Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Pháp nhân là Chủ thể như thế nào trong các quan hệ pháp luật?

Điều 74 khoản 1 của BLDS 2015 nói đến 4 điều kiện: Được thành lập một cách
hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 của Luật này; Có tài sản
riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật; Nhân
danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trong các điều kiện này thì điều kiện nào là điều kiện quan trọng giúp
chúng ta phân biệt được tổ chức có tư cách pháp nhân với tổ chức không có tư
cách pháp nhân?
- Điều kiện thứ 1 về pháp nhân: Được thành lập một cách hợp pháp. Sự xuất hiện
của pháp nhân phải do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận. Đồng thời việc thành
lập pháp nhân phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp lý nhất định do pháp luật quy
định;
Với điều kiện thứ nhất này chúng ta có thể hiểu như sau: chẳng hạn pháp nhân là
cơ quan, tổ chức NN phải được thành lập theo quyết định hành chính của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Đây được gọi là trình tự mệnh lệnh. Theo trình tự này thì
căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội, cơ quan NN có thẩm quyền ra quyết định
thành lập một pháp nhân thằm thông qua hoạt động của pháp nhân này để giải
quyết các nhu cầu xã hội đang đòi hỏi, các cơ quan hữu quan câp dưới có trách
nhiệm thi hành quyết định đó.
Hoặc nếu pháp nhân là tổ chức kinh tế tư nhân như các công ty thì phải được
thành lập trên cơ sở hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gửi đến cơ quan đăng ký kinh
doanh. Cơ quan này thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp. Đây là thành lập pháp nhân theo trình tự đăng ký
Một lưu ý đến điều kiện thứ nhất này là pháp nhân được coi la thành lập hợp
pháp nếu pháp nhân đó là do cơ quan NN, người có thẩm quyền thành lập theo
trình tự, thủ tục pháp luật quy định
Như vậy, điều kiện thứ nhất chưa phải là điều kiện quan trọng quyết định tổ chức
có tư cách pháp nhân hay không. Chúng ta sẽ đi phân tích các điều kiện tiếp theo
- Điều kiện thứ 2 về pháp nhân: Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tức là pháp nhân
phải có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh, được thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan
lãnh đạo và các bộ phận cấu thành của nó có mối liên hệ mật thiết. Toàn bộ hoạt
động của pháp nhân đạt dưới sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo và chính cơ quan
lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của nó;
- Điều kiện thứ 3: Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi
tham gia quan hệ pháp luật. Dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng bởi tài sản riêng là
cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức. Tài sản riêng được hiểu là quyền sở hữu
hay quyền quản lý nhưng phải đảm bảo tiêu chí là độc lập với các tổ chức cá nhân
khác;
Điều kiện độc lập về mặt tài sản và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản là điều kiện
rất quan trọng trong việc phân biệt tổ chức có tư cách pháp nhân với tổ chức không
có tư cách pháp nhân
Ví dụ như: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viện trở lên có tư cách pháp
nhân. Bởi vì nó thỏa mãn điều kiện thứ 3 như sau: Tài sản của công ty là tổng số
vốn góp của các thành viên vào trong công ty và tài sản này độc lập với tài sản của
các thành viên gop vốn do các thành viên đã làm xong thủ tục chuyển quyền sở hữu
tài sản đó sang cho công ty. Khi đó thành viên sẽ thụ hưởng quyền trong công ty
theo tỷ lệ phần vốn góp. Công ty chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, thành
viên công ty TNHH chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp đem vào công ty
về mặt nguyên tắc
- Điều kiện thứ 4: Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập. Khi tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể thì pháp nhân phải
nhân danh minh tham gia một cách độc lập và đồng thời phải chịu trách nhiệm về
hậu quả phát sinh từ những hoạt động đó.

You might also like