Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tiết 1 VĂN BẢN : SỰ TÍCH SUỐI Ồ Ồ

( Truyền thuyết)

Thông tin trước khi đọc


Suối Ồ Ồ khởi phát từ trên dãy núi cao nằm tại ranh giới hai huyện Ninh Hoà và Diên
Khánh. Con suối có hai nguồn chảy đông – tây song song ở giữa ba nhánh núi thấp.
Nguồn phía Đông được gọi là suối Chà Vông do hai bên bờ có cây chà vông mọc um tùm.
Nguồn phía Tây được gọi là suối Khô, vì trong mùa nắng, mạch nước thường bị đứt. Dòng
nước của hai nguồn chảy đông – tây tuôn trào đổ mạnh xuống hồ tạo thành những tiếng
ồ ồ, âm thanh nước đổ mạnh vọng ra xa như tiếng thác lớn đổ dài nhiều trăm mét.
Hai nguồn nước này đổ xuống một gành đá thẳng đứng. Dưới chân gành, nước xói
đá mòn tạo thành hồ bán nguyệt, rộng trên một sào và dài chừng ba sải tay. Cư dân trong
vùng đồn rằng hồ bán nguyệt không bao giờ cạn, có tiên thường đến tát nước về nguồn.
Nơi đầu gành còn lưu lại nhiều dấu vết, đó là dấu chân tiên còn ở mặt gành, có những dấu
vết hơi dài, người ta gọi đó là dấu dây lưng của tiên phơi khi tát nước.
(Theo https://baokhanhhoa.vn)
Đọc văn bản
Thuở ấy, chưa có suối Ồ Ồ(1), cũng như chưa có hồ bán nguyệt. Cả một vùng rộng lớn
chỉ có một con suối nhỏ, tục gọi là suối Khô. Từ sinh hoạt đến cấy trồng của người dân
đều trông cậy vào nguồn nước ấy. Vào năm nọ, trời làm hạn hán, đồng khô, cỏ cháy, ruộng
vườn nứt nẻ(2), cây cối chết hết. Nước suối cạn dần. Cái khát thật dữ dội. Đã có người lè lưỡi
liếm vào lòng suối, một số người vào rừng tìm lá cây mong làm dịu cơn khát cháy họng.
Trong vùng, có một chàng trai vạm vỡ, khoẻ mạnh hơn người, mồ côi cha, sống với mẹ và mấy đứa em nhỏ.
Mẹ và các em của chàng cũng đang khắc khoải vì khát. Chàng trai đi vào rừng, trèo lên các sườn núi đá tìm
cây lá hoặc loại củ có nước để cứu khát cho mẹ và các em. Nhưng tìm đâu ra bây giờ, trong khi chính chàng
cũng đang khát cháy cả cổ, khát run cả hai đầu gối. Chàng khuỵu xuống cạnh một gốc cây chà vông khô rụi
[1]. Tay chàng rờ(3) được cái dây con còn một ít lá và định bụng giật lên, nhai ngấu nghiến(4) cho đỡ khát.
Bỗng chàng nhìn thấy dưới gốc cây một củ lạ lộ ra khỏi mặt đất. Chàng mừng rỡ bới đất xung quanh. Lúc
ấy có tiếng quát:
– Đây là củ của Thần núi và của Trời. Giật cây củ ấy lên nhà người phải thế mạng [2].
(1) Ồ Ồ: tên suối, mô phỏng nước chảy nhiều và mạnh.
(2) Nứt nẻ: nứt thành nhiều đường ngang dọc, chằng chịt.
(3) Rờ (sờ): đặt và di động bàn tay trên bề mặt vật để nhận diện bằng xúc giác.
(4) (Nhai) Ngấu nghiến: rất nhanh và mải miết, chỉ cốt cho nhiều trong thời gian ngắn nhất.
[1] Em hãy đoán xem chàng trai sẽ làm gì tiếp theo?
[2] Tính chất nguy hiểm của lời cảnh báo được thể hiện qua chi tiết nào?
Rồi không đợi moi(1) hết, chàng ghé miệng mà gặm, ruột củ trắng có rất nhiều nước,
nuốt vào mát tận ruột gan. Chàng dùng răng ngoặm một miếng thật to để giật cả củ lên.
Bỗng nhiên chàng bị đẩy té ngửa. Nước từ trong lòng đất phun ra trắng xoá. Cái miệng lỗ
bị nước phá rộng ra ào ào chảy xuống núi, tạo nên tiếng ồ ồ vang động. Chàng trai liền bị
sức nước dữ dội ấy cuốn đi mất tích. Nhưng chàng đã cứu sống được dân làng. Nhờ vậy,
cuộc sống của người dân trong vùng ngày càng trở nên sầm uất(2) hơn.
Từ đó nhân dân đặt tên cho con suối ấy là Suối Ồ Ồ.
(Theo Trần Việt Kỉnh nghiên cứu và sưu tầm, Văn hoá dân gian Khánh Hoà – Vài nét đặc trưng,
NXB Văn hoá Thông tin, 2006)

(1) Ồ Ồ: tên suối, mô phỏng nước chảy nhiều và mạnh.


(2) Nứt nẻ: nứt thành nhiều đường ngang dọc, chằng chịt.
(3) Rờ (sờ): đặt và di động bàn tay trên bề mặt vật để nhận diện bằng xúc giác.
(4) (Nhai) Ngấu nghiến: rất nhanh và mải miết, chỉ cốt cho nhiều trong thời gian ngắn nhất.
[1] Em hãy đoán xem chàng trai sẽ làm gì tiếp theo?
[2] Tính chất nguy hiểm của lời cảnh báo được thể hiện qua chi tiết nào?

1. Những chi tiết nào cho biết nạn hạn hán đang đe doạ đến đời sống của cộng đồng?
2. Bất chấp lời cảnh báo, chàng trai đã có hành động gì?
3. Theo em, sự xuất hiện của thế lực thần thánh trong truyện mang ý nghĩa gì?
4. Tên gọi của Suối Ồ Ồ được đặt theo chi tiết nào của truyện? Từ “Ồ Ồ” gợi cho em
điều gì?
5. Chi tiết Chàng trai liền bị sức nước dữ dội ấy cuốn đi mất tích. Nhưng chàng đã cứu
sống được dân làng gợi cho em suy nghĩ gì?
6. Qua việc đọc văn bản Sự tích suối Ồ Ồ, em rút ra được bài học thiết thực gì từ câu
chuyện kể dân gian nói trên?
Đọc kết nối với viết
1. Viết đoạn văn
Từ nhân vật chàng trai trong truyện, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng
100 chữ) nêu cảm nhận của em về một hành động có ích cho cộng đồng mà em đã
từng chứng kiến.
2. Rèn viết đúng chính tả do phát âm địa phương
– Tìm những từ trong bài có tiếng chứa âm cuối -n/-t (mẫu: hạn hán).
– Tìm những từ trong bài có tiếng chứa thanh ngã (mẫu: dữ dội)
– Thảo luận nhóm về cách đọc các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu v/d; âm chính ê/ơ;
ươ/ư ; âm cuối: -n/-ng; -t/-c; thanh hỏi/ thanh ngã mà các em vừa tìm được trong đoạn
văn trên.
(1) Moi: lấy ra từ chỗ sâu kín bên dưới, bên trong, bằng cách gạt bớt hoặc luồn qua những gì phủ bên trên,
bên ngoài.
(2) Sầm uất: có nhiều nhà cửa đông đúc, nhộn nhịp

You might also like