ÔN TẬP GIỮA KỲ I - Hóa 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Phân loại các loại hợp chất vô cơ


Câu 1: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:
A. CaO, MgSO4, BaO. B. MgO, CaSO4, HCl.
C. SO2, CO2, NaOH D. MgO, CaO, CuO.
Câu 2:Nhóm oxit nào sau đây gồm toàn oxit bazơ ?
A. BaO, CO2. B. CO2, MgO. C. K2O, MgO. D. CO2, SO3.
Câu 3:Nhóm oxit nào sau đây gồm toàn oxit axit ?
A. MgO, CO2. B. P2O5, MgO. C. K2O, MgO. D. SiO2, SO3.

Câu 4: Dãy gồm các chất đều thuộc loại axit là:
A. H2SO4, H2SO4, NaNO3, H2S. B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.
C. HCl, H2SO4, HNO3, H2S. D. HCl, H2SO4, HNO3, K2S.
Câu 5: Dãy gồm các chất đều thuộc loại bazơ là:
A. KOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Na2O. B. NaOH, KOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3
C. KCl, KOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3 D. HCl, KOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3
Câu 6: Dãy chất nào sau đây toàn là muối?
A. NaCl, BaSO3, H2SO4. B. NaCl, BaSO3, MgSO4.
C. NaCl, H2SO3, MgSO4. D. HCl, BaSO3, Na2SO4.
* Nhận xét:

2. Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ


Câu 1: Hóa chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch KOH.
C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch Na2SO4. .
Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu
hồng ?
A. H2SO4 B. NaCl C. Ca(OH)2 D. K2SO4
Câu 3: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh?
A. P2O5. B. Na2O. C. CO2. D. MgO.
Câu 4: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch axit sunfuric loãng là:
A. CaCO3, BaCl2, FeO, CO2. B. MgO, CaCO3, Mg(OH)2, Fe.
C. CuO , MgO, CaCO3, NaCl. D. Cu, MgO, NaNO3, NaOH.

Câu 6: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. CuSO4, SO3, HCl, CO2. B. CuSO4, HNO3, CO2, KCl.
C. CuSO4, MgO, CO2, NaCl. D. CO2, MgO, CuSO4, HCl.
Câu 7: Chất X có các tính chất: Tan trong nước tạo dung dịch X, dung dịch X phản
ứng được với dung dịch Na2SO4, không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
X là
A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. KOH. D. KCl.
Câu 8: Trộn hai dung dịch nào sau đây sẽ không thu được chất kết tủa?
A. Dung dịch NaOH và dd HCl. B. Dung dịch HCl và dd AgNO3.
C. Dung dịch BaCl2 và dd H2SO4. D. Dung dịch NaOH và dd CuSO4.
Câu 9: Có các cặp chất sau: CuSO4 và HCl (1) ; H2SO4 và NaOH (2);
KOH và NaCl (3) ; MgSO4 và BaCl2 (4).
Các cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. (1; 2) B. (3; 4) C. (1; 3) D. (2; 4)
Câu 10: Có các chất: Cu(OH)2, K2CO3, Ba(OH)2, HNO3. Số cặp chất có thể phản ứng
với nhau là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 11: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. HCl + NaOH  NaCl + H2O. B. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O.
C. BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl. D. Ca(OH)2+2NaNO3Ca(NO3)2+2NaOH.
Câu 12: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 có thể phân biệt được các dung dịch mỗi chất
trong nhóm nào sau đây?
A. KCl, Ba(OH)2. B. NaOH, KOH.
C. Ba(NO3)2, Ba(OH)2. D. KCl, K2SO4.
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí X, người ta cho dung dịch axit
sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit. X là
A. khí sunfurơ. B. hiđro sunfua.
C. lưu huỳnh trioxit. D. cacbon đioxit.
* Nhận xét:

II. Vận dụng


Câu 1: Hòa tan hết 0,62 gam natrioxit vào nước thu được 100 ml dung dịch X . Nồng
độ mol của dung dịch X là
A. 0,8M B. 0,6M C. 0,4M D. 0,2M
Câu 2. Cho 4,8g kim loại Mg tác dụng vừa đủ với dd axit sunfuric. Thể tích khí hidro
thu được (đktc) là:
A. 44,8 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít
Câu 3. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối
lượng dung dịch NaOH cần dùng là:
A. 100 gam B. 80 gam C. 90 gam D. 150
gam
Câu 4. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72
lít khí hiđro (đktc). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là
A. 81% B. 54% C. 27% D. 40%

Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4
loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). M là
A. Zn B. Fe C. Mg D. Cu
Câu 6: Cho 1,6 gam CuO tác dụng với 100 gam dung dịch H 2SO4 19,6%. Nồng độ
phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 3,16% và 17,42%. B. 3,15% và 17,36%.
C. 3,2% và 17,64%. D. 20,51% và 79,49%.
Câu 7::Một bazơ của kim loại (II) có chứa 41,38% khối lượng kim loại. Công thức
hóa học của bazơ đó là
A. Fe(OH)2. B. Mg(OH)2. C. Ca(OH)2. D. Ba(OH)2.
Câu 8: Cho sắt dư vào dung dịch axit clohiđric 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu
được 4,48 lít (ở đktc) khí H2. Thể tích dung dịch axit clohiđric đã dùng là
A. 400 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 300 ml.
Câu 9: Cho sắt dư vào dung dịch axit clohiđric 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu
được 4,48 lít (ở đktc) khí H2. Thể tích dung dịch axit clohiđric đã dùng là
A. 400 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 300 ml.
Câu 10: Cho 8,9g hỗn hợp Mg, Zn tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 loãng thấy
thoát ra 4,48 lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là?
A. 47,3gam B. 18,5 gam C. 28,1gam D. 37,7 gam

You might also like