Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Câu 4: Bản chất của cái Đẹp?

Cái Đẹp được phản ánh trong nghệ thuật như thế
nào?
Trả lời:
* Quan điểm của Mỹ học Mac – xít về bản chất của cái Đẹp:
Mỹ học Mac – xít quan niệm rằng: một sự vật hay hiện tượng nào đó muốn trở
thành cái Đẹp phải thỏa mãn những điều kiện cần và đủ sau đây:
- Nó phải tồn tại khách quan, cụ thể, cảm tính mà con người có thể trực tiếp cảm
nhận bằng các giác quan thẩm mỹ.
- Nó phải mang giá trị thẩm mỹ tích cực nghĩa là phải gắn với lợi ích của con
người, cuộc sống; phải phù hợp với sự phát triển tiến bộ của xã hội.
- Nó phải mang tính chất hoàn thiện (hoàn thiện về nội dung, hoàn thiện về hình
thức, hoàn thiện trong mối tương hợp giữa nội dung và hình thức).
- Nó phải có khả năng đem lại cho con người một sự say mê thích thú, một khoái
cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh.
Định nghĩa: Cái Đẹp là phạm trù Mỹ học dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng
cụ thể cảm tính, mang tính hoàn thiện, gắn với lợi ích của con người và cuộc sống,
phù hợp với sự phát triển tiến bộ xã hội và có khả năng đem lại cho con người một
sự say mê thích thú, một khoái cảm thẩm mỹ, lành mạnh.
* Cái Đẹp trong Nghệ thuật
Cái Đẹp trong Nghệ thuật là sự kết tinh của cái đẹp trong hiện thực. Cả khi phản
ánh cái xấu lẫn cái đẹp trong hiện thực, người nghệ sỹ vẫn phản ánh được cái Đẹp
trong Nghệ thuật.
Cái Đẹp trong Nghệ thuật được tạo nên bởi cái hay cái đẹp của các tác phẩm
nghệ thuật cụ thể. Một tác phẩm nghệ thuật cụ thể hay và đẹp cũng cần được đánh
giá thẩm mỹ trên cả hai mặt nội dung lẫn hình thức thông qua những hình tượng
nghệ thuật mà người nghệ sỹ xây dựng trong tác phẩm:
- Cái đẹp của nội dung tác phẩm: đó là tác phẩm phản ánh chân thực và sâu sắc
hiện thực đời sống, mang nội dung tư tưởng tiến bộ, giúp con người tham gia tích
cực vào việc nhận thức và cải tạo hiện thực góp phần thúc đẩy lịch sử xã hội phát
triển.
- Cái đẹp của hình thức tác phẩm: đó là một tác phẩm có một kết cấu hợp lý và
chặt chẽ giúp nghệ sĩ thể hiện đầy đủ và sâu sắc nội dung tác phẩm đồng thời
mang những khoái cảm cho người thưởng thức.

Câu 5: Bản chất của cái cao cả? Cái cao cả được phản ánh trong nghệ thuật như
thế nào?
Trả lời:
* Bản chất của cái Cao Cả:

4
Cái cao cả (Sublime) còn được gọi là cái cao thượng, cái tuyệt vời. Có 3 lĩnh vực
cơ bản biểu hiện của cái cao cả:
- Cái cao cả còn được dùng để chỉ những công trình lao động vĩ đại – nơi kết tinh
tài năng và sức mạnh vô tận của của con người.
- Cái cao cả cũng được dùng để chỉ những hành động dũng cảm của con người mà
ở đó chứa một giá trị nhân văn sâu sắc.
* Cái cao cả được phản ánh trong Nghệ thuật:

Câu 6: Bản chất của cái bi? Cái bi được phản ánh trong nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
* Bản chất của cái bi:
Cái bi thường gắn liền với sự thất bại, nỗi đau đớn, niềm bất hạnh của một con
người hay của một hiện tượng xã hội nào đó mà xét về mặt bản chất nó vốn thuộc
về cái đẹp, cái cao cả hoặc cái anh hùng. Nói một cách khái quát, cái bi là cái đẹp
bị thất bại tạm thời, là cái đẹp nửa đường đứt gánh. Mặc dầu bị thất bại nhưng cái
bi không gợi lên cảm giác về sự bi quan, bi lụy mà ngược lại nó vẫn mang âm
hưởng lạc quan bởi lẽ sự thất bại của cái bi chỉ là sự thất bại có tính chất ngẫu
nhiên tạm thời, sự thất bại để gieo mầm chiến thắng. Trước cái bi người ta thường
bộc lộ sự đồng cảm và tiếc thương sâu sắc.
Có 3 nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh cái Bi:
- Cái bi nảy sinh do những hiện tượng tự nhiên quái ác, bất ngờ gây ra và để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho người lương thiện: động đất, bão lụt, nước
dâng…
- Cái bi nảy sinh từ các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội khi những lực lượng
tiến bộ cách mạng đứng lên nhằm lật đổ các thế lực phản động lạc hậu nhưng vì
lực bất tòng tâm không những không chiến thắng mà còn phải nhận đòn thất bại
(VD: công xã Pari, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh…)
- Cái bi là hậu quả của sự ngu dốt của con người. Vì ngu dốt mà con người đã có
những việc làm trái với tự nhiên, trái với quy luật nên bị thất bại thảm hại. Cũng vì
ngu dốt mà con người đã tự đặt ra những hủ tục lạc hậu để trói buộc mình và gây
nên những hậu quả thương tâm (VD:
* Cái bi được phản ánh trong Nghệ thuật:
Bi kịch là một trong ba thể loại nghệ thuật sân khấu (chính kịch, bi kịch, hài
kịch). Bi kịch là một tác phẩm kịch phản ánh về đề tài cái bi ngoài đời. Ngoài sân
khấu ra, cái bi còn được phản ánh trong một số loại hình loại thể nghệ thuật khác
nhất là trong Nghệ thuật văn chương. Hầu hết các tác phẩm văn chương cổ điển ở
nước ta đều phản ánh đề tài cái bi.

Câu 7: Bản chất của cái hài? Cái hài được phản ánh trong nghệ thuật như thế nào?
5
Trả lời:
* Bản chất của cái hài:
Cái hài là cái xấu nhưng không cam phận xấu. Để che đậy bản chất xấu xa, đồi
bại của nó cái hài đã tự khoác lên mình một bộ áo giả tạo bên ngoài là hiện thân
của cái đẹp để đánh lừa dư luận xã hội, để kéo dài sự tồn tại vốn đã lỗi thời của nó.
Tuy nhiên, dù cố tình che đậy hay bưng bít thế nào chăng nữa thì cuối cùng bản
chất đích thực của nó vẫn bị lộ trần. Cái hài bộc lộ hàng loạt các mâu thuẫn gay
gắt giữa nội dung và hình thức, giữa bên ngoài và bên trong, giữa bản chất và hiện
tượng, giữa khả năng và hiện thực… Người ta dùng tiếng cười để cảm nhận, đánh
giá và phê phán cái hài. Đây không phải là tiếng cười sinh lý giản đơn, tiếng cười
vô thưởng vô phạt mà là tiếng cười của lý trí, của trí tuệ mang ý nghĩa tố cáo quyết
liệt. Tiếng cười được sử dụng ở đây giống như một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén
nhằm lật mặt và công kích cái hài.
Cần phân biệt các khái niệm: cái gây cười – cái hài – tiếng cười – hài kịch. Cái
gây cười là những hiện tượng trái với tự nhiên nhưng không mang bản chất xấu.
Cái hài lại là cái gây cười thuộc về cái xấu. Cả cái hài lẫn cái gây cười đều là
những hiện tượng khách quan. Tiếng cười là sự phản ứng chủ quan của con người
trước cả cái gây cười lẫn cái hài nhưng tính chất của nó lại khác nhau.
* Cái hài trong Nghệ thuật:
Hài kịch là một trong ba thể loại nghệ thuật sân khấu mà ở đó người ta lấy cái
hài ngoài đời làm đối tượng phản ánh. Ngoài hài kịch ra cái hài còn được tập trung
phản ánh trong truyện tiếu lâm, thơ trào phúng và tranh biếm họa. Cũng cần phân
biệt truyện tiếu lâm với mục đich phê phán đả kích với truyện vui dân gian với
mục đích giải trí thư giãn. (Truyện tiếu lâm có đối tượng phản ánh là cái hài,
truyện vui dân gian có đối tượng phản ánh là cái gây cười)

Câu 8: Cảm xúc thẩm mỹ? Vai trò của nó trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ
thuật.
Trả lời:
* Cảm xúc thẩm mỹ
Cảm xúc thẩm mỹ là cảm xúc được nảy sinh nơi con người khi có một khách thể
thẩm mỹ nào đó tác động tới.
* Vai trò của cảm xúc thẩm mỹ trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật
Mặc dù mang nặng tính chất cảm tính nhưng cảm xúc thẩm mỹ lại giữ một vai
trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý cá nhân, bởi lẽ nó là cơ sở để tạo dựng nên
chiều sâu, sự phong phú trong thế giới tâm hồn tình cảm của mỗi người. Thực tế
xác nhận rằng người nào càng giàu cảm xúc thẩm mỹ và cảm xúc thẩm mỹ của họ
càng nhạy bén, tinh tế thì họ càng có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo nên cho
mình một thế giới tâm hồn rộng mở, phong phú, sâu sắc. Ngược lại người nào
6

You might also like