Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

+Công giáo: Quá trình du nhập Công giáo vào Việt Nam bắt đầu từ các thập kỷ đầu

của
thế kỷ 16 (1533), song thực tế phải đến đầu thế kỷ 17, quá trình du nhập mới được tổ
chức một cách có quy mô và đạt hiệu quả.

-Trong quá trình tồn tại và phát triển,Công giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đạo đức, lối
sống, phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Công giáo chứa đựng những nội dung
phong phú về lịch sử, tư tưởng, đạo đức, văn hóa. Trong đó, đạo đức Công giáo là một
trong những nét đặc trưng nhất.Chuẩn mực đạo đức Công giáo thường dễ hiểu, quy định
rõ ràng việc nào được làm, việc nào không được làm. Hành vi đạo đức thường có nguồn
gốc từ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, phần nhiều biểu hiện tính hướng
thiện, hướng tới chân, thiện, mỹ của con người.

- Những điều răn dạy của Chúa Giê-su như “Không giết người; không tà dâm; không
trộm cắp; không làm chứng dối, che dấu sự giả dối; không ham muốn vợ người; không
ham của trái lẽ” là những điều hướng thiện, là những quy tắc không chỉ dành cho người
theo đạo mà nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người. Đó là những giá trị chung nhất mà
con người ở thời đại nào, không phân biệt màu da, sắc tộc, không phân biệt tín ngưỡng,
tôn giáo đều phải hướng tới. Những giá trị ấy đã làm cho cuộc sống của người dân trở
nên tốt đẹp hơn, đời sống xã hội ngày càng văn minh hơn.

- Một trong những ảnh hưởng mang tính đặc sắc của Công giáo đến lối sống người dân
không chỉ là sự cởi mở, phản ánh những ham muốn, khát vọng về tự do, hướng thiện về
hạnh phúc nơi thiên đàng mà còn thể hiện tình yêu thương đồng loại, gắn kết cộng đồng.
Đức Chúa Giê-su dạy tín đồ phải yêu thương đồng loại. Do vậy, người Công giáo phải là
người có tình thương. Triết lý sống của họ là triết lý tình thương. Sống có tình, có nghĩa,
có đạo đức, làm điều tốt, điều thiện không còn là điều xa lạ đối với người dân theo đạo
công giáo.Nó thực sự là giá trị đạo đức truyền thống hết sức quý báu hình thành nên nhân
cách và lối sống của mỗi người dân, làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

You might also like