Đề cương QTVH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP


Câu 1: Khái niệm QTVH
Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm
tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Hay nói
cách khác, quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và
quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra
theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến
chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Quá trình này được thể hiện qua sơ đồ
sau:

Yếu tố đầu vào gồm có nguồn nhân lực, nguyên liệu, công nghệ, máy móc thiết bị,
thông tin hoặc thậm chí khách hàng chưa được phục vụ1⁄4 Đây là những yếu tố cần thiết
cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào.
Quá trình biến đổi là quá trình chế biến, chuyển hoá các yếu tố đầu ra nhằm đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định trước. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm
và phổ biến của hệ thống sản xuất. Kết quả hoạt động này của doanh nghiệp phụ thuộc rất
lớn vào việc thiết kế, hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình biến đổi.
Đầu ra có thể là sản phẩm dở dang, thành phẩm và khách hàng đã được phục vụ và
dịch vụ. Ngoài ra còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như phế phẩm, chất thải...
Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh
nghiệp. Đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong
thực tế của doanh nghiệp.
 Nhiệm vụ của quản trị sản xuất và dịch vụ:
Là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu
ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá
trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi
tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Giá trị gia tăng là nguồn gốc tăng của cải và mức sống của toàn xã hội; tạo ra
nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh
nghiệp như những người lao động, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu tư sản
xuất mở rộng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
 Nội dung của quản trị sản xuất tác nghiệp
Trong doanh nghiệp, bộ phận tổ chức điều hành sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất sản
phẩm và dịch vụ. Quá trình này bao gồm việc tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu và biến
đổi chúng từ đầu vào thành đầu ra. Nội dung của quản trị sản xuất bao gồm:
- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm;
- Thiết kế sản phẩm và dịch vụ;
- Hoạch định năng lực sản xuất;
- Định vị doanh nghiệp;
- Bố trí mặt bằng sản xuất;
- Hoạch định tổng hợp các nguồn lực;
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu;
- Điều độ sản xuất;
- Quản trị dự trữ;
- Quản trị chất lượng;
- Kiểm soát hệ thống sản xuất.
Câu 3. Mục tiêu của QTVH:
Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên quản trị sản
xuất bị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh
mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp công ích mục đích là phục vụ. Quản trị sản
xuất với tư cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố đầu vào và cung cấp đầu ra phục
vụ nhu cầu của thị trường, mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu
của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. Nhằm thực hiện
mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau:
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng;
- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra;
- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao;
- Thường xuyên đổi mới và cần phải nghiên cứu áp dụng các phương pháp mới.
- Cung cấp đúng thời điểm, đúng địa điểm và đúng khách hàng
- Các mục tiêu cụ thể này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Câu 2. Mối quan hệ giữa các chức năng chính trong DN
Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị
tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Các chức năng này tồn tại một cách
độc lập hoặc có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau để đạt mục tiêu đã đề ra.Mối quan
hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển, lại vừa mâu
thuẫn nhau.
 Vai trò của chức năng quản trị :
- Marketing chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu, cung cấp thông tin về thị trường để
làm căn cứ cho bộ phận sản xuất lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các nguồn lực
cần thiết nhằm tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường.
- Chức năng sản xuất; phân tích đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy, công
nghệ mới; cung cấp các số liệu về chi phí cho hoạt động tác nghiệp.
- Chức năng tài chính đầu tư đảm bảo đầy đủ, kịp thời tài chính cần thiết cho hoạt
động sản xuất và tác nghiệp; phân tích đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị, công nghệ mới; cung cấp các số liệu về chi phí cho hoạt động tác
nghiệp. Kết quả của quản trị sản xuất tạo ra, làm tăng nguồn và đảm bảo thực hiện
các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đề ra.
 Mối quan hệ giữa các chức năng
Tuy nhiên, đánh giá vai trò quyết định của quản trị sản xuất trong việc tạo ra và cung
cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội không có nghĩa là xem xét nó một cách biệt lập tách rời
các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các chức năng quản trị được hình thành nhằm
thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Quản trị sản xuất có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính như quản
trị tài chính, quản trị marketing và với các chức năng hỗ trợ khác trong doanh nghiệp.
Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển,
lại vừa mâu thuẫn nhau. Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện
đồng bộ các chức năng này. Không quản trị sản xuất tốt thì không có sản phẩm hoặc dịch
vụ tốt; không có marketing thì sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng không nhiều; không có
quản trị tài chính thì các thất bại về tài chính sẽ diễn ra.
Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa trên cơ sở chung là thực hiện mục tiêu
tổng quát của doanh nghiệp. Các phân hệ trong hệ thống doanh nghiệp được hình thành
và tổ chức các hoạt động sao cho đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu tổng quát của toàn
hệ thống đã đề ra.. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra
sản phẩm hoặc dịch vụ và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là
nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển
sản xuất và dịch vụ là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh
tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển.
Tuy nhiên, giữa các phân hệ trên có những mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, chức
năng sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời gian, về chất
lượng, về giá cả, mức độ đa dạng. Trong khi bộ phận marketing đòi hỏi sản phẩm chất
lượng cao, mẫu mã đa dạng và thời gian giao hàng nhanh thì quá trình sản xuất lại có
những giới hạn về công nghệ, chu kỳ sản xuất, khả năng tiết kiệm chi phí nhất định. Cũng
do những giới hạn trên mà không phải lúc nào sản xuất cũng đảm bảo thực hiện đúng
những chỉ tiêu tài chính đặt ra và ngược lại nhiều khi những nhu cầu về đầu tư đổi mới
công nghệ hoặc tổ chức thiết kế, sắp xếp lại sản xuất không được bộ phận tài chính cung
cấp kịp thời.
Những mâu thuẫn đôi khi là khách quan, song cũng có khi do những yếu tố chủ
quan gây ra. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của quản trị điều hành là phải tạo ra sự phối hợp
nhịp nhàng hoạt động của các chức năng trên nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung
của doanh nghiệp đã đề ra.
 Ví dụ minh hoạ
Trong một nhà máy sản xuất ô tô, nhà quản trị sản xuất có trách nhiệm quản lý quy trình
sản xuất từ giai đoạn lắp ráp đến hoàn thiện sản phẩm. Họ phải đảm bảo rằng tất cả các
bước sản xuất diễn ra theo quy trình, các công nhân được đào tạo đúng quy trình và an
toàn lao động. Nhà quản trị sản xuất cũng phối hợp với bộ phận kỹ thuật để đảm bảo rằng
các thiết bị sản xuất hoạt động tốt và đáp ứng yêu cầu chất lượng. Họ cũng liên tục cải
tiến quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất và giảm thời gian sản
xuất. Qua việc quản lý sản xuất hiệu quả, nhà quản trị sản xuất đóng góp vào việc đưa ra
sản phẩm ô tô chất lượng cao và cạnh tranh trên thị trường.
Câu 4. Xu hướng phát triển của QTVH
*Phương hướng hoàn thiện QTVH:
Những năm gần đây sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội và công nghệ, đồng thời
cạnh tranh diễn ra gay gắt đã buộc các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả.Những vấn đề chính này chịu tác động trực tiếp và to lớn của quản trị
sản xuất. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có tính chất mở luôn có mối quan hệ gắn
bó trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nhiệm vụ cơ bản của quản trị sản xuất là tạo ra
khả năng sản xuất linh hoạt đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu khách hàng và có khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, khi xác định phương
hướng phát triển của quản trị sản xuất cần phân tích đánh giá đầy đủ những đặc điểm của
môi trường kinh doanh hiện tại và xu hướng vận động của nó.
- Những đặc điểm cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay là:
+ toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế, tự do trao đổi thương mại và hợp tác kinh
doanh
+ sự phát triển vô cùng nhanh chóng của khoa học công nghệ. Tốc độ đổi mới
công nghệ nhanh, chu kỳ sản phẩm giảm, năng suất và khả năng máy móc thiết bị
tăng
+ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều nước. Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp
+ cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế
+ các quốc gia tăng cường kiểm soát và đưa ra những quy định nghiêm ngặt về
bảo vệ môi trường
+ những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế, xã hội dẫn đến sự thay đổi nhanh của nhu
cầu
- để thích ứng với những biến động trên ngày nay hệ thống quản trị sản xuất của các
doanh nghiệp tập trung vào những hướng sau:
+ tăng cường chú ý đến quản trị chiến lược các hoạt động tác nghiệp
+ xây dựng hệ thống sản xuất năng động linh hoạt
+ tăng cường các kỹ năng quản lý sự đổi mới
+ tìm kiếm và đưa vào áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại như JIT,
Kaizen, MRP, Kanban,..
+ tăng cường các phương pháp và biện pháp khai thác tiềm năng vô tận của con
người, tạo ra sự tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo và tự giác trong hoạt động
sản xuất
+ thiết kế lại hệ thống sản xuất của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian trong
việc thực hiện hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh về thời gian.
Câu 5. Vai trò của nhà quản trị sản xuất
 Vai trò
- Vị trí cao nhất:
+ Lựa chọn sản phẩm, các quá trình và nguồn nhân lực
+ Thiết kế sản phẩm, quá trình, nhiệm vụ, phương pháp và hệ thống kế hoạch hóa
và kiểm tra
+ Nắm và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sản xuất tác nghiệp trước những thay
đổicủa nhu cầu, công nghệ, môi trường và cách thức cạnh tranh;
+ Hoạch định để thực hiện dự báo, quyết định mức sản xuất, thực hiện điều độ
cũng như việc mua và sử dụng các nguồn lực
+ Kiểm tra và đánh giá khoảng cách giữa mong muốn đã kế hoạch hóa và thực tế
đã đạt được để có những cải tiến kịp thời
- Vị trí cán bộ quản lý:
+ Đối với công việc: Đạt được mục tiêu chung
+ Đối với cá nhân:
Hỗ trợ và khuyến khích mỗi cá nhân trong tô sản xuất
Phân công công việc phù hợp cho mỗi nhân viên
Giải thích rõ vai trò của từng cá nhân đối với công việc chung của tổ
Đánh giá cách thực hiện công việc của từng cá nhân
+ Đối với tổ sản xuất
Đại diện cho tổ sản xuất trước lãnh đạo
Đại diện cho lãnh đạo trước tổ sản xuất
Phối hợp giữa tổ sản xuất với các bộ phận khác
- Với tổ trưởng sản xuất:
Chấp hành những chi thị mệnh lệnh của lãnh đạo
Xây dựng và hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng quy trình và định mức lao
động
Tạo động lực làm việc cho nhân viên
Quản lý năng suất lao động và áp dụng các biện pháp tăng năng suất
Phân tích công việc và hướng dẫn công việc
Thực hiện và hướng dẫn nhân viên thực hiện tốt việc ghi chép ban đầu
Xây dựng kế hoạch tiến độ sản xuất và phân công công việc cho nhân viên
Quản lý máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
 Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của nhà quản trị sản
xuất
o Những phẩm chất cần thiết của nhà quản trị chức năng sản
xuất:
- Đáng tin cậy: Không để các thành viên thất vọng.
- Chính trực: Giữ gìn các chuẩn mực đã đề ra.
- Công bằng: Không thiên vị, luôn vô tư.
- Nhất quán: Không thay đổi các quy tắc để theo hoàn cảnh.
- Quan tâm đến mọi người xung quanh một cách chân thành.
- Luôn sát cánh với tập thể trong những lúc khó khăn.
- Luôn cung cấp thông tin kịp thời cho đồng nghiệp, cấp trên và nhân viên.
- Biết lắng nghe: Không áp đặt và lấn lướt nhân viên.
- Kỹ năng làm việc với con người:
- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: Khéo léo, ngoại giao tốt.
- Kỹ năng quản lý:
- Công bằng: Không thiên vị, luôn vô tư.
- Khả năng khơi dậy niềm tin ở người khác
- Kỹ năng tổ chức điều phối, giao tiếp tốt và hỗ trợ khuyến khích.
- Kiên định.
o Trách nhiệm và vai trò của nhà quản trị sản xuất
Nhà quản trị sản xuất có trách nhiệm chính yếu như sau:
- Đối với công việc: Đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
Câu 1. Khái niệm dự báo
Câu 2. Phân loại dự báo theo thời gian và theo nội dung
Câu 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu
- Dự báo nhu cầu sảm phẩm
a. Thu nhập
Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của ngườidân. Thu nhập
càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng củathu nhập tới nhu cầu phụ thuộc
vào bản chất của hàng hóa đang đượcxem xét.
+ Đối với hàng hoá thiết yếu: Thu nhập thay đổi song nhu cầu thay đổi ko đáng kể
+ Các hàng hoá cấp thấp: Nhu cầu thay đổi ngược chiều với thu nhập
+ Đối với hàng hóa xa xỉ: Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng nhanh hơn
+ Hàng hóa thông thường: Thay đổi nhu cầu cùng tốc độ với thu nhập.
b. Giá hàng hoá thay thế và hàng hóa bổ sung
+ Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặcdịch vụ mà người
tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩmkhác. Việc tăng giá với sản phẩm thay
thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầuđối với một mặt hàng nhất định và ngược lại.
Ví dụ, nếu tăng giá củamột mặt hàng thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như
cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ tương đối rẻ hơn trà. Vì vậy, nhu cầu đối với mộthàng hóa
nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hànghóa thay thế.
+ Hàng hoá bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùngvới một hàng
hóa hoặc dịch vụ khác. Thông thường, hàng hóa bổ sungcó ít hoặc không có giá trị khi
được tiêu thụ một mình, nhưng khi kếthợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm
tăng thêm giá trị chungcủa sản phẩm. Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu
cầu đốivới hàng hóa nhất định và ngược lại.
c. Số lượng người tiêu dùng
Nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tănglên ở hiện tại,
hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiềumức giá khác nhau cho hàng hoá,
dịch vụ. Số lượng người tiêu dùnghàng hóa càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng lớn.
Sự gia tăng củangười tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều hàng hóa thay
thếđược ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ thể. Từ đó, số lượng người muahàng hoá thay
thế sẽ tăng lên. Khi người bán mở rộng sang một thịtrường mới để phân phối hàng hóa,
hoặc khi có sự tăng trưởng trong dânsố, nhu cầu về một số hàng hóa cũng có thể leo
thang
d. Thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhucầu về một mặt
hàng. Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩmthời trang, những sản phẩm có tính
phân hoá cao
e. Kỳ vọng của người tiêu dùng
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của ngườitiêu dùng về giá
cả hàng hóa trong tương lai. Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong
tương lai gần, người tiêu dùng sẽ muanhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày. Trong
tình huống đó, họ sẽtránh phải trả tiền cao hơn trong tương lai.Tương tự, khi người tiêu
dùngkỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽtạm hoãn một
phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tạicủa họ sẽ giảm.
f. Tình trạng nền kinh tế
g. Chu kỳ sống của sản phẩm
- Dự báo nhu cầu sản xuất
+ Xu hướng mua hàng trong quá khứ: Dữ liệu từ 2-5 năm trướcthường sẽ được sử
dụng để phân tích hoạt động bán hàng
+ Dự báo từ nhà cung cấp: hiểu rõ được xu hướng từ các nhà cungcấp để thích ứng
với mọi hoàn cảnh một cách linh hoạt
+ Thay đổi theo mùa: lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn vào một vàithời điểm nhất định
trong năm, vì vậy nhà sản xuất cần những thôngtin này để đưa ra kế hoạch sản xuất
thích hợp. Hơn nữa, những yếu tốkhác như vòng đời vật liệu thô cũng nên được bao
gồm khi phân tích.
+ Hạn chế hoặc quy tắc của doanh nghiệp Tái kiểm tra và tái xácđịnh những hạn chế
của chu trình sản xuất, chẳng hạn như giới hạndung lượng kho bãi để cân nhắc xem số
lượng sản xuất bao nhiêu làthích hợp nhất.
Độ chính xác của dự báo sẽ tùy thuộc hầu hết vào độ chính xác củanhững thành phần
trên. Mặc dù nhà sản xuất có thể sử dụng nhiềuphương pháp dự báo khác nhau tùy
theo góc độ chủ quan hay kháchquan, nhưng giữa số liệu dự báo và số liệu thực luôn
tồn tại khoảngcách. Khoảng cách càng cao, thì độ chính xác của dự báo càng thấp.
Câu 4. Các phương pháp dự báo định tính của doanh nghiệp
Đúng sai:
Câu 1. Công suất hiệu quả là công suất đạt được trên thực tế?
Sai. Công suất hiệu quả là công suất mà doanh nghiệp mong muốn đạt được khi tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo
dưỡng, cân đối các hoạt động. Công suất thực tế là công suất mà doanh nghiệp đạt được
trong điều kiện thực tế, có thể thấp hơn công suất hiệu quả.
Câu 2. Bộ phận tham mưu cho lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp thường là phòng sản xuất
hoặc điều độ sản xuất.
Sai. Bộ phận tham mưu cho lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp thường là các phòng ban có
chức năng tổng hợp, phân tích thông tin, dự báo, hoạch định chiến lược, như phòng kế
hoạch, phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng tài chính, phòng nhân sự, v.v. Các
phòng ban này có trách nhiệm cung cấp thông tin, phân tích tình hình, đề xuất giải pháp
cho lãnh đạo cấp cao để đưa ra các quyết định quan trọng cho doanh nghiệp.Phòng sản
xuất hoặc điều độ sản xuất là các bộ phận trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Các bộ phận này có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch sản
xuất, kinh doanh, quản lý nguồn lực sản xuất, giám sát chất lượng sản phẩm, v.v.
Câu 3. Công suất được tăng lên nhờ dự báo nhu cầu trước
đúng. Dự báo nhu cầu là quá trình ước tính mức độ nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ
trong tương lai. Dự báo nhu cầu chính xác giúp doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị
nguồn lực để đáp ứng nhu cầu, từ đó tăng công suất.
Câu 4. Sản phẩm nào cũng có chu kỳ sống riêng của nó
đúng. Chu kỳ sống của sản phẩm là một khái niệm mô tả quá trình hình thành, phát triển
và suy thoái của một sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm thường được chia thành bốn
giai đoạn: gđ phát triển, tăng trưởng, bão hoà, suy thoái
Câu 5. Việc thiết kế sản phẩm gắn với đổi mới sản phẩm về mặt hình thức
đúng. Thiết kế sản phẩm là quá trình tạo ra hình dáng, cấu trúc, kiểu dáng, màu sắc,... của
một sản phẩm. Đổi mới sản phẩm về mặt hình thức là việc thay đổi các yếu tố hình thức
của sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm.
Câu 6. Tiếp cận hệ thống là cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ qua lại giưa các chức
năng trong doanh nghiệp
đungs vì nó giúp doanh nghiệp nắm bắt được bức tranh tổng thể về doanh nghiệp, xđ mqh
giữa các chức năng, tối ưu hoá hoạt động của các chức năng
Câu 7. Đồ thị lãi cho hầu hết sản phẩm mới sẽ đi xuống trong suốt giai đoạn tung sản
phẩm ra thi trường
sai. Đồ thị lãi cho hầu hết sản phẩm mới sẽ đầu tiên tăng lên, sau đó giảm xuống trong
suốt giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường.
Câu 8. Quá trình sản xuất theo dự án là quá trình liên tục
sai. Quá trình sản xuất theo dự án là quá trình không liên tục. Quá trình sản xuất theo dự
án là quá trình sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, không lặp lại, có yêu cầu kỹ
thuật cao, thời gian sản xuất ngắn. Các sản phẩm hoặc dịch vụ này thường được sản xuất
theo đơn đặt hàng của khách hàng
Câu 9. Hệ số sử dụng máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến công suất
đúng. Hệ số sử dụng máy móc thiết bị (HSSUMT) là tỷ lệ giữa thời gian máy móc thiết bị
được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm và tổng thời gian máy móc thiết bị có thể sử dụng.
Hệ số này càng cao thì máy móc thiết bị được sử dụng hiệu quả hơn, từ đó làm tăng công
suất sản xuất.
Câu 10. Định vị doanh nghiệp chỉ đặt ra khi xây dựng doanh nghiệp mới
sai. Định vị doanh nghiệp là việc xác định vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách
hàng. Định vị doanh nghiệp có thể được đặt ra khi xây dựng doanh nghiệp mới, nhưng
cũng có thể được thay đổi hoặc điều chỉnh khi doanh nghiệp phát triển và thay đổi.

You might also like