HTTTQL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 76

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO ĐỒ ÁN HỌC PHẦN


HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Đề tài: Tìm hiểu về Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP và triển
khai của công ty FPT

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Quốc Hùng


Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Huỳnh Ngọc San San 31221023103 (Trưởng nhóm)
Trần Thị An 31221022386
Hoàng Diệp Anh 31221026624
Gịp Kim Lệ 31221024471
Trần Huyền Trang 31211027304
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................7
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................10
BẢNG PHÂN CÔNG CÁC CÔNG VIỆC..........................................................................11
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
(MIS)...................................................................................................................................12
1.1 Tổng quan về Hệ thống thông tin quản lý.................................................................12
1.1.1 Khái niệm...........................................................................................................12
1.1.2 Lịch sử phát triển hệ thống thông tin quản lý.....................................................13
1.1.3 Một số mô hình nghiệp vụ..................................................................................14
1.2 Dữ liệu và thông tin..................................................................................................18
1.3 Tổ chức dưới góc độ quản lý....................................................................................21
1.3.1 Sơ đồ quản lý một tổ chức..................................................................................21
1.3.2 Các nguồn thông tin của doanh nghiệp..............................................................23
1.4 Hệ thống thông tin quản lý trong quản lý tổ chức, doanh nghiệp.............................24
1.5 Phân loại hệ thống thông tin dựa trên máy tính........................................................25
1.5.1 Phân loại hệ thống thông tin theo phạm vi hoạt động........................................25
1.5.2 Phân loại hệ thống thông tin theo lĩnh vực hoạt động........................................27
1.5.3 Phân loại hệ thống thông tin theo mục đích và đối tượng phục vụ....................27
1.5.4 Phân loại HTTT theo lĩnh vực chức năng..........................................................28
1.6 Vai trò của hệ thống thông tin trong tổ chức.............................................................29
1.6.1 Vai trò gia tăng giá trị của hệ thống thông tin....................................................29
1.6.2 Vai trò chiến lược của hệ thống thông tin trong môi trường cạnh tranh.............31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI................................................................32
2.1 Sơ lược về ERP.........................................................................................................32
2.1.1 Khái niệm...........................................................................................................32
2.1.2 Quá trình hình thành ERP....................................................................................32
2.1.3 Các thành phần của ERP.....................................................................................34
2

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


2.1.4 Lợi ích và thử thách khi triển khai hệ thống ERP...............................................37
2.1.5 Tình hình chung về việc ứng dụng ERP tại Việt Nam........................................39
2.2 Sơ lược về Oracle E-Business Suite (EBS)..............................................................40
2.2.1 Giới thiệu chung về Oracle.................................................................................40
2.2.2 Giới thiệu chung về Oracle E-Business Suite (EBS).........................................40
2.2.3 Quá trình phát triển của giải pháp Oracle E-Business Suite (EBS)....................41
2.2.4 Các phân hệ chính và đặc điểm của Oracle E-Business Suite (EBS).................42
2.2.5 Ưu và nhược điểm của việc triển khai Oracle E-Business Suite (EBS).............44
2.2.6 So sánh Oracle E-Business Suite (EBS) với các giải pháp khác........................45
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO THỰC TIỄN....................................50
3.1 Giới thiệu tổng quan về FPT......................................................................................50
3.1.1 Sơ lược về FPT...................................................................................................50
3.1.2 Quy mô và thành tựu của FPT............................................................................55
3.1.3 Tình hình hoạt động của FPT hiện nay...............................................................58
3.2 Triển khai Oracle E-Business Suite (EBS) cho FPT.................................................62
3.2.1 Triển khai Oracle E-Business Suite (EBS) vào FPT..........................................62
3.2.2 Những thành công và hạn chế của FPT sau khi áp dụng hệ thống ERP............67
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN...................................................69
4.1 Kết luận.....................................................................................................................69
4.1.1 Đánh giá chung về hệ thống ERP.......................................................................69
4.1.2 Phân tích ma trận SWOT của hệ thống ERP......................................................70
4.2 Hướng phát triển.......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................73
PHỤ LỤC............................................................................................................................75

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1.1. Các yếu tố hình thành của HTTTQL----------------------------------------------14


Hình 1.1.2. Hệ thống phân phối bán hàng------------------------------------------------------16
Hình 1.1.3. Hệ thống thông tin kế toán---------------------------------------------------------17
Hình 1.1.4. Hệ thống thu nhập dữ liệu----------------------------------------------------------18
Hình 1.1.5. Hệ thống Thông tin Phục vụ Nội bộ-----------------------------------------------19
Hình 1.2.1. Dữ liệu bán hàng--------------------------------------------------------------------20
Hình 1.2.2. Thông tin tổng hợp hàng bán theo mặt hàng-------------------------------------22
Hình 1.2.3. Thông tin tổng hợp hàng bán theo đại lý-----------------------------------------22
Hình 1.3.1. Các mức quản lý trong một tổ chức-----------------------------------------------23
Hình 1.3.2. Sơ đồ các đầu mối thông tin của doanh nghiệp----------------------------------25
Hình 1.4.1. Các yếu tố cấu thành một hệ thống thông tin------------------------------------26
Hình 2.1.1. Lịch sử phát triển của ERP---------------------------------------------------------36
Hình 2.1.2. Các mô đun cơ bản của ERP-------------------------------------------------------37
Hình 2.2.1. Logo tập đoàn Oracle---------------------------------------------------------------42
Hình 2.2.2. Logo Bộ Tứ ERP---------------------------------------------------------------------48
Hình 2.2.3. Phần trăm thị phần của SAP, Oracle, Microsoft, Infor-------------------------49
Hình 2.2.4. Chi phí triển khai của SAP, Oracle, Microsoft, Infor---------------------------50
Hình 2.2.5. Thời gian triển khai của SAP, Oracle, Microsoft, Infor-------------------------50
Hình 2.2.6. Thời gian hoàn vốn của SAP, Oracle, Microsoft, Infor-------------------------51
Hình 2.2.7. Đánh giá tính năng của SAP, Oracle, Microsoft, Infor-------------------------51
Hình 3.1.1. Tập đoàn FPT------------------------------------------------------------------------52
Hình 3.1.2. Mạng lưới toàn cầu FPT------------------------------------------------------------53
Hình 3.1.3. Công ty con và công ty liên kết chính của FPT----------------------------------56
Hình 3.1.4. Báo cáo thường niên từng lĩnh vực năm 2022 ----------------------------------57
Hình 3.1.5. Biểu đồ tăng trưởng nhân sự FPT qua 35 năm ---------------------------------58
Hình 3.1.6. Quy mô của FPT---------------------------------------------------------------------58
Hình 3.1.7. Kết quả kinh doanh của FPT quý 2/2023-----------------------------------------61

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 3.1.8. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ CNTT nước ngoài năm 2023----------------------61
Hình 3.1.9. Doanh thu ký mới--------------------------------------------------------------------62
Hình 3.1.10. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ CNTT trong nước năm 2023-------------------- 62
Hình 3.1.11. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ viễn thông năm 2023----------------------------- 63
Hình 3.1.12. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ CNTT nước ngoài năm 2023--------------------63
Hình 3.1.13. Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT kể từ
đầu năm 2023 đến nay. ----------------------------------------------------------------------------64
Hình 3.2.1. Kết quả kinh doanh năm 2008-----------------------------------------------------69
Hình 3.2.2. Kết quả kinh doanh năm 2008 chia theo từng lĩnh vực hoạt động------------70

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.3.1. Đặc điểm của các mức quản lý trong tổ chức------------------------------------24
Bảng 1.6.1. HTTT gia tăng giá trị cho các quá trình nghiệp vụ-----------------------------32

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý


HTTT Hệ thống thông tin
TPS Hệ thống xử lý giao dịch
MIS Hệ thống thông tin quản lý
IS Information SystemInfor
CBIS Hệ thống thông tin dựa trên máy tính
DSS Hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định
CNTT Công nghệ thông tin
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
ERP
nghiệp
MRP Hoạch định nguồn lực sản xuất
MRP Dự trù nguyên vật liệu
CRM Quản lý quan hệ khách hàng
SCM Quản lý chuỗi cung ứng
HRM Quản lý nguồn nhân lực
AI Trí tuệ nhân tạo
SAP System Applications Programing
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Oracle EBS Oracle E-Business Suite
RDBMS Relational Database Management System
Treasury And Budget Management
TABMIS
Information System
MDS Master Demand Schedule
MPS Master Production Scheduling
WIP Work-in-Progress
HR Human Resources
7

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


TCO Chi phí sở hữu tổng cộng
B2B Business-to-busines
HoSE Ho Chi Minh Stock Exchange
HĐQT Hội đồng quản trị
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
IoT Internet of Things
IR Investor Relation
EPS Lợi nhuận sau thuế
APAC Asia-Pacific
FDC Trung tâm Phân phối
Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin
HPT
học
FES Trung tâm dịch vụ ERP của FPT
HNCL Hội nghị chiến lược
OSSI Oracle Solution Services India

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


LỜI CẢM ƠN

Mở đầu, nhóm xin được chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Quốc Hùng - giảng viên bộ
môn Hệ thống thông tin quản lý trường Đại học Kinh tế TPHCM đã giảng dạy, truyền đạt
chính xác, đầy đủ, tận tình các kiến thức và kinh nghiệm cũng như hướng dẫn chi tiết các
bước, phương thức hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thiện đồ án.
Nhóm xin ghi nhận tầm quan trọng của môn học Hệ thống Thông tin Quản lý, từ đó
xin biết ơn và cảm ơn trường đã tạo cơ hội cho nhóm được tiếp cận với môn học, đặc biệt
là các giáo trình biên soạn, cơ sở dữ liệu sách, tài liệu tham khảo đến từ các quý thầy cô
giảng viên và Thư viện Trường Đại học Kinh Tế TPHCM.
Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cảm ơn và trân trọng bạn bè, những người đã giúp đỡ, hỗ
trợ cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện báo cáo đồ án môn học.
Cuối cùng, nhóm đã nỗ lực, cố gắng chắt lọc thông tin và đề tài nghiên cứu để có thể
tạo ra được một sản phẩm đồ án thực tiễn nhất. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế và sai sót,
nhưng nhóm luôn muốn lắng nghe những phản hồi, nhận xét và đề xuất chỉnh sửa từ phía
giảng viên và bạn bè để nâng cao và hoàn thiện thông tin chính xác, hữu ích nhất. Những
chia sẻ, đóng góp của tất cả mọi người góp phần không nhỏ vào sự thành công của đề tài
nghiên cứu báo cáo của nhóm; từng thành viên nhóm chúng tôi thật sự biết ơn sâu sắc.
Xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


LỜI MỞ ĐẦU

Hiểu và theo kịp sự phát triển nhanh chóng, không ngừng của Internet và hệ thống
thông tin, doanh nghiệp trên khắp toàn cầu đang tiến hành quá trình “kỹ thuật số hóa” quy
trình kinh doanh của họ. Điều này đã trở thành một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ
tổ chức kinh doanh nào nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh ngày nay.
Do đó, gần như mọi doanh nghiệp, bất kể quy mô của họ, đều đang nghiên cứu, xem xét
và triển khai các hệ thống thông tin phù hợp với mô hình kinh doanh của họ. Trong bối
cảnh này, hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) đã trở thành sự lựa chọn hàng
đầu của họ khi họ muốn thực hiện quá trình “kỹ thuật số hóa” quy trình kinh doanh. Triển
khai ERP trong môi trường kinh doanh được coi là một giải pháp mang lại nhiều lợi ích
bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh
nghiệp thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực của họ. Và giữa khối lượng lớn các
giải pháp quản lý doanh nghiệp hiện có, Oracle E-Business Suite (EBS) đã khẳng định
được vị thế của mình là một hệ thống tối ưu, đáng tin cậy và linh hoạt.
Oracle EBS được phát triển bởi công ty Oracle Corporation và đã trở thành một trong
những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Hệ thống này cung cấp
một loạt các ứng dụng tích hợp để quản lý các khía cạnh chính của một doanh nghiệp, bao
gồm tài chính, nguồn nhân lực, bán hàng, cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng.
Trên cơ sở hiểu rõ về tầm quan trọng và tiềm năng của Oracle EBS, đề tài tiểu luận này
sẽ tập trung vào việc tìm hiểu chi tiết về hệ thống này và cách triển khai mà doanh nghiệp
FPT đã áp dụng. Đồng thời, sẽ đi sâu vào cách mà Oracle EBS có thể giúp doanh nghiệp
FPT tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu suất và tăng cường khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
“Tìm hiểu hệ thống Oracle E-Business Suite (EBS) và triển khai cho doanh nghiệp
FPT” sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống Oracle EBS và phương án triển khai
phù hợp cho doanh nghiệp FPT. Hy vọng rằng thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể
nhận thức sâu sắc hơn về giá trị và tiềm năng của hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện đại

10

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


và cách áp dụng chúng vào thực tế kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh của doanh
nghiệp FPT.

11

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


BẢNG PHÂN CÔNG CÁC CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Công việc phụ trách Mức độ hoàn thành


1 Huỳnh Ngọc San San - Nội dung phần 3.1; 3.2; 3.3 100%
(Trưởng nhóm) - Tổng hợp và chỉnh file
2 Trần Thị An - Nội dung phần 1.1 100%
- Powerpoint
3 Hoàng Diệp Anh - Nội dung phần 1.4; 1.5; 1.6; 4.1; lời 100%
mở đầu
- Tóm tắt nội dung, hỗ trợ powerpoint
4 Gịp Kim Lệ - Nội dung phần 2.1; 2.2; lời mở đầu 100%
- Tóm tắt nội dung, hỗ trợ powerpoint
5 Trần Huyền Trang - Nội dung phần 1.2; 1.3; 4.2; lời cảm 100%
ơn; các bảng danh mục
- Word

12

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
(MIS)

Chương 1 giới thiệu các nội dung đã học của hệ thống thông tin quản lý bao gồm các
mục tổng quan về hệ thống thông tin quản lý, dữ liệu và thông tin, tiến trình phát triển của
hệ thống thông tin và một số mô hình nghiệp vụ (Trần Thị Song Minh, 2012)

1.1 Tổng quan về Hệ thống thông tin quản lý (itgtechnology.vn, 2023)

1.1.1 Khái niệm

Theo quan điểm của Keen và Peter GW, hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) biểu thị
một quá trình sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin và công nghệ trong một tổ chức. Thực
tế, HTTTQL có phạm vi phục vụ rộng hơn (Trần Thị Song Minh, 2012) so với tên gọi của
nó. Có năm yếu tố quan trọng tạo nên HTTTQL trong tình trạng tĩnh, bao gồm:
1. Thiết bị công nghệ thông tin, bao gồm máy tính, các thiết bị khác, và hạ tầng mạng.

2. Phần mềm ứng dụng.

3. Dữ liệu.

4. Quy trình và thủ tục.

5. Nhân lực.

Hình 1.1.1. Các yếu tố hình thành của HTTTQL


HTTTQL là hệ thống quan trọng, cần thiết trong môi trường kinh doanh hiện đại, là
một hệ thống bao gồm con người, máy móc, thiết bị, kỹ thuật dữ liệu và các chương trình
13

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác
để hỗ trợ ra quyết định giúp mang lại hiệu quả kinh tế tối đa cho tổ chức, doanh nghiệp.
HTTTQL là sự kết hợp các thành quả của khoa học quản lý, kỹ thuật điện tử và công
nghệ thông tin (CNTT). Sử dụng HTTTQL mang lại nhiều lợi ích cho công tác quản lý tổ
chức, doanh nghiệp nhất là với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin phát triển như ngày nay.

1.1.2 Lịch sử phát triển hệ thống thông tin quản lý


Cho tới cuối những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, vai trò của hệ thống thông tin
(HTTT) chỉ dừng ở mức xử lý dữ liệu điện tử: xử lý giao dịch, lưu trữ và các ứng dụng kế
toán. Sau đó là sự xuất hiện của HTTT quản lý có khả năng cung cấp các báo cáo quản lý
chuẩn mực, định kỳ hỗ trợ quá trình ra quyết định vào những năm 60 - 70.
Tuy vậy đến những năm 70 - 80 thì những thông tin do HTTT quản lý cung cấp đã
không đáp ứng được nhiều nhu cầu ra quyết định của công việc quản lý trước những vấn
đề đặc thù trong thực tế kinh doanh và loại hình HTTT hỗ trợ ra quyết định đã ra đời.
HTTT loại này có thể cung cấp những thông tin và giao diện hỏi đáp cho người sử dụng,
hỗ trợ quá trình ra quyết định.
Trong những năm 80, nhiều loại hình HTTT mới đã ra đời với những vai trò mới so
với những loại hình HTTT trước đó:

 Thứ nhất, đó là sự ra đời của máy tính cá nhân cùng với sự phát triển nhanh chóng
của khả năng xử lý của máy vi tính, các gói phần mềm ứng dụng và các mạng viễn
thông. Với loại hình máy tính này, người sử dụng có thể tự khai thác các nguồn lực
máy tính để thoả mãn nhu cầu công việc của mình hay vì phải chờ đợi vào sự hỗ trợ
của các phòng, trung tâm tin học.
 Thứ hai là sự ra đời của HTTT hỗ trợ lãnh đạo, giúp các nhà lãnh đạo có được
những thông tin cần thiết theo đúng dạng, vào đúng thời điểm mà họ cần một cách
dễ dàng.
 Thứ ba, đó là sự ra đời của hệ chuyên gia đóng vai trò như một nhà tư vấn cho
người sử dụng bằng cách cung cấp những thông tin tư vấn chuyên môn trong một
lĩnh vực hẹp. Một loại hình HTTT cũng bắt đầu xuất hiện cuối những năm 80 và
14

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


tiếp tục phát triển mạnh trong những năm 90 là HTTT chiến lược, có khả năng giúp
các tổ chức đạt được ưu thế cạnh tranh của mình trong xu thế toàn cầu hoá.
 Cuối cùng là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của mạng internet, intranet,
extranet và các mạng toàn cầu khác từ những năm 90 trở lại đây. Chính những loại
hình mạng này đã đem đến những khả năng đột phá cho các HTTT trong hoạt động
kinh doanh của tổ chức, chúng đã và đang tạo ra những cơ hội mới cho việc phối
hợp và đổi mới hoạt động kinh doanh và quản lý của các tổ chức. Các HTTT có thể
giúp các công ty, các tổ chức vươn tầm hoạt động của mình tới những địa điểm rất
xa về mặt địa lý, nâng cao hiệu quả marketing hàng hoá, dịch vụ của mình.

1.1.3 Một số mô hình nghiệp vụ

Hình 1.1.2. Hệ thống phân phối bán hàng


Mô hình nghiệp vụ “Hệ thống phân phối - Bán hàng” là một phần quan trọng của
HTTTQL. Đây là một mô hình nghiệp vụ quản lý quan trọng trong doanh nghiệp, có
nhiệm vụ quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc phân phối sản phẩm và
dịch vụ đến khách hàng cuối cùng. Mô hình này đóng vai trò cốt lõi trong việc tạo ra một
nền tảng cho việc quản lý hàng tồn kho, lập hóa đơn, và thu tiền từ khách hàng.
Mô hình này bao gồm các yếu tố quan trọng như thông tin về địa chỉ và tên của khách
hàng, thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, và số lượng cần phân phối. Từ những thông tin
này, hệ thống phân phối - bán hàng có nhiệm vụ tạo ra các đơn đặt hàng, xử lý việc xuất

15

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


kho, lập hóa đơn, và thu tiền từ khách hàng. Trong quá trình xử lý các giao dịch này, dữ
liệu liên quan sẽ được cập nhật và lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu, bao gồm thông tin về
công nợ và tồn kho.
Hệ thống phân phối - bán hàng không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các quá
trình liên quan đến bán hàng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông
tin cho quản lý để ra quyết định chiến lược. Nhờ vào việc tự động hóa và tích hợp dữ liệu
từ các hoạt động bán hàng, mô hình này giúp tối ưu hóa quá trình kinh doanh và cung cấp
thông tin quan trọng cho việc lập kế hoạch và quản lý nguồn lực.

Hình 1.1.3. Hệ thống thông tin kế toán


Mô hình nghiệp vụ “Hệ thống Thông tin Kế toán” chịu trách nhiệm thu thập, lưu trữ,
xử lý, và phân phối thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính và kinh tế của doanh nghiệp.
Mô hình này dựa vào công cụ máy tính và các thiết bị tin học để tự động hóa quá trình thu
thập và xử lý thông tin, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ra quyết định quản lý và
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, theo dõi, và
báo cáo về tất cả các giao dịch tài chính của một tổ chức. Nó bao gồm các chức năng quan
trọng như quản lý hạch toán, lập báo cáo tài chính, theo dõi nợ phải trả và công nợ đối với
các bên liên quan, và quản lý nguồn vốn. Thông qua việc tự động hóa quy trình này, hệ

16

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


thống thông tin kế toán giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời
giảm thiểu nguy cơ sai sót và sự thất thoát trong quá trình ghi nhận thông tin tài chính.
Mô hình nghiệp vụ này không chỉ hỗ trợ quá trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp mà
còn cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan như cơ quan quản lý, ngân hàng,
cơ quan thuế, và các đối tác kinh doanh. Thông qua việc cung cấp thông tin tài chính chính
xác và kịp thời, hệ thống thông tin kế toán giúp tạo ra sự minh bạch và tin cậy trong hoạt
động kinh doanh của một tổ chức.

Hình 1.1.4. Hệ thống thu nhập dữ liệu

Mô hình nghiệp vụ “Hệ thống Thu thập Dữ liệu” tập trung vào việc nắm bắt và thu
thập mọi dữ liệu cần thiết để hoàn thiện quá trình xử lý giao dịch và cung cấp các thông
tin quan trọng cho quản lý và các bộ phận khác trong tổ chức.
Để thực hiện việc thu thập dữ liệu, hệ thống này sử dụng các công cụ và thiết bị như
máy quét scanner để chuyển đổi tài liệu trên giấy thành dữ liệu điện tử, hoặc sử dụng các
nguồn tự động hóa, điện tử hoặc số hóa sổ để ghi trực tiếp thông tin vào máy tính. Mã
UPC/RFID thường được sử dụng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu.
Sau khi dữ liệu được thu thập, nó sẽ được xử lý giao dịch, kiểm tra tính hợp lệ và cập
nhật vào các cơ sở dữ liệu tương ứng. Các thông tin này có thể được sử dụng để tạo ra các

17

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


báo cáo quản lý, đưa ra quyết định chiến lược, theo dõi hiệu suất kinh doanh và hỗ trợ các
hoạt động khác trong tổ chức.
Mô hình “Hệ thống Thu thập Dữ liệu” đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính
chính xác và sự hiệu quả của các quá trình kinh doanh bằng cách cung cấp thông tin cơ
bản và chi tiết về các giao dịch và hoạt động. Nó giúp tổ chức nắm bắt cơ hội và thách
thức, từ đó tạo ra lợi ích cạnh tranh và tối ưu hóa quản lý tài nguyên.

Hình 1.1.5. Hệ thống Thông tin Phục vụ Nội bộ

Mô hình nghiệp vụ “Hệ thống Thông tin Phục vụ Nội bộ” tập trung vào việc tổng hợp
thông tin và cung cấp các báo cáo về hoạt động nội bộ của tổ chức, giúp nhà quản lý hiểu
rõ tình hình và ra quyết định dựa trên thông tin có sẵn.
Hệ thống này dựa vào các kênh thông tin hình thức để thu thập thông tin từ các phần
mềm hệ thống xử lý giao dịch (TPS). Các hệ thống TPS chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu
nội bộ của tổ chức, bao gồm thông tin về sản phẩm, bán hàng, thu chi và nhiều khía cạnh
khác của hoạt động kinh doanh. Các dữ liệu này sau đó được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của
Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) và được xử lý, phân tích, và tổng hợp để tạo ra các
thông tin cần thiết.
Thông tin từ Hệ thống Thông tin Phục vụ Nội bộ được cung cấp cho nhà quản lý thông
qua các phần mềm báo cáo hoặc truy vấn, giúp họ có cái nhìn toàn diện về hoạt động nội

18

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


bộ của tổ chức. Điều này giúp quản lý ra quyết định hiệu quả, theo dõi hiệu suất kinh
doanh, và đưa ra các chiến lược phù hợp.
Mô hình nghiệp vụ “Hệ thống Thông tin Phục vụ Nội bộ” có vai trò quan trọng trong
việc cung cấp thông tin chính xác và cập nhật cho các bộ phận nội bộ, từ đó hỗ trợ quá
trình ra quyết định, quản lý tài nguyên, và tối ưu hóa hoạt động của tổ chức.

1.2 Dữ liệu và thông tin

Dữ liệu là thông tin ghi lại các sự kiện hoặc quan sát về các sự vật hoặc giao dịch kinh
doanh. Cụ thể, dữ liệu là các mô tả không thiên vị về các đặc điểm của thực thể như con
người, địa điểm hoặc sự kiện. Dữ liệu có thể tồn tại ở dạng số hoặc văn bản, và ban đầu,
chúng thường không có giá trị thông tin. Khi được sắp xếp hoặc tổ chức theo một cách có
ý nghĩa, dữ liệu này trở thành thông tin. Hình 1.2.1 mô tả một bảng dữ liệu trong HTTT
quản lý bán hàng.

Hình 1.2.1. Dữ liệu bán hàng

Quá trình xử lý dữ liệu thành thông tin cho mục tiêu của tổ chức, có tổng cộng sáu giai
đoạn cơ bản trong quá trình này, bao gồm việc thu thập dữ liệu, lưu trữ, sắp xếp, xử lý,

19

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


phân tích, và trình bày dữ liệu, và kết luận. Quá trình xử lý dữ liệu là cần thiết và quan
trọng trong việc đưa ra những thông tin chính xác, hữu ích và có giá trị.
 Thu thập dữ liệu: Việc thu thập dữ liệu thô là bước đầu tiên của quá trình xử lý dữ
liệu, có tác động rất lớn đối với đầu ra được tạo ra. Do đó, những dữ liệu được thu
thập phải từ các nguồn được xác định và chính xác.
 Lưu trữ dữ liệu: Do việc khai thác, thu thập dữ liệu lớn kể cả ở dạng cấu trúc hay
không có cấu trúc nên dữ liệu sẽ được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số để thực hiện
phân tích và trình bày có giá trị theo yêu cầu của tổ chức.
 Sắp xếp dữ liệu: Việc phân loại và lọc được yêu cầu của tổ chức để sắp xếp dữ liệu
theo một thứ tự có ý nghĩa sẽ giúp dễ dàng hình dung và phân tích.
 Xử lý dữ liệu: Dữ liệu thô phải tuân theo các phương pháp xử lý dữ liệu khác nhau
bằng cách sử dụng thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo để tạo ra đầu ra mong
muốn.
 Phân tích dữ liệu: Quá trình áp dụng hoặc đánh giá dữ liệu một cách có hệ thống
bằng cách sử dụng lập luận phân tích và logic để minh họa từng thành phần của dữ
liệu được cung cấp.
 Trình bày dữ liệu và kết luận: Có thể được biểu diễn thành các dạng khác nhau như
biểu đồ, tệp văn bản, tệp excel, đồ thị, . . .
Thông tin (Information) là một bộ các dữ liệu được tổ chức theo một cách sao cho
chúng mang lại một giá trị gia tăng so với giá trị vốn có của bản thân các dữ kiện đó.

Để tổ chức dữ liệu thành thông tin có ích và có giá trị, người ta phải sử dụng các quy
tắc và các mối quan hộ giữa các dữ liệu. Kiểu của thông tin được tạo ra phụ thuộc vào mối
quan hệ giữa các dữ liệu hiện có.

20

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 1.2.2. Thông tin tổng hợp hàng bán theo mặt hàng

Hình 1.2.3. Thông tin tổng hợp hàng bán theo đại lý
Thông tin trên các báo cáo tổng hợp hàng bán theo mã hàng (Hình 1.2.2) hoặc theo đại
lý (Hình 1.2.3) có thể được coi như thông tin qua quá trình xử lý của HTTT quản lý bán
hàng.
“Thông tin quản lý là thông tin mà ít nhất một người quản lý cần hoặc muốn sử dụng
trong quá trình đưa ra quyết định quản lý. Để hiểu rõ hơn, thông tin quản lý là dữ liệu có
giá trị đã được lựa chọn, sắp xếp và xử lý một cách cẩn thận để hỗ trợ việc đưa ra các
quyết định đúng đắn. Mọi tổ chức đều cần thông tin để phục vụ nhiều mục đích, bao gồm
lập kế hoạch, kiểm soát, ghi nhận giao dịch, đo đạc hiệu suất và hỗ trợ quyết định.
Để thông tin trở nên hữu ích cho người làm công tác quản lý và đưa ra quyết định, cần
phải có các đặc điểm sau: tính chính xác, tính toàn diện, tính hữu ích, tính kinh tế, tính tin
cậy, tính thời gian.”
Những đặc điểm này tạo nên giá trị cho thông tin trong tổ chức. Một thông tin không
chính xác hoặc không đầy đủ có thể dẫn đến quyết định không hiệu quả và gây thiệt hại

21

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


tài“chính hoặc đầu tư không hiệu quả. Ngoài ra, thông tin muộn hoặc quá phức tạp cũng ít
hữu ích cho tổ chức.
Trong ngữ cảnh doanh nghiệp, thông tin được xử lý để tạo ra tri thức kinh doanh, tức
là hiểu biết về khách hàng, đối thủ, đối tác, môi trường cạnh tranh và hoạt động của doanh
nghiệp. Tri thức kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả, dựa
trên thông tin hợp lý và mang tính sáng tạo, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.”
1.3 Tổ chức dưới góc độ quản lý

1.3.1 Sơ đồ quản lý một tổ chức

Hình 1.3.1. Các mức quản lý trong một tổ chức


“Dưới góc độ quản lý, một tổ chức có ba mức quản lý khác nhau, mỗi mức này đảm
nhận các nhiệm vụ và cần thông tin khác nhau. Ba mức quản lý bao gồm:
 Mức Chiến lược: Tại mức này, những người quản lý có trách nhiệm xác định mục
tiêu, chiến lược và nhiệm vụ tổ chức. Họ đặt ra chính sách và hướng dẫn chung cho
tổ chức.
 Mức Chiến thuật: Tại mức này, trách nhiệm thuộc về quản lý kiểm soát, nơi mà các
phương tiện cụ thể được sử dụng để thực hiện các mục tiêu chiến lược mà mức
chiến lược đã đề ra.
 Mức Tác nghiệp: Ở mức này, người quản lý tác nghiệp quản lý việc sử dụng hiệu
quả các phương tiện và nguồn lực đã được phân bổ để thực hiện các hoạt động của
tổ chức trong các ràng buộc về tài chính, thời gian và kỹ thuật.”

22

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Mức tác nghiệp Mức chiến thuật Mức chiến lược
Cán bộ quản lý mức
Người Trưởng nhóm, đốc
trung và chuyên chức Cán bộ lãnh đạo
quản lý công
năng
Tự động hóa việc theo
Theo dõi các hoạt
dõi và kiểm tra các Tích hợp dữ liệu lịch
động và sự kiện,
Công việc hoạt động tác nghiệp. sử của tổ chức và dự
giao dịch cơ bản có
báo cho tương lai.
tính thủ tục và lặp lại

Cải tiến hiệu suất Cải tiến hiệu quả hoạt Cải tiến chiến lược và
Lý do
của tổ chức. động của tổ chức. kế hoạch của tổ chức.

Bảng 1.3.1. Đặc điểm của các mức quản lý trong tổ chức

“Các cán bộ quản lý ở các mức khác nhau cần sử dụng thông tin khác nhau để đưa ra
quyết định. Điều này có thể được thể hiện qua một định nghĩa cụ thể về thông tin quản lý:
Thông tin quản lý (Managerial Information) là thông tin mà ít nhất một cán bộ quản lý cần
hoặc muốn sử dụng trong quá trình ra quyết định quản lý của họ.
Việc tổng quan các đặc điểm của thông tin cung cấp cho mỗi mức quản lý là rất quan
trọng và có ý nghĩa thực tế. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu mức độ của quyết định. Thông
thường, quyết định trong một tổ chức có thể được phân thành ba loại: quyết định chiến
lược, quyết định chiến thuật và quyết định tác nghiệp.
 Quyết định chiến lược (Strategic Decision): I.à những quyết định xác định mục tiêu
và những quyết định xây dựng nguồn lực cho tổ chức.
 Quyết định chiến thuật (Tactical Decision): Là những quyết định cụ thể hóa mục
tiêu thành nhiệm vụ, những quyết định kiểm soát và khai thác tối ưu nguồn lực.
 Quyết định tác nghiệp (Operational Decision): Những quyết định nhằm thực thi
nhiệm vụ.”

23

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


1.3.2 Các nguồn thông tin của doanh nghiệp

“Các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế
xã hội của các xã hội có nền kinh tế thị trường. Vì vậy, đôi khi, việc xem xét HTTT của
các doanh nghiệp có thể nói là quan trọng.”

Hình 1.3.2. Sơ đồ các đầu mối thông tin của doanh nghiệp

“Hình 1.3.2 sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguồn thông tin của một tổ chức
doanh nghiệp.
- Nhà nước và cơ quan cấp trên: Dưới sự quản lý của Nhà nước, các thông tin có định
hướng từ phía Nhà nước và các cơ quan cấp trên, ví dụ như luật thuế, luật môi trường, và
quy chế bảo hộ, đều là những thông tin mà mọi tổ chức cần lưu trữ và sử dụng thường
xuyên.
- Khách hàng: Thu thập, lưu trữ, và phân tích thông tin về khách hàng là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của một doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại để
có lợi thế cạnh tranh.
- Doanh nghiệp có liên quan: Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bổ sung hoặc thay thế
cũng là nguồn thông tin quan trọng.

24

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


- Doanh nghiệp sẽ cạnh tranh: Để tồn tại trong tương lai, doanh nghiệp cần thông tin về
các đối thủ sẽ xuất hiện trong thời gian tới.”
Tất cả các nguồn thông tin này đều quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng chúng có
tính biến động lớn và các thực thể liên quan không chịu trách nhiệm cung cấp thông tin
cho doanh nghiệp. Do đó, việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin từ các nguồn này là một
nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi đầu tư chi phí lớn cho mỗi doanh nghiệp.

1.4 Hệ thống thông tin quản lý trong quản lý tổ chức, doanh nghiệp

Hình 1.4.1. Các yếu tố cấu thành một hệ thống thông tin

“Hệ thống thông tin (Information System - IS) là một hệ thống gồm các yếu tố liên quan
với nhau, chúng hoạt động để thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu và thông tin, và
đồng thời cung cấp cơ chế phản hồi để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Đầu vào (input): Ghi nhận và thu thập dữ liệu chưa qua xử lý vào hệ thống. Dữ liệu đầu
vào có thể mang nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu của đầu ra.
- Xử lý (processing): Quá trình biến đổi dữ liệu đầu vào thành thông tin hữu ích. Đây có
thể là quá trình tính toán, so sánh, và lưu trữ dữ liệu cho mục đích sử dụng tương lai. Xử
lý có thể thực hiện bằng cách thủ công hoặc thông qua sự hỗ trợ của máy tính.
- Đầu ra (output): Tạo ra thông tin hữu ích thông thường ở dạng tài liệu, báo cáo và tài
liệu khác. Trong một số trường hợp, đầu ra của hệ thống này có thể trở thành đầu vào
của hệ thống khác. Kết quả đầu ra có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, như máy in, màn
hình, báo cáo, và tài liệu viết bằng tay.
- Thông tin phản hồi (feedback): Kết quả đầu ra được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động
thu thập dữ liệu và xử lý trong hệ thống.”

25

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hệ thống thông tin dựa trên máy tính (CBIS - Computer Based Information System) là
một hệ thống tích hợp các yếu tố phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, viễn thông, con
người“và các thủ tục cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và biến đổi dữ liệu thành
thông tin.

 Phần cứng máy tính (Computer Hardware): gồm các thiết bị máy tính.
 Phần mềm máy tính (Computer Software): gồm phần mềm hệ thống và phần mềm
ứng dụng.
 Cơ sở dữ liệu (Database): gồm các dữ kiện và thông tin về khách hàng, nhân viên,
hàng tồn kho, . . .
 Viễn thông và mạng máy tính (Telecommunication and Computer Networks): gồm
mạng máy tính và mạng viễn thông.
 Con người (People): gồm đối tượng tham gia quản lý, vận hành lập trình và bảo trì
hệ thống máy tính.
 Thủ tục (Procedures): gồm các chiến lược, chính sách, các phương pháp và các quy
tắc liên quan đến việc sử dụng HTTT.”

1.5 Phân loại hệ thống thông tin dựa trên máy tính
1.5.1 Phân loại hệ thống thông tin theo phạm vi hoạt động

“Chia thành hai nhóm:


- Hệ thống hỗ trợ nội bộ (Intra-organizational Systems): Nhóm này được sử dụng để thu
thập và xử lý thông tin phục vụ cho quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Nó gồm hai loại:
hệ thống tác nghiệp và hệ thống quản lý.
- Hệ thống hỗ trợ trao đổi giữa tổ chức (Inter-organizational Systems): Nhóm này giúp tổ
chức kết nối và thực hiện các giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, và đối thủ
thông qua mạng máy tính và hệ thống truyền thông.”

HTTT phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức HTTT phối hợp hoạt

HTTT hỗ trợ hoạt động tác HTTT hỗ trợ hoạt động quản động giữa các tổ chức

26

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


nghiệp lý

HTTT trao đổi dữ liệu


HT xử lý giao dịch HT trợ giúp đưa ra quyết
điện tử (Electronic
(Transaction Processing định (Decision Support
Data Interchange -
Systems - TPS) Systems- DSS)
EDI)

HT quản trị tích hợp doanh


HT khai phá dữ liệu (Data HTTT thương mại
nghiệp (Enterprise Resource
Mining) điện tử (E-Commerce)
Planning Systems - ERP)

HT hỗ trợ nhóm làm việc


HT kho dữ liệu (Data HTTT dự trữ đúng
(Group Support Systems -
Warehouse - DW) thời điểm (Just – In)
GSS)

HT tự động hóa văn phòng


HTTT địa lý (Geographic
(Office Automation Systems
Information Systems - GIS)
- OAS)

HTTT phục vụ lãnh đạo


HT hỗ trợ nhóm công tác
(Executive Support Systems
(Groupware Systems)
– ESS)

HT tri thức kinh doanh


HT tự động hóa sản xuất
(Business Intelligence
(Factory Automation - FA)
Systems - GIS)

HT Quản lý chuỗi cung cấp HTTT quản lý tri thức


(Supply Chain Management (Knowledge Management
Systems - SCMS) Systems - KMS)

Hệ chuyên gia (Expert


Systems - ES)

27

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)



1.5.2 Phân loại hệ thống thông tin theo lĩnh vực hoạt động

“Phân thành hai nhóm:


- Nhóm các HTTT hỗ trợ hoạt động tác nghiệp (Operations Support Systems): tập trung
vào việc xử lý các dữ liệu phát sinh trong các hoạt động nghiệp vụ, cung cấp nhiều sản
phẩm thông tin khác nhau (tuy nhiên chưa phải những thông tin chuyên biệt sử dụng
ngay cho các nhà quản lý).
- Nhóm các HTTT hỗ trợ quản lý (Management Support Systems): cung cấp thông tin hỗ
trợ các nhà quản lý ra quyết định hiệu quả.”


HTTT hỗ trợ hoạt động tác nghiệp HTTT hỗ trợ quản lý

Tên hệ thống Chức năng Tên hệ thống Chức năng

HTTT quản lý Cung cấp các báo


HTTT xử lý giao Xử lý các giao dịch (Management cáo chuẩn mực,
dịch (TPS) nghiệp vụ. Information định kỳ cho các nhà
Systems – MIS) quản lý.

HTTT kiểm soát Hỗ trợ quá trình ra


các quá trình Kiểm soát các quá HTTT trợ giúp ra quyết định thông
(Process Control trình công nghiệp. quyết định (DSS) qua giao diện đối
Systems – PCS) thoại.

Hệ thống hỗ trợ
Cung cấp những
công tác trong tổ
Hỗ trợ công tác của HTTT trợ giúp lãnh thông tin đúng dạng
chức (Enterprise
nhóm làm việc. đạo (ESS) cho cán bộ lãnh
Collaboration
đạo.
Systems – ECS)


1.5.3 Phân loại hệ thống thông tin theo mục đích và đối tượng phục vụ
- Hệ“chuyên gia (ES)
28

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


- Hệ thống quản lý tri thức (Knowledge Management Systems)
- HTTT chiến lược (Strategic Information Systems – SIS)
- HTTT nghiệp vụ (Business Information Systems – BIS)
- HTTT tích hợp (Integrated Information Systems – IIS)”


Tên HTTT Chức năng

Cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên môn và hoạt động như
Hệ chuyên gia
một nhà tư vấn.

Hệ thống quản lý tri Hỗ trợ quá trình tạo mới, tổ chức và phân phối tri thức nghiệp
thức vụ tới các thành viên và bộ phận trong tổ chức.

Cung cấp cho tổ chức các sản phẩm và dịch vụ chiến lược
HTTT chiến lược
giúp tổ chức đạt được được các lợi thế cạnh tranh.

Hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý trong các lĩnh vực
HTTT nghiệp vụ
chức năng điển hình của tổ chức.

Tích hợp nhiều vai trò khác nhau trong hệ thống và có khả
HTTT tích hợp năng cung cấp thông tin, hỗ trợ ra quyết định ở nhiều mức
quản lý khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau.”

1.5.4 Phân loại HTTT theo lĩnh vực chức năng

“Dựa theo lĩnh vực chức năng, người ta chia HTTT thành bốn loại như sau:
- HTTT bán hàng và marketing:

 Quản lý phát triển sản phẩm mới.

 Phân phối, định giá sản phẩm và hiệu quả khuyến mại hàng hóa.

 Dự báo bán hàng hóa và sản phẩm.”

29

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


- HTTT tài chính, kế toán: Quản lý, kiểm soát và kiểm toán các nguồn lực tài chính của tổ
chức.
- HTTT kinh doanh và tác nghiệp: Quản lý, kiểm soát và kiểm toán các nguồn lực kinh
doanh và tác nghiệp của tổ chức.
- HTTT quản trị nguồn nhân lực: Quản lý, kiểm soát và kiểm toán các nguồn nhân lực của
tổ chức.
1.6 Vai trò của hệ thống thông tin trong tổ chức

“Từ khi xuất hiện cho đến hiện tại, sự phát triển của HTTT đã trải qua một hành trình
dài, với sự đa dạng hóa của các loại hệ thống và vai trò ngày càng quan trọng của chúng
đối với các tổ chức hiện đại. Các HTTT đóng vai trò then chốt trong tổ chức và tự nhiên
nhận được đánh giá cao từ các nhà quản lý. Công nghệ số hóa đã thay đổi cách hoạt động
của các tổ chức kinh doanh. HTTT hiện đại đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của
những nhà quản lý và lãnh đạo, cũng như việc lập kế hoạch và thậm chí cả việc quyết định
sản phẩm hoặc dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Dưới đây, sẽ tập trung vào ba vai trò quan
trọng của hệ thống thông tin đối với tổ chức.

 Hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp.

 Hỗ trợ hoạt động quản lý.

 Hỗ trợ tạo ra các lợi thế cạnh tranh.”

1.6.1 Vai trò gia tăng giá trị của hệ thống thông tin

“Các hệ thống thông tin có thể gia tăng giá trị cho tổ chức bằng nhiều cách: cải tiến sản
phẩm và cải tiến các quá trình nghiệp vụ liên quan đến việc sản xuất ra các sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định.

- HTTT gia tăng giá trị cho các quá trình nghiệp vụ: Bằng cách sử dụng các hệ thống
thông tin, chi phí lao động giảm đáng kể, quy trình hoạt động hiệu quả hơn, thực hiện
nhanh chóng và tiện lợi hơn. Sử dụng hệ thống thông tin trong phòng kinh doanh cũng
giúp giảm thiểu công việc kiểm tra tình trạng tài chính của khách hàng và có thể”phân

30

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


chia việc kiểm tra đơn hàng cho nhiều nhân viên thực hiện và vẫn đảm bảo sự phối hợp
mạnh mẽ giữa họ. “

Kiểm soát mức Kiểm soát mức


Lập kế hoạch
tác nghiệp quản lý

Hàng tồn kho của


Đơn đặt hàng này Có cần đưa thêm/hay
công ty có nhiều
có hợp lệ không? gỡ bỏ một dây
quá hay ít quá hay
Câu hỏi liên quan Công ty có còn đủ chuyền sản xuất
không? Thanh toán
hàng trong kho mới/hiện có hay
của khách hàng có
không? không?
kịp thời hay không?

HTTT quản lý MIS


là chủ yếu có thể
HTTT gia tăng giá Hệ thống xử lý HTTT trợ giúp ra
thêm HTTT trợ
trị giao dịch TPS quyết định DSS.
giúp ra quyết định
DSS.

Bảng 1.6.1. HTTT gia tăng giá trị cho các quá trình nghiệp vụ”
- HTTT“gia tăng giá trị cho các sản phẩm: Sản phẩm là kết quả của quá trình hoạt động
nghiệp vụ trong một tổ chức doanh nghiệp. Sản phẩm này có thể là các vật phẩm, tài liệu,
thỏa thuận hoặc dịch vụ. Các sản phẩm có sự khác biệt về tính năng và hình thức cung
cấp, do đó, một trong các cách mà hệ thống thông tin có thể tạo thêm giá trị cho các sản
phẩm là cải thiện hoặc bổ sung tính năng của sản phẩm hoặc tối ưu hóa cách cung cấp sản
phẩm.
- HTTT gia tăng giá trị cho chất lượng sản phẩm: Các hệ thống thông tin có thể cải
thiện chất lượng sản phẩm thông qua nhiều cách: Nâng cao hiệu suất của quá trình hoạt
động nghiệp vụ và tạo ra sự đổi mới hoặc cải thiện chất lượng của sản phẩm.”

31

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


1.6.2 Vai trò chiến lược của hệ thống thông tin trong môi trường cạnh tranh

“Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, HTTT đã và đang đóng một vai trò quyết
định trong hiệu suất kinh doanh và sự tồn tại của tổ chức. Những HTTT như vậy đóng vai
trò là công cụ quan trọng, đảm bảo rằng tổ chức có thể theo kịp các xu hướng cạnh tranh.

Để sử dụng HTTT như một lợi thế cạnh tranh, tổ chức cần xác định nơi mà cơ hội
chiến lược trong hoạt động kinh doanh của họ nằm ở đâu. HTTT chiến lược thường mang
đến sự thay đổi trong tổ chức, sản phẩm và dịch vụ, và các quy trình kinh doanh của nó.
Những thay đổi này thường đòi hỏi sự thay đổi trong nguồn nhân lực, trong đội ngũ quản
lý và trong cách tổ chức tương tác với khách hàng và đối tác.

Hiện nay, các tổ chức ngày càng dựa vào HTTT và truyền thông để tạo lợi thế cạnh
tranh bằng cách thiết lập liên kết với khách hàng, đối tác và các tổ chức khác, cùng hợp tác
và chia sẻ nguồn lực hoặc dịch vụ. Điều này thường được gọi là “Quan hệ thông tin với
khách hàng”, trong đó hai hoặc nhiều tổ chức chia sẻ thông tin với nhau vì lợi ích chung.

Tuy nhiên, triển khai các HTTT loại này thường đòi hỏi sự thay đổi trong chiến lược
kinh doanh, trong quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, trong quy trình kinh doanh và
trong kiến trúc thông tin của tổ chức. Điều này đòi hỏi sự thay đổi không chỉ về mặt công
nghệ mà còn về mặt xã hội. Do đó, nhà quản lý cần phải tổ chức và thiết kế lại các quy
trình kinh doanh trong tổ chức để sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin. Họ cần thiết lập
một cơ chế mới để phối hợp các hoạt động của tổ chức với khách hàng và nhà cung cấp,
giữ cho quan hệ này mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm với họ.

Vì vậy, để đưa ra quyết định về loại hình HTTT nào có thể tạo ra ưu thế chiến lược cho
tổ chức, các nhà quản lý cần xem xét các câu hỏi sau:”
 Hiện nay, các HTTT được sử dụng như thế nào trong ngành nghề của tổ chức
mình? Đơn vị, tổ chức nào đang dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin?
Ngành nghề công nghiệp đang có xu thế phát triển ra sao? Có cần thiết phải thay
đổi cách thức hoạt động kinh doanh của mình không?

32

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


 Có những cơ hội chiến lược nào có thể đạt được nếu đưa công nghệ thông tin mới
vào sử dụng? Các HTTT mới có thể đem lại giá trị gia tăng lớn nhất ở giai đoạn
nào?
 Kế hoạch chiến lược kinh doanh hiện nay như thế nào? Kế hoạch này có khớp với
chiến lược các dịch vụ thông tin hiện thời không?
 Tổ chức có đủ các điều kiện về công nghệ và vốn để phát triển một HTTT chiến
lược không?

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI

2.1 Sơ lược về ERP

2.1.1 Khái niệm

Để giải thích ý nghĩa của hệ thống ERP, ta cần phân tích mỗi khái niệm của tên gọi
này. ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning, trong đó:
 Enterprise (doanh nghiệp): là chủ thể sử dụng hệ thống phần mềm để quản lý và tối
ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên, vận hành hoạt động kinh doanh một cách tốt
nhất.
 Resource (nguồn lực): là những tài nguyên có sẵn trong tổ chức. Đây có thể là các
yếu tố liên liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm: con người, phần mềm,
thiết bị, các yếu tố khác, …
 Planning (hoạch định): bao gồm xác định các mục tiêu của tổ chức, thiết lập các
chiến lược cho doanh nghiệp, sau đó là lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực ( thời
gian, máy móc thiết bị, nhân lực) để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là hệ thống thông
tin được được sử dụng để quản lý và tích hợp tất cả các hoạt động kinh doanh và tài
nguyên của một tổ chức. (itgtechnology.vn, 2023)

2.1.2 Quá trình hình thành ERP

 Lịch sử ra đời

33

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


“Năm 1960, sự ra đời của hệ thống ERP có nguồn gốc từ hệ thống lập kế hoạch yêu cầu
vật liệu (MRP). Cụ thể, J.I. Case, một nhà sản xuất máy kéo và máy xây dựng, đã hợp tác
với IBM để phát triển phiên bản đầu tiên của hệ thống MRP (đây có thể coi là tiền thân
của hệ thống ERP). Tuy nhiên, việc xây dựng các hệ thống MRP ban đầu đòi hỏi sự đầu tư
lớn, yêu cầu một đội ngũ chuyên gia để duy trì. Mặc dù những hệ thống MRP này đã giúp
các doanh nghiệp theo dõi hàng tồn kho và quản lý quá trình sản xuất, nhưng chúng
thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và ngân sách đủ lớn để phát
triển và duy trì.
Vào năm 1970, hệ thống MRP được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi, tuy nhiên
công nghệ này vẫn bị hạn chế đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Cuối cùng,
các nhà cung cấp phần mềm lớn như Oracle và JD Edwards đã bắt đầu phát triển phần
mềm ERP, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp hơn, không còn chỉ riêng doanh nghiệp
lớn. Kể từ đó, ERP được coi như là một công cụ quản lý tài nguyên đa phương diện, giúp
tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp (erpviet.vn)
 Lịch sử phát triển
Những năm 1990, công ty nghiên cứu Gartner đã đặt ra thuật ngữ “Enterprise
Resource Planning” (ERP) để thay thế cho thuật ngữ trước đó. Tên này đã phản ánh rằng
công nghệ này dành cho mọi loại doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa toàn bộ hoạt động của họ.
Những năm 1990, ERP tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự xuất hiện của ERP
đám mây đánh dấu một bước tiến lớn, được đưa ra vào năm 1998 bởi NetSuite. ERP đám
mây cho phép các doanh nghiệp truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng, từ bất cứ
thiết bị nào có Internet.”

Hình 2.1.1. Lịch sử phát triển của ERP

34

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


“Vào năm 2000, Gartner đã đề xuất khái niệm ERP II để chỉ các hệ thống hỗ trợ internet
có khả năng tự động lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, gồm quản lý quan hệ khách
hàng (CRM), thương mại điện tử, tự động hóa tiếp thị, quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và
quản lý nguồn nhân lực (HRM). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao khả năng
xác định và giải quyết các thách thức, cũng như khai thác các cơ hội để tối ưu hóa quá
trình kinh doanh.
Tính đến nay, các hệ thống ERP hàng đầu có khả năng tạo ra các báo cáo để phân tích
hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp, bao gồm cả các khía cạnh như bán hàng, tiếp thị,
phát triển sản phẩm và quản lý nhân sự. Ngoài ra, có một loạt các ứng dụng ERP được
thiết kế đặc biệt để phục vụ cho các ngành khác nhau, mô hình kinh doanh đa dạng và đối
mặt với các thách thức riêng biệt.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao mức độ tự động hóa và tăng cường khả năng dự đoán và
phân tích, hệ thống ERP hiện đại đã tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo (AI) và học sâu (deep
learning). Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra những dự đoán chính xác và
đem lại kết quả tốt.”

2.1.3 Các thành phần của ERP

Hình 2.1.2. Các mô đun cơ bản của ERP

35

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Cấu trúc hệ thống ERP không quy định chính xác về số lượng mô-đun chức năng vì
chúng sẽ phụ thuộc vào chiến lược của người dùng phần mềm. Nhìn chung thì ERP bao
gồm một số phân hệ chính như sau:
 Quản lý tài chính, kế toán
“Phân hệ này được coi là một phần quan trọng nhất trong hệ thống ERP. Nó có nhiệm
vụ thu thập dữ liệu từ các bộ phận chức năng khác nhau và tạo ra một tầm nhìn tổng quan
về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó bao gồm việc tạo ra các báo cáo quan trọng
như bảng cân đối kế toán, biên lai thanh toán và báo cáo thuế. Những báo cáo này cung
cấp sự hỗ trợ quan trọng cho các quản lý trong việc lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho
doanh nghiệp (itgtechnology.vn)
Phân hệ tài chính - kế toán giúp doanh nghiệp quản lý tiền bạc một cách hiệu quả, bao
gồm việc theo dõi tiền phải thu, tiền phải trả, ... Nó không chỉ thu thập dữ liệu từ tất cả các
bộ phận chức năng trong doanh nghiệp mà còn giúp xây dựng kế hoạch tài chính cho từng
phòng dựa trên ngân sách, kiểm soát các chi phí phát sinh và cảnh báo nếu có chi phí vượt
quá ngưỡng quy định.”
 Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực luôn đặt ở vị trí hàng đầu trong ưu tiên của các tổ chức. Trong
hệ thống ERP, các mô-đun quản lý nguồn nhân lực sẽ đảm nhiệm xử lý các nhiệm vụ như
tuyển dụng, đào tạo, quản lý hợp đồng, bảo hiểm và điều quan trọng nhất đó là việc tính
toán và thanh toán lương cho nhân viên (erpviet.vn)
“Nhờ có ERP việc tự động hóa các khoản thanh toán, bao gồm việc khấu trừ thuế thu
nhập, phúc lợi và tích hợp với hệ thống chấm công sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian cho
bộ phận quản lý nhân sự, đồng thời đảm bảo hiệu suất làm việc được duy trì thay vì việc
thực hiện việc gửi bảng lương và xử lý thanh toán lương theo cách thủ công.
 Quản lý chuỗi cung ứng
Phân hệ quản lý chuỗi cung ứng (SCM) giúp người quản lý theo dõi toàn bộ quá trình
di chuyển của vật liệu và hàng hóa trong chuỗi cung ứng, bao gồm đối tác cung cấp chính,
đối tác cung cấp phụ, đơn vị sản xuất, đơn vị phân phối, cửa hàng bán lẻ và thậm chí cả
người tiêu dùng.
36

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


SCM trong hệ thống giúp tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách đo lường các yếu tố kinh
doanh, xác định các sản phẩm mua hàng thường xuyên, xem xét các loại hàng hóa đi kèm,
và quản lý vị trí trưng bày sản phẩm một cách hiệu quả. Hơn nữa, chúng còn kết hợp với
CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) để theo dõi các mặt hàng và đơn hàng mà khách hàng
mua hàng ngày.”
 Quản lý quan hệ khách hàng
“Phân hệ quản lý quan hệ khách hàng giúp doanh nghiệp tập trung và quản lý mọi thông
tin liên quan đến khách hàng của họ. Ngoài ra, nó cung cấp giải pháp để chăm sóc khách
hàng hiện tại và tìm kiếm lòng tin từ khách hàng tiềm năng.
Trong hệ thống ERP, các mô-đun quản lý quan hệ khách hàng tự động thu thập thông
tin liên quan đến khách hàng, bao gồm lịch sử giao tiếp và mua sắm. Chúng tổng hợp dữ
liệu này thành hồ sơ của từng khách hàng, giúp dễ dàng truy cập và quản lý chăm sóc
khách hàng. Hơn nữa, chúng tìm kiếm và đánh giá thông tin về khách hàng dựa trên tâm lý
và nhu cầu, hỗ trợ doanh nghiệp xác định mục tiêu cho khách hàng tiềm năng và tối ưu
hóa chiến dịch tiếp thị. Phân hệ này cũng quản lý các chiến dịch tiếp thị, sử dụng thông tin
về khách hàng để thiết kế các chiến dịch hiệu quả và đóng góp vào việc tạo giá trị của
doanh nghiệp.”
 Quản lý hàng tồn kho
“Phân hệ quản lý hàng tồn kho cho phép doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát hàng tồn
kho, bao gồm số lượng, vị trí và đơn vị lưu kho riêng lẻ. Điều này giúp quản trị viên có cái
nhìn tổng thể về tình hình tồn kho, bao gồm số lượng tồn kho hiện tại và dự kiến (qua tích
hợp với công cụ mua sắm).
Phân hệ này đồng thời hỗ trợ nhà quản trị trong việc hiệu quả hóa chi phí liên quan đến
tồn kho, đồng thời đảm bảo rằng doanh nghiệp duy trì đủ hàng hóa trong kho mà vẫn duy
trì sự cân bằng trong việc thanh toán phí lưu trữ.”

 Quản lý dự án
“Mô-đun dự án được thiết kế để quản lý và giám sát dự án, đặc biệt phù hợp cho các
lĩnh vực như xây dựng, kỹ thuật hoặc dịch vụ chuyên nghiệp. Nó cho phép lên kế hoạch

37

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


dự án, phân phối tài nguyên, quản lý ngân sách, theo dõi thời gian, kiểm soát tiến trình và
tạo báo cáo về tình hình và hiệu quả tài chính của dự án.
 Quản lý sản xuất
Phân hệ này chứa các ứng dụng hỗ trợ quản lý sản xuất, liên quan đến việc cập nhật
thông tin từ nhà máy để theo dõi quy trình sản xuất. Nó giúp các quản lý kiểm soát hoạt
động trong phân xưởng, quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý việc sản xuất theo chu
kỳ. Đồng thời, nó giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và kiểm soát chi phí sản xuất một
cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, phần mềm quản lý sản xuất còn có khả năng cung cấp cảnh báo về các lỗi
hoặc hỏng hóc, và thậm chí dự đoán các công việc bảo trì, giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề
nhanh chóng và đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra liên tục.”
2.1.4 Lợi ích và thử thách khi triển khai hệ thống ERP
“Lợi ích của các hệ thống ERP đối với tổ chức doanh nghiệp bao gồm:
 Tích hợp và chuẩn hóa: Hệ thống ERP tạo sự thống nhất và chuẩn hóa trong tổ chức
doanh nghiệp. Nó giúp tích hợp các hoạt động qua các bộ phận và vượt qua các rào
cản địa lý, tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp thống nhất. Ví dụ, Nestlé SA đã sử
dụng ERP SAP R/3 để chuẩn hóa và điều phối các tiến trình kinh doanh tại 500 chi
nhánh ở 80 quốc gia.”
 Hiệu“quả hóa các quy trình nghiệp vụ và hướng khách hàng: Hệ thống ERP cải thiện
hiệu quả của các quy trình nghiệp vụ và các quy trình hướng khách hàng bằng cách
tích hợp các hoạt động từ các lĩnh vực khác nhau như bán hàng, sản xuất, tài chính và
hậu cần. Điều này giúp doanh nghiệp: dự báo hiệu quả hơn về các sản phẩm mới, kịp
thời nắm bắt các thông tin và vấn đề, sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu
khách hàng, chỉ mua các nguyên liệu đầu vào đúng số lượng cần thiết để sản xuất, từ
đó giảm bớt được thời gian lưu trữ trong kho.
 Cung cấp thông tin quản lý: Hệ thống ERP cung cấp thông tin tổng hợp về hoạt động
sản xuất kinh doanh toàn bộ tổ chức. Điều này giúp cải thiện quá trình ra quyết định.
Dữ liệu tích hợp và duy nhất cho toàn doanh nghiệp cho phép theo dõi hoạt động kinh

38

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


doanh và tăng cường hiệu quả trong việc lập báo cáo và ra quyết định tại mức tổng
doanh nghiệp.”
“Bên cạnh những ưu điểm đáng kể như cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, tối ưu
hóa chu kỳ sản xuất, cải thiện quản lý tài chính, việc triển khai hệ thống ERP có thể thất
bại vì một số nguyên nhân sau đây:
 Thiếu cam kết và ủng hộ từ lãnh đạo doanh nghiệp.
 Định nghĩa chức năng của hệ thống ERP không phù hợp.
 Chọn gói sản phẩm ERP không hiệu quả hoặc không phù hợp với quy trình kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Phản ứng tiêu cực của người sử dụng và các bên liên quan đối với những thay đổi cần
thiết trong quá trình triển khai”ERP.
 Không ước tính đầy đủ chi phí tài chính và nguồn lực cho dự án triển khai hệ thống
ERP.
 Kỳ vọng quá lớn về lợi ích của hệ thống ERP mà không đánh giá cao chi phí liên
quan.
 Đào tạo về hệ thống không phù hợp, thiết kế và quản lý dự án ERP không hiệu quả.
 Truyền thông nội bộ không đủ hiệu quả, việc triển khai ERP không được đánh giá đầy
đủ về tác động của các thay đổi quy trình kinh doanh, chính sách và thủ tục lên các bộ
phận nghiệp vụ.”
Để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công của các dự án ERP, doanh nghiệp cần
chuẩn bị kỹ càng ở mọi khía cạnh: tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh, cải thiện năng lực
nhân lực, lập kế hoạch tài chính chi tiết, và đảm bảo sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ từ
lãnh đạo doanh nghiệp.
Ngoài ra, triển khai hệ thống ERP thường đòi hỏi đầu tư đáng kể, và khả năng tùy
chỉnh hệ thống ERP để phù hợp với quy trình kinh doanh của doanh nghiệp thường bị giới
hạn hoặc khó khăn. Ngược lại, việc thay đổi quy trình kinh doanh để phù hợp với hệ thống
ERP có thể dẫn đến mất một số lợi ích cạnh tranh mà doanh nghiệp đã có từ trước.

2.1.5 Tình hình chung về việc ứng dụng ERP tại Việt Nam

39

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


“Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã nhận thấy sự quan trọng của việc triển khai hệ
thống ERP để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Áp dụng các ứng dụng ERP tại Việt Nam đã được thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố,
bao gồm tình hình kinh tế đang phát triển của đất nước, sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ
của toàn cầu hóa, và nhu cầu ngày càng cao về các giải pháp quản lý kinh doanh tinh vi
hơn.
Cả các doanh nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ và lớn, hoạt động trong các
lĩnh vực đa dạng như sản xuất, bán lẻ, tài chính và dịch vụ, đều đã và đang triển khai hệ
thống ERP để tối ưu hóa quy trình và cải thiện hiệu suất tổng thể của họ (erpviet.vn)
Tình hình triển khai ERP tại Việt Nam đã tạo ra cơ hội cho nhiều nhà cung cấp giải
pháp để phát triển và cải thiện sản phẩm của họ. Có nhiều nhà cung cấp ERP phổ biến như
SAP, Oracle, Microsoft Dynamics, Epicor, Misa và ERPViet. Những nhà cung cấp này
cung cấp một loạt ứng dụng ERP phù hợp với các yêu cầu cụ thể của các doanh nghiệp tại
Việt Nam.
Hệ thống ERP trên nền đám mây đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Sử dụng Cloud
ERP mang lại nhiều ưu điểm như sự linh hoạt, khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí cơ
sở hạ tầng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).”
“Theo một nghiên cứu thống kê được thực hiện vào năm 2019, lĩnh vực sản xuất tiếp
tục là ngành ở Việt Nam sử dụng phần mềm ERP phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 32%. Sự ưa
chuộng này có lẽ xuất phát từ tính phức tạp của quá trình sản xuất, và việc sử dụng”ERP
giúp quản lý nguyên liệu, tiến độ sản xuất và sản phẩm hoàn thành một cách hiệu quả.
Lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin đứng ở vị trí tiếp theo với tỷ lệ 18%, trong khi
lĩnh vực dịch vụ tài chính đạt tỷ lệ 17%.

40

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


2.2 Sơ lược về Oracle E-Business Suite (EBS)

2.2.1 Giới thiệu chung về Oracle

Hình 2.2.1. Logo tập đoàn Oracle

“Được thành lập vào năm 1977 bởi Larry Ellison, Bob Miner và Ed Oates. Ngày nay,
Oracle là một trong những công ty công nghệ máy tính lớn nhất thế giới, và là công ty
phần mềm lớn thứ ba thế giới (xét theo doanh thu). Oracle cung cấp hơn 300 mô-đun phần
mềm đặc thù cho các ngành nghề từ quản lý vòng đời tài sản đến quản lý hàng tồn kho,
quản lý đơn đặt hàng... (ssg.vn) Đến nay công ty có mặt ở 145 nước trên thế giới với hơn
370.000 khách hàng, nhóm các công ty hàng đầu thế giới (Fortune 100) đều là khách hàng
của Oracle.”
“Oracle có tên đầy đủ là Oracle database, là sản phẩm chủ lực của hệ thống quản lý cơ
sở dữ liệu quan hệ Relational Database Management System (RDBMS). Hiện nay, Oracle
vẫn là nhà cung cấp dẫn đầu với tỷ suất lợi nhuận đáng kinh ngạc. Doanh thu dẫn đầu phải
kể đến Oracle Database với 40,4% trên tổng doanh thu toàn thế giới năm 2016. Theo
thống kê, tuy đã giảm 2% nhưng vẫn gấp đôi số cổ phần so với Microsoft ở vị trí thứ hai.
Phần mềm này hầu hết được áp dụng để quản lý các công ty, hầu hết là các công ty lớn.”

2.2.2 Giới thiệu chung về Oracle E-Business Suite (EBS)

“Oracle E-Business Suite (được viết tắt là Oracle EBS) là một ứng dụng phần mềm
ERP do Oracle Corporation phát triển. Sản phẩm này bao gồm một bộ tích hợp các”ứng
dụng kinh doanh, cho phép quản lý và tự động hóa các quy trình vận hành trong doanh
nghiệp, bao gồm Quản lý Nhân sự, Tài chính – Kế toán, Thương mại – Dịch vụ, Quản lý
Chuỗi cung ứng (SCM), và Quản lý Khách hàng (CRM).

41

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


“Hiện nay, Oracle đã có hơn 26.000 khách hàng trên toàn thế giới sử dụng giải pháp
Oracle E-Business Suite, trong đó 94% khách hàng đang sử dụng Release 11i. Từ những
năm 1997-1998, đã có những doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư triển khai giải
pháp Oracle như Vietnam Airlines hay Toyota Vietnam. Nhưng phải đến những năm gần
đây thì mới ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư triển khai Oracle E-
Business Suite, chẳng hạn như các công ty mía đường Bourbon và Lam Sơn, tập đoàn sản
xuất và kinh doanh gạch men Prime Group, tập đoàn kinh doanh ô tô, xe máy, bất động
sản Gami Group, công ty nhựa Tân Tiến hay cửa sổ nhựa Euro Window… Đặc biệt, với
sự kí kết hợp đồng Xây dựng hệ thống thông tin quản lí Kho bạc và ngân sách (TABMIS –
dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ hơn 54 triệu USD) với IBM Business Consulting
Services vào tháng 12/2005, Chính phủ Việt Nam đã chính thức lựa chọn triển khai giải
pháp Oracle để hiện đại hóa hệ thống quản lí tài chính công của mình.
Oracle E-Business Suite không chỉ đáp ứng các mô hình kinh doanh hiện đại đang phát
triển, mà còn đem lại sự gia tăng đáng kể về hiệu suất và sự hài lòng của người dùng di
động. Với hơn 30 năm phát triển liên tục, Oracle E-Business Suite không ngừng hoàn
thiện để mang đến những tính năng ứng dụng mới và mở rộng khả năng của các tính năng
hiện có. Điều này giúp bạn tận hưởng mọi ưu điểm của nền tảng Oracle Cloud mà không
gặp bất kỳ khó khăn nào.
Ngày nay, hàng nghìn tổ chức trên toàn cầu đã lựa chọn sử dụng Oracle E-Business
Suite (EBS) để quản lý các hoạt động kinh doanh chính của họ. Oracle không ngừng đầu
tư vào giải pháp phần mềm này, tập trung vào việc phát triển tính năng, tích hợp di động,
hiện đại hóa giao diện người dùng, và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Đồng thời, Oracle
cũng cung cấp một loạt các cải tiến về cơ sở hạ tầng đám mây ổn định và các ứng dụng
SaaS bổ sung để nâng cao tính năng và tạo ra một chiến lược thực tế hỗ trợ môi trường
Oracle E-Business Suite của bạn.”

2.2.3 Quá trình phát triển của giải pháp Oracle E-Business Suite (EBS)

“Oracle E-Business Suite trở nên thành công như ngày hôm nay đã phải trải qua một
quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Tháng 10/1987, Phiên bản đầu tiên – Release 1
42

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


được cho ra mắt và chỉ bao gồm một phân hệ duy nhất là Sổ cái tổng hợp (General
Ledger). Tháng 11/1988, Oracle đã phát hành Release 3 (bỏ qua Release 2) với sự bổ sung
của các phân hệ Kế toán phải trả (Payables) và Mua sắm (Purchasing). Đến năm 1992,
Release 9 được cho ra mắt, tuy nhiên sự khác biệt của phiên bản này không hoàn toàn đột
phá, chỉ thêm vài phân hệ và tính năng kèm theo (tuvancongnghe.net). Đến những năm
1995-1996, Release 10 ra đời, Oracle đã trở thành một giải pháp quản trị toàn diện, bao
gồm khá nhiều lĩnh vực kinh doanh như: Kế toán tài chính, Nhân sự tiền lương, Quản lý
dự án, Mua hàng, Bán hàng, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý sản xuất, Quản lý kinh
doanh và Marketing… Tháng 4/1998, Release phát hành, đánh dấu sự ra đời lần đầu tiên
của Release 11i tháng 5/2000. Kể từ thời điểm đó cho đến hiện tại, Oracle đã liên tục cải
thiện và phát triển Release 11i và dự định ra mắt Release 12 trong vài năm tới với các cải
tiến đáng kể.”

2.2.4 Các phân hệ chính và đặc điểm của Oracle E-Business Suite (EBS)

 Các phân hệ chính


+“Phân hệ kế toán tài chính (Financials): Cung cấp cái nhìn tổng quan về tài chính cho
doanh nghiệp, giúp kiểm soát mọi giao dịch. Điều này cải thiện tốc độ thu thập thông tin
và tạo tính minh bạch trong báo cáo tài chính. Kết quả là doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết
định dựa trên dữ liệu thời gian thực từ hệ thống, đồng thời giúp giảm chi phí vận hành, rút
ngắn thời gian đóng sổ cuối kỳ. Các phân hệ chính của Oracle Financials bao gồm:
General Ledger, Account Receivables, Account Payables và Assets …
+ Quản lý mua sắm (Procurement): Quá trình mua sắm các sản phẩm, dịch vụ đa dạng và
phức tạp được quản lý một cách tối ưu hóa bởi các phân hệ được thiết kế. Phân hệ này cho
phép doanh nghiệp quản lý hiệu quả các yêu cầu mua sắm toàn doanh nghiệp, thực hiện
quy trình mua sắm, quản lý danh sách nhà cung cấp, và thực hiện việc chọn lựa đối tác
cung cấp. Các phân hệ của quản lý mua sắm gồm: Purchasing Intelligence, iProcurement,
Sourcing, và iSupplier Portal.”
+“Cung ứng (Logistics): Hỗ trợ quản lý toàn bộ quy trình cung ứng: từ quản lý hàng tồn
kho, vận chuyển, đến quy trình trả hàng. Phân hệ này gồm: Inventory Management,

43

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Mobile Supply Chain, Supply Chain Intelligence, Transportation, và Warehouse
Management, …
+ Quản lý bán hàng (Oracle Fulfillment): Cung cấp số liệu đúng và kịp thời, hỗ trợ tăng
khả năng thực hiện đúng hạn các đơn hàng của khách hàng, từ bán đến thu tiền đều được
tự động hóa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí. Quản lý bán hàng gồm các phân
hệ: Order Management, Configurator, Advanced Pricing, iStore, và Supply Chain
Intelligence …
+ Quản lý sản xuất (Manufacturing): Giúp tối ưu hóa khả năng sản xuất, hỗ trợ cả mô hình
sản xuất lắp ráp đơn giản lẫn phức tạp. Oracle Manufacturing giúp cải thiện và kiểm soát
soát quy trình sản xuất hiệu quả hơn. MDS, MPS, MRP, BOM/Formula, WIP, Quality và
Costing là các phân hệ chính của quản lý sản xuất.”
+“Quản trị nhân sự (Human Resources): Giúp doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực của
mình một cách hiệu quả, hỗ trợ trong tất cả các khía cạnh như: quản lý nhân sự, bao gồm
tuyển dụng, đào tạo, lương và nhiều nhiệm vụ khác. Các phân hệ trong hệ thống này bao
gồm Human Resources, Payroll, Training Administration, Self-Service HR, HR
Intelligence, Time & Labor, Advanced Benefits, iLearning, và iRecruitment.
+ Quản lý dự án (Projects): Giúp cải thiện công tác quản lý dự án, cung cấp thông tin của
các bên, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kịp thời, tối ưu hóa việc sử dụng
nguồn lực, điều phối dự án cho phù hợp. Các phân hệ gồm: Projects Billing, Projects
Costing, Project Intelligence, Project Resource Management, Project Contracts, và Project
Collaboration, ...
+ Lập kế hoạch (Planning & Scheduling): Giúp hỗ trợ việc lên kế hoạch chi tiết nhất về
quy trình cung ứng và sản xuất. Với các phân hệ: Inventory Optimization, Collaborative
Planning, Supply Chain Intelligence,Demand Planning, Global Order Promising, ...
+ Báo cáo phân tích (Intelligence): Là một tập hợp các ứng dụng lập báo cáo và phân tích,
nhằm cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các nhà lãnh đạo, và quản lý.”
+ Quản lý bảo dưỡng (Maintenance Management): Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quá trình
lập kế hoạch và thực hiện công việc duy tu, bảo dưỡng các tài sản như thiết bị, nhà xưởng,
máy móc, và xe cộ. Việc thực hiện công tác duy tu và bảo dưỡng một cách hiệu quả sẽ góp
44

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


phần gia tăng tuổi thọ của tài sản, đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của máy móc và
thiết bị.
 Đặc điểm
+“Đầy đủ các phân hệ nghiệp vụ: gồm các phân hệ như: kế toán tài chính, nhân sự, mua
sắm, bán hàng, quản lý dự án, quản lý sản xuất …
+ Tích hợp hoàn toàn – Dữ liệu tập trung: các phần mềm được xây dựng với một thiết kế
tổng thể, sử dụng một mô hình dữ liệu thống nhất và hoạt động trên một cơ sở dữ liệu duy
nhất. Dữ liệu được quản lý tập trung, đầy đủ, thống nhất và được liên kết trên toàn bộ
doanh nghiệp.
+ Tự động hóa quy trình tác nghiệp: các phân hệ được tích hợp hoàn toàn, chia sẻ dữ liệu
ngay khi nghiệp vụ ban đầu xảy ra, sự tăng cường sự kiểm soát của luồng dữ liệu.
+ Kiến trúc và công nghệ tiên tiến: kiến trúc với ba lớp: lớp máy trạm, lớp ứng dụng và
lớp cơ sở dữ liệu. Môi trường tính toán trên Internet và sử dụng cơ sở dữ liệu và công
nghệ hàng đầu của Oracle, có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu gần như không giới hạn.
+ An toàn, bảo mật cao: Mức độ bảo mật và an toàn dữ liệu cao, hệ thống phân quyền dựa
trên vai trò, vị trí và nhiệm vụ của từng cá nhân và đơn vị.”

2.2.5 Ưu và nhược điểm của việc triển khai Oracle E-Business Suite (EBS)

 Ưu điểm
+“Oracle EBS cung cấp mức độ minh bạch tài chính cao.
+ Oracle EBS được hỗ trợ bởi một nhà cung cấp lớn và giàu kinh nghiệm, cung cấp sự hỗ
trợ và bảo mật.
+ Oracle EBS có khả năng tùy biến cao, do đó nó có thể được điều chỉnh để phù hợp với
nhu cầu cụ thể của một tổ chức.
+ Oracle EBS cung cấp nhiều tùy chọn tích hợp để có thể tích hợp liền mạch với các hệ
thống khác.”
+ Triển khai tại chỗ mang lại lợi thế về khả năng kiểm soát hoàn toàn môi trường phần
cứng và phần mềm, nhưng nó đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu lớn hơn.

45

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


+ Việc triển khai trên đám mây linh hoạt hơn và có thể tăng hoặc giảm quy mô khi cần,
nhưng có thể yêu cầu phí đăng ký hàng tháng cao hơn.
+ Ít chi phí CNTT hơn nhờ giải pháp an toàn dựa trên Đám mây luôn cập nhật.
+ Oracle EBS có thể giúp các tổ chức nâng cao hiệu quả và giảm chi phí bằng cách hợp
nhất nhiều quy trình kinh doanh vào một hệ thống duy nhất.
+ Hợp lý hóa hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả.
+ Tăng cường khả năng hiển thị về doanh nghiệp của bạn và cung cấp những hiểu biết sâu
sắc có thể hành động.
+ Oracle EBS cung cấp nhiều loại báo cáo và công cụ phân tích để bạn có thể hiểu rõ hơn
về hoạt động kinh doanh của mình.
+ Cách tiếp cận mô-đun cung cấp mô hình định giá trả theo mức sử dụng, do đó bạn có thể
bắt đầu với quy mô nhỏ và mở rộng quy mô khi doanh nghiệp của bạn phát triển.
 Nhược điểm
+ Giống như các giải pháp ERP khác, quá trình triển khai có thể mất thời gian tùy thuộc
vào quy mô tổ chức của doanh nghiệp (erpresearch.com).
+ Oracle EBS không phải là một giải pháp tiết kiệm chi phí. Oracle EBS có thể phức tạp
trong việc triển khai, bảo trì và có thể tốn kém.
+ Việc tùy chỉnh Oracle EBS có thể cần sự trợ giúp của bộ phận hỗ trợ/tư vấn của Oracle.
+ Oracle EBS có thể phức tạp và khó sử dụng, do đó, nó có thể yêu cầu đào tạo cho người
dùng mới, do đó bạn có thể cần phải có một đội ngũ chuyên gia CNTT giàu kinh nghiệm
sẵn sàng trợ giúp bạn.

2.2.6 So sánh Oracle E-Business Suite (EBS) với các giải pháp khác

“Hiện nay, trên thị trường toàn cầu, có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP hoạt
động trong quy mô từ lớn đến nhỏ. Trong số họ, có một nhóm quan trọng gọi là “Bộ
Tứ”chuyên về các giải pháp quản lý doanh nghiệp. Bộ Tứ này bao gồm bốn công ty”lớn là
SAP, Oracle, Infor và Microsoft, và họ đang kiểm soát gần một nửa thị trường ERP toàn
cầu.

46

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


“Các công ty này đã phát triển các sản phẩm ERP hàng đầu, thường dành cho các doanh
nghiệp lớn (erpresearch.com). Các ứng dụng của họ có tính năng rất đa dạng và phù hợp
với nhiều ngành khác nhau. Vì vậy, không ngạc nhiên khi phần mềm từ những nhà cung
cấp này thường có chi phí sở hữu tổng cộng (TCO) cao và yêu cầu thời gian triển khai
đáng kể. Tuy nhiên, có tin tức cho biết cả bốn nhà cung cấp này đang tập trung vào công
nghệ đám mây (ERP dựa trên web) nhằm giảm thiểu chi phí ban đầu và mục tiêu đến
nhiều hơn các doanh nghiệp tầm trung và nhỏ hơn.”
Các công ty trong Bộ Tứ này không chỉ thống trị thị trường mà còn đang làm thay đổi
cách mọi người nghĩ về hệ thống ERP thông qua các đổi mới công nghệ của họ.

Hình 2.2.2. Logo Bộ Tứ ERP

“Trong quá khứ, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực ERP tập trung chủ yếu giữa hai đối thủ
cạnh tranh, đó là SAP và Oracle. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, Microsoft đã sử dụng
thương hiệu Dynamics cho các hệ thống quản lý doanh nghiệp của họ và Infor đã đạt được
sự phát triển đáng kể. Một phần trong sự thành công này đến từ việc họ mua lại nhiều
công ty khác, và như vậy, họ đã trở thành những đối thủ đáng gờm cho vị trí dẫn đầu trong
thị trường phần mềm ERP.”
Bộ Tứ này có những ưu điểm và hạn chế riêng. Một báo cáo mang tên “2017 ERP
Systems Rankings Report” do công ty tư vấn Panorama Consulting thực hiện có thể cung
cấp“thông tin cần thiết để so sánh các yếu tố này. Dữ liệu trong báo cáo này được thu thập
từ 1.660 người đại diện của các doanh nghiệp đã triển khai ERP trong giai đoạn từ tháng

47

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


9/2012 đến tháng 2/2016. Báo cáo này được sử dụng để đánh giá các yếu tố sau: thị phần
thị trường, chi phí và thời gian triển khai, tính năng, và thời gian để thu hồi lợi nhuận.”
 Thị phần
“Mặc dù đây là chỉ số quan trọng nhất để xác định xem công ty nào thuộc vào nhóm cấp
độ hàng đầu, nhưng nó lại có ít ảnh hưởng đối với bảng xếp hạng tổng thể.”

Hình 2.2.3. Phần trăm thị phần của SAP, Oracle, Microsoft, Infor

 Chi phí triển khai


“Chỉ số này thể hiện tỷ lệ % chi phí triển khai so với doanh thu hàng năm và đã được
điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt về quy mô giữa các công ty. Trong tiêu chí này, Infor
đứng đầu với chi phí triển khai trung bình tương đương 5,1% doanh thu hàng năm. SAP
và Microsoft tiếp theo với 5,2%.
Đáng lưu ý là hầu hết các dự án ERP thường vượt quá ngân sách dự kiến. Theo một
khảo sát khác của Panorama Consulting vào năm 2016, 57% các dự án ERP đã vượt quá
ngân sách. Nguyên nhân chính cho việc vượt quá ngân sách trong dự án ERP bao gồm quy
mô của dự án mở rộng, phạm vi dự án thay đổi trong quá trình triển khai, ước tính chi phí
nhân lực thấp hơn thực tế, thiếu dự báo về vấn đề kỹ thuật và vấn đề tổ chức có thể phát
sinh trong quá trình triển khai.”

48

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 2.2.4. Chi phí triển khai của SAP, Oracle, Microsoft, Infor

 Thời gian triển khai


(theo tháng)

Hình 2.2.5. Thời gian triển khai của SAP, Oracle, Microsoft, Infor

“Vượt quá ngân sách và trễ hạn thường xảy ra đồng thời trong các dự án ERP. Theo
nghiên cứu đã đề cập, chỉ có 43% các dự án ERP hoàn thành đúng tiến độ dự kiến. Trong
mảng này, Oracle đứng đầu trong Bộ Tứ, với thời gian trung bình để triển khai một dự án
ERP là 25,3 tháng. Infor xếp thứ hai với thời gian trung bình là 5 tháng.”
 Thời gian hoàn vốn
“Để định rõ thời gian hoàn vốn, doanh nghiệp cần xác định và thiết lập các chỉ số đánh
giá thích hợp trước khi bắt đầu triển khai ERP. Trong khía cạnh này, SAP đứng đầu với

49

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


khách hàng của họ cần trung bình 8,5 tháng để thu hồi chi phí đầu tư ban đầu. Infor xếp
thứ hai với thời gian trung bình là 9,8 tháng.”
(theo tháng)

Hình 2.2.6. Thời gian hoàn vốn của SAP, Oracle, Microsoft, Infor

Nhìn tổng quan, các giải pháp ERP cung cấp tính năng đặc biệt cho từng ngành công
nghiệp cụ thể và thường bao gồm các quy trình làm việc tiêu chuẩn, giúp giảm chi phí và
thời gian triển khai một cách đáng kể.
 Tính năng
“Việc đánh giá tính năng là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình lựa
chọn phần mềm ERP. Thách thức lớn là làm thế nào để tìm ra sự lựa chọn phù hợp nhất
cho doanh nghiệp của bạn giữa sự đa dạng của các nhà cung cấp, sản phẩm, cấu hình, và
tính năng của phần mềm ERP. Bảng xếp hạng về tính năng dựa trên hàng trăm quy trình
đánh giá và lựa chọn phần mềm ERP trong nhiều năm qua.”

Hình 2.2.7. Đánh giá tính năng của SAP, Oracle, Microsoft, Infor

50

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO THỰC TIỄN

3.1 Giới thiệu tổng quan về FPT

3.1.1 Sơ lược về FPT

 Giới thiệu chung

Hình 3.1.1. Tập đoàn FPT

“Tập đoàn FPT (còn gọi là FPT Corporation) là một tập đoàn đa lĩnh vực hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, giáo dục, thương mại điện tử và dịch vụ
kinh doanh. FPT Corporation, được thành lập vào năm 1988, hiện đang xếp hạng trong
danh sách top 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (vi.wikipedia.org).
FPT đứng đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa năng suất và hiệu
quả của các doanh nghiệp. Họ đã sáng tạo và phát triển nhiều sản phẩm công nghệ, bao
gồm những sản phẩm tiên tiến nhất tại Việt Nam và trong khu vực. Với đội ngũ chuyên
gia và kỹ sư có trình độ cao và kinh nghiệm, Tập đoàn đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể trong việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý, dịch vụ và ứng dụng công nghệ thông
tin cho một loạt khách hàng trong và ngoài nước. Tập đoàn FPT hiện đang hoạt động tại
hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, tập trung vào các thị trường tiêu
dùng, B2B, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác.”

51

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 3.1.2. Mạng lưới toàn cầu FPT
“Hiện tại, ông Trương Gia Bình, người sáng lập công ty, đang là lãnh đạo đội ngũ tập
đoàn FPT. Vào cuối những năm 1990, ông Trương Gia Bình đã đưa FPT vào lĩnh vực
thương mại Internet, mặc dù Việt Nam vừa chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với máy tính.
Là một doanh nhân kiêm nhà khoa học, ông Trương Gia Bình luôn dành thời gian để
nghiên cứu và tìm kiếm cách tối ưu hóa hoạt động của công ty. Dưới sự lãnh đạo của ông
và các đồng nghiệp, FPT đã đạt được sự phát triển đáng kể. Sau hơn 10 năm hoạt động và
phát triển, FPT đã nhận được nhiều giải thưởng và huân chương cao quý, bao gồm Huân
chương Lao động Hạng 2 và nhiều danh hiệu khác.”
 Lịch sử hình thành
Ngày 13 tháng 9 năm 1988, FPT được thành lập với tên gọi Công ty Công nghệ Thực
phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động
hóa. (Chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là The Food Processing Technology Company -
Công ty Công nghệ Thực phẩm).
Ngày 27 tháng 10 năm 1990, được đổi tên thành The Corporation for Financing
Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ với hoạt động kinh
doanh cốt lõi là CNTT.
Năm 1998, FPT trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt
Nam, tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực này tại Việt Nam.
Tháng 4 năm 2002, FPT trở thành công ty cổ phần.

52

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho
hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital. FPT
nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và
Intel Capital.
Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và công ty FPT ký thoả thuận liên
minh chiến lược.
Ngày 13 tháng 12 năm 2006, cổ phiếu FPT lên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (HoSE).
Ngày 25 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch HĐQT Công ty FPT đã ký quyết hợp nhất các
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FIS), Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm FPT
(FSS) và Trung tâm dịch vụ ERP (FES) kể từ ngày 01/01/2007. Công ty hợp nhất có tên là
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT.
Ngày 1 tháng 1 năm 2007, FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình
Công ty TNHH một thành viên.
Ngày 13 tháng 3 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo
JSC) và Công ty TNHH Phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore (FAPAC).
Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Công ty FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ “Công
ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ” thành “Công ty Cổ phần FPT” viết tắt là
“FPT Corporation”.
Năm 2014, FPT là công ty CNTT đầu tiên của Việt Nam mua lại 1 công ty CNTT
nước ngoài, RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu
Âu, RWE).
Tháng 8 năm 2017, FPT chuyển nhượng 30% vốn tại Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật
số FPT (FPT Retail) cho Vina Capital và Dragon Capital, giảm tỷ lệ sở hữu của Công ty
tại FPT Retail xuống còn 55%.
Tháng 9 năm 2017, FPT chuyển nhượng 47% vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại
FPT (FPT Trading) cho Tập đoàn Synnex (Đài Loan), giảm tỷ lệ sở hữu của Công ty tại
FPT Retail xuống còn 48%.

53

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Tháng 7 năm 2018, FPT mua 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), một
trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ.
Tháng 6 năm 2020, FPT ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Viện nghiên cứu trí
tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới Mila, mở ra cơ hội cọ xát, nâng cao năng lực công nghệ cho
cộng đồng công nghệ trẻ của Việt Nam.
Tháng 5 năm 2021, FPT đầu tư chiến lược vào nền tảng quản trị doanh nghiệp số 1
Việt Nam - Base.vn thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs.
Tháng 7 năm 2021, FPT mua công ty Intertec International - doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ công nghệ thông tin có hơn 20 năm kinh nghiệm ở châu Mỹ Latinh.”
Tháng 8 năm 2021, FPT khởi xướng chương trình FPT eCovax - Vaccine số cho doanh
nghiệp, hỗ trợ hơn 3.000 doanh nghiệp vận hành, kinh doanh không gián đoạn và tăng
trưởng bứt phá trong bình thường xanh.
Bằng việc mở thêm văn phòng thứ hai tại New York vào tháng 5 năm 2022 và khai
trương văn phòng đại diện đầu tiên ở Bắc Âu tại Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 9 năm
2022, FPT đã tăng cường sự hiện diện tại 27 quốc gia trên thế giới.
Tháng 9 năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore Heng Swee Keat thăm FPT
Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT), đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác
giữa các doanh nghiệp khu vực tư nhân giữa Việt Nam và Singapore.
Tháng 10 năm 2022, FPT trở Thành Cổ Đông Chiến Lược Của LTS, Inc. - công ty
trong Top 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật với hơn 20
năm kinh nghiệm.”
 Lĩnh vực kinh doanh
“FPT cung cấp giải pháp Công nghệ thông tin toàn diện trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt
lõi, bao gồm Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục, với 08 công ty thành viên trực thuộc và
02 công ty liên kết chính. Trong đó, lĩnh vực Công nghệ chiếm 58,1%, còn lĩnh vực Viễn
thông chiếm 35,6% (yuanta.com).”

54

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 3.1.3. Công ty con và công ty liên kết chính của FPT

Về khối công nghệ:


“FPT cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số, dịch vụ công nghệ thông tin, cung cấp giải
pháp theo ngành, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT và nền tảng quản trị doanh nghiệp.
Đặc biệt khách hàng của công ty không dừng lại ở thị trường trong nước mà phần lớn
khách hàng còn đến từ các nước trên khắp thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu, ...”
Về khối viễn thông :
“FPT cung cấp các dịch vụ liên quan đến chuyển đổi số, công nghệ thông tin, cung cấp
giải pháp theo từng ngành, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT và nền tảng quản lý
doanh nghiệp. Đáng chú ý, khách hàng của công ty không chỉ giới hạn trong thị trường
Việt Nam mà chủ yếu là từ nhiều quốc gia khác trên toàn cầu, bao gồm Mỹ, Nhật Bản,
Châu Âu và nhiều nơi khác.”
Về lĩnh vực giáo dục, đầu tư và khác:
“FPT Education đã mở rộng hệ thống giáo dục từ các cấp học tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông đến cao đẳng, đại học, và các chương trình sau đại học. Ngoài ra, họ
cũng cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp. FPT cũng đầu tư vào các dự
án như FPT Complex ở Đà Nẵng, mở rộng văn phòng tại Cần Thơ và Quy Nhơn, triển
khai các trung tâm dữ liệu ở TP.HCM và Hà Nội để hỗ trợ lĩnh vực viễn thông, đồng thời
xây dựng và vận hành nhiều tòa nhà và giảng đường để phục vụ lĩnh vực giáo dục.”

55

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 3.1.4. Báo cáo thường niên từng lĩnh vực năm 2022 (Nguồn: FPT)

3.1.2 Quy mô và thành tựu của FPT

 Quy mô
“Năm 1988, một nhóm 13 nhà khoa học trẻ đã thành lập Công ty FPT với mục tiêu xây
dựng một tổ chức mới, đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia bằng sự sáng tạo trong
lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Họ cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng,
phát triển toàn diện cho các thành viên và cuộc sống phong phú về mặt tinh thần và vật
chất.
Bằng việc không ngừng đổi mới và sáng tạo, cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch
vụ công nghệ tối ưu nhất cho khách hàng, FPT đã trở thành tập đoàn Công nghệ thông tin
và Viễn thông lớn nhất trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Đến tháng 08/2023,
FPT đã có hơn 63.000 nhân viên trên toàn thế giới, trong đó có 5.000 nhân viên làm việc
tại 30 quốc gia khác nhau và 2.500 nhân viên là người nước ngoài (fpt.edu.vn).
Với quy mô và sự hiện diện toàn cầu, Tập đoàn FPT đặt mục tiêu xây dựng môi trường
làm việc hạnh phúc để thúc đẩy sự phát triển trong tương lai. Ngoài ra, FPT đang dẫn đầu
trong các lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch
vụ Công nghệ thông tin.”

56

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 3.1.5. Biểu đồ tăng trưởng nhân sự FPT qua 35 năm.
Số liệu bao gồm các công ty thành viên và công ty liên kết.

“Trong suốt 35 năm hoạt động, FPT không chỉ là một người tiên phong trong việc xây
dựng và phát triển các phần mềm mang thương hiệu Việt Nam, mà còn đã đưa công nghệ
vào cuộc sống, hiện đại hóa các lĩnh vực kinh tế cốt lõi của quốc gia và thúc đẩy giáo dục
và đào tạo thế hệ trẻ với hướng tiếp cận thực hành và nghiệp vụ. Họ cũng là người đi tiên
phong trong việc xuất khẩu phần mềm, giúp đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới. Trong nước,
hầu hết các hệ thống thông tin quan trọng trong các cơ quan nhà nước và các lĩnh vực kinh
tế chủ chốt của Việt Nam đều được xây dựng và phát triển bởi FPT (chungta.vn, 2023).”

Hình 3.1.6. Quy mô của FPT

“FPT đã đứng đầu trong cuộc cách mạng 4.0 của Việt Nam bằng việc nghiên cứu và
phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, và di
động. Họ cũng đã là doanh nghiệp tiên phong hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng
đầu thế giới để tạo ra các nền tảng công nghệ số tiên tiến như GE (Predix), Siemens
(MindSphere), Airbus (Skywise), Amazon AWS.”

57

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


“FPT đã xây dựng và củng cố vị thế của mình thông qua một danh sách khách hàng đa
dạng, bao gồm hơn 700 tập đoàn lớn trên khắp thế giới, với hơn 100 tên trong danh sách
Fortune 500. Một số tên tuổi lớn trong danh sách khách hàng bao gồm Toshiba, Hitachi,
Airbus, Deutsche Bank, Unilever, và Panasonic.
FPT sẽ tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng các xu
hướng công nghệ mới nhất để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho khách hàng. Họ sẽ tích
hợp các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Internet of Things (IoT), và
nhiều công nghệ khác vào các giải pháp trong nhiều lĩnh vực như giao thông thông minh,
y tế thông minh, chính phủ số, và nhiều lĩnh vực khác.”
 Thành tựu
“Tại Việt Nam:
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1998-2002) nhận năm 2003.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1998).
- Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500 (Từ năm 2007
tới 2021).
- Top 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500 (Từ năm
2007 tới 2021).
- Top 50 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam (Từ năm 2015 tới 2021).
- Số 1 tại Việt Nam cả về doanh thu và nhân lực trong lĩnh vực tích hợp hệ thống; cung
cấp dịch vụ CNTT, quảng cáo trực tuyến, phân phối sản phẩm công nghệ.
- Số 2 tại Việt Nam về dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định (Sách trắng CNTT –
TT Việt Nam do Bộ Thông tin Truyền thông phát hành năm 2014).
- FPT đạt danh hiệu #1 Nơi làm việc tốt nhất trong ngành CNTT/Phần mềm & Ứng
Dụng/Thương mại điện tử, đồng thời nằm trong Top 50 Doanh nghiệp Việt có Thương
hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn năm 2021.
- Các sản phẩm “Made by FPT” được vinh danh Sao Khuê (từ năm 2015 tới 2022).
- FPT được Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 50 Công Ty Niêm Yết Tốt Nhất (Từ
năm 2012 tới 2022).

58

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


- FPT nằm trong top 3 doanh nghiệp nhóm vốn hóa lớn có hoạt động IR được nhà đầu tư
yêu thích nhất và top 3 doanh nghiệp nhóm vốn hóa lớn có hoạt động IR được định chế
tài chính đánh giá cao nhất (Năm 2022).”
“Trên thế giới:
- FPT nằm trong Top 100 nhà cung cấp dịch vụ ủy thác (IAOP) (năm 2014).
- FPT nằm trong Top 300 công ty châu Á có hoạt động kinh doanh tốt nhất (năm 2015).
- FPT nằm trong Top 130 công ty có môi trường làm việc tốt nhất khu vực châu Á (năm
2018).
- FPT được AsiaMoney vinh danh là công ty nổi bật nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và Dịch vụ viễn thông (Năm 2021 và 2022).”
- Doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được vinh danh ở hạng mục Doanh nghiệp Ứng phó
Covid-19 hiệu quả nhất (Most Valuable Corporate Response) theo Stevie® Award.
- Đại học FPT là đại học đầu tiên của Việt Nam được QS, tổ chức xếp hạng ĐH uy tín
hàng đầu thế giới, xếp hạng 3 sao trong 3 kỳ liên tiếp.”

3.1.3 Tình hình hoạt động của FPT hiện nay

“Công ty Cổ phần FPT (Tập đoàn FPT, mã cổ phiếu FPT – sàn HoSE) vừa công bố kết
quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 với doanh thu ước tính đạt 24.166 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế 4.339 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,9% và 19,3% so với cùng kỳ năm. Mức
lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.732 đồng, tăng trưởng 19,8% so với năm trước.
Trong quý 2/2023, lợi nhuận trước thuế của tập đoàn công nghệ này ước tính đạt 2.218
tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần 5% so với quý 1/2023. Đây
cũng là mức lợi nhuận trước thuế theo quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của Tập đoàn
FPT (tapchicongthuong.vn, 2023).”

59

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 3.1.7. Kết quả kinh doanh của FPT quý 2/2023

 Dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài tăng trưởng cao
“Doanh thu tiếp tục tăng trưởng ở mọi thị trường, đặc biệt là tại Nhật (+39.1%) và
APAC (+42.5%), do tăng nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin lớn tại các thị trường này,
đặc biệt là trong việc chuyển đổi số. Doanh thu từ chuyển đổi số trong nửa đầu năm 2023
đạt 4,886 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, tập trung vào các công nghệ mới như
Cloud, AI/Data Analytics, ...”

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.1.8. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ CNTT nước ngoài năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, trong
đó có 13 dự án với quy mô trên 5 triệu USD, doanh thu ký mới đạt 15,017 tỷ đồng (tăng
trưởng 28.6% svck).
60

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Hình 3.1.9. Doanh thu ký mới

 Dịch vụ công nghệ thông tin trong nước trên đà hồi phục
“Dịch vụ CNTT trong nước ghi nhận doanh thu 2,975 tỷ đồng (+9%) và lợi nhuận trước
thuế đạt 171 tỷ đồng (-24.3%). Công ty tiếp tục tăng cường hợp tác với các cơ quan chính
phủ, bộ ban ngành, doanh nghiệp nước ngoài, và các ngành kinh tế ít bị ảnh hưởng để đảm
bảo sự tăng trưởng. Được sự hỗ trợ của Chính phủ và các lãnh đạo các tỉnh thành trên toàn
quốc, FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với gần 30 địa phương và đào tạo
nhận thức về chuyển đổi số cho hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp tại các địa phương khác
nhau.”
Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.1.10. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ CNTT trong nước năm 2023

 Dịch vụ viễn thông duy trì tăng trưởng 2 con số


Dịch vụ Viễn thông ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, với doanh thu đạt 7,423 tỷ đồng
(+10.4%) và lợi nhuận trước thuế đạt 1,475 tỷ đồng (+14.5%). Ngoài ra, nhu cầu ngày

61

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


càng tăng về giáo dục trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy mảng Giáo
dục của Tập đoàn FPT tăng 42% so với cùng kỳ năm trước (fpt.com).

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.1.11. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ viễn thông năm 2023

 Mảng giáo dục tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ


“Mảng giáo dục tiếp tục mức tăng trưởng doanh thu cao 42%, đạt 2,754 tỷ đồng trong 6
tháng đầu năm 2023.”
Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.1.12. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ CNTT nước ngoài năm 2023

“Đáng chú ý, trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 20/7, cổ
phiếu FPT của Tập đoàn FPT đạt 80.400 đồng/cổ phiếu. Trong phiên sáng, đã có lúc cổ
62

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


phiếu FPT đạt mức 81.300 đồng/cổ phiếu. Điều này gần đạt tới vùng đỉnh cao nhất lịch sử
của cổ phiếu FPT.”

Hình 3.1.13. Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT kể
từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

“Mức cao nhất mọi thời đại của cổ phiếu FPT được xác lập trong phiên giao dịch
14/4/2022 tại mức 83.450 đồng/cổ phiếu (sau khi đã chia tách cổ phiếu).”

3.2 Triển khai Oracle E-Business Suite (EBS) cho FPT

3.2.1 Triển khai Oracle E-Business Suite (EBS) vào FPT

“Dự án triển khai Oracle ERP tại Tập đoàn FPT được xem xét là một trong những dự án
triển khai ERP thành công nhất trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc đạt được thành
công này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Các giai đoạn triển khai ERP Oracle EBS của FPT: Giai đoạn 1 - Nâng cấp hệ thống
ERP lõi - đã hoàn thành với sự trễ hạn hơn 1 năm so với kế hoạch ban đầu. Trong quá
trình này, dự án đã phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh và sự cố.”
 Ngày 26/5/2006,“FPT đã ký kết hợp đồng triển khai dự án ERP FPT giữa FPT và
Trung tâm dịch vụ ERP FPT. Trước đó, vào ngày 18/05, việc đào tạo về việc sử dụng
sản phẩm Oracle EBS phiên bản 11.5.10 đã hoàn thành.
 Từ ngày 28/08 đến 18/09/2006, quá trình đào tạo cán bộ tham gia kiểm thử hệ thống
đã được thực hiện.
63

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


 Vào ngày 15/09/2006, Ban quản lý dự án và đội dự án FPT đã chính thức phê duyệt
thiết kế hệ thống và quy trình tác nghiệp trên hệ thống ERP mới.
 Trong quý IV năm 2006, dự án đã tiến hành phân tích về việc kết nối và tích hợp các
hệ thống khác với hệ thống ERP, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị nhân sự, và xây
dựng bộ chỉ số Balance ScoreCard cho FPT.
 Ngày 21/12/2006, đội dự án đã hợp tác với cán bộ nghiệp vụ của FPT ở ba miền để
thực hiện chạy thử nghiệm. Sau ba giờ thử nghiệm, kết quả đạt được khá khả quan. Hệ
thống đã về cơ bản đáp ứng các yêu cầu đã được đề ra.
 Vào ngày 12/1/2007, toàn bộ tập đoàn bắt đầu sử dụng hệ thống mới, sau khi tất cả
các hoạt động kế toán của FPT tạm dừng trong hai tuần để tiến hành chuyển đổi hệ
thống.
 Ba tháng sau, hệ thống gặp khá nhiều vấn đề, dẫn đến không ổn định và gây ra nhiều
lỗi, ảnh hưởng đến các hoạt động nghiệp vụ liên quan.
 Sau ngày 15/04/2007, hệ thống hoạt động ổn định hơn, và các báo cáo chạy với tốc độ
chấp nhận được.
 Vào ngày 22/11/2007, FPT thuê hai nhóm chuyên gia, một nhóm từ Việt Nam và một
nhóm từ Oracle, để kiểm tra và xác định nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trong hệ
thống.
 Đầu năm 2008, hệ thống dần ổn định hơn. Sau ba quý đầu tiên của năm 2008, có thể
khẳng định rằng dự án triển khai ERP của FPT đã thành công.
Khi hoàn thành giai đoạn 1, dự án ERP tiến vào giai đoạn 2 - Tích hợp và mở rộng hệ
thống.”
Với hệ thống ERP mới, nhóm FDC không thể xác định chính xác các con số về doanh
số, công nợ, hạn mức tín dụng, và nhiều yếu tố khác. Solomon vẫn có khả năng phục vụ
FPT ít nhất trong vòng ba đến năm năm tới. Tuy nhiên, vì không phải là sự lựa chọn hoàn
hảo, FPT đã quyết định chuyển sang hệ thống Oracle.
“Ban đầu, quá trình chuyển đổi có vẻ diễn ra một cách trơn tru. FPT đã trải qua một giai
đoạn thúc đẩy sự đổi mới và đón nhận thành công trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, hệ
thống ERP mới đã làm cho quy trình giao dịch trở nên phức tạp đến mức khó kiểm soát.
64

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


Ngoài ra, tốc độ làm việc rất chậm, và công việc kế toán diễn ra chậm rãi. Bộ phận kế toán
đã tăng cường nhân lực, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. Nguyên nhân chính của
vấn đề là do sự cố trong hệ thống, cộng với việc đội triển khai thiếu các chuyên gia có
kinh nghiệm và hiểu biết sâu về giải pháp của Oracle. Thực tế, hầu hết các thành viên
trong đội triển khai là người mới tốt nghiệp.”
Lý do chính cho tình trạng này được giải thích là FES đã thực hiện dự án cho khách
hàng HPT và sau đó áp dụng kinh nghiệm đó vào việc triển khai cho FPT. Điều đáng tiếc
là HPT có quy mô nhỏ hơn nhiều so với FPT. Trong cuộc họp giao ban, HPT đã chỉ ra
rằng hệ thống hoạt động chậm, không ổn định, các báo cáo không khớp và dữ liệu không
chính xác. Dự án sau đó đã được giao cho các chuyên gia của Oracle để khắc phục sự cố.
“Nhóm giải quyết sự cố của Oracle đã nhanh chóng bắt tay vào công việc trong vòng
một tháng. Sau hai cuộc họp, một cuộc họp đã diễn ra vào tối ngay sau khi HNCL FPT
2007 kết thúc vào ngày 04/11, và cuộc họp thứ hai đã diễn ra vào sáng ngày 10/11, tình
trạng của Oracle đã được nhóm tổng hợp và rõ ràng: hệ thống hoạt động chậm, không ổn
định, thỉnh thoảng hoạt động và thỉnh thoảng ngừng hoạt động.”
“Lý do chính được xác định ban đầu cho tình trạng chậm là do hệ thống Oracle của FPT
lưu trữ dữ liệu tập trung tại Hà Nội, trong khi có một lượng lớn người dùng trải rộng trên
toàn quốc, với hàng trăm người truy cập vào hệ thống mỗi ngày. Hơn nữa, trong quá trình
triển khai hệ thống này, FPT đã điều chỉnh nó nhiều lần, đặc biệt là trong việc tích hợp hệ
thống báo cáo với hệ thống chuẩn của Oracle. Điều này đã dẫn đến sự không khớp dữ liệu
và tình trạng chậm trong quá trình xử lý hóa đơn và báo cáo. Một nguyên nhân khác
không thể bỏ qua có thể là do lỗi phần cứng trong hệ thống. Nhóm giải cứu đã thiết lập
một kế hoạch cụ thể để khắc phục các vấn đề trong hệ thống Oracle.”
“Trong trường hợp của Oracle, tình trạng hoạt động thỉnh thoảng tốt và thỉnh thoảng
ngừng hoạt động mà không có thông báo trước, có thể xuất phát từ sự phức tạp của nhiều
báo cáo tại FPT. Một số báo cáo có thể rất dài, lên đến 80 trang và có nhiều yêu cầu đa
dạng. Điều này có thể gây ra tình trạng lỗi đó. Thật vậy, FPT đã phát triển các báo cáo
theo nhu cầu riêng của họ, và điều này có thể giải thích tại sao phần mềm Oracle hoạt
động tốt ở nhiều quốc gia nhưng gặp khó khăn tại FPT. Hiện tại, nhóm giải cứu đã đề xuất
65

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


so sánh các biểu mẫu báo cáo của FPT với các biểu mẫu chuẩn của hệ thống Oracle. Nếu
phát hiện vấn đề với báo cáo của FPT, họ sẽ chuyển sang sử dụng báo cáo của Oracle.
FPT đã thuê hai đội chuyên gia để tiến hành cuộc kiểm tra toàn diện trên hệ thống,
nhằm xác định nguyên nhân cụ thể của sự cố trong Oracle. Đội đầu tiên, gồm các chuyên
gia từ Oracle, sẽ thực hiện công việc từ xa (off-site), đánh giá các tham số, kiểm tra cấu
hình, máy chủ và dữ liệu, cũng như xem xét lại các báo cáo mà FPT đã tạo. Đội thứ hai,
gồm các chuyên gia Việt Nam có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan
đến Oracle cho Vinamilk và Viettel, sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp hệ thống Oracle tại
FPT. Cả hai đội này sẽ làm việc độc lập trong khoảng thời gian 10 ngày để đánh giá tổng
quan về tình trạng của hệ thống.
Trong tổ chức FPT, nhóm giải cứu sẽ yêu cầu người sử dụng thực hiện một số điều cố
định: họ sẽ thu gọn những yêu cầu không cần thiết và giảm bớt mức ưu tiên của những yêu
cầu không quan trọng. Họ cũng sẽ tái tổ chức hướng dẫn cách sử dụng Oracle cho những
nhân viên thường xuyên sử dụng phần mềm này. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp
về quy trình sử dụng phần mềm để đảm bảo người dùng tuân thủ các hạn chế trong giai
đoạn này, ví dụ như sử dụng hệ thống chờ khi chạy báo cáo. Thực tế, các quản trị viên
đang lo lắng về tình hình của Oracle, đặc biệt là khi năm 2007 đang đến gần với nhu cầu
đỉnh điểm về báo cáo, hóa đơn và chứng từ.
Bên cạnh đó, FPT cũng đã xem xét một phương án “backup” khác. Theo kế hoạch,
nếu hệ thống Oracle vẫn tiếp tục gặp vấn đề, FPT sẽ có hai phương án:
i. Cài đặt nhiều phiên bản Oracle riêng cho từng công ty thành viên, theo kiểu phân
tán, không tập trung.”
ii. Quay về với hệ thống Solomon cũ.
“Tất cả các tình huống đã được đội dự án xem xét, đảm bảo rằng trong mọi trường hợp,
hệ thống phần mềm của FPT có thể được khôi phục trong khoảng thời gian từ 24 đến 48
giờ. Đối với FPT, việc giải cứu thành công hệ thống Oracle cũng đồng nghĩa với việc bảo
vệ danh dự của một công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.
Sau một thời gian dài, có thể xác định rằng FPT không cần quay lại sử dụng hệ thống
Solomon. Hệ thống Oracle hiện đã hoạt động ổn định và phục vụ công việc hàng ngày tốt,
66

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


bao gồm cả thời kỳ đóng sổ tháng 11. Việc tạo hoá đơn với 10 dòng hàng hiện chỉ mất từ
4-8 phút, phụ thuộc vào kỹ năng của người sử dụng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ
ngày 05/11 đến 10/12, hệ thống đã gặp tình trạng chạy chậm khoảng 15 lần và đứng 3 lần.
Nguyên nhân chậm này được giải thích là do có quá nhiều báo cáo nặng, chạy đồng thời.
Thiết kế báo cáo không tối ưu đã gây ra tình trạng hệ thống không thể xử lý các báo cáo
dài vài chục trang.
Sự nhận thức của người sử dụng cũng đóng góp vào việc làm cho hệ thống hoạt động
chậm hơn. Rất nhiều người chỉ cần xem dữ liệu trong một tháng nhất định, nhưng vẫn in
toàn bộ dữ liệu trong cả năm, dẫn đến việc tạo ra một lượng công việc không cần thiết.
Hơn hai phần ba trong số các trường hợp hệ thống “đứng” được xác định là do hệ thống
máy chủ dự phòng tại FPT Distribution gây ra.
Hai đội chuyên gia, gồm một đội Việt Nam và một đội chuyên gia từ Oracle Solution
Services India (OSSI), đã tiến hành kiểm tra tình trạng hệ thống Oracle tại FPT và đưa ra
những kết luận sơ bộ sau:
i. Hệ thống báo cáo của FPT chủ yếu dựa trên các báo cáo tùy chỉnh, có quá nhiều
báo cáo với khối lượng dữ liệu lớn, cần xem xét lại.
ii. Phiên bản cơ sở dữ liệu (database) hiện tại của FPT là Oracle 9.2.0.6, cần nâng cấp
lên phiên bản 9.2.0.8 hoặc 10G để đảm bảo tính ổn định
iii. Cấu hình của hệ thống máy chủ dự phòng tại FPT Distribution cần phải được điều
chỉnh và cải thiện.”
“Cuối cùng, hệ thống Oracle đã vượt qua giai đoạn khẩn cấp và chuyển sang giai đoạn
hoàn thiện và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng. Sau khi năm tài chính kết thúc, dữ liệu sẽ được
chuyển vào cơ sở dữ liệu ngoại tuyến (database offline) để đảm bảo tiến hành công việc
kiểm toán mà không ảnh hưởng đến các giao dịch trong năm tiếp theo.”
“Dự kiến các hoạt động tiếp theo:
 Di dời hệ thống máy chủ từ Láng Hạ về Cầu Giấy.
 Chuẩn bị 02 hệ thống máy chủ MIS ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để giảm tải
cho máy chủ ERP và đường trục Bắc-Nam.

67

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


 Đề xuất thay đổi giải pháp máy chủ dự phòng sao cho hiệu quả hơn, cải thiện và bổ
sung một số báo cáo để tăng tốc và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
 Tiếp tục thực hiện các giải pháp dựa trên kết quả tư vấn và chuẩn bị cho việc nâng cấp
hệ thống.
 Chuẩn bị 01 hệ thống ERP ngoại tuyến (Offline) để sử dụng cho mục đích kiểm toán.”

3.2.2 Những thành công và hạn chế của FPT sau khi áp dụng hệ thống ERP

 Thành công

Nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, sau một giai đoạn khó
khăn trong việc triển khai công nghệ mới, các hoạt động sản xuất của FPT đã ổn định hơn
và trôi chảy trở lại. Có thể nói đến doanh thu của tập đoàn FPT năm 2008 là một trong
những minh chứng ấy. Điều đó được thể hiện qua các kết quả sau (fpt.com, 2009):

Hình 3.2.1. Kết quả kinh doanh năm 2008


Nhờ nỗ lực không ngừng trong suốt 1 năm, FPT đã đạt doanh thu tổng cộng trên
16.806 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2007 và vượt xa kế
hoạch đã đề ra 12,4%.
Lãi trước thuế đạt trên 1.249 tỷ đồng, vượt 5,6% so với kế hoạch năm và tăng 21,4%
so với cùng kỳ năm 2007. Lãi sau thuế dành cho cổ đông của công ty mẹ đạt gần 839 tỷ
đồng, đã tăng trưởng 13,7% so với năm 2007. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu bình quân đạt
5.976 đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2007.

68

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


FPT liên tục tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với sự
chú trọng đặc biệt vào các lĩnh vực truyền thống. Cụ thể, các mảng kinh doanh như Tích
hợp hệ thống, Xuất khẩu phần mềm, Viễn thông, Đào tạo, và Phân phối sản phẩm CNTT
đã đạt tốc độ tăng trưởng lần lượt là 49,7%; 43,9%; 44,8%; 97,6% và 10%. Chúng cũng đã
vượt qua kế hoạch lợi nhuận đề ra trong năm 2008 với tỷ lệ lần lượt là 135%; 99,3%;
102,3%; 129,1% và 124,7%.

Hình 3.2.2. Kết quả kinh doanh năm 2008 chia theo từng lĩnh vực hoạt động
Nếu xem xét mảng Phần mềm và Dịch vụ độc lập, doanh số đạt khoảng 2.688 tỷ đồng,
tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2007 và vượt kế hoạch 4,7%. Lợi nhuận đạt 792 tỷ đồng,
tăng 60,7% so với năm 2007. Tỷ trọng lợi nhuận của Phần mềm và Dịch vụ trong năm
2008 chiếm 63,4%, trong khi năm 2007 chỉ là 47,9%.

 Hạn chế và giải pháp

Hệ thống ERP FPT không chỉ mang lại giá trị trong việc hoạt động hàng ngày, mà còn
cung cấp những kinh nghiệm quý báu và bài học quý giá từ dự án này. Trong việc quản lý
cơ sở hạ tầng CNTT cho dự án, Nguyễn Xuân Việt, người đứng đầu ban CNTT, nhấn
mạnh rằng “Chúng ta nên chú trọng công tác đào tạo hơn vì thực tế có nhiều lỗi từ người
dùng. Người dùng nắm bắt đầy đủ thông tin thì quá trình vận hành mới không xảy ra lỗi.”
Ngoài ra, việc đánh giá và xác định “sizing” cho một hệ thống là rất quan trọng.
Nguyên nhân chính đằng sau điều này được ông Nguyễn Xuân Việt lưu ý khi nói rằng,
69

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


“Chúng ta đã xác định hệ thống dữ liệu của FPT rất lớn, nhưng thực tế nó lại lớn hơn
chúng ta tưởng.” Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá đầy đủ và hiểu rõ
về quy mô thực tế của hệ thống.
Một bài học quan trọng mà Phó tổng giám đốc FPT IS Dương Dũng Triều nhấn mạnh
đó là sự cam kết và quyết tâm của lãnh đạo. Ông chia sẻ, “Chính anh Bùi Quang Ngọc
một mình quyết định triển khai hệ thống ERP FPT trong khi tất cả các lãnh đạo ở các đơn
vị đều phản đối.” Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của lãnh đạo trong việc thúc đẩy
và duy trì sự cam kết đối với dự án.
Theo ông Dương Dũng Triều, khi xảy ra sự cố, sự hướng dẫn từ cấp trên và vai trò của
quản trị dự án trở nên đặc biệt quan trọng. Chính những người này sẽ đưa ra các quyết
định và phương án xử lý tối ưu trong tình huống khó khăn. Tin tưởng vào giá trị và tiềm
năng của dự án, ông Triều cũng khẳng định rằng các cán bộ triển khai và tư vấn của FPT
ERP sẽ tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm quý báu từ dự án này.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4.1 Kết luận

4.1.1 Đánh giá chung về hệ thống ERP

Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là một phần mềm tích hợp được sử
dụng hợp lý để quản lý và điều phối tất cả các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức, là
một trong những phần mềm quản trị doanh nghiệp đứng đầu hiệu quả của thế giới. Tính
tích hợp ERP tạo ra một hệ thống tổng thể cho toàn tổ chức, kết hợp các quy trình và dữ
liệu từ các bộ phận khác nhau. Điều này giúp cải thiện được sự liên kết và tương tác giữa
các bộ phận, từ tài chính, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng cho đến nhân sự và marketing.
Không những thế tính hiệu quả của ERP giúp tổ chức tăng cường hiệu quả và năng suất
làm việc thông qua việc tổ chức lại quy trình kinh doanh, giảm thiểu sự trùng lặp và lãng
phí, tối ưu hóa tài nguyên và quản lý giữa các bộ phận. Và hệ thống ERP cung cấp thông
tin quản lý theo thời gian thực, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh
doanh và hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Cuối cùng là độ tin cậy và bảo

70

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


mật, hệ thống ERP giúp đảm bảo tính tin cậy và an toàn cho dữ liệu của tổ chức thông qua
các biện pháp bảo mật và quản lý quyền truy cập.

4.1.2 Phân tích ma trận SWOT của hệ thống ERP

Việc phân tích SWOT để giúp cho chúng ta tìm được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức từ các công ty Việt Nam kết hợp với kinh nghiệm quản lý tài chính, quản lý
nhân sự, tích hợp các công nghệ mới…
 Điểm mạnh (Strengths)
- Quản lý toàn diện: ERP cung cấp một nền tảng tích hợp để quản lý và giám sát các hoạt
động kinh doanh từ khâu mua hàng, sản xuất, bán hàng đến quản lý tài chính và nhân sự.
- Tính linh hoạt và mở rộng: Hệ thống ERP có thể được tùy chỉnh và mở rộng để đáp ứng
nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, bằng cách thêm các ứng dụng và tính năng mới.
- Tăng năng suất: ERP giúp tự động hóa quy trình kinh doanh, giảm thiểu sự phụ thuộc
vào công việc thủ công và tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân viên.

 Điểm yếu (Weaknesses)


- Độ phức tạp: Cài đặt và triển khai hệ thống ERP có thể đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và
nguồn lực đáng kể. Việc quản lý và duy trì hệ thống cũng có thể phức tạp và đòi hỏi kiến
thức chuyên môn.
- Chi phí: Hệ thống ERP thường có mức đầu tư ban đầu cao, bao gồm cả phần cứng, phần
mềm và dịch vụ triển khai. Ngoài ra, cần phải xem xét cả chi phí duy trì và nâng cấp hệ
thống trong thời gian dài.
 Cơ hội (Opportunities)
- Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: ERP cung cấp cơ hội để tái thiết các quy trình kinh
doanh hiện có, tăng cường hiệu suất và sự hiệu quả của công ty.
- Phân tích dữ liệu thông minh: ERP tích hợp các công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ, giúp
doanh nghiệp rút ra thông tin quan trọng từ dữ liệu kinh doanh và đưa ra quyết định
chiến lược.
 Thách thức (Threats) (erpviet.vn)

71

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


- Khó khăn trong việc thay đổi quy trình kinh doanh: Các quy trình kinh doanh có thể đã
được thiết lập trong doanh nghiệp và việc thay đổi chúng để phù hợp với hệ thống ERP
mới có thể gặp khó khăn và gây trở ngại.
- Độ tương thích với hệ thống hiện có: Hệ thống ERP có thể gặp khó khăn trong việc tích
hợp với các hệ thống công nghệ thông tin hiện có trong doanh nghiệp.
- Rủi ro trong bảo mật: hệ thống ERP chứa nhiều dữ liệu quan trọng, do đó, mối đe dọa về
an ninh và bảo mật luôn hiện diện.

4.2 Hướng phát triển

Giữa rất nhiều hệ thống khác nhau trên thế giới hiện nay, hệ thống ERP tuy còn nhiều
yếu điểm, song vẫn có những điểm mạnh tạo nên thành công lớn cho FPT. Hệ thống ERP
đã mang lại những kinh nghiệm, bài học quý báu và những dự án lớn giúp cải thiện quy
trình kinh doanh của FPT. Nhóm mong muốn ERP sẽ phát triển hơn nữa bằng cách tích
hợp các phần mềm chức năng như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, ... hay tích hợp các
công nghệ mới như:
- Đám mây (Cloud): Các hệ thống ERP dựa trên đám mây cho phép truy cập từ xa và linh
hoạt hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về hạ tầng và quản lý.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đang dần được tích hợp vào các hệ thống ERP để cung cấp
thông tin và phân tích dữ liệu tự động. Các công nghệ như học máy và xử lý ngôn ngữ tự
nhiên giúp tăng cường khả năng dự đoán và phân tích dữ liệu trong ERP, giúp doanh
nghiệp đưa ra quyết định thông minh và nhanh chóng hơn.
- Internet of Things (IoT): Các dữ liệu từ IoT có thể được tích hợp vào hệ thống ERP để
cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, lưu trữ hàng hoá và quản lý tài sản. Điều này
giúp tăng cường sự đáng tin cậy và chính xác của dữ liệu trong hệ thống ERP.
Hơn nữa, hệ thống ERP cần được thiết kế với cấu trúc linh hoạt, mở rộng hơn và hệ
thống ERP chứa nhiều thông tin quan trọng và nhạy cảm của doanh nghiệp, do đó càng
nâng cao tính bảo mật của hệ thống như mã hoá dữ liệu, kiểm tra quyền truy cập,... FPT
nên cải tiến và cập nhật ERP liên tục theo mở rộng của tổ chức công ty để giúp doanh

72

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


nghiệp luôn dẫn đầu và tối đa hoá điểm mạnh của hệ thống. Ngoài ra, hệ thống ERP cần
giám sát và bảo trì liên tục để đảm bảo mang lại giá trị cho tổ chức.

73

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] chungta.vn. (2023). Great Place to Work vinh danh FPT là nơi làm việc xuất sắc 2023-
2024. Available at: https://chungta.vn/nguoi-fpt/great-place-to-work-vinh-danh-fpt-la-noi-
lam-viec-xuat-sac-2023-2024-1137469.html. (Accessed: 6/10/2023)

[2] erpresearch.com. Oracle E-Business Suite. Available at:


https://www.erpresearch.com/en-us/oracle-ebusiness-suite. (Accessed: 2/10/2023)

[3] erpviet.vn. Các phân hệ chủ chốt trong ERP là gì? Available at: https://erpviet.vn/cac-
phan-he-chu-chot-trong-erp-la-gi/. (Accessed: 4/10/2023)

[4] erpviet.vn. Lịch sử phát triển của ERP. Available at: https://erpviet.vn/erp-la-gi-wiki-
khai-niem-co-ban-va-lich-su-phat-trien-cua-erp/. (Accessed: 6/10/2023)

[5] erpviet.vn. Thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam và bức tranh thị trường ERP.
Available at: https://erpviet.vn/thuc-trang-su-dung-erp-tai-viet-nam-va-buc-tranh-thi-
truong-erp/. (Accessed: 1/10/2023)

[6] fpt.com. Báo cáo thường niên. Available at: https://fpt.com/vi/nha-dau-tu/bao-cao-


thuong-nien. (Accessed: 8/10/2023)

[7] fpt.com. (2009). Doanh Thu Năm 2008 Toàn Tập Đoàn FPT Đạt 1 Tỷ USD. Available
at: https://fpt.com/vi/tin-tuc/tin-fpt/doanh-thu-nam-2008-toan-tap-doan-fpt-dat-1-ty-usd.
(Accessed: 9/10/2023)

[8] fpt.edu.vn. Lịch sử thành lập tập đoàn FPT. Available at:
https://daihoc.fpt.edu.vn/lich-su-thanh-lap-tap-doan-fpt/. (Accessed: 5/10/2023)

[9] itgtechnology.vn. Các phân hệ trong ERP. Available at: https://itgtechnology.vn/cac-


phan-he-trong-erp/#. (Accessed: 1/10/2023)

74

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


[10] itgtechnology.vn. (2023). Phần mềm ERP là gì? Lợi ích hệ thống ERP phù hợp với
doanh nghiệp. Available at: https://itgtechnology.vn/he-thong-erp-la-gi/. (Accessed:
4/10/2023)

[11] ssg.vn. Oracle E-Business Suite (Oracle EBS). Available at:


https://ssg.vn/service/oracle-ebs/. (Accessed: 1/10/2023)

[12] tapchicongthuong.vn. (2023). Tập đoàn FPT: Lãi quý 2 cao kỷ lục, cổ phiếu FPT
tiệm cận vùng đỉnh lịch sử. Available at: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tap-doan-
fpt-lai-quy-2-cao-ky-luc-co-phieu-fpt-tiem-can-vung-dinh-lich-su-107830.htm. (Accessed:
7/10/2023)

[13] Trần Thị Song Minh. (2012). Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý. Nhà xuất bản
Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Hà Nội

[14] tuvancongnghe.net. Tổng quan về Oracle và giải pháp ERP Oracle EBS. Available at:
https://tuvancongnghe.net/tong-quan-ve-oracle-va-giai-phap-erp-oracle-ebs/. (Accessed:
1/10/2023)

[15] vi.wikipedia.org. Tập đoàn FPT. Available at: https://vi.wikipedia.org/wiki/FPT.


(Accessed: 4/10/2023)

[16] yuanta.com. Phân tích cổ phiếu FPT. Available at:


https://ysedu.yuanta.com.vn/lesson/phan-tich-co-phieu/fpt-cong-ty-co-phan-fpt/.
(Accessed: 4/10/2023)

75

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)


PHỤ LỤC

76

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

You might also like