Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu hỏi: Liệu ASEAN có đang “quá sức” khi lôi kéo quá nhiều nước lớn vào

chính
sách của mình?
Sau hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) từ một tổ chức 5 quốc gia ra đời trong bối cảnh đối đầu của Chiến tranh lạnh,
đến nay đã mở rộng thành viên và chính thức trở thành một Cộng đồng với sự gắn kết của
10 quốc gia Đông Nam Á. ASEAN không chỉ tạo nên nền tảng quan trọng trong sự phát
triển của các quốc gia thành viên mà còn đóng vai trò “trung tâm” trong các cơ chế hợp
tác và cấu trúc khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương, thu hút được nhiều nước, trong đó
có các nước lớn cũng như nhiều tổ chức khu vực và toàn cầu quan tâm. Trong bối cảnh
cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa các nước lớn, ASEAN đối mặt với thách thức nhưng
cũng đã có nhiều nỗ lực quản lý quan hệ với các nước lớn
ASEAN đã sử dụng cách tiếp cận sự can dự của các cường quốc thông qua mạng
lưới các cơ chế đối thoại và hợp tác do ASEAN dẫn dắt, đồng thời tăng cường đoàn kết
nội khối và sự tự cường, tự chủ của khu vực để tránh bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa
các nước lớn.
Đầu tiên, “Quy chế đối thoại” là phương thức xử lý quan hệ với các nước lớn, các
đối tác thông qua đối thoại, hợp tác ở các mức độ khác nhau nhằm tăng cường xây dựng
lòng tin, tránh hiểu nhầm, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, thay vì sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực. Quan hệ của ASEAN với các nước lớn được xử lý thông qua 4 cơ
chế chính:
1. Cơ chế ASEAN+1 với 10 đối tác chính thức;
2. ASEAN+3 là cơ chế đặc biệt với 3 nước lớn ở Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc);
3. Cơ chế cấp cao Đông Á (EAS), về bản chất cũng là một cơ chế ASEAN+, nhưng
với cả 8 nước lớn;
4. ASEAN thành lập các Ủy ban ASEAN tại thủ đô của các nước lớn trên thế giới
ASEAN vừa tăng cường đối thoại, hợp tác , vừa tìm cách tạo ra các khuôn khổ thích hợp
để can dự với các đối tác bên ngoài, cùng nhau bàn bạc các vấn đề an ninh, hợp tác và
phát triển có thể ảnh hưởng tới khu vực. ASEAN đã xây dựng thành công là Diễn đàn An
ninh khu vực (ARF), khẳng định vai trò của ASEAN trong việc quản lý xung đột, an
ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Có thể thấy, ASEAN có cách tiếp cận và xử lý quan hệ rất độc đáo với các nước lớn qua
nhiều cơ chế, diễn đàn khác nhau.
Thứ hai, ASEAN đã nỗ lực tăng cường đoàn kết nội khối và sự tự cường, tự chủ
của khu vực. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức ra đời.
Việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức ra đời là bước đệm để biến ASEAN trở
thành một khu vực hội nhập và cạnh tranh. Sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề thúc đẩy
việc thực hiện hai trụ cột còn lại (Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) và Cộng đồng Văn
hóa-Xã hội ASEAN (ASCC). Với việc trở thành một thị trường chung, ASEAN sẽ phát
huy được lợi thế chung của khu vực để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có
tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại lợi ích chung cho nhân dân và các quốc gia
trong khối. Hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề sẽ được tự do lưu
chuyển trong ASEAN mà không chịu bất cứ rào cản nào. Ngoài ra, liên kết kinh tế
ASEAN giúp tạo tiền đề và môi trường thuận lợi cho việc khắc phục các bất đồng An
ninh-Chính trị, lịch sử, cũng như những khó khăn kinh tế và những vấn đề văn hóa-xã
hội.
Như vậy, với những nỗ lực trong quan hệ của ASEAN thời gian qua, có thể lạc
quan khi cho rằng Cộng đồng ASEAN có đủ sức trong “cuộc chơi” với các nước lớn

You might also like