Nội Dung CĐ Phức Chất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 50

Chuyên đề 15.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỌN LỌC VỀ PHỨC CHẤT


Thời lượng: 9 tiết
I. Một số khái niệm:
1. Khái niệm và phân loại:
+ Là những hợp chất hoá học mà trong phân tử của nó có chứa ion phức hoặc phân tử phức trung hoà,
thường có công thức tổng quát dạng [MLx]n Xm.
+ Nếu n = 0, thì chúng ta có phức trung hoà ví dụ: [Co(NH3)3Cl3], [Pt(NH3)2Cl2]
+ Nếu n ¿ 0, thì chúng ta có ion phức ví dụ: [Al(H2O)6] Cl3, K4[Fe(CN)6]
2. Thành phần cấu tạo của phức chất:
* Cầu nội: là ion phức được tạo bởi:
+ Ion (nguyên tử) trung tâm: là ion kim loại tạo phức
+ Phối tử: các ion trái dấu và phân tử phân cực liên kết trực tiếp với ion trung tâm
+ Số phối trí: số lượng phối tử liên kết trực tiếp với ion trung tâm
* Cầu ngoại: là phần ion trái dấu liên kết với ion phức:
Vd: phức chất [Ag(NH 3)2]Cl có cầu nội: [Ag(NH3)2]+; ion trung tâm là: Ag +; phối tử là: NH3; số phối trí
của Ag+ là: 2; cầu ngoại: Cl- Phối tử

[Co(NH3)6]Cl3
Cầu nội Cầu ngoại
Nhân trung tâm
*Nhân trung tâm
+ Thường là nguyên tử hoặc ion của các nguyên tố chuyển tiếp họ d (các electron đang điền vào phân
lớp d); nhân trung tâm thường liên kết với các nguyên tử hoặc ion khác để tạo hành ion phức hoặc phân tử phức
trung hoà.
* Phối tử (ligand)
+ Là các phân tử hay các ion bao quanh nhân trung tâm để tạo nên phân tử hoặc ion phức.
- Một số phối tử là ion: F-, Cl-, I-, OH-, CN-,
- Một số phối tử là phối tử trung hoà: H2O, NH3, H2N-CH2-CH2-NH2.
* Số phối trí của nhân trung tâm
+ Là tổng số liên kết σ mà nhân trung tâm tạo được với các phối tử trong cầu nội.
Ví dụ: [Co(NH3)6]Cl3: số phối trí của Co3+ là 6
Na3[AlF6]: số phối trí của Al3+ là 6
Na2[Zn(OH)4]: số phối trí của Zn2+ là 4
* Dung lượng phối trí của phối tử
+ Là số liên kết σ mà một phối tử thực hiện được với nhân trung tâm.
- Khi một phối tử liên kết với nhân trung tâm qua một nguyên tử, tức là tạo được một liên kết σ , lúc này
dung lượng phối trí của phối tử bằng 1. Phối tử này được gọi là phối tử đơn càng (đơn răng).
- Khi một phối tử liên kết với nhân trung tâm qua từ 2 nguyên tử trở lên, tức là tạo được số liên kết σ ¿
2, lúc này dung lượng phối trí của phối tử ¿ 2. Phối tử này được gọi là phối tử đa càng (đa răng).
Ví dụ: với phức chất [Co(NH2CH2CH2NH2)3]3+ : CH2 CH2
- Số phối trí của Co3+ là 6. 3+
- Dung lượng phối trí của ethylendiamine là 2. NH2 NH2
NH2 CH2
CH2 NH2 Co
NH2 CH2
CH2 NH2

2. Phân loại phức chất


1
Dựa vào điện tích của cầu nội người ta phân chia phức chất thành 3 loại :
- Nếu cầu nội mang điện tích dương thì có phức cation như:
[Al(H2O)6]3+Cl3, [Zn(NH3)4]2+Cl2, [Co(NH3)6]3+Cl3
- Nếu cầu nội mang điện tích âm thì có phức anion như:
K2[Si(F)6]2-, K2[Zn(OH)4]2-,
- Nếu điện tích của cầu nội bằng 0 thì có phức trung hoà như:
[Co(NH3)6Cl3], [Ni(CO)4].
II. Cách gọi tên phức chất.
- Tên phức chất = tên cầu nội + “ ” + tên cầu ngoại
- Tên cầu nội: số phối tử + tên phối tử + tên của nguyên tử trung tâm + hoá trị.
- Số phối tử:
+ để chỉ số phối tử một càng (có 1 cặp electron tự do có thể tham gia phối trí) nguời ta dùng các tiếp đầu
ngữ: di, tri, tetra,...
+ để chỉ số phối tử nhiều càng (có nhiều cặp electron tự do có thể tham gia phối trí) người ta thường dùng
các tiếp đầu ngữ: bis, tris, tetrakis, pentakis,….
- Tên phối tử (Ligand):
+ Nếu phối tử là anion: tên anion kết thúc bằng -ite, -ate hoặc -ide thì tên phối tử được đổi thành -ito, -ato
hoặc -ido. Riêng các halogenido được viết thành “halo”. Lưu ý, hydrogen luôn được coi là anion với tên
gọi là hydride.
-ite -ito; VD: nitrite nitrito
-ate -ato; VD: sulfate sulfato, nitrate nitrato
-ide -o; VD: chloride chloro, hydroxide hydroxo
-F : fluoro -Cl: chloro -Br: bromo -I: iodo
SO3=: sulfito S2O3=: thiosulfato C2O4=: oxalato CO3=: carbonato
-OH: hydroxo -CN: cyano -SCN: thiocyanato -NO2: nitro
-O-N=O: nitrito -OCOCH3: acetato =O: oxo (/ˈɒksəʊ/) -H: hydride
-ONO2: nitrato -NSC: isothiocyanato
+ Nếu phối tử là phân tử trung hoà, người ta lấy tên của phân tử đó:
Công thức Tên gọi Phiên âm Audio

C2H4 ethylene /ˈeθ.əl.iːn/ ethylene

C5H5N
pyridine (py) ˈpɪrəˌdin

CH3NH2 methylamine /ˈmeθ.ɪlˈeɪ.miːn/

C6H6
benzene /ˈben.ziːn/ benzene

H2N-CH2CH2-NH2 ethylenediamine (en) /ˈeθ.əl.iːn dɑɪ ˈeɪ.miːn/

NH(CH2CH2NH2)2 diethylenetriamine (dien)

+ Một số phối tử trung hoà được đặt tên riêng:


Công thức Tên gọi Phiên âm
2
H2O aqua /ˈæk.wə/

NH3 ammine /æˈmmiːn/

CO carbonyl /ˈkɑːbənɪl/

NO nitrosyl /ˈnaɪtrəsɪl/

O2 dioxygen /dɑɪˈɒksɪdʒən/

N2 dinitrogen /dɑɪˈnaɪtrədʒən/

+ Tên phối tử được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, bất kể loại phối tử nào. Các tiền tố là số (di, tri,
bis...) bị bỏ qua trong quy trình sắp xếp thứ tự này, trừ khi chúng là một phần của tên phối tử.
+ Đối với các phối tử trong tên đã có chứa các tiền tố chỉ số lượng thì tên phối tử được đặt trong dấu
ngoặc đơn.
- Tên nguyên tử trung tâm và hoá trị:
+ Nếu nguyên tử trung tâm trong cation phức, người ta lấy tên của nguyên tử đó kèm theo số La Mã
viết trong dấu ngoặc đơn để chỉ hoá trị hay số oxi hoá khi cần.
+ Nếu nguyên tử trung tâm trong anion phức, ta lấy tên của nguyên tử đó kèm theo đuôi –ate và kèm
theo số La Mã viết trong dấu ngoặc đơn để chỉ hoá trị hay số oxi hoá, nếu phức chất là acid thì thay đuôi
–ate bằng đuôi –ic.
Bảng 1: Tên kim loại trong phức cation và phức anion
Kim loại Tên trong phức cation Tên trong phức anion Phiên âm
Fe Iron Ferrate /ˈfɛreɪt/
Cu Copper Cuprate /ˈkyü-preɪt/
Pb Lead Plumbate /ˈpləmˌbeɪt/
Ag Silver Argentate /ˈɑːdʒənˌteɪt/
Au Gold Aurate /ˈɔːreɪt/
Sn Tin Stannate /ˈstæneɪt/
Pt Platinum Platinate /ˈplætnˌeɪt/
Cr Chromium Chromate /ˈkrəʊˌmeɪt/
Co Cobalt Cobaltate /kəʊˈbɔːlteɪt/
Ni Nickel Nickelate /ˈnɪkəˌleit/
Hg Mercury Mercurate /ˈmɜːkjʊˌreɪt/
Pd Palladium Palladate /pəˈleɪdeit/
Zn Zinc Zincate /ˈzɪŋkeɪt/
III. Một số phức chất và tên gọi
PHỨC CỦA NGUYÊN TỐ IRON (Fe)
K4[Fe(CN)6] potassium hexacyanoferrate(II)
K3[Fe(CN)6] potassium hexacyanoferrate(III)
+
[FeCl2(H2O)4] ion tetraaquadichloroiron(III)
K3[Fe(CN)5(CO)] potassium carbonylpentacyanoferrate(II)
[Fe(SCN)(H2O)5]SO4 pentaaqua(thiocyanato-N)iron(III) sulfate
Ca2[Fe(CN)6] calcium hexacyanoferrate(II)
PHỨC CỦA NGUYÊN TỐ SILVER (Ag)

3
Na3[Ag(S2O3)2] sodium bis(thiosunfato)argentate(I)
K[Ag(CN)2] potassium dicyanoargentate(I)
[Ag(NH3)2]4[Fe(CN)6] diammineargentate(I) hexacyanoferrate(II)
PHỨC CỦA NGUYÊN TỐ GOLD (Au)
Na[Au(CN)2] sodium dicyanoaurate(III)
PHỨC CỦA NGUYÊN TỐ PLATINUM (Pt)
[PtCl2(NH3)2] diamminedichloroplatinum(II)
[PtBr(NH3)3]NO2 triamminebromoplatinum(II) nitrite
[Pt(C2O4)(NH3)2] diammineoxalatoplatinum(II)
[Pt(NH3)4][PtCl4] tetraammineplatinum(II) tetrachloroplatinate(II)
[PtCl(NO2)(NH3)4]SO4 tetraamminechloronitroplatinum(II) sulfate
K2[PtCl6] potassium hexachloroplatinate(IV)
[Pt(OH)(H2O)(NH3)2]NO3: diammineaquahydroxoplatinum(II) nitrate
PHỨC CỦA NGUYÊN TỐ CHROMIUM (Cr)
[Cr(NH3)6]Cl3 hexaamminechromium(III) chloride

[CrCl4(H2O)2] ion diaquatetrachlorochromate(III)
[Cr(H2O)(NH3)5](NO3)3 pentaammineaquachromium(III) nitrate
[CrCl2(NH3)4]Cl tetraamminedichlorochromium(III) chloride
[Cr(CO)6] hexacarbonylchromium(0)
[CrCl2(H2O)4]Cl tetraaquadichlorochromium(III) chloride
[Cr(en)3]Cl3 tris(ethylenediamine)chromium(III) chloride
[Cr(NH3)6](NO3)3 hexaamminechromium(III) nitrate
PHỨC CỦA NGUYÊN TỐ COBALT (Co)
[Co(NH3)6]Cl3 hexaamminecobalt(III) chloride
[Co Cl(H2O)5]Cl2 pentaaquachlorocobalt(III) chloride
[CoBr2(NH3)4]2[ZnCl4] tetraamminedibromocobalt(III) tetrachlorozincate
[CoBr(NH3)5]SO4 pentaamminebromocobalt(III) sulfate
PHỨC CỦA NGUYÊN TỐ NICKEL (Ni)
K2[NiF6] potassium hexafluoronickelate(IV)
[Ni(C2O4)(H2O)] aquaoxalatonickel(II)
[Ni(CO)4] tetracarbonylnickel(0)
PHỨC CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ KHÁC
H2[SiF6] hexafluorosilicic acid
[Ru(H2O)(NH3)5]Cl2 pentaammineaquaruthenium(II) chloride
K2[HgI4] potassium tetraiodomercurate(II)
Na2[Zn(OH)4] sodium tetrahydroxozincate(II)
IV. Số phối trí và cấu trúc hình học của phức chất:
1. Số phối trí 2:
Nguyên tử trung tâm lai hóa dạng đường thẳng  hình dạng phức: đường thẳng.
2. Số phối trí 3: hiếm
Lai hóa sp2: dạng tam giác phẳng
VD: [HgI3]-
3. Số phối trí 4: (phổ biến)
* Vuông phẳng: Lai hóa dsp2 hoặc sp2d  không có đp quang học vì có mp đối xứng, có đồng phân hình
học.

4
Nếu thay 2A bằng 2B(MA4 MA2B2) thì ta có hai dạng đồng phân cis-, trans-

Ví dụ: [Pt(NH3)2Cl2] có thể có các đồng phân:

Nếu phức dạng [M(AB)2]: Với AB là phối tử hai càng bất đối xứng có 2 đphh
* Tứ diện, chóp vuông: Lai hóa sp3  có đồng phân quang học
VD: MABCD có đpqh nhưng việc tổng hợp phức này rất khó.
4. Số phối trí 5:
Ion trung tâm lai hóa dsp3  chóp đáy vuông hoặc lưỡng tháp đáy tam giác.
VD: [Fe(CO)5]
5. Số phối trí 6:
Ion trung tâm lai hóa d2sp3 hoặc sp3d2  dạng hình học bát diện
Khi ion trung tâm có số phối trí là 6 (MA 6) ta được các đồng phân có các phối tử nằm trên các đỉnh của
các bát diện. Nếu thay 2B cho 2A để được phức dạng MA4X2 thì có thể có đồng phân cis-, trans- ở nhiều dạng:

Nếu phức có dạng: MA3B3 bát diện thì cũng có 2 dạng đồng phân hình học: cis- trans-

Nếu phức dạng MA2B2C2 có 5 đồng phân hình học và dạng cis có đồng phân quang học.
Phức dạng M(AB)2C2 trong đó AB là phối tử hai càng bất đối xứng có 5 đồng phân hình học và 3 dạng cis có
đpqh.
Phức M(AA)3 với AA là phối tử hai càng đối xứng 2 đphh và dạng cis có đồng phân quang học.

Ví dụ: [Pt(NH3)2(NO3)2Cl2] có thể có các đồng phân:

5
Khi tăng số lượng các phối tử khác nhau thì số lượng đồng phân tăng lên rõ rệt. Phức dạng
MABCDEF(6 phối tử khác nhau) có 15 đồng phân.
Năm 1911Werner đã tách đồng phân cis- của [CoEn2NH3Cl2]X2 thành các thể đối quang.(En –
Etilenđiamin).

Trường hợp trans- của [CoEn2NH3Cl2]X2 có tâm và mặt phẳng đối xứng nên không có đồng phân quang
học.

Đối với phức của Co, Cr, Pt, Rh, Ir người ta cũng tách được các đối quang của nó.
V. Đồng phân phức chất:
1. Đồng phân ion hoá: Sinh ra do sự sắp xếp khác nhau của các ion trong cầu nội và cầu ngoại.
Ví dụ: [Co(NH3)5Br]SO4 (1) và phức [Co(NH3)5SO4] Br (2) thì phức (1) tạo kết tủa với Ba2+ còn phức (2) tạo kết
tủa với Ag+.
2. Đồng phân liên kết: Sinh ra các phối tử có nhiều cách liên kết với nhân trung tâm , qua nguyên tử này
hoặc nguyên tử khác do sự sắp xếp khác nhau của các ion trong cầu nội và cầu ngoại.
Ví dụ:
M-NO2: NO2- gọi là phối tử Nitro vì liên kết với nhân trung tâm qua nguyên tử Nitơ.
M-ONO: ONO- gọi là phối tử Nitrito vì liên kết với nhân trung tâm qua nguyên tử oxi.
SCN- liên kết với nhân trung tâm qua nguyên tử S được gọi là phối tử tioxianato.
NCS- liên kết với nhân trung tâm qua nguyên tử N được gọi là phối tử isotioxianato.
Như vậy:
[Co(NH3)5NO2]Cl2 [Co(NH3)5ONO]Cl2
(màu vàng) (màu hồng đỏ)
3. Đồng phân cis – trans: Nếu hai phối tử giống nhau nằm về cùng một phía đối với nguyên tử trung tâm thì
có đồng phân cis và nếu chúng nằm về hai phía của nguyên trung tâm thì thu được đồng phân Trans.
NH3 Cl NH3 Cl

Pt Pt

Cl NH3
NH3 Cl
Đồng phân Cis Đồng phân Trans
4. Đồng phân phối trí:
Sinh ra do sự phối trí khác nhau của loại phối tử xung quanh hai nguyên tử trung tâm của phức chất mà
gồm có cả cation và anion đều là cầu nội.

6
[Co(NH3)6][Cr(CN)6] đồng phân với [Cr(NH3)6][Co(CN)6]
5. Đồng phân quang học:
Các phức chất có cùng thành phần phân tử nhưng do phân tử không còn yếu tố đối xứng do đó có hoạt tính
quang học( làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực). Tính hoạt động quang học của phức chất có thể được gây
ra hoặc do sự bất đối của toàn phân tử hoặc do sự bất đối của các phối tử.
VI. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT
1. Thuyết liên kết hóa trị VB:
1.1. Nội dung:
+ Liên kết trong cầu nội là liên kết cho nhận, trong đó các phối tử là chất cho cặp điện tử, còn nhân trung
tâm dùng orbital trống để nhận các cặp điện tử này.
+ Trong cầu nội nếu chỉ có một loại phối tử trung hoà các liên kết giữa nhân trung tâm và các phối tử phải
tương đương nhau về mặt năng lượng cũng như kích thước. Như vậy nhân trung tâm phải ở trạng thái lai hoá.
+ Cấu hình không gian của phức chất phụ thuộc vào trạng thái lai hoá của nhân trung tâm.
+ Dựa vào kết quả của thuyết trường tinh thể, xây dựng được dãy quang phổ hoá học: sắp xếp theo chiều
tăng dần lực tương tác của các phối tử và nhân trung tâm.
I- < Br- < Cl-<SCN-< F-< OH-< C2O42-< H2O < NCS-< Py < NH3 < en < dipy <NO2-<CN-<CO.
Cấu hình không gian của phức phụ thuộc vào các dạng lai hóa.
Dạng lai hóa Cấu trúc Ion trung tâm
sp Đường thẳng Ag+, Hg2+
3
sp Tứ diện Al , Zn2+, Co2+
3+

dsp2 Vuông phẳng Pd2+, Pt2+, Cu2+, Ni2+, Au3+


d2sp3 Bát diện Co3+, Fe3+, Pt4+, Cr3+…

1.2. Xét quá trình tạo phức theo thuyết VB:


a. Xét phức [CoF6]3-:
7 2
27Co: [Ar]3d 4s

Co3+ : [Ar]3d6
↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑
6
2 2 5
3d 4s0 4p0 4d0
9F:1s 2s 2p
F- :1s22s22p6 ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓

2s2 2p6
+ Vì F- tương tác yếu với nhân trung tâm nên ion Co3+ sẽ ở trạng thái lai hoá sp3d2.
+ 6 orbital lai hoá sp3d2 được tạo thành do sự tổ hợp của AO4s + 3AO4p + 2AO4d, mặt khác do có sự
tham gia của AO 4d ở phân lớp bên ngoài nên sự lai hoá sp3d2 được gọi là lai hoá ngoài.
- - - - - -
..F ..F ..F ..F ..F ..F

↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓

3d6
sp3d2

7
+ 6 orbital lai hoá đều là các orbital trống có kích thước và năng lượng bằng nhau hướng tới 6 đỉnh của
một hình bát diện đều và tham gia tạo thành 6 liên kết cho nhận với 6 phối tử F - trong đó F- cho cặp electron của
mình. -
F
.. -
. .. F
- .
F .
. .. -
- F
F .. -
F
+ Nhận xét: Phức [CoF6]3- còn 4 electron độc thân, ∑spin = 2, như vậy phức [CoF 6]3- gọi là phức có spin
cao.
b. Xét phức [Co(NH3)6]3+:
7 2
27Co: [Ar]3d 4s

Co3+ : [Ar]3d6
↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑

3d6 4s0 4p0 4d0


..
H N H
(NH3)
H
+ Vì NH3 tương tác mạnh với nhân trung tâm nên ion Co3+ sẽ ở trạng thái lai hoá d2sp3.
+ 6 orbital lai hoá d2sp3 được tạo thành do sự tổ hợp của 2AO3d + AO4s + 3AO4p, mặt khác do có sự
tham gia của AO 3d ở phân lớp bên trong nên sự lai hoá d2sp3 được gọi là lai hoá trong.
NH
.. 3 NH
.. 3 NH
.. 3 NH .. 3 NH
.. 3 NH .. 3

↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓

3d6
d2sp3

+ 6 orbital lai hoá d2sp3 đều là các orbital trống có kích thước và năng lượng bằng nhau hướng tới 6 đỉnh
của một hình bát diện đều và tham gia tạo thành 6 liên kết cho nhận với 6 phối tử NH 3 trong đó NH3 cho cặp
electron của mình.
NH3
..
.. .. NH3
NH3
.. ..
NH3
NH3 ..
NH3
+ Nhận xét: Phức [CoF6] không còn electron độc thân, ∑spin = 0, như vậy phức [CoF 6]3- gọi là phức có
3-

spin thấp.
1.3. Ưu và nhược điểm của thuyết:
- Giải thích khả năng phản ứng của phức: Phức nào lai hóa ngoài  có NL cao, kém bền  dễ tham gia
phản ứng cao.
- Giải thích được từ tính của phức: sự có mặt elcectron độc thân là phức có tính thuận từ.
8
- Nhược điểm: chưa giải thích được quang phổ của phức cũng như các dữ kiện chi tiết về cấu tạo và độ bền
của phức.
2. Thuyết trường tinh thể
a. Một số luận điểm.
+ Liên kết giữa nhân trung tâm và các phối tử không phải là liên kết cho nhận mà là tương tác tĩnh điện giữa
nhân trung tâm mang điện tích dương và các phối tử mang điện tích âm.
+ Cấu trúc electron của ion trung tâm được xét một cách chi tiết, còn các phối tử chỉ được coi là các điện
tích được sắp xếp xung quanh ion trung tâm sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất và tạo thành một trường gọi
là trường phối tử.
+ Nếu phức có 6 phối tử thì chúng sẽ sắp xếp ở các đỉnh của hình bát diện tạo nên trường bát diện.
+ Nếu phức có 4 phối tử thì chúng sẽ sắp xếp ở các đỉnh của hình tứ diện tạo nên trường tứ diện.
+ Dùng cơ học lượng tử làm cơ sở để mô tả phức.
b. Sự tách mức năng lượng của các orbital d trong trường bát diện.

dxy dxz dyz dx -y dz


2 2 2

z y y

++ - -
- - +
+
x x x
-- -- + +
+ + ++
z - -
y
++ --
z y

dz2 - - +
+ dz2-y2 - - + dxy
+
x z
++ ++
- - - -

dxz dyz

Trong trường bát diện thì 6 phối tử được sắp xếp tại đỉnh của một hình bát diện:
z
L y
L L
M
L L
x
L

Dưới lực đẩy của các phối tử trong trường phối tử thì năng lượng của 5 orbital d tăng lên cao hơn so với
khi chúng ở trạng thái tự do.
Tuy 5 orbital này có định hướng khác nhau trong không gian nên năng lượng của chúng tăng lên không
đều nhau.
2 orbital dx2-y2 và dz2: có các nhánh hướng trực tiếp vào các phối tử nên chịu lực đẩy từ các phối tử
mạnh hơn và năng lượng của chúng tăng lên mạnh hơn. 3 orbital dxy, dxz và dyz: có các nhánh nằm trên đường
phân giác của các trục toạ độ nên không hướng trực tiếp vào các phối tử nên chịu lực đẩy từ các phối tử yếu hơn
và năng lượng của chúng tăng ít hơn.

9
Như vậy dưới tác dụng của trường phối tử 5 orbital d bị tách thành hai mức năng lượng, mức thứ nhất
gồm 2 orbital dx2-y2 và dz2 có năng lượng cao được gọi là mức eg. mức thứ hai gồm 3 orbital 3 orbital dxy, dxz
và dyz có năng lượng thấp được gọi là mức t 2g. Giữa hai mức này chên lệch nhau một khoảng năng lượng ∆ o
được gọi là thông số tách năng lượng trong trường bát diện (o là chữ cái đứng đầu chữ octaèdre là bát diện).
Sự phân bố electron vào các mức năng lượng eg và t 2g cũng tuân theo các quy tắc và nguyên lí như sự sắp xếp
các electron và các orbital trong nguyên tử.
+ Nguyên lí vững bền: các electron sẽ chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao, tức là chúng sẽ phân bố
vào mức t2g rồi tới đến mức eg.
+ Nguyên lí loại rừ Pauli: có tối đa 2 electron có spin đối song trong cùng một orbital.
+ Qui tắc Hund: Các electron phân bố vào các orbital sao cho tổng số electron độc thân là lớn nhất.
Ngoài ra sự phân bố các electron còn phụ tuộc vào mối quan hệ giữa năng lượng tách ∆ o và năng lượng ghép
đôi p, p là năng lượng cần thiết để chuyển 2 electron độc thân từ 2 orbital về một orbital .
p
↑ ↑ ↑↓

Phối tử trường mạnh là phối tử có ∆o > p, tức là các electron sẽ ghép đôi trước khi tách mức năng lượng.
Phối tử trường yếu là phối tử có ∆o < p, tức là các electron sẽ tách mức năng lượng trước khi ghép đôi.

10
+ Như vậy với nhân trung tâm có cấu hình từ d 1 đến d3 và cấu hình từ d8 đến d10 thì không có sự khác nhau giữa
phối tử trường mạnh là phối tử trường yếu.
+ Với nhân trung tâm có cấu hình từ d 4 đến d7 thì có sự khác nhau giữa phối tử trường mạnh là phối tử trường
yếu, các phối tử trường mạnh đều là phức spin thấp còn các phối tử trường yếu đều là phức có spin cao.
Ví dụ: Xét hai phức chất sau:

∆0 (KJ/mol) P (KJ/mol)
4-
[FeF6] 155 210
[Fe(CN)6]4- 395 210
6 2
26Fe: [Ar]3d 4s

Fe2+ : [Ar]3d6
Như vậy: Với phức [FeF6]4- do phối tử F- có ∆o < p nên nó là phối tử trường yếu và các electron sẽ tách mức
năng lượng trước khi ghép đôi. Vì vậy cấu hình của Fe2+ trong phức [FeF6]4- sẽ là t2g4eg2.
Với phức [Fe(CN)6]4- do phối tử CN- có ∆o > p nên nó là phối tử trường mạnh và các electron sẽ ghép
đôi trước khi tách mức năng lượng. Vì vậy cấu hình của Fe2+ trong phức [Fe(CN)6]4- sẽ là t2g6eg0.
c. Sự tách mức trong trường tinh thể tứ diện:
AO dxy, dyz, dxz có năng lượng cao hơn AO dx2-y2, dz2 (do chịu tương tác trực tiếp của trường lực của phối
tử)  có sự suy biến thành 2 mức: e và t2.

d. Sự tách mức trong trường tinh thể vuông phẳng:


Sơ đồ tách mức năng lượng của phức vuông phẳng

11
e. Các yếu tố ảnh hưởng đến thông số tách ∆o.
- Ảnh hưởng của nhân trung tâm
∆o lớn, tương tác tĩnh điện giữa nhân trung tâm và các phối tử càng mạnh, năng lượng tách ∆ o phụ thuộc bản
chất của nhân trung tâm và bản chất của các phối tử.
+ Nếu nhân trung tâm có điện tích dương càng lớn thì, thì nó càng hút mạnh các phối tử về phía nó và các
electron d càng bị đẩy mạnh, làm cho năng lượng tách ∆o có giá trị lớn.
Ví dụ: ∆o([Cr(H2O)6]2+) < ∆o([Cr(H2O)6]3+)
∆o([Cr(NH3)6]2+) < ∆o([Cr(NH3)6]3+)
+ Nhân trung tâm có bán kính lớn sẽ tạo điều kiện cho các phối tử tiến lại gần gây tách càng mạnh dẫn đến
năng lượng tách ∆o có giá trị lớn.
Ví dụ: R(Ni2+) > R(Pt2+)
∆o([Pt(Cl)4]2-) < ∆o([Ni(Cl)4]2-)
- Ảnh hưởng của phối tử
+ Nếu phối tử có điện tích âm càng lớn và có bán kính càng nhỏ thì càng dễ dàng tiến lại gần nhân trung tâm và
các electron d của nhân trung tâm càng bị đẩy mạnh, làm cho năng lượng tách ∆o có giá trị lớn.
Ví dụ: ∆o( F-) >∆o( Cl-)>∆o( Br-)>∆o( I-)
Bằng thực nghiệm: dựa vào giá rị thông số tách ∆ o người ta đã xây dựng được dãy quang phổ hoá học: sắp xếp
theo chiều tăng dần lực tương tác của các phối tử và nhân trung tâm.
I- < Br- < Cl-<SCN-< F-< OH-< C2O42-< H2O < NCS-< Py < NH3 < en < dipy <NO2-<CN-<CO.
g. Năng lượng làm bền bởi trường tinh thể.

12
Coi trạng thái có mức năng lượng trung bình có năng lượng bằng 0, theo định luật bảo toàn năng lượng:

Mức t2g có mức năng lượng thấp hơn mức năng lượng trung bình 0,4∆ o nên khi một electron được điền vào
mức t2g sẽ làm cho năng lượng của hệ giảm đi một giá trị là 0,4∆ o tức là hệ được làm bền một năng lượng là
0,4∆o.
Mức eg có mức năng lượng cao hơn mức năng lượng trung bình 0,6∆ o nên khi một electron được điền vào
mức eg sẽ làm cho năng lượng của hệ tăng một giá trị là 0,6∆ o tức là hệ được làm kém bền một năng lượng là
0,6∆o.
Do đó năng lượng làm bền bởi trường tinh thể là:
Ws = n1¿ 0,4∆0 – n2¿ 0,6∆o

Trong đó:
n1: là số electron trên mức t2g
n2: là số electron trên mức eg
Ý nghĩa của Ws: nếu phức có Ws càng lớn thì phức càng bền.
Cấu hình d1¿ d3 và d8¿ d10 của nhân trung tâm không có sự khác nhau giữa năng lượng làm bền của phức
phối tử trường mạnh và phức phối tử trường yếu.
Cấu hình d4¿ d7 của nhân trung tâm thì phức phối tử trường mạnh có năng lượng làm bền W s lớn hơn năng
lượng làm bền của phức phối tử trường yếu. Vì vậy phối tử trường mạnh có thể đẩy phối tử trường yếu ra khỏi
phức.
∆o([Fe(CN)6]4-) > ∆o([Fe(F)6]4-) nên: [Fe(F)6]4- + 6CN-  [Fe(CN)6]4-) + 6F-
h. Mô men từ và màu sắc của phức chất.
+ Phức mà nhân trung tâm còn electron độc thân là phức thuận từ và ngược lại phức mà nhân trung tâm
không còn electron độc thân là phức nghịch từ.
+ Mô men từ được tính theo công thức:

μ = n(n+2) μ B , ( μ B manetongBo) trong đó n là tổng số electron độc thân.
+ Màu của một chất: là kết quả do sự hấp thụ không hoàn toàn ánh sáng trông thấy, những bức xạ không bị
hấp thụ bị phản cấu hình nếu hoặc truyền qua tạo nên màu của phức chất.
+ Nếu một chất hấp thụ hoàn toàn các bức xạ chiếu vào thì nó sẽ có màu đen.
+ Nếu một chất không hấp thụ bức xạ nào thì nó sẽ trong suốt.
+ Với phức chất: khánh sáng chiếu vào nó thì các electron ở mức t 2g có năng lượng thấp sẽ hấp hụ một ức
xạ thích hợp ứng với một màu thích hợp để chuyển nên mức eg. Tổ hợp các tia còn lại không bị hấp thụ tạo nên
màu của phức.
Bước sóng bị hấp thụ (A0) Màu bị hấp thụ Màu của phức
4000 4350
¿ Tím Vàng lục
4350 ¿ 4800 Xanh chàm Vàng
4800 ¿ 4900 Chàm lục Da cam
4900 ¿ 5000 Lục chàm Đỏ
5000 ¿ 5600 Lục Đỏ tím
5600 5750
¿ Lục vàng Tím
5750 5900
¿ Vàng Xanh chàm
5900 6050
¿ Da cam Chàm lục
6050 7300
¿ Đỏ Lục chàm
7300 ¿ 7600 Đỏ tía Lục

13
+ Để tính bước sóng hấp thụ cần sử dụng phương trình Plank:
hc hc
Δ 0 =N A . λ=N A .
λ → Δ0
Trong đó:
∆o - là năng lượng tách
NA -Số avogadro = 6,023.1023
h - hằng số Plank
c – vận tốc ánh sáng = 3.108m/s
Ví dụ: Phức [Cr(H2O)6]2+ có ∆o = 168,7 (KJ/mol)
hc 6 , 625 .10−34 .3 . 108
λ=N A . 6 ,023 .
Δ 0 = 1023. 168 ,7 . 103 = 7095 (A0).
Như vậy phức hấp thụ đỏ và nó sẽ có màu lục chàm.
i. Ưu nhược điểm của thuyết trường tinh thể.
- Giả thích được từ tính của phức chất (thuận hay nghịch từ).
- Giải thích được màu sắc của phức chất.
- Nhược điểm: Chỉ coi các phối tử là các điện tích điểm và tương tác giữa phối tử và nhân trung tâm là
tương tác tĩnh điện nên không thể giải thích được sự tạo thành liên kết cộng hoá trị trong các phức chất như
[Fe(CO)5], [Ni(CO)4].
Áp dụng:

Bài 1. Momen từ của là 2,8 MB, của là 5,9 MB. Hãy giải thích và dự đoán cấu
trúc hình học của những ion phức này dựa vào thuyết VB?
Bài 2. Hãy vẽ giản đồ phân tách mức năng lượng của các obitan d trong trường tinh thể của mỗi phức sau:
[Cr(CN)6]3-, [Cr(NH3)6]2+ và [Cr(CN)6]4-.

Hướng dẫn giải:


Bài 1.
Phức chất Cấu hình e Trạng thái Số e độc Từ tính hình dạng
của NTTT lai hóa thân
NTTT
3d4 d2sp3 2 thuận từ bát diện

3d5 sp3 5 thuận từ tứ diện

Ở thuyết VB chỉ giải thích được do phức có số electron độc thân ít hơn trong phức
nên có mô men từ thấp hơn.

Nếu tính mô men từ theo thuyết trường tinh thể thì phức có và phức

=
Bài 2. Cấu hình electron của Cr 2+ là 3d4 và Cr3+ là 3d3, CN- là phối tử trường mạnh, NH 3 là phối tử trường yếu
nên giản đồ tách mức năng lượng của các obitan d trong 3 trường hợp trên là:

14
VII. Phản ứng tạo phức:
1. Phản ứng tổng hợp phức chất dựa trên sự thay thế phối tử
Vì đa số các phản ứng tạo phức diễn ra trong dung dịch nước, cho nên một trong những phản ưng chính quan
trọng nhất là phản ứng trong đó các phân tử nước bao quanh cation trong dung dịch nước bị đẩy ra khỏi cầu
phối trí và trao đổi với các phối tử khác.
1.1. Phản ứng thế phối tử trong phức bát diện
Phản ứng thế trong phức chất xảy ra theo 2 cơ chế chính : SN1 & SN2
Có thể biểu diễn phản ứng thế phối tử bằng phương trình chung sau:
[ LnMX] + Y = [ LnMY] + X
*) Cơ chế SN1 : Trước hết có sự phân ly một phối tử của phân tử phức chất, rồi phối tử thế sẽ điền vào vị trí
trống đó. Trong 2 giai đoạn thì giai đoạn đầu chậm quyết định tốc độ .
[L5MX]n+ chậm X- + [L5M] +Y- [L5MY] + X-
V = k[L5MX]n+ phản ứng thế aí nhân đơn phân tử bậc nhất
*) Cơ chế SN2
[L5MX]n++Y- chậm [L5M-X](n -1)+Y [L5MY]n++X-
Ở cơ chế này giai đoạn quyết định tốc độ là giai đoạn kết hợp phối tử thế với phân tử phức chất tạo tành
phức hoạt động với số phối trí của nguyên tử trung tâm tăng lên 1 đơn vị, tiếp đó là giai đoạn tách ra phối tử bị
thế.
V = k[L5MX]n+.[Y-]
Trong thực tế thì 2 cơ chế nêu trên chỉ là 2 cơ chế giới hạn, còn thường gặp là trường hợp trung gian giữa 2
cơ chế (Cơ chế SN1bazơ liên hợp: SN1CB)
Đối với dung dich nước đặc biệt quan trọng là trường hợp riêng khi Y là H2O hoặc OH-. Trừ một số ngoại lệ
rất ít gặp ra, ở tất cả các phản ứng đầu tiên đều xảy ra sự thế X bằng H2O, rồi sau đó phân tử H2O mới bị thay
thế bằng phối tử mới Y. Vì vậy việc khảo sát tiếp tục hầu như hoàn toàn dành cho các phản ứng thuỷ phân
(hoặc phản ứng hidrat hoá)
1.2. Phản ứng thế phối tử trong phức chất vuông phẳng
Đối với phức chất vuông phẳng cơ chế thế đơn giản hơn, vì vậy phản ứng của nó dễ hiểu hơn. Các phức
vuông phẳng có 2 vị trí trans còn trống nên phối tử thế dễ chiếm vị trí trans (ở 2 vị trí trống này có các phối tử
dung môi phối trí nhưng dù sao các liên kết M-S cũng kém bền hơn liên kết M-L).

15
Vì vậy có thể dự đoán phức chất phối trí bốn có khuynh hướng phản ứng theo cơ chế SN2 nhiều hơn là phức
chất tám mặt. Sự nghiên cứu các phức chất của Pt(II) cho biết trên thực tế đúng như vậy.
Đối với các phản ứng :
PtLnCl4-n + Y = PtLnCl3-n Y + Cl- (3.4)
diễn ra trong dung dịch nước, phương trình tốc độ của chúng có dạng chung :
V = k[PtLnCl4-n] + k'[PtLnCl4-n ] [Y] (3.5)
Đối với các dãy gồm bốn phức chất, ở đó L = NH3 và Y = H2O sự khác nhau lớn nhất giữa các tốc độ phản
ứng (3.4) chỉ bằng hai, đây là sự khác nhau rất nhỏ
Vì điện tích của các phức chất thay đổi từ -2 đến +1 (khi n thay đổi từ 0 đến 3) . Khi tăng n, sự đứt liên kết Pt
— Cl trong dãy này phải càng khó hơn, vì trong dãy đó ái lực của platin với tác nhân ái nhân tăng lên. Sự bằng
nhau lạ thường về tốc độ chứng tỏ có lợi cho cơ chế SN2, ở đó sự đứt liên kết Pt —Cl và sự hình thành liên kết
mới Pt—OH2 có tầm quan trọng gần như nhau.
Rất có thể cơ chế cũng đúng cho cả phản ứng của những phức chất vuông phẳng của các ion khác như Ni2+,
Pd2+, Rh3+ , Ir 3+ và Au3+. Nhưng đối với chúng không có được số liệu đầy đủ như các phức chất của Pt(II). Căn
cứ vào cường độ ái nhân của phối tử đi vào, nghĩa là theo trật tự tăng hằng số k' trong phương trình (3.5) đối với
phản ứng thế trong các phức chất Pt(II) , có thể sắp xếp chúng theo dãy: F- ~ H2O ~ OH- < Cl- < Br- ~ NH3 ~
các olefin < C6H5NH2 < C6H5N < < NO2- < N3- < I- ~ SCN- ~ R3P.
1.3. Hiệu ứng Trans.
Đây là đặc điểm quan trọng của phản ứng thế phối tử trong phức chất vuông phẳng . Đối với phản ứng của
phức chất tám mặt , trừ một số trường hợp đặc biệt, hiện tượng này không có tầm quan trọng to lớn đến như thế.
Chúng ta xét phản ứng:
[PtLX3]- + Y- = [PtLX2Y]- + X- (3.6)
Phản ứng này có thể tạo thành hai sản phẩm đồng phân có cấu tạo không gian khác nhau, trong đó Y chiếm vị
trí cis hoặc trans đối với L. Người ta nhận thấy tỷ lệ tương đối của các đồng phân cis và trans thay đổi rõ rệt tuỳ
theo phối tử L.
Hơn nữa , trong các phản ứng kiểu dưới đây (3.7) có thể tạo thành hai đồng phân hoặc một trong hai đồng
phân đó.

Rõ ràng là đối với phản ứng đó và nhiều phản ứng khác có thể xếp theo một dãy rất lớn các phối tử theo thứ
tự làm dễ khả năng thế ở vị trí trans, và đây là thứ tự chung. Hiện tượng này còn gọi là hiệu ứng trans. Thứ tự
tăng hiệu ứng trans như sau: H2O~ OH- ~ NH3~ Py < Cl- < Br - < I- ~ SCN- ~ I- ~ NO2- ~ C6H5- <
SC(NH2)2 . CH3- < H- ~ < < R3P < C2H4 ~ CN-~ CO
Qui luật ảnh hưởng trans : Sự có mặt của phối tử X nào đó sẽ làm linh động nhiều phối tử Y đứng ở vị trí
trans trong cấu hình của phức so với các phối trí khác ở vị trí cis. (Hay những phối tử nằm đối diện trên 1 mặt
phẳng thì chịu ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng này có thể làm yếu đi hoặc tăng cường liên kết giữa ion kim loại
và phối tử nằm đối diện với nó).
16
Ví dụ phức chất [Pt(NH3)2Cl2]; sự tổng hợp đồng phân cis -(3.8) được thực hiện bằng cách cho amoniac tác
dụng lên ion [PtCl4]2-
(Qui tắc Peyron):

Vì clo có tác dụng định hướng trans mạnh hơn amoniac, nên trong ion [Pt(NH 3)Cl3] - sự thế nguyên tử clo
thứ hai ở vị trí trans đối với NH3 ít có xác suất và sự tạo thành đồng phân cis có ưu thế hơn.
Tổng quát:
[PtX4]2-+ 2A  cis-[PtA2X2]; A: phân tử trung hoà
Đồng phân trans (3.9) được điều chế khi cho ion Cl- tác dụng với [Pt(NH3)4]2+
(Qui tắc Iegenxen):

Tổng quát:
[PtA4]2+ + 2X- trans- [PtA2X2] ;
X- : anion
1.4. Hiệu ứng vòng càng:
Phức chất chứa một (hoặc một số lớn hơn) vòng chelat có cấu trúc 5 cạnh, 6 cạnh sẽ bền hơn (có hằng số tạo
thành lớn hơn) so với phức chất có cấu tạo tương tự nhưng chứa vòng chelat it hơn hoặc hoàn toàn không chứa
chúng.
Xét một quá trình tạo phức cụ thể:
Mặc dù tính base của NH 3, và ethylenediamine (en), H2NCH2CH2NH2, là tương đương, en lại có khả năng
tạo phức bền hơn. Điều này cũng có nghĩa là phức tạo ra từ phản ứng
M2+ + 2 en ⇄ M(en)22+
Bền hơn so với phức tạo ra từ phản ứng
M2+ + 4NH3 ⇄ M(NH3)42+
Nguyên nhân là do ethylenediamine tạo vòng càng (chelate), làm tăng độ bền so với NH 3, đây gọi là hiệu ứng
vòng càng (hiệu ứng chelate, chelate effect).
Hiệu ứng vòng càng là sự tăng cường ái lực của phối tử vòng càng với ion kim loại so với
các phối tử đơn càng tương đương.
Trong ví dụ trên, cả hai phối tử en và NH 3 đều sử dụng cặp e chưa liên kết trên nguyên tử nitrogen để tạo
phức. Do đó, sự khác biệt về độ bền của phức không liên quan đến độ bền của liên kết giữa kim loại và nguyên
tử nitrogen. Nguyên nhân của hiệu ứng vòng càng khi đó được giải thích nhờ yếu tố nhiệt động học.
Mối liên hệ giữa hằng số cân bằng tạo phức của hai phản ứng trên và năng lượng tự do Gibbs được thể hiện
qua phương trình
Δ G=Δ H −T Δ S=−RT ln K
Như vậy, khi giá trị của K càng lớn thì Δ G càng âm. Đồng nghĩa với giá trị Δ H càng âm hoặc Δ S càng dương.
Trong hai thí dụ trên như đã phân tích, do độ bền liên kết giữa phối tử và ion kim loại là tương đương, Δ H
của hai hợp chất phối trí khi đó là tương đương nhau. Sự khác biệt thực sự ở đây là do Δ S . Khi bốn phân tử
NH3 thay thế bốn phân tử H 2O, số lượng phân tử thay đổi ở đây là như nhau do đó Δ S xấp xỉ bằng 0. Trong khi
đó, hai phối tử en sẽ thay thế bốn phân tử H 2O, làm tăng số phân tử tự do đồng nghĩa với làm tăng độ hỗn loạn
của hệ, Δ S khi đó tăng lên làm giá trị Δ G âm hơn so với trường hợp của NH 3. Như vậy, hiệu ứng vòng càng
được giải thích là do sự tăng entropy khi tạo vòng càng so với phối tử đơn càng.
Do hiệu ứng vòng càng, hằng số cân bằng cho phản ứng
[Ni(NH3)6]2+ + 3 en ⇄ [Ni(en)3]2+ + 6 NH3
17
có giá trị rất lớn, vào khoảng 10 9, mặc dù giá trị Δ H nhỏ. Dưới đây là một số dữ liệu nhiệt động của phản
ứng thế phối tử đơn càng và hai càng cho thấy ảnh hưởng của hiệu ứng vòng càng
Một yếu tố cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định độ bền của phức bên cạnh việc tạo vòng càng
đó là độ lớn của vòng. Thông thường, vòng càng có 5 hoặc 6 cạnh là bền nhất. Ví dụ với các phối tử có dạng
H2N(CH2)nNH2 thì vòng càng tạo phức bền nhất với ion kim loại khi n=2 (ethylenediamine) do khi đó tạo vòng
càng 5 cạnh. Khi n=3 và n=4 thì độ bền của phức sẽ giảm dần khi n tăng dần.
2. Tổng hợp các phức chất dựa vào phản ứng oxi hoá - khử
Trong tổng hợp phức chất ta gặp trường hợp chỉ có phối tử tham gia phản ứng, khi đó nó không bị tách khỏi
ion trung tâm, nghĩa là không xảy ra sự đứt liên kết kim loại-phối tử. Phản ứng kiểu này được gọi chung là phản
ứng kết hợp. Tham gia loại phản ứng này có thể là các phối tử vô cơ, cũng như các phối tử hữu cơ.
Ví dụ, khi điều chế [Co(NH3)5OH2] 3+ từ [Co(NH3)5CO3]+ thì CO2 thoát ra là do có sự đứt liên kết cacbon-oxi,
chứ liên kết kim loại-oxi vẫn được giữ nguyên.

3. Tổng hợp các cacbonyl kim loại


Kết hợp trực tiếp:

Cho khí CO đi qua kim loại đã nghiền vụn ở nhiệt độ và áp suất thích hợp sẽ điều chế được Ni(CO)4,
Fe(CO)5, [Co(CO)4]2, Mo(CO)6, W(CO)6, Ru(CO)5, [Rh(CO)4] 2. Trong trường hợp niken, kim loại niken được
điều chế bằng cách dùng hiđro khử oxit của nó ở 400oC hoặc khử oxalat ở 300oC. Ni(CO)4 có thể được tạo
thành ở áp suất khí quyển, nhiệt độ từ 30 đến 1000C. Quá trình điều chế có thể được cải tiến bằng cách cho CO
đi qua huyền phù niken trong những chất lỏng trơ, ví dụ dầu parafin. Đối với các cacbonyl kim loại còn lại đòi
hỏi phải có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Ví dụ, để điều chế sắt pentacacbonyl cần có áp suất từ 20 đến
200 atm và nhiệt độ 2000C.
4. Hằng số bền của phức chất:
Trong dung dịch, ion Mn+ không tồn tại ở dạng tự do, ngay cả khi trong dung dịch không có mặt các
phối tử, thì các phân tử dung môi cũng chiếm tất cả các vị trí phối trí, vì vậy phản ứng tạo phức có thể coi là
phản ứng trao đổi giữa các phối tử và các dung môi ví dụ.
[Fe(OH2)6]3+ + NCS-  [FeNCS(OH2)5]2+ + H2O.

Một cách đơn giản ta viết:

M + A  MA: .

MA + A  MA2: .

MA2 + A  MA3:
.
.
.

MAN – 1 + A  MAN: .
- Tích của các hằng số bền hay hằng số bền tổng cộng.
18
= K1.K2.K3…KN. Ngược lại với hằng số bền là hằng số không bền. = . Với là hằng số không
bền.
Ví dụ :
β = [Cu2+].[en]2 = 1,35.1020
+ [Cu(en)2]2+ có
bền hơn phức [Cu(NH3)4]2+ có β = [Cu2+].[NH3]4 1,07.1012
+ Như vậy en có thể đẩy được NH3 ra khỏi phức [Cu(NH3)4]2+ theo phản ứng:
[Cu(NH3)4]2+ + 2en → [Cu(en)2]2+
+ Phối tử tạo phức bền cũng có khả năng hoà tan kết tủa ít tan.
5. Một số phản ứng tạo phức cụ thể có nhiều ứng dụng
5.1. Hòa tan một số kim loại kém hoạt động bằng phản ứng tạo phức để tách chúng ra khỏi quặng:
+ Cu, Ag, Au đều có thể tác dụng với HCN đậm đặc giải phóng H2:
VD 1: Cu + 2HCN  [Cu(CN)2]- + H2
Giải thích:

Xét quá trình: Cu  Cu+1 + 1e = 10-8,68

2x HCN H+ + CN- Ka = 10-9,35.2


Cu+ + 2CN-  [Cu(CN)2]-

2H+ + 2e  H2
Tổng cộng: Cu + 2HCN  [Cu(CN)2]- + H2 K = 103
Phản ứng xảy ra hoàn toàn.
+ Cu, Ag, Au đều có thể tác dụng với HCN đậm đặc giải phóng H2:
VD2: Au có thể tan trong dung dịch CN- có mặt oxygen không khí. Giải thích bằng tính toán hằng số cân
bằng.

Xét quá trình: Au  Au+1 + 1e = 10-30,85


Au+ + 2CN-  [Au(CN)2]-

2H2O + O2 + 4e  4OH- =
= 1027,2
-
Tổng cộng: 4Au + 8CN +2H2O + O2  Na[Au(CN)2] + 4NaOH
K= K1 . β . K2 = 1059,8  phản ứng xảy ra hoàn toàn.
4 4

5.2. Phản ứng hoà tan kết tủa:


VD1: Xét phản ứng hòa tan AgCl tan trong dung dịch NH3 đặc
Xét các quá trình:
AgCl Ag+ + Cl- T = 10-10
Ag+ + NH3 Ag(NH3)+
Ag(NH3)+ + NH3 [Ag(NH3)2+]
Tổ hợp cân bằng: AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2+] + Cl- K = 10-2,76
K khá bé nhưng phản ứng hòa tan tủa có thể xảy ra khi NH3 đậm đặc.
VD2: Xét phản ứng hòa tan AgCl tan trong dung dịch KCN
Xét các quá trình:
AgCl Ag+ + Cl- T = 10-10

19
Ag+ + 2CN- Ag(CN)2-
Tổ hợp cân bằng: AgCl + 2CN- [Ag(CN)2]- + Cl- K = 1011
K lớn nên phản ứng hào tan kết tủa xảy ra dễ dàng.
5.3. Phản ứng oxi hoá khử xảy ra khi có sự tạo phức:
Ví dụ H2O2 oxi hoá phức chất [Co(NH3)6]2+ thành [Co(NH3)6]3+.
Khi không có mặt NH3:

Vì >
 khi đó phản ứng xảy ra 2Co3+ + 2H2O  2Co2+ + H2O2 + 2H+
Khi có mặt NH3:
[Co(NH3)6]3+ Co3+ + 6NH3

Co3+ + 1e Co2+
[Co(NH3)6]2+ Co2+ + 6NH3

[Co(NH3)6]3+ + 1e [Co(NH3)6]2+ K =

Do đó: = . .

Nên: /0,059= -35,2 + /0,059 + 4,4

 = 0,0228V

vì > nên phản ứng xảy ra theo chiều ngược lại:


2[Co(NH3)6]2+ + H2O2 + 2H+2[Co(NH3)6]3+ + 2H2O
Áp dụng:
Bài 1. Thêm 1 giọt (0,03ml) dung dịch NH4SCN 0,01 M vào 12 ml dung dịch FeCl3 0,1 M. Có màu đỏ của
phức xuất hiện hay không ? Biết rằng mắt ta chỉ thấy màu đỏ rõ khi nồng độ của phức FeSCN2+ vượt quá 7.10-6
M
NH4SCN = NH4+ + SCN-
0,01.0,03
 CSCN − = C NH 4 SCN = 1,03 = 2,9.10-4 (M)
0,01.1
C Fe 3+ = C FeCl 3 = 1,03 = 0,097 (M)

Ta thấy C >> C , do đó có thể coi sự tạo phức chỉ xảy ra ở nấc 1


Fe 3+
+ SCN-  FeSCN2+  = 103,03
C 9,7.10-2 2,9.10-4 0
-2 -4
[] ( 9,7.10 -2,9.10 + y) y 2,9.10-4 – y

= = 103,03  = 103,03


20
Giả sử y << 2,9.10-4  y = 2,9.10-4/103,03.0,0967
= 2,8.10-6 (M) = 10-5,55 (M) << 2,9.10-4 (M)
Vậy [FeSCN2+] = 2,9.10-4 (M) >> 7.10-6 (M)  Vậy ta có thể nhìn thấy rõ ràng màu đỏ của phức chất
Bài 2. Để xác định hằng số tạo phức (hay hằng số bền) của ion phức [Zn(CN)4]2-, người ta làm như sau:
Thêm 99,9 ml dung dịch KCN 1M vào 0,1 ml dung dịch ZnCl 2 0,1 M để thu được 100ml dung dịch ion
phức [Zn(CN)4]2- (dung dịch A). Nhúng vào A hai điện cực: điện cực kẽm tinh khiết và điện cực so sánh là điện
cực calomen bão hoà có thế không đổi là 0,247 V (điện cực calomen trong trường hợp này là cực dương). Nối
hai điện cực đó với một điện thế kế, đo hiệu điện thế giữa chúng được giá trị 1,6883 V.
Hãy xác định hằng số tạo phức của ion phức [Zn(CN) 4]2-. Biết thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn của cặp
Zn2+/Zn bằng -0,7628 V.
Hướng dẫn giải: Phản ứng tạo phức:
Zn2+ + 4 CN- [Zn(CN)4]2-
[[Zn(CN)4]2-]
= β1,4 (1)
[Zn2+][CN-]4
Theo đề bài, rất dư CN- nên sự tạo phức xảy ra hoàn toàn
[[Zn(CN)4]2-] = CZn2+ = 0,1  0,1 = 10-4 M
100
[CN ] = 1- 4  10 ≈ 1
- -4

Để tính β thì cần xác định nồng độ [Zn2+]


EZn = Eo + 0,059/2  lg [Zn2+]
E(đo được) = 1,6883 = ECal – EZn = 0,247 – EZn

EZn = 0,247 – 1,6883 = – 1,4413 V


EZn = – 0,7628 + 0,059/2  lg [Zn2+] = –1,4413 (V)
[Zn2+] = 10-22,92.
Thay vào (1) tính được β1,4 = 1018,92
VIII. Quy tắc 18 electron:
Sự hình thành liên kết trong phức Fe(CO)5:

Sau khi hình thành liên kết, nguyên tử Fe trong phân tử Fe(CO)5 có 18 e ở vỏ, đây là cấu trúc phổ biến của
nhiều loại phức carbonyl, nitrozyl...với nhiều nguyên tử nguyên tố họ d.
GV giới thiệu thêm về quy tắc 18 electron:
Quy tắc 18 electron là một quy tắc hóa học được sử dụng chủ yếu để dự đoán và hợp lý hóa công thức của
các phức kim loại chuyển tiếp ổn định, đặc biệt là các hợp chất cơ kim. Quy tắc dựa trên thực tế là các obitan
hóa trị trong cấu hình electron của kim loại chuyển tiếp bao gồm năm (n − 1) d obitan, một obitan ns và ba
obitan np, trong đó n là số lượng tử chính .

21
Các obitan này có thể chứa chung 18 electron dưới dạng các cặp electron liên kết hoặc không liên kết. Điều
này có nghĩa là sự kết hợp của chín obitan nguyên tử nàyvới các obitan phối tử tạo ra chín obitan phân tử là liên
kết kim loại-phối tử hoặc không liên kết. Khi một phức kim loại có 18 electron hóa trị, nó được cho là có cùng
cấu hình electron với khí hiếm trong chu kỳ. Quy tắc dự đoán hữu ích các công thức của phức spin thấp của bộ
ba Cr, Mn, Fe và Co. Các ví dụ nổi tiếng bao gồm ferrocen , sắt pentacacbonyl , crom cacbonyl và niken
cacbonyl .
Quy tắc này được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Mỹ Irving Langmuir vào năm 1921.
1. Nội dung:
“Nguyên tử kim loại trong carbonyl kim loại có khuynh hướng nhận thêm một số electron của phân tử CO để
đạt 18 electron ở vỏ hóa trị”.
Ví dụ: xét sự tạo thành phức Cr(CO)6
Giản đồ MO của phân tử CO:

Trong phân tử, cặp e trên MO σ z có năng lượng cao hơn những cặp e trên MO x và y nên có khả năng tạo
liên kết σ cho nhận với các AO lai hóa d2sp3 trống của nguyên tử Cr

Ngoài liên kết σ cho nhận, trong phân tử Cr(CO)6 còn có liên kết cho giữa CrCO tạo nên bởi cặp electron d
của nguyên tử Cr với những MO * trống của phân tử CO và nhờ liên kết này, các phân tử carbonyl kim loại
được làm bền thêm.

Vậy phức có cấu hình bát diện và ngịch từ.

22
2. Một số phức carbonyl tuân theo quy tắc 18 electron:

Phức Số e hóa trị của M Số e CO đóng góp Tổng Hình học phân tử

Ti(CO)7 4 14 18

V2(CO)12 5 12+1 18

Cr(CO)6 6 12 18 Bát diện đều

Mn2(CO)10 7 10+1 18 Hai bát diện chung 1 đỉnh.

Fe(CO)5 8 10 18 Lưỡng tháp đáy tam giác

Co2(CO)8 9 8+1 18

Ni(CO)4 10 8 18 Tứ diện

2.1. Phức đơn nhân:


Xét phức Ni(CO)4:

Ni ở trạng thái 3d10 và lai hóa sp3. Những orbital trống nhận cặp e từ MO σ lk của CO tạo thành liên kết σ cho
nhận và liên kết được làm bền thêm nhờ liên kết cho giữa NiCO (từ e d của Ni đến MO * trống của CO.

Xét phức Cr(C6H6)2: chromium dibenzene:

23
2.2. Phức đa nhân:
Xét phức Co2(CO)8

Mỗi nguyên tử Co tạo nên 6 liên kết: 4 liên kết cho – nhận tạo nên từ cặp e trên MO σ liên kết của CO, một
liên kết σ tạo nên từ cặp e trên electron d của Co với MO trống của CO và 1 liên kết σ tạo nên giữa hai
nguyên tử Co. Như vậy hai liên kết σ của mỗi cầu CO ở đây được coi là liên kết cho nhận ngược nhau: một từ
CO và một từ kim loại. Liên kết giữa Co với các phân tử CO không phải cầu còn được làm bền thêm nhờ liên
kết cho như các carbonyl kim loại khác.

Xét phức E2(CO)10 với E là Mn, Tc và Re, ví dụ Mn2(CO)10


Phân tử có dạng hai hình bát diện nối với nhau qua một đỉnh chung, nguyên tử Mn nằm ở tâm của bát diện,
phân tử CO nằm ở các đỉnh còn lại. Trong phân tử, mỗi nguyên tử Mn có cấu hình e 3d7:

5AO trống 3d, 4s và 4p lai hóa với nhau, mỗi AO lai hóa nhận cặp e trên MO σ liên kết của CO tạo liên kết σ
cho nhận. 3 cặp e d tạo liên kết -cho với MO * trống của CO, còn 1 e độc thân 3d ghép đôi với 1 e độc thân
trên 3d của Mn còn lại tạo lk σ kim loại – kim loại.

24
Như vậy, do có số lẻ e nên các nguyên tử Mn, Tc, Re có thể tạo hợp chất carbonyl kiểu dimer [E(CO) 5]2 và
quy tắc khí hiếm 18 e được tuân theo (tổng e: 25+1+(2x5) = 36).
IX. Vai trò và ứng dụng của phức chất:
1. Vai trò của một số phức chất sinh học: chlorophyll, heme B, vitamin B12,...
Chlorophyll:
Cấu trúc:

Chức năng: Hấp thụ ánh sáng và cung cấp năng lượng cho các quá trình oxi hoá khử
Heme B: Hemoglobin
Cấu trúc:

Chức năng: Vận chuyển O2 từ phổi tới tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào về phổi.
Vitamine B12:

Chức năng: Vitamin B12, còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin thiết yếu trong việc hình thành các
tế bào hồng cầu và trong hoạt động của hệ thần kinh.
Vitamin B12 can thiệp chính xác hơn vào quá trình tổng hợp: DNA và RNA; các chất đạm; myelin (chất tạo
thành vỏ bọc xung quanh các sợi thần kinh nhất định); trong sự hình thành của các tế bào máu đỏ; cũng như
trong quá trình chuyển hóa carbohydrate và lipid.
2. Ứng dụng của phức chất trong tự nhiên, y học, trong đời sống và sản xuất, hoá học:
2.1. Ứng dụng của phức chất trong hóa học phân tích:

25
- Phân tích định tính các chất: Sử dụng các phản ứng tạo màu sắc đặc trưng để phát hiện ion trong dung
dịch mẫu chất cần phân tích.
Ví dụ: Thuốc thử của K +
Dùng Sodiumhexanitrocobaltat( III)
Phản ứng với ion K+ cho kết tủa vàng
Na3[Co(NO2)6]  3Na+ + [Co(NO2)6]3-
[Co(NO2)6]3- + Na+ + 2K+ K2Na[Co(NO2)6] kết tủa vàng
Thuốc thử của Fe3+
FeCl3 + 3KSCN  Fe(SCN)3 + 3KCl (dd màu đỏ máu)
Thuốc thử của Zn 2+
Phản ứng với K4[Fe(CN)6] cho kết tủa trắng hay với (NH4)2[Hg(SCN)4] cho kết tủa trắng:
Zn2+ +[ Fe(CN)6]4- + 2K+  K2Zn3[Fe(CN)6]2 ¯kết tủa trắng
Zn2+ + [Hg(SCN)4]2-  Zn[Hg(SCN)4]¯kết tủa trắng
- Phân tích định lượng:
+ Phức EDTA là thuốc thử quan trọng được dùng để xác định lượng nhiều ion kim loại như Ca2+, Mg2+,…

+ Complexon 3 (Trilon B): muối dinatri của Ethylene diamintetra acetic acid (EDTA). Ký hiệu Na 2H2 Y
Phản ứng giữa comlexon III với ion kim loại Mn+
H2Y2- + Mg2+  MgY2- + 2H+
H2Y2- + Al3+  AlY- + 2H+

- Hòa tan các chất từ hợp chất ít tan bằng phản ứng tạo phức.
- Che các ion cản trở: Một trong các ứng dụng phân tích quá trình của phản ứng tạo phức là sự che phức.
Khi một thuốc thử có khả năng phản ứng với một ion B cùng có mặt trong dung dịch, chứa ion phân tích A thì
ta nói rằng ion B cản trở tới phản ứng giữa ion A với thuốc thử. Muốn thực hiện phản ứng giữa A với thuốc thử
cần phải loại trừ B.
Một biện pháp tích cực là “che” ion B, nghĩa là không cần tách mà chuyển ion B sang một dạng khác
không còn cản trở đến phản ứng chính.
Chất được đưa vào để làm triệt tiêu hoặc kìm hãm phản ứng cản trở được gọi là “chất che”
+ Sử dụng muối Cyanide (CN-), Thiocyanide (SCN-), floride (F-), phosphate PO43-, Thiosulfate(S2O32-)
của kim loại kiềm và NH4+ làm chất che vô cơ.
+ Sử dụng Acid ascorbic, A.Tartric, acid oxalic, a. Salysilc hoặc muối kim loại kiềm của chúng:
Complexon, ThioUrea, Ethylendiamin, diethyldithioCarbamat, Uniton (2,3 di Mercapto Sulfonat Na) v.v... làm
chất che hữu cơ.
26
Thí dụ: ion Fe3+ cản trở đến phản ứng giữa ion Co2+ và SCN- vì ion Fe3+ tạo được phức màu đỏ với ion
SCN-, do đó che mất sự xuất hiện màu xanh của phức Co2+ và SCN-. Để che ion Fe3+ người ta thêm NaF vào
dung dịch, ở đây ion F- tạo với ion Fe3+ phức bền không màu FeF3 không gây cản trở đến phản ứng chính.
2.2. Các phức chất có hoạt tính sinh học:
Một số phức chất có hoạt tính sinh học cao được dùng để chữa bệnh:
Phức platine
- Phức chất cis-[Pt(NH3)2Cl2 một hợp chất vô cơ có khả năng ức chế các tế bào ung thư như ung thư tinh
hoàn, buồng trứng, bàng quang và các khối u ở đầu và cổ
- Vì cisplatin có độc tính cao đối với thận và chỉ có tác dụng với một số bệnh ung thư
- Một số thuốc chống ung thư trên cơ sở Platine

Phức của Molipden và hoạt tính sinh học của chúng


Molypđen là kim loại 4d có mặt trong cơ thể và có vai trò rất quan trọng đối với sự sống.
Thiosemicacbazit và các dẫn xuất của nó – các thiosemicacbazon –có tính sinh học
Phức chất thiosemicacbazonat kim loại có khả năng ức chế phát triển của ung thư

2.3. Các phức chất phát quang:


Các nguyên tố đất hiếm Các nguyên tố đất hiếm (thường được viết tắt là Ln) bao gồm Sc, Y, La và các
nguyên tố họ lantanit. Nguyên tử và ion của nó khi tạo phức chất có khả năng phát quang. Hiện nay, nhiều nhà
hóa học đang tập trung nghiên cứu 3 hướng về khả năng ứng dụng khả năng phát quang của những phức chất
lantanit:
(i) tiếp tục phát triển ứng dụng trong ngành công nghiệp chiếu sáng.
(ii) phát triển những vật liệu hữu cơ cho điốt phát quang hay vật liệu sợi cho viễn thông.
(iii) bước đầu tổng hợp những phức chất phát quang ứng dụng trong sinh học và dược phẩm nhằm mục
đích chụp ảnh.
(iv) làm các sensor nhận biết các ion, hợp chất.
Ví dụ: [Zn2EuL2(OAc)3]: phát quang màu trắng; [Zn2EuL2 (o-tolyl)3]: phát quang màu trắng.
2.4. Phức chất – xúc tác trong tổng hợp hữu cơ:

27
Trong tổng hợp hữu cơ, nhiều loại xúc tác sử dụng là các phức chất của kim loại.
Ví dụ 1: Phản ứng đồng phân hóa

Ví dụ 2: sự hydrogen hóa alkene:

Cơ chế:

Ví dụ 3: sự trùng hợp oligomer hóa alkene

28
X. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ PHỨC CHẤT
Dạng 1: Gọi tên và xác định cấu trúc hình học của phức chất
Bài 1. Phân tích thành phần và gọi tên các phức chất sau:
K3[Fe(SCN)2C2O4NO2Cl],[Coenpy2BrCl]Cl,[Cr2(NH3)4(C2O4)2(NH2)2],[CoEn(NH3)2(NO2)2]NO3,
K3[Fe(SO4)2Cl2], [Co2En2(NH3)4(OH)2](OH)4
K4[Mn(SCN)2(NO2)2BrCl], [PtpyNH3CNBr], [Pt2En2(OH)2Cl4]Cl2.
Hướng dẫn giải:
CTPT NTTT Cầu nội Cầu Tên gọi
ngoại
K [Fe(SCN) C O NO Fe3+ [Fe(SCN) C O NO Cl] K+ Potassiumchlorooxalatonitro
3 2 2 4 2 2 2 4 2
3- dithiocyanato ferate(III)
Cl]
[Coenpy BrCl]Cl Co3+ [Coenpy BrCl]+ Cl- Bromocloroethylendiamine
2 2
dipyridine cobalt(III) cloride
[Cr (NH ) (C O ) (NH Cr2+ [Cr (NH ) (C O ) (NH Bisoxalatotetraammine
2 34 2 42 2 34 2 42
hidrazine dicrhomium(II)
) ] ) ]
22 22
[Coen(NH ) (NO ) ]NO Co3+ [Coen(NH ) (NO ) ] NO3- dinitrodiamminethylendiamin
32 22 32 22
e cobalt(III) nitrate
3
[Co2en (NH ) (OH) ] Co3+ [Co2en (NH ) (OH) ]4+ OH- Dihidroxotetraamine
2 34 2 2 34 2
bisethylendiamine manganese(II)
(OH)
4 hydroxide

29
K [Mn(SCN) (NO ) Br Mn2+ [Mn(SCN) (NO ) BrCl]4 K+ Potassiumbromochlorodinitro
4 2 22 2 22
- dithiocyanato manganate(II)
Cl]
[PtpyNH CNBr] Pt2+ [PtpyNH CNBr] Bromocyanatoammine
3 3
pyridine platine(II)
[Pt En (OH) Cl ]Cl Pt2+ [Pt En (OH) Cl ] Cl- tetrachlorodihydroxobisethyle
2 2 2 4 2 2 2 2 4
ndiamine diplatine(IV) cloride
Bài 2. Viết công thức của các phức sau:
Diclorobis(etylendiamin)coban(II)monohydrat, Hexacacbonylcrom(0), Iondiclorocuprat(II),
Sulfatopentaammincoban(III) bromua,
Natri bisthiosunfatoargenat(I), Tetraaquadiclorocrom(III) clorua,
Natri hexanitrocobantat(III), Pentaaquathioxinato-N-sắt(II)sunfat,
Tetraammindinitrocrom(III)diammintetranitrocromat(II)
Hướng dẫn giải:
Dichlorobis(ethylendiamine)cobalt(II)monohydrate [CoCl2(En)2].H2O
Hexacarbonylchromium(0) [Cr(CO)6]
Ion dichlorocuprat(II) [Cu(Cl)2]-
Sulfatopentaamminecobalt(III) bromide [Co(SO4)(NH3)5]Br
Sodium bisthiosunfatoargenate(I) Na[Ag(HSO4)]
Tetraaquadichlorochromium(III) cloride [Cr(H2O)4Cl2]Cl
Sodium hexanitrocobaltate(III) Na3[Co(NO2)6]
Pentaaquathioxinato-N-iron(II)sunfate [Fe(H2O)5SCN]SO4
Tetraammindinitrochromium(III) [Cr(NH3)4(NO2)2][Cr(NH3)3(NO2)4]
diamminetetranitrochromate(II)
Bài 3. Phức [Pt(NH3)2(NO2)2Cl2] có bao nhiêu đồng phân hình học, hãy mô tả cấu trúc phân tử của các đồng
phân đó?
Hướng dẫn giải: Có 5 đồng phân hình học được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
Cl
Cl Cl Cl Cl
Cl NH 3
H3N Cl O 2N Cl H3 N NO 2 O 2N NH 3
Pt
Pt Pt Pt Pt
H3 N H3N NO 2
H3N NO 2 H3N NO 2 NO 2 H3N NO 2
Cl NO 2
NO 2 NH 3 Cl
Bài 4. Hãy vẽ các đồng phân liên kết và đồng phân lập thể của mỗi hợp chất phối trí sau:
a. [Pt(NH3)2(SCN)2]. b. [Co(en)(H2NCH2COO)2]Cl.
Hướng dẫn giải:
a. [Pt(NH3)2(SCN)2] có 3 đồng phân liên kết, mỗi đồng phân liên kết lại có 2 đồng phân hình học dạng cis và
trans.

30
b. [Co(en)(H2NCH2COO)2]Cl có 3 đồng phân liên kết, mỗi đồng phân liên kết có 2 đồng phân quang học.

Bài 5. Hãy gọi tên và vẽ các đồng phân của các phức sau:
a. [Cr(NH3)4Cl2]Cl b. [CoPy3Cl3], py là pyridine.
c. [Co(SCN)(H2O)5]Cl d. [PtCl(PMe3)3]Br, Me là CH3.
e. [Co(en)2Cl2]Cl.
Hướng dẫn giải
a. [Cr(NH3)4Cl2]Cl: 2 đồng phân (cis, trans).
Tetraammine dichloro chromium (III) cloride
b. [CoPy3Cl3]: 2 đồng phân (mer, fac).
Tricloro tris(pyridine) cobalt(III)
c. [Co(SCN)(H2O)5]Cl: 2 đồng phân (liên kết).
Pentaaqua thioxianato cobalt(II) cloride
Pentaaqua isothioxianato cobalt(II) cloride
d. [PtCl(PMe3)3]Br: cấu hình vuông phẳng, 2 đồng phân (đồng phân ion hóa)
[PtCl(PMe3)3]Br: Cloro tris (trimethylphotphine)platine (II) bromide.
[PtBr(PMe3)3]Cl: Bromo tris (trimetylphotphine)platine (II) cloride.
e. [Co(en)2Cl2]Cl: 3 đồng phân (cis, trans).
Dichloro bis (ethylendiamine)cobalt(III) cloride;
Bài 6. Cobalt tạo ra các ion phức CoCl2(NH3)4+ (A), Co(CN)63- (B), CoCl3(CN)33- (C)
a. Viết tên của (A), (B), (C).
b. Theo thuyết liên kết hóa trị các nguyên tử trong B ở trạng thái lai hóa nào?
c. Các ion phức trên có bao nhiêu đồng phân lập thể, vẽ cấu trúc của chúng?
d. Viết phương trình phản ứng của (A) với ion iron (II) trong môi trường axit?
Hướng dẫn giải
a. Tên của ion phức
(A) Diclorotetraamminecobalt(III);
(B) Hexacyanocobaltate(III);
(C) Triclorotricyanocobaltate(III).
b. Co(CN)63-. Co : d2sp3 ; C : sp ; N : không ở trạng thía lai hóa hoặc ở trạng thái lai hóa sp
Ion phức (A) có 2 đồng phân:

31
Ion phức (B) không có đồng phân:

Ion phức (C) có 2 đồng phân:

d. CoCl2(NH3)4+ + Fe2+ + 4 H+ Co2+ + Fe3+ + 2 Cl- + 4 NH4+


Bài 7.
a. Người ta đã tổng hợp được [NiSe 4]2- , [ZnSe4]2- và xác định được rằng phức chất của Ni có dạng hình vuông
phẳng, của Zn có dạng hình tứ diện đều. Hãy đưa ra một cấu tạo hợp lí cho mỗi trường hợp trên và giải thích.
b. Phức chất [PtCl2(NH3)2] được xác định là đồng phân trans-. Nó phản ứng chậm với Ag2O cho phức chất
[PtCl2(NH3)2(OH2)2]2+(kí hiệu là X). Phức chất X không phản ứng được với etylenđiamin (en) khi tỉ lệ mol
phức chất X : en = 1 : 1. Hãy giải thích các sự kiện trên và vẽ (viết) cấu tạo của phức chất X.
Hướng dẫn giải
a) Nikel có mức oxi hoá phổ biến nhất là +2; Zn cũng có mức oxi hoá phổ biến nhất là +2.
Selenium có tính chất giống sulfur do đó có khả năng tạo thành ion polyselenide Se hay [-Se -Se-]2-.
Cấu tạo vuông phẳng của phức chất [NiSe4]2- là do cấu hình electron của ion Ni2+ cho phép sự lai hoá dsp2.
Cấu tạo tứ diện đều của phức chất [ZnSe4]2- là do cấu hình electron của Zn2+ cho phép sự lai hoá sp3.
Tổng hợp của các yếu tố trên cho phép đưa ra cấu tạo sau đây của 2 phức chất:
Se Se Se
Ni
Zn
Se Se
Se Se
Se
trong đó ion diselenide đóng vai trò phối tử 2 càng.
b) [PtCl2(NH3)2] (1) là đồng phân trans- đòi hỏi phức chất phải có cấu tạo vuông phẳng:

(1)
Phản ứng của (1) với Ag2O:
Trans-[PtCl2(NH3)2] + Ag2O + H2O → Trans-[PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ + 2OH-
Etylenđiamin là phối tử hai càng mạch ngắn. Khi phối trí với các ion kim loại nó chỉ chiếm 2 vị trí phối trí
cạnh nhau (vị trí cis). Hiện tượng en không thể phản ứng với [PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ theo phản ứng:
[PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ + en → [PtCl2(NH3)2(H2O)2en]2+ + 2H2O
32
chứng tỏ rằng 2 phân tử H2O nằm ở 2 vị trí trans đối với nhau. Như vậy công thức cấu tạo của phức chất phải
là:
H2O

Cl
NH3 Pt NH3

Cl

H2O
Bài 8. Thêm từ amonium dichromate vào muối amonium thiocyanate nóng chảy sẽ thu được muối Reinecke
có công thức NH4[Cr(SCN)x(NH3)y], muối này có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau:
Cr 15,5 %; S 38,15 % và N 29,2 %.
a. Hãy xác định các giá trị x và y trong công thức trên.
b. Hãy xác định số oxi hóa của chromium trong phức.
c. Hãy cho biết hình học của anion phức.
d. Hãy vẽ các đồng phân lập thể của anion phức trên.
Hướng dẫn giải
a. NH4[Cr(SCN)4(NH3)2];
b. Số oxi hóa của chromium trong phức là +3;
c. Dạng hình học: bát diện;
d. Anion phức có 2 đồng phân hình học

Bài 9. Có hai đồng phân với công thức tạo thành khi cho tác dụng với acid

HCl đặc. Dung dịch của đồng phân thứ nhất khi phản ứng với oxalic acid sẽ tạo thành
Đồng phân thứ hai không phản ứng với axit oxalic. Đồng phân nào là đồng phân cis, đồng phân nào là đồng
phân trans.
Hướng dẫn giải: Đồng phân thứ nhất là đồng phân cis, đồng phân thư hai là đồng phân trans, do phối tử oxalato
là phối tử hai càng do đó phải là cấu hình cis thì phối tử oxalato mới thay thế được hai phối tử chloro
Dạng 2. Cấu trúc, đồng phân, điều chế phức chất.
Bài 1. Cho hai ion phức sau: [NiCl4]2- (có tính thuận từ) và [Ni(CN)4]2- (có tính nghịch từ) Sử dụng phương
pháp liên kết hóa trị (VB), giải thích sự hình thành liên kết trong hai ion phức và cho biết trạng thái lai hóa của
nguyên tố trung tâm, dạng hình học của các phức này. Cho biết Ni có Z= 28.
Hướng dẫn.
Cấu hình e của Ni2+ là: 1s22s22p63s23p63d8
Ion [NiCl4]2- có tính thuận từ nên trong cấu hình electron có electron độc thân.
3d8 4s0 4p0

Obitan 4s,4p của ion Ni2+ đã nhận các cặp e của phối tử Cl-
Vậy sự tạo thành phức [NiCl4]2- kèm theo sự lai hóa sp3 của các AO của Ni2+. Cấu hình không gian của
[NiCl4]2- là dạng hình tứ diện

33
Ion [Ni(CN)4]2- có tính nghịch từ nên trong cấu hình electron không có electron độc thân. Do đó khi tạo ra ion
phức [Ni(CN)4]2- đã xảy ra quá trình ghép đôi của các electron của ion Ni2+
3d8 4s0 4p0

Ni2+ lai hóa dsp2. Các AO lai hóa của Ni2+ nhận đôi e của các phối tử CN- Trong ion phức [Ni(CN)4]2- ,
Ni2+ lai hóa dsp2 nên [Ni(CN)4]2- có cấu trúc vuông phẳng.
Bài 2. Phức chất [PtCl2(NH3)2] được xác định là đồng phân trans-. Nó phản ứng chậm với Ag 2O cho phức chất
[PtCl2(NH3)2(OH2)2]2+ (kí hiệu là X). Phức chất X không phản ứng được với etylenđiamin (en) khi tỉ lệ mol
phức chất X : en = 1 : 1. Hãy giải thích các sự kiện trên và vẽ (viết) cấu tạo của phức chất X.
Hướng dẫn.
[PtCl2(NH3)2] (1) là đồng phân trans- đòi hỏi phức chất phải có cấu tạo vuông phẳng:
Cl

H3N—Pt—NH3 (1)

Cl
- Phản ứng của (1) với Ag2O:
Trans-[PtCl2(NH3)2] + Ag2O + H2O → Trans-[PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ + 2OH- + 2AgOH
- Etylenđiamin là phối tử hai càng mạch ngắn. Khi phối trí với các ion kim loại nó chỉ chiếm 2 vị trí phối
trí cạnh nhau (vị trí cis). Hiện tượng en không thể phản ứng với [PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ theo phản ứng:
[PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ + en → [PtCl2(NH3)2(H2O)2en]2+ + 2H2O
chứng tỏ rằng 2 phân tử H2O nằm ở 2 vị trí trans đối với nhau. Như vậy công thức cấu tạo của phức chất phải là:
H2O

Cl
NH3 Pt NH3

Cl

H2O

Bài 3. Một phức chất đơn nhân của chromium có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau:
13%Cr; 60%Br; 3%H và 24%O. Hòa tan 0,46 gam phức vào 100ml nước. Thêm tiếp 10ml dung dịch HNO 32M.
Thêm lượng dư dung dịch AgNO3. Lọc, rửa kết tủa và đem sấy khô thu được 0,2162 gam chất rắn.
a) Xác định công thức của phức?
b) Vẽ các đồng phân lập thể( nếu có) của phức?
Hướng dẫn
a) Gọi công thức phân tử của phức là CrxBryHzOt, ta có:

. Vậy công thức của phức là: CrBr3(H2O)6 ( M = 400)


- Hòa tan phức vào nước, axit hóa dung dịch bằng HNO 3 rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3, ion Br- ở cầu
ngoại sẽ tạo kết tủa với Ag+, còn Br- trong cầu nội không phản ứng, ta có phương trình:
[Cr(H2O)6-nBrn]Br3-n.nH2O [Cr(H2O)6-nBrn]3-n + (3-n)Br - + nH2O (1)
- +
Br + Ag AgBr (2)
Theo đề bài, từ (1) và (2) ta có: (3 – n). 0,46 / 400 = 0,2162 / 188 n=2
Vậy, công thức của phức là: [Cr(H2O)4Br2]Br.2H2O
34
b) Phức trên có 2 đồng phân hình học: đồng phân cis và đồng phân trans.
Bài 4. Hòa tan 2,00 gam muối CrCl3.6H2O vào nước, sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3 và lọc nhanh kết
tủa AgCl cân được 2,1525 gam. Cho biết muối chromium nói trên tồn tại dưới dạng phức chất.
a) Hãy xác định công thức của phức chất đó.
b) Hãy xác định cấu trúc (trạng thái lai hóa, dạng hình học) và nêu từ tính của phức chất trên.
Hướng dẫn giải
a) n(AgCl) = (2,1525:143,5) = 0,015; n(CrCl3 . 6H2O) = (2:266,5) = 7,5.10-3
n(Cl- tạo phức) = 3(7,5.10-3) - 0,015 = 7,5.10-3

Trong phân tử phức chất tỷ lệ mol Cl : Cr3+ = (7,5.10-3) : (7,5.10-3) = 1:1
Công thức của phức: Cr(H2O)5Cl2+

b) 24 Cr3+ (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3)  24 Cr3+ : [Ar] 3d3

Bài 5. Các chất A, B, C có cùng công thức phân tử CrCl3.6H2O. Trong dung dịch nước tồn tại cân bằng:
[Cr(H2O)6]Cl3  [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O  [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O.
(A) (B) (C)
Trong một thí nghiệm người ta cho dung dịch chứa 0,32 gam CrCl 3.6H2O đi qua một lớp nhựa trao đổi cation
dưới dạng H+. Cần 28,8 ml dung dịch NaOH 0,125M để chuẩn độ hết lượng H+ đã chuyển vào dung dịch.
1. Gọi tên các phức chất A, B và C.
2. Phức chất nào có đồng phân hình học? Viết công thức biểu diễn cấu trúc đồng phân đó.
3. Xác định công thức của phức trong dung dịch.
4. Viết cấu hình electron của Cr trong phức xác định được ở (b) và xác định từ tính của phức chất đó.
Hướng dẫn
1. A: Hexaaquacrhomium (III) chloride
B: Chloro pentaaqua chromium (III) chloride hyđrate
C: Đichloro tetraaqua chromium (III) chloride hyđrate

2. C có đồng phân hình học


3. [Cr(H2O)6 –nCln]Cl3 –n.nH2O  [Cr(H2O)6 –nCln]3 –n + (3 –n) Cl – + n H2O
1,20.10 –3 1,20.10 –3 mol

[Cr(H2O)6 –nCln]3 –n + (3 –n) R –COOH  ... + (3 – n) H+


1,20.10 –3 1,20.10 –3 (3 – n) mol
H+ + OH –  H2O
3,60.10 –3 mol
Có: nH+ = 1,20.10 –3 (3 – n) = 3,60.10 –3 → n = 0;
Vậy phức trong dung dịch là [Cr(H2O)6]Cl3 (phức A)

4. Phức thuận từ; μ= √3(3+2)=3,87 M .B


35
Bài 6. Cho hằng số bền tổng cộng của phức [Ni(NH3)62+] là 109 và của phức [Ni(en)32+] là 1018. Hãy giải thích tại
sao phức [Ni(en)32+] lại bền hơn rất nhiều so với phức [Ni(NH3)62+]?
Hướng dẫn giải
Theo quan điểm nhiệt động học:
[Ni(NH3)62+] + 3 en ⇄ [Ni(en)32+] + 6 NH3
Δ G=Δ H −T Δ S , trong đó Δ H có giá trị tương đối nhỏ còn Δ S> 0 → Δ G< 0.

Bài 7. Trong dung dịch, các phối tử có thể thay thế lẫn nhau. Cho các phản ứng của hợp chất phối trí của nickel
như sau:
(1) [Ni(H2O)6]2+ + 6 NH3 ⇄ [Ni(NH3)6]2+ + 6 H2O
(2) [Ni(H2O)6] + en + 4 NH3 ⇄ [Ni(en)(NH3)4]2+ + 6 H2O
2+

(3) [Ni(H2O)6]2+ + 2 en + 2 NH3 ⇄ [Ni(en)2(NH3)2]2+ + 6 H2O


(4) [Ni(H2O)6]2+ + 3 en ⇄ [Ni(en)3]2+ + 6 H2O
Cho biết trong các sản phẩm tạo ra thì hợp chất phối trí nào là bền nhất và kém bền nhất. Giải thích dựa trên yếu
tố nhiệt động học.
Hướng dẫn giải
Từ phương trình phản ứng thấy được số phân tử tự do được tạo ra trong sản phẩm nhiều nhất là với phản ứng
(4) và phản ứng (1) số số phân tử của phương trình không thay đổi. Do đó, biến thiên entropy của phản ứng (4)
là lớn nhất và của phản ứng (1) là gần bằng 0. Từ đó thấy được phức [Ni(en) 3]2+ là bền nhất, còn phức
[Ni(NH3)6]2+ là kém bền nhất.

Bài 8. Một loại thép không gỉ có thành phần (về phần trăm khối lượng) gồm 73% Fe, 18% Cr và 8% Ni. Một
phương pháp phân tích định lượng nhằm xác định thành phần nickel có trong một mẫu thép không gỉ trên bằng
phương pháp hóa học sử dụng hai mol phối tử hai càng dimethylglyoxime [DMG, CH 3C(NOH)C(NOH)CH3]
tạo thành kết tủa của nickel dạng phức trung hòa (C8H14O4N4Ni) có màu hồng tối.
a. Vẽ cấu trúc của phức trung hòa.
b. Xử lý 1,4 g mẫu thép không gỉ bằng nước cường thủy để hòa tan tất cả các thành phần của mẫu. Dung dịch
thu được sau đó tiếp tục được xử lý để loại bỏ các ion iron và chromium, rồi được pha loãng thành 100 mL bằng
nước cất. Lấy ra 10 mL của dung dịch mới này cho xử lý tiếp với DMG thu được 0,0532 g kết tủa của phức
chất. Tính hàm lượng của nickel có trong mẫu thép.
c. Độ bền của các phức của nickel được xác định thông qua hằng số tạo phức K f . Cho biết hằng số tạo phức X
và Y của nickel ở 25 °C như sau
(1) NiSO4⋅7H2O + NH3 (dư) → X, ln K f =8 ,61
(2) X + 2 H2NCH2CH2NH2 → Y, ln K f =9 ,67
i. Vẽ cấu trúc các đồng phân của Y và chỉ ra các đồng phân quang học nếu có.
ii. Tính biến thiên entropy cho sự tạo thành phức Y trong phản ứng (2) ở 25 °C, cho biết nhiệt đẳng áp của
phản ứng (2) là –12,1 kJ mol–1.
Hướng dẫn giải
a. Cấu trúc của phức

36
b. Thành phần phần trăm về khối lượng của Ni là 7,66% hoặc 7,72%.
c.
i. Cấu tạo đồng phân

ii. Δ S 0=+39 , 79 J K–1 mol–1.

Dạng 3: Giải thích liên kết và một số tính chất của phức chất
a. Dựa theo thuyết VB
2- 2+
Bài 6. Dựa vào thuyết liên kết hoá trị hãy khảo sát các phức: [PtCl 4] vuông phẳng; [Ni(NH3)4] tứ diện;
4- 2- 2+ 3-
[Ni(CN)6] ; [Ni(CN)4] nghịch từ; các phức spin cao [Fe(H 2O)6] , [FeF6] ; các phức spin thấp
3- 4- 4- 2- -
[Co(NO2)6] , [Fe(CN)6] , [Mn(CN)6] , phức tứ diện [CoCl4] , phức thẳng [CuCl2] .
Hướng dẫn giải:
Phức chất Cấu hình e Trạng thái Số e độc Từ tính hình dạng
của NTTT lai hóa thân
NTTT
2- 5d8 sp3d2 2 thuận từ vuông phẳng
[PtCl4]
2+ 3d8 sp3 2 thuận từ tứ diện
[Ni(NH3)4]
2- 3d8 dsp2 0 nghịch từ vuông phẳng
[Ni(CN)4]
2+ 3d6 sp3d2 4 thuận từ bát diện
[Fe(H2O)6]
3- 3d5 sp3d2 5 thuận từ bát diện
[FeF6]
3- 3d6 d2sp3 0 nghịch từ bát diện
[Co(NO2)6]
4- 3d6 d2sp3 0 nghịch từ bát diện
[Fe(CN)6]
4- 3d5 d2sp3 1 thuận từ bát diện
[Mn(CN)6]

37
2- 3d5 sp3 5 thuận từ tứ diện
[CoCl4]
- 3d10 sp 0 nghịch từ thẳng
[CuCl2]

Bài 7. Momen từ của là 2,8 MB, của là 5,9 MB. Hãy giải thích và dự đoán cấu trúc
hình học của những ion phức này dựa vào thuyết VB?
Hướng dẫn giải:
Phức chất Cấu hình e Trạng thái Số e độc Từ tính hình dạng
của NTTT lai hóa thân
NTTT
4
3d d2sp3 2 thuận từ bát diện

3d5 sp3 5 thuận từ tứ diện

Ở thuyết VB chỉ giải thích được do phức có số electron độc thân ít hơn trong phức
nên có mô men từ thấp hơn.

Nếu tính mô men từ theo thuyết trường tinh thể thì phức có và phức

=
Bài 8.

a. Viết phương trình ion của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên.
b. Hãy cho biết từ tính của hợp chất A, dùng thuyết lai hóa để giải thích.
Hướng dẫn giải:
a. Các phương trình phản ứng:
(A)
Fe2+ + 6 CN- 
(B)
+ 2 Fe2+  Fe2[Fe(CN)6] trắng
(C)
3 + 4 Fe3+  Fe4[Fe(CN)6]3 xanh đậm
(D)
+ 4 Ag+  Ag4[Fe(CN)6] trắng
(E)
5 + + 8 H+  Mn2+ + 4 H2O + 5
(G)
2 + 3 Fe2+  Fe3[Fe(CN)6]2 xanh

Hoặc K+ + + Fe2+  KFe[Fe(CN)6] xanh


(F)
2 + + 2 OH- 2 + 2 H2O + PbO2 nâu
b. Cấu hình electron của Fe là [Ar]3d64s04p04d0
2+

38
Vì CN- là phối tử trường mạnh, do đó khi tạo phức với Fe 2+, 4 electron độc thân trên 4 obitan 3d của
Fe(II) bị ghép đôi, giải phóng 2 obitan 3d trống. Hai obitan này lai hóa với 1 obitan 4s và 3 obitan 4p, tạo
thành 6 obitan lai hóa d2sp3 hướng về 6 đỉnh của hình bát diện đều. Mỗi obitan lai hóa này xen phủ với một

obitan tự do có hai electron của CN -, tạo ra 6 liên kết cho nhận, hình thành phức lai hóa trong, có
cấu trúc bát diện. Phức này nghịch từ vì có tổng spin bằng không.

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Bài 9. Năm 1965, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp cố định nitơ ở nhiệt độ phòng bằng cách dẫn khí
nitrogen đi qua dung dịch pentaaminoaquaruthenium(II) (A1). Khi đó, nitrogen sẽ thay thế nước trong cầu nội
của A1 tạo phức chất mới A2. Phức chất A2 có tính thuận từ.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Áp dụng thuyết liên kết hóa trị (VB), hãy mô tả liên kết trong phức A 2 và dự đoán cấu trúc hình học của nó.
Xác định hóa trị và số oxi hóa của ruthenium trong phức chất A2.
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình phản ứng hóa học xảy ra là:
[Ru(NH3)5H2O]2+ + N2 = [Ru(NH3)5(N2)]2+ + H2O
b) Liên kết và cấu trúc của A2. Số oxi hóa và hóa trị của Ru là +2
Cấu hình của Ru2+: 4d6, trạng thái lai hóa của ion trung tâm là sp3d2 vì phức chất có tính thuận từ, cấu trúc hình
học là bát diện.
Bài 10. X là một hợp chất của chromium. Phân tích thành phần nguyên tố cho thấy: Cr 27,7%; C: 25,5%; H
4,25% theo khối lượng, phần còn lại là oxygen.
a. Hãy cho biết công thức đơn giản nhất của X.
b. Biết rằng trong công thức đơn giản nhất có chứa một phân tử nước, hãy cho biết phối tử còn lại là gì? Hãy
cho biết số oxi hóa của Cr trong X.
c. Nghiên cứu từ tính cho thấy X có tính nghịch từ, hãy giải thích tính chất này của hợp chất X và vẽ cấu trúc
không gian của X.
Hướng dẫn giải:
27 , 7 25 , 5 4 , 25 42 ,55
Cr :C : H :O= : : : =0 , 533 :2 ,125 :4 , 25:2 , 66=1: 4 :8 :5
a. 52 12 1 16
=> Công thức kinh nghiệm của X là: CrC4H8O5.
b. Cr(H2O)(CH3COO)2, phối tử còn lại là axetat, số oxi hóa của crom: +2.
c. X là đime: [Cr(H2O)(CH3COO)2]2.
d2sp3
3d 4s 4p
Cr (II):

 Cr-Cr
 Cr-Cr  Cr-Cr
 Cr 

39
b. Dựa theo thuyết trường tinh thể
Bài 11. Dựa vào thuyết trường tinh thể, hãy mô tả sơ đồ tách các orbital d của kim loại trong phức, cấu hình
2+ 4 2
electron của ion trung tâm trong các phức: [Ni(NH ) ] tứ diện, [Ni(CN) ] bát diện, [Ni(CN) ] vuông
34 6 4
 2 3+ 2
phẳng, [FeCl ] tứ diện, [Pd(CN) ] vuông phẳng, [Ir(NH ) ] bát diện spin thấp, [Pt(CN) ] vuông
4 4 36 4
2
phẳng, [CoCl ] tứ diện.
4
Hướng dẫn giải:
Phức chất Hình dạng Cấu hình e cấu hình e của ion TT Số e độc
của ion tự do trong phức chất thân
8 4 4
2+ tứ diện 3d eg t2g 2
[Ni(NH ) ]
34
4 bát diện 3d8 t2g6eg2 2
[Ni(CN) ]
6
2 vuông phẳng 3d8 t2g6eg2 0
[Ni(CN) ]
4
 tứ diện 3d5 eg3t2g2 5
[FeCl ]
4
2 vuông phẳng 4d8 t2g6eg2 0
[Pd(CN) ]
4
3+ bát diện 5d6 t2g6 0
[Ir(NH ) ]
36
2 vuông phẳng 5d6 t2g6 0
[Pt(CN) ]
4
2 tứ diện 3d7 eg5t2g2 3
[CoCl ]
4
Bài 12. Hãy vẽ giản đồ phân tách mức năng lượng của các orbital d trong trường tinh thể của mỗi phức sau:
[Cr(CN)6]3-, [Cr(NH3)6]2+ và [Cr(CN)6]4-.
Hướng dẫn giải:
- Cấu hình electron của Cr2+ là 3d4 và Cr3+ là 3d3, CN- là phối tử trường mạnh, NH3 là phối tử trường yếu nên
giản đồ tách mức năng lượng của các obitan d trong 3 trường hợp trên là:

)
Câu 13. Phức potassium cyano K1 của nguyên tố A có momen từ µ = 3,87 B.M. Hợp chất có cực đại hấp thụ
tương ứng với bước chuyển d-d tại 26700 cm -1. Phản ứng khử ion A2O72- (có mầu da cam) bằng ethanol trong
môi trường axit tạo ra ion trung tâm của phức cyano. Phức K 1 bị khử bởi potassium trong amonia lỏng cho
phức cyano K2 (có số phối trí không thay đổi). Bằng cách thay đổi tất cả phối tử trong K 2 bằng amonia,
momen từ của phức K3 thu được tăng lên thành µ = 4,9 B.M..
a. Hãy cho biết A là nguyên tố nào?
b. Hãy cho biết công thức và gọi tên phức K1.
c. Hãy biểu diễn sự phân bố của electron trên các obitan d của nguyên tử trung tâm trong phức K1.

40
d. Cho các phối tử H2O, Cl- và F- các các giá trị năng lượng tách: 158 kJ/mol, 182 kJ/mol và 208 kJ/mol. Hãy
cho biết năng lượng tách tương ứng với mỗi phối tử. Giải thích
e. Hãy cho biết công thức và gọi tên của phức K2.
g. Hãy biểu diễn sự phân bố của electron trên các obitan d của nguyên tử trung tâm trong phức K 2 và K3, và
cho biết phức là spin cao hay spin thấp?
h. Phức K2 có cấu trúc bát diện lệch. Hãy cho biết tên gọi của hiệu ứng gây ra điều này.
Hướng dẫn giải: a. Cr
b. K3[Cr(CN)6], potassium hexacyano chromate (III);
c.

; √
μ= 3 (3+2)=3 , 87 μ B
- -
d. H2O: 20 kJ/mol; Cl : 158 kJ/mol; F : 182 kJ/mol.
e. K4[Cr(CN)6], potassium hexacyano chromate (II).
g.

spin thấp spin cao


h. Hiệu ứng Jahn- Teller.
Bài 14. Cho ion phức [Cr(H2O)6]2+ có năng lượng ghép đôi là 23500 cm-1. Năng lượng tách là 13900 cm-1. Tính
năng lượng ổn định trường tinh thể đối với phức spin cao và spin thấp. Phức nào bền hơn? Giải thích.
Hướng dẫn giải:
Theo đề bài ta có: ∆ < P
Cr2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :3d4
+ Đối với phức spin cao thì theo thuyết trường tinh thể thì phức có dạng: t2g3eg1(1)
+ Đối với phức spin thấp thì theo thuyết trường tinh thể thì phức có dạng: t2g4eg0(2)
Tính năng lượng ổn định trường tinh thể:

E1= 3. ∆0 + ∆0 = ∆0 E2= 4. ∆0 = ∆0
Vậy phức có spin cao có năng lượng ổn định trường tinh thể lớn hơn nên bền hơn phức có spin thấp.
Bài 15. Khi bị kích thích, electron được chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao hơn và xảy ra sự hấp
thụ ánh sáng ứng với bước sóng . Hãy tính bước sóng này (A0), biết rằng năng lượng tách mức của phức [Co(CN)6]3- là
99,528 Kcal/mol. Cho h=6,62.10-34J.s; c=3.108m/s.

Giải:
Ta có:

Nên: λ ≈ 2830 A0
Bài 16. 1. Hợp chất bis(salicylidene)ethylenediamine (kí hiệu là H 2(salene)) tạo nhiều phức chất kim loại
chuyển tiếp bền, được sử dụng làm xúc tác oxi hóa khử trong tổng hợp hữu cơ.

41
a) Trong phức chất kim loại chuyển tiếp, H 2(salene) thường tách hai proton và đóng vai trò phối tử bốn càng.
Vẽ cấu trúc (có biểu diễn điện tích) của phức chất theo kiểu phối trí này giữa anion (salene) 2– và ion kim loại
Mn+.
b) Phản ứng giữa H2(salene*) và manganese(II) acetate trong ethanol có mặt oxygen không khí và LiCl, thu
được phức chất T có công thức [Mn(salene*)Clx]. Hòa tan 351,2 mg T trong nước rồi thêm vào 5,00 mL dung
dịch ascorbic acid 0,30 M, thu được [Mn(salene*)]. Lượng dư ascorbic acid được chuẩn độ bằng dung dịch KI 3
0,10 M thì hết 11,05 mL. Biết ascorbic acid (C6H8O6) bị oxid hóa thành dehydroascorbic acid (C6H6O6).
Xác định nhóm thế R và chỉ số x trong T.
c) Biết T có moment từ spin là 4,90 BM. Biểu diễn dạng hình học và sử dụng thuyết liên kết hóa trị (thuyết VB)
để mô tả sự hình thành liên kết phối trí trong T.
d) Dự đoán (có giải thích) moment từ spin của phức chất [Mn(salene*)].

42
Bài 17. Sục khí NO vào dung dịch CuCl2 trong ethanol khan, từ hỗn hợp tách được phức chất D1 đơn nhân và
nghịch từ. Ở điều kiện thường, phức chất D1 chuyển chậm thành phức chất D2 nghịch từ. Kết quả phân tích
hàm lượng nguyên tpps C, H, O, N trong D1 và D2 được cho trong bảng sau:

43
a) Xác định công thức phân tử của D1 và D2. Biết phức chất D1 và D2 tuân theo quy tăc 18 electron của
Sigdwich, khối lượng phân tử của D2 nhỏ hơn 400 đvC và sự tạo thành liên kết của phối tử NO trong hai phức
chất D1 và D2 là giống nhau.
b) Vẽ cấu trúc phân tử của D1 và D2. Sử dụng thuyết VB mô tả sự tạo thành liên kết trong D1 và D2.
Giải:

Dạng 4 - Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong các dung dịch phức chất
Để tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch phức chất ta dựa vào các giá trị hằng số bền
hoặc không bền của phức và nồng độ ban đầu của ion trung tâm và phối tử
Bài 1: Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch phức [Ag(CN)2]- có nồng độ 0,1 M. Biết hằng số
bền tổng cộng của phức là 1021
Giải:
Trong dung dịch có cân bằng tổng cộng:
Ag(CN)2-  Ag+ + 2CN-
Nồng độ ban đầu ( C: mol/l) 0,1 0 0
Nồng độ cân bằng ([ ]) 0,1-x x 2x

44
Ta có: 2 = = = 1021 (*)
-
Vì hằng số bền của phức rất lớn nên lượng Ag(CN)2 bị phân li rất ít

 Giả sử x << 0,1 M  = 1021  x = 3.10-8 << 0,1  thoả mãn


Vậy: [Ag ] = 3.10 M ; [CN-] = 6.10-8 M
+ -8

[Ag(CN)2-] = 0,1M

Bài 2: Cd2+ tạo phức chất với NH3 theo các phương trình sau:
Cd2+ + NH3  [Cd(NH3)]2+ (1) k1 = 102,51
2+ 2+
[Cd(NH3)] + NH3  [Cd(NH3)2] (2) k2 = 101,96
[Cd(NH3)2]2+ + NH3  [Cd(NH3)3]2+ (3) k3 = 101,30
[Cd(NH3)3]2+ + NH3  [Cd(NH3)4]2+ (4) k4 = 100,79
1. Tính hằng số tạo thành tổng hợp của các phức chất
2. Tính nồng độ các dạng phức chất trong dung dịch nếu biết
[Cd2+] = 1,0.10-5 M và [NH3] = 0,1 M
3. Tính nồng độ ban đầu của các ion Cd2+ và NH3
Giải:
1. Từ (1) ta có : 1 = k1 = 102,51
Tổ hợp cân bằng (1) và (2) ta có:  2 = k1. k2 = 104,47
Tổ hợp các cân bằng (1), (2), (3) :  3 = k1.k2.k3 = 105,77
Tổ hợp các cân bằng (1), (2), (3), (4) :  4 = k1.k2.k3.k4 = 106,56
2. Từ (1) ta có
[Cd(NH3)]2+ = 1[Cd2+].[NH3] = 102,51.10-5.10-1 = 10-3,49 (M) = 3,2.10-4 (M)
Tương tự: [Cd(NH3)2]2+ = 2,9.10-3(M)
[Cd(NH3)3]2+ = 5,9.10-3 (M)
[Cd(NH3)4]2+ = 3,6.10-3 (M)
* Nhận xét: Kết quả trên cho thấy nồng độ các dạng phức khác nhau là tương đương nhau, mặc dầu ở đây nồng
độ phối tử lớn hơn nồng độ ion kim loại vì hằng số cân bằng của các phức chênh lệch nhau không nhiều
Cụ thể:

C = [Cd(NH3)2+ ] + [Cd(NH3)22+ ]+ [Cd(NH3)32+ ]+ [Cd(NH3)42+ ] + [Cd2+]


= 1,3. 10-2 (M)

Tương tự: C = 4,8.10-2(M)

Bài 3: Tính nồng độ các dạng phức trong dung dịch gồm C = 10-3M; C = 1M
Biết Ag+ + NH3  AgNH3+ k1 = 103,32
AgNH3+ + NH3  Ag(NH3)2 k2 = 103,92
Giải:

Thấy k1  k2, C >> C  Giả thiết là phức Ag(NH3)2+ chiếm ưu thế


Ag+ + 2NH3  Ag(NH3)2+  = k1.k2 = 107,24
-3
Ban đầu 10 1 0
[ ] x 1-2.10-3+ 2x 10-3- x

45
Ta có:  =

Giả sử x<< 10-3   = = 107,24  x = 10-10,24 (M) << 10-3 (M)


Ag+ + NH3  AgNH3+ k1 = 103,32

k1 = = 103,32  [AgNH3+] = 10-10.24.103,32. 0,998 = 10-6,92 (M)


= 2.10-7 (M)
Vậy nồng độ Ag+ còn lại là rất nhỏ  sự tạo phức coi như là hoàn toàn và phức chủ yếu là Ag(NH3)2+
còn phức đơn là không đáng kể
Dạng 5- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành phức chất
Những yếu tố làm thay đổi nồng độ của ion trung tâm và phối tử ( pH của dung dịch, sự có mặt của các
chất tạo phức phụ, chất không tan, …) đều ảnh hưởng đến độ bền của phức.
Để phản ánh được ảnh hưởng của các yếu tố phụ tới cân bằng tạo phức, người ta sử dụng hằng số bền
điều kiện ( biểu kiến ) của phức.
1. Ảnh hưởng của pH tới độ bền của phức
Bài 1. Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch ban đầu chứa Mg2+ 10-2 M và EDTA 2.10-2 M
trong các môi trường có pH là: 3; 7; 11
Biết:

 = 108,7;  = 102,58 và H4Y có pK1 = 2,0; pK2 = 2,67; pK3 = 6,27; pK4 = 10,95
Giải:
Cân bằng tạo phức: Mg2+ + Y4-  MgY2-
Ngoài phản ứng tạo phức, trong dung dịch còn xảy ra các phản ứng phụ sau:
* Phản ứng giữa ion Mg2+ với ion OH-
Mg2+ + OH-  MgOH+ MgOH+ = 102,58
* Phản ứng giữa ion Y4- với ion H+
Y4- + H+  HY3- K4-1 = 1010,95
HY3- + H+  H2Y2- K3-1 = 106,27
2- + 3-
H2Y + H  H3Y K2-1 = 102,67
H3Y3- + H+  H4Y K1-1 = 102
* Phản ứng phân li của nước: H2O  H+ + OH- Kw = 10-14 –> bỏ qua cân bằng của nước
Gọi [Mg2+]' là nồng độ của tất cả các dạng tồn tại của ion Mg2+ không nằm trong phức chất
Khi đó: [Mg2+]' = [Mg2+] + [MgOH+] = [Mg2+] + MgOH+.[Mg2+].[OH-]
= [Mg2+] ( 1+ MgOH+.[OH-])
= [Mg2+].  Mg-1
Gọi [Y4-]' là nồng độ của tất cả các dạng tồn tại của ion Y4- không nằm trong phức chất
Khi đó: [Y4-]' = [Y4-] + [HY3-] + [H2Y2-] + [H3Y-] + [H4Y]
= [Y4-] + K4-1. [Y4-].[H+] + K4-1.K3-1. [Y4-].[H+]2+ K4-1.K3-1.K2-1. [Y4-].[H+]3
+ K4-1.K3-1.K2-1. K1-1.[Y4-].[H+]4
= [Y4-] (1+ K4-1.[H+] + K4-1.K3-1.[H+]2 + K4-1.K3-1.K2-1.[H+]3+ K4-1.K3-1.K2-1. K1-1.[H+]4 )
= [Y4-]. Y-1
Gọi ' là hằng số cân bằng điều kiện thì:
' = [MgY2-]/([Mg2+]' . [Y4-]') =[MgY2-]/( [Mg2+] . [Y4-] .  Mg-1.Y-1 ) = .  Mg.Y
Theo định luật tác dụng khối lượng
46
Nồng độ của Mg2+ được bảo toàn: [Mg2+]' + [MgY2-] = 10-2 (M)
 [MgY2-] = 10-2- [Mg2+]'
Nồng độ của Y4- được bảo toàn: [Y4-]' + [MgY2-] = 2.10-2 (M)
 [Y4-]' = 2.10-2 – [MgY2-] = 2.10-2 – 10-2 +[Mg2+] = 10-2 + [Mg2+]
Vậy ' = [MgY2-]/ ( [Mg2+]'.[Y4-]' ) = .  Mg. Y
a) Trong trường hợp pH = 5  [H+] = 10-5M, [OH-] = 10-9M
  Mg  1;  Y = 10-7,24
  ' = 108,7 . 10-7,24 = 101,46
 [Mg2+]' = 6,74.10-3 M = 10-2,17M = [Mg2+]
 [MgY2-] = 10-2,49M
 [Y4-]'= 10-1,776M
 [Y4-] = 10-1,776. 10-7,24 = 10-9,016 (M)
 [HY3-] = 1010,95.10 -9,016.10-5 = 10-3,066 (M)
[H2Y2-] = 10-1,796 (M)
[H3Y-] = 10-4,036 (M)
[H4Y] = 10-7,126 (M)
b) Trường hợp pH = 7
 Mg = 1;  Y = 10-4,024
  ' = 108,7 . 10-4,024 = 104,676
Coi [Mg2+]' << 10-2  [Mg2+]' = 1/ = 10-4,676 M << 10-2 M  thoả mãn
 [Mg2+] = [Mg2+]' = 10-4,676 M
 [MgY2-] = 10-2M
 [Y4-]'= 10-2M
 [Y4-] = 10-2. 10-4,024 = 10-6,024 (M)
 [HY3-] = 1010,95.10 -6,024.10-7 = 10-2,074 (M)
[H2Y2-] = 10-2,804 (M)
[H3Y-] = 10-7,134 (M)
[H4Y] = 10-12,134 (M)
c) Trường hợp pH = 11
 Mg = 0,7245;  Y = 0,529
  ' = 108,7 . 0,7245.0,529 = 108,28
Coi [Mg2+]' << 10-2  [Mg2+]' = 1/ = 10-8,28 M << 10-2 M  thoả mãn
 [Mg2+] = [Mg2+]' . 0,7245 = 10-8,42 M
 [MgY2-] = 10-2M
 [Y4-]'= 10-2M
 [Y4-] = 10-2. 0,529 = 10-2,276 (M)
 [HY3-] = 10-2,326 (M)
[H2Y2-] = 10-7,056 (M)
[H3Y-] = 10-15,4 (M)
[H4Y] = 10-24,4 (M)
Bài 2. Thêm 1 giọt 0,03 ml HNO3 1M vào 1 ml dung dịch [Ag(NH3)2]NO3 0,02 M. Trình bày các cân bằng xảy
ra trong dung dịch và nồng độ các cấu tử trong dung dịch
Giải:
CH+ = 1.0,03/1,03 = 2,9.10-2 M
CAg(NH3)2+ = 0,020.1/1,03 = 1,94.10-2 M
Các phản ứng xảy ra:
HNO3 = H+ + NO3-
47
Ag(NH3)2+  AgNH3+ + NH3 k2-1 = 10-3,92
NH3 + H+  NH4+ Ka-1 = 109,24
Ag(NH3)2+ + H+  AgNH3+ + NH4+ K = 105,32
C 0,0194 0,029
0,0096 0,0194 0,0194
+ +
AgNH3 + H  Ag + NH4+
+
K1 = k1-1. Ka-1 = 105,92
C 0,0194 0,0096 - 0,0194
0,0098 - 0,0096 0,029
Vậy trong dung dịch có các cân bằng: AgNH3+  Ag+ + NH3 k1-1 = 10-3,32
C 9,8.10-3
[ ] 9,8.10-3- a a
+ + -9,24
NH4  NH3 + H Ka = 10
C 0,029
[ ] 0,029-b b
Ta có [NH3] = [Ag+] + [H+] = a+b
 k1-1 = [NH3].[Ag+]/[AgNH3+]
Ka = [NH3].[H+]/[NH4+]
Giả sử b << 0,029, b<<a
b(a+b) = 10 – 10.78  a.b = 10-10,78
(9,8.10-3 – a)/a(a+b) = 103,32  103,32a2 + a – 9,8.10-3 = 0
 a = 1,94.10-3 = 10-2,71 (M)  b = 10-8,07 (M) thoả mãn
Vậy [NH3] = [Ag+] = 10-2,71 (M)
[AgNH3+] = 10-2,1 (M)
[NH4+] = 0,029 (M)
[H+] = 10-8,07 (M)
Vậy khi thêm axit vào phức điamin bị phân huỷ thành phức AgNH3+ và Ag+
Bài 3. Tính pH của dung dịch FeSCN2+ nồng độ 0,1 M
FeSCN2+  Fe3+ + SCN-  -1 = 10-3,03
Fe3+ + 2H2O  FeOH2+ + H3O+ * = 10-2,17
FeSCN2++ 2H2O  FeOH2+ + SCN- + H3O+ K =  -1.  * = 10-5,2
C 0,1
[ ] 0,1 – x x x x
 x /(0,1-x) = 10  x = 8,33.10 = 10 (M)
3 -5,2 -3 -2,08

Vậy pH = 2,08
Tính pH mà tại đó phức bắt đầu bị mất màu
Khi ta tăng pH của dung dịch thì sẽ xảy ra quá trình trung hoà ion H3O+ giải phóng ra ở quá trình trên và
phức bị phân huỷ
FeSCN2++ 2H2O  FeOH2+ + SCN- + H3O+ K =  -1.  * = 10-5,2
H3O+ + OH-  2 H2O KW-1 = 1014
FeSCN2+ + OH-  FeOH2+ + SCN- K' = K.KW = 108,8
C 0,1
[] 7.10-6 x 0,1 0,1
Phức bắt đầu bị mất màu khi [FeSCN 2+] ≤ 7.10-6 M
 7.10-6.x = 10-2/108,8  x = 10-5,64  [H+] = 10 -8,36 M  pH = 8,36 thì phức bắt đầu mất màu
Vậy khi tăng pH thì phức chất có thể bị phân huỷ hoàn toàn
2. ảnh hưởng của các ion khác có thể tạo thành các chất ít tan với ion kim loại
Khi thêm KI vào dung dịch chứa phức [Ag(NH3)2]NO3
48
[Ag(NH3)2]NO3 = Ag(NH3)2+ + NO3-
Ag(NH3)2+  Ag+ + 2 NH3 2-1 = 10-7,24
Khi thêm KI
KI = K+ + I-
Ag+ + I-  AgI T-1 = 1016
Vậy có phương trình tổng quát:
Ag(NH3)2+ + I-  AgI + 2 NH3 K = 2-1.T-1 = 108,76
Giá trị K của phản ứng rất lớn  phức amin của bạc bị phân huỷ hoàn toàn khi thêm KI vào vì có sự tạo
thành kết tủa AgI bền vững hơn
3. ảnh hưởng của ion khác có khả năng tạo phức với ion kim loại bền hơn phức ban đầu
Có dung dịch FeSCN2+ nồng độ 10-3 M. thêm NaF vào để đạt được nồng độ là 10-2M. Xác định nồng độ của các
cấu tử trong dung dịch khi cân bằng. Khi cân bằng dung dịch thu đựơc có còn màu đỏ của phức FeSCN2+ không
?
NaF = Na+ + F-
10-2 10-2
FeSCN2+  Fe3+ + SCN-  -1 = 10-3,03
Fe3+ + F-  FeF2+  ' = 105,28
FeSCN2+ + F-  FeF2+ + SCN- K = 102,25
-3 -2
C 10 10
-3
Phản ứng 10 -x 10-3-x
[ ] x 0,009 – x 10-3-x 10-3-x
 Giả sử x << 10-3
Giải phương trình được x = 6,25.10-7 (M) < 7.10-6 M
4. Ảnh hưởng của quá trình tạo phức đến thế oxi hóa khử:
Việc hòa tách vàng bằng cách sử dụng natri xyanua, một hóa chất rất độc hại, gây ra ô nhiễm môi trường
tạo nên dư luận lo ngại đối với vấn đề "xử lí xyanua". Thiosunfat được coi là một sự lựa chọn thay thể để tách
vàng. Trong quá trình này, hóa chất chính là ammoni thiosunfat, (NH 4)2S2O3, là chất tương đối không độc. Mặc
dù quá trình này dường như không độc hại cho môi trường, nhưng bản chất hóa học của nó rất phức tạp và cần
được nghiên cứu kỹ lưỡng. Dung dịch được sử dụng cho việc hòa tách vàng gồm S 2O32-, Cu2+, NH3, và O2 hòa
tan. Dung dịch cần phải có độ pH lớn hơn 8,5 để amoniac tồn tại ở dạng tự do.
Theo cơ chế đề xuất, một pin điện hóa được hình thành trên bề mặt của các hạt vàng trong quá trình hòa
tách và hoạt động như sau:
Anot:
Au(r) + 2NH3(dd) → [Au(NH3)2]+(dd) + e-
[Au(NH3)2]+(dd)+ 2S2O32-(dd) → [Au(S2O3)2]3-(dd) + 2NH3(dd)
Catot:
[Cu(NH3)4]2+(dd) + e- → [Cu(NH3)2]+(dd) + 2NH3(dd)
[Cu(NH3)2]+(dd) + 3S2O32-(dd) → [Cu(S2O3)3]5-(dd) + 2NH3(dd)
a. Hãy rút ra phản ứng tổng quát xảy ra trong pin điện hóa này.
b. Khi có mặt amoniac, O2oxi hóa [Cu(S2O3)3]5-trở lại thành [Cu(NH3)4]2+. Hãy viết và cân bằng phương trình
phản ứng oxi hóa-khử này trong môi trường bazơ.
c. Trong quá trình hòa tách này, ion phức [Cu(NH 3)4]2+đóng vai trò như chất xúc tác và làm tăng tốc độ hoà
tan vàng. Hãy viết các phản ứng và phản ứng oxi hóa-khử tổng quát của quá trình hoà tan kim loại vàng,
được xúc tác bởi ion phức [Cu(NH3)4]2+.
d. Viết công thức cấu tạo củacác ion phức [Au(NH3)2]+ và [Au(S2O3)2]3-.
e. Các hằng số tạo thành, Kf, của các phức [Au(NH3)2]+ và [Au(S2O3)2]3- tương ứng là 1,00×1026 và 1,00×1028.
Giả thiết trong dung dịch hòa tách, nồng độ cân bằng của các cấu tử như sau:
49
[S2O32-] = 0,100 M; [NH3] = 0,100 M; tổng nồng độ của cấu tử vàng(I) = 5,50×10-5 M.
Tính tỷ lệ phần trăm của ion vàng(I), tồn tại dưới dạng phức thiosunfat.
f. Khi nồng độ O2 là không đủ lớn và pH > 10, thì S 2O32- khử [Cu(NH3)4]2+ thành [Cu(S2O3)3]5-còn bản thân nó
chuyển thành ion tetrathionat, S4O62-:
2 [Cu(NH3)4]2+(dd) + 8 S2O32-(dd) → 2 [Cu(S2O3)3]5-(dd) + S4O62-(dd) + 8 NH3(dd)
Trong dung dịch bazơ, tetrathionat tự oxi hóa-khử thành trithionat, S 3O62-, và thiosunfat. Viết và cân bằng
phương trình phản ứng tự oxi hóa-khử này.
g. Khi nồng độ O2 quá cao, nó sẽ oxi hóa S2O32-thành các ion trithionat và sunfat. Viết và cân bằng phương
trình phản ứng này.

LỜI GIẢI
a) Anot: Au(s) + 2 S2O32-(aq) → [Au(S2O3)2]3-(aq) + e-
Catot: [Cu(NH3)4]2+(aq) + 3 S2O32-(aq) + e- → [Cu(S2O3)3]5-(aq) + 4 NH3(aq)
Phản ứng: Au(s) + 5 S2O32-(aq) + [Cu(NH3)4]2+(aq) → [Cu(S2O3)3]5-(aq) + 4 NH3(aq) + [Au(S2O3)2]3-(aq)
b) Oxy hóa: [Cu(S2O3)3]5-(aq) + 4 NH3(aq) → [Cu(NH3)4]2+(aq) + 3 S2O32-(aq) + e-
Khử hóa:4 e- + O2(g) + 2 H2O(l) → 4OH-(aq)
Phản ứng oxy hóa khử:
4 [Cu(S2O3)3]5-(aq) + 16 NH3(aq) + O2(g) + 2 H2O(l) → 4 [Cu(NH3)4]2+(aq) + 12 S2O32-(aq) + 4OH-(aq)
c) 4×∣ Au(s) + 5 S2O32-(aq) + [Cu(NH3)4]2+(aq) → [Cu(S2O3)3]5-(aq) + 4 NH3(aq) + [Au(S2O3)2]3-(aq)
4 [Cu(S2O3)3]5-(aq) + 16 NH3(aq) + O2(g) + 2 H2O(l) →4 [Cu(NH3)4]2+(aq) + 12 S2O32-(aq) + 4OH-(aq)
Phản ứng:4 Au(s) + 8 S2O32- (aq) + O2(g) + 2 H2O(l) → 4 [Au(S2O3)2]3-(aq) + 4 OH-(aq)
d) Dạng hình học [H3N-Au-NH3]+ [O3S-S-Au-S-SO3]3-
e) Au+(aq) + 2 NH3(aq) → [Au(NH3)2]+(aq) Kf (1) = 1,00×1026
Au (aq) + 2 S2O3 (aq) → [Au(S2O3)2] (aq) Kf (2) = 1,00×1028
+ 2- 3-

[Au(NH3)2]+(aq) + 2 S2O32-(aq) → [Au(S2O3)2]3-(aq) + 2 NH3(aq)


Keq= Kf(2)/Kf(1) = 1,00×102
[Au(NH3)2+] + [Au(S2O3)23-] = 5.50×10-5 M

= 1,00×102 Giải tìm được x: x = 5,445×10-5M

×100 = 99,0 % Au(I) nằm ở dạng [Au(S2O3)2]3-


f) 5×/ S4O62-(aq) + 2e- → 2 S2O32-(aq)
1×/ 12 OH-(aq) + 3 S4O62-(aq) → 4 S3O62-(aq) + 6 H2O(l) + 10 e-
4 S4O62-(aq) + 6 OH-(aq) → 5 S2O32-(aq) + 2 S3O62-(aq) + 3 H2O(l)
g) 2 S2O32-(aq) + 2 O2(g) → SO42-(aq) + S3O62-(aq)

50

You might also like