Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ 7

Câu 1: Cấu tạo nguyên tử và hạt nhân.


1) Khí He cho một vạch quang phổ có bước sóng 587,7 nm (vạch D3 trên hình 1, bên cạnh các vạch D1 và
D2 của natri đã biết từ lâu.
587 588 589 590 nm

D3 D2 D1
He Na
Hình 1. Các vạch quang phổ nằm gần 588 nm
a) Tính năng lượng E [J] của một photon với bước sóng của vạch D3 của heli cho trong hình 1.
Hình 2 cho giản đồ năng lượng các AO (atomic orbitals) của nguyên tử heli. Các mũi tên chỉ ra những sự chuyển
mức "được phép" theo nguyên lí quang phổ.

3p 3d
3s
3.6 3.6
[D] [E]

3.4 3.4
[C] 2p
E / 10–18 J

3.2 2s 3.2
[B]
3.0 [A] 3.0

0.0 1s Hình 2. Giản đồ năng lượng các orbital nguyên tử heli .


b) Trong số các trường hợp chuyển mức năng lượng [A], [B], [C], [D], [E], trong hình 2, hãy xác định một trường
hợp chuyển tương ứng với sự tạo thành vạch quang phổ D3 của heli.
2) Khối lượng của hạt nhân heli 4He là 4,0026 u. Biết rằng khối lượng của proton và nơtron là 1,007565 u
và 1,00866 u. Tính độ hụt khối và năng lượng liên kết riêng (eV) của hạt nhân heli. Khối lượng của hạt
nhân triti 3H là 3,0165 u. Tính năng lượng giải phóng (kJ.mol-1) trong quá trình phản ứng:
1 3 4
1 H + 1 H ----> 2 He
Câu 2: Liên kết – Phân tử – Tinh thể.
1. Pyrit (FeS2) tạo mạng tinh thể kiểu NaCl với các ion Fe2+ chiếm các vị trí của Na+ còn S22- chiếm các vị
trí của ion Cl–. Các liên kết S-S định hướng luân phiên theo đường chéo chính.
a) Vẽ ô mạng cơ sở của tinh thể.
b) Khối lượng riêng () của một tinh thể pyrit lý tưởng là 5.011 g/cm3. Tính hằng số mạng của ô mạng cơ
sở ( cạnh của ô mạng cơ sở a0 ).
2. Chất lỏng không bền A là axit yếu một nấc được giải phóng khỏi dạng muối natri (chứa 35,36% natri
về khối lượng và một anion chỉ chứa nguyên tố nito) bằng lượng dư lớn axit stearic.
a) Xác định công thức phân tử A và vẽ hai công thức cộng hưởng của phân tử này (Chỉ ra các cặp
electron hóa trị liên kết và không liên kết trong phân tử.)
b) Chất (B) được điều chế từ đồng phân cis của một hợp chất nitơ halogenua vốn chứa 42.44 % nitơ về
khối lượng. Xác định công thức thực nghiệm của halogenua này. Vẽ công thức Lewis đối với đồng phân
cis này. Chỉ ra các cặp electron hóa trị liên kết và không liên kết trong phân tử.
c) Nitơ halogenua này phản ứng với SbF5 với tỉ lệ 1:1 ở –196 °C tạo ra (B). Hợp chất ion mới (B) chứa
một cation và một anion. Hình dạng của anion được xác định là bát diện.
- Xác định công thức thực nghiệm của hợp chất ion B.
- Xác định công thức thực nghiệm của cation trong B và vẽ công thức Lewis của nó. Vẽ các cấu trúc cộng
hưởng nếu có. Chỉ ra các cặp electron hóa trị liên kết và không liên kết trong phân tử. Đề nghi góc liên
kết của các tiểu phân tạo thành ion này.

Câu 3: Nhiệt học – Động học – Cân bằng pha khí


1. Khí hidro được điều chế trong công nghiệp bằng cách nung nóng hydrocacbon như metan với hơi nước
theo p/ư: CH4 (k) + H2O (k) 3H2 (k) + CO (k) (A)
a) Cho các dữ kiện nhiệt động sau, hãy tính ΔrG của phản ứng A ở 298K và từ đó tính giá trị hằng số cân
bằng Kp.
–1 –1 –1
ΔfH (298) / kJ mol S (298) / J K mol
CH4 (k) –74.4 186.3
H2O (k) –241.8 188.8
H2 (k) 130.7
CO (k) –110.5 197.7
b) Hằng số cân bằng biến đổi thế nào khi tăng nhiệt độ ?
Quá trình sản xuất trong công nghiệp có thể thực hiện ở áp suất cao, nhiệt độ cao mà không cần xúc tác.
Thực tế trong hỗn hợp ở trạng thái cân bằng có 0,2% thể tích metan.
c) Giả sử phản ứng bắt đầu với những thể tích bằng nhau của metan và hơi nước, tính hằng số cân bằng
Kp cho quá trình sản xuất trong công nghiệp , cho biết ở trạng thái cân bằng có 0,2% thể tích metan.
d) Giả định ΔfH , S0 không đổi , hãy tính nhiệt độ đã dùng trong công nghiệp để điều chế hydro từ
metan.
2. Sự nhiệt phân etanal tiến hành theo cơ chế đã được đơn giản hóa như
sau:
Phản ứng Hằng số tốc độ Ea/kJ mol–1
CH3CHO  CH3· + HCO· k1 358
CH3· + CH3CHO  CH4 + CH3CO· k 2 8
CH3CO·  CH3· + CO k3 59
HCO·  H· + CO k4 65
H· + CH3CHO  H2 + CH3CO· k5 15
2CH3·  C2H6 k6 0
a) Hãy liệt kê bước khơi mào, bước lan truyền, bước tắt mạch của phản ứng
b) Dùng tính gần đúng các trạng thái ổn định của hợp chất trung gian để tìm công thức cho nồng độ của
các trạng thái ổn định HCO, H, CH3 và gốc CH3CO.
c) Hãy tìm qui luật về tốc độ hình thành metan, etan, hydro và CO theo nồng độ etanal.
d) Theo cơ chế trên etanal có hai cách phân hủy. Hãy viết mỗi phương trình phản ứng và cân bằng ; đối
với mỗi trường hợp hãy tìm bậc của etanal và năng lượng hoạt hóa.
Câu 4: Cân bằng trong dung dịch
Trong môi trường trung tính, ion Pb2+ tạo kết tủa PbO, là 1 oxide lưỡng tính. Trong môi trường acid, chỉ
Pb2+ tồn tại; khi tăng pH cả PbO và Pb(OH)3- tạo thành với lượng đáng kể. Cân bằng quan trọng của của
chì trong môi trường nước được cho sau đây:
Phản ứng 1 PbO(s) + H2O(l) Pb2+(aq) + 2 OH-(aq) Ksp = 8.0×10-16
- +
Phản ứng 2 PbO(s) + 3H2O(l) Pb(OH)3 (aq) + H3O (aq) Ka = 1.0×10-15
a) PbO lưỡng tính tan hoàn toàn khi pH thấp. Nồng độ đầu của Pb2+ là 1.00×10-2 mol·L-1, Tính pH tại đó
PbO bắt đầu kết tủa?
b) Khi pH tăng tới 1 giá trị xác định, kết tủa bị hòa tan lại. Ở pH bằng bao hiêu thì kết tủa tan hoàn toàn?
c) Viết công thức chung biểu diễn độ tan s của PbO.
d) Tính pH để độ tan của PbO nhỏ nhất. Tính nồng độ mol/l của các dạng tồn tại và độ tan theo mol/l ở
pH này.
e) Tính khoảng pH ở đó độ tan nhỏ hơn hoặc bằng 1,0x10-3 mol.l-1.
Câu 5: Phản ứng oxh-kh - Điện hóa
1) Ortophenantrolin sắt(II) là một chất chỉ thị oxi hóa khử, thực chất nó là một cặp O-K liên hợp mà dạng
Oxh có màu xanh; còn dạng khử có màu đỏ. Thế chuẩn của nó là 1,14v.
Hãy xác định vùng thế đổi màu của chất này, biết rằng nếu dạng nào có nồng độ lớn hơn 10 lần so với
dạng kia thì quyết định màu quan sát được.
Có thể dùng chất chỉ thị trên khi tiến hành định lượng Fe2+ bằng Ce4+ được không?
Cho thế chuẩn Fe3+/Fe2+ = 0,77v và Ce4+/Ce3+ = 1,71v.
2) Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên
mỗi điện cực và trong pin. Thiết lập biểu thức Tt theo Epin.
Câu 6: Đồng phân, danh pháp của hợp chất hữu cơ
1) Hãy cho biết các chất có c.t.p.t C4H8O và:
a) có chứa cacbon bất đối, chỉ rõ nguyên tử cacbon bất đối.
b) tất cả cacbon bất đối đều có cấu hình S.
c) là đồng phân meso?
2) Monosaccarit A có M =150 u. A tác dụng với NaBH4 tạo thành hai đồng phân B và C đều không
quang hoạt.
a) Viết c.t Fise của A, B, C. Xác định cấu hình tuyệt đối của C* trong A, B, C.
b) Cho biết B có bao nhiêu đồng phân lập thể? chỉ rõ quan hệ giữa chúng?
Câu 7: Cơ chế phản ứng hữu cơ
Cho sơ đồ sau:

a) Xác định cấu tạo C, D


b) Viết cơ chế tạo thành C, cho biết hiệu ứng không gian có ảnh hưởng như thế nào đến việc tạo thành C?
c) Giải thích sự tạo thành D.
3) Người ta tổng hợp dẫn xuất E:
C6H5OH(phenol) + CH3COCH2COOCH3 ( xt H+) E ( C10H8O2)
Viết cấu trúc E và giải thích sự tạo thành E?
Câu 8: Xác định công thức chất hữu cơ
Chất Q chứa 65,2% cacbon và 8,75% hidro và không có nguyên tố nào thêm nữa trừ oxi. Q được biết có
tính axit và chuẩn độ 43,7mg chất này cần 23,7mL dung dịch nước của natri hidroxit 0,0100M để đạt đến
điểm tương đương. Khối lượng phân tử của Q nhỏ hơn 200.
a).Công thức phân tử của Q là gì và những nhóm chức nào gây nên tính axit của hợp chất?
Q phản ứng với hidro có mặt bột mịn platin tạo thành hợp chất mới A. Khử A với natri bo hidrua trong
etanol cho chất B. Hợp chất B dễ dàng loại nước khi đun nóng với axit sunfuric để tạo anken C. Phổ
NMR (cộng hưởng từ hạt nhân) 13C của C cho thấy sự có mặt của một nhóm metyl gắn vào liên kết đôi.
b).Những nhóm chức nào phù hợp với các phản ứng trên?
Phản ứng ozon phân chất C rồi oxi hóa kế tiếp chỉ cho hai phần là axit etanoic và một axit dicacboxylic
mạch thẳng D. Sự phân chia tương tự của Q tạo thành axit oxalic (axit etandioic) và chất E có chứa một
nhóm chức axit cacboxylic.
c).Suy ra cấu tạo của D và E, từ đó xác định các cấu tạo có thể có của Q.
Câu 9: Tổng hợp hữu cơ
a) Điều chế aspirin ASS ( ax axetyl salixylic) theo sơ đồ:

- Viết c.t.c.t của các chất trên sơ đồ. Giải thích sự tạo thành chất A.
- Cho biết độ tan của ASS trong nước ở pH =2 và pH =9, giá trị nào cao hơn?
- Nếu tiếp tục thế SE vào ASS thì nhóm thế tiếp theo đó ư tiên đi vào vị trí nào?
b) Phenaxetin E được sản xuất trước kia để làm thuốc giảm đau theo sơ đồ:

Viết cấu tạo của các chất trên sơ đồ.


c) So sánh tính ax của E và ASS. Chất nào hoạt động quang học? Chất nào p/ư với NaHCO3?
Câu 10: Bài toán tổng hợp về phi kim
Cho 42,3 gam kim loại M tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,064 lít hỗn hợp hai khí không màu có
tỉ khối so với H2 bằng 16,75 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) và dung dịch X. Làm mất
nước X thu được 179,28 g rắn Z khan. Tính %N trong Z? Xác định M?
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1:
1)
a) E = hc/λ = 6,626.10-34. 2,998.108/(587,7.10-9) = 3,380.1-19 J
b) Mức năng lượng tính được ở câu c phù hợp với sự chuyển của e từ 2p đến 3d trên giản đồ đã cho ( E).
3p 3d
3s
3.6 3.6
[D] [ E]

3.4 3.4
[C] 2p
E / 10–18 J

3.2 2s 3.2
[ B]
3.0 [ A] 3.0

0.0 1s
Tính cụ thể:
A 3,35.10-18 J; B  3,7. 10-18J ; C  5.10-19J; D  3.10-19J; E  3,5.10-19J
2) – Độ hụt khối khi hình thành hạt nhân He: 0,02985u.
- Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân He là E = E/A = 0.02985.931,6/4 = 6,952065 MeV
- Độ hụt khối của p/ư =m (trước) – m(sau) -0,021465u
- Năng lượng kèm theo p/ư = -0,201465.931,6.106.1,6.10-19. 6,022.1023 = 1,9294.109 kJ.mol-1.
Dấu “ –“ chứng tỏ p/ư giải phóng năng lượng.
Câu 2:
1)
a) Vẽ ô mạng
b) Ô mạng nhỏ nhất ứng với hằng số mạng là ao chứa 4 nguyên tử Fe và 8 nguyên tử S. Điều này dẫn
đến:

Từ phương trình này chúng ta nhận được kết qủa ao = 541,8pm


2)
a) A là HN3
Giải thích: Một mol muối natri của A chứa một mol natri, như vậy khối lượng phân tử là M(Na)/0,3536 =
65,02g/mol. Khối lượng phân tử của anion là 42,03 g/mol. Điều này chỉ ra rằng đó là N3-. A sẽ là hydro
azit. Công thức Lewis của nó là:

b) Nếu công thức của halogenua là NaXb (X là một halogen chưa biết) thì ta có phương trình sau:

Từ đó ta có bM(X) = 19a. Như vậy X là flo, và b = a. Do NF không tồn tại mà số liên kết cộng hóa trị mà
nitơ có thể tạo ra tối đa là 4 nên halogenua này sẽ là N2F2 có dạng hình học như sau:

c) Do SbF5 là một axit Lewis mạnh, hình dạng anion đã được xác định là bát diện nên công thức của
anion B sẽ là SbF6-.
Anion B là SbF6- nên công thức phân tử của B là [N2F+][SbF6-]. Các cấu trúc cộng hưởng của cation là:
Lai hóa N là sp2 và sp nên góc liên kết NNF khoảng 1200- 1800.
Câu 3:

1) a)

b) Đối với phản ứng thu nhiệt ), sự tăng nhiệt độ làm cho cân bằng chuyển dịch về phía tạo thành sản
phẩm , nghĩa là làm tăng hằng số cân bằng.
c) Đối với khí lí tưởng, % thể tích là % về số mol
Nếu còn lại 0,2% thể tích CH4 thì % thể tích H2O cũng bằng 0,2%. Còn lại 99,6% là sản phẩm H2 và CO
theo tỉ lệ 3 : 1. Vì thế có 24.9% CO và 74.7% H2.

d) Đường đẳng tích Van’t Hoff :

2) a)
Phản ứng
Khơi mào 1
Lan truyền 2, 3, 4, 5
Tắt mạch 6

b) (1)

(2) (từ 1.)

(3)
(4)
Cộng (3) + (4), và thế vào (2) rồi vào (1).

k2 [Me]+k5 [H] k k1 k
[Ac]  [AcH]  2 [AcH]3/2  1 [AcH]
k3 k3 k6 k3
Cuối cùng từ (4).
c) Tốc độ hình thành:

e) Tìm bậc của etanal và năng lượng hoạt hóa bằng cách phân tích tốc độ hình thành những sản phẩm
khác nhau : sự hình thành etan và hydro là bậc một đối với etanal và bằng với những tốc độ khác, còn sự
hình thành metan là bậc 3/2. Cả hai phản ứng đều tạo thành CO. Ở phản ứng bậc nhất tốc độ hình thành
CO gấp đôi tốc độ hình thành etan và hydro, và ở phản ứng bậc 3/2 tốc độ hình thành CO bằng tốc độ
hình thành metan.
Để tính năng lượng hoạt hóa ta dùng phương trình Arrhenius ( k = A. e-Ea/RT).
(i) 2CH3CHO  C2H6 + H2 + 2CO bậc 1 Ea = 358 kJ mol–1
Giải thích: vi = vC2H6 = k1.[AcH]. Vậy Ea = E1 = 358 kJ.mol-1.
(ii) CH3CHO  CH4 + CO bậc 3/2 Ea = 187 kJ mol–1
vii = vCH4 = k2.k11/2.k6-1/2.[AcH]3/2. Vậy Ea = E2+1/2 E1 -1/2 E6 = 8 + 358:2 -0= 187 kJ.mol-1
Câu 4:
a) Xét cb 1) PbO(s) + H2O(l) Pb2+(aq) + 2 OH-(aq) Ksp = 8.0×10-16
Có Ks = 8.10-16 = [Pb2+].[OH-]2 thay [Pb2+] = 1.10-2 được [OH-] = 2,8.10-7 M vậy pH = 7,45.
b) Khi pH tăng, kết tủa tan theo cân bằng
2) PbO(s) + 3H2O(l) Pb(OH)3-(aq) + H3O+(aq) Ka = 1.0×10-15.
kết tủa tan hoàn toàn thì [Pb(OH)3 ] = 1.10 mà Ka = 10 = [H ].[Pb(OH)3-] vậy [H+] = 10-13 M; pH =13.
- -2 -15 +

c) độ tan của PbO bằng tổng nồng độ các dạng tồn tại của nó trong dung dịch:
s = [Pb2+] + [Pb(OH)3-] = 8.1012. h2 + 10-15/h
Lấy đạo hàm dS/dH = 0; giải ra h = 10-9,4; nghĩa là tại pH = 9,4 thì smin.
khi pH = 9,4 tức là [H3O+] = 10-9,4 M và [OH-] = 10-4,6 M ; dễ dàng tính được [Pb2+] = 1,3.10-6 và
[Pb(OH)3-]=2,5.10-6. Vậy s = 3,8.10-6 M.
d) Có s = [Pb2+] + [Pb(OH)3-] = 8.10-16/[OH-]2 + 10-15/[H3O+]
đặt [H3O+] = h thì [OH-] = 10-14/h ta có s = 8.1012.h2 + 10-15.h-1 ≤ 10-3.
* giải gần đúng: cho từng số hạng ; ta có pH = 7,95 – 12. Cần nhớ rằng ở pH gần với 7,95 thì
[Pb2+]>>[Pb(OH)3-] còn ở pH gần 12,0 thì ngược lại. Có nghĩa là sự gần đúng trên là có thể chấp nhận
được.
* giải bất phương trình 8.1012.h2 + 10-15.h-1 - 10-3 ≤ 0 ta được nghiệm 10-12 ≤ h ≤ 1,12.10-8 nghĩa là
7,95 ≤ h ≤ 12. Kết quả hoàn toàn phù hợp.
Câu 5:
1) Dạng oxh có màu xanh và dạng kh có màu đỏ. Có E = E0 + 0,0592lg([oxh]/[kh]).
Dung dịch có màu xanh nếu [oxh]/[kh] ≥ 10 hay E ≥ 1,1992 v và dung dịch có màu đỏ khi [oxh]/[kh]≤10
hay E ≤ 1,081v. Vậy khoảng đổi màu của chỉ thị là 1,081 ≤ E ≤ 1,1992 v.
Xét phép định lượng oxh-kh đối với hai cặp Fe3+/Fe2+ có E01 = 0,771v và Ce4+/Ce3+ có E02 = 1,71v.
Ptp/ư: Ce4+ + Fe2+  Ce3+ + Fe3+. Tại điểm tương đương [Ce3+] = [Fe3+] và [Ce4+] = [Fe2+].
Vì E2 = E02 + 0,0592lg([Ce4+]/[Ce3+]) và E1 = E01 + 0,0592lg([Fe3+]/[Fe2+]) và tại tương đương E1 = E2 tức
là Etđ = (E01 + E02)/2 = 1,2405 v . Dung dịch có màu xanh.
Xét ở 1% trước tương đương thì thế của dung dịch:
E = 0,771 + 0,0592lg( 99/1) = 0,89v. Dung dịch có màu đỏ.
Như vậy Ortophenantrolin là một chất chỉ thị tốt cho phép chuẩn độ này.
2)
Sơ đồ pin: (-) Ag,AgI(r) / I-(aq) 1M// Ag+(aq) 1M/ Ag(r) (+)
Tại cực Anot(-): Ag –e + I-  AgIr
Tại cực Katot(+): Ag+ + e  Ag
P/ư khi pin h/đ: Ag+ + I-  AgIr
Tt-1 = 10E/0,0592.
Câu 6:
1)
a) Các chất C4H8O và có C bất đối:

b) Các chất C4H8O và có C bất đối cấu hình S:

c) Các chất C4H8O và có C bất đối là đồng phân meso:

2)
monosaccarit có c.t dạng Cn(H2O)m. Có 12n + 18m = 150 nghĩa là 2n + 3m = 25, nghiêm nguyên duy nhất
là: n =5; m = 5. Công thức C5H10O5.
Sau khi khử nhóm cacbonyl của A thu được hai đồng phân B và C đều không quang hoạt ( meso). Nên
cấu tạo của chúng chỉ có thể là:

Cần chú ý khi xét độ hơn cấp thì hai nhóm giống nhau, nhóm R có độ ưu tiên cao hơn nhóm S.
B có ( 23):2 = 4 đồng phân lập thể. ( B có 3 C* và phân tử đối xứng. Đó là:( nên vẽ)
i) C : epime ở C3.
ii) epime ở C4
iii) epime ở C2
iiii) B
Câu7:
a, b, c) sự tạo thành enamin:

Enamin có tính nu vì cặp e tự do của N có thể chuyển vào Cβ
Cần chú ý là enamin không thể chuyển hóa thành dạng: do chướng ngại lập thể của các nhóm
cồng kềnh làm nó không thể xếp trên cùng mặt phẳng.

3)

Câu8:
Vì C = 65,2% H = 8,75%  O = 26,05%
Tương ứng với công thức thực nghiệm là C10H16O3.
Khối lượng phân tử là
(10 x 12,01 + 16 x 1,008 + 3 x 16,00) = 120,1 + 16,13 + 48 = 184,13
Do khối lượng phân tử của Q xấp xỉ 200 nên công thức phân tử của Q là C10H16O3
Q có tính axit nên có thể chứa một nhóm CO2H (do chỉ có ba nguyên tử oxi trong phân tử).. Vậy Q là
axit đơn chức, phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1:
R—CO2H + NaOH  R—CO2–Na+ + H2O
43,7 mg  g Q phản ứng với 23,7 mL NaOH 0,0100 M; tương đương với x 0,0100 mol NaOH.
Nếu g Q phản ứng với x 0,0100 mol NaOH thì x g Q phản ứng với 1 mol NaOH,
nghĩa là 184,3 g Q phản ứng với 1 mol NaOH.
Điều này chứng tỏ 1 mol Q phản ứng với 1 mol NaOH và như thế ta kết luận Q là axit đơn chức dạng R
—CO2H.
Kế tiếp cần xác định nguyên tử oxi còn lại trong C10H16O3 (or C9H15O—CO2H)
Có thể là một ete R—O—R
một rượu R—O—H
R C O
một xeton R
R
C O
hay một andehit H
Số tương đương liên kết đôi (Double Bond Equivalent, viết tắt là DBE) trong Q.
Nhớ rằng, với CaHbOc DBE =
Áp dụng vào Q, thì DBE = = =3
Từ các dữ kiện đã cho trong đề, ta biện luận được cấu tạo phù hợp của các chất A, B, C, D, E, Q. Thật
vậy:

Vấn đề duy nhất còn lại là sự đồng phân hóa cis/trans của liên kết đôi trong Q , không

thể xác định dựa trên các giả thiết đã cho.

Câu9:
a)

giải thích:

b)
Có trình tự p/ư như sau: Khử nhóm nitro thành amin(A), axyl hóa (B), sunfo hóa tại para tạo C. Phản ứng
với NaOH trong điều kiện mãnh liệt tạo phenol D sẽ bị ankyl hóa thành ête E theo tổng hợp Williamson
A: C6H5NH2; B: C6H5NHCOCH3; C: HO3S-C6H4-NHCOCH3; D: HO-C6H4-
NHCOCH3
E: EtO-C6H4-NHCOCH3.
c) Tại pH =2 ASS tan kém trong nước hơn pH =9, do trong mt bazo, nó bị chuyển thành anion dễ bị
hidrat hóa hơn. Tính ax của ASS cao hơn E. E dễ tham gia p/ư thế SE hơn ASS do nhân benzene của nó
giàu mật độ e hơn. Không có chất nào bất đối.. Tiếp tục thế Se vào ASS, vị trí tiếp theo ưu tiên là :

Không chất nào có thể nhường proton cho NaHCO3


Câu 10:
- Trường hợp 1: Nếu Z không chứa NH4NO3; Tính theo BTKL: gọi a là số mol HNO3 p/ư; lượng H2O sinh ra từ
p/ư là a/2. Ta có : 42,3 + 63a = 0,36.33,5 + 179,28 + 9a. Giải ra a = số mol HNO3 = 2,76mol;
Mặt khác số mol gốc NO3 /Z = (179,28-42,3):62 = 2,20935 mol;
Hai khí sinh ra là NO ( hóa nâu trong kk) và N2O( khí không màu có M > 33,5) . Dễ dàng tính được số mol N2O =
0,09 mol và NO = 0,27 mol; tính được số mol N/khí = 0,45 mol. Dễ thấy 0,45 + 2,20935 = 2,6594 < 2,76 =>
Vậy vô lý!!!
- Trường hợp 2: Z chứa NH4NO3. Gọi số mol M= a; NH4NO3 = b mol. Có hệ:
a.M = 42,3; a.(M+62n) + 80b = 179,28; n.a = 8b + 0,81 + 0,72
Giải ra M = 20n nhận n =2 M= 40 là Ca. a = 1,0575 mol; b = 0,073125 mol.
%N/Z = 17,66%.

You might also like