Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở những mặt nào?

Số liệu cụ thể

Gồm 3 mặt:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là là mối quan hệ về số lượng (bao gồm cả số lượng ngành và
tỷ trọng mỗi ngành) và chất lượng ngành kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động, phát triển của các ngành kinh tế
làm thay đổi vị trí và tỷ trọng của chúng cho phù hợp với năng lực sản xuất và
phân công xã hội
Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế được đặc trưng bởi
hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nhất định.
Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu tổ chức kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là
một thành phần kinh tế. Sự hình thành cơ cấu thành phần kinh tế dựa trên cơ sở
hình thức sở hữu tư liệu sản xuất.

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ


Cơ cấu lãnh thổ là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, có
mối liên kết chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ cùng với cơ cấu
ngành và cơ cấu thành phần kinh tế hình thành cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ là chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh
thổ của quốc gia biểu hiện ở việc hình thành các vùng chuyên canh, các khu công
nghiệp tập trung và khu chế xuất.

SỐ LIỆU CỤ THỂ:
- Nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế
với tốc độ tăng trưởng cao hơn 3 năm trước, khi 2 nhóm ngành công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ gặp tác động lớn hơn bởi đại dịch Covid-19 xuất hiện
ở Việt Nam vào năm 2020, bùng phát vào năm 2021, nhưng 2 nhóm ngành
này vẫn tăng trưởng dương và góp phần tạo điều kiện để 2 nhóm ngành này
phục hồi tăng trưởng trong năm 2022.

- Trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản đã có xu hướng giảm độc
canh lúa, phát triển toàn diện hơn. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm,
của ngành lâm nghiệp, của ngành thủy sản tăng.

- Về tiêu thụ, sản phẩm xuất khẩu có sự tăng tốc đáng kể. Nhiều nông, lâm -
thủy sản xuất khẩu vượt lên đứng hàng đầu thế giới, như kim ngạch xuất
khẩu năm 2022 của gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15.857 triệu USD (năm 2020 là
313 triệu USD); thủy sản: 10.930 triệu USD (năm 2020: 1.479 triệu USD);
cà phê: 3.943 triệu USD (2020: 501 triệu USD); rau quả: 3.338 triệu USD
(2020: 213 triệu USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo (tiêu chí và là biểu tượng của nước
công nghiệp) đã tăng khá, từ 20,7% năm 2005 đã tăng lên 24,76% năm
2022.
- Trong nhóm ngành dịch vụ, tỷ trọng trong GDP của một số ngành có sự
tăng, giảm.
- Như vậy, trong khi tỷ trọng tự cấp tự túc giảm, tỷ trọng mua bán trên thị
trường tăng, nhưng tỷ trọng thương nghiệp hàng hóa giảm, tỷ trọng kinh
doanh bất động sản giảm, thì tỷ trọng các hoạt động dịch vụ khác tăng.
Bên cạnh những kết quả tích cực, về cơ cấu nhóm ngành kinh tế cũng còn
một số vấn đề đặt ra.

Đối với nông, lâm nghiệp - thủy sản, có 3 vấn đề lớn về cơ cấu. Đối với sản
xuất, vấn đề lớn nhất là tính phân tán, quy mô nhỏ của kinh tế hộ đặt ra vấn
đề về sửa Luật Đất đai, giải quyết tình trạng không hấp dẫn, thậm chí là thờ
ơ đối với đồng ruộng ở một số vùng nông thôn. Chất lượng sản phẩm còn
hạn chế cả về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, cả về chất lượng, cả về khâu
bảo quản, cả về chế biến làm tăng giá trị sản phẩm). Về thị trường tiêu thụ,
thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc vào một số thị trường, nhất là những thị
trường thường thay đối cơ chế nhập khẩu về tiểu ngạch, hoặc dùng các rào
cản kỹ thuật để hạn chế khi quy mô xuất khẩu và xuất siêu từ Việt Nam vào
đây lớn.

Đối với công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo còn
thấp xa so với mục tiêu, so với tiêu chí của nước công nghiệp. Tỷ trọng công
nghiệp hỗ trợ còn yếu. Tỷ trọng gia công, lắp ráp, ngay cả với khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài còn lớn, nên thu nhập của người lao động còn thấp,
lại còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài trong sản xuất công nghiệp còn lớn (trên 50% giá trị sản xuất). Tình
trạng chuyển giá để giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tính
lan tỏa từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sang khu vực kinh tế trong
nước còn ít, …

Trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng doanh nghiệp có kỹ
thuật - công nghệ hiện đại còn thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có kỹ thuật - công
nghệ lạc hậu còn lớn, … Ngay trong ngành cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu,
như ngành sắt thép chẳng hạn, sản lượng phục vụ xây dựng cơ bản là chủ
yếu, sản lượng thép phục vụ cơ khí chế tạo còn ít ỏi...
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2019

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 8,53%.

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm
2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng
5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.

You might also like