay, quan hệ Việt Nam-Cuba toàn diện sâu sắc hơn trên tất cả
các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoai giao.
* QUA TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐNA.
I.Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
-Châu Á: Ngay khi phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân các nước Đông
Nam Á nổi dậy khời nghĩa vũ trang giành chính quyền:
+In-đô-nê-xi-a: 17/8/1945
+Việt Nam: 2/9/1945
+Lào: 12/10/1945
-Phong trào đấu tranh lan nhanh các nước Nam Á:
+Ấn Độ (1946-1950)
-Châu Phi: nhiều nước nổi dậy đấu tranh giành độc lập như Ai Cập
(1952), An-giê-ri (1954-1962), 1960: 17 nước Châu Phi tuyên bố độc
lập được gọi là “năm Châu Phi”
-Mĩ La-tinh: 1/1/1959, Cách mạng Cu-ba giành thắng lợi do Phi-đen
Cát-xtơ-rô lãnh đạo, lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.
=>Hệ thống thuộc địa Chủ nghĩa Đế quốc thực dân về cơ bản đã bị lật
đổ.
-Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với
35000000 dân tập trung chủ yếu ở miền Nam Châu Phi.
II. Từ giữa những năm 60 đến những năm 70
-Nét nổi bật là cuộc đấu tranh giành độc lập của 5 nước Châu Phi:
Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Gi-nê Bit-xao chống ách thống trị của
Bồ Đào Nha
-Từ đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này được tiến hành đấu tranh
vũ trang
-Kết quả: Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập
cho Gi-nê Bit-xao (9/1974), Mô-dăm-bích (6/1975) và Ăng gô la
(11/1975)
III. Giai đoạn từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX
-Từ cuối những năm 70, chủ nghĩ thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình
thức là chủ nghĩa phâ biệt chủng tộc (apacthai) tập trung ở 3 miềm
Nam Châu Phi: Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
-Sau những năm đấu tranh, chính quyền thực dân của giai cấp thống trị
người da trắng phải tuyên bố phá bỏ chế độ Apacthai. Công nhân có
quyền bầu cử, quyền tự do dân chủ của người da đen.
-Chính quyền người da đen được thành lập: Rô-đê-đi-a (1980) Tây
Nam Phi (1990) Cộng hòa Nam mi bi a; Cộng hào Nam Phi (1993)
Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ sau hơn 3 thế kỉ tồn tại. Hệ
thống thuộc địa của Chủ nghĩa Đế quốc thực dân bị sụp đổ hoàn
toàn. Lịch sử Á, Phi, Mĩ LA-tinh bước sang trang mới.

3. CÁC NƯỚC CHÂU PHI


* tình hình chung
a. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Phong trào phát triển sôi nổi.
- Nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi.
+ Ai Cập: đảo chính lật đổ chế độ quân chủ (1952).
+ An-giê-ri: khởi nghĩa vũ trang chống Pháp (1954-1962)
+ Năm 1960 – “Năm châu Phi”, với 17 nước tuyên bố độc lập.
b. Công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội
- Đã thu nhiều thành tích, nhưng nền kinh tế ở nhiều nước vẫn ở
tình trạng lạc hậu, đói nghèo thậm chí còn diễn ra xung đột, nội
chiến đẫm máu.
- Hiện nay thành lập các tổ chức khu vực để hợp tác, giúp đỡ
nhau, lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay là Liên minh
châu Phi (AU).
C. Cộng hòa Nam Phi
a. Khái quát: Cộng hòa Nam Phi nằm ở Nam Châu Phi, dân số 43,6
triệu người (2002), diện tích 1,2 triệu km2, có 75,2% người da đen,
13,6% người da trắng, 11,2% người da màu.
-Năm 1662, Hà Lan đặt chân lên đất Nam Phi lập ra xứ thuộc điaị kép
-hơn 3 thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng đã thi hình chính sách
phân biệt chủng tộc (apacthai) đối với người da đen và người da màu
-Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi (viết tắt là ANC)”
người da đen đã tiến hành cuộc đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ phân biệt
chủng tộc
- chính quyền của người da trắng ở Nam phi đã tuyên bố phá bỏ chế dộ
A pac thai (1993) trả lại tự do cho lãnh tụ ANC Len xơn man đê na
sau 27 năm bị cầm tù.
- 4/1994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam phi, Len
xơn man đê na đã trở thành tổng thống người da đen đầu tiên trong
lịch sử nước này. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử:
+ Chế dộ phân biệt chủng tộc đã bị phá hủy ngay tại xào huyệt cuối
cùng của nó sau 3 thế kỉ tồn tại
- Hiện nay chính quyền mới ở Nam phi đã đề ra chiến lược kinh tế vĩ
mô với tên gọi “ tăng trưởng việc làm và phân phối lại” nhằm phát
triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da
đen, xóa bỏ chế dộ apacthai về kinh tế
- CÂU HỎI: CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT
CHỦNG TỘC Ở CHNP ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG THẮNG LỢI
NÀO CÓ Ý NGHĨA LNCH SỬ TO LỚN.
-
IV. MĨ, NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
1.Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
a Hoàn cảnh:
- Sau CTTG II, Mỹ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước
tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- Mĩ không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại
dương Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che trở,
nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất. Mặt khác, nhờ chiến
tranh, Mĩ thu được nhiều lợi từ việc buôn bán vũ khí cho hai bên. Vì
vậy, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt
đối trong tgiới tư bản chủ nghĩa.
b Sự phát triển kinh tế Mĩ
* Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài
chính; trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Mĩ vươn lên
chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
- Biểu hiện trong những năm 1945-1950
+ Công nghiệp: chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp,
Đức, Italia, Nhật cộng lại.
+ Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất
của thế giới.
+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại
vũ khí hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu
thuận lợi.
+ Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động sáng
tạo.
+ Ít bị tổn thất trong hai cuộc chiến tranh, được hai đại dương bao
bọc nên có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế.
+ Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, buôn bán vũ kí cho hai bên để
kiếm lời…
+ Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại.
Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, điều chỉnh sản
xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản
phNm…
+ Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao.
+ Các tổ hợp Công nghiệp – quân sự, các công ti và tập đoàn tư bản
có sức sản xuất và cạnh tranh lớn, hiệu quả trong và ngoài nước.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đây là nguyên nhân quân trọng tạo
nên sự phát triển kinh tế Mĩ.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà
khoa học, người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiện quốc
tế thuận lợi...
* Từ những năm 70 trở đi, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về
nhiều mặt nhưng kinh tế Mỹ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối
như trước nữa.
- Biểu hiện:
+ Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới
(1973)
+ Dự trữ vàng giảm còn 11,9 tỉ USD (1974)
+ Đồng Đoola bị phá giá 2 lần
- Nguyên nhân:
+ Sau khi khôi phục kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn
lên mạnh mẽ và trở thành trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh
với Mĩ.
+ Kinh tế không ổn định do vấp phải cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Do tham vọng làm bá chủ thế giới Mĩ đã phải chi những khoản
tiền khổng lồ
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội nhất
là ở nhóm dân cư – tầng lớp lao động bậc thấp là nguồn gốc gây lên
sự không ổn định về kinh tế- xã hội Mĩ.
Câu hỏi: 1. Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau CTTGT2.
Nguyên nhân phát triển, nguyên nhân suy giảm.
2 . Trình bày những điểm nổi bật trong chính sách đối
ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh TGT2? Tất cả chính sách đối ngoại
đến quan hệ quốc tế? nêu một số thành công và thất bại của Mĩ trong
chính sách đối ngoại? em biết gì về mối quan hệ của Mĩ và Việt
Nam từ 1975 đến nay?
Trả lời:
a. Chính sách đối nội
- Những năm đầu sau chiến tranh, Mĩ ban hành một số đạo luật phản
động để phục vụ mưu đồ bá chủ thế giới.
+ cấm ĐSC Mĩ hoạt động
+ Chống lại phong trào đình công
+ Loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước
+ Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da
màu.
- Các ptrao đấu tranh của tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và bùng
lên dữ dội như các “ Mùa hè nóng bỏng”cả người da đen( diễn ra
trong những năm 1963, 1969-1975) ptrao phản chiến Mĩ xâm lược
Việt Nam (1969-1972).
b. Chính sách đối ngoại
- Đề ra chiến lược toàn cầu nhằm:
+ chống phá các nước XHCN
+ ĐNy lùi ptrao giải phóng dân tộc
+ Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
+ Mĩ tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện
trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
- Từ những năm 1991- 2000: giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành
nhiều chính sách, biện pháp để thiết lập trật tự thế giới đơn cực do
Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng của Mĩ
và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
- C. Thành công
- Góp phần làm sụp đổ CNXH ở Liên XÔ và các nước Đông Âu đưa
đến hệ thống trị của CNXH trên thế giới tan vỡ
- Mĩ thành lập được 1 khối quân sự NATO ở nhiều nơi trên thế giới để
bao vây và khống chế các nước XHCN
- Tiến hành viện trợ và đặt ảnh hưởng của mình ở nhiều nơi trên thế
giới như Hàn, Nhật, 1 số khu vực Trung Đông
- D. Thất bại
- - Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề tiêu biểu là cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam, Triều Tiên, Cuba
- Mĩ mong muốn xác lập trật tự thế giới đợn cực nhưng thất bại.
E. mối quan hệ của Mĩ và Việt Nam từ 1975 đến nay?
- Giai đoạn 1975, Mĩ thực hiện cấm vận mọi mặt đối với VN, ngăn cản
các hoạt động giúp đỡ quốc tế đối với VN.
- 1994, Mĩ xoa bỏ lệch cấm vận tuyên bố chính thức bình thường hóa
quan hệ ngoại giao với VN. Từ đó cho đến nay, Mĩ thườn xuyên
viện trợ nhân đạo, hỗ trợ VN khắc phục hậu quả chiến tranh, ủng hộ
đấu tranh bảo vệ chủ quyền, biển đảo, phát triển kinh tế.
- Chính sách đối ngoại của Đảng ta “ là bạn của tất cả các nước”, với
Mĩ ta chủ trương “ khép lại quá khứ hướng tới tương lai”. Thực hiện
chủ trương này quan hệ Việt- Mĩ ngày càng được cải thiện .
- Việt Nam tích cực giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt binh sĩ Mĩ đã
hi sinh trong chiến tranh VN……
2. Tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
hai
- a. Thành tựu
- - Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng
trưởng một cách "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa:
- + Về tổng sản phNm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ
USD, nhưng đến năm 1968 đó đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng
thứ hai thế giới sau Mĩ.
- + Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23.796
USD, vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ (29.850 USD)
- + Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ
tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là
13,5%.
- + Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp
được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa,
nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai thế giới, sau Pê-ru.
- - Kết quả, từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành
một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
b. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
- Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế
vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước
ngoài..
- Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách
nhiệm, biết tiết kiệm,....
- Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt, tập trung
sản xuất cao.
- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để
nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phNm.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá - giáo
dục lâu đời,
- nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư
nước ngoài…
- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho
kinh tế.
- Cuộc cải cách dân chủ sau chiến tranh thế giới 2
VI. CÁC NƯỚC TÂY ÂU
1.Tình hình chung:
+ Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn
phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ
theo “Kế hoạch Mác-san” (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ
USD từ 1848 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước
này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
+ Về chính trị: Chính phủ các nước Tây Âu tìm mọi cách
thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã
thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân
chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền.
+ Về đối ngoại: Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc
chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Tham gia khối quân sự Bắc Đại
Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu.
+ Sau CTTG thứ II, nước Đức bị chia cắt thành 2 nhà nước:
CHLB Đức và CHDC Đức, với các chế độ chính trị đối lập nhau.
Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành 1 quốc gia có
tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu.
2. Sự liên kết khu vực:
Câu hỏi:
câu 1: Tại sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu
vực lớn nhất hành tinh?
Câu 2: Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành,
mục tiêu và phát triển của tổ chức liên kết chính trị lớn nhất
hành tinh? Qua đó em hãy nêu sự giống nhau về mục tiêu,
quá trình phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế
lớn nhất hành tinh?
Trả lời:
Câu 1:
a. Nguyên nhân có sự liên kết
Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:
• Đều có chung nền văn minh, có 1 nền kinh tế không khác biệt

nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau.


• Nhằm mở rộng thị trường, tin cậy nhau hơn về chính trị khắc

phục những nghi kị, chia rẽ.


• Muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mỹ.

b. Qúa trình liên kết


- Sau chiến tranh, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước
Tây Âu được phục hồi một xu hướng mới ngày càng nổi bật là sự
liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.
+ Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” được
thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-
xăm-bua.
+ Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu
Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập,
gồm 6 nước trên. Họ chủ trương xóa bỏ dần hàng rào thuế quan,
tự do lưu thông hàng hóa, tư bản và công nhân giữa 6 nước.
+ Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ
sở sáp nhập 3 cộng đồng trên.
+ tháng 12/1991 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-
a-xtơ-rích (Hà Lan), Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành
Liên minh châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu
Âu (EURO) ra đời.
- Tới nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh Kinh tế chính trị lớn
nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ và trở thành một trong ba trung
tâm kinh tế của thế giới.
C. Liên minh Châu Âu là liên minh khu vực lớn nhất hành tinh vì
- Từ khi thành lập đến 1957, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước đến
năm 1995 số nước thành viên của EU là 15 đến năm 2004 là 25
nước, năm 2007 là 27 nước.
- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên về
kinh tế, tiền tệ mà còn mở rộng liên minh chính trị, đối ngoại, an
ninh, ….tiến hành thành lập một nhà nước chung châu Âu.
- chính với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ nên Liên minh châu Âu
là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới.
Câu 2:
- Tổ chức Liên minh chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là Liên minh
châu Âu (EU)
- Trình bày như câu 1
• Giải thích

- Mục tiêu: Xây dựng tổ chức khu vực, hợp tác kinh tế giữa các nước
thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình, ổn định khu vực
- Qúa trình phát triển
- + Buổi đầu thành lập tổ chức, số nước thành viên chưa nhiều. trong
quá trình phát triển đã kết nạp nhiều nước vào tổ chức, số thành viên
ngày càng đông…
- + Trong quá trình hoạt động tổ chức ASEAN VÀ EU không ngừng
mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức bên ngoài.
- + ASEAN VÀ EU đều là tổ chức khu vực uy tín trên trường quốc tế.
Câu 3:Tại sao nói: Hội nghị cấp cao giữa các nước EC (Họp
tại Ma –a –xtơ- rich (Hà Lan), tháng 12 năm 1991) đánh dấu
một bước mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở
Châu Âu?
- Hội nghị cấp cao giữa các nước EC (họp tại Ma-a –xtơ –rích
(Hà Lan), tháng 12/1991) đánh dấu một mốc mang tính đột biến
của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu vì:
• Tại hội nghị này, các nước EC đã thông qua hai quyết định

quan trọng đó là:


Xây dựng một thị trường nội địa Châu Âu với một liên minh
kinh tế và tiền tệ Châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Từ
ngày 01/01/1999 đã phát hành đồng tiền chung Châu Âu – đồng
Ơrô (EURO)
Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về
chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung
Châu Âu.
Trên cơ sở đó hội nghị Ma -a –xtơ – rích đã quyết định đổi cộng
đồng Châu Âu (EC) thành Liên minh Châu Âu (EU). Hiện nay
Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất
thế giới. Đến năm 1999 EU có 15 nước thành viên, năm 2004 có
25 nước và hiện nay EU có 27 nước thành viên.

VII. Quan hệ Quốc tế từ sau 1945 đến nay


1. LIÊN HỢP QUỐC
a. Hoàn cảnh ra đời
- Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đã
nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
- Từ 25/4 đến 26/4/1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan
phran-xi-xcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và
thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
b. Nhiệm vụ chính
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã
hội, và nhân đạo.
c. Vai trò
- Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức
quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc:
+ Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
+ Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu
vực.
+ Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc.
+ Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc
gia.
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa
học-kỹ thuật...nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
- 9/1977, Việt Nam tham gia Liên hợp quốc. Là thành
viên thứ 149
d. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các
nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp
hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc:
Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, TQ
e. Các cơ quan chính:
- Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên, có quyền
rộng rãi. Mỗi năm Đại hội đồng họp 1 kỳ để thảo luận tất cả các
vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
- Hội đồng Bảo an: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng
đầu trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
- Ban thư kí: Cơ quan hành chính – tổ chức của LHQ, đứng
đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
- Hội đồng KT-XH: Là một cơ quan lowpsn gồm 54 thành
viên với nhiệm kì 3 năm, có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và
xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt KT, XH, văn hóa, GD, y
tế, nhân đạo,.... nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần các
dân tộc.
- Hội đồng quản thác: Là cơ quan giúp Đại hội đồng kiểm
soát việc thi hành chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà LHQ ủy
quyền cho một số nước quản lí.
- Tòa án quốc tế: Là cơ quan tư pháp hành chính của LHQ
có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở
luật pháp quốc tế. Tòa án quốc tế gồm 15 thNm phán có 15 quốc
tích khác nhau, nhiệm kì 9 năm.
g. Các tổ chức LHQ hoạt động tại Việt Nam:
+ UNICEF: Quỹ Nhi Đồng LHQ.
+ UNESCO: Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục LHQ.
+ WHO : Tổ chức Y tế thế giới
+ FAO : Tổ chức Lương – Nông.
+ IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế. + IL O: Lao động quốc tế.
+ UPU: Bưu chính.
+ ICAO: Hàng không
+ IMO: Hàng hải.

2. Chiến tranh lạnh


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu căng
thẳng giữa hai siêu cường là Mĩ với Liên Xô và hai phe TBCN
với XHCN, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các
nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
- Những biểu hiện của Chiến tranh lạnh là: Mĩ và các nước
đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ
quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ.
- Hậu quả:Chiến tranh lạnh đã làm tình hình thế giới luôn
căng thẳng, với những khoản chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém
cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược.
3. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
a. Hoàn cảnh
- Cuộc chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm đã làm cho
hai nước Xô – Mĩ đều suy giảm mạnh về nhiều mặt so với các
nước đế quốc khác, nhất là Nhật Bản và T Âu.
- Xô – Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện
để vươn lên đối phó với Đức, Nhật Bản và khối thị trường chung
châu Âu.
- Hai nước Xô – Mĩ cần hợp tác để góp phần quyết
định những vấn đề bức thiết của toàn cầu.
- Do đó, năm 1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus và Bí thư
đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp đã cũng nhau tuyên bố
chấm dứt Chiến tranh lạnh.
b. Xu hướng phát triển của thế giới ngày nay
- Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều
trung tâm.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy
kinh tế làm trọng điểm.
- Ở nhiều khu vực lại xảy ra các cuộc xung đột, khủng bố và
li khai,...
- Xu thế chung: Hoà bình ổn định và hợp tác cùng phát triển
kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với tất cả các
dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX, trong đó có Việt Nam.
c. Xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức của
các dân tộc. Nhiệm vụ của Việt Nam.
* Các dân tộc trên thế giới
- Thời cơ:
+ Mở ra cơ hội hòa nhập cùng phát triển của các quốc gia,
dân tộc, trong đó nhiều khu vực đNy mạnh quá trình liên kết
chính trị, kinh tế, hợp phát và phát triển như EU, ASEAN,..
+ Quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực, từ đối đầu
chuyển sang đối thoại, thương lượng, thỏa hiệp để giải quyết các
xung đột, tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia, dân tộc có điều
kiện tập trung phát triển kinh tế, có nhiều cơ hội tham gia các
hoạt động của khu vực và được sự ủng hộ của các nước trong
việc bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ.
- Thách thức:
+ Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001,
mở đầu thời kỳ biến động lớn, đặt các quốc gia, dân tộc trước
thách thức của chủ nghĩa khủng bố, gây ra những tác động to lớn,
phức tạp với tình hình thế giới và quan hệ quốc tế.
+ Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các cuộc xung đột sắc
tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ở nhiều khu vực trên
thế giới
*Việt Nam
- Thời cơ:
+ Có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và
khu vực.
+ Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển.
+ Tiếp thu những thành tựu khoa học – kỹ thuật, công nghệ
hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phNm,...
+ Gia tăng sự hội nhập, hợp tác, tham gia các liên minh kinh
tế khu vực và thế giới.
+ Có cơ hội thúc đNy sự phát triển kinh tế và xã hội hóa lực
lượng sản xuất.
+ Học hỏi kinh nghiệm quản lí, khai thác các nguồn đầu tư.

VIII. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật


Câu 1:Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật lần thứ II? Ý nghĩa và tác động của cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật đối với con người? Em có suy nghĩ gì
về việc áp dụng những thành tựu đó ở Việt Nam hiện nay?
a, Thành tựu của cách mạng KHKT lần 2:
• Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mangk khoa học- kĩ thuật đã

đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì


diệu trên tất cả các lĩnh vực
- Trước hết trên lĩnh vực Khoa học cơ bản: phát minh trong toán học,
vật lý, Hóa học, sinh học (bản đồ gen người, cừu Đô-li ra đời bằng
phương pháp nhân bản vô tính). Con người đã ứng dụng vào kĩ thuật
và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình
- Thứ hai Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới, trong đó có ý
nghĩa bậc nhất là sự ra đới của máy tính điện tử, máy tự động, hệ
thống máy tự động.... máy tính điện tử được đánh giá là một trong
những thành tựu quan trọng nhất của thế kỉ XX
- Ba là: Tìm ra những nguồn năng lượng mới : nguyên tử, năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều ….trong đó năng
lượng nguyên tử dần dần được sử dụng phổ biến
- Bốn là Sáng chế ra những vật liệu mới: Chất dẻo ( chất polime), vật
liệu siêu bền, siêu dẫn, siêu cứng...
- Năm là Tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp với
những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa
và những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bện. Nhờ cuộc
cách mạng xanh này nhiều nước đã có thể khắc phục được nạn đói,
thiếu lương thực.
- Sáu là Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải, thông tin có
những tiến bộ thần kỳ, máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ
cao, phát sóng vô tuyến hiện đại qua vệ tinh nhân tạo;
- Trong gần nửa thế kỉ qua, con người đã có những bước tiến phi
thường, những thành tự kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: từ
việc con người phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái
đất, con người bay vào vũ trụ (1961) đặt chân lên mặt
trăng(1969)khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ ngày càng có nhiều
khám phá mới và phục vụ đắc lực trên nhiều phương tiện cho cuộc
sống của con người trên trái đất.
b, Ý nghĩa và tác động:
Ý nghĩa:
- Đó là mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại,
mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và
những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người.
• Tác động:

- Tích cực: Mang lại những thành tựu kỳ diệu và thay đổi to lớn
trong cuộc sống con người.
+ Con người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất
và năng suất lao động.
+ Mức sống và chất lượng cuộc sống được nâng cao.
+ Cơ cấu dân cư thay đổi: lao động nông-công nghiệp giảm, lao
động dịch vụ tăng, lao động trí tuệ là phổ biến.
- Tiêu cực:
• Chế tạo ra những loại vũ khí và quân sự có sức tàn phá và hủy

diệt cuộc sống.


• Ô nhiễm môi trường nặng nề, xuất hiện những căn bệnh hiểm

nghèo.
• Tai nạn lao động và tai nạn giao thông tăng .

c, Em có suy nghĩ.... ở Việt Nam hiện nay.


• Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước…
• Việt Nam đang tích cực áp dụng thành tựu tiến bộ của cách

mạng KHKT vào sản xuất công-nông nghiệp. Tạo ra một diện
mạo mới cho nền kinh tế nước ta.
• Tuy nhiên, việc áp dụng còn hạn chế do cơ chế chính sách chưa

phù hợp, điều kiện kinh tế cơ sở hạ tầng còn khó khăn...


Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa
học – kĩ thuật đối với đời sống xã hội. Con người đã có giải
pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa
học – kĩ thuật hiện đại?
- Ý nghĩa: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có ý nghĩa to lớn,
như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài
người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì
diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.
- Tác động:
• Tích cực: Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về

sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước vào một
nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao
động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công-nông nghiệp;
hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
• Tiêu cực: Cuộc cách mạng khoa học–kĩ thuật cũng đã đem lại

những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là
việc chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn
phá và hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tai
nạn giao thông, tai nạn lao động... cuộc sống của con người luôn
bị đe dọa.
- Con người đã có những giải pháp hạn chế các tác động tiêu
cực đó: Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi
nơi mọi lúc, kính cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí
gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại... bảo vệ những
động vật quý hiếm đẻ bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật
sinh tồn của tự nhiên.
Câu 3:Cách mạng khoa học kỹ thuật đã cho phép con người
thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sản xuất,
nhưng mặt khác cũng mang lại những hậu quả tiêu cực do
chính con người tạo ra. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy
chứng minh điều đó?
- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn,
đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng
thấy trong sản xuất, nhưng mặt khác cũng mang lại những hậu
quả tiêu cực do chính con người tạo ra.
- Cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại nhiều tiến bộ phi
thường, những thành tựu kì diệu. Nó làm cho năng suất lao động
không ngừng được nâng lên về số lượng cũng như chất lượng,
tao ra khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
của con người, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho con
người .
- Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đưa nền sản xuất từ
trình độ thấp, chủ yếu từ lao động thủ công chuyển sang dùng
máy móc. Từ đó giảm sức lao động cho con người, hiệu quả lao
động lại cao hơn rất nhiều.
- Các mạng khoa học kỹ thuật cũng đưa tới nhưng thay đổi lớn
về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động
trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao
động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.
- Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng đã
mang lại những hậu quả tiêu cực do con người đã sử dụng với
mục đích không tốt đẹp. Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các
phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là
nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông
hồ,.... Và cả những bãi rác trong vũ trụ, (liên hệ đến địa phương
em).
- Việc ô nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động, giao
thông, dịch bệnh cũng như đe dọa về đạo đức và an ninh đối với
con người.
Câu 4:Nước ta đã đạt được những thành tựu gì về mặt khoa
học kỹ thuật? Em hãy nêu những biểu hiện và dẫn chứng.
• Trong y học đã có những thành tựu về ghép gan, tim,..... về

việc thụ thai trong ống nghiệm.


• Trong sản xuất nông nghiệp: Lai tạo được nhiều giống mới
thích nghi với môi trường, năng xuất cao, Thâm canh trong
nông nghiệp. Công cụ sản xuất được sử dụng rộng rãi như tuốt
lúa, máy gặt,..... Môi trường thủy sản được áp dụng kỹ thuật. ….
Câu 5 :Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trong những năm
gần đây có những thành tựu nào đáng chú ý? Cơ hội và thách
thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện nay?
* Những thành tựu: (Câu trên)
* Nêu được cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát
triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.
- Cơ hội: Ta biết tiếp cận vận dụng được những thành tựu khoa
học kỹ thuật thì quốc gia đó sẽ có điều kiện để phát triển kinh
tế văn hóa đất nước nâng cao đời sống của nhân dân.
• Thách thức: trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn

hẹp, trình độ phát triển kinh tế và khoa học và công nghệ còn có
khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu
vực. Để dựa vào những thành tựu khoa học kỹ thuật phát triển
đất nước thì các quốc gia cũng phải trải qua những khó khăn
nhất định. Nếu không nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa
học thì sẽ tụt hậu, cản trở sự thành công của quá trình hội nhập
khu vực và quốc tế.
Câu 6. Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc
cách mạng khoa học- kĩ thuật đến địa phương em đang sống
và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó.
• Tác động tích cực: (Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc

ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày
càng tăng lên; Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao
được đưa vào sản xuất; Thuốc trừ sâu, phân bón,... năng suất
cao, chất lượng tốt; Phương tiện giao thông, vận tải, thông tin
liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến....)
• Tác động tiêu cực: (Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói

bụi, khí thải công nghiệp, xe ô tô, xe máy... nguồn nước, bầu
không khí, đất bị ô nhiễm; Tai nạn giao thông xảy ra nhiều; Trẻ
em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy
tính, ti vi, điện thoại thông minh...)
• Giải pháp: (Các cơ sở sản xuất: cần đảm bảo các tiêu chuNn về

nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường...; Các hộ trồng
trọt: sử dụng an toàn các sản phNm thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón hóa học tránh lạm dụng...; Mở mang đường xá, tích cực
tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho
nhân dân địa phương;... )
Câu 4:Sau chiến tranh thế giới thứ hai một cuộc cách mạng
KH - KT đã diễn ra. Em hãy cho biết:
a. Mục đích.
b. Thành tựu chủ yếu.
c. Tác động? Thái độ của em trước tác động đó.
d. Việt Nam có thuận lợi gì trước cuộc cách mạng KH - KT.
a.Mục đích: Cuộc cách mạng KH-KT hiện nay diễn ra là do
nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất ngày càng cao của cuộc
sống con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn nghiêm
trọng..
b. Những thành tựu chủ yếu:
c. Tác động.
• Tích cực:

• Tiêu cực:

- Thái độ của HS:


Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, cũng như tác hại của cuộc
C/M KH-KT đối với cuộc sống con người. Tích cực học tập để
có tri thức lĩnh hội được dễ dàng kiến thức của nhân loại.
Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, bảo vệ hòa bình,
bảo vệ môi trường, trồng cây xanh... Vận động những người
xung quanh cùng thực hiện.
d. Thuận lợi VN: Được tiếp thu, học tập những tiến bộ của khoa
học - kĩ thuật của thế giới, thúc đNy tiềm năng trí tuệ, sáng tạo
của người Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm của các nước
phát triển, tìm hướng giải quyết cho phù hợp với hoàn cảnh đất
nước.

PHẦN 3: LNCH SỬ VIỆT NAM


CHỦ ĐỀ 1: CÔNG LAO VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1919-1930
Câu 1: Phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan dẫn tới
quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước của Nguyễn Aí
Quốc hoặc phân tích những yếu tố tác động đến việc ra đi tìm
đường cứu nước của Bác hoặc hoàn cảnh lịch sử đưa NAQ ra đi tìm
đường cứu nước.
- 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Đây là sự kiện hết sức to lớn với người thanh niên yêu nước cũng như
với dân tộc ta. Nếu những nhà yêu nước tiền bối thường sang phương
Đông tìm đường cứu nước thì NTT lại sang phương Tây để tìm con
đường cứu nước cho dân tộc vậy những đk khách quan và chủ quan đã
thôi thúc NTT tìm đường cứu nước cho dân tộc là
* ĐK khách quan
- Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp trong xã hội Việt
Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn chịu nỗi nhục mất nước.
Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu
là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn
phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.
Hoàn cảnh đó đặt ra cho mọi người dân Việt Nam yêu nước phải đấu
tranh giải phóng dân tộc.
- Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, đặt ra yêu cầu phải tìm con
đường cứu nước mới.
+ Cuối thế kỷ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp (Ba
Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế,...) đã bị thực dân Pháp đàn áp
đẫm máu. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến bị
thất bại.
+ Đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới,
tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
(Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh,..) cũng
không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng
khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
- Do tác động của bối cảnh thời đại ( nguyên nhân khách quan thứ 2).
Đầu thế kỉ XX, tình hình thế giới có những chuyển biến nhanh chóng,
CNTB chuyển sang CNĐQ, các nước tư bản phương Tây đã hoàn thành
phân chia mảng địa cầu, bắt đầu đặt ách thống trị ở các nước Á, Phi, Mĩ
la tinh điều đó đã gây lên làn sóng đấu tranh giải phóng ở các châu lục
nhất là ở châu Á. Phong trào duy tân ở TQ cũng đã tác động và ảnh
hưởng lớn tới nươc ta đồng thời cùng với chính sách khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của TDP là sự du nhập của nền văn minh châu Âu và trào
lưu triết học ánh sáng. Tất cả những điều kiên đó đã tác động đến phong
trào yêu nước của nước ta và nhận thức của NTT
- * ĐK chủ quan
- Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung quê ở Nam Đàn,
Nghệ An là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, người sinh ra
trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trong hoàn cảnh nước mất
nhà tan. Vì vậy NTT sớm cảm thông nổi đau nhân dân mất nước, căm
thù bọn thực dân phong kiến tay sai, sớm hình thành lòng yêu nước nên
NTT sớm đặt lên đôi vai của mình trách nhiệm cứu nước cứu dân.
- NTT với nhãn quan chính trị sắc bén và khả năng phân tích đánh giá
các phong trào yêu nước ở nước ta, Người mặc dù rất khâm phục các
bậc tiền bối nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Người
cho rằng phong trào cần vương và phong trào nông dân Yên Thế còn
mang nặng cốt cách pk, Phong trào Đông Du của PBC thì chẳng khác
nào “ đuổi hổ cửa trước rước beo của sau, phong trào đấu tranh của PCT
chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương. Đây chính là động lực để
Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới.
- NTT ngay từ nhỏ, đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn
minh phương Tây đặc biệt là triết học ánh sáng với tư tưởng cốt lõi “ Tự
do, bình đẳng, bác ái”. Do đó Người muốn sang phương Tây để xem
Pháp và các nước khác làm cách mạng rồi về giúp đồng bào mình.
Câu 2: Con đường tìm chân lí cứu nước của NAQ có gì khác so với
con đường của những người đi trước.
- Lựa chọn hướng đi sang phương Tây
+ Trước những thất bại của các sĩ phu yêu nước, NAQ đã tìm thấy
được sự hạn chế trong con đường cứu nước của họ như phong trào Cần
Vương, Yên Thế mang nặng phong kiến …. Vì vậy Người quyết tâm
tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
+ Người quyết định sang P Tây vì nó có trình độ KHKT kinh tế phát
triển. Người muốn sang xem họ làm thế nào sau đó về giúp đồng bào
mình
+ Người muốn sang Pháp với một nhận thức muốn đánh đuổi thực dân
Pháp thì sang chính nước họ xem họ làm gì và Người muốn tìm hiểu
đằng sau sự “ Bình đẳng, bác ái” điều mà phương Đông đang cần đang
hi vọng và đang đấu tranh.
- Phương thức hoạt động: đi vào các tầng lớp nhân dân lao động, cùng
lao động, cùng sản xuất, cùng sinh hoạt. NAQ đã đi khắp thế giới sống
hòa mình vào cuộc sống nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
Tìm hiểu cuộc sống của các giai cấp và các dân tộc trên thế giới.
- Qúa trình đi tìm đường cứu nước là quá trình nghiên cứu, khảo sát,
học tập cách mạng để đến với CNMác- Lê nin
+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều châu
lục và làm nhiều nghề khác nhau. Trong quá trình thực tiễn, Nguyễn Ái
Quốc nhận thấy: ở đâu đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu
người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
+ Người đặc biệt nghiên cứu cách mạng ở Anh, Pháp, Mĩ và cho rằng
đây là những cuộc cách mạng chưa đến nơi và khẳng định đây không
phải sự lựa chọn của cách mạng VN
+ Sau khi cách mạng thàng Mười Nga thắng lợi người xác định muốn
cứu nước và GPDT không còn con đường nào ngoài con đường CMVS
+ Tuyên truyền quần chúng đi theo CN Mác Lê nin đi theo cách mạng
vô sản
Câu 3: Những hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất
Thành từ 1911-1930? Những hoạt động của Người có ý nghĩa như
nào đối với cách mạng VN.
Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, em hãy làm sáng tỏ vai
trò của NAQ đối với CMVN từ 1911-1930? Theo em công lao lớn
nhất của Người là gì?
Câu 5: NAQ đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra
đời một chính đảng vô sản ở VN như thế nào?
Câu 6: Em hãy trình bày hoạt động của NAQ để chuẩn bị về tổ
chức cho sự thành lập ĐCS Việt Nam năm 1930. Theo em hoạt động
nào là quan trọng nhất với việc chuẩn bị về tổ chức cho sự thành
lập Đảng ? Vì Sao?
Trả lời
Câu 3,4,5
- Ngày 05/6/1911, Nguyễn Ái Quốc lấy tên Văn Ba, làm phụ bếp trên
con tàu Latuso Torevin của Pháp rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu
nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều châu
lục và làm nhiều nghề khác nhau. Trong quá trình thực tiễn, Nguyễn Ái
Quốc nhận thấy: ở đâu đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu
người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1917, Nguyễn
Ái Quốc trở lại Pháp. Từ đó Người quyết định ở lại Pháp để tìm hiểu,
học tập, làm việc và tiếp tục tìm đường cứu nước.
- Ngày 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống
ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới
hội nghị Vec-xai đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do,
dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Tuy
bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn đối
với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp.
Bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiến vang lớn cho
nhân dân VN, nhân dân Pháp và nhân dân thuộc địa Pháp.
- Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản "Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của
Lê-nin. Luận cương của Lê-nin đã chỉ cho Người thấy con đường cứu
nước cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin làm nền tảng tư tưởng. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin và
đứng về Quốc tế III.
- Tại Đại Hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12/1920), Nguyễn
Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành và gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng
lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu
tiên. Người chọn con đường Cách mạng vô sản trong đấu tranh giải
phóng dân tộc.
+ sự kiện đánh dáu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người đi
từ CN yêu nước đến với CN Mác-Leenin và đi theo con đường cách
mạng vô sản
- Sau khi tiếp cận Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động nhằm
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước, chuNn bị về tư tưởng, chính trị
và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
a. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Người
sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng cách mạng
chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lê nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Năm 1922, ra tờ báo “Người cùng khổ” để vạch trần chính sách
đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc
Pháp nói riêng, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên
đấu tranh tự giải phóng.
- Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc cũng viết nhiều bài cho các báo Nhân
đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp".
Những sách báo này đó được bí mật chuyển về Việt Nam, góp phần tố
cáo tội ác của đế quốc Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước,
làm thức tỉnh đồng bào yêu nước.
b. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc
tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Sau đó, Người ở lại Liên
Xô vừa nghiên cứu vừa học tập.
- Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái
Quốc đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược
của cách mạng ở các nước thuộc địa; mối quan hệ giữa phong trào công
nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng các nước thuộc địa;
về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc
địa.
- Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng
giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc
tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuNn
bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở
Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
c. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung
Quốc). Người đó tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh
niên yêu nước ở đây để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên,
trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt (6/1925)
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị
để đào tạo cán bộ cách mạng. Báo Thanh niên được xuất bản (1925)
làm cơ quan tuyên truyền của Hội. Các bài giảng của Người đó được
tập hợp và in thành sách "Đường kách mệnh" (1927) nêu ra phương
hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thông qua
Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo
được những người cách mạng trẻ tuổi, một số người được cử đi học ở
Liên Xô hay Trung Quốc, còn phần lớn lên đường về nước hoạt động.
- Năm 1928, Hội chủ trương "Vô sản hoá”, đưa hội viên vào
hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ... cùng sống và lao động với
công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời
gian ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đã trực tiếp chuNn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở
Việt Nam.
- năm 1929 ở VN lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương
CSĐ, An Nam CSĐ, Đông Dương cs lên đoàn
+ 3 tổ chức cộng sản này hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau yêu cầu
cấp bách của cách mạng VN là thống nhất các tổ chức trên. Được sự ủy
nhiệm của quốc tế cộng sản NAQ đã chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức
cộng sản tại Cửu Long- Hương Cảng (TQ) ngày 3/2/1930.
* Đánh giá công lao của Nguyễn Ai Quốc
- Như vậy NAQ có công lao to lớn đối với CMVN là:
+ Tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN
+ Trực tiếp chuNn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời chính
đảng vs ở VN
+ Triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cs
+ Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên cho ĐCSVN
Trong đó công lao to lớn nhất của Người là tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc VN. . nhờ tìm ra con đường cứu nước đúng đã
dẫn tới sự thành lập ĐCSVN (1930)
-Dưới sự lãnh đạo của Đảng CM nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác như
+ CMT TÁM 1945
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1975
Và những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước tại VN.
Câu 6: chỉ trình bày hoạt động của NAQ ở Trung Quốc sau đó chon
một sự kiện mà em cho là quan trọng nhất và giải thích theo ý hiểu.
CHỦ ĐỀ 2: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC
ĐNA LẦN THỨ 2 VÀ SỰ PHÂN HOA XÃ HỘI VIỆT NAM SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 1
Câu 1: Trình bày nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2
của Pháp ở Đông Dương và tác động của nó đến nền kinh tế Việt
NamNội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2
• Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau CTTG1, mặc dù thắng trận những Pháp bị thiệt hại nặng nề 1,4
người chết, thiệt hại vật chất lên tới 200 tỉ phrăng
- Để hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, bọn tư bản
đNy mạnh sản xuất, tăng cường bóc lột nhân dân trong nước và tiến
hành khai thác thuộc địa ở Đông Dương và Châu Phi.
- Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam và Đông Dương
tiến hành từ 1919-1929 do Al-be Xa-rô chỉ huy
• Tính chất:
- Cuộc khai thác lần 2 được Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn
vào các ngành kinh tế Việt Nam
- 1924-1929, số vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là ở Việt Nam lên
tới 4 tỉ phrăng trong đó chủ yếu là nông nghiệp.
• Nội dung:
- Nông nghiệp: được tập trung trước hết, vốn đầu tư tăng tới 400 triệu
phrăng, các đồn điền cao su được mở rộng (1918 15 nghìn ha, 1930
120 nghìn ha, nhiều công ty cao su được thành lập như: Công ty Đất
Đỏ, công ty Mi-Sơ-lanh
- Công nghiệp:
+ Chú trọng đầu tư vào khai hác mỏ, trước hết là mỏ than, nhiều công
ty than được thành lập
+ Bên cạnh đó còn có các cơ sở chế biến được nâng cấp, mở rộng
như: Dệt Nam Định, rượu và xay xát gạo Hà Nội.
- Công nghiệp nhẹ
- Thương nghiệp:
+ Trước hết là ngoại thương, có sự tăng tiến hơn trước nhưng Pháp
vẫn độc chiến Việt Nam và Đông Dương
+ Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa được đấy mạnh
- Giao thông vận tải: Chú trọng phát triển hệ thống giao thông
đường thuỷ, bộ và đường sắt nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự, các
tuyến đường sắt xuyên Đông Dương như Đồng Đăng, Na Sầm được
xây dựng và mở rộng, mở nhiều cảng biển mới như Bến Thuỷ, Hòn
Gai.
- Tài chính ngân hàng: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy
kinh tế Đông Dương. Pháp còn tiến hành tăng thuế gồm thuế trực thu
( thuế đinh, thuế điền) thuế gián thu (muối, rươụ, thuốc phiện) để bóc
lột nhân dân ta.
a) Tác động:
• Tác động tích cực:
- Sự đầu tư vốn và các nhân tố kĩ thuật làm kinh tế Pháp ở Đông Dương
có bước phát triển mới
- Nền kinh tế Pháp tiếp tục được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế
phong kiến Việt Nam
• Tác động tiêu cực:
- Mặc dù được mở rộng về quy mô, tăng nhanh về tốc độ nhưng Pháp
vẫn hạn chế thấp nhất đến ngành công nghiệp nặng mà chỉ chú trọng
những ngành dịch vụ để phục vụ lợi ích cho Pháp.
- Trong quá trình ở rộng khai thác, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật
nhưng chỉ tập trung ở 1 số ngành, người, địa phương làm cho nền
kinh tế Việt Nam và Đông Dương phát triển mất cân đối, tình trạng
lạc hậu là phổ biến.
- Cơ bản kinh tế Đông Dương và Việt Nam vẫn là nền kinh tế què quặt
lạc hậu phụ thuộc vào đế quốc.
Câu 2: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp
nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào? Vì sao quan
hệ sản xuất TBCN đã du nhập vào Việt Nam nhưng nền kinh tế Việt
Nam không chuyển sang phương thức TBCN?
a) Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam
• Cơ cấu kinh tế: từ một nền kinh tế thuần nông trong kinh tế Việt Nam
đã có sự xuất hiện nhiều ngành kinh tế khác nhau như: công nghiệp,
thương ngiệp, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng ( biểu hiện ý a
c1)
• Vùng kinh tế và thành phần kinh tế:
- Bước đầu xuất hiện các vùng kinh tế đặc trưng như mỏ, đồn điền và
các khu đô thị.
- Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến, trước đây chỉ có
nền kinh tế Việt Nam lạc hậu với thành phần kinh tế mới như thành
phần kinh tế tư bản, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
• Tính chất nền kinh tế:
- Nền kinh tế tư bản thực dân Pháp tiêp tục bao trùm nền kinh tế phong
kiến Việt Nam. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam mang tính chất thực dân
nửa phong kiến.
- Cơ bản, kinh tế Việt Nam và Đông Dương vẫn là một nền kinh tế lạc
hậu què quặt, phụ thuộc vào chính quốc. Đông Dương vẫn là thị
trường độc chiếm tư bản của Pháp.
b) Giải thích nền kinh tế Việt Nam không chuyển sang TBCN vì:
- Chính sách của Pháp kìm hãm sự phát triển ở Việt Nam biểu hiện về:
+ Chính trị: thực dân Pháp không xoá bỏ giai cấp đại chủ phong kiến
mà lợi dụng biến bộ phận đại địa chủ phong kiến thành tay sai để
phục vụ cho lợi ích của Pháp.
+ Kinh tế: mặc dù quan hệ sản xuất TBCN ở Việt Nam được Pháp
đưa vào nhưng không hoàn chỉnh, duy trì quan hệ sản xuất lạc hậu,
chúng kết hợp hai phương thức sản xuất để thu nhiều lợi nhuận.
- Do chính sách trên những tàn tích của phong kiến Việt Nam còn rất
nặng nề, trở thành lực cản đối với sự phát triển của đất nước, do đó
Việt Nam không thể phát triển một cách bình thường đi lên CNTB,
nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế thuộc đia què quặt, lạc
hậu, phụ thuộc vào chính quốc
Câu 3: Nêu sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau
CTTG1. Sự chuyển biến đó có ý nghĩa gì đối với phong trào giải
phóng dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1919-1930?
a) Sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam:
- Sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2, xã hội Việt Nam có sự phân
hoá 1 cách sâu sắc, bên cạnh những giai cấp cũ thì đã xuất hện những
giai cấp mới, với cuộc sống, địa vị và thái độ khác nhau trong công
cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam
• Giai cấp cũ:
- Địa chủ:
+ Là chỗ dựa cho thực dân Pháp ở nông thôn, là lực lượng cướp đoạt
ruộng đất, tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp về chính trị đối với
nông dân.
+ Với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 thì giai cấp địa chủ
bị phân hoá thành 3 bộ phận: đại, trung và tiểu địa chủ.
+ Đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với Pháp vì thế họ khoog có khả năng
Cách mạng, tuy nhiên họ là người Việt Nam nên cũng có 1 bộ phận
nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và săn sàng tham gia Cách
mạng khi có điều kiện. Trung và tiểu địa chủ thì có tinh thần yêu nước
nên có thể trở thành lực lượng cách mạng
- Giai cấp nông dân
+ Chiếm trên 90% dân số
+ Họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề dưới tác động của
cuộc khai thác lần 2 nông dân bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô
lướn.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc và phong kiến tay sai rất gay
gắt do đó họ sẽ là lực lượng đông đảo nhất, hăng hái nhất của CMVN.
• Giai cấp mới:
- Giai cấp tư sản
+ Ra đời sau CTTG1 và phát triển nhanh về số lượng trong chương
trình khai thác thuộc địa lần thứ 2
+ Chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu phán, cung cấp nguyên vật
liệu hay làm đại lý hàng hoá cho Pháp nhưng vì Pháp chèn ép, kìm
hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu.
+ Do ra đời trong 1 xã hội thuộc địa nửa phong kiến nên giai cấp tư
sản Việt Nam bị phân chia thành 2 bộ phận với quyền lợi kinh tế và
thái độ chính trị khác nhau.
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền để quốc nên cấu kết chặt chẽ
về kinh tế- chính trị với chúng và trở thành đối tượng cần đánh đổ của
Cách mạng.
+ Tư bản dân tộc: có khuynh hướng làm ăn kinh doanh độc lập bị
Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc có thể tham gia Cách
mạng khi thời cơ đến nhưng không kiên định, dễ thoả hiệp khi được
bọn đế quốc nhượng cho một ít quyền lợi.
- Giai cấp tiểu tư sản:
+Phát triển nhanh về số lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2
gồm nhiều thành phần như: học sinh, sinh viên, tri thức, những người
buồn bán nhỏ, dân nghèo thành thị, họ thường xuyên bị Đế quốc
ngược đãi, khinh rẻ,đời sống bấp bênh, dễ bị xô đNy vào con đường
phá sản, thất nghiệp.
+ Trong đó bộ phận tri thức: học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc
với trào lưu tư tưởng tiến bộ bên ngoài vì thế họ là lực lượng hăng hái
và quan trọng của Cách mạng, thường đi đầu trong các phòn trào.
- Giai cấp công nhân:
+ Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2, phát triển nhanh về số
lượng và chất lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (trước chiến
tranh có 10 vạn à 1929 có 22 vạn , sống tập trung ở các thành phố,
khu công nghiệp, đồn điền.
+ Mang trong mình đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân thế giới –
đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có ý thức tổ chức và có
tinh thần cách mạng cao cả.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: chịu 3
tầng áp bức của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt nên kẻ thù
của giai cấp công nhân là kẻ thùc của dân tộc, có quan hệ gắn bó với
nhân dân nên dễ hình thành liên minh công nông, kế thừa truyền
thống yêu nước và lãnh đạo Cách mạng của dân tộc. Giai cấp công
nhân ra đời trước giai cấp tư sản nên tư tưởng thuần nhất.
b) Ý nghĩa đối với PTGPDT VN:
- Trong những năm 1919-1930:
+ Sự xuất hiện của những giai cấp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư
sản đã tạo ra cơ sở xã hội cho phong trào yêu nước trong những năm
sau chiến tranh.
+ Những giai cấp mới là cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng
mới vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc Việt Nam trong những
năm 1919-1930 xuất hiện 2 khuynh hướng cứu nước: tư sản và vô
sản. Cả 2 khuynh hướng cứu nước đều vương lên giải quyết độc lập
dân tộc mà lịch sử đặt ra.
+ Do những biến đổi về kinh tế và giai cấp xã hội nên mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai đã thúc
đNy.
Câu 4: Nêu những chuyển biến về mặt xã hội Việt Nam dưới tác động
của cuộc khai thác thuộc địa
- Cơ cấu giai cấp trong xã hội có nhiều chuyển biến: sự phân hoá
giai cấp diễn ra sâu sắc hơn các giai cấp cũ có những chuyển biến
mới, các giai cấp mới lần lượt ra đời làm cho xã hội Việt Nam có đầy
đủ các giai cấp của 1 xã hội hiện đại, mỗi giai cấp có địa vị kinh tế,
thái độ chính trị và khả năng Cách mạng khác nhau.
- Từ 1 xã hội phong kiến thuần tuý đã trở thành 2 xã hội thuộc địa
với những tàn tích nặng nề.
- Mâu thuẫn xã hội: trước đây mâu thuẫn chủ yếu là giữa nông dân
với địa chủ phong kiến, đến lúc này là mâu thuần giữa cả dân tộc Việt
Nam với Đế quốc tay sai.
- Yêu cầu xã hội cũng thay đổi, trước là xoá bỏ phong kiến mở
đường cho sự phát triển của đất nước theo xu hướng dân chủ tiến bộ
còn lúc này là xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân dành độc
lập dân tộc.
Chủ đề 3: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của hội nghị thành
lập Đảng năm 1930
Câu 1: Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời
a. Hoàn cảnh
- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân,
nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân khác kết thành một
làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng sâu rộng, đặc biệt là phong
trào công – nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển
mạnh, ý thức chính trị, giai cấp của công nhân ngày càng rõ rết.
Trước tình hình đó cần phải có sự lãnh đạo của chính ĐCS để tổ
chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân và các lực lượng yêu
nước đấu tranh chống đế quốc, phong kiến tay sai, giành độc lập tự
do
- Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Bắc kì là nơi có phong trào công
nhân phát triển mạnh hơn so với những vùng khác. Từ đó tác động
trực tiếp đến những hội viên của hội VNCMTN ở Bắc kì. Hội
VNCMTN không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng, đã đưa đến cuộc
đấu tranh, xung quanh vấn đề thành lập ĐCS
b. Sự ra đời
• Đông Dương Cộng sản Đảng
- Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số
hội viên tiên tiến của hội VNCMTN ở Bắc kì đã họp
tại số nhà 5D (Hàm Long, Hà nội) lập ra chi bộ cộng
sản gồm 7 thành viên. Chi bộ mở cuộc vân dộng để
thành lập một ĐCS nhằm thay thế hội VNCMTN
- 5/1929, tại đại hội lần thứ nhất của hội VNCMTN họp
tại Hương Cảng TQ. Đoàn đại biểu Bắc kì đã đưa ra
vấn đề thành lập ĐCS xong không được chấp nhận nên
đã bỏ đại hội về nước
- 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc kì
họp đại hội quyết định thành lập DDCSĐ thông qua
tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo búa liềm làm cơ quan
ngôn luận.
• An Nam Công sản Đảng
- 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến của hội VNCMTN
Nam kì quyết định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng
- Đảng có một chi bộ cộng sản ở TQ à một chi bộ hoạt
động ở Nam kì
- Tờ Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng
- 11/1929 , An Nam Cộng sản Đảng họp đại hội để thông
qua để thông qua đường lối chính trị và bầu ban chấp
hành trung ương, An Nam cộng sản Đảng đã thảo luận
vấn đề để hợp nhất Đông Dương CSĐ
• Đông Dương cộng sản liên đoàn
- Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng
Đảng chuNn bị thành lập ĐCS. 9/1929 những thành
viên trong Tân Việt CM Đảng tuyên bố thành lập Đ
DCSLĐ
- 9/1929 Đ DCS liên đoàn chính thức ra đời
C. Ý nghĩa
- sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế
khách quan của cách mạng GPDT ở Việt Nam
- Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
Việt Nam, chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành ưu thế
trong phong trào dân tộc.
- Đây là bước chuNn bị trự tiếp cho sự thành lập ĐCS đầu
năm 1930
Câu 1: Vì sao nói ĐCSVN ra đời là một tất yếu lịch sử?
- Trước năm 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ
nhưng đều thất bại do khủng hoảng về đường lối. Tình hình đó đặt ra
yêu cầu: phải có Đảng giai cấp tiên tiến nhất lãnh đạo Việt Nam.
- 1919-1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuNn bị tư
tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. NAQ đã ra sức
tuyên truyền CN Mác-Lenin vào Việt Nam, chuNn bị về tư tưởng
chính trị ở Việt Nam, thành lập HVNCMTN để thông qua tổ chức
truyền bá CN Mác-Lenin vào Việt Nam.
- Những năm 1928-1929, CN Mác-Lenin được truyền bá sâu rộng làm
cho phong trào Công nhan và phong trào yêu nước phát triển mạnh
mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có Đảng của giai cấp vô sản
lãnh đạoo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ
chức cộng sản nhưng sự hoạt động riêng rẽ đã gây ảnh hưởng không
tốt nên cần hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành 1 Đảng cộng sản duy
nhất. Trước tình hình đó, Quốc tế cống sản đã giao cho NAQ nhiệm
vụ thống nhất các lực lượng cộng sản Việt Nam thành 1 đảng cộng
sản duy nhất.
……………….
Câu 2: Vì sao ngày từ khi ra đời (đầu năm 1930), ĐCSVN đã nắm
ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với CMVN?
- Sau CTTG1, những giai cấp cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất
hiện 2 khuynh hướng tư sản và vô sản trong PTGPDT ở Việt Nam. Cả
2 khuynh hướng cùng cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành
độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra, đó là cuộc đấu tranh giành quyên
lãnh đạo duy nhất trong giai đoạn 1919-1930.
- Tuy nhiên, khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng lãnh đạo
(2-1030) bị Pháp đàn áp, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của tổ chức này,
từ đó cũng chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Đầu 1930, ĐCSVN ra đời có đường lối Cách mạng đúng đắn, sáng tạo,
có tổ chức chặt chẽ có đội ngũ cán bộ kiên trung. Từ đây, Cách mạng
GPDT củaViệt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN
Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của
ĐCSVN. Tại sao nói cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do NAQ
soạn thảo là 1 cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo?
a) Nội dung
- Đường lối chiến lược Cách mạng là: tiến hành cuộc “Tư sản dân quyền
Cách mạng” và “Thổ địa Cách mạng” để đi tới xã hội cộng sản.
- Nhiệm vụ của Cách mạng là: đánh đổ Pháp, bọn phong kiến và tư sản
phản Cách mạng, làm cho Việt Nam được độc lập tự do, lập chính phủ
công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu giảm nghiệp lớn
nhỏ của Đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản Cách
mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
- Lực lượng Cách mạng gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức
còn phú nông và trung, tiểu địa chủ và tư bản mà chưa lộ rõ bộ mặt
phản Cách mạng thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ.
- Lãnh đạo cách mạng: ĐCSVN-đội tiên phong của giai cấp vô sản.
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của CMTG phải liên lạc với các
dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới.
b) Chứng minh tính đúng đắn và sáng tạo của cương lĩnh:
• Lý luận:
- Tính đúng đắn của cướng lĩnh được thể hiện ở việc xác định đường lối
phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam là 1 nước thuộc địa
- Tính sáng tạo được thể hiện ở chỗ không giáo điều, dập khuôn máy
móc, lý luận của CN M-L về đấu tranh giai cấp của các nước TBCN.
➔ Trong cương lĩnh này tính đúng đắn và sáng tạo gắn kết chặt chẽ với
nhau.
• Biểu hiện:
- Về đường lối chiến lược Cách mạng: Cương lĩnh vạch ra con đường
CMVN là trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng Tư sản dân quyền và Cách
mạng thổ địa để đi tới XHCS, hai giai đoạn này kế tiếp nhau đó là một
luận điểm đúng đắn với sáng tạo vì nó đã phản ánh đúng hoàn cảnh
khách quan của Việt Nam là 1 nước thuộc địa nửa phong kiến đồng
thời vận dụng sáng tạo CN M-L vào điều kiện cụ thể của VN, bỏ qua
TBCN tiến thẳng XHCN.
- Nhiệm vụ Cách mạng: Cương lĩnh chỉ rõ 2 nhiệm vụ cơ bản của Cách
mạng nước ta là chống Đế quốc và chống phong kiến trong đó nhiệm
vụ quan trọng nhất là nhiệm vụ chống Đế quốc và tay sai giành độc
lập dân tộc. Việc xác định nhiệm vụ như trên là phù hợp với yêu cầu
thực tiễn ở nhiều nước thuộc địa, tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ
yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Đế quốc xâm
lược bên cạnh đó nhiệm vụ dân chủ cũng được đặt ra một mức độ
nhất định để thực hiện nhiệm vụ dân tộc.
+ Ngoài ra đây cũng là nét sáng tạo so với CN M-L vì lực lượng Cách
mạng thuộc địa chưa tiến hành cuộc đấu tranh GPDT như ở các nước
Phương Tây
- Lực lượng Cách mạng: gồm toàn dân tộc đã phản ánh từ tượng đài
đoàn kết dân tộc của HCM, cương lĩnh đã khai thác được sức mạnh
của cả dân tộc và sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, đó là 1 tư tưởng
đúng đắn, việc tập hợp lực lượng này là vận dụng, sáng tạo của CN
M-L voà một nước thuộc địa. Nếu như trong CMVS các giai cấp tư
sản và địa chủ nói chung đều là đối tượng của Cách mạng thì trong
Cách mạng GPDT ở thuộc địa họ có thể trở thành lực lượng Cách
mạng.
- Lãnh đạo Cách mạng: là ĐCSVN lấy CN M-L làm nền tảng tư tưởng,
đây là điều đúng đắn vì trong cuộc cách mạng GPDT nước ta chỉ có
giai cấp công nhân thông qua chinh đảng của học là ĐCS mới đủ điều
kiện và khả năng lãnh đạo Cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
- Cương lĩnh khẳng định: CMVN phải đoàn kết với các dân tộc bị áp
bức và GCVS thế giới là bộ phận khăng khít của CMTG điều này
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
➔ Như vậy, Cương lĩnh chính trị của Đảng do NAQ khởi thảo là Cương
lĩnh Cách mạng GPDT đúng đắn, sáng tạo, thấm nhuần tư tưởng CN
M-L, đậm tính dân tộc trong đó độc lập, tự do là cốt lõi của bản
Cương lĩnh
CHỦ ĐỀ 4: Lịch sử Việt Nam từ 1930-1945
I: Phong trào cách mạng 1930-1931
Câu 1: Vì sao nói phong trào cách mạng 30-31 là bước phát triển nhảy vọt về chất so với
các phong trào yêu nước trước đó? Nêu đặc điểm của phong trào 1930-1931.
Vì:
- Xác định kẻ thù cách mạng
- Mục tiêu cách mạng
- Lực lượng cách mạng
- Lực lượng tham gia cách mạng
- Quy mô
- Hình thức đấu tranh
- Phong trào 30-31 là phong trào đầu tiên do ĐCS lãnh đạo
- Đối tượng và mục tiêu đấu tranh: Phong trào mang tính tính chất cách mạng
triệt để nhằm vào 2 kẻ thù là đế quốc và tay sai, không ảo tưởng về kẻ thù
dân tộc, kiên quyết lật đổ ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân, thực hiện
triệt để khNu hiệu chống đế quốc và phong kiến.
- Lực lượng cách mạng: bước đầu có sự phối hợp giữa phong trào công nhân và
nhân dân giữa cuộc đấu tranh ở nông thôn và thành thị hình thành lên liên
minh công nông.
- Quy mô: diễn ra trên quy mô rộng từ Bắc-Nam ở cả nông thôn và thành thị
mang tính thống nhất cao.
- Hình thức đấu tranh: phong phú gồm: bãi công, biểu tình, bãi khoá…và xuất
hình nhiều hình thức đấu tranh mới như biểu tình có vũ tranh tự vệ treo cờ
đỏ búa liềm, giải truyền đơn cùng khNu hiệu.
Câu 2: Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 30-31. Hãy lựa chọn và giải thích sự
kiện nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 30-31.
- Diễn biến:SGK
- Sự kiện được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 30-31: phong trào Xô
Viết Nghệ-Tĩnh từ 1930-cuối năm 31. Vì:
+Lật đổ hệ thống chính quyền thực dân phong kiến ở thôn xã giành chính
quyền về tay nhân dân.
+Xây dựng được mô hình chính quyền kiểu mới – của dân, do dân, vì dân.
Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 30-31 hoặc
vì sao phong trào 30-31 là cuộc tập dượt đầu tiên của ĐCSVN hoặc phong trào 30-31 có
đóng góp vào thắng lợi CM Tháng 8 (1945) như thế nào?

II: Thời cơ khởi nghĩa, diễn biến chính của cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Ý
nghãi lịch sử, nguyên nhân.
Câu 1: Tại sao khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng không chủ trương phát động tổng khởi
nghĩa?
• ĐK 1: Kẻ thù không thể thống trị được nữa.
• ĐK 2: Các tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về Cách mạng
• ĐK 3: Đội tiền phong và quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh Cách mạng.
• Thời điểm 9/3/1945 các điều kiện tổng khởi nghĩa như:
- Về phía kẻ thù:
+ Nhật đảo chính Pháp dễ dàng nên lực lượng Nhật Bản ở Đông Dương vẫn
mạnh.
+ Quân đồng minh phản công giành thắng lợi nhưng vẫn chưa tiêu diệt được
phát xít.
+ Ở Đông Dương, sau khi đảo chính Pháp thành công, Nhật Bản thi hành
một loạt biện pháp nhằm củng cố quyền thống trị.
- Về tầng lớp trung gian: khi đó mới hoang mang, dao động chưa ngả hẳn về
Cách mạng.
- Đảng và quần chúng nhìn chung trong cả nước chưa sẵn sàng đấu tranh Cách
mạng.
⇨ Với tình hình trên những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi vì thế Đảng
không chủ trương tổng khởi nghĩa mà chỉ phát động một cao trào kháng Nhật cứu
nước làm tiền đề để tiến lên tổng khởi nghĩa. Thực chất cao trào này là khởi nghĩa
từng phần giành chính quyền ở từng bộ phận làm cho toàn Đảng toàn dân sẵn sàng
chủ động chớp thời cơ tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Câu 2: Phân tích thời cơ của Cách mạng tháng 8. Vì sao nói đây là thời cơ ngàn năm
có 1? Đảng và Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa như thế nào?
a) Phân tích thời cơ:
- Thời cơ Cách mạng là sự kết hợp những điều kiện chủ và khách quan đã chín
muồi để đảm bảo cho thắng lợi Cách mạng trong đó điều kiện chủ quan
đóng vai trò quyết định.
+ Điều kiện chủ quan: lực lượng Cách mạng bao gồm chính trị và vũ trang đã
được Đảng ta tập hợp rèn luyện qua 1 quá trình chuNn bị lâu dài từ khi có Đảng
ra đời phát triển mạnh qua các thời kì 30-31. 36-39 và đặc biệt qua cao trào
kháng Nhật nên khi có thời cơ, lực lượng cách mạng trong cả đã sẵn sàng đứng
lên giành chính quyền. ĐCSVN được chuNn bị đầy đủ về đường lối, trưởng
thành qua các cao trào cách mạng, có đầy đủ quyết tâm và dũng cảm để phát
động tổng khởi nghĩa. Trải qua các cao trào Cách mạng, các tầng lớp trung gian
đã ngả hẳn về Cách mạng.
+ Điều kiện khách quan: 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng đồng minh vô điều
kiện, làm cho Nhật Bản ở Đông Dương rệu rã, mất tinh thần. chính phủ Trần
Trọng Kim hoang mang, tê liệt, chúng không thể thống trị được nữa và quân
đồng minh thì chưa kéo vào nước ta.
b) Giải thích:
- Đây là thời cơ ngàn năm có một vì giữa lúc Nhật Bản và bọn tay sai đang
hoang mang tan rã thì Anh. Pháp, Trung Quốc đang ráo riết kéo voà Đông
Dương với danh nghĩa giải giáp Nhật Bản nhưng thực chất đều có dã tâm
với nước ta.
- Nếu khởi ngĩa trước khi Nhật đầu hàng thì lực lượng của chúng ở Đông
Dương còn mạnh mang bản chất thiếu chiến tàn bạo nên nếu có giành chính
quyền thì khởi nghĩa rất lớn.
- Vì vậy Đảng chưa phát động khởi nghĩa vì thời cơ chưa đến. Nếu khởi nghĩa
khi đồng minh kéo vào Đông Dương thì thời cơ cách mạng đã qua vì 1 lúc
phải đương đầu với nhiều thế lực đế quốc cùng có dã tâm với Việt Nam.
- Vì vậy chúng ta đã tiến hành tổng khởi nghĩa khi Nhật Bản đầu hàng đồng
minh (15/8/45). Ta đã tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi cả
nước và giành thắng lợi vô cùng nhanh chóng đứng ở vị thế 1 nước chủ nhà
độc lập để đón đồng minh vào giải giáp Nhật.
- Như vậy thời cơ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn sau khi đồng minh kéo
vào Việt Nam không sớm hơn không muộn hơn. Đảng đã nhạy bén bám sát
tình hình dự đoán chính xác thời cơ để phát động toàn dân nổi dậy (13-
23/8/45) và lập ra VNDCCH (2/9)
Câu 3: (Phân tích/ rút ra) bài học được Đảng ta có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển
đảo hiện nay?
a) Bài học kinh nghiệm của CMT8
- Đảng vận dụng sáng tạo CN M-L vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt diễn biến
tinh hinh thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương cho phù hợp giải
quyết đúng mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đặt nhiệm vụ
GPDT lên đầu.
- Đảng tập hợp tổ chức đoàn kết lực lượng Cách mạng trong 1 mặt trận được
thống nhất – mặt trận Việt Minh để tạo nên sức mạnh toàn dân tộc.
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa Đảng linh hoạt trong kết hợp đáu tranh chính trị với
vũ trang, kết hợp chính tranh du kích, đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng
khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.
- 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, sau đó chiếm 1 số đảo thuộc
Trường Sa của Việt Nam. 1/5/2014, Trung Quốc cho đặt giàn khoan HD 981
vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, các hoạt động trên
của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng về chủ quyền và tài sản quốc gia
của Việt Nam được quy định bởi công ước LHQ về luật biển ở biển Đông
2002.
- Việt Nam hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa, quyền chủ quyền và
đặc quyền kinh tế với biển Đông.
- Vận dụng:
+ Tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng, quần chúng nhân dân trong
một mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi nhằm tạo nên sức mạnh, toàn dâ để
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam.
+ Kiên trì đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế làm
sáng tỏ chính nghĩa của nhân dân ta, vạch trận hoạt động sai trái của Trung
Quốc qua đó làm thất bại hành động của chúng.

You might also like