Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

--------

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM


Đề bài: Phân tích phương pháp cưỡng chế trong quản lý
hành chính nhà nước.

Hà Nội, 11/2021
Mục Lục:

Mở đầu..................................................................................................................5
Nội dung...............................................................................................................6
I. Quản lý hành chính và phương pháp quản lý hành chính của nhà
nước...................................................................................................................6
1. Khái niệm...................................................................................................6
2. Đặc điểm của phương pháp quản lý hành chính nhà nước...................6
3. Phân loại.....................................................................................................7
4. Những phương pháp quản lý hành chính...............................................7
II. Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước................7
1. Khái niệm...................................................................................................7
2. Đặc điểm.....................................................................................................7
3. Nguyên tắc sử dụng biện pháp cưỡng chế..............................................8
4. Ưu, nhược điểm của biện pháp cưỡng chế..............................................8
5. Phân loại.....................................................................................................9
III.Vai trò của phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà
nước.................................................................................................................15
V. Thực trạng và giải pháp............................................................................16
1. Thực trạng..................................................................................................16
2. Biện pháp khắc phục..................................................................................17
Kết luận..............................................................................................................18
Tài liệu tham khảo:...........................................................................................19
Mở đầu
Việt nam là một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập nhằm mở ra
một hướng đi mới cho đất nước ta. Nhưng bên cạnh những ưu điểm mà hội nhập
mang lại thì ta cũng phải đối đầu với không ít những khó khăn, thách thức và
những vấn đề này thì vai trò của các cơ quan hành chính nước ta góp phần giải
quyết không hề nhỏ, đặc biệt là các biện pháp tác động đến quan hệ xã hội, hành
vi, đối tượng bị quản lý của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền. Chế độ
xã hội nước ta hiện tại là một chế độ “ của dân, do dân và vì nhân dân, nên luôn
tôn ý chí nhân dân lên hàng đầu có những biện pháp nhẹ nhàng, tuy vậy các biện
pháp nhẹ nhàng như thuyết phục không có kết quả, bắt buộc tổn tại bên các biện
pháp dân chủ thì còn biện pháp cưỡng chế đối với các cá nhân, tổ chức có hành
vi như vi phạm pháp luật, gây rối trật tự an ninh, có thái độ lối sống không lành
mạnh, không chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, đường lối của nhà
nước và pháp luật, thì lúc bấy giờ biện pháp cưỡng chế sẽ phát huy hết vai trò
tác dụng của mình.

3
Nội dung
I. Quản lý hành chính và phương pháp quản lý hành chính của nhà
nước.
1. Khái niệm
1.1 Quản lý hành chính
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi
quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân
dân các cấp. Tuy hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện
quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước
nhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính như chế độ
công vụ, công tác tổ chức cán bộ… và phần công tác này cũng phải tuân thủ
những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước.
→ Quản lý hành chính nhà nước bản chất chính là hoạt động thực thi
quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan
trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Uỷ ban
nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành.
1.2. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
Phương pháp quản lý hành chính là cách thức mà chũ thể quản lý hành
chính sử dụng để tác động lên các quan hệ mà đối tượng điều chỉnh của luật
hành chính
2. Đặc điểm của phương pháp quản lý hành chính nhà nước
- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện bản chất của mối
quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, thể hiện bản chất của Nhà
nước XHCN Việt Nam, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và công dân.

4
- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do CQHC NN, cán
bộ, công chức và người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước áp
dụng.
- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước được áp dụng trong giới hạn
của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện dưới nhiều hình thức
pháp lý khác nhau, chủ yếu là dưới hình thức văn bản pháp luật.
- Nội dung phần lớn phương pháp quản lý hành chính nhà nước phản ánh
quyền của các cơ quan hành chính hoặc người có chức vụ đại diện cho nhà
nước.

3. Phân loại
- Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
- Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
- Hình thức khác mang tính pháp lý
- Hình thức áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp
- Hình thức tác nghiệp vật chất- kỹ thuật
- Hợp đồng hành chính
4. Những phương pháp quản lý hành chính
- Phương pháp thuyết phục
- Phương pháp cưỡng chế
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp kinh tế
II. Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước
1. Khái niệm
Là việc các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền sử dụng các biện pháp bắt
buộc bằng bạo lực của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức nhằm buộc
các cá nhân tổ chức phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi
nhất định; hạn chế về quyền, tài sản của cá nhân, tổ chức, hoặc hạn chế tự
do thân thể của các cá nhân.
5
2. Đặc điểm
- Chủ thể áp dụng phương pháp cưỡng chế phải là cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, tuy nhiên tùy theo từng trường hợp mà cưỡng chế hành chính có
thể do các loại cơ quan khác nhau thực hiện, thậm chí là Ủy ban nhân dân các
cấp hay Hội đồng nhân dân cũng có thể thực hiện
VD: Cảnh sát giao thông, Ủy ban nhân dân
- Đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cá nhân, tổ chức nhất định
trong những trường hợp pháp luật quy định cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính.
VD: Cá nhân điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông
- Biểu hiện của phương pháp cưỡng chế là buộc cá nhân, tổ chức phải chấp
hành các quyết định đơn phương của chủ thể quản lý
- Một trong những nét đặc trưng cơ bản của việc cưỡng chế hành chính là
giữa các cá nhân hay tổ chức bị cưỡng chế và cơ quan chức năng, đơn vị có
thẩm quyền áp dụng luật cưỡng chế hành chính là họ chỉ có quan hệ kiểm tra
giám sát mà sẽ không có quan hệ trực thuộc.
- Bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào cũng có thể thi hành và áp
dụng luôn ngay cả khi trong trường hợp không có vi phạm xảy ra mà không bắt
buộc phải có vi phạm pháp luật xảy ra mới được thực hiện, ví dụ như trong các
biện pháp phòng ngừa hành chính.
3. Nguyên tắc sử dụng biện pháp cưỡng chế
Chỉ áp dụng cưỡng chế khi thuyết phục không đạt hiệu quả.
- Chỉ áp dụng cưỡng chế khi có quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, tuân
theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
- Khi cần thiết áp dụng thì phải lựa chọn các biện pháp cưỡng chế
mang đến thiệt hại ở mức thấp nhất cho đối tượng bị áp dụng.
- Ngay cả trong khi áp dụng cưỡng chế vẫn phải tiến hành thuyết phục để tạo
điều kiện cho đối tượng quản lý tự giác chấp hành các mệnh lệnh của chủ thể
quản lý.

6
4. Ưu, nhược điểm của biện pháp cưỡng chế.
* Ưu điểm
- Phương pháp cưỡng chế là phương pháp sử dụng bạo lực nhà nước, tuy
nhiên đây lại là phương pháp được sử dụng chủ yếu bởi vì từ khi nhà nước xuất
hiện và pháp luật ra đời thì lúc nào cũng có các hành vi chống đối pháp luật, mà
các hành vi chống đối ngày càng tinh vi, ngoan cố; sẽ có lúc, có nơi pháp luật
không phát huy hiệu quả.
- Phương pháp này được sử dụng chủ yếu dựa trên cơ sở lợi ích của chủ thể
quản lý vì khi sử dụng phương pháp này thì lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích
của đối tượng quản lý thường xuyên khác nhau, không thống nhất với nhau.
- Cưỡng chế là phương pháp được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm
quyền áp dụng; về các trường hợp được phép áp dụng; về các biện pháp cụ thể
để cưỡng chế trong từng trường hợp cụ thể; về thủ tục cưỡng chế trong từng
trường hợp.
* Nhược điểm
- Tuy nhiên, biện pháp cưỡng chế trong vi phạm hiện nay chưa hiệu quả, do
đó kéo theo nhiều hậu quả phát sinh, dẫn đến tình trạng lạm quyền, oan sai cho
đối tượng được quản lý.
- Việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hiện nay trong một số
trường hợp chưa đúng với tính chất của các biện pháp đã làm biến dạng mục
đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này.
- Pháp luật không quy định chính xác tính chất, nội dung, vai trò của biện
pháp cưỡng chế đã làm cho pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, từ đó làm
hạn chế đến hiệu quả của hoạt động cưỡng chế.
5. Phân loại
5.1 Nhóm biện pháp xử phạt hành chính
a. Khái niệm:
Nhóm biện pháp xử phạt hành chính là những hình thức, biện pháp áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhằm giáo dục, phòng ngừa
vi phạm.
7
b. Các biện pháp cụ thể:
Căn cứ vào Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Cảnh cáo (Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012):
+ Ví dụ: Vào lúc 3 giờ sáng ngày 1/7/2009, A (15 tuổi) có hành vi gây
tiếng động lớn, làm ồn ào khu dân cư xung quanh nhà mình. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/ NĐ-CP về xử phạt
hành chính lĩnh vực an ninh trật tự thì do A chưa đủ 16 tuổi nên hành vi trên
của A bị chủ tịch UBND xã phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền (Điều 23 và 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
+ Ví dụ: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông
không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng cách khi điều khiển xe sẽ
bị phạt 200.000 đồng đến 300.000 đồng
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
+ Ví dụ: Tước giấy phép hoạt động của một phòng khám đa khoa nhi khi
phòng khám đó có nhiều vi phạm nghiêm trọng
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính (Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
+ Tịch thu gỗ lậu và phương tiện vận chuyển gỗ lậu
- Trục xuất (Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
+ Trục xuất người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống sử dụng thẻ thường
trú giả để cư trú
 Khi xử phạt hành chính thì biện pháp cảnh cáo, phạt tiền là phương
pháp xử phạt chính còn ba biện pháp còn lại có thể là chính hoặc bổ sung.
Ngoài ra, khi xử phạt hành chính được áp dụng một biện pháp chính đồng thời
cùng ba biện pháp bổ sung
5.2 Nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính
gây ra
a. Khái niệm:

8
Đây là nhóm các biện pháp áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức gây ra hậu
quả đối với xã hội như về vấn đề môi trường, mỹ quan đô thi,…
b. Các biện pháp cụ thể:
Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; (Điều 29)
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép
hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; (Điều 30 )
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây
lan dịch bệnh; (Điều 31)
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; (Điều 32)
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; (Điều 33)
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; (Điều 34)
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương
tiện kinh doanh, vật phẩm; (Điều 35)
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; (Điều 36)
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; (Điều 37)
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
c. Nguyên tắc áp dụng:
a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử
phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.

9
5.3. Nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành
chính
a. Khái niệm
Trước hết, ta cần hiểu “Cưỡng chế”, theo Từ điển tiếng Việt, là dùng
quyền lực Nhà nước bắt phải tuân theo. Như vậy, biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt hành chính là các biện pháp được áp dụng khi hết thời hạn
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt
không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
b. Các biện pháp cụ thể
Tại khoản 1 Điều 86 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi
phạm hành chính quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp này như sau:
“Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính đã được
quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Trong đó bao gồm các biện pháp:
a)Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài
khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá
nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều
28 của Luật này.
5.4. Nhóm biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC
a. Khái niệm
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC là biện pháp được áp dụng
khi cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi
phạm hành chính.
b. Trường hợp và các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo
đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các

10
biện pháp quy định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể
như sau:
“1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian
làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành
chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
trong trường hợp bỏ trốn.”.
Những biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính
được quy định từ Điều 119 đến Điều 132 của Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo xử lý vi phạm hành chính.
Các biện pháp này được áp dụng trong quá trình xử lý vi phạm hành chính sẽ tác
động, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức.
5.5. Nhóm biện pháp xử lý hành chính
a. Khái niệm
Khoản 2, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm,
bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng;
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
11
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì biện pháp xử lý hành chính là biện
pháp tước hoặc hạn chế tự do do cơ quan hành chính quyết định áp dụng đối với
cá nhân chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc thực hiện nhiều hành vi vi
phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự, thủ tục
hành chính nhằm đích giáo dục và răn đe.
b. Các trường hợp và biện pháp áp dụng
Về các đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, tại khoản 2
Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
“2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy
định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước
ngoài”.
Theo đó, đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính là
những người chưa thành niên vi phạm hành chính, hoặc những người đã thành
niên nhưng có một số điều kiện đặc biệt được quy định tại Điều 90, 94, 96 của
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Các biện pháp xử lý hành chính được quy định từ Điều 89 đến Điều 95
của Luật xử lý vi phạm hành chính, bao gồm các biện pháp:
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
5.6. Các biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp khắc phục,
hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hoặc vì yêu cầu lợi ích chung
a. Khái niệm
Các biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp khắc phục, hạn chế
thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hoặc vì yêu cầu lợi ích chung là biện pháp do các
cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngăn ngừa
những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như bảo đảm an
toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh...
12
b. Các trường hợp và biện pháp áp dụng
Những biện pháp phòng ngừa chủ yếu thường được áp dụng như
1) Đóng cửa biên giới ở vùng nhất định trong khoảng thời gian nhất định
nhằm những mục đích như đảm bảo an ninh, chống buôn lậu, ngăn chặn dịch
bệnh...;
2) Kiểm tra giấy tờ: Kiểm tra giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy
phép kinh doanh, giấy phép lái xe...,
3) Kiểm tra y tế đối với những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công
cộng có khả năng làm lây bệnh cho nhiều người khác như những người làm việc
trong các khách sạn, nhà hàng, nhà trẻ...
Ví dụ: Trong tình hình dịnh bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính
phủ và các chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp như cấm đi
khỏi nơi cư trú, bắt buộc người dân khai báo y tế khi có diễn biến dịch bệnh
phức tạp, trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh chóng, vùng dịch rộng,
địa phương tổ chức xét nghiệm đại trà và sàng lọc những người dương tính
với virus gây bệnh.
III.Vai trò của phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà
nước
Trong giai đoạn hiện nay, cưỡng chế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm
bảo pháp chế và kỷ luật nhà nước. Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn còn
nhiều tội phạm và vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống
phá trật tự quản lý hành chính nhà nước của nước ta, bên cạnh đó vẫn còn một
số bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém, vẫn không tự giác
chấp hành các quy định của pháp luật. Nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà
nước không được bảo đảm, pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận
lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động
chống phá nhà nước.
Cưỡng chế là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm việc tuân thủ
nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật nhà nước, đồng thời vừa đảm bảo quyền lợi

13
chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Biện pháp cưỡng chế
được sử dụng ở những trường hợp cần thiết.
Cưỡng chế có một phần vai trò trong việc răn đe các đối tượng quản lý khác,
để họ thấy được sự nghiêm minh của pháp luật. Các loại cưỡng chế nhà nước
đều nhằm tới các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, như cưỡng chế hình
sự đối với người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội; cưỡng chế dân
sự đối với người có hành vi vi phạm dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, công
dân…; cưỡng chế kỷ luật có đối tượng là những cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm kỷ luật nhà nước; và cưỡng chế hành chính áo dụng cho các đối tượng cá
nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.
Cưỡng chế là một tính chất cơ bản của pháp luật. Tính chất cưỡng chế làm
cho pháp luật khác với đạo đức và phong tục. Sự cưỡng chế của pháp luật không
phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những
hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được
thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi
bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.
V. Thực trạng và giải pháp
1. Thực trạng
Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp cưỡng chế đòi hỏi phải tuân theo
những nguyên tắc quan trọng sau:
- Chỉ áp dụng cưỡng chế khi nào thuyết phục không hiệu quả.
- Chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi nào có quyết định cụ thể và rõ
ràng, tuân theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.
- Khi cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì phải lựa chọn các biện
pháp mang đến thiệt hại ở mức thấp nhất cho đối tượng bị áp dụng.
Ngay cả khi áp dụng cưỡng chế, vẫn phải tiến hành thuyết phục để tạo điều
kiện cho đối tượng quản lý tự giác cấp hành các mệnh lệnh của chủ thể quản lý.
Hiện nay, các tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tỷ lệ với sự
phát triển của kinh tế. Đòi hỏi sự linh động trong bộ máy quản lý hành chính.
14
Tuy nhiên, lĩnh vực cưỡng chế hành chính trong vi phạm hành chính hiện nay
chưa hiệu quả, do đó kéo theo nhiều hậu quả phát sinh. Còn việc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế chưa đúng với tính chất của các biện pháp, đã làm biến
dạng mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này.
Nguyên nhân của thực trạng này là do pháp luật không quy định chính xác
tính chất, nội dung, vai trò của mỗi nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính đã
làm cho pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, từ đó làm hạn chế đến hiệu
quả của hoạt động cưỡng chế.
Không chỉ gặp những khó khăn khi đưa những biện pháp cưỡng chế hành
chính từ luật ra ngoài thực tế mà chúng ta còn vất phải những khó khăn về lực
lượng, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ việc cưỡng chế, hiện nay chưa có lực
lượng chuyên trách đảm nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế hành
chính, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ còn thiếu.
Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, việc áp dụng cưỡng chế cũng
chưa đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật. Một số
cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật, thoái hoá, biến chất, tham nhũng
vẫn chưa được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục

Việc cưỡng chế là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, nên mọi quy trình
phải được đảm bảo các quy định, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật,
đồng thời phải đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan.
Cần tăng cường xây dựng một một đội ngũ nhân lực chuyên biệt với những cơ
sở vật chất, phương tiện để thực thi công tác cưỡng chế.
Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và những bộ luật liên
quan đến quản lý hành chính nói riêng, sao cho phù hợp với thực tiễn. Khi ra tạo
ra những điều luật mới cần sự nghiên cứu đi sát thực tế đời sống cần sự kết hợp
của nhiều cơ quan có liên quan và đặc biệt là ý kiến đóng góp của người dân.
Nghiêm túc trong khâu bổ nhiệm, đào tạo, tuyển chọn cán bộ, công chức
và viên chức đó sẽ là những người đại diện thực thi quyền lực nhà nước. Tuyệt

15
đối ngăn ngừa các hành vi cưỡng chế hành chính sai với nguyên tắc, những hành
vi lạm quyền gây khó dễ cho người dân, nạn quan liêu, cửa quyền, phải hết lòng
phục vụ người dân như đúng lời Bác nói là công bộc của nhân dân. Hoàn thành
mục tiêu cải cách hành chính. Cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn,
nhẹ nhưng thực hiện có hiệu quả.

Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, biện pháp cưỡng chế có vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo pháp chế và kỉ luật của nhà nước. Đặc biệt là trong quá trình
hội nhập phát triển này với rất nhiều mối quan hệ xã hội mới phát sinh. Cưỡng
chế góp phần làm cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước đạt được hiệu quả
cao nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay thì các biện
pháp cưỡng chế cũng cần phải thường xuyên được bổ sung và sửa đổi để phù
hợp với thực tiễn đồng thời cũng phải kết hợp việc thực hiện phương pháp
cưỡng chế với các phương pháp khác để giúp cho quá trình áp dụng đạt được kết
quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu không có cưỡng chế hoặc cưỡng chế không hiệu
quả, phù hợp thì pháp luật nhà nước ban hành sẽ khó được đảm bảo, pháp chế
không được tôn trọng, tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội và các thế lực thù địch
xâm lấn

16
Tài liệu tham khảo:
1. TS.Nguyễn Thị Minh Hà (2014),Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, nhà xuất bản chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội.
2. https://stp.bacninh.gov.vn/news/-/details/57408/mot-so-van-e-can-
luu-y-ve-cuong-che-thi-hanh-quyet-inh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh

3.https://mt.gov.vn/vn/pages/ChiTietVanBan.aspx?
vID=24163&TypeVB=1
4. https://luattrongtay.vn/ViewFullTextService/Id/3b52e610-7041-459a-
a435-2fe3639c3bf2/ParentCode/5a93b720-0b25-4177-bdd8-
e22691a09f37/ServiceId/5a93b720-0b25-4177-bdd8-e22691a09f37/
PackageId/e2bad4e9-c802-4938-9e8f-c266e12cbb51
5. https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/cac-bien-phap-ngan-chan-va-bao-
dam-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh.htm
6. https://123docz.net/document/4059638-phuong-phap-cuong-che-
trong-quan-li-hanh-chinh-nha-nuoc.htm
7. https://luatduonggia.vn/cuong-che-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-phuong-
phap-cuong-che/

17

You might also like