Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài tập chương 1

Câu 1:
Một phần mềm được coi là một phần mềm mã nguồn mở khi đáp ứng các
đặc điểm sau đây:
 Cho phép người dùng có quyền tự do chạy chương trình theo bất
+ Cho phép người dùng có quyền tự do chạy chương trình theo bất kỳ mục
đích nào.
+ Quyền nghiên cứu và sửa đổi chương trình.
 Quyền nghiên cứu và sửa đổi chương trình.
 Quyền sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm
+ Quyền sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm đã sửa
đổi.
+ Không phải trả tiền cho người lập trình trước.
+ Quyền tự do thêm mới các chức năng cho một chương trình và công bố
những tính năng mới đó đến công chúng để toàn cộng đồng được hưởng lợi.
Khả năng tiếp cận mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này.
Phần mềm mã nguồn mở được phát triển dựa trên ba trụ cột “mở” chính:
+ Các phần mềm mã nguồn mở: GCC, Linux Kernel; Python, Java, PHP,
Wordpress, Firefox, VLC
+ Các chuẩn mở: WWW, PCI, HTML & XHTML, Ogg & Theora, ODF
+ Nội dung mở: Wikipedia
Câu 2:
Nhận định: “các phần mềm mã nguồn mở chỉ dành cho hệ điều hành Linux”
là sai
Vì:
- Trong thực tế có rất nhiều dự án phần mềm tự do nguồn mở hoạtđộng đa
nền tảng (ví dụ như: Unikey, FireFox, ..v.v) hoặc thậm chí chỉ chạy trên
Windows. Trang web phần mềm tự do nguồn mở cho Windows liệt kê danh
sách một loạt các phần mềm tự do nguồn mở dành cho hệ điều hành của
Microsoft
Câu 3:
“Để sử dụng được phần mềm mã nguồn mở bạn cần phải truy cập vào mã
nguồn của phần mềm đó!” quan điểm này là sai
Vì:
- Chỉ cần file thi hành để chạy một chương trình chứ không cần đến mã
nguồn của phần mềm đó.
- Mã nguồn được phát hành và có sẵn không có nghĩa là nó luôn cần thiết.
Trên thực tế, người dùng có thể không bao giờ phải động tới mã nguồn trong
toàn bộ quãng thời gian sử dụng phần mềm tự do nguồn mở.
Câu 4: Lợi ích mang lại khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở (PMMNM)
cho các công ty, doanh nghiệp hiện nay:
+ Tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm: Chi phí bản quyền, chi phí bảo
hành, bảo trì luôn là mối quan tâm lớn của cá nhân, các tổ chức và doạnh
nghiệp. PMMNM giúp giảm đáng kể các khoản chi phí này
+ Độc lập, tự do: Không bị lệ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào. Không bị
hạn chế quyền sử dụng, nghiên cứu.
+ Tính an toàn và bảo mật: PMMNM thu hút được sự tham gia đông đảo của
người dùng, người kiểm thử, người phát triển. Do đó lỗi của phần mềm được
gửi tới người phát triển sớm. Đảm bảo bất kỳ ai cũng có thể nhìn vào mã
nguồn nên các nhà phát triển có thể làm chủ được phần mềm.
+ Chất lượng tin cậy: PMMNM khi được hoàn thành sẽ được thử nghiệm,
đánh giá,phát hiện lỗi và hoàn thiện bổ sung bởi rất nhiều nhà phát triển
khác nhau sẽ đảm bảo cho phần mềm có chất lượng tốt hơn.
+ Tính lâu dài: PMMNM không có một chủ sở hữu duy nhất là lý do bảo
đảm để không ai có thể làm ngừng hoặc giết chết sản phẩm này.
+ Tạo ra một cộng đồng: bạn sẽ có trong tay một cộng đồng lớn sử dụng và
truyền bá sản phẩm, thương hiệu tới cho mọi người.
+ Định vị giá trị thương hiệu trong công chúng: phần lớn người dùng hiểu
mã nguồn mở là có thể tải xuống miễn phí. Điều này khuyến khích mọi
người sử dụng và thấy có thiện cảm hơn với thương hiệu.
Câu 5:
- Quan niệm sử dụng phần mềm mã nguồn mở là hoàn toàn miễn phí là sai
Vì: Ở mức độ nào đó PMMNM miễm phí có thể tải về từ internet hoàn toàn
miễn phí, tuy nhiên xét về phương diện đăng ký (Bản thương mại),
PMMNM tuy có rẻ hơn rất nhiều so với phần mềm bản quyền nhưng vẫn
mất phí. Ngoài ra còn có các chi phí đáng quan tâm khác như: chi phí nhân
sự, yêu cầu về phần cứng, phí cơ hội và phí đào tạo được biết đến là tổng chi
phí sở hữu.
- Một số mô hình kinh doanh từ phần mềm mã nguồn mở:
+ Bán các bản thương mại phát triển từ bản FOSS.
+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đào tạo, tư vấn sử dụng phần mềm mã nguồn
mở.
+ Thu nhập tới từ các mảng dịch vụ quảng cáo trên web
Câu 6:
+ Sử dụng máy tính để vận hành một quốc gia không còn xa lạ. Phần mềm
máy tính trở thành vấn đề sống còn để chỉ đạo đất nước dẫn đến sử dụng các
phầm mềm bản quyền có thể gặp những rủi ro cao.
+ Các phầm mềm có bản quyền không được biết mã nguồn nên có khả năng
tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật, hoặc có thể chứa các phần mềm gián điệp,
“cửa hậu”,
+ Chi phí bản quyền lớn nên đối với những nước nghèo và đang phát triển
thì PMMNM là lựa chọn số 1.
Câu 7:
-Các quyền tự do với PMMNM:
+ Tự do chạy chương trình theo bất kỳ mục đích nào.
+ Tự do nghiên cứu và sửa đổi chương trình.
+ Tự do sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm đã sửa đổi
mà không phảitrả tiền cho người lập trình trước.
+ Tự do phân phối các bản sao của các phiên bản sửa đổi của cá nhân cho
người khác.
- Quyền tự do quan trọng nhất: Tự do nghiên cứu và sửa đổi chương trình.
Vì: Người dùng có thể nhận được các phiên bản tốt nhất từ những nhà phát
triển khi họ dựa trên phiên bản gốc và tạo ra các phiên bản có tính ứng dụng
thực tế, tính tương thích cao hơn đối với các loại phần cứng và các hệ điều
hành khác nhau.
Câu 8:
Mã nguồn mở Phần mềm truyền thống
Bảo Có cộng đồng lớn các lập trình viên Được thiết kế và xây
mật tham gia phát triển và hàng ngàn người dựng theo từng yêu cầu
sử dụng phản hồi. Được kiểm duyệt bởi cụ thể. Không dư thừa
chính đơn vị phát hành nên sẽ có tính các chức năng không
bảo mật cao, tốc độ cập nhật lỗi nhanh cần sử dụng, có cơ chế
và được kiểm chứng bởi cộng đồng. bảo mật riêng. Mã
Mặt khác, do mã nguồn được công bố nguồn chỉ do đơn vị lập
nên các hacker có thể dựa vào các lỗ trình viên nắm giữ nên
hổng chưa được thông báo và sửa lỗi để hạn chế được một phần
tấn công. các cuộc tấn công.
Tuy vậy tốc độ cập nhật
phụ thuộc vào đơn vị
phát triển. Do có quy
trình riêng về bảo mật
nên chỉ có đơn vị phát
triển có thểđiều chỉnh
được.
Chi phí Chỉ miễn phí các chức năng cơ bản nhất. Chi phí ban đầu thường
Muốn có giao diện đẹp, thanh toán, mua cao. Khi sử dụng các
bán đều phải trả phí bản quyền sử dụng thay đổi nhỏ bạn sẽ
được hỗ trợ miễn phí.
Với các tính năng mới
chi phí thực hiện sẽ
thấp hơn. Do đơn vị
thiết kế đã nắm giữ toàn
bộ mã nguồn nên việc
điều chỉnh sẽ dễ dàng
hơn.
Nâng Nếu phần mềm đã được điều chỉnh theo Tất cả các vấn đề về
cấp yêu cầu riêng thì việc nâng cấp sẽ mất chỉnh sửa hay nâng cấp
rất nhiều thời gian đều tuân theo quy tắc
của nhà phát triển. Các
module có thể được đơn
vị thiết kế phát triển độc
lập. Sau đó tích hợp vào
phần mềm một cách dễ
dàng.
Hỗ trợ Nếu cần hỗ trợ bạn sẽ phải tự tìm câu trả Đơn vị phát triển có
lời từ các diễn đàn hoặc phải trả phí để trách nhiệm hỗ trợ
một đơn vị khác hỗ trợ bạn bạn. Do nắm rõ từng chi
tiết trong mã
nguồn nên họ có thể hỗ
trợ bạn một cách
nhanh chóng.

Câu 9 :
- Một số thông tin về tổ chức FSF:
+ FSF – Free Software Foundation: tổ chức phần mềm tự do – quỹ phần
mềm tự do.
+ Tổ chức phi lợi nhuận do Richard Stallman sáng lập vào 4/10/1985.FSF
đóng tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.
+ Từ lúc sáng lập tới giữa thập niên 90, phần lớn quỹ FSF dùng để thuê lập
trình viên phát triển phần mềm tự do cho dự án GNU.
+ Từ thập niên 90 trở đi, nhân viên và tình nguyện viên FSF chủ yếu làm về
những vấn đề pháp lý và cấu trúc cho phong trào phần mềm tự do.
- Tư tưởng của FSF nhằm để bảo vệ 4 quyền tự do của người dùng:
+ Quyền tự do chạy trương trình với bất kỳ mục đích nào.
+ Quyền tự do nghiên cứu cách thức vận hành của 1 chương trình và thích
ứng nó cho phù hợp với yêu cầu của mình.
+ Quyền tự do phân phát các phiên bản của phần mềm giúp đỡ người xung
quanh.
+ Quyền tự do thêm mới các chức năng cho một chương trình và công bố
tính năng mới đó đến công chúng để toàn bộ cộng đồng đều được hưởng lợi.
Câu 10:
- Một số thông tin về OSI:
+ Sáng kiến mã nguồn mở, thành lập vào tháng 2 năm 1998 bởi Bruce
Perens và Eric S.Raymond.
+ OSI là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích thúc đẩy sự phát triển của
phần mềm nguồn mở.
+ Một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức này là xem xét phê
duyệt các giấy phép nguồn mở.
- Tư tưởng của OSI: Xây dựng các dự án cộng đồng mã nguồn mở, giáo dục,
tuyên truyền về lợi ích của mã nguồn mở.
Câu 11:
- Ở nước ta việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở vẫn còn rất hạn chế vì:
+ Sử dụng phần mềm mã nguồn mở vẫn còn nhiều băn khoăn đối với người
dùng docòn bộ phận lớn người dùng vẫn cho rằng PMMNM là không đáng
tin cậy hoặc không được hỗ trợ tốt, lo ngại về vấn đề sở hữu trí tuệ
+ Phần lớn các khía cạnh trong phần mềm nguồn mở liên quan đến "sự mở"
cũng như quá trình phát triển cộng tác. Và quan trọng hơn cả là phần mềm
tự do nguồn mở không tạo ra tiền.
+ Việc xác định đúng phạm vụ ứng dụng phần mềm nguồn mở cho phù hợp
với trình độ làm chủ công nghệ cũng đóng một vai trò quan trọng, quyết
định sự thành công của việc ứng dụng phần mềm nguồn mở.
- Một vài cách để thúc đẩy việc sử dụng PMMNM ở Việt Nam:
+ Ưu tiên sử dụng trong các dự án CNTT dùng nguồn vốn ngân sách nhà
nước hoặcvốn có nguồn gối từ ngân sách nhà nước.
+ Đầu tư nghiên cứu, phát triển và khuyến khích sử dụng một số sản phẩm
PMMNM trọng điểm có khả năng thay thế phần mềm thương mại và các
ứng dụng, tiện ích trên PMMNM.
+ Hỗ trợ thúc đẩy, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm PMMNM và các
cộng đồng phần mềm nguồn mở của Việt Nam.
+ Cần phải có kế hoạch thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn phát triển
PMMNM cũng như phát triển mạnh nguồn nhân lực làm về PMMNM
Câu 12: Phân tích 5 ưu điểm lớn nhất của phần mềm mã nguồn mở so với
phần mềm bản quyền:
+ Sử dụng miễn phí: Đây chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của
mã. Lập trình viên không cần phải tốn quá nhiều thời gian, chi phí hay công
sức cũng có thể tạo ra được một website như mong muốn chỉ trong khoảng
thời gian ngắn.
+ Sự hỗ trợ và giao lưu từ cộng đồng: Cộng đồng người sử dụng chính là
độc lực góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mã. Tất cả các thông
tin và kiến thức về mã nguồn mở đều được chia sẻ rộng rãi trên mạng
internet. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn hay vướng mắc nào, bạn có thể dễ
dàng tìm được hướng giải quyết nhanh chóng với sự trợ giúp của cộng đồng
người sử dụng.
+ Cập nhật và sửa lỗi nhanh chóng: Các website được thiết kế sử dụng mã
nguồn mở đều có tốc độ cập nhật phiên bản mới và vá lỗi khá nhanh chóng.
+ Tính an toàn cao: Mã nguồn được phổ biến rộng rãi: việc mã nguồn được
phổ biến rộng rãi giúp người lập trình và người sử dụng dễ phát hiện, khắc
phục các lỗ hỏng an toàn trước khi chúng bị lợi dụng. Đa phần các lỗi hệ
thống của phần mềm nguồn mở được phát hiện trong quá trình rà soát định
kỳ và được sửa trước khi gây ra bất kỳ thiệt hại nào. Các hệ thống phần mềm
nguồn mở thường có quy trình rà soát chủ động chứ không phải rà soát đối
phó.
+ Tính ổn định và đáng tin cậy: Các phần mềm nguồn mở thường ổn định và
đángtin cậy đó là kết luận từ những cuộc phân tích, đánh giá và so sánh với
các phần mềm nguồn đóng khác.
Câu 13: Phân tích 5 nhược điểm lớn nhất của phần mềm mã nguồn mở so
với phần mềm bản quyền:
+ Khó khăn trong chỉnh sửa, nâng cấp: Mã được tạo ra nhằm mục đích phục
vụ nhu cầu chung cho cả cộng đồng. Chính vì thế, việc tùy biến hay chỉnh
sửa theo hướng cá nhân hóa thường gặp phải nhiều khó khăn. Vì bạn sẽ phải
chỉnh sửa lại mã nguồn lập trình của website đó. Đồng thời, bạn còn phải
đảm bảo website đó vẫn hoạt động ổn định.
+ Tính bảo mật không cao: Dù website mã nguồn mở có khả năng cập nhật
phiên bản mới và vá lỗi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình vận
hành ai đó phát hiện ra lỗ hổng bảo mật trước khi bản vá lỗi được cập nhật
thì họ sẽ nhanh chóng lợi dụng lỗ hổng đó để tấn công website nhằm gây ra
các thiệt hại về dữ liệu và thông tin.
+ Không tạo được nét điểm riêng và tính chuyên nghiệp: Với các website
được thiết kế bằng mã nguồn mở thì các giao diện hay chức năng khá giống
nhau. Chính vì thế, điều này khiến cho website của bạn sẽ khó có thể tạo
được dấu ấn riêng.
+ Tính đa dạng và phức tạp: Cộng đồng mã nguồn mở đã phát triển nhiều
ứng dụng đa dạng với những chức năng tương tự nhau. Điều này gây khó
khăn cho những người mới sử dụng trong việc chọn lựa. Cơ cấu chọn lựa đã
được thiết lập như nhà sản xuất, giá cả, thị phần hoặc hỗ trợ chỉ cung cấp
một sự giúp đỡ có hạn. Vấn đề thực sự là một khi gia tăng tính đa dạng sẽ
dẫn đến sự phức tạp trong khi với xã hội ngày nay, người ta luôn mong
muốn sự đơn giản.
+ Sự dư thừa: Sự chia nhánh mã nguồn có thể dẫn đến sự lãng phí trong quá
trình phát triển nó. Nếu các nguồn phát triển được kết hợp và tổ chức lại một
cách tốt hơn thì hiệu suất sẽ được nâng cao.
Câu 14:
PMMNM do một người, một nhóm người hay một tổ chức phát triển và đưa
ra phiên bản đầu tiên cùng với mã nguồn, công bố công khai cho cộng đồng,
thường là trên Internet.
Động lực:
+ Bảo vệ 4 quyền tự do của người dùng
+ Dễ dàng tiếp cận tới mọi phân cấp người dùng để có thể bán các bản có trả
phí hoặc quảng cáo.
+ Được thuê để phát triển các phần mềm mã nguồn mở
Câu 15:
- Phát triển phần mềm mã nguồn mở bằng những cách:
+ Sử dụng phần mềm mã nguồn mở.
+ Trực tiếp tham gia phát triển các dự án mã nguồn mở.
+ Tham gia vào cộng đồng sử dụng mã nguồn mở để tìm hiểu và phổ biến
rộng rãi hơn về phần mềm mã nguồn mở.
- Lợi ích khi tham gia phát triển PMMNM:
+ Cơ hội học và thực hành các kỹ năng mới cũng như tiếp thu thêm kinh
nghiệm để có cơ hội đối với các nhà tuyển dụng.
+ Tiếp cận nhiều cơ hội cho các mô hình kinh doanh xung quanh các dự án
PMMNM.
Câu 16:
- Những điểm chính trong giấy phép công cộng GNU General Public
License (GPL):
+ Là giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất do Richard Stallman viết cho
dự án GNU.
+ Phiên bản hiện hành là phiên bản 3 (2007), phiên bản phổ biến nhất là
phiên bản 2(1991).
- Một số phần mềm sử dụng giấy phép GNU GPL như: Ubuntu, Wordpress,
Jomla!, GIMP,LibreOffice
:  Không phải trả tiền cho người lập trình trước.
 Quyền tự do thêm mới các chức năng cho một chương trình và

You might also like