Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1) Khi nào một pháp nhân có đầy đủ năng lực chủ thể?

Một pháp nhân có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành
vi phát luật) phát sinh và tồn tại cùng với thời điểm pháp nhân được thành lập và
tồn tại.
(Pháp nhân là tổ chức có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định để tham
gia quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể độc lập. Các điều kiện để tổ chức
là pháp nhân:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập)
2) Sự kiện một người chết cùng làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt các
quan hệ pháp luật nào?
- Phát sinh: + Có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người chết đó có tài sản.
- Thay đổi: + Thay đổi quan hệ đại diện cho một người đại diện khác khi người
đại diện trước đó chết.
+ Thay đổi quan hệ giám hộ: nếu người giám hộ chết thì người được giám hộ
thay đổi người giám hộ khác.
- Chấm dứt: + Chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng
+ Quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ lao động có liên quan
đến người chết đó.

3) Một hành vi được cá nhân dự tính là lấy cắp tài sản của người khác có
được xem là vi phạm pháp luật hay không? Giải thích rõ cho câu trả lời.
Một hành vi được cá nhân dự tính là lấy cắp tài sản của người khác không được
xem là vi phạm pháp luật, bởi vì hành vi này không đủ các dấu hiệu cơ bản cấu
thành vi phạm pháp luật. Một dấu hiệu cấu thành vi phạm phạm luật đó là: vi phạm
pháp luật luôn luôn là hành vi xác định của con người.
Hành vi dự tính lấy cắp tài sản của người khác ở đây mới chỉ dừng lại ở việc
dự tính, tức là suy nghĩ, chưa bộc lộ ra bên ngoài dưới hình thức hành động
nên không bị coi là vi phạm pháp luật. (Hành vi vi phạm pháp luật phải là hành
vi xác định nghĩa là, hành vi đó phải được bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan
dưới hình thức hành động hoặc không hành động mà con người có thể tri giác
được. Do đó, mọi suy nghĩ hay tưởng tượng dù có nguy hiểm cho xã hội nhưng
chưa được bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan thì không bị coi là vi phạm pháp
luật).
(Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là:
- Vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi xác định của con người.
- Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái với các quy định của pháp luật, xâm hại
tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể.
- Vi phạm pháp luật là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện.)

You might also like