Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÂU 1:

Bảo vệ sở hữu trí tuệ đem lại những lợi ích:

Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo.


Một sản phẩm là sự kết tinh của thành quả nghiên cứu, lao động, là chất xám của người sáng tạo,
người sở hữu. Không ai muốn công sức, trí tuệ của mình bị sao chép, xâm phạm vì vậy bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ là tôn trọng chủ sở hữu. Khi trí tuệ, quyền lợi của mình được bảo vệ sẽ là động
lực để những người để sáng tạo tiếp tục cống hiến tạo ra giá trị.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh.
Nhờ vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm trí tuệ của mình, các doanh nghiệp sẽ
không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh
tranh. Từ đó góp phần vào việc giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp
pháp.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Với những thủ đoạn tinh vi thì các mặt hàng bị làm giả, làm nhái giống với hàng thật xuất hiện trên
thị trường ngày một phổ biến thì người tiêu dùng khó lòng phân biệt được, rất dễ mua phải những
loại hàng kém chất lượng này. Từ đây quyền lợi người tiêu dùng; uy tín và doanh thu cho các chủ
thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm
cũng bị ảnh hưởng. Thường vào dịp tết hàng năm dân mạng lại được phen nháo nhào nhờ những
màn review, unbox bánh kẹo theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó với chất lượng kém, không đáng giá
tiền bỏ ra. Với tư cách là một người tiêu dùng bỏ tiền ra mua hàng hóa thì không ai muốn mình ăn
phải cú lừa. Vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng là cách giúp cho người tiêu dùng có cơ
hội lựa chọn sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Tạo dựng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói
chung cũng như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Bằng cơ chế bảo hộ độc quyền, pháp
luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang
được bảo hộ cũng như những hành vi bộc lộ, sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ…
Không cá nhân, doanh nghiệp nào muốn sản phẩm đầu tư trí tuệ công sức của mình lại bị làm giả,
làm nhái nhất là sau đó sản phẩm đó trở thành sản phẩm cạnh tranh trên thị trường với sản phẩm
chính gốc.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Để một sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn. Từ việc cá nhân, doanh
nghiệp đầu tư chất xám lên ý tưởng, nghiên cứu, thử nghiệm,… đến việc đầu tư việc bạc vật chất
cho nghiên cứu,công bố, Marketing,…Đó là cả một quá trình dài chứng tỏ tâm huyết và sự uy tín
của chủ sở hữu. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”.
Được nhiều người biết đến và tin dùng.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập
kinh tế nước ta với thế giới. Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tài sản trí tuệ là các sản phẩm của hoạt động trí tuệ như phần mềm máy tính, kịch bản
phim, bản tổng phổ âm nhạc hay công thức hóa học của loại thuốc mới; có thể được bảo vệ bởi
bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu.

Thực trạng vi phạm quyền sở hữu tài sản trí tuệ ở Việt Nam:

Trí tuệ - Tài sản vô hình nhưng lại vô giá của nhân loại. Khi cuộc cách mạng công nghệ
thông tin ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, nền kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển thì sự sáng tạo của
con người là không có giới hạn và không ai có thể phủ định được những giá trị mà loại tài sản này
mang lại cho chúng ta. Bạn có thể thấy một nhãn hiệu của một công ty có thể được định giá đến
chục tỷ, hay một bản thiết kế thời trang lên đến vài chục nghìn USD.... Tuy nhiên, để giá trị của tài
sản này trường tồn thì việc bảo vệ “trí tuệ” là rất quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế,
hội nhập toàn cầu thì vấn đề này trở thành mối quan tâm hàng đầu
Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp
luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền
sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, trên thực tế sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ
diễn ra rất nhanh và dần trở thành “như cơm bữa”. Bạn thử gõ lên youtube tìm kiếm một bài hát của
ca sĩ nổi tiếng, bên cạnh video, bài hát của chính ca sĩ, thì có hàng loạt các bản cover khác, và thử
hỏi xem trong số các video đó có bao nhiêu bài cover đã xin phép và có được sự đồng ý tác giả?
Hay là một số hình ảnh tư liệu về vụ việc bộ phim “Lật Mặt 3” của ca sỹ Lý Hải bị quay lén và
livestream trên mạng xã hội. Hoặc có thể kể đến một trường hợp phổ biến hiện nay đó là sự vi phạm
bản quyền truyền hình trên Internet thông qua xem các chương trình truyền, phim trên các trang
web không chính thống (Web lậu), khi có bất kỳ một chương trình truyền hình nào ăn khách hay
một bộ phim nào hay, vừa phát sóng xong thì lập tức, trên các mạng xã hội mà phổ biến như
youtube, facebook… có hàng loạt các video được đăng tải ngay sau đó, những đối tượng tải chương
trình đó lên sẽ thu được tiền từ hoạt động quảng cáo mà chính những mạng xã hội này sẽ trả cho họ.
Có thể kể đến bộ phim “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng” hai bộ phim truyền hình
rất “ăn khách” được xem rất nhiều trên các website không phải của VTV. Đây chỉ là một trường
hợp nhỏ trong vô vàn các trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và các
quyền liên quan đến quyền tác giả.

Tại sao cần bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ ?

Hiện nay xuất hiện nhiều hành động cá nhân: hành động của cá nhân là chỉ sợ ăn cắp. sao
chép. tống tiền và những hành động tương tự của các cá nhân hay nhóm người và nhiều hành động
cửa quyền và tham nhũng: hành động xâm phạm quyền sở hữu phát sinh khi các chính trị gia và
quan chức chính phủ kiếm được thêm thu nhập, nguồn lực hay quyền sở hữu từ các chủ sở hữu .Sở
hữu trí tuệ đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong xu
thế hội nhập phát triển sâu và toàn diện. Tạo dựng được một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hoàn
thiện và vững chắc đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn ở
bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng thế. Đồng thời, đây là một đòi hỏi bắt buộc trong quá trình
hội nhập kinh tế.

Quyền sở hữu tài sản trí tuệ cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và
nền kinh tế các quốc gia trong bối cảnh hiện nay:
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ chắc chắn đang tạo ra và sử dụng
rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, nên xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để
bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ
quyền này. Mặt khác, nếu đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, phải xem xét việc mua
chúng hoặc nhận được quyền sử dụng các quyền đó thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng (hay còn gọi là hợp đồng li-xăng) để tránh những tranh chấp hoặc kiện tụng tốn kém
sau này.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có tên thương mại hoặc sở hữu một hoặc nhiều
nhãn hiệu và nên cân nhắc việc bảo hộ những đối tượng này. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng có những thông tin kinh doanh bí mật có giá trị, ví dụ, đó có thể là danh sách khách hàng, các
chiến lược bán hàng mà doanh nghiệp muốn bảo mật.
Giá trị của sở hữu trí tuệ thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của sở hữu trí tuệ
trong việc tạo ra những cơ hội mang lại lợi ích trong tương lai dường như cũng chưa được các
doanh nghiệp nhận thức đúng mức. Tuy vậy, khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ pháp lý và trên
thị trường có nhu cầu về các loại sản phẩm/ dịch vụ được bảo hộ sở hữu trí tuệ thì khi đó sở hữu trí
tuệ sẽ trở thành một tài sản kinh doanh có giá trị.

Vậy nên sử dụng tài sản trí tuệ như thế nào ?

Sở hữu trí tuệ có thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp thông qua chuyển giao quyền sử
dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà những
sản phẩm, dịch vụ đó có thể nâng cao thị phần hoặc biên độ lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn trong mắt của nhà đầu tư hoặc
các tổ chức tài chính.
Đối với việc bán, sáp nhập hoặc mua lại, tài sản trí tuệ có thể nâng cao đáng kể giá trị của
doanh nghiệp và đôi khi đó chính là tài sản quan trọng và có giá trị nhất.

Do vậy, việc sử dụng các tài sản trí tuệ một cách bài bản, có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải bảo đảm sẵn sàng giải quyết
những thách thức và áp dụng các biện pháp nhằm khai thác tài sản trí tuệ của họ và bảo hộ những
tài sản đó ở bất cứ đâu có thể. Giống như tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ phải có được, duy trì, kiểm
toán, định giá, kiểm soát một cách chặt chẽ và quản lý một cách cẩn thận để khai thác giá trị của
chúng một cách đầy đủ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này thì trước tiên doanh nghiệp vừa và
nhỏ phải nhận thức được giá trị của sở hữu trí tuệ và coi đó là một tài sản kinh doanh có giá trị.

CÂU 2:
a) Mặt tốt:

Quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích,
thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp và toàn xã hội.Thời gian qua mặc dù chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở cả
Trung ương và địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực, ngày càng gắn kết với Chính phủ,
các bộ, ngành và địa phương. Trở thành công cụ quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có ý thức hơn trong việc xây dựng, bảo vệ
và phát triển thương hiệu và tài sản sở hữu trí tuệ. Năm 2015 có gần 37.300 đơn đăng ký nhãn hiệu
của các doanh nghiệp thì đến năm 2020 có 55.600 đơn, tăng gần 50% trong vòng 5 năm. Số lượng
đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ cũng tăng gấp đôi từ 105 đơn vào năm
2015 lên 269 đơn vào năm 2020.

Từ năm 2018 đến tháng 9/2021 thì chỉ riêng lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra được
trên 16.000 vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (chưa tính đến các vụ việc liên quan đến
quyền tác giả, quyền liên quan... và của các lực lượng thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác) và xử lý
được gần 16.000 vụ với số tiền xử phạt trên 150 tỷ đồng. Như vậy, có thể nói kết quả hoạt động
thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan thực thi tương đối tích cực, nhiều vụ xâm phạm về
hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được phát hiện và xử lý, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ.Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ, chúng tôi cho rằng hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có nhiều nỗ
lực trong những năm gần đây, thu được kết quả đáng kể như nêu trên
Mặc dù hoạt động sở hữu trí tuệ đạt nhiều kết quả tích cực trong những năm qua, tuy nhiên
các chuyên gia vẫn cho rằng, hoạt động này vẫn bị ‘thờ ơ”, chưa được quan tâm tại nhiều địa
phương. Quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, quyền lợi của toàn bộ xã hội nói chung luôn
là trọng tâm trong việc xây dựng các quy định trong các chính sách lớn của Luật Sở hữu trí tuệ sửa
đổi lần này, từ các khâu sáng tạo, xác lập quyền, bảo hộ quyền, cho đến khai thác và thực thi quyền
sở hữu trí tuệ các quy định trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cũng được xây
dựng với quan điểm thi hành cam kết quốc tế ở mức độ phù hợp nhất với trình độ phát triển kinh tế
xã hội của đất nước, bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ thời gian bắt kịp với những thay đổi của quá
trình hội nhập. Các quy định liên quan sẽ được sửa đổi nhằm bảo đảm cơ chế bảo vệ quyền SHTT
được hợp lý và khả thi hơn.
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nêu: Theo quy định của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và
nhỏ 2017, đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn được hỗ trợ thêm các vấn về sở hữu trí
tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đào tạo, thông tin,
thương mại hóa. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí triển khai các biện pháp bảo
vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Như kinh phí tổ chức trưng bày,
triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ; xác định, lựa chọn sản phẩm, tra cứu đánh giá sản phẩm được bảo hộ và xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ.

a) Mặt chưa tốt:

Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật sở
hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền sở hữu
trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn rất
cao và có xu hướng gia tăng không ngừng

Về quyền tác giả: Đây là lĩnh vực có số lượng vụ vi phạm sở hữu trí tuệ lớn nhất. Các ấn
phẩm, xuất bản điện ảnh, nghệ thuật … thường bị sao chép nhiều lần với số lượng lớn và buôn bán
tràn lan trên thị trường. Hành vi vi phạm càng trở nên phức tạp hơn trong môi trường internet, vì tại
đây người sử dụng dễ dàng mạo danh thành tác giả và dễ dàng thực hiện các hành vi sao chép và
phổ biến trái phép của mình. Trong môi trường kỹ thuật số, hành vi mạo danh tác giả diễn ra phổ
biến đối với các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Việc mạo danh chủ yếu diễn ra trên môi
trường mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok… Những kẻ mạo danh này thường lập tài
khoản lấy tên những tác giả nổi tiếng để đăng tải tác phẩm của mình nhằm thu hút thêm lượt tương
tác với các bài đăng.

Đối với sở hữu công nghiệp, vi phạm xảy ra phổ biến nhất là với các nhãn hiệu hàng hóa và
kiểu dáng công nghiệp. Hiện nay, các mặt hàng giả mạo hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức. Tình trạng làm giả hàng tiêu dùng
đáng báo động tại Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng liên
quan đến nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, rượu, dược, công nghiệp…

Việc thu giữ 5 tấn mỹ phẩm giả tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Những sản phẩm này
được đăng ký sản xuất hoặc nhập khẩu từ các quốc gia như Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản dù thực tế
đều được sản xuất tại Trung Quốc và buôn lậu vào Việt Nam.

Do sự nổi tiếng của nước mắm Phú Quốc nên có nhiều hãng trong nước và nước ngoài đã
gắn tên sản phẩm của họ bằng nhãn hiệu "Nước mắm Phú Quốc" để dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.
Hàng năm sản lượng nước mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít, nhưng có tới hàng trăm triệu lít
nước mắm mang tên Phú Quốc tung ra thị trường.

Tên thương hiệu (điển hình là vụ khiếu kiện đặt tên "Vang đỏ Đà Lạt" gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng với sản phẩm có tiếng "Vang Đà Lạt" đã xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa).

Bên cạnh đó, thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cho thấy, việc xử lý tội xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy
ra ngày càng gia tăng nhưng khó bị phát hiện và khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng các
biện pháp dân sự hoặc hành chính. Điều này cho thấy, công tác đấu tranh chống tội xâm phạm sở
hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một các hiệu
quả trước các hành vi xâm phạm ngày một gia tăng và phức tạp.

You might also like