Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 138

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP


1. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN THỐNG KÊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ KINH TẾ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
Thông tin là một tập hợp dữ liệu nhận được làm tăng thêm sự hiểu biết của đối
tượng nhận tin về một vấn đề cụ thể, là sự biểu hiện mối liên hệ giữa các sự kiện, các
hiện tượng hay quá trình nào đó.
Thông tin trong lĩnh vực kinh tế được gọi là thông tin kinh tế, đó là mọi tin tức
có ích để giải quyết nhiệm vụ điều khiển, quản lý một hệ thống kinh tế nào đó; những
tin tức này nằm trong các thông báo được truyền đi trong một hệ thống.
Thông tin kinh tế không đứng độc lập, mà luôn luôn gắn liền với một hệ thống
kinh tế nhất định, bao gồm: một chủ thể, một đối tượng nghiên cứu và một tập hợp
các nhiệm vụ cụ thể. Hệ thống này có mối liên hệ cả bên trong lẫn bên ngoài và liên
hệ chặt chẽ với môi trường tồn tại.
Để điều khiển hệ thống thông tin, luôn phải tiếp nhận và xử lý thông tin về mọi
hoạt động nhằm dự báo tình hình sắp tới và đưa ra những mệnh lệnh thích hợp. Do
vậy, việc tổ chức một mạng lưới thông tin kinh tế trong một hệ thống kinh tế có ý
nghĩa to lớn:
- Thứ nhất, phục vụ đắc lực cho việc kế hoạch hóa các mặt hoạt động của doanh
nghiệp và toàn nền kinh tế quốc dân.
- Thứ hai, đảm bảo việc theo dõi thường xuyên, liên tục và tỷ mỉ các hoạt động
kinh tế phát sinh; theo sát được quá trình tiến triển của các hoạt động kinh tế phát
sinh; đảm bảo việc theo dõi chính xác mọi sự biến đổi trong hoạt động sản xuất - kinh
doanh của từng hệ thống.
- Thứ ba, là cơ sở cho công tác dự báo kinh tế dài hoặc ngắn hạn.
- Thứ tư, thúc đẩy công tác hoạch toán kinh tế trong từng hệ thống.
- Thứ năm, thông báo thành tựu kinh tế đạt được đến người lao động; tạo điều
kiện để họ thực hiện quyền làm chủ của mình.
Thông tin kinh tế phải nằm trong các thông báo kinh tế được truyền đi theo
nhiều hướng. Các thông báo bao gồm: số liệu, hệ thống chỉ tiêu kinh tế, biểu đồ, sơ
đồ, ký mã hiệu, báo cáo bằng hành văn...
Trong hệ thống kinh tế, có rất nhiều mối liên hệ lẫn nhau chằng chịt giữa các
phần tử. Do vậy thông tin kinh tế phải vận động theo nhiều kênh, qua nhiều nút khác
nhau tùy theo tập hợp nhiệm vụ cụ thể của mỗi hệ thống.
1
Để đạt được mục đích quản lý, điều khiển hệ thống kinh tế, cần phải có một chu
trình vận động thông tin kinh tế nội bộ, bao gồm:
- Truyền thông tin chỉ huy từ bộ phận chỉ huy của hệ thống đến bộ phận thực
hiện, nhằm điều khiển hệ thống hoạt động theo một mục tiêu đã được xác định.
- Thu thập các thông tin ban đầu phát sinh từ bộ phận thực hiện của hệ thống.
- Xử lý thông tin đã nhận được.
- Xây dựng và lựa chọn các quyết định trên cơ sở thông tin đã được xử lý.
- Truyền thông tin chỉ huy trên cơ sở quyết định đã chọn nhằm quản lý, điều
khiển hệ thống.
Căn cứ vào chức năng của quá trình quản lý-điều khiển một hệ thống kinh tế,
thông tin được chia thành bốn loại:
+ Thông tin chỉ huy: là mọi tin tức phát ra từ chủ thể nghiên cứu của hệ thống
kinh tế, dưới sự chi phối bởi các nhiệm vụ của hệ thống đó, nhằm tác động vào đối
tượng được quản lý - điều khiển.
- Thông tin thực hiện: là mọi thông tin phản ánh sự hoạt động của đối tượng
được quản lý–điều khiển và được truyền tới chủ thể thông qua các bộ phận xử lý
thông tin.
- Thông tin dự báo: là những thông tin đã qua một khâu xử lý đặc biệt, nhằm
dự tính mức độ có thể đạt tới.
- Thông tin cất giữ: là các thông tin chỉ huy, thông tin thực hiện, thông tin dự
báo được lưu lại sau khi đã hoàn thành vai trò của chúng trong việc điều khiển hệ
thống kinh tế.
Bốn lọai thông tin kinh tế nêu trên có mối liên hệ lẫn nhau rất chặt chẽ; trong
đó: Mức độ chính xác và khoa học của thông tin chỉ huy và thông tin dự báo tùy thuộc
vào mức độ chính xác, kịp thời, đầy đủ của thông tin thực hiện.
Để tổ chức một hệ thống thông tin kinh tế trong một doanh nghiệp, trước tiên
cần tiến hành xây dựng mô hình thông tin tổng quát và sau đó phải xác định các mô
hình thông tin thành phần (thông tin kết quả sản xuất, chi phí trung gian, sử dụng vốn,
vật tư, lao động vv...). Nguyên tắc tập trung - thống nhất trong việc xây dựng hệ thống
thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp đòi hỏi toàn bộ quá trình hoạch toán (từ khâu
ghi chép ban đầu đến khâu xử lý, tổng hợp thành các biểu báo cáo thống kê - kế toán)
phải tuân theo những quy định chặt chẽ về nội dung các chỉ tiêu; cách thu thập, ghi

2
chép tài liệu; phân tổ; tổng hợp cũng như các phương pháp tính toán và phân tích tài
liệu.
Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu thông tin nhanh, chính xác ngày càng trở
nên quan trọng đối với quá trình quản lý sản xuất – kinh doanh ở cả tầm vĩ mô lẫn vi
mô. Đối với từng doanh nghiệp, ngoài nguồn thông tin do nội bộ cung cấp, cần được
thông báo thường xuyên và đầy đủ các thông tin của nền kinh tế như: thông tin về
nguồn lực; về thị trường và quan hệ cung - cầu; về liên doanh, liên kết kinh tế; về lạm
phát và thất nghiệp ... do thống kê thu thập.
Ngày nay, thông tin kinh tế, nhất là thông tin thống kê, đã thâm nhập vào mọi
lĩnh vực hoạt động của xã hội và đã trở thành một công cụ sắc bén, đắc lực và có hiệu
quả cho quản lý kinh tế. Do vậy, thống kê doanh nghiệp - một bộ phận của khoa học
thống kê đã trở nên rất cần thiết, quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ DOANH
NGHIỆP.
Sản xuất xã hội phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội loài
người. Sản xuất càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, sự
hợp tác và liên hệ trong sản xuất ngày càng mở rộng. Sự hợp tác và liên doanh trong
sản xuất không chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh tế, các khu vực thể chế, các địa
phương trong nước... mà còn mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới.
Thống kê doanh nghiệp ra đời và phát triển theo sự phát triển của quá trình sản
xuất và phân công lao động xã hội. Trong các chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ,
thống kê doanh nghiệp mới chỉ tiến hành hoạch toán các chỉ tiêu hiện vật rất đơn
giản. Thống kê doanh nghiệp phát triển nhanh, phong phú cả về quy mô tổ chức, cũng
như phương pháp luận và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế thị trường
của các nước đã hoặc đang phát triển.
Hạch toán thống kê theo cơ chế thị trường phát triển đa dạng, thâm nhập vào
mọi lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế, cả những hoạt
động sản xuất để tạo ra của cải mang hình thái vật chất và cả những dịch vụ không
mang hình thái vật chất, từ kết quả lao động trực tiếp của con người trong từng cơ sở.
Thống kê học nói chung và thống kê doanh nghiệp nói riêng của các quốc gia
cũng phải tổ chức và hoạt động theo sự vận động của cơ chế thị trường..
Đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp là mặt lượng trong mối liên
hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế - xã hội, diễn ra trong quá
trình tái sản xuất của từng doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

3
Trong từng doanh nghiệp, hạch toán thống kê bao gồm nhiều bộ phận:
- Thống kê sản lượng sản phẩm,
- Thống kê lao động - tiền lương,
- Thống kê nguyên vật liệu,
- Thống kê tài sản cố định,
- Thống kê giá thành,
- Thống kê tài chính.
Các bộ phận này tuy độc lập thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của thống kê,
nhưng phải đặt trực tiếp dưới sự điều hành tập trung của trưởng đơn vị. Tại đây, ba
bộ phận hạch toán (hạch toán thống kê, hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ kinh
tế - kỹ thuật) phải thống nhất với nhau về nguồn số liệu do chế độ ghi chép ban đầu
đem lại.
Phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp là phải
xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp tính toán phù hợp và tổ chức tốt hệ thống
thông tin kinh tế nội bộ, nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình quản lý sản xuất - kinh
doanh của lãnh đạo các cơ sở sản xuất và toàn ngành kinh tế.
Mỗi nhóm chỉ tiêu tính toán phải nêu rõ được từng mặt, từng khâu, từng yếu tố
của quá trình tái sản xuất.
- Nhóm nguồn lực phản ánh các điều kiện của quá trình tái sản xuất thông qua
các chỉ tiêu số lượng, cơ cấu, sự biến động ... thuộc đầu vào của hệ thống kinh tế,
như: đất đai, lao động, máy móc- thiết bị, vật tư, vốn, tiến bộ kỹ thuật, sử dụng công
cụ và đối tượng lao động ...
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động thị trường phản ánh nhu cầu của thị trường, quan hệ
cung và cầu về từng loại hàng hóa và dịch vụ, giá cả thị trường, đối tác cạnh tranh,
liên doanh- liên kết...
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất bao gồm: giá trị sản xuất,
giá trị gia tăng, giá trị hàng hóa sản xuất, giá trị thành phẩm, giá trị các hoạt động
dịch vụ.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả sử dụng lao
động sống; hiệu quả sử dụng vốn; hiệu quả đầu tư; lợi nhuận; doanh lợi; thuê nhà;
thuê đất v v..

4
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ
THỊ TRƯỜNG.
Để thống kê được các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, phục vụ đắc lực cho công
tác quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường sôi động, thống kê doanh nghiệp phải lấy
Kinh tế học thị trường làm cơ sở lý luận.
Kinh tế học giải thích rõ phạm trù sản xuất; các hình thái sản phẩm; kết quả của
quá trình sản xuất; quá trình vận động của hàng hóa và dịch vụ từ khâu sản xuất đến
khâu tiêu dùng. Kinh tế học cũng làm sáng tỏ và chính xác hóa các khái niệm về thu
nhập, phân phối, tích lũy, tiêu dùng; những khái niệm về hiệu quả kinh tế; hiệu quả
đầu tư vv... Đó là cơ sở khoa học để thống kê doanh nghiệp tiến hành tính toán các
chỉ tiêu; phân tích mối quan hệ của quá trình tái sản xuất một cách toàn diện; phục vụ
kịp thời cho việc điều hành và quản lý tầm vi mô của các doanh nghiệp và các tổ chức
kinh tế.
Để hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình, thống kê doanh nghiệp phải bám sát
các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý và chiến lược phát triển kinh tế và sử
dụng có hiệu quả các phương pháp chuyên môn của toán học, tin học trong việc thu
thập, chỉnh lý, tính toán và phân tích toàn bộ quá trìmh tái sản xuất của mỗi doanh
nghiệp.
4. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TRONG DOANH NGHIỆP
Điều tra thống kê nhằm thu thập các số liệu về kết quả hoạt động sản xuất - kinh
doanh là một bộ phận trong công tác quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều tra thống kê trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các hình thức
chủ yếu sau:

4.1. Căn cứ vào phạm vi điều tra.


4.1.1. Điều tra thống kê toàn bộ.
Là quá trình thu thập số liệu về các chỉ tiêu chi phí cho hoạt động sản xuất -
kinh doanh, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ nghiên cứu. Những số liệu thu thập được là cơ sở để đánh giá năng lực quản
lý sản xuất kinh doanh và đánh giá được xu thế phát triển sự tăng trưởng của doanh
nghiệp.
Từ các số liệu tổng hợp được ta có thể dùng để:
- Theo dõi tiến độ sản xuất và cung cấp kịp thời nguyên vật liệu và bán thành
phẩm cho quá trình sản xuất - kinh doanh.

5
- Đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu - quan sát, mức độ và xu thế tăng trưởng cũng như phát triển của
doanh nghiệp.
- Sử dụng để lập báo cáo lên các cấp quản lý cấp trên và quản lý nhà nước theo
luật thống kê.
4.1.2. Điều tra chọn mẫu:
Điều tra chọn mẫu nhằm thu thập số liệu chuyên đề để phục vụ cho công tác
quản lý doanh nghiệp, như sử dụng thời gian làm việc trong ca lao động của công
nhân; thời gian hoạt động của các thiết bị sản xuất; chất lượng của từng loại nguyên
vật liệu khi đưa vào sản xuất sản phẩm v.v…
Điều tra chọn mẫu thực hiện theo chuyên đề có thể tổ chức điều tra thường xuyên
theo các phương pháp như sau:
- Chọn mẫu ngẫu nhiên hoàn lại và không hoàn lại.
- Chọn mẫu phi ngẫu nhiên theo tổng thể đã được phân loại xếp hạng.
Sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào điều kiện của chỉ tiêu nghiên
cứu phát sinh và phát triển. Số lượng mẫu cần chọn để tiến hành điều tra nghiên cứu
phụ thuộc vào độ tin cậy khi suy rộng kết quả chọn mẫu cho tổng thể chung và chi
phí cho cuộc điều tra.

4.2. Căn cứ vào tính chất của quá trình điều tra.
4.2.1. Điều tra thường xuyên. thu thập số liệu một cách thường xuyên, liên tục
theo thời gian
4.2.2. Điều tra không thường xuyên. thu thập số liệu vào thời gian nhất định tuỳ
theo nhu cầu của từng thời điểm.

6
CHƯƠNG 2
THỐNG KÊ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN (có quan hệ đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp).

1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sản xuất ra sản phẩm
vật chất hoặc dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Theo khái niệm này, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có các
đặc điểm như sau:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác với hoạt động sản xuất
tự cấp tự túc, là sản xuất ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ trong kinh doanh không
phải để tự tiêu dùng mà làm cho người khác tiêu dùng để phục vụ và thu lợi nhuận.
Sản xuất tự túc phi kinh doanh là nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người
sản xuất hoặc cộng đồng. Sản xuất tự túc phi kinh doanh, tuy có bỏ vốn và lao động
vào hoạt động, nhưng không hạch toán chi phí sản xuất, không tính lãi lỗ. Còn hoạt
động sản xuất kinh doanh phải tính được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và
hạch toán được lãi lỗ trong kinh doanh.
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh dù là sản phẩm vật chất, sản phẩm
phi vật chất, có thể cân đo đong đếm được hay không, đó là sản phẩm hàng hóa để
trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất luôn có trách nhiệm với sản phẩm của
mình. Sản phẩm phi kinh doanh chỉ thỏa mãn cho chính nhu cầu của người làm ra sản
phẩm đó.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản
phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó có các thông tin về số lượng, chất
lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu thế biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị
trường, thông tin về kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm, về các chính
sách kinh tế tài chính, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của doanh
nghiệp và về phát triển kinh tế xã hội.
Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu
dùng xã hội; tạo điều kiện cho tích lũy vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội, phát triển khoa học kỹ thuật; mở rộng trao đổi giao lưu hàng hóa; tao ra phân
công lao động xã hội và tạo ra các cân bằng cơ cấu kinh tế xã hội. Hoạt động tự túc
phi kinh doanh luôn tự thỏa mãn các nhu cầu bản thân người sản xuất. Sản xuất kém

7
phát triển, không có thị trường trao đổi, không quan tâm nhiều đến thông tin kinh tế,
khoa học kỹ thuật, tôn sùng kinh nghiệm.

1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm: là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể
hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất. Nhưng sản phẩm này phải phù
hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người
tiêu dùng chấp nhận.
Khái niệm này cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
phải thỏa mãn được các yêu cầu:
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải do lao động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra, có đủ tiêu chuẩn chất lượng, pháp
lý, theo tiêu chuẩn sử dụng hiện tại.
- Đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng. Do
vậy, sản phẩm của doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng. Mức độ giá trị sử dụng
của sản phẩm luôn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và
văn minh xã hội.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo
lợi ích của người tiêu dùng và của cả doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp và
người tiêu dùng chấp nhận được. Lợi ích của doanh nghiệp thể hiện chi phí nâng
cao chất lượng sản phẩm không vượt quá giá kinh doanh của sản phẩm trên thị
trường. Lợi ích của người tieu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng
và tiết kiệm trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lợi
ích kinh tế chung cho tiêu dùng và xã hội. Mức tiết kiệm (lợi ích kinh tế chung)
biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận, bằng tiết kiệm chi phí tiền của, thời gian sử dụng
sản phẩm, bằng giảm thiệt hại cho môi trường, môi sinh của xã hội. Sản phẩm vật
chất do các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân làm ra như sản phẩm
công nghiệp, nông nghiệp v.v... Những sản phẩm này góp phần làm tăng thêm của
cải vật chất cho xã hội.
- Sản phẩm phi vật chất (hay sản phẩm dịch vụ) không biểu hiện thành một
loại sản phẩm có thể cân, đo, đong, đếm được. Quá trình sản xuất và tiêu dùng
dịch vụ thường xảy ra cùng một thời điểm. Do đó, việc lựa chọn tiêu dùng được
thực hiện trước khi tiêu dùng. Sản phẩm dịch vụ đang góp phần làm phong phú
cuộc sống vật chất và tinh thần của tiêu dùng xã hội.
8
1.2.2. Phân loại kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Bán thành phẩm: là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩm
hoặc một chi tiết sản phẩm. Bán thành phẩm là kết quả sản xuất đã hoàn thành ở
giai đoạn công nghệ nhất định nhưng chưa được gia công ở công đoạn sản xuất
cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Bán thành phẩm có đủ
tiêu chuẩn chất lượng của các giai đoạn công nghệ đã qua chế biến (bán thành
phẩm có thể bán ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, trường hợp này được coi như
sản phẩm hoàn thành). Nó có thể chế biến ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo để
trở thành sản phẩm hoàn chỉnh của doanh nghiệp. Bộ phận bán thành phẩm tiếp
tục chế biến coi là sản phẩm chưa hoàn thành của doanh nghiệp.
+ Sản phẩm hoàn thành (thành phẩm): là những sản phẩm đã qua chế biến ở
tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình công nghệ chế tạo sản
phẩm và đã hoàn thành chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu thành phẩm tính theo phương pháp cộng dồn
kết quả từng ngày, từng tháng... Nguồn số liệu dựa theo các phiếu nhập kho thành
phẩm hoặc hóa đơn bán hàng kiêm phiếu nhập kho sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.3. Những nguyên tắc chung khi thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Phải là kết quả lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong
kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của mình
những kết quả thuê bên ngoài làm như vận tải, hoặc làm đất thuê ngoài v.v... những
kết quả này do người làm thuê tính. Ngược lại, doanh nghiệp được tính vào kết quả
của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài.
- Chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, chênh lệch sản phẩm
chưa hoàn thành (cuối kỳ - đầu kỳ).
- Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự
tiêu (điện, than dùng trong doanh nghiệp sản xuất điện, than); sản phẩm chính; sản
phẩm kinh doanh tổng hợp của tất cả các công đoạn.
- Tính theo hai loại giá: giá so sánh (cố định) và giá hiện hành.
- Không tính trùng giá trị luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp (trường hợp
được tính thì Nhà nước có quy định riêng cho từng doanh nghiệp, ngành cụ thể).
- Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng, hợp tiêu
chuẩn cho phép. Do vậy, chỉ tính những kết quả mà sản phẩm hoàn thành trong kỳ
báo cáo, đã qua kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sản
phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng. Những giá trị thu hồi từ
9
phế liệu, phế phẩm không được coi là sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng lại được
xem là một nội dung của thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ bào cáo. Những sản
phẩm đã bán cho khách hàng bị trả lại vì chất lượng kém, chi phí sửa chữa, đền bù
sản phẩm hỏng còn trong thời hạn bảo hành... nếu phát sinh trong kỳ báo cáo phải trừ
vào kết quả của kỳ báo cáo và ghi vào thiệt hại sản phẩm hỏng trong kỳ.
2. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP.

2.1. Đơn vị tính sản lượng.


2.1.2. Đơn vị hiện vật.
Các đơn vị dùng để biểu hiện kết quả sản xuất của các doanh nghiệp dựa trên
cơ sở thang đo định danh như đơn vị hiện vật, hiện vật kép.
Đơn vị hiện vật, hiện vật kép đều bao hàm một lượng giá trị sử dụng của một sản
phẩm. Lượng giá trị này được đo bằng một đơn vị hiện vật thông thương như mét,
kg, lít, chiếc, cái, v.v…đơn vị hiện vật kép như kw/h, tấn/năm v.v… Mỗi đơn vị đo
sản phẩm cho ta một khái niệm về sử dụng sản phẩm trong tiêu dùng.
2.1.2. Đơn vị hiện vật quy ước.
Đơn vị hiện vật quy ước của sản phẩm là một đơn vị hiện vật, hiện vật kép được
lấy theo một sản phẩm tiêu chuẩn trong nhóm (gọi là sản phẩm quy ước). Đơn vị hiện
vật quy ước phản ánh lượng sản phẩm tính đổi từ lượng các sản phẩm cùng tên nhưng
khác nhau về mức độ, phẩm chất và quy cách.
Sản phẩm quy ước được tính theo công thức: q   qi  H i 
u

q u - Lượng sản phẩm quy ước.


q i - Lượng sản phẩm hiện vật thứ i.
Hi -Hệ số tính đổi của sản phẩm hiện vật thứ i.
Hệ số tính đổi (Hi) được xác định căn cứ vào tính chất biểu thị, giá trị sử dụng,
lao động hao phí để sản xuất ... và được xác định theo công thức:
Đặc tính của sản phẩm cần đưa về quy ước
H=

2.1.3. Đơn vị tiền tệ.


Bên cạnh đơn vị hiện vật, hiện vật quy ước khi tính kết quả sản xuất kinh doanh
người ta còn dùng đơn vị tiền tệ (giá trị). Để tính theo đơn vị giá trị, phải dựa trên cơ
sở giá cả của sản phẩm theo một đồng tiền của một quốc gia cụ thể, ví dụ VND, USD
v.v…

10
2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê sản lượng của doanh nghiệp.
2.2.1. Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO – Gross Operation).
Giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời
kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường là 1 năm.
Giá trị sản xuất bao gồm:
- Giá trị những sản phẩm vật chất.
- Giá trị những sản phẩm dịch vụ.
2.2.1.1. Nguyên tắc tính.
- Tính cho các đơn vị là các doanh nghiệp công nghiệp thường trú, các đơn vị
đầu tư, liên doanh liên kết, khu chế xuất... của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam trên một năm như: Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam,
Samsung Việt Nam...
- Tính kết quả hoạt động của sản xuất công nghiệp.
- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng một lúc tồn tại
hoạt động của nhiều ngành. Vì thế, kết quả của các ngành (nếu hạch toán độc lập)
phải tổng hợp riêng để đưa vào giá trị của ngành sản xuất tương ứng.
- Theo nguyên tắc này: giá trị sản xuất công nghiệp còn không bao gồm chênh
lệch giá trị mua vào bán ra của hàng hóa và thu hồi giá trị do thanh lý tài sản cố định.
- Để phù hợp với điều kiện hạch toán của các đơn vị cơ sở, chỉ tiêu giá trị sản
xuất của doanh nghiệp và ngành công nghiệp thường tính theo phương pháp công
xưởng, nghĩa là tính kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh
nghiệp. Theo phương pháp này, loại trừ được tình trạng tính trùng trong nội bộ doanh
nghiệp.
Tuy vậy, do đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất đối với một số hoạt động
công nghiệp, theo quy định hiện hành ở Việt Nam được phép tính trùng trong một số
trường hợp sau: doanh nghiệp sản xuất điện được tính thêm phần điện sản xuất và tự
tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp; doanh nghiệp khai thác than được tính thêm
phần than dùng để chạy máy và các phương tiện vận tải trong dây truyền khai thác
than của doanh nghiệp; doanh nghiệp giấy được tính trùng số bột giấy tự sản xuất ra
dùng để sản xuất giấy.
- Kết quả sản xuất công nghiệp của thời kỳ nào thì chỉ được tính cho thời kỳ
đó, không được đem kết quả của thời kỳ này tính cho thời kỳ khác và ngược lại. Trong
thực tế ở phần lớn các ngành có giá trị chênh lệch sản phẩm làm dở cuối và đầu kỳ,
song nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong chỉ tiêu giá trị sản xuất, trong khi đó tính chỉ tiêu
này theo giá cố định lại rất phức tạp. Do vậy, quy định tính yếu tố “giá trị chênh lệch
11
làm dở “ vào giá trị sản xuất theo giá cố định chỉ áp dụng đối với ngành chế tạo thiết
bị máy móc có chu kỳ sản xuất dài, còn các doanh nghiệp thuộc ngành khác không
tính chỉ tiêu này.
- Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh.
2.2.1.2. Nội dung và phương pháp tính.
Nội dung.
- Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp;
- Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng;
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp;
- Giá trị nguyên vật liệu người đặt hàng đem chế biến;
- Chênh lệch giá trị của cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm
dở dang, công cụ, mô hình tự chế, chế phẩm;
- Giá trị sản phẩm tự chế tự dùng tính theo quy định đặc biệt.
- Doanh thu bán phế liệu phế phẩm;
- Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị;
- Giá trị bán thành phẩm bán ra ngoài.
- Trong thực tế, doanh nghiệp không hạch toán được giá trị nguyên vật liệu của
người đặt hàng đem chế biến nên giá trị này không thể hiện trong thu nhập và chi phí
của doanh nghiệp. Vì vậy, quy ước không tính khoản này vào giá trị sản xuất.
Phương pháp tính:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất chính
+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất phụ
+ Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm
+ Chênh lệch cuối kỳ-đầu kỳ thành phẩm tồn kho
GO =
+ Chênh lệch cuối kỳ-đầu kỳ sản phẩm sản xuất dở dang, mô
hình tự chế
+ Chênh lệch cuối kỳ-đầu kỳ giá trị hàng hoá gửi bán chưa thu
được tiền
+ Giá trị sản phẩm được tính theo quy định đặc biệt
+ Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị

2.2.1. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA – Value Added).

12
2.2.1.1. Giá trị gia tăng:
Là toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho một năm). Giá trị gia tăng là cơ
sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động,
là cơ sở để tính thuế tri giá gia tăng. Chỉ tiêu này tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động
tạo ra của cải vật chất và dịch vụ của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Phương pháp tính giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
+ Phương pháp sản xuất.

VA = GO - Chi phí trung gian (C2)


Chi phí trung gian là một bộ phận của giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí
vật chất thường xuyên và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra
của cải vật chất và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định tương
ứng với thời gian tính chỉ tiêu giá trị sản xuất.
Chi phí trung gian của hoạt động công nghiệp gồm những chi phí vật chất và
dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm thuộc ngành công nghiệp cụ thể là gồm chi phí vật
chất và dịch vụ để sản xuất ra thành phẩm, sản phẩm sản xuất dở dang nằm trên dây
chuyền sản xuất.
Chi phí vật chất:
- Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ.
- Nhiên liệu và động lực.
- Các loại chi phí vật chất khác ngoài các khoản tiền trên (kể cả dụng cụ bảo
hộ lao động dùng trong sản xuất).
Chi phí dịch vụ:
- Công tác phí (không kể phần chi phí phụ cấp lưu trú).
- Tiền chi trả cho các dịch vụ ngân hàng, bưu điện, pháp lý.
- Phí bảo hiểm sản xuất.
- Phí trả dịch vụ bảo vệ môi trường.
- Tiền chi cho sửa chữa thường xuyên nhà cửa, công trình kiến trúc, công cụ
sản xuất.
- Chi phí về đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Dịch vụ về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ sản xuất.
- Chi phí cho việc quảng cáo.
+ Phương pháp phân phối.

13
Thu nhập lần Thu nhập Khấu hao

VA = đầu của + lần đầu + TSCĐ


người lao động của DN
(V) (M) (C1)
VA = V + M + C1
Trong đó:
- Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động (gồm cả khoản
người lao động nhận được theo lao động dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện
vật).
- Bảo hiểm xã hội (BHXH)
- Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày công của
người lao động (như chi ăn trưa, ca ba, chi lương trong ngày nghỉ việc, tiền thưởng
cho phát minh sáng kiến, tiền chi cho học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ ... ) mà đơn vị chi
trả trực tiếp cho người lao động.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất và không sản xuất vật chất của doanh
nghiệp.
- Thuế sản xuất (gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).
- Lãi tiền vay ngân hàng - chi phí dịch vụ ngân hàng.
- Tiền lãi phải trả.
- Các khoản giá trị tăng thêm khác.
2.2.2. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm thuần (NVA – Net Value Added)
Giá trị tăng thêm thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo
trong năm của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp.
Về mặt giá trị, chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần (NVA) bao gồm:
NVA = V + M
Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất những cố gắng của doanh nghiệp
trong quản lý và tổ chức sản xuất. Đối với mọi doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết để
tồn tại và phát triển là giá trị gia tăng thuần phải không ngừng tăng lên. Giá trị gia
tăng thuần là nguồn gốc cho việc cải thiện mức sống cho người lao động. Một phần
của nó đóng góp cho xã hội, phần còn lại được sử dụng cho việc mở rộng các quỹ của
doanh nghiệp như quỹ mở rộng sản xuất, quỹ công ích, quỹ khen thưởng...
Giá trị gia tăng thuần được tính toán theo công thức:
NVA = Giá trị gia tăng (VA) – Khấu hao TSCĐ (C1)

14
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giá trị sản xuất
Sơ đồ 1.
Giỏ trị sản xuất - GO (C1 + C2 + V + M)
Giỏ trị gia tăng (C1 + V + M) Chi phớ trung gian (C2)
Giá trị gia tăng thuần Khấu hao TSCĐ
(V + M) (C1)

2.2.3. Chỉ tiêu giá trị hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu giá trị hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, bao gồm
toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã sản xuất, có thể đưa ra
trao đổi trên thị trường.
Chỉ tiêu này có các nội dung kinh tế:
- Giá trị sản phẩm vật chất đã sản xuất hoàn thành bằng nguyên vật liệu của
doanh nghiệp (bao gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, bán thành phẩm đã bán hoặc
chuẩn bị bán).
- Giá trị chế biến sản phẩm vật phẩm hoàn thành bằng nguyên vật liệu của
người đặt hàng.
- Giá trị công việc dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ báo cáo cho người thuê làm
như sửa chữa thiết bị, tài sản cố định, sơ chế sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, sản xuất
vật liệu xây dựng tại công trường xây dựng, dịch vụ vận tải v.v...
Xét theo nội dung kinh tế, chỉ tiêu giá trị hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp
khác với chỉ tiêu giá trị sản xuất ở chỗ chỉ tính giá trị các sản phẩm vật chất, dịch vụ
đã hoàn thành và đưa ra trao đổi trên thị trường. Nó không tính giá trị các sản phẩm
chưa hoàn thành trong kỳ, sản phẩm tự sản tự tiêu và giá trị các phế liệu, phế phẩm,
phụ phẩm không phải là sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu giá trị hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp được dùng để đánh giá kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, có thể
đưa ra trao đổi trên thị trường, là cơ sở để lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.
2.2.4. Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện (GTSLHHTH).
Giá trị SLHHTH là tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp, bao gồm:
toàn bộ giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ.
Chỉ tiêu này có nội dung kinh tế như sau:
- Giá trị sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp đã hoàn thành
và tiêu thụ ngay trong kỳ.
15
- Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước, được tiêu thụ trong
kỳ.
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong
kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.
Các nội dung trên được tính theo giá hiện hành hoặc giá so sánh.
Giữa các chỉ tiêu: giá trị sản xuất, sản lượng hàng hóa sản xuất và sản lượng
hàng hóa tiêu thụ có mối liên hệ sau đây:

Sản lượng hàng


Sản lượng hàng
Sản lượng Giá trị
hoá tiêu thụ
hoá sản xuất
hàng hoá = sản  
tiêu thụ xuất
Sản lượng hàng

Hay là:
Sản lượng Giá trị Hệ số Hệ số
hàng hoá = sản  sản xuất  tiêu thụ
tiêu thụ xuất hàng hóa hàng hóa
Căn cứ vào hệ số sản xuất hàng hoá và hệ số tiêu thụ hàng hoá trung bình đã
được thiết lập được qua các năm mà doanh nghiệp có thể dự báo được sản lượng hàng
hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch nếu ước tính được giá trị sản xuất.
Nhận xét về các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm biểu hiện bằng tiền:
- Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá chính xác hơn thành quả hoạt động của
các doanh nghiệp vì nó đã tính đến các sản phẩm làm dở, bán thành phẩm so với
phương pháp hạch toán sản lượng theo đơn vị hiện vật.
- Phần nào nói lên được mặt chất của sản phẩm.
- Được áp dụng để tính sản lượng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
- Vì nội dung và phương pháp tính toán một số chỉ tiêu bao gồm cả giá trị
nguyên vật liệu của người đặt hàng, giá trị sản lượng làm dở ..., do vậy các chỉ tiêu
khối lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của sự dịch chuyển giá trị NVL, đánh giá kém
chính xác thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Tính chỉ tiêu giá trị gia tăng (giá trị tăng thêm) là cơ sở để giúp Nhà nước thực
hiện được thuế đánh vào giá trị tăng thêm.
- Để đánh giá chính xác hơn thành quả hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta
phải loại bỏ được sự chuyển dịch của giá trị nguyên vật liệu bằng cách dùng chỉ tiêu
khối lượng sản xuất của doanh nghiệp.
16
2.2.5. Chỉ tiêu sản lượng hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp luôn luôn thay đổi nguyên vật liệu dùng trong
quá trình sản xuất sản phẩm, thay đổi tổ chức sản xuất, chỉ tiêu giá trị sản xuất của
doanh nghiệp không thể dùng để phân tích kết quả hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp một cách chính xác. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu khối lượng
sản phẩm; thống kê các ngành sản xuất còn nghiên cứu và sử dụng các chỉ tiêu khối
lượng sản xuất của doanh nghiệp.
Sản lượng hàng hoá sản xuất của doanh nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện mức độ
tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm nào đó trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu sản lượng hàng hoá sản xuất phản ánh toàn bộ thời gian lao động mà
doanh nghiệp đã hao phí để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Chỉ tiêu có ký hiệu qt; trong đó: q là số lượng từng loại sản phẩm đã sản xuất;
t là lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
3. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Đối với người tiêu dùng, thì nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá
trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tiết kiệm được hao phí lao động
xét trên phạm vi toàn xã hội.
Như vậy đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khách quan
của tất cả các doanh nghiệp. Nghiên cứu thống kê chất lượng sản phẩm sản xuất là
điều kiện cần thiết trong công tác quản lý sản xuất (nói riêng) và quản lý kinh tế (nói
chung).
Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật xác định chất lượng sản phẩm sản xuất, thống kê có
thể dùng một số phương pháp nghiên cứu chất lượng sản phẩm như sau:

3.1. Phương pháp hệ số phẩm cấp.


Phương pháp này giúp cho việc đánh giá tổng quát sự biến động về phẩm cấp
theo thời gian.
Quá trình tính toán gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định cấp chất lượng bình quân của từng thời kỳ với tất cả các loại
sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.
Phẩm cấp bình quân được tính theo công thức:

17
C
q c i i

q i

Trong đó:
- C : Phẩm cấp bình quân (càng gần 1 thì chất lượng sản phẩm càng tốt theo
quan điểm 1 là tốt nhất).
- qi : sản phẩm loại i.
- ci : Thang điểm của loại sản phẩm i.
Ví dụ: trà đen chia làm ba loại: loại 1 tốt; loại 2 trung bình; loại 3 phẩm chất
kém.
Bước 2: Tính hệ số phẩm cấp (Hc).
C1
Hc 
C0
Trong đó: C 1, C 0 : phẩm cấp bình quân từng loại sản phẩm của doanh nghiệp
kỳ báo cáo và kỳ gốc.
Hệ số phẩm cấp là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động về cấp chất lượng
sản phẩm kỳ báo cáo so với kỳ gốc (hoặc so với kế hoạch). Hệ số phẩm cấp ở đây
đồng nghĩa với phẩm cấp chất lượng sản phẩm hoặc chỉ số chất lượng sản phẩm.
Hc < 1: Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo tốt hơn kỳ gốc.
Hc = 1: Chất lượng sản phẩm không đổi.
Hc > 1: Chất lượng sản phẩm bị giản sút.
Ví dụ: có tài liệu thống kê về hai doanh nghiệp A và B cùng sản xuất trà trong
2 năm như sau:
Bảng 1. Số liệu về đơn giá và sản lượng trà của 2 doanh nghiệp A và B
Sản lượng trà (tấn)
Đơn giá
Loại sản phẩm 1996 1998
(triệu đ/tấn)
A B A B
1. Trà đen (tổng số) 1000 1500 1100 1600
Trong đó: Loại 1 15 600 800 700 1000
Loại 2 10 200 500 200 300
Loại 3 5 200 200 200 300
2. Trà xanh (tổng số) 1500 500 1500 600
Trong đó: Loại 1 12 800 200 800 400
Loại 2 8 400 150 500 100

18
Loại 3 5 300 150 200 100
Căn cứ vào tài liệu cho trong bảng có thể tính các chỉ tiêu:
Doanh nghiệp A
600  1  200  2  200  3  800  1  400  2  300  3
C0  = 1,64
1000  1500
700  1  200  2  200  3  800  1  500  2  200  3
C1  = 1,58
1100  1500
C1 1,58
Hc    0,961
C0 1,64
Doanh nghiệp B
800  1  500  2  200  3  500  1  150  2  150  3
C0  = 1,68
1500  500
1000  1  300  2  300  3  400  1  100  2  100  3
C1  = 1,55
1600  600
C1 1,55
Hc    0,922
C0 1,68
Qua kết quả tính toán cho ta thấy rằng cả hai doanh nghiệp chất lượng trà năm
1998 tốt hơn năm 1996 (vì Hc < 1). Nhìn chung, chất lượng trà của doanh nghiệp B
được cải thiện tốt hơn doanh nghiệp A.

3.2. Phương pháp bình quân.


3.2.1. Xây dựng hệ số chất lượng cho các loại sản phẩm có sự phân chia cấp
chất lượng sản phẩm .
Trường hợp doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất những sản phẩm có thể phân
loại theo bậc chất lượng khác nhau như trong công nghiệp, nông nghiệp v.v... Sản
phẩm thuộc các ngành này có cùng tên gọi; cùng giá trị sử dụng; cùng quy trình công
nghệ kỹ thuật; nhưng có chất lượng ở các mức độ khác nhau. Những sản phẩm loại I
có giá trị sử dụng tốt hơn những sản phẩm loại II hoặc loại III. Trên cơ sở đó, những
sản phẩm có chất lượng cao thì được xác định với giá cao và những sản phẩm chất
lượng kém thì giá sẽ thấp.
Quá trình tính toán gồm các bước sau:
Bước 1: Tính giá bình quân chất lượng sản phẩm .

P
q p i i

q i

Trong đó:
P : Giá bình quân chất lượng sản phẩm.
19
qi : Khối lượng sản phẩm phân theo bậc chất lượng loại i.
pi : Giá so sánh sản phẩm phân theo bậc chất lượng loại i.
Bước 2: Tính hệ số chất lượng(Hp).
p1
Hp 
p0

Trong đó: p1 , p 0 : Giá bình quân từng loại sản phẩm phân theo bậc chất lượng
của doanh nghiệp kỳ báo cáo và kỳ gốc.
Hp > 1: Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo tốt hơn kỳ gốc.
Hp = 1: Chất lượng sản phẩm không đổi.
Hp < 1: Chất lượng sản phẩm bị giản sút.
Ngoài ra ta vẫn có thể tính được số tiền tăng (giảm) do thay đổi chất lượng sản
phẩm bằng công thức:

G  p1  p 0 . q
1i

Trong đó: q i1 : là tổng sản lượng sản phẩm kỳ báo cáo hay thực hiện.

Từ số liệu bảng trên ta có bảng sau:


Bảng 2. Số liệu về sản lượng và giá trị sản lượng trà của 2 doanh nghiệp Avà B

Đơn Sản lượng trà (tấn) Giá trị sản lượng trà (tr.đ)
Loại sản phẩm giá 1996 1998 1996 1998
(tr.đ/T) A B A B A B A B
1. Trà đen 1000 1500 1100 1600 12000 18000 13500 19500
Trong đó: Loại 1 15 600 800 700 1000 9000 12000 10500 15000
Loại 2 10 200 500 200 300 2000 5000 2000 3000
Loại 3 5 200 200 200 300 1000 1000 1000 1500
2. Trà xanh 1500 500 1500 600 14300 4350 14600 6100
Trong đó: Loại 1 12 800 200 800 400 9600 2400 9600 4800
Loại 2 8 400 150 500 100 3200 1200 4000 800
Loại 3 5 300 150 200 100 1500 750 1000 500
Cộng 2500 2000 2600 2200 26300 22350 28100 25600

Căn cứ vào tài liệu trong bảng 2 ta có thể tính được:


Doanh nghiệp A:
26300
P0   10,520 tr.đ/tấn
2500

20
28100
P1   10,807 tr.đ/tấn
2600
p1 10,807
Hp    1,027
p0 10,520

 
G  p1  p 0 .  qi1 = (10,807 - 10,520) 2600 = 746,2 tr.đ
Doanh nghiệp B:
22350
P0   11,175 tr.đ/tấn
2000
25600
P1   11,636 tr.đ/tấn
2200
p1 11,636
Hp    1,041
p0 11,175

 
G  p 1  p 0 .  qi1 =(11,636-11,175)2200=1014,2 tr.đ
Qua tính toán trên có thể kết luận sau:
- Cả hai doanh nghiệp đều đạt được chất lượng trà năm 1998 tốt hơn năm 1996
(Hp >1).
- Doanh nghiệp A do tăng chất lượng đã tăng giá trị là 746,2 tr.đ, doanh nghiệp
B do tăng chất lượng cũng tăng lên 1014,2 tr.đ
- Chất lượng trà của doanh nghiệp B khá hơn doanh nghiệp A.
3.2.2. Xây dựng hệ số chất lượng thông qua chất lượng bình quân.
Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi
loại lại được chia thành các cấp chất lượng khác nhau.
Để đánh giá sự biến động về phẩm cấp làm các bước sau:
Bước 1: Tính phẩm cấp bình quân K

K
pq i i

pq 1 i

Trong đó:
p 1: là giá đơn vị sản phẩm loại I.
pi : là giá đơn vị sản phẩm loại i.
qi : là số lượng sản phẩm loại i.
Bước 2: Tính hệ số phẩm cấp H k
K1
Hk 
K0

21
H k > 1: Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo tốt hơn kỳ gốc.
H k = 1: Chất lượng sản phẩm không đổi.
H k < 1: Chất lượng sản phẩm bị giản sút.
Ngoài ra ta vẫn có thể tính được số tiền tăng (giảm) do thay đổi chất lượng sản
phẩm bằng công thức: G  K 1  K 0   q i1  p1

q i1 : là tổng số lượng sản phẩm kỳ báo cáo hay thực hiện.


Từ số liệu của bảng trên ta có thể đánh giá biến động về chất lượng sản phẩm
bằng phương pháp trên.
Doanh nghiệp A:
Trà đen:
12000 13500
K0   0,8 K1   0,8181
1000  15 1100  15
K1 0,8181
Hk    1,022
K0 0,8


G  K 1  K 0  q i1  p1 = (0,8181 - 0,8)110015 = 299,97 triệu đồng
Tổng giá trị sản lượng trà đen tăng lên là do doanh nghiệp đã nâng cao được
chất lượng trà của năm 1998 so với năm 1996.
Trà xanh:
14300 14600
K0   0,794 K1   0,811
1500  12 1500  12
K1 0,811
Hk    1,021
K0 0,794


G  K 1  K 0  q i1  p1 = (0,811 - 0,794)150012 = 306 triệu đồng
Tổng giá trị sản lượng trà xanh tăng lên là do doanh nghiệp đã nâng cao được
chất lượng trà của năm 1998 so với năm 1996.
Trà đen + xanh:
12000  14300 13500  14600
K0   0,797 K1   0,8145
15000  18000 16500  18000
K1 0,8145
Hk    1,022
K0 0,797
G  605,97 triệu đồng
Tổng giá trị sản lượng trà xanh và đen tăng lên là do doanh nghiệp đã nâng
cao được chất lượng trà của năm 1998 so với năm 1996.
22
Tương tự tính cho Doanh nghiệp B
3.2.2. Xây dựng hệ số chất lượng cho nhiều loại sản phẩm không chia cấp chất
lượng.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm không chia cấp chất lượng;
để nghiên cứu chất lượng của sản phẩm, thống kê căn cứ vào tài liệu kiểm tra của kỹ
thuật. Những tài liệu này ghi lại số điểm chất lượng của sản phẩm mà kỹ thuật cho
theo yêu cầu từng mặt về chất lượng của sản phẩm.
Đem kết quả kiểm tra chất lượng kỳ báo cáo so với kỳ gốc ta được chỉ số về
từng mặt chất lượng sản phẩm. Tích số của các chỉ số này là chỉ số chất lượng tổng
hợp của một sản phẩm.
Khi nghiên cứu chất lượng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm, thống kê dùng
chỉ số chất lượng tổng hợp (Ic):

Ic 
i q p ; ci i1 i

q p i1 i

G   i q p  q
ci i1 i i1 pi
Trong đó:
i ci - là chỉ số chất lượng tổng hợp của sản phẩm thứ i.
q 1i - là số lượng sản phẩm thứ i kỳ báo cáo.
pi - là giá đơn vị (cố định) của sản phẩm thứ i.
G - là số tiền tăng (giảm) do chất lượng tăng (giảm).
Chỉ số chất lượng tổng hợp của sản phẩm A = tích chỉ số các yếu tố thành phần
của sản phẩm A.
Sự biến động về số lượng sản phẩm có xét đến ảnh hưởng của chất lượng sản

phẩm được xác định: I qc 


i q p ci i1 i

q p i0 i

Gq   i ci q i 1 p i   q i0 p i
G q - Là số tiền tăng (giảm) do ảnh hưởng số lượng và chất
lượng sản phẩm.
Ví dụ: Có số liệu về một phân xưởng sản xuất cao su làm lốp ô tô. Bảng 3.

Tiêu chuẩn Mức độ Mức độ đạt được


tiêu
chuẩn Kỳ gốc Kỳ báo
kỹ thuật cáo

23
Độ bền 100 90 100
Chịu nhiệt 160 160 160
Độ bóng 40 42 45

Bảng 4. Từ bảng 3 ta tính toán được các chỉ tiêu sau.


Chỉ số chất lượng với
Tiêu chuẩn
tiêu chuẩn kỹ thuật
Kỳ gốc với Kỳ báo cáo
tiêu chuẩn Với tiêu chuẩn
kỹ thuật Với kỳ gốc
kỹ thuật
Độ bền 0,90 1,000 1,111
Chịu nhiệt 1,00 1,000 1,000
Độ bóng 1,05 1,125 1,071

ỉ Chỉ số tổng hợp ( ic ) 0,945 1,125 1,190


Nếu căn cứ vào chỉ số tổng hợp thì chất lượng sản phẩm kỳ gốc chưa đạt được
tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể là độ bền chỉ đạt 0,9; kỳ báo cáo tăng hơn so với tiêu chuẩn
kỹ thuật và hoàn thiện hơn so với kỳ gốc.
Trường hợp trên ta mới chỉ đề cập tới một sản phẩm lốp ô tô, để đánh giá chất
lượng nhiều loại sản phẩm trước hết cần tính lần lượt các chỉ số tổng hợp (ic) cho từng
sản phẩm sau đó lập bảng các sản phẩm cùng với số liệu như số lượng giá của các kỳ
và dùng chỉ số chất lượng tổng hợp (ic) để đánh giá chất lượng chung các sản phẩm.
Ví dụ:
Bảng 5. Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp cơ khí trong 2 năm như sau.
Sản lượng sản phẩm
Chỉ số chất lượng
Tên sản Tiêu thụ (tấn) Đơn giá
tổng hợp của
phẩm Kỳ gốc Kỳ báo cáo (triệu đ/tấn)
sản phẩm (ic)
(qi0) (qi1)
A 2000 2600 10 1,00
B 1500 2000 7 1,05
24
C 1000 1400 8 1,10
D 400 1000 11 0,98

Ic 
 i q ci i1 pi

63800
 1 , 0257
 q i1 pi 62200
G  i ci q i1 p i  q i1 p i  63800  62200  1600 triệu đồng
Sự biến động về sản lượng sản phẩm tiêu thụ có xét đến chất lượng sản phẩm:

I qc 
i q p ci i1 i

63800
 1, 4872
q p i0 i 42900
Gq  i ci q i1 p i   q i 0 p i  63800  42900  20900 triệu đồng
Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên do chất lượng bình quân được cải
thiện giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

3.3. Thống kê sản phẩm hỏng.


3.3.1. Ý nghĩa:
Mặc dù các doanh nghiệp đều mong muốn không có sản phẩm hỏng, song nó
vẫn tồn tại đối với hầu hết các doanh nghiệp. Phấn đấu giảm sản phẩm hỏng là điều
cần thiết tất yếu đối với doanh nghiệp sản xuất. Vì rằng, sự tồn tại của sản phẩm hỏng
chứng tỏ doanh nghiệp phải chi ra một khoản chi phí lao động sống và lao động vật
hóa mà không thu được kết quả.
Trong sản xuất một số mặt hàng, có những loại sản phẩm chỉ có thể sản xuất ra
sản phẩm đủ tiêu chuẩn và sản phẩm hỏng (như sản xuất đồng hồ đo điện, đo nước,
thiết bị điện tử, thiết bị chính xác ....). Khi sản xuất, có những sản phẩm bị sai hỏng
từng chi tiết hoặc một bộ phận nào đó làm cho sản phẩm bị hỏng. Trong đó bao gồm:
số sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được; số sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
3.3.1. Tỷ lệ sai hỏng.
Số lượng sản phẩm hỏng chỉ mới phản ánh quy mô hư hỏng mà chưa phản ánh
mức độ hư hỏng. Hai doanh nghiệp có số sản phẩm hư hỏng như nhau nhưng quy mô
sản xuất khác nhau thì tỷ lệ sai hỏng sẽ khác nhau. Tỷ lệ sai hỏng sẽ phản ánh hợp lý
hơn tình trạng sản xuất của doanh nghiệp.
+ Đánh giá tình trạng sai hỏng đối với từng mặt hàng riêng biệt, thống kê tính
chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng cá biệt ( tc).

Số lượng sản phẩm hỏng từng loại


tc =
x 100%
25
Số lượng sản phẩm từng loại
Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ tính toán, tuy nhiên có hạn chế là không tổng hợp
được các loại sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng khác nhau. Khắc phục tình trạng
trên có thể tính chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bằng giá trị.

Chi phí cho sản xuất sản phẩm hỏng


tc =
x 100%

Giá thành công xưởng của loại sản phẩm đó

Chi phí cho sản xuất sản phẩm hỏng bao gồm chi phí cho sản xuất sản phẩm
hỏng không sửa chữa được và chi phí cho việc sửa chữa những sản phẩm hỏng có
thể sửa chữa được.
+ Đánh giá chung đối với nhiều loại sản phẩm, thống kê tính tỷ lệ sai hỏng
chung (Tch):

Tổng chi phí về sản xuất sản phẩm hỏng


Tch =
x 100

Giá thành công xưởng của các loại sản phẩm đó

Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sự thống nhất về phạm vi tính toán, chi phí tính toán
đối với n loại sản phẩm, thì tổng giá thành công xưởng cũng phải tính cho n loại sản
phẩm đó.
Nếu gọi:
Chi: chi phí về sản xuất sản phẩm hỏng loại i
Tci: Tỷ lệ sai hỏng cá biệt loại i
Zi: Giá thành công xưởng của loại sản phẩm i
Ta có quan hệ giữa Tch và tci như sau:

T ch 
 ch i
 100 
 z .t
i i

z i z i

Ví dụ:
Bảng 6. Tài liệu thống kê về tỷ lệ sai hỏng của 3 sản phẩm trong một doanh nghiệp
trong 2 tháng của năm 2003.

26
Chi phí về
Giá thành công
sản xuất sản phẩm Tỷ lệ sai hỏng
Sản xưởng (tr.đ)
hỏng (tr.đ) (%) tci
phẩm zi
chi
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2
A 100 100 2,0 1,8 2,0 1,80
B 150 180 1,5 2,0 1,0 1,11
C 50 60 1,0 1,0 2,0 1,66
Tổng 300 340 4,5 4,8 1,5 1,41
Tỷ lệ sai hỏng chung ở kỳ báo cáo nhỏ hơn kỳ gốc ( 1.4% < 1.5%). Điều này
chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự cố gắng trong việc phấn đấu giảm sai hỏng trong
sản xuất của mình.
4. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM SẢN XUẤT.

4.1. Phân tích chung sự biến động của khối lượng sản phẩm.
Phương pháp cơ bản để nghiên cứu sự biến động của sản phẩm sản xuất là
phương pháp chỉ số. Khi nghiên cứu tình hình biến động khối lượng của một loại sản
phẩm nào đó (như: thép, xi măng, lúa, lạc v.v...).
Thống kê dùng chỉ số (iq):
q1
iq 
q0
Số tuyệt đối: q = q 1 - q 0

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động sản lượng sản
phẩm sản xuất .
Sự biến động sản lượng sản phẩm sản xuất dưới hình thái tiền tệ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trước hết phụ thuộc vào khối lượng (q) và giá cả của sản phẩm đã
sản xuất (p).
Công thức:
 q p  p  q
1 1 1 1

 q p 0 0 p 0 q 0

Số tuyệt đối: q1 p1 -  q0 p0  P1  P0 q1  q1  q 0 P 0


Tính sản lượng trong doanh nghiệp được thực hiện theo hai loại giá: giá sản
xuất cố định và giá sản xuất hiện hành. Nhưng trong phân tích thống kê, để tránh biến
động người ta thường quy ước tính theo giá sản xuất cố định. Về nguyên tắc, giá trị
27
sản xuất theo giá cố định là tất cả các yếu tố đều phải tính thống nhất theo mặt bằng
bảng giá cố định.
Bước 1: chọn sản phẩm cùng nhóm có trong bảng giá cố định; xác định giá cố
định của sản phẩm i (pcđi) và giá thực tế của sản phẩm đó (p1i) của những sản phẩm
đó. Số loại sản phẩm cần chọn tùy theo tình hình thực tế, nếu chọn càng nhiều thì
việc tính đổi càng chính xác.
Bước 2: tính hệ số quy đổi bình quân (H) của những sản phẩm đã được chọn ở
bước 1.

 p cđi. q1i
H =
 p1i . q1i
q 1i: là sản lượng sản phẩm sản xuất ở kỳ báo cáo của sản phẩm loại i
được chọn ở bước 1.
Bước 3: tính đổi từ giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định (đã được chọn
trong bước 1) về giá cố định.
+ Nếu sản phẩm tính được sản lượng hiện vật và có đơn giá thực tế:

Giá trị tính đổi về


giá cố định của Đơn giá thực tế của Hệ số Số lượng
những sản phẩm = những sản phẩm X tính đổi X sản phẩm
chưa có giá cố định chưa có giá cố định bình quân đã sản xuất

+ Nếu sản phẩm không có giá cố định:

Giá trị tính đổi về Tổng giá trị tính


giá cố định của theo giá thực tế của Hệ số
những sản phẩm = những sản phẩm X tính đổi
chưa có giá cố định chưa có giá cố định bình quân

28
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Thống kê sản lượng sản phẩm


Bài tập 1:
Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp cơ khí chế tạo như sau:
Đơn vị: 1000 đồng.
TT Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ
báo cáo
1 Doanh thu tiêu thụ hoạt động sản xuất chính 253.000 370.000
2 Doanh thu tiêu thụ hoạt động sản xuất phụ 18.000 20.000
3 Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm 10.000 12.000
4 Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ 20.000 30.000
5 Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ 15.000 20.000
6 Giá trị SP sản xuất dở dang: - Đầu kỳ 30.000 35.000
- Cuối kỳ 28.000 30.000
7 Giá trị NLV dự trữ cho sản xuất tồn kho đầu kỳ 5.000 6.000
8 Chi phí phát sinh trong kỳ
- Chi phí NLV chính 80.000 90.000
- Chi phí NLV phụ 20.000 22.000
- Chi phí điện năng, chất đốt 10.000 12.000
- Chi phí về công cụ lao động nhỏ 5.000 6.000
- Chi phí vật chất cho công tác quản lý 5.000 5.000
- Chi phí vật chất khác 10.000 9.000
- Chi phí quảng cáo 1.000 1.200
- Chi phí đào tạo thuê ngoài 1.500 1.400
- Chi phí nghiên cứu khoa học 2.000 2.200

29
- Chi phí tiền công 20.000 21.000
- Chi BHXH-DN trả thay người lao động 2.000 2.300
- Các khoản chi dịch vụ khác 5.000 4.000
- Khấu hao TSCĐ 10.000 11.000
9 Công nhân BQDS (người) 100 110

Yêu cầu:
- Tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất (Go), giá trị gia tăng (VA), giá trị gia tăng
thuần (NVA).
- Phân tích biến động giá trị sản xuất giữa hai kỳ do ảnh hưởng các nhân tố.
Bài tập 2:
Có số liệu về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy trong
tháng báo cáo như sau, (đơn vị: 1000 đồng).
1. Kế hoạch quy định phải đạt giá trị sản xuất là: 2.500.000
2. Thực tế:
- Giá trị thành phẩm làm bằng NVL của doanh nghiệp là:
2.000.000
- Giá trị thành phẩm làm bằng NVL của khách là: 400.000
Trong đó: Giá trị NVL mang đến: 250.000
- Giá trị bán thành phẩm bán ra ngoài:
100.000
- Giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành:
300.000
- Sửa chữa TSCĐ do CN doanh nghiệp tự làm:
200.000
Trong đó: + Sửa chữa lớn: 150.000
+ Sửa chữa thường xuyên: 50.000
- Công việc có tính chất CN làm cho bên ngoài trị giá:
80.000
- Phân xưởng sản xuất phụ sản xuất lượng điện:
200.000
Trong đó: Bán ra ngoài: 70.000
- Giá trị sản phẩm dở dang công cụ, mô hình tự chế:
+ Đầu kỳ 400.000
+ Cuối kỳ 500.000

30
- Tiền bán phế liệu:
5.000
- Chi phí trung gian:
1.500.000
- Khấu hao TSCĐ:
30.000
Yêu cầu:
- Tính và điều tra tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu giá trị sản xuất của doanh
nghiệp.
- Tính chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp kỳ thực tế.
Bài tập 3:
Có tài liệu về tình hình sản xuất của một nhà máy cơ khí chuyên sản xuất máy phát
điện trong 2 quý đầu năm báo cáo như sau:
Máy phát điện các loại Hệ số Quý 1 quý 2
(cái) tính đổi
- Công suất 15 kw 1 30 32
- Công suất 30 kw 2 35 38
- Công suất 75 kw 5 20 24
- Công suất 150 kw 10 25 22

Yêu cầu:
- Tính toán và xác định biến động sản lượng động cơ của nhà máy quý 2 so với
quý 1.

Bài tập 4:
Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp trong một năm như sau:
Loại Đơn vị Khối lượng sản Đơn giá Chỉ số
sản xuất cố định đơn vị chất lượng
phẩm KH TH sản phẩm (trđ)
3
A m 1.000 1.200 5 1,05
B tấn 500 550 10 1,04
C chiếc 200 250 15 1,06

Yêu cầu:
- Hãy tính chỉ số chất lượng tổng hợp, chỉ số hoàn thành kế hoạch sản lượng có
liên hệ với chất lượng sản phẩm sản xuất của 3 loại sản phẩm trên trong doanh nghiệp.

31
Bài tập 5:
Có tài liệu của một doanh nghiệp về tình hình sản xuất sản phẩm trong tháng báo
cáo.
Loại sản phẩm Đơn giá cố định của Số lượng sản phẩm sản xuất
1 đơn vị sản phẩm (cái)
(đơn vị 1.000đ) Kế hoạch Thực hiện
(a) Sản phẩm A
- Loại 1 120 2.000 2.200
- Loại 2 110 200 150
- Loại 3 100 100 100
(b) Sản phẩm B
- Loại 1 100 3.500 4.000
- Loại 2 95 500 400
- Loại 3 90 120 150

Yêu cầu:
- Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch chất lượng sản phẩm của từng loại
sản phẩm và các loại sản phẩm theo các phương pháp.

CHƯƠNG 3
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP

1. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ CẤU THÀNH SỨC LAO ĐỘNG.


Trong các ngành sản xuất (cũng như trong mỗi doanh nghiệp) thường có rất
nhiều người tham gia lao động ở các công việc khác nhau, nói cách khác lực lượng
lao động của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành thường bao gồm nhiều loại lao động khác
nhau. Mỗi loại lao động này có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi phải có những biện
pháp tổ chức , quản lý và sử dụng khác nhau. Do đó, việc phân loại lao động là cần
thiết. Việc phân loại lao động này, trước hết được tiến hành trong phạm vi từng doanh
nghiệp.

1.1. Phân loại lao động doanh nghiệp sản xuất.


Tổng công nhân viên (hay toàn thể công nhân viên) của doanh nghiệp là toàn
bộ lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng thể này được phân loại như sau:
32
Căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương toàn bộ công nhân viên
của DN được chia làm hai loại “công nhân viên trong danh sách’’ và “công nhân viên
ngoài danh sách’’.
1.1.1. Công nhân viên trong danh sách là tất cả những người đã đăng ký trong
danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả thù
lao theo hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động .
1.1.1.1. Căn cứ theo thời gian sử dụng lao động.
+ Theo quy định hiện hành, công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp
bao gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh từ một ngày trở lên và
những người không trực tiếp sản xuất kinh doanh từ năm ngày trở lên. Như
vậy, công nhân viên trong danh sách kỳ báo cáo, bao gồm, cả những người
nghỉ phép, ốm đau, đi công tác ... trong kỳ.
+ Công nhân viên trong danh sách bao gồm công nhân viên thường xuyên và
công nhân viên tạm thời.
- Công nhân viên thường xuyên (lâu dài ) bao gồm những người đã được tuyển
dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa
có quyết định chính thức nhưng làm việc liên tục cho doanh nghiệp. Trong các
doanh nghiệp công nghiệp, theo quy định thời gian làm việc của loại công
nhân viên này là 1 ngày trở lên (đối với công nhân) và 05 ngày trở lên (đối với
nhân viên )
- Công nhân viên tạm thời là những người làm việc ở doanh nghiệp, theo các
hợp đồng tạm tuyển (hợp đồng thường quy định trước “thời gian sử dụng’’ và
“thời gian không sử dụng lao động’’), để hoàn thành các công việc có tính chất
đột xuất, thời vụ hoặc ngắn hạn tạm thời .
1.1.1.2. Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất: công nhân viên trong danh sách (nói
chính xác hơn là công nhân viên trong danh sách thuộc lĩnh vực sản xuất của doanh
nghiệp) được chia thành hai loại: công nhân viên làm việc trong các hoạt động công
nghiệp và công nhân viên không làm việc trong các hoạt động công nghiệp.
Công nhân viên làm việc trong các hoạt động công nghiệp chính là những
người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp,
bao gồm: công nhân và nhân viên sản xuất công nghiệp.
+ Công nhân là những người trực tiếp sử dụng tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm
công nghiệp hoặc phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp.
Bao gồm:

33
- Công nhân chính là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghiệp
của doanh nghiệp.
- Công nhân phụ là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản
phẩm công nghiệp của công nhân chính.
- Thợ học nghề là những người học tập sản xuất dưới sự chỉ dẫn của công nhân
chính.
+ Nhân viên trong doanh nghiệp công nghiệp bao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân
viên quản lý kinh tế và nhân viên quản lý hành chính.
Công nhân viên không làm các hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp,
là những người tham gia các hoạt động ngoài sản xuất công nghiệp (công nhân viên
xây dựng cơ bản, công nhân viên giao thông vận tải, …) những hoạt động của họ
phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất công nghiệp.
1.1.2. Công nhân viên ngoài danh sách là những người tham gia làm việc tại
doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương hay sinh hoạt
phí của doanh nghiệp. Công nhân viên ngoài danh sách bao gồm những người trực
tiếp sản xuất kinh doanh dưới một ngày và những người không trực tiếp sản xuất kinh
doanh dưới năm ngày. Những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng không do doanh nghiệp tuyển dụng và trả lương như những
người tham gia lao động XHCN, những thợ học nghề nơi khác gửi đến, những phạm
nhân đến lao động cải tạo. v. v.
Trong tổng thể công nhân viên của doanh nghiệp, công nhân viên trong danh
sách là bộ phận chủ yếu, quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó, đối tượng thường xuyên và chủ yếu của thống kê số lượng sức lao
động trong các doanh nghiệp, các ngành chính là số công nhân viên trong danh sách.

1.2. Xác định chỉ tiêu số lượng công nhân viên trong danh sách bình
quân của các doanh nghiệp sản xuất.
Trong thực tế, số lượng công nhân viên trong danh sách thường xuyên biến động
do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để đánh giá quy mô lao động của mỗi doanh nghiệp,
mỗi ngành trong từng thời kỳ hoặc để nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch số
lượng lao động và tính các chỉ tiêu kinh tế liên quan, thống kê thường sử dụng chỉ
tiêu số lượng công nhân viên trong danh sách bình quân.
Số lượng công nhân viên trong danh sách bình quân của doanh nghiệp (hay
ngành sản xuất) nào đó, là toàn bộ công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp
(của ngành đó ) tính cho một ngày trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm…).

34
Số lượng công nhân viên trong danh sách bình quân kỳ báo cáo bao gồm số
công nhân viên thường xuyên và công nhân viên tạm thời .
1.2.1. Số lượng công nhân viên thường xuyên.
Chỉ tiêu số lượng công nhân viên bình quân có thể được tính bằng nhiều phương
pháp .
1.2.1.1. Phương pháp phổ biến được sử dụng và đảm bảo chính xác hơn cả là
đem tổng số công nhân viên trong danh sách của các ngày theo lịch trong kỳ (bao
gồm cả ngày lễ và ngày chủ nhật) chia cho số ngày theo lịch của thời kỳ đó. Số công
nhân viên trong danh sách của những ngày nghỉ được tính theo số liệu ngày hôm
trước. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong điều kiện các doanh nghiệp hoạch
toán được đầy đủ, chính xác được số lượng công nhân viên hằng ngày.
Công thức tổng quát:
n


i1
Tit i
T  n

 i1
t i

Trong đó:
T : Số lượng công nhân viên trong danh sách bình quân trong kỳ.
Ti (i= 1, n ) : Số lượng công nhân viên thường xuyên trong danh sách mỗi ngày,
trong khoảng cách thời gian thứ i.
ti (i=1, n ): Độ dài thời gian (biểu thị bằng số ngày) của khoảng
cách thời gian thứ i.
Trong thực tế , người ta có thể dựa vào sơ đồ quỹ thời gian lao động theo ngày
công để xác định tổng số công nhân viên thường xuyên trong danh sách của các ngày
theo lịch trong kỳ, bằng cách cộng toàn bộ tổng số ngày công có mặt và tổng số ngày
công vắng mặt trong kỳ. Từ số liệu của chỉ tiêu số lượng công nhân viên bình quân
tháng, người ta có thể nhanh chóng xác định chỉ tiêu số lượng công nhân viên bình
quân quý, năm bằng phương pháp số bình quân (các chỉ tiêu bình quân tháng).
1..2.1.2. Trường hợp không có đủ tài liệu về số công nhân viên trong danh sách
hằng ngày mà chỉ có tài liệu về số công nhân viên trong danh sách ở các thời điểm
nhất định (có khoảng cách đều nhau), số lượng công nhân viên trong danh sách bình
quân được tính theo phương pháp số bình quân theo thứ tự thời gian trong kỳ.
Công thức tổng quát:

35
T1 T
 T 2  ...  T n 1  n
T 2 2
n 1
Cá biệt, có trường hợp chỉ có tài liệu về số lượng công nhân viên trong danh
sách của hai thời điểm đầu và cuối kỳ báo cáo thì số lượng công nhân viên bình quân
được tính theo phương pháp số bình quân số học giản đơn.
T1  T2
T
2
Trong đó:
T1,T2: Số công nhân viên trong danh sách thời điểm đầu và cuối kỳ.
1.2.2. Đối với bộ phận công nhân viên tạm thời của doanh nghiệp.
Do doanh nghiệp không quản lý được số lượng, nên công nhân viên tạm thời
bình quân chỉ được xác định bằng các phương gián tiếp. Đó là phương pháp tính theo
năng suất lao động và phương pháp tính theo tiền lương bình quân.
1.2.2.1. Phương pháp tính theo năng suất lao động bình: số lượng công nhân
viên tạm thời bình quân bằng khối lượng sản phẩm (hay công việc) do công nhân tạm
thời hoàn thành trong kỳ chia cho tích số của mức năng suất lao động bình quân ngày
của một công nhân thường xuyên trong doanh nghiệp làm cùng loại công việc và số
ngày chế độ trong kỳ.
Công thức:
q
Tt 
Wng  t cd
Trong đó:
T t : Số lượng công nhân tạm thời bình quân kỳ.
q : Khối lượng sản phẩm (công việc) do công nhân tạm thời hoàn thành
trong kỳ.
W ng : Mức năng suất lao động bình quân ngày một công nhân thường xuyên
làm cùng loại công việc đó.
tcđ: Số ngày công chế độ trong kỳ.
1.2.2.2. Phương pháp tính theo tiền lương bình quân: lấy tổng số tiền công đã
trả cho công nhân viên tạm thời trong kỳ chia cho tích số của mức lương bình quân
ngày một công nhân thường xuyên trong doanh nghiệp làm cùng lọai công việc đó
và số ngày chế độ trong kỳ.

36
Công thức:
F
Tt 
X ng  t cd
Trong đó:
F: Tổng tiền công đã trả cho công nhân viên tạm thời trong kỳ.
X ng : Mức lương bình quân của một công nhân viên thường xuyên trong
doanh nghiệp làm cùng loại công việc.
tcđ: Số ngày chế độ trong kỳ.
1..2..2.3. Trường hợp xác định số công nhân tạm thời bình quân tháng, có thể
lấy số lượng sản phẩm (công việc) đã hoàn thành hay tổng tiền đã trả cho công nhân
tạm thời trong tháng chia cho mức năng suất lao động hay bình quân tháng của một
công nhân thường xuyên trong doanh nghiệp làm cùng loại công việc đó.
Số lượng công nhân viên trong danh sách bình quân của doanh nghiệp bao
gồm toàn bộ số công nhân viên thường xuyên và tạm thời bình quân.
Ví dụ: có tài liệu về tình hình lao động của một doanh nghiệp công nghiệp tháng
4/2005 như sau :
Bộ phận công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp:
Từ ngày 1  5 , mỗi ngày doanh nghiệp có 400 công nhân viên;
Ngày 6 doanh nghiệp tuyển dụng thêm 20 người;
Ngày 21 doanh nghiệp điều chuyển đi 5 người.
Bộ phận công nhân nhận việc về làm tại gia đình: trong tháng đã sản xuất được
số sản phẩm trị giá 15.600.000 đồng. Biết rằng, một số công nhân thường xuyên trong
doanh nghiệp làm công việc này mỗi ngày bình quân làm được số sản phẩm trị giá
25.000 đồng.
Căn cứ vào tài liệu trên ta tính được :
Số công nhân viên thường xuyên (làm việc) tại doanh nghiệp bình quân tháng:
400  5  420 15  415  10  415 (người)
30
Số công nhân tạm thời bình quân tháng:
15.600.000
 25 (người)
25.000 25
Số công nhân viên trong danh sách bình quân tháng: 415 + 25 = 440 (người)

1.3. Nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng số lượng công nhân viên
trong các doanh nghiệp sản xuất .
37
Thống kê lao động trong doanh nghiệp có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch số lượng công nhân viên trong doanh nghiệp. Qua đó, phát
hiện tình trạng sử dụng lãng phí lao động; tìm các biện pháp khai thác đầy đủ khả
năng tiềm năng về lao động; tăng cường khả năng quản lý chặt chẽ việc sử dụng lao
động và góp phần sử dụng có hiệu quả cao các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp .
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch số lượng công nhân viên trong doanh
nghiệp thường tiến hành theo hai phương pháp: phương pháp giản đơn và phương
pháp có kết hợp (hay có liên hệ) đến tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng.
1.3.1. Phương pháp kiểm tra giản đơn:
Mức độ thực hiện kế hoạch số lượng công nhân viên được tính trên cơ sở so
sánh số lượng công nhân viên bình quân thực tế sử dụng với số lượng cộng nhân viên
bình quân theo kế hoạch yêu cầu.
Công thức tổng quát:
Số tương đối hoàn thành = T 1  100 %
T k

Số tuyệt đối = T1  T k

T1 số lượng công nhân viên thực tế sử dụng.


T k số lượng công nhân viên kế hoạch.
Kết quả số tuyệt đối mang dấu (+) hoặc (-) , biểu thị số công nhân viên thực tế
sử dụng vượt mức (hoặc giảm ) so với kế hoạch .
Vận dụng phương pháp này chỉ mới biết được mức độ tăng (giảm) về số lượng công
nhân viên thực tế so với kế hoạch, song chưa đánh giá được thực chất tình hình sử
dụng lao động của doanh nghiệp là tốt hay không tốt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
phải sử dụng một phương pháp kiểm tra khác. Đó là, phương pháp kiểm tra có liên
hệ đến tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng của doanh nghiệp.
1.3.2. Phương pháp kiểm tra có liên hệ đến tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng
Mức độ thực hiện kế hoạch số lượng công nhân viên tính được trên cơ sở so
sánh số công nhân viên bình quân thực tế sử dụng với số công nhân viên bình quân
theo kế hoạch, nhưng đã được điều chỉnh theo mức hoàn thành kế hoạch sản lượng.
Công thức tổng quát:

Số tương đối hoàn thành = T 1  100 %


q 1
T k
38 q k
q1
Số tuyệt đối = T 1  T k 
qk

q 1: là giá đơn vị sản phẩm loại I.


qk : là giá đơn vị sản phẩm loại i.
Phương pháp kiểm tra này giúp ta đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình thực
hiện kế hoạch số lượng công nhân viên của doanh nghiệp vượt mức hay tiết kiệm so
với yêu cầu thục hiện kế hoạch sản xuất. Nói cách khác, phương pháp này cho phép
đánh giá tính chất hợp lý trong việc sử dụng công nhân viên của doanh nghiệp.
Ví dụ: có tài liệu về tình hình sản xuất và tình hình lao động của một doanh
nghiệp như sau.
Bảng 3.1
Phân Số công nhân trong danh sách Giá trị sản xuất
xưởng bình quân (người) (1.000đ)
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
A 80 85 500.000 550.000
B 120 125 650.000 720.000
Tổng 200 210 1.150.000 1.270.000
Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động theo 2 phương pháp: phương
pháp giản đơn và phương pháp liên hệ với sản lượng.
1.3.3. Nghiên cứu tình hình sử dụng kết cấu công nhân viên.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp không
những phải đảm bảo số lượng lao động mà còn phải đảm bảo kết cấu lao động hợp
lý. Do vậy, thống kê lao động trong doanh nghiệp không những phải nghiên cứu về
số lượng lao động mà còn phải nghiên cứu về kết cấu lao động.
Kết cấu công nhân viên được biểu hiện bằng các tỷ trọng của mỗi loại công
nhân viên chiếm trong toàn bộ công nhân viên. Tỷ trọng của mỗi loại công nhân viên
chiếm trong toàn bộ được xác định theo công thức:

Tỷ trọng công nhân viên loại i: Ti


di 
T i
Trong đó: di : tỷ trọng công nhân viên loại i.

39
Ti : số lượng công nhân viên loại i.
Ti : tổng số công nhân viên các loại.
Khi nghiên cứu sự biến động kết cấu công nhân viên qua thời gian cần phải chú
ý: sự thay đổi của các tỷ trọng lao động trực tiếp và gián tiếp sản xuất. Mặt khác, cần
phải so sánh các tỷ trọng này thực tế với kế hoạch, từ đó đánh giá mức độ thực hiện
kế hoạch, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý việc sử dụng lao động trong biên
chế, giảm tới mức hợp lý tỷ trọng lao động gián tiếp sản xuất.
Ví dụ: có tài liệu về số lượng và kết cấu công nhân viên sản xuất công nghiệp
của một doanh nghiệp công nghiệp như sau.
Bảng 3.2
Phân loại Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực
Công nhân viên Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng hiện kế
(Người) (%) (Người) (%) hoạch (%)
Công nhân 1.020 85,0 1.083 83,3 106,1
Nhân viên kỹ thuật 60 5,0 65 5,0 108,3
Nhân viên kinh tế 36 3,0 52 4,0 144,4
Nhân viên hành chính 24 2,0 35 2,7 145,8
Tổng số 1.200 100,0 1.300 100,0 108.3
Kết quả trong bảng cho thấy toàn bộ công nhân viên sản xuất công nghiệp của
doanh nghiệp kỳ báo cáo đã vượt mức kế hoạch nhưng mức độ vượt kế hoạch giữa
các loại công nhân viên không đồng đều và chưa hợp lý. Công nhân là lực lượng trực
tiếp tạo ra sản phẩm, lại có mức vượt kế hoạch thấp nhất (6,1%) so với mức vượt kế
hoạch của các loại công nhân viên. Trái lại, lao động gián tiếp như nhân viên kinh tế
vượt kế hoạch 44,4%; nhân viên hành chính vượt kế hoạch 45,8%; nhân viên kỹ thuật
vượt kế hoạch 8,3%.
Xét về mặt kết cấu: tỷ trọng công nhân trong tổng số công nhân viên giảm đi
1,7%; trong khi đó, tỷ trọng nhân viên kinh tế tăng thêm 1,0%; tỷ trọng nhân viên
hành chính tăng thêm 0,7%. Như vậy, sự thay đổi kết cấu công nhân viên sản xuất
công nghiệp của doanh nghiệp trên thực tế so với kế hoạch là chưa thực sự hợp lý và
cần phải đi sâu nghiên cứu cụ thể để có kết luận chính xác hơn.
2. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG
Quá trình lao động của các doanh nghiệp được diễn ra theo thời gian cho nên
thước đo quá trình lao động đó chính là thời gian lao động được xác định thông qua
các chỉ tiêu ngày, giờ ... Mặt khác , việc sử dụng thời gian lao động tốt hay xấu sẽ
40
ảnh hưởng lớn đến quá trình phấn đấn tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,
tăng thu nhập và tăng tích lũy. Do đó, thống kê sử dụng thời gian lao động là một nội
dung chủ yếu và có tầm quan trọng đặc biệt trong thống kê lao động. Nhiệm vụ của
thống kê là phải hoạch toán chính xác toàn bộ thời gian lao động đã và chưa được sử
dụng vảo sản xuất của doanh nghiệp; tính toán các chỉ tiêu thống kê sử dụng thời gian
lao động của công nhân viên. Nói cách khác, thống kê cần phải hoạch toán đầy đủ,
chính xác các chỉ tiêu thống kê thời gian lao động của công nhân - bộ phận lao động
trực tiếp tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.
Hiện nay, đơn vị đo thời gian lao động phổ biến trong các doanh nghiệp là ngày
công và giờ công. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng thời gian lao động của công nhân
cũng được chia thành hai nhóm: “các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động theo ngày
công và các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động theo giờ công”.

2.1. Phản ánh quỹ thời gian lao động tính theo ngày công.
2.1.1. Tổng số ngày công dương lịch trong kỳ: là toàn bộ số ngày công tính theo
số ngày dương lịch mà doanh nghiệp có thể sử dụng của công nhân trong kỳ báo cáo
(không kể họ có mặt hay vắng mặt)
Chỉ tiêu này có thể xác định bằng một trong những cách sau: cộng dồn số công
nhân viên trong danh sách hằng ngày của kỳ (ngày lễ và ngày chủ nhật tính theo số
liệu của ngày kề trước đó); hoặc lấy bằng số công nhân viên trong danh sách bình
quân nhân với ngày theo lịch trong kỳ.
2.1.2. Tổng số ngày công chế độ: là tổng số ngày công tính theo số ngày làm
việc theo lịch quy định của toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong kỳ.
Số ngày làm việc theo quy định trong lịch bằng số ngày dương lịch trừ đi số
ngày nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật. Chỉ tiêu này tính được bằng cách lấy tổng số ngày công
dương lịch trừ đi số ngày công nghỉ lễ nghỉ chủ nhật. Hoặc có thể lấy số công nhân
viên trong danh sách bình quân kỳ nhân với số ngày làm việc theo chế độ quy định
cho mỗi công nhân trong kỳ.
Các quỹ thời gian lao động tính theo ngày công trên các mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
a) SƠ ĐỒ PHẢN ÁNH QUỸ THỜI GIAN LAO ĐỘNG THEO NGÀY CÔNG

Sơ đồ 3.1

Tổng số ngày công dương lịch

41
Tổng số ngày
Tổng số ngày công chế độ
nghỉ lễ, chủ nhật
Số ngày
công
Tổng số ngày công có
nghỉ
thể sử dụng cao nhất
phép
năm
Số ngày
Tổng số công
ngày công có mặt vắng
mặt
Số ngày
Số ngày
Số ngày công làm việc công
công làm
thực tế trong chế độ ngừng
thêm
việc
Tổng số ngày công làm
việc thực tế nói chung.

2.1.3. Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất trong kỳ: là tổng số ngày công
doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này tính đựoc bằng cách lấy tổng số ngày công chế độ trừ đi số ngày
công nghỉ phép hằng năm của công nhân viên trong kỳ báo cáo.
2.1.4. Tổng số ngày công có mặt trong kỳ: là toàn bộ số ngày công mà công
nhân viên có mặt tại nơi làm việc theo quy định của doanh nghiệp, không kể thực tế
họ có làm việc hay ngừng việc do các nguên nhân khách quan. Chỉ tiêu này biểu hiện
khối lượng thời gian lao động mà doanh nghiệp có thể sử dụng được hoàn toàn vào
sản xuất nếu không có những khuyết điểm về mặt quản lý sản xuất do doanh nghiệp
gây ra. Tổng số ngày công có mặt trong kỳ tính được bằng cách lấy tổng số ngày công
có thể sử dụng cao nhất trong kỳ trừ đi tổng số ngày công vắng mặt trong kỳ, hoặc có
thể tiến hành cộng dồn số công nhân viên trong kỳ.
2.1.5. Tổng số ngày công vắng mặt trong kỳ: là số ngày công mà công nhân viên
không có mặt tại nơi làm việc của họ vì các lý do như ốm đau, hội họp, thai sản, nghỉ
không lý do ...
2.1.6. Tổng số ngày công ngừng việc trong kỳ: là số ngày công công nhân viên
có mặt tại nơi làm việc nhưng thực tế không làm việc vì một nguyên nhân nào đó của
doanh nghiệp như: không có nhiệm vụ sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, thiếu điện...
42
Nếu công nhân viên ngừng việc cả ngày mới tính là ngày công ngừng việc, nếu
trong ngày công ngừng việc doanh nghiệp huy động làm những công việc thuộc hoạt
động sản xuất cơ bản của doanh nghiệp ở bộ phận khác thì vẫn hạch toán vào số ngày
công làm việc thực tế trong chế độ và ghi riêng vào mục “số ngày công ngừng việc
được huy động vào sản xuất cơ bản’’ để theo dõi.
2.1.7. Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳ: là số ngày công
mà công nhân viên thực tế làm trong phạm vi ngày công làm việc theo quy định trong
lịch (không kể làm đủ ca hay không). Nếu làm hai ca liên tục trong một ngày cũng
chỉ được tính một ngày thực tế làm việc, thời gian làm việc ca sau tính vào giờ làm
thêm.
2.1.8. Tổng số ngày công làm thêm (hay làm thêm ca): là những ngày công mà
công nhân viên làm thêm ngoài chế độ theo yêu cầu của doanh nghiệp vào các ngày
nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật. Thời gian làm thêm đủ một ca mới tính là ngày công làm thêm,
nếu làm thêm tiếp sau ca làm việc dù đủ ca hay không cũng chỉ tính vào giờ làm thêm.
2.1.9. Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn: là tổng số ngày công làm
việc thực tế trong chế độ và tổng số ngày công làm thêm. Chỉ tiêu này phản ánh toàn
bộ khối lượng thời gian lao động tính bằng ngày công thực tế được sử dụng vào sản
xuất trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là cơ sở để tính nhiều chỉ tiêu sử dụng
thời gian lao động của công nhân viên . . .

2.2. Quỹ thời gian lao động tính theo giờ công.
2.2.1. Tổng số giờ công chế độ: là toàn bộ số giờ công trong kỳ mà chế độ Nhà
nước quy định công nhân viên phải làm việc. nói cách khác, đây là quỹ giờ công mà
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất cơ bản. Thông thường số giờ
công chế độ của một ngày làm việc (hay 1 ca làm việc) là 8 giờ, đối với các doanh
nghiệp sản xuất đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì số giờ công chế độ ít hơn.
Tổng số giờ công chế độ trong kỳ được tính bằng cách lấy số ngày công làm
việc thực tế nói chung trong kỳ nhân với số giờ công chế độ của một ngày công. Chỉ
tiêu này bao gồm: tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ và số giờ công
ngừng việc nội bộ ca. Số giờ công ngừng việc nội bộ ca là số giờ công nhân viên
không làm việc trong ca do ốm đau đột xuất, mất điện. . .
2.2.2. Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ: là toàn bộ số giờ công
nhân viên thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế chế độ của kỳ (kể cả
giờ ngừng việc trong nội bộ ca được sử dụng vào sản xuất). Chỉ tiêu này có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng trong việc nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động của
doanh nghiệp; phản ánh chính xác lượng thời gian lao động trong chế độ được sử
43
dụng vào quá trình sản xuất (ngoài sản xuất cơ bản của doanh nghiệp); là cơ sở để
các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động như: độ dài ngày lao động, năng suất lao động
bình quân giờ, tiền lương bình quân giờ.
2.2.3. Số giờ công làm thêm: là số giờ công nhân viên làm vào thời gian ngoài
ca làm việc quy định (không kể thời gian làm thêm có đủ ca hay không).
2.2.4. Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn: là tổng số giờ công làm việc
thực tế trong chế độ và số giờ công làm thêm ngoài chế độ. Tổng số giờ công làm
việc thực tế nói chung phản ánh toàn bộ lượng thời gian lao động trong và ngoài chế
độ đã được sử dụng vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Có thể biểu diễn mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu quỹ thời gian lao động tính theo giờ công bằng sơ đồ sau.
SƠ ĐỒ CÁC QUỸ THỜI GIAN LAO ĐỘNG THEO GIỜ CÔNG

Sơ đồ 3.2
Tổng số giờ công chế độ
Số giờ
Số giờ công Tổng số giờ công làm việc công
làm thêm thực tế trong chế độ ngừng việc
nội bộ ca
Tổng số giờ công làm việc thực tế nói chung

Để quản lý tốt thời gian lao động của công nhân viên, thống kê không những
phải hoạch toán chính xác các quỹ thời gian lao động theo ngày công, giờ công mà
còn phải tính toán chính xác các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động của công nhân
viên.

2.3. Các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động của công nhân viên.
2.3.1. Độ dài bình quân ngày làm việc.
+ Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế trong chế độ là số giờ làm việc thực
tế trong chế độ bình quân một công nhân viên trong ngày làm việc của kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động của mỗi công
nhân trong phạm vi một ca làm việc do chế độ quy định.
Độ dài bình Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ
quân ngày làm (Đcđ =
Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung
việc )
thực tế chế độ

44
+ Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế nói chung: là số giờ làm việc thực tế bình
quân một công nhân trong một ngày làm việc trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh thời
gian làm việc thực tế cả trong và ngoài chế độ bình quân một ca làm việc của một
công nhân.
Độ dài bình Tổng số giờ công làm việc thực tế nói chung
quân ngày làm (Đtt) =
Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung
việc
thực tế nói chung
2.3.2. Hệ số làm thêm giờ: chỉ tiêu so sánh giữa độ dài bình quân ngày làm việc thực
tế nói chung với độ dài bình quân ngày làm việc thực tế trong chế độ.
Hệ số Tổng số giờ công làm việc thực tế nói chung
làm thêm (Hg) =
Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ
giờ
2.3.3. Số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân là chỉ tiêu phản ánh
lượng thời gian lao động thực tế trong kỳ tính bình quân cho một công nhân viên.
+ Số ngày làm việc thực tế trong chế độ bình quân một công nhân viên trong
kỳ.
Số ngày công Tổng số ngày công làm việc thực tế chế độ
làm việc thực tế (Scđ) =
Số công nhân trong danh sách bình quân
chế độ bình quân
một công nhân trong kỳ
+ Số ngày làm việc thực tế nói chung bình quân một công nhân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ điển hình chung nhất về sử dụng thời gian lao
động của công nhân viên trong kỳ và là căn cứ để đánh giá tình hình sử dụng thời
gian lao động nói chung của mỗi công nhân trong kỳ.
Số ngày công Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung
làm việc thực tế (Stt) =
Số công nhân trong danh sách bình quân
nói chung
bình quân trong kỳ
một công nhân
2.3.4. Hệ số làm thêm ca.
Hệ số Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung

45
làm thêm (Hc) = Tổng số ngày công làm việc thực tế chế độ
ca
Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của mỗi công nhân
viên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ đó được biểu hiện một cách tổng
quát bằng phương trình kinh tế sau:
Số giờ công
làm việc thực Độ dài bình quân ngày Số ngày làm việc thực tế nói
tế nói chung = làm việc thực tế x chung bình quân một công nhân
của một công nói chung trong kỳ viên trong kỳ
nhân trong kỳ
Trong đó :
Độ dài bình quân
ngày làm việc Độ dài bình quân ngày
thực tế = làm việc thực tế x Hệ số làm thêm giờ
nói chung chế độ trong kỳ
trong kỳ

Số ngày làm việc Số ngày làm việc


thực tế nói chung thực tế chế độ
bình quân một = bình quân x Hệ số làm thêm ca
công nhân viên một công nhân viên
trong kỳ trong kỳ
Như vậy, thời gian lao động của mỗi công nhân viên trong doanh nghiệp,
trong từng thời kỳ được tính theo phương trình tổng quát sau:
Số giờ công Số ngày
làm việc Độ dài bình làm việc
thực tế quân ngày Hệ thực tế chế độ
bình quân làm việc Số bình quân Hệ số
một công = thực tế x làm x một x làm
nhân viên chế độ thêm công nhân thêm
trong kỳ trong kỳ giờ viên trong kỳ ca

(T) (a) (b) (c) (d)

46
Từ phương trình này có thể thiết lập công thức biểu diễn mối quan hệ giữa
tổng thời gian lao động của toàn bộ công nhân với các nhân tố ảnh hưởng:
T= axbxcxdxe
Trong đó:
T :Tổng số giờ công làm việc thực tế của toàn bộ công nhân trong kỳ.
a :Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế độ trong kỳ.
b :Hệ số làm thêm giờ.
c :Số ngày làm việc thực tế chế độ bình quân một công nhân trong kỳ.
d :Hệ số làm thêm ca.
e :Số công nhân trong danh sách bình quân trong kỳ.
Trên cơ sở phương trình kinh tế vừa thiết lập, thống kê tiến hành phân tích
tổng hợp tình hình biến động của việc sử dụng thời gian lao động của công nhân trong
các doanh nghiệp, bằng phương pháp chỉ số.
Hệ thống chỉ số thường được áp dụng để phân tích sự biến động (hay tình hình
thực hiện kế hoạch) của việc sử dụng thời gian lao động của công nhân theo các nhân
tố ảnh hưởng như sau:
T 1

a 1 b1 c 1 d 1 e 1
T 0 a 0 b0 c 0 d 0 e 0

Trong đó:
Nhân tố 1:Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế độ trong kỳ.

a1 b1 c1 d1 e1
Số tương đối: 
a 0 b1 c1 d1 e1

Số tuyệt đối:  a1  b1  c1  d1  e1  a0  b1  c1  d1  e1

Nhân tố 2:Hệ số làm thêm giờ.


Số tương đối:

a0 b1 c1 d1 e1

a0 b0 c1 d1 e1

 a0  b1  c1  d1  e1  a0  b0  c1  d1  e1
Số tuyệt đối:

Nhân tố 3: Số ngày làm việc thực tế chế độ bình quân một công nhân trong kỳ.
a0 b0 c1 d1 e1
 47
a0 b0 c0 d1 e1
Số tương đối:

Số tuyệt đối:  a0  b0  c1  d1  e1  a0  b0  c0  d1  e1

Nhân tố 4:Hệ số làm thêm ca.


a0 b0 c0 d1 e1
Số tương đối: 
a0 b0 c0 d 0 e1

Số tuyệt đối:  a0  b0  c0  d1  e1  a0  b0  c0  d 0  e1

Nhân tố 5: Số công nhân trong danh sách bình quân trong kỳ.

a0 b0 c0 d 0 e1
Số tương đối: 
a0 b0 c0 d 0 e0

Số tuyệt đối:  a0  b0  c0  d 0  e1  a0  b0  c0  d 0  e0

Sử dụng hệ thống chỉ số trên, thống kê sẽ xác định được sự biến động của việc
sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
thống kê cần xác định được một cách cụ thể ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình
hình biến động (hay tình hình thực hiện kế hoạch) sử dụng thời gian lao động; vạch
rõ khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp. Từ
đó, thống kê đề xuất một số biện pháp giúp các doanh nghiệp, sử dụng triệt để và có
hiệu quả toàn bộ thời gian lao động của công nhân viên. Ngoài ra, để có những nhận
định đúng đắn và chính xác về những ưu khuyết điểm, những nguyên nhân gây ra sự
biến động, những vấn đề cần tập trung giải quyết, thống kê cần lập bảng cân đối về
thời gian lao động.
Ví dụ: có số liệu về số lượng công nhân và tình hình sử dụng thời gian lao
động của toàn bộ công nhân trong một doanh nghiệp như sau.
Bảng 3.3

TT Chỉ tiêu thời gian Đơn vị Năm trước Năm nay


01 Số công nhân trong danh sách bình quân Người 560 588
02 số ngày làm việc thực tế nói chung Ngày 148.512,0 157.527,0
03 số ngày làm thêm Ngày 5.712,0 4.588,0

48
04 số giờ làm việc thực tế nói chung Giờ 908.893,4 1.051.965,0
05 số giờ làm thêm Giờ 17.821,4 50.093,6

3. THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.

3.1. Khái niệm vễ năng suất lao động.


Năng suất lao động là một chỉ tiêu có tính chất tổng hợp nhất để đánh giá kết
quả sử dụng lực lượng sản xuất. Năng suất lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển
và sử dụng tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất, đặc biệt là vào yếu tố quan trọng
nhất của lực lượng sản xuất - sức lao động.
Năng suất lao động hay sức sản xuất của lao động con người trong việc sản xuất
một giá trị sử dụng nhất định trong một đơn vị thời gian lao động đã hao phí nghĩa là
hiệu suất lao động chân tay và trí óc của con người. Mặt khác, hiệu suất lao động của
con người lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ lành nghề của người lao động;
trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất; mức độ và hiệu quả sử dụng công cụ lao động; kết cấu và chất lượng của
nguyên vật liệu chính đã sử dụng v v...
Mức hiệu suất của lao động thường thể hiện ở lượng giá trị sử dụng mà lao động
đó sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, mức năng suất lao động
được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao
động (có thể tính riêng cho lao động sống hoặc cho toàn bộ lao động sống và lao động
vật hóa đã chi phí để sản xuất sản phẩm xã hội).

3.2. Các phương pháp xác định mức năng suất lao động.
3.2.1. Phương pháp sử dụng đơn vị hiện vật.
Mức năng suất lao động được tính bằng cách đem số lượng sản phẩm đã sản
xuất ra chia cho thời gian lao động đã hao phí để làm ra những sản phẩm đó.
Nếu ký hiệu:
q: số lượng sản phẩm đã sản xuất.
T: thời gian lao động hao phí.
q
Công thức tính: W
T
Chỉ tiêu nghịch với mức năng suất lao động là chỉ tiêu hao phí lao động, tức là
lượng thời gian đã hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Nếu ký hiệu: t là chỉ tiêu hao phí lao động.

49
T
Công thức tính: t 
Q
Giữa hai chỉ tiêu mức hao phí lao động và mức năng suất lao động có mối liên
1 1
hệ hữu cơ với nhau: W  ; t  . Mối liên hệ này cho biết mức năng suất lao động
t W
sẽ lớn hơn nếu có cùng một khối lượng sản phẩm đã sản xuất như nhau nhưng hao
phí lao động lại ít hơn, và điều đó biểu hiện sự tăng lên của năng suất lao động.
Trong trường hợp, doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm, thì mức năng
suất lao động được tính dưới dạng hiện vật. Chỉ tiêu năng suất lao động biểu hiện
bằng hiện vật có ưu điểm là:
+ Đánh giá trực tiếp được hiệu suất lao động.
+ So sánh trực tiếp mức năng suất lao động của các doanh nghiệp cùng sản
xuất một loại sản phẩm.
Song, nhược điểm chính của chỉ tiêu này là ở chỗ:
+ Không tổng hợp được năng suất lao động cho các loại sản phẩm khác nhau
của các doanh nghiệp sản xuất ra trong một thời gian nhất định và không
tính được năng suất lao động đã hao phí cho những sản phẩm còn đang sản
xuất dở dang.
+ Không đề cập tới chất lượng sản phẩm và không phản ánh kết quả tiết kiệm
lao động quá khứ.
Do đó, phương pháp này chủ yếu được áp dụng để tính mức năng suất lao động
trong điều kiện sản xuất sản phẩm cùng tên, cùng quy cách.
Để mở rộng phạm vi áp dụng phương pháp tính mức năng suất lao động biểu
hiện bằng hiện vật, thống kê sử dụng chỉ tiêu sản phẩm theo hiện vật quy ước hoặc
theo đơn vị thời gian (giờ công định mức).
Trong điều kiện buộc phải quy đồng lao động có chất lượng khác nhau; trong
điều kiện còn tồn tại nền kinh tế thị trường và có sự tác động của quy luật giá trị, thì
phương pháp tổng hợp duy nhất - có thể áp dụng được là cách tính mức năng suất lao
động biểu hiện bằng tiền.
3.2.2. Phương pháp sử dụng đơn vị tiền tệ.
Sử dụng đơn vị tiền tệ cho phép ta xác định được khối lượng chung về sản phẩm
đã sản xuất gồm: thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm làm dở và phần việc có tính
chất sản xuất kinh doanh cơ bản (sửa chữa lớn máy móc - thiết bị; phần việc làm tăng
thêm giá trị sử dụng của sản phẩm sản xuất vv. . .). Trong một phạm vi nhất định, chỉ
tiêu mức năng suất lao động biểu hiện bằng tiền phản ánh được chất lượng sản phẩm.

50
Nhược điểm chủ yếu của chỉ tiêu này là bị ảnh hưởng lớn của sự biến động của
giá cả các sản phẩm đã sản xuất ở các thời kỳ khác nhau; giữa các vùng các khu vực
khác nhau.
Công thức chung của chỉ tiêu mức năng suất lao động biểu hiện bằng tiền có
dạng:

W
 qi  pi
T i
Trong đó: q i : sản lượng sản phẩm đã sản xuất.
pi : giá cả từng loại sản phẩm.
Ti : thời gian lao động đã hao phí hay tổng số công
nhân.
Áp dụng công thức này, thống kê có thể tính tổng hợp các loại sản phẩm khác
nhau về giá trị sử dụng để tính mức năng suất lao động cho tất cả các loại công việc
theo từng đội sản xuất, từng phân xưởng, từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế và
toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu mức năng suất lao động biểu hiện bằng tiền được áp dụng rộng rãi trong
các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, là chỉ tiêu mức sản xuất về giá trị sản xuất theo
phương pháp công xưởng được tính bình quân cho một công nhân viên và cho một
công nhân sản xuất công nghiệp trong danh sách của doanh nghiệp. Chỉ tiêu giá trị
sản xuất tính theo phương pháp công xưởng có thể đáp ứng được những yêu cầu cần
thiết nhất định về đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của toàn ngành công nghiệp.
Giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành được sử dụng làm số liệu cơ sở để tính giá trị
sản lượng thuần túy của ngành công nghiệp: còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân
thì đó là số liệu xuất phát để tính GDP và GNP. Giá trị sản xuất tính theo giá cố định
loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động giá cả giữa các thời kỳ và đó là một yêu
cầu khi phân tích thống kê tình hình biến động mức năng suất lao động ngành công
nghiệp. Song, chỉ tiêu này trong nhiều trường hợp đã không thể đánh giá đúng kết
quả hoạt động sản xuất, nhất là đánh giá kết quả trực tiếp sản xuất của từng doanh
nghiệp. Thực tiễn cho thấy rằng, chỉ tiêu mức năng suất lao động lập theo giá trị sản
xuất được biểu hiện bằng giá cố định chịu ảnh hưởng của một số điều kiện mà trên
thực tế không liên quan gì đến mức năng suất lao động thực sự của doanh nghiệp
công nghiệp. Nó có thể dẫn đến những sai lệch được tạo nên bởi sự hay đổi cơ cấu tổ
chức sản xuất của doanh nghiệp. Những nhược điểm của chỉ tiêu này về mặt lý luận
và thực tiễn ít nhiều đã dẫn đến một số khó khăn trong việc đánh giá kết quả hoạt

51
động sản xuất của doanh nghiệp trong mối tương quan với các chỉ tiêu kinh tế quan
trọng khác như: giá thành bình quân, tiền lương bình quân vv...
Thời gian để tính mức năng suất lao động có thể là giờ công, ngày công hoặc số
lao động bình quân trong danh sách của các doanh nghiệp, các ngành và toàn bộ nền
kinh tế quốc dân (tháng, quý hoặc năm).
- Mức năng suất lao động bình quân giờ được xác định bằng số lượng sản phẩm sản
xuất bình quân trong một giờ - công làm việc thực tế nói chung. Chỉ tiêu này phản
ánh chính xác mức năng suất lao động thực tế của một công nhân trong một giờ
làm việc, nó không bị ảnh hưởng bởi thời gian ngừng việc trong ngày.
- Mức năng suất lao động ngày tính được bằng cách chia số lao động sản phẩm đã
sản xuất trong kỳ cho số ngày - công làm việc thực tế nói chung trong kỳ.
- Mức năng suất lao động tháng (quý, năm) biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản
xuất trong tháng (quý, năm) chia cho số lao động bình quân sử dụng vào sản xuất
trong tháng (quý, năm).
Mối quan hệ giũa các chỉ tiêu năng suất lao động tháng, năng suất lao động
ngày và năng suất lao động giờ được biểu hiện bởi phương trình kinh tế sau đây:
Mức Mức Số ngày
năng năng Độ dài làm việc
suất lao suất bình quân Hệ thực tế
động lao ngày làm Số chế độ Hệ số
bình = động x việc thực x làm x bình quân x làm
quân bình tế thêm một thêm
tháng quân chế độ giờ công nhân ca
(quý, giờ trong kỳ viên trong
năm) kỳ
Để tăng mức năng suất lao động tháng (quý, năm) thì biện pháp quan trọng là
phải tăng mức năng suất lao động giờ, độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế độ,
số ngày làm việc thực tế chế độ trong kỳ một công nhân, tức là huy động tất cả các
nhân tố trong chế độ. Đối với hệ số làm thêm giờ và làm thêm ca không nên huy động
nếu không cần thiết và khi còn có thể huy động thêm độ dài bình quân ngày làm việc
thực tế chế độ, số ngày làm việc thực tế chế độ trong kỳ một công nhân.
4. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MỨC NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.
Sau khi đã xác định được chính xác mức năng suất lao động, nhiệm vụ của
thống kê còn phải nghiên cứu sự biến động của mức năng suất lao động qua các thời

52
kỳ khác nhau, nhằm đánh giá trình độ tổ chức sản xuất và lao động của các doanh
nghiệp.

4.1. Chỉ số mức năng suất lao động.


Tùy theo phương pháp biểu hiện sản lượng được dùng để tính mức năng suất
lao động, ta có các dạng chỉ số mức năng suất lao động như sau:
4.1.1. Chỉ số mức năng suất lao động tính bằng đơn vị hiện vật.
Chỉ số mức năng suất lao động biểu hiện bằng đơn vị hiện vật có công thức tính
như sau:
+ Đối với một loại sản phẩm do một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất:
q1 q 0 W1
iw  : 
T1 T 0 W0
Trong đó:
iw : Chỉ số mức năng suất lao động.
q 1, q0 : Số lượng sản phẩm đã sản xuất biểu hiện bằng hiện vật kỳ báo cáo và
kỳ gốc .
T1, T0 : Thời gian lao động đã hao phí để sản xuất sản phẩm kỳ báo cáo và kỳ
gốc.
+ Đối với một loại sản phẩm nhưng do nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành cùng
sản xuất thì công thức chỉ số có dạng:

Iw 
 q1i :  q 0i 
W1
 T1i  T 0i W0
Trong đó :
Iw : Chỉ số mức năng suất lao động.
q 1i, q0i : Số lượng sản phẩm loại i đã sản suất biểu hiện bằng hiện vật kỳ báo
cáo và kỳ gốc.
T1i, T0i: Thời gian lao động đã hao phí để sản xuất sản phẩm i kỳ báo cáo và
kỳ gốc.
Chỉ số mức năng suất lao động tính bằng hiện vật thường được áp dụng để
nghiên cứu sự biến động mức năng suất lao động trong những doanh nghiệp, những
ngành cùng sản suất một loại sản phẩm đồng nhất. Nếu loại sản phẩm đó có nhiều
quy cách, quy trình công nghệ chế tạo khác nhau ..., thì thường áp dụng chỉ số mức
năng suất lao động biểu hiện bằng đơn vị hiện vật quy ước.
4.1.2. Chỉ số mức năng suất lao động tính bằng thời gian lao động.

53
Để nghiên cứu mức năng suất lao động trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất
nhiều loại sản phẩm không cùng tên gọi; có quy cách và quy trình công nghệ - kỹ
thuật chế tạo khác nhau, thống kê thường dùng phương pháp so sánh các khối lượng
sản xuất biểu hiện bằng thời gian lao động hao phí, ưu điểm chính của phương pháp
này là ở chỗ:
+ Áp dụng phương pháp tính mức năng suất lao động biểu biện bằng thời gian
lao động ta có thể giải quyết vấn đề tính năng suất lao động trong điều kiện
doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất nhiều loại sản phẩm (không cùng một quy
trình công nghệ - kỹ thuật ...)
+ Có thể tiến hành phân bổ lượng lao động theo từng phần việc và theo từng loại
lao động.
+ Không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nguyên vật liệu dùng vào sản xuất và
không chịu sự tác động bởi sự thay đổi tổ chức sản xuất.
Khi áp dụng phương pháp lao động để nghiên cứu sự biến động của mức năng

suất lao động. Thống kê tính dạng chỉ số sau đây: I w  q t


1i 1i

q t
1i 0i

Trong đó :
q 1i : số lượng sản phẩm loại i được sản suất trong kỳ báo cáo .
t1i, t0i : lượng lao động thực tế đã hao phí để sản suất ra một sản phẩm i ở kỳ
báo cáo và kỳ gốc.
4.1.3. Chỉ số mức năng suất lao động tính bằng tiền.
Như trên đã trình bày, chỉ số mức năng suất lao động tính bằng hiện vật và
bằng thời gian lao động chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu sự biến động mức
năng suất lao động chung cho các ngành, các doanh nghiệp. Để giải quyết yêu cầu
đó, thống kê tính chỉ số mức năng suất lao động biểu hiện bằng tiền, chỉ số này có

công thức tính như sau: I  q p : q p


1i i 0i i

w 1 (p)
T T
1i 0i w 0 (p)
Trong đó:
q 1i, q0i : Số lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ báo cáo và kỳ gốc.
pi : Giá cố định từng loại SP
w 1 (p) , w 0 (p) : Mức năng suất lao động bình quân kỳ báo cáo và kỳ gốc.
Cũng như chỉ số mức năng suất lao động tính bằng hiện vật và bằng thời gian
lao động đã hao phí; mức năng suất lao động tính bằng tiền chịu ảnh hưởng của sự
thay đổi kết cấu sản phẩm và hao phí thời gian lao động của doanh nghiệp. Để loại

54
trừ ảnh hưởng kết cấu, viện sỹ X.G.Strumilin đã đề xuất dùng chỉ số bình quân số học

gia quyền để bổ sung: I w  i T


wi 1i

T 1i

Trong đó:
Iwi : Chỉ số năng suất lao động bằng tiền của doanh nghiệp i.
T1i : Tổng số thời gian lao động trong doanh nghiệp i kỳ báo cáo.
Dưới đây là thí dụ về hai cách tính chỉ số mức năng suất lao động bằng tiền:
Bảng 3.4
Chỉ số
Số lượng sản phẩm Số công nhân Mức năng suất
Doanh mức năng
(100)c bình quân người lao động (c)
nghiệp suất
sản xuất Kỳ Kỳ Kỳ lao
Kỳ gốc Kỳ gốc Kỳ gốc
báo cáo báo cáo báo cáo động
q0i q 1i T0i T1i W0i W1i iwi
A 240 000 258 000 20 000 21 500 1 200 1 200 1,000
B 150 000 375 000 10 000 25 000 1 500 1 500 1,000
Cộng 390 000 633 000 30 000 46 500 1 300 1 361 1,047
Mức năng suất lao động bình quân của hai doanh nghiệp sản xuất trên tăng
4,7%; mặc dù mức năng suất của từng doanh nghiệp kỳ báo cáo không tăng so với kỳ
gốc. Có hiện tượng đó, là vì, doanh nghiệp B có số lượng sản phẩm tăng từ 15.000.000
lên đến 37.500.000 và do đó mức năng suất ở đây cao hơn của doanh nghiệp A, làm
cho mức năng suất lao động bình quân chung cũng tăng lên.

Iw 
1,0  215  1,0  250  1,0
215  250
4.2. Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động mức năng suất lao động.
4.2.1. Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động mức năng suất lao động tổng hợp.
Mức năng Mức Độ dài bình Số ngày
suất lao năng quân ngày Hệ làm việc Hệ số
động bình suất lao làm việc thực Số thực tế chế độ làm
quân động tế làm bình quân thêm
tháng = bình x chế độ x thêm x một x ca
(quý, quân trong kỳ giờ công nhân
năm) giờ viên trong kỳ

55
( W)  (a)  (b)  (c)  (d)  (e)

w1 a 1 b 1 c 1 d 1 e1
Hệ thống chỉ số:     
w0 a 0 b0 c0 d0 e0

Lượng tăng (giảm tuyệt đối):

w1  w 0  a 1  a 0  b1c1d 1e1
 b1  b 0 a 0 c1d 1e1
 c1  c 0  a 0 b 0 d1e1
 d1  d 0 a 0 b 0 c 0 e1
 e1  e 0 a 0 b 0 c 0 d 0
4.2.2. Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động mức năng suất lao động bình quân.
Chỉ số mức năng suất lao động bình quân không chỉ phản ánh thuần túy sự
biến động riêng của năng suất lao động, mà cả ảnh hưởng sự biến động của kết cấu
công nhân (hoặc thời gian lao động).
Nhân tố bản thân năng suất lao động tăng (giảm) do các yếu tố dưới đây tác động:
- Do việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất, áp dụng các phát minh
sáng kiến mới.
- Nâng cao trình độ thành thạo, kỹ năng sản xuất, trình đọ lành nghề của công nhân.
- Quản lý kinh tế - kỹ thuật, quản lý và sử dụng lao động, vật tư tốt hơn.
- Còn nhân tố kết cấu công nhân (hoặc thời gian lao đọng ) thay đổi là do:
- Các doanh nghiệp, các ngành, các bộ phận sản xuất có năng suất lao động cao
thấp khác nhau.
- Các loại công nhân có mức năng suất lao động khác nhau vv..
- Mặt khác, việc xuất hiện các bộ phận sản xuất, các doanh nghiệp, các ngành mới
và mất đi các doanh nghiệp, các ngành cũ cũng gây ra sự biến động mức năng
suất lao động bình quân chung.
Khi đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến biến động mức năng suất lao động
bình quân, có thể dùng hệ thống chỉ số cấu thành khả biến để nghiên cứu:

56
W T 1 1  Ws Ts1 1  Ws Ts 0 1

T 1

 Ts 1

 Ts 1

W T 0 0  Ws Ts0 1  Ws Ts
0 0

T 0  Ts 1  Ts 0

(I) (1) (2)


W T 1 1  Ws Ts 0 0

T 1

 Ts 0

 Ws Ts 1 1 W T 0 0

 Ts 1 T 0

(3) (4)
Trong đó:
W : Mức năng suất lao động của từng bộ phận, từng doanh nghiệp, từng ngành.
Ws: Mức năng suất lao động của những sản phẩm có thể so sánh được.
T : Số lượng lao động của từng bộ phận, từng DN, từng ngành sản xuất.
Ts: Số lượng lao động của những bộ phận sản xuất có thể so sánh được.
Trong hệ thống chỉ số này:
- Chỉ số (I): phản ánh sự biến động của mức năng suất lao động bình quân toàn
doanh nghiệp, toàn ngành sản xuất.
- Chỉ số nhân tố 1: phản ánh sự biến động của mức năng suất lao động cá biệt (từng
tổ, từng bộ phận, từng đơn vị sản xuất) nếu kết cấu lao động không thay đổi (trong
phạm vi so sánh được).
- Chỉ số nhân tố 2: phản ánh sự biến động của mức năng suất lao động bình quân
do ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu lao động của các đơn vị sản xuất, các doanh
nghiệp các ngành (sản xuất sản phẩm so sánh được).
- Chỉ số nhân tố 3: phản ánh sự biến động của mức năng suất lao động bình quân
do sự xuất hiện các đơn vị sản xuất mới.
- Chỉ số nhân tố 4: phản ánh sự biến động của mức năng suất lao động bình quân
do không còn các đơn vị, các doanh nghiệp, các ngành sản xuất trước đây nữa.

57
CHƯƠNG 4
THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. KHÁI NIỆM VÀ CẤU THÀNH TỔNG MỨC TIỀN LƯƠNG TRONG
LĨNH VỰC SẢN XUẤT

1.1. Khái niệm về tiền lương.


Tiền lương là một hình thức của thù lao lao động, đó là số tièn mà doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế trả cho công nhân viên chức theo số lượng và chất lượng lao động của
họ đã đóng góp. Về bản chất, tiền lương trong doanh nghiệp quốc doanh là một phần
giá trị do lao động mới sáng tạo ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, là kết quả của
quá trình phân phối lần đầu diễn ra ngay trong phạm vi doanh nghiệp. Thông qua tình
hình tiền lương có thể đánh giá được quy mô lao động, chất lượng lao động và phần
nào cũng phản ánh được đời sống của công nhân viên chức.
Để có thể nghiên cứu một cách sâu sắc tình hình tiền lương trong lĩnh vực sản
xuất, thống kê cần phải tính toán các chỉ tiêu cụ thể về tiền lương. Đó là các chỉ tiêu:
quỹ lương, lương bình quân, lương chính, phụ cấp có tính chất tiền lương…

1.2. Tổng quỹ lương (còn gọi là tồng mức tiền lương)
1.2.1. Khái niệm: tổng quỹ lương là tổng số tiền doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
dùng để trả lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên chức (thường xuyên và tạm thời) trong một thời kỳ nhất định.
Theo quy định tạm thời của Nhà nước, tổng quỹ lương của doanh nghiệp bao
gồm những khoản cụ thể sau đây:
- Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống các tháng lương, mức lương chức vụ
đã ban hành,
- Lương trả theo sản phẩm ,
- Tiền lương công nhật trả cho người làm phụ động,
- Tiền lương trả cho công nhân khi làm ra phế phẩm nhưng trong phạm vi, chế độ
quy định (cho phép),
- Tiền lương ngừng việc do các nguyên nhân không phải công nhân viên gây ra ,
- Lương thời gian công nhân viên được huy động đi làm cho các công việc (theo
chế độ quy định),
- Lương trả cho thời gian đi học (trong chế độ quy định); lương phép,
- Thưởng có tính chất thường xuyên,
- Và các khoản phụ cấp có tính chất lương:
58
+ Phụ cấp làm thêm giờ, thêm ca, làm việc vào những ngày nghỉ phép năm
theo quy định,
+ Phụ cấp dạy nghề trong sản xuất,
+ Phụ cấp tổ trưởng, phụ cấp phụ trách bộ phận sản xuất,
+ Phụ cấp thâm niên theo chế độ,
+ Phụ cấp lưu động,
+ Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại,
+ Phụ cấp thôi việc.
Không được tính vào quỹ tiền lương các khoản tiền thưởng không thường xuyên
(thưởng phát minh sáng kiến . . .); các khoản trợ cấp không thường xuyên (trợ cấp
khó khăn đột xuất, trợ cấp ngoại kiều…); công tác phí, bảo hộ lao động, các khoản
bảo hiểm xã hội
1.2.2. Cấu thành quỹ lương.
Mục đích của nghiên cứu cấu thành quỹ lương là xem xét tình hình sử dụng chi
phí tiền lương trong sản xuất có hợp lý không, việc sử dụng lao động (theo quỹ thời
gian) có hiệu quả hay không. Ngoài ra, các tài liệu về cơ cấu quỹ lương còn là cơ sở
không thể thiếu được để tính toán các chỉ tiêu tiền lương bình quân và phân tích mối
quan hệ giữa tốc độ phát triển của tiền lương và năng suất lao động v.v…cuối cùng ,
thông qua các tài liệu phân tích và tổng hợp được, các tổ chức kinh tế & các doanh
nghiệp sản xuất - kinh doanh có thể tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm thoả mãn
đồng thời các mục tiêu: quản lý tốt lao động; hạ thấp chi phí tiền lương một cách hợp
lý; đảm bảo vừa nâng cao tiền lương một cách hợp lý; đảm bảo vừa nâng cao tiền
lương cho công nhân viên, vừa có thể tăng tích luỹ cho xã hội v.v….
Với mục tiêu đó, quỹ tiền lương được xem xét dưới những giác độ khác nhau và
do đó hình thành các loại quỹ tiền lương như sau:
1.2.2.1. Theo độ dài thời gian:
- Quỹ lương giờ: là tổng tiền lương trả cho các giờ công làm việc thực tế nói
chung: bao gồm các khoản lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán, các khoản
phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm đêm; tiền thưởng có tính chất thường
xuyên (thưởng năng suất, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nâng cao hiệu
suất thiết bị công tác v.v…).
Phụ cấp lương ngày: là phụ cấp thêm giờ, tiền lương các giờ ngừng việc trong
ca không do lỗi của công nhân viên.

59
Sơ đồ cấu thành quỹ tiền lương của công nhân viên trong khu vực sản xuất.
Sơ đồ 4.1
Các khoản phụ cấp có tính chất
Quỹ lương giờ
lương tính theo ngày
Các khoản phụ cấp có tính
Quỹ lương ngày
chất lương tính theo tháng
Quỹ lương tháng
- Quỹ lương ngày: là tổng số tiền dùng để trả lương và các khoản phụ cấp tiền
lương cho công nhân viên chức theo số ngày công làm việc thực tế nói chung. Quỹ
lương ngày bao gồm toàn bộ quỹ lương giờ và các khoản phụ cấp tiền lương tính theo
ngày.
Các khoản phụ cấp lương tháng là các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương
dùng để thanh toán cho toàn bộ công nhân viên chức trong phạm vi tháng lao động.
Phụ cấp lương tháng bao gồm: tiền trả cho thời gian ngừng việc cả ngày được chế độ
cho phép, tiền trả cho những ngày nghỉ phép được chế độ quy định, tiền trả cho những
ngày đi làm nghĩa vụ Nhà nước, các khoản phụ cấp có tính chất lương v.v… tổng quỹ
lương tháng (quý, năm) bao gồm toàn bộ quỹ lương ngày và các khoản phụ cấp có
tính chất tiền lương tính theo tháng.
Như vậy, quỹ lương ngày không những do quỹ lương giờ quyết định mà còn
phụ thuộc vào qui mô của các khoản phụ cấp lương ngày, sự phụ thuộc đó được xác
định bằng hệ số phụ cấp lương ngày:

Hệ số phụ cấp Tổng quỹ lương ngày


=
lương ngày (Hng) Tổng quỹ lương giờ
Quỹ lương tháng phụ thuộc vào quỹ lương ngày và qui mô của các khoản phụ
cấp lương tháng. Quy mô của các khoản phụ cấp lương tháng được phản ánh thông
qua hệ số phụ cấp lương tháng.

Hệ số phụ cấp Tổng quỹ lương tháng


=
lương tháng (Ht) Tổng quỹ lương ngày

60
Tổng hợp lại ta có:
Quĩ lương tháng = Quĩ lương giờ x Hng x Ht
Trong đó: Hng: Là hệ số phụ cấp lương ngày,
Ht: Là hệ số phụ cấp lương tháng.
1.2.2.2. Theo bản chất và vị trí của thù lao lao động trong sản xuất kinh doanh,
ta có thể chia quỹ lương thành lương chính và phụ cấp lương.
1.2.2.2.1. Lương chính bao gồm các hình thức trả lương: lương sản phẩm, lương
thời gian; lương sản phẩm hỏng (không đúng quy cách) và lương ngừng việc không
do khách quan gây ra.
- Lương thời gian: là tiền lương trả cho công nhân viên chức theo thời gian lao
động, căn cứ vào mức lương quy định của người đó. Lương thời gian cũng có hai
loại: lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng.
+ Lương thời gian giản đơn: trả cho công nhân viên chức theo mức lương và thời
gian làm việc của họ.
+ Lương thời gian có thưởng; là tiền lương trả cho công nhân viên chức căn cứ
vào mức lương và thời gian làm việc có kết hợp với khen thưởng khi đạt và
vượt các chỉ tiêu đã qui định như: tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên
nhiên vật liêu, tăng năng suất lao động, đảm bảo tiến độ sản xuất v.v..
- Lương sản phẩm: là tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào số lượng và
chất lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra. Các hình thức lương sản phẩm, gồm có:
lương sản phẩm trực tiếp; lương sản phẩm luỹ tiến; lương sản phẩm có thưởng; lương
sản phẩm gián tiếp và lương khoán sản phẩm.
+ Lương sản phẩm trực tiếp: là tiền lương trả cho lao động căn cứ vào số lượng
sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm.
+ Lương sản phẩm luỹ tiến: tiền lương trả cho công nhân viên, căn cứ vào số
lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau: đơn giá không
đổi đối với sản phẩm trong mức qui định; đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩm
vượt định mức.
Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động
và thường được áp dụng đối với những nơi sản xuất còn chậm nhằm tăng sản
lượng sản phẩm ở đó.
+ Lương sản phẩm có thưởng: là tiền lương trả cho lao động căn cứ vào số lượng
sản phẩm đã sản xuất ra theo đơn giá mỗi đơn vị sản phẩm; kết hợp với một
hình thức tiền thưởng khi hoàn thành (hoặc hoàn thành vượt mức) các chỉ tiêu

61
qui định như: tiết kiệm nguyên nhiên, vật liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Lương sản phẩm gián tiếp: là tiền lương trả cho công nhân viên phụ cùng tham
gia sản xuất với công nhân chính đã hưởng lương theo sản phẩm; được xác định
căn cứ vào hệ số và số sản phẩm đã sản xuất ra.
+ Lương khoán sản phẩm: là một hình thức trả lương theo sản phẩm, trong đó
người công nhân được nhận một số tiền định trước sau khi hoàn thành một
khối lượng công việc nhất định, theo đúng chất lượng và thời gian qui định
cho loại công việc đó. Hiện nay lương khoán được áp dụng khá rộng rãi trong
nhiều công việc, ở tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh
(trong công nghiệp, xây dựng, vận tải và trong thương mại, dịch vụ . .)

2. CÁC CHỈ TIÊU TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VÀ MỐI QUAN HỆ.

2.1. Tiền lương bình quân giờ.


Tiền lương bình quân giờ là tiền lương tính bình quân cho 1 giờ làm việc thực
tế của một công nhân viên chức trong doanh nghiệp:
Công thức tính:
Tiền lương bình Tổng quỹ lương giờ (Fg)
quân giờ = Số giờ công làm việc thực tế nói
(xg ) chung của công nhân viên.

Cần lưu ý là: số giờ công làm việc thực tế nói chung của công nhân viên bằng
tổng số giờ công thực tế trong chế độ cộng (+) số giờ công làm thêm (ngoài chế độ).

2.2. Tiền lương bình quân ngày.


Tiền lương bình quân ngày là tiền lương tính bình quân cho một ngày công lao
động thực tế của một công nhân viên trong doanh nghiệp.
Công thức tính:

Tiền lương bình Quỹ lương ngày (Fn)


quân ngày = Số ngày công làm việc thực tế nói chung của
(x )
ng công nhân viên chức trong doanh nghiệp.

2.3. Tiền lương bình quân tháng (quý, năm)


Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) là tiền lương tính bình quân cho một
công nhân viên trong danh sách bình quân của một tháng (quý, năm).

62
Công thức tính:
Tiền lương bình Tổng quỹ lương tháng
quân tháng (quý, năm) của (quý, năm) (Ft)
=
một công nhân viên trong Số công nhân viên trong danh sách
danh sách bình quân bình quân tháng (quý, năm) ( T)

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tiền lương bình quân được biểu hiện bằng phương
trình như sau:
Tiền
lương Độ dài
Tiền Số ngày Hệ số
bình ngày lao Hệ số
lương làm việc phụ cấp
quân động phụ cấp
= bình x x x thực tế của x lương
tháng thực tế lương ngày
quân một công tháng
(quý, nói (Hng)
giờ nhân (Sht) (Ht)
năm) chung
(xg )

Tức là: X t  X g  Dht  H ng  S ht  H t

Suy ra: Tổng quỹ lương (tháng, quý, năm) của doanh nghiệp sẽ là:

X t  X g  Dht  H ng  S ht  H t   T i
(với Ti là số công nhân của từng bộ phận,  Ti là tổng số công nhân).
Như vậy có 6 nhân tố ảnh hưởng tới tổng quỹ lương, để phân tích ảnh hưởng
của các nhân tố tới sự biến động tổng quỹ lương ta vận dụng phương pháp chỉ số với
hệ thống chỉ số tổng quỹ lương như sau:

 xT 1 1

xg1 Dht1 Hng1 Sht1 Ht1  T1
xT 0 0 xg0 Dht0 Hng0 Sht0 Ht0  T0

Trong đó:
Nhân tố 1: ảnh hưởng của tiền lương bình quân giờ tới tổng quỹ lương

Số tương đối:
X g 1 Dht 1 Hng 1 Sht 1 Ht 1  T1

X g 0 Dht 1 Hng 1 Sht 1 Ht 1  T1
Số tuyệt đối:

 Xg      T  Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
1 Dh1 Hng1 Sh1 Ht1 63
i1 0 1 1 1 1 1
Nhân tố 2: ảnh hưởng của độ dài ngày làm việc thực tế nói chung

Số tương đối: X g 0 Dht1 Hng1 Sht1 Ht1  T1



X g 0 Dht0 Hng1 Sht1 Ht1  T1

Số tuyệt đối:

 Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
1 1 1 1 1  Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
0 1 1 1 1
0 0

Nhân tố 3: ảnh hưởng của hệ số phụ cấp lương ngày


X g 0 Dht Hng Sht 1 Ht 1  T1
Số tương đối:  0 1

X g 0 Dht 0 Hng 0 Sht 1 Ht 1  T1

Số tuyệt đối:

 Xg  Dh  Hng  Sh  Ht
0 1 1 1   Ti1  Xg  Dh  Hng  Sh  Ht
0 0 1 1   Ti1
0 0

Nhân tố 4: ảnh hưởng của số ngày làm việc thực tế

Số tương đối: X g 0 Dht 0 Hng 0 Sht 1 Ht 1  T1



X g 0 Dht 0 Hng 0 Sht 0 Ht 1  T1

Số tuyệt đối:

 Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
0 0 1 1 1  Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
0 0 0 1 1
0 0

Nhân tố 5: ảnh hưởng của hệ số phụ cấp lương tháng.

Số tương đối: X g 0 Dht 0 Hng 0 Sht 0 Ht 1  T1



X g 0 Dht 0 Hng 0 Sht 0 Ht 0  T1

Số tuyệt đối:

 Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
0 0 0 1 1  Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
0 0 0 0 1
0 0

Nhân tố 6: ảnh hưởng của tổng số và kết cấu công nhân viên.

64
Số tương đối:
X g 0 Dht 0 Hng 0 Sht0 Ht 0  T1

X g 0 Dht 0 Hng 0 Sht0 Ht 0  T0
Số tuyệt đối:

 Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
0 0 0 0 1  Xg  Dh  Hng  Sh  Ht   Ti
0 0 0 0 0
0 0

Sử dụng hệ thống chỉ số nói trên không những có thể phân tích một cách sâu
sắc tình hình biến động của các nhân tố sử dụng lao động, mà còn phân tích được các
nhân tố ảnh hưởng tới biến động tổng quỹ lương.
Mức lương bình quân của một công nhân viên bình quân trong danh sách không
những phụ thuộc vào mức lương của từng công nhân, mà còn phụ thuộc vào tỷ trọng
những công nhân viên có mức lương khác nhau.
Thậy vậy, theo công thức tính tiền lương bình quân tháng (quý, năm) của một
công nhân viên trong danh sách bình quân ta có:
XiTi Ti )
X t    (X i.   X i.mi
T i Ti

Xt : mức lương bình quân tháng (quý, năm) của một công nhân viên
Xi : mức lương của từng công nhân viên
Ti: số công nhân viên có cùng một mức lương của những tổ khác nhau.
T: tổng số công nhân viên bình quân trong danh sách các doanh nghiệp.
T
d : là tỷ trọng của từng loại công nhân viên có cùng một mức lương
T
trong tổng số công nhân viên của doanh nghiệp.
Chú ý: như phần trên đã nêu, tiền lương bình quân là chỉ tiêu chất lượng, có thể
làm cơ sở để so sánh với các chỉ tiêu kinh tế khác. Do vậy trong khi tính tiền lương bình
quân tháng của một công nhân viên ta phải đảm bảo tính so sánh của tài liệu nghiên
cứu, tức là chỉ tính tiền lương bình quân cho công nhân viên hưởng lương
Công thức:

Tiền lương bình Tổng quỹ lương tháng


quân tháng một =
công nhân viên Tổng số ngày công
-
nghỉ hưởng trợ cấp

65
Số CNV trong
Số ngày theo lịch kỳ
danh sách bình
nghiên cứu
quân

3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ

3.1. Phân tích sự biến động của tiền lương bình quân theo các nhân tố
sử dụng thời gian.
Sự biến động của tiền lương bình quân tháng (quý, năm) của một công nhân
viên chịu ảnh hưởng bởi một loạt các nhân tố thuộc về trình độ quản lý và sử dụng
thời gian lao động của bản thân người lao động và doanh nghiệp. Trong đó, tiền lương
bình quân giờ là nhân tố tiền lương thuần tuý nhất (trong các nhân tố tiền lương bình
quân), tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà doanh nghiệp thực tế đã
huy động sử dụng. Các nhân tố khác còn lại thuộc về tình hình sử dụng thời gian lao
động có ích của công nhân viên cần được khuyến khích và duy trì ở một mức độ hợp
lý, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp.
Thí dụ: Có tài liệu về tình hình lao động, tiền lương của doanh nghiệp sản xuất.
Bảng 4.1
CHỈ TIÊU NĂM 2002 NĂM 2003

Tổng quỹ lương năm (1.000đ) 1.028.319,6 1.176.284,88

Tổng quỹ lương ngày (1.000đ) 926.413,66 1.059.716,11

Tổng quỹ lương giờ (1.000đ) 886.520,25 1.009.253,44


Độ dài ngày làm việc thực tế nói chung (giờ) 6,45 6,32

Hệ số phụ cấp lương ngày 1,05 1,05


Số ngày làm việc thực tế của 1 công nhân viên 255.00 260,00

Hệ số phụ cấp lương tháng 1,11 1,11


Số công nhân viên trong danh sách bình quân (người) 154,00 166,00
Bằng hệ thống số chỉ số hãy phân tích sự biến động của tiền lương bình quân?

66
3.2. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu tiền lương bình quân bằng hệ
thống chỉ số cấu thành khả biến.
Như đã trình bày, tiền lương bình quân của công nhân viên trong một thời kỳ
(tháng, quý, năm) phụ thuộc vào bản thân mức lương của từng công nhân viên và kết
cấu của tổng số công nhân viên trong doanh nghiệp. Để phân tích sự biến động của
tiền lương bình quân và ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố, thống kê dùng hệ thống
chỉ số cấu thành khả biến.
 X1T1  X 1T1  X 0T1
 T1  T1  T1
 x
 X 0T0  X 0T1  X 0T0
 T0  T1  T0
Công thức rút gọn:
X1 X1 X 01
 x
X0 X 01 X0
Sự biến động của tiền lương mỗi công nhân là nhân tố nội tại, quyết định bởi:
- Trình độ tay nghề của công nhân,
- Cải tiến kỹ thuật, áp dụng các phát minh sáng kiến mới,
- Trình độ quản lý, sử dụng thời gian lao động hợp lý.
Sự biến động do ảnh hưởng của kết cấu công nhân là một yếu tố tất yếu khách quan,
do nhu cầu của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, yếu tố khách quan này nếu không hợp
lý thì cũng ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động.
Theo phương pháp này, về riêng thù lao lao động mà xét, nếu các nhân tố nói
trên (bản thân tiền lương và ảnh hưởng kết cấu công nhân) đều có ảnh hưởng làm cho
tiền lương bình quân tăng lên là một biểu hiện tốt (chứng tỏ đội ngũ lao động được
nâng cao về chất lượng). Nếu ngược lại, là chưa hợp lý cần phải khắc phục.
Thí dụ: xét tình hình Lao động- Tiền lương ở một nhà máy X theo tài liệu sau đây:
Bảng 4.2

Mức lương tháng Số công nhân


1 công nhân (người)
Bậc lương (1000 đ)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
(X0) (X1) (T0) (T1)
2 1.346 1.390 60 50
3 1.420 1.450 30 40
67
4 1.500 1.520 10 10
100 100

Thay số liệu tính toán được vào hệ thống chỉ số ta có:

X1 X1 X 01
 
X0 X 01 X0
1427,0 1427,0 1391,0
 
1383,6 1391,0 1383,6
1,0314 = 1,0259 x 1,0053
(+ 3,14%) ; (+2,59%) ; (+0,53%)
(+43,40) = (+36,00) + (+7,40) ngàn đồng/công nhân
Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy: tiền lương bình quân của một công nhân
viên trong nhà máy kỳ báo cáo đã tăng 43,4 ngàn đồng/công nhân tương ứng với tỷ
lệ tăng là 3,14%, do ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Do bản thân mức lương tháng của công nhân tăng 2,59 % (hay tăng 36,0 ngàn
đồng/công nhân). Đây là nhân tố nội tại phản ánh sự cố gắng của nhà máy
trong việc cải thiện đời sống công nhân.
- Do kết cấu công nhân có sự thay đổi làm cho tiền lương bình quân của công
nhân tăng 0,53% (tương ứng với việc tăng 7,4 ngàn đồng/công nhân), phản
ánh việc thay đổi kết cấu lao động của nhà máy hợp lý.
4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỔNG MỨC TIỀN LƯƠNG.

4. 1. Phương pháp phân tích tổng quát.


Tổng quỹ lương chi ra trong một thời kỳ chiếm một phần quan trọng trong
tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng quỹ
tiền lương có quan hệ chặt chẽ với tình hình sử dụng vốn lưu động trong quá trình
sản xuất – kinh doanh. Nó phản ánh tình hình vượt chi (hay tiết kiệm) tổng quỹ lương
và có quan hệ gián tiếp đến tình hình sử dụng số lượng và chất lượng lao động.
Phương pháp phân tích giản đơn có nghĩa là lấy tổng quỹ lương sử dụng thực
tế trong kỳ (F1) so với tổng quỹ lương kế hoạch kỳ đó (Fk). Công thức:

Tỷ lệ hoàn thành kế F1
=
hoạch tổng quỹ lương q
Fk 1
(%) qk

68
(ii) Lượng tăng tuyệt q
= F1  ( Fk 1 )
đối qk
Công thức có thể viết:
F1 : q1 f
If   1
Fk : q k fk
Trong đó:
f1 là tỷ suất chi phí lương cho một đơn vị sản phẩm ở kỳ thực tế.
fk là tỷ suất chi phí lương cho một đơn vị sản phẩm ở kỳ kế hoạch.
Như vậy, việc đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổng mức tiền lương thực
chất là so sánh tỷ suất tiền lương. Tỷ suất tiền lương càng nhỏ thì chi phí lương cho
một sản phẩm càng thấp, hay có nghĩa doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Do đó,
chỉ số tỷ suất tiền lương có giá trị càng nhỏ thì việc thực hiện kế hoạch tổng quỹ
lương càng phù hợp. Tuy nhiên, tỷ suất tiền lương được hạ thấp hợp lý khi quỹ lương
tăng lên và sản lượng cũng tăng theo.
IF
I Fq   1,0
Iq
Trong đó:
IFq: chỉ số tỉ suất tiền lương
IF: chỉ số tổng mức tiền lương (chỉ số quỹ lương)
Iq: Chỉ số sản lượng sản phẩm
Ví dụ: Xét tình hình thực hiện kế hoạch tổng quỹ lương theo tài liệu sau đây:
Bảng 4.3
TT CHỈ TIÊU Kế hoạch Thực hiện Chỉ số
1 Mức tiêu thụ hàng hoá (1.000đ) – Q 799.940 1.440.000 1,80
2 Số nhân viên bình quân trong danh sách (người) 115 120 1,04
3 Quỹ lương (1000đ ) – (F) 135.700 144.000 1,06
4 Mức lương bình quân tháng (1.000đ/người) 1.180 1.200 1,02
5 Mức tiêu thụ bình quân (1.000đ/người) 6.956 12.000 1,73

Theo phương pháp đơn giản ta có:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch F 144.000


 1 x100%  x100%  106%
tổng quỹ lương (%) Fk 135.700

Theo phương pháp có liên hệ với tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất:
69
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch  F1  144.000
Q 1.440.000
tổng quỹ lương (%) Fk 1 135.700 x
Qk 799.940

f1 0,10
   0,59 hay 59,00%
f k 0,17
Các con số tính toán cho thấy:
- Nếu chỉ xem xét một cách giản đơn thì tổng quỹ lương đã phải chi ra nhiều hơn
kế hoạch đã định là 6% (tương ứng với 144.000 – 135.700 = 8.300ngàn đồng).
- Xét trong mối quan hệ với doanh số tiêu thụ, ta thấy doanh nghiệp đã tiết kiệm
chi phí lương, hạ thấp được mức chi phí 41%, số tiền tiết kiệm tương ứng sẽ là:
1.440.000
 144.000  135.700    100 .278 ngµn VND
799 .940
Tóm lại, doanh nghiệp đã hoàn thành tốt kế hoạch quản lý quỹ lương, tiết kiệm
được chi phí lương, do tốc độ tăng lên của mức tiêu thụ hàng hoá nhanh hơn tốc độ
tăng của quỹ lương.
(Iq = 1,80 > IF = 1,06)

4.2. Phương pháp phân tích sự biến động của tổng mức tiền lương
thông qua sự biến động của tiền lương bình quân.
Tổng quỹ lương biến động do nhiều nhân tố nhưng trực tiếp nhất là do sức lao
động sử dụng trong quá trình sản xuất (thời gian lao động hoặc số lượng công nhân
viên) và sự biến động của tiền lương bình quân của một đơn vị thời gian hoặc tiền
lương bình quân của một công nhân viên.
Từ phương trình kinh tế đơn giản:
Tiền lương bình quân của Tổng số công
Tổng quỹ một công nhân viên
= X nhân viên
lương
(X ) (T)
Tiền lương bình quân của Tổng thời
Tổng quỹ một đơn vị thời gian
= X gian
lương
(X ) (T)

Suy ra:

70
F1  X 1  T1 x X 0  T1
F 0 X 0  T1 X 0  T0
(1) (2 ) (3)
Bên vế phải của công thức phản ánh tăng giảm của từng nhân tố tới tổng quỹ
lương bằng số tương đối. Còn số tuyệt đối phản ánh mức tăng được tính theo công
thức sau:
F 1  F 0  ( X 1  X 0 ).  T1  ( T1   T0 ). X 0
(1) (2) (3)
Trong đó:
(1) Chỉ số biểu hiện sự biến động của tổng quỹ lương.
(2) Chỉ số biểu hiện sự biến động của tổng quỹ lương do ảnh hưởng của tiền lương
bình quân thay đổi.
(3) Chỉ số biểu hiện sự biến động của tổng quỹ lương do ảnh hưởng của thời gian
lao động hoặc số lượng công nhân viên thay đổi.
Thí dụ: xét tình hình Lao động- Tiền lương ở một nhà máy theo tài liệu sau đây:
Bảng 4.4
Số công nhân Tổng quỹ lương
Bậc lương (người) (1000đ)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
(T0) (T1) (X0 T0) (X1 T1)
2 60 50 80760 69500
3 30 40 42600 58000
4 10 10 15000 15200
100 100 138360 142700

Thay các số liệu đã có vào công thức ta được kết quả:


142.700 1.427,0  100 1383,6  100
 
138.360 1383,6  100 1383,6  100
1,031  1,031 x 1,000
( 3,1%); ( 3,1%); ( 0,00%)
( 4.340)  ( 4.340)  ( 0,00)ngµn VND
Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy, tổng quỹ lương tăng 4.340 ngàn đồng
(hay tăng 3,1% so với quỹ lương kỳ gốc) là do các nhân tố sau:
+ Do tiền lương bình quân của một công nhân thay đổi (tăng 3,1%) làm tổng
quỹ lương tăng 4.340 ngàn đồng.
71
+ Do tổng số công nhân không đổi làm cho quỹ lương không thay đổi.
Những tài liệu trên đây chỉ cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng cải thiện được đời
sống của công nhân. Tuy nhiên, tính hợp lý của việc tăng lương cho lao động ở đây
chưa được sáng tỏ. Muốn có kết luận đúng đắn còn phải xét đến tốc độ tăng năng suất
lao động.
5. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN .
Trong mục phân tích sự biến động của tổng quỹ lương, khi liên hệ với sản
lượng (hoặc kết quả sản xuất - kinh doanh), ta đã nhận ra rằng: tỷ suất tiền lương chỉ
có thể được hạ thấp trong điều kiện tốc độ tăng của sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng
của tổng quỹ lương. Điều đó cho phép ta nhận thức đúng đắn tính quy luật về “tốc độ
tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng của tièn lương bình quân” là một
yêu cầu khách quan.
Thật vậy, nếu có:
f1 F1 : q1
 Ta có thể suy ra:
f 0 F0 : q 0
f 1 F1 q1
 :
f 0 F0 q 0
Chia cả quỹ lương F và sản lượng q (q có thể tính bằng các hình thức hiện vật,
giá trị…) cho tổng số công nhân (Ti), ta có:

f 1 F1 :  T1 q1 :  T1
 :
f 0 F0 :  T0 q0 :  T0
Hay
f 1 X 1 W1 I
 : hoặc I f  X
f0 X 0 W 0 IW

Và để có If < 1 phải đảm bảo I W  I X


Tóm lại, chỉ có thể hạ thấp chi phí tiền lương một cách hợp lý nhất khi tốc độ
tăng lên của năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân
Ta có thể xét một cách đầy đủ hơn thí dụ đã cho ở mục 4.1, để thấy rõ khi tốc
độ tăng năng suất nhanh hơn tăng của tiền lương bình quân thì tỷ suất tiền lương giảm
xuống, đó là kết quả của một sự việc làm thoả mãn đồng thời hai yêu cầu tăng lương
và tiết kiệm chi phí lương.
Ví dụ: Xét tình hình thực hiện kế hoạch tổng quỹ lương theo tài liệu sau đây:
72
Bảng 4.5
TT CHỈ TIÊU Kế hoạch Thực hiện Chỉ số
1 Mức tiêu thụ hàng hoá (1.000đ) - Q 799.940 1.440.000 1.80
2 Số nhân viên bình quân trong danh sách (người) 115 120 1.04
3 Quỹ lương (1000đ ) - (F) 135.700 144.000 1.06
4 Mức lương bình quân tháng (1.000đ/người) 1.180 1.200 1.02
5 Mức tiêu thụ bình quân (1.000đ/người) 6.956 12.000 1.73

Xét mối quan hệ giữa tổng mức lương và tiền lương bình quân ta có:
f1 X 1 W 1
 :
f0 X 0 W 0
0 ,10 1 . 200 1 . 200
 :
0 ,17 1 . 180 6 . 956
0 , 59  1, 017 : 1, 725
Từ đó ta có thể kết luận rằng, trong ví dụ trên tốc độ tăng tiền lương bình quân
so với tốc độ tăng năng suất lao động chỉ bằng 59% chi phí lương cho một đơn vị sản
lượng ở kỳ gốc, hay là do tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền
lương bình quân nên đã tiết kiệm được 41% chi phí lương.

73
CHƯƠNG 5
THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Trong sản xuất của doanh nghiệp bên cạnh lao động là yếu tố cơ bản, còn cần
phải có tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động của doanh nghiệp
bao gồm máy móc thiết bị, công cụ, công trình kiến trúc, phương tiện vận chuyển . .
.là bộ phận quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất. Trong tư liệu lao động thì tài
sản cố định có tỷ trọng lớn, có ý nghĩa quyết định tới quá trình sản xuất. Vì vậy, việc
nghiên cứu về tài sản cố định là một công việc quan trọng của thống kê.
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ)

1.1. Khái niệm tài sản cố định.


Tài sản cố định là những tư liệu lao động do con người tạo ra, có tính chất lâu
bền, được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình được sử dụng, giá
trị tài sản cố định bị hao mòn dần, được chuyển dần từng phần vào giá trị của sản
phẩm làm ra theo mức độ hao mòn và được thu hồi dưới hình thức khấu hao trong
giá thành sản phẩm, có giá trị và giá trị sử dụng.
Do đó, khi xác định tài sản cố định cần phải xem xét đầy đủ hai mặt: mặt hình
thái và mặt sử dụng của tài sản cố định.
Thứ nhất (về mặt hình thái): tài sản cố định trước hết phải là một vật thể với đặc
trưng chung nhất là được sử dụng dần dần và lâu dài, trong suốt quá trình sử dụng
hình thái vật chất của nó về cơ bản là không thay đổi. Với nghĩa rộng nhất đó là tài
sản cố định sản xuất là tất cả các tư liệu lao động và tài sản cố định phi sản xuất là
các tư liệu tiêu dùng có tính chất lâu dài.
74
Tài sản cố định là kết quả của hoạt động sản xuất, trong nó được hàm chứa một
lượng giá trị lao động xã hội, do đó, tài sản cố định có giá trị. Vì vậy, khi phân biệt
tài sản cố định với các công cụ lao động nhỏ thuộc tài sản lưu động người ta thường
phải xem xét nó với điều kiện đồng thời đạt được hai tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn 1: thời gian sử dụng dài (thường dài hơn một năm)
Tiêu chuẩn 2: giá trị tương đối cao (được qui định cụ thể theo của từng
quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể).
Tuy nhiên, hiện nay đã có thay đổi quan niệm về tài sản cố định và đã gộp vào
tài sản cố định cả yếu tố khoa học kỹ thuật trong đó có những yếu tố mang tính chất
phi vật chất, như các phát minh, sáng chế chưa được sử dụng. Chính trong những
nguồn phi vật chất này một khối lượng lớn lao động xã hội được tích luỹ và biểu hiện
một tiềm năng phát triển sản xuất to lớn. Đồng thời, chính ở bộ phận này cũng xuất
hiện quá trình hao mòn vô hình và do đó, nếu không được sử dụng nhanh chóng sẽ
xảy ra những thiệt hại rõ rệt. Do đó, nếu chúng ta muốn thống kê khối lượng tài sản
cố định để biểu hiện toàn bộ tiềm lực kinh tế thì có thể mở rộng cả tài sản cố định
thuộc loại hình vật chất này.
Thứ hai (về mặt sử dụng): tài sản cố định phải là những tài sản thuộc hình thức
sở hữu xã hội nào đó, trong một quan hệ sản xuất nhất định. Bản thân tính sử dụng
lâu dài và chi phí cao vẫn chưa phải là căn cứ duy nhất để xác định tài sản cố định.
Ví dụ, những thiết bị đắt tiền, những ô tô con...sẽ là tài sản cố định nếu nó là tài sản
của một doanh nghiệp, một cơ quan, ...nhưng nó vẫn có thể là vật phẩm tiêu dùng nếu
nó là tài sản cá nhân, trang bị cho từng gia đình. Phân định mặt sử dụng của tài sản
cố định có ý nghĩa thiết thực trong quản lý tài sản cố định.

1.2. Phân loại tài sản cố định.


Tài sản cố định trong một doanh nghiệp cũng như trong một ngành hoặc toàn
bộ nền kinh tế quốc dân rất phức tạp, muốn nghiên cứu về tài sản cố định trước hết
chúng ta phải phân loại được tài sản cố định.
Phân loại tài sản cố địnhlà việc chia tổng số tài sản cố định ra từng nhóm, bộ
phận khác nhau dựa vào các tiêu thức khác nhau.
1.2.1. Căn cứ vào công dụng của tài sản cố định.
+ Nhà cửa: là các công trình xây dựng để lắp đặt máy móc thiết bị, chứa
nguyên nhiênvật liệu, nơi làm việc của các phòng ban, phân xưởng v.v...
+ Vật kiến trúc: là các công trình phục vụ cho việc sản xuất được thuận lợi và
an toàn, gồm có: hầm mỏ, đường xá, cầu cống, ống khói nhà máy ...

75
+ Máy móc-thiết bị động lực: là những máy móc - thiết bị động lực tạo ra năng
lượng hoặc chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác, gồm có:
các máy móc phát điện, nồi hơi, động cơ điêzen, tuốc bin v.v...
+ Máy móc-thiết bị truyền dẫn: là các máy móc thiết bị truyền dẫn năng lượng,
gồm có: đường dẫn điện, đường ống dẫn nhiệt v.v...
+ Máy móc- thiết bị sản xuất: là những máy móc thiết bị tác động vào đối
tượng lao động tạo ra sản phẩm, gồm có: các máy khoan, máy phay, máy
tiện, máy mài, máy doa ...
+ Phương tiện vận chuyển: là những máy móc thiết bị phục vụ cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm của doanh nghiệp, gồm có: toa xe,
đầu máy, ô tô...
Cách phân loại này tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch sử dụng tài sản cố
định phù hợp.
1.2.2. Dựa vào hiện trạng tài sản cố định.
+ Tài sản cố định đang dùng,
+ Tài sản cố định chưa dùng,
+ Tài sản cố định không cần dùng,
+ Tài sản cố định chờ thanh lý...
Cách phân loại này tạo điều kiện cho công tác tính khấu hao và xem xét
xử lý nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
2. THỐNG KÊ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, PHỤC VỤ CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.

2.1. Thống kê khối lượng tài sản cố định.


2.1.1. Chi tiêu hiện vật của tài sản cố định.
Người ta thường dựa vào đặc điểm vật chất của tài sản cố định mà xác định cho
chúng các đơn vị đo lường có thể là cái, chiếc, con, v.v... Chính nhờ vậy mà chỉ tiêu
hiện vật của tài sản cố định có khả năng biểu hiện chính xác giá trị sử dụng, công cụ
kinh tế của tài sản cố định, rất cần thiết cho kế hoạch hoá trang bị tài sản cố định và
cho việc lập kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tài sản cố định đo lường bằng chỉ tiêu hiện vật chỉ có thể thống kê
được cho từng nhóm, từng loại riêng mà không thể áp dụng thống nhất cho tất cả tài
sản cố định. Để có thể biểu hiện tổng hợp khối lượng tài sản cố định trong cả doanh
nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu giá trị tài sản cố định.
2.1.2. Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định.

76
Giá trị tài sản cố định là chỉ tiêu biểu hiên khối lượng tài sản cố định bằng tiền
tệ trong một thời kỳ. Do có khả năng tổng hợp cao, chỉ tiêu này tạo điều kiện thuận
lợi cho công việc so sánh đánh giá nhiều phương diện khác nhau, cung cấp nhiều
thông tin cần thiết cho công tác quản lý. Để tính được chỉ tiêu giá trị tài sản cố định,
thống kê phải tiến hành đánh giá chúng dựa trên các căn cứ khác nhau.
+ Dựa vào thời gian đánh giá: người ta phân biệt giá ban đầu và giá trị khôi
phục tài sản cố định.
+ Dựa vào tình hình sử dụng và tình hình khấu hao tài sản cố định: người ta
phân biệt giá hoàn toàn và giá còn lại của tài sản cố định.
Trong công tác thống kê thực tế, người ta thường kết hợp hai phương thức đánh
giá trên. Do đó, có thể được biểu hiện theo các chỉ tiêu sau:
- Nguyên giá: là tổng số chi phí đầu tư ban đầu dùng để xây dựng hoặc mua sắm
tài sản cố định ở trạng thái chưa sử dụng.
- Giá trị còn lại: là phần còn lại của giá ban đầu hoàn toàn sau khi đã trừ phần
khấu hao tài sản cố định.
- Giá khôi phục hoàn toàn: là toàn bộ số vốn đầu tư để xây dựng và mua sắm tài
sản cố định ở thời gian trước được tính lại theo điều kiện giá cả hiện tại của
cùng loại tài sản cố định đó mới nguyên.
- Giá khôi phục còn lại: là phần còn lại của giá khôi phục hoàn toàn sau khi trừ
phần khấu hao tài sản cố định.
Giá khôi phục còn lại cho ta biết được tình trạng hiện thời của tài sản cố định.
Do đó, nó là một trong những căn cứ để lập kế hoạch trang bị tài sản cố định, để bổ
sung kịp thời cho quá trình sản xuất.
Qua bốn chỉ tiêu giá trị tài sản cố định ở trên, ta thấy việc sử dụng chúng để
nghiên cứu sự biến động của tài sản cố định là rất khó khăn. Có thể khắc phục khó
khăn này bằng cách sử dụng giá cố định do Nhà nước quy định.

2.2. Nghiên cứu thống kê tình trạng tài sản cố định.


Trên cơ sở phân loại và đánh giá tài sản cố định có thể tính và phân tích nhiều
chỉ tiêu thống kê tài sản cố định.
2.2.1. Nghiên cứu kết cấu tài sản cố định.
Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định phản ánh quan hệ tỷ lệ của từng nhóm tài sản cố
định so với toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp (hoặc phạm vi rộng hơn: cục
quản lý, Bộ chủ quản, toàn nền kinh tế).
Công thức tính như sau:

77
Chỉ tiêu kết cấu Giá trị của một loại tài sản cố định
=
tài sản cố định Giá trị toàn bộ tài sản cố định

Trong công thức này, nếu dùng được giá khôi phục hoàn toàn thì chỉ tiêu tính
được sẽ chính xác và so sánh được trong một số thời kỳ liên tiếp. Nhưng thường là
ta không có loại giá này một cách thường xuyên. Vì vậy, phải dùng nguyên giá, mặc
dù giá này có sự sai lệch giữa các thời điểm mua sắm khác nhau đối với những tài
sản cố định cùng loại.
Nghiên cứu kết cấu tài sản cố định có thể thấy được đặc điểm trang bị kỹ thuật
của doanh nghiệp hoặc ngành, đánh giá được trình độ phát triển kỹ thuật trong từng
ngành, từng doanh nghiệp. Qua việc phân tích, so sánh kết cấu tài sản cố định giữa
các doanh nghiệp cùng loại, có thể xác định kết cấu hợp lý, tiết kiệm vốn cố định
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi đồng vốn của doanh nghiệp.

2.2.2. Nghiên cứu tình hình tăng giảm tài sản cố định.
Để đánh giá chung tình hình biến động của tài sản cố định, có bảng cân đối tài
sản cố định. Bảng này nêu rõ khối lượng tài sản cố định có đầu kỳ, tăng trong kỳ,
giảm trong kỳ và có cuối kỳ cho tổng số và từng loại tài sản cố định. Tuỳ theo từng
thời kỳ và điều kiện cụ thể mà người lập các bảng cân đối chi tiết hoặc đơn giản
Trong bảng cân đối này tốt nhất là dùng giá khôi phục hoàn toàn để đánh giá tài
sản cố định. Nếu thời kỳ báo cáo cách quá xa thời kỳ đánh giá lại và tài sản cố định
được đánh giá bao gồm cả giá khôi phục và nguyên giá thì phải loại trừ ảnh hưởng
của biến động giá cả. Một trong những phương pháp, đó là, đánh giá tài sản cố định
mới tăng theo giá của thời kỳ gần nhất. Một cách khác là dùng hệ số tính đổi nguyên
giá thành giá khôi phục, thông qua chỉ số giá cả (giữa giá khôi phục và giá ban đầu)
của tài sản cố định cùng loại.
Muốn xác định chung tình hình tăng, giảm tài sản cố định, người ta tính hệ số
tăng và hệ số giảm tài sản cố định:
Hệ số tăng tài sản Giá trị tài sản cố định tăng trong kỳ
=
cố định Giá trị tài sản cố định có cuối kỳ

Hệ số giảm Giá trị tài sản cố định giảm trong kỳ


=
tài sản cố định Giá trị tài sản cố định có đầu kỳ

Bảng cân đối tài sản cố định.

78
Bảng 5.1
Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ

Loại Loại Loại cũ Có cuối
Loại TSCĐ đầu Tổng Loại DN Tổng
hiện đại không cần bị huỷ năm
năm số đã có số
hơn dùng bỏ
A – Dùng trong sản xuất cơ bản
Tổng số:
Trong đó:
- Nhà cửa
- Vật kiến trúc
- Thiết bị động lực
- Thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị sản xuất
- Thiết bị vận tải
B – Dùng trong sản xuất khác
C- Không dùng trong sản xuất

Các hệ số tăng và giảm tài sản cố định phản ánh đầy đủ tình hình tăng và giảm
tài sản cố định, cung cấp một cái nhìn toàn bộ về sự biến động chung của tài sản cố
định. Tuy vậy, để nêu rõ hơn về tình hình đổi mới và loại bỏ tài sản cố định, cần tính
thêm các hệ số sau đây:
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Hệ số đổi mới tài
= (có cả chi phí hiện đại hoá)
sản cố định
Giá trị tài sản cố định có cuối kỳ

Hệ số loại bỏ Giá trị TSCĐ cũ loại bỏ trong kỳ


=
tài sản cố định Giá trị tài sản cố định có đầu kỳ

Hai hệ số này phản ánh rất rõ nét về tình hình tăng thêm các máy móc thiết bị
hiện đại hơn vào cấu thành tài sản cố định có cuối kỳ, tức là sẽ phát huy tác dụng vào
thời kỳ sắp tới, và tình hình loại bỏ các thiết bị cũ lạc hậu ra khỏi doanh nghiệp, nhằm
làm cho năng lực sản xuất của doanh nghiệp được đổi mới. Cũng qua hai hệ số này,
các cơ quan chủ quan có thể nghiên cứu tốc độ hiện đại hoá thiết bị của các doanh
nghiệp trong phạm vi quản lý của mình để lập kế hoạch bổ sung vốn cố định cho từng
doanh nghiệp trong thời gian tới được hợp lý hơn.
Trong từng thời kỳ, ngoài việc tính chung cho toàn bộ tài sản cố định, các hệ số
nói trên còn cần được tính riêng cho từng loại tài sản cố định để việc nghiên cứu càng
cụ thể và sâu sắc.

79
2.2.3. Nghiên cứu tình hình hao mòn tài sản cố định
Hiện trạng tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện có hiệu
quả quá trình sản xuất. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là
sự hao mòn, bao gồm, hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình: còn gọi là hao mòn vật chất – do quá trình vận hành của
máy móc thiết bị hoặc do tác dụng phá hoại của thiên nhiên, làm cho tài sản cố định
bị giảm sút công suất, hoặc bị hư hỏng. Hình thức hao mòn này được xác định bằng
hai cách:
- Cách 1: so sánh thời hạn sử dụng thực tế với thời hạn sử dụng định mức của
tài sản cố định, hoặc so sánh khối lượng sản phẩm thực tế mà tài sản cố định
đó tạo ra với khối lượng sản phẩm định mức của tài sản cố định;
- Cách 2: xác định trạng thái cấu tạo kỹ thuật của tài sản cố định để đánh giá
trình độ hao mòn.

Hệ số hao mòn Tt
=
hữu hình tài sản cố định Tn

Hoặc
Hệ số hao mòn Qt
=
hữu hình tài sản cố định Qn
Trong đó:
Tt: Thời hạn sử dụng thực tế
Tn: Thời hạn sử dụng định mức
Qt: Sản lượng đã sản xuất của tài sản cố định.
Qn: Sản lượng định mức trong cả thời hạn
sử dụng định mức của tài sản cố định.
Hệ số hao mòn tài sản cố định được tính căn cứ vào mức đã khấu hao của tài
sản cố định. Tuy nhiên, ngoài quá trình hao mòn, tài sản cố định còn có quá trình
chống lại sự hao mòn,

Hệ số tăng Giá trị tài sản cố định tăng trong kỳ


=
tài sản cố định Giá trị tài sản cố định có cuối kỳ

Hệ số giảm Giá trị tài sản cố định tăng trong kỳ


=
Tài sản cố định Giá trị tài sản cố định có đầu kỳ

Bảng phân loại tài sản cố định


80
Bảng 5.2
Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ

Có đầu Loại Loại Loại Loại cũ
Loại tài sản cố định Tổng cuối
năm Tổng số DN đã hiện đại không bị huỷ
số năm
có hơn cần dùng bỏ
A. Dùng trong sản xuất
chính.
Trong đó:
- Nhà cửa
- Vật kiến trúc
- Thiết bị động lực
- Thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị sản xuất
- Thiết bị vận tải
B. Dùng trong sản xuất
khác.
C. Không dùng trong sản
xuất
Các hệ số tăng và giảm tài sản cố định phản ánh đầy đủ tình hình tăng và giảm
tài sản cố định, cung cấp một cái nhìn toàn bộ về sự biến động chung của tài sản cố
định. Tuy vậy, để nêu rõ hơn về tình hình đổi mới và loại bỏ tài sản cố định, cần tính
thêm các hệ số sau đây:
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Hệ số đổi mới tài sản
(có cả chi phí hiện đại hoá)
cố định =
Giá trị tài sản cố định có cuối kỳ

a) Giá trị TSCĐ cũ loại


Hệ số loại bỏ
= bỏ trong kỳ
Tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định có đầu kỳ

Hai hệ số này phản ánh rất rõ nét về tình hình tăng thêm các máy móc thiết bị
hiện đại hơn vào cấu thành tài sản cố định có cuối kỳ, tức là sẽ phát huy tác dụng vào
thời kỳ sắp tới, và tình hình loại bỏ các thiết bị cũ lạc hậu ra khỏi doanh nghiệp, nhằm
làm cho năng lực sản xuất của doanh nghiệp được đổi mới. Cũng qua hai hệ số này,
các cơ quan chủ quan có thể nghiên cứu tốc độ hiện đại hoá thiết bị của các doanh
nghiệp trong phạm vi quản lý của mình để lập kế hoạch bổ sung vốn cố định cho từng
doanh nghiệp trong thời gian tới được hợp lý hơn.
Trong từng thời kỳ, ngoài việc tính chung cho toàn bộ tài sản cố định, các hệ số
nói trên còn cần được tính riêng cho từng loại tài sản cố định để việc nghiên cứu càng
cụ thể và sâu sắc.

81
Hao mòn vô hình: của tài sản cố định là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài
sản do có những tài sản cố định cùng loại nhưng được sản xuất ra với giá rẻ hơn hoặc
hiện đại hơn.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình của tài sản cố định không phải
do chúng sử dụng nhiều hay ít mà là do tiến bộ của khoa học – kỹ thuật. Hao mòn vô
hình còn được xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm nào đó bị chấm dứt, tất yếu
dẫn đến máy móc thiết bị để chế tạo ra sản phẩm đó cũng bị lạc hậu và mất tác dụng.

2.3. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định.


Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định
cho doanh nghiệp.
Để đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta thường
dùng một số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu 1: so sánh giữa giá trị sản xuất của doanh nghiệp thực hiện trong năm
với tổng giá tị TSCĐ bình quân trong năm.
Giá trị sản xuất
=
Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm

Trong đó:
Tổng giá trị
Tổng giá trị Tổng giá trị
TSCĐ đầu +
TSCĐ bình = TSCĐ cuối năm
năm
quân
2

Chỉ tiêu này cho ta biết trong một thời gian (1 năm) cứ 1 đ tài sản cố định của
doanh nghiệp tham gia vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Chỉ tiêu 2: so sánh giữa mức thu nhập của doanh nghiệp thực hiện được trong
năm với tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong năm.

Tổng thu nhập


= Tổng giá trị TSCĐ bình
quân trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 1 đ tài sản cố định của doanh nghiệp tham gia vào
quá trình sản xuất đã góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập trong một năm.

82
- Chỉ tiêu 3: Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp hoặc số
chỗ làm việc.
Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong
năm
=
Số công nhân trực tiếp
sản xuất hay số chỗ làm việc

Chỉ tiêu này cho ta biết số tài sản cố định đầu tư bình quân cần có bao nhiêuđể
lập lên một chỗ làm việc. Đồng thời nó có ý nghĩa cho các quyết định của từng doanh
nghiệp đối với đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất kinh doanh cũng như cho
nền kinh tế vĩ mô của toàn xã hội.
Tóm lại: Nghiên cứu thống kê hiệu quả sử dụng và tình hình sử dụng của tài sản
cố định giúp cho việc đánh giá đúng mức khả năng hoạt động của tài sản cố định và
từ đó đưa ra các quyết định:
- Hiện đại hoá tài sản cố định.
- Tăng cường tài sản cố định.
- Bảo quản tốt và tận dụng tài sản cố định tốt hơn nữa.
3. THỐNG KÊ MÁY MÓC - THIẾT BỊ (M2 – TB) SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP.

3.1. Khái niệm và phân loại máy móc - thiết bị sản xuất.
3.1.1. Khái niệm: máy móc - thiết bị sản xuất là những phương tiện dụng cụ sản
xuất dùng để trực tiếp tác động vào đối tượng lao động sản xuất ra sản phẩm.
3.1.2. Phân loại:
Máy móc - thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng, vì
vậy, để giải quyết được nhiệm vụ cụ thể của thống kê máy móc - thiết bị sản xuất, cần
phân chia thiết bị sản xuất thành những nhóm thiết bị cùng loại theo những tiêu thức
nhất định.
- Căn cứ vào phương pháp tác động của máy móc - thiết bị sản xuất đến đối
tượng lao động:
+ Máy móc - thiết bị cơ lực: là loại máy móc - thiết bị dùng lực cơ học tác động
đến đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng của đối tượng lao động để sản
xuất ra sản phẩm.
+ Máy móc - thiết bị nhiệt lực: loại máy móc - thiết bị dùng nhiệt tác động đối
tượng lao động, làm thay đổi tính chất vật lý của nó để tạo thành sản phẩm.
83
+ Máy móc - thiết bị hoá học: loại máy móc - thiết bị dùng phản ứng hoá học
làm biến đổi đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm.
- Căn cứ vào trình độ kỹ thuật:
+ Máy móc - thiết bị bán cơ khí.
+Máy móc - thiết bị cơ khí.
+ Máy móc - thiết bị nửa tự động.
+ Máy móc - thiết bị tự động.
+ Máy móc - thiết bị liên hợp tự động.
+ Máy móc - thiết bị tự điều khiển.
Qua cách phân loại này, giúp cho việc thống kê dễ dàng nắm được tình hình sử
dụng của máy móc - thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp, để lập kế hoạch khấu hao,
sửa chữa và thay thế máy móc - thiết bị sản xuất.

3.2. Thống kế số lượng máy móc - thiết bị sản xuất.


Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc - thiết bị sản xuất trước hết đòi hỏi
doanh nghiệp phải sử dụng đầy đủ số lượng máy móc - thiết bị hiện có trong phạm vi
của doanh nghiệp. Máy móc - thiết bị hiện có là tất cả số thiết bị sản xuất đã được
tính vào bảng cân đối tài sản cố định và ghi vào bảng kê tài sản cố định của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo, không phụ thuộc vào hiện trạng và vị trí của nó.
Cấu thành số lượng máy móc - thiết bị hiện có của doanh nghiệp
có thể tóm tắt trong sơ đồ dưới đây :
Sơ đồ 5.1
Số máy móc – thiết bị hiện có
Số M2 - TB
Số máy móc - thiết bị (M2 - TB ) đã lắp
chưa lắp
2 2 2 2 2
Số M - TB thực Số M - Số M - TB Số M - TB Số M - TB
tế làm việc TB sửa dự phòng bảo dưỡng ngừng việc
chữa theo
kế hoạch

Trong đó:
- Máy móc - thiết bị đã lắp: là các máy móc - thiết bị sản xuất đã được lắp đặt vào
vị trí trong dây truyền, có cơ cấu hoàn chỉnh và có thể làm việc được.
+ Máy móc - thiết bị làm việc thực tế, là các thiết bị đã lắp và đã được sử dụng
trong sản xuất ở kỳ báo cáo.

84
Thực tế khi tính toán , tất cả số thiết bị đã tham gia hoạt động sản xuất ta sản
phẩm trong kỳ nghiên cứu đều được tính là thiết bị làm việc thực tế không phụ
thuộc vào thời hạn tham gia của nó.
+ Máy móc - thiết bị sửa chữa lớn theo kế hoạch: là số máy móc - thiết bị đang
được sửa chữa theo kế hoạch trong kỳ.
+ Máy móc - thiết bị dự phòng: là số máy móc - thiết bị có thể làm việc, đã được
lắp đặt nhưng được dùng để dự phòng.
+ Máy móc - thiết bị bảo dưỡng: là số máy móc - thiết bị được bảo dưỡng theo
các cấp I, II, III, do kỹ thuật quy định. Ví dụ các lò hơi, lò cao v.v..
+ Máy móc - thiết bị ngừng việc: là những máy móc - thiết bị đã lắp và theo kế
hoạch nó phải tham gia sản xuất nhưng thực tế nó chưa làm việc.
- Máy móc - thiết bị chưa lắp: bao gồm những máy móc - thiết bị chưa lắp hoặc
đang lắp, có thể tính số lượng máy móc - thiết bị chưa lắp bằng cách lấy số lượng
máy móc - thiết bị hiện có trừ đi số lượng máy móc - thiết bị đã lắp.
Máy móc - thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp hàng ngày, hàng tuần thường
có sự thay đổi về số lượng. Do đó, muốn phản ánh số lượng máy móc - thiết bị theo
các loại cần tính chỉ tiêu số lượng máy móc - thiết bị bình quân:
Trong đó:
Xi: là số lượng máy móc - thiết bị có trong thời gian ti
ti: là khoảng thời gian ứng với số lượng máy móc - thiết bị Xi.
Căn cứ vào số lượng máy móc - thiết bị ta tính được các chỉ tiêu sau:
Hệ số máy móc - thiết bị đã lắp:
b) Số thiết bị đã
lắp bình quân
HL =
c) Số thiết bị hiện
có bình quân

Hệ số máy móc - thiết bị hiện có, phản ánh trình độ kịp thời của việc sử dụng
số lượng thiết bị hiện có. Qua đó cũng phát hiện một cách tương đối số thiết bị đã đưa
về doanh nghiệp nhưng chưa được lắp, tức là chưa được chuẩn bị đầy đủ điều kiện
để làm việc.
Hệ số sử dụng máy móc - thiết bị đã lắp:
d) Số máy móc - thiết bị thực tế làm việc
HSL =
bình quân

85
Số máy móc - thiết bị đã lắp bình quân
Qua đó có thể phản ánh trình độ sử dụng số lượng thiết bị đã lắp cũng như số
thiết bị dự trữ, hoặc lắp rồi mà chưa được sử dụng do hư hỏng, không có nhiệm vụ
sản xuất v.v...
Hệ số sử dụng máy móc - thiết bị hiện có:
e) Số máy móc – thiết bị thực tế làm việc
HSd = bình quân
Số máy móc - thiết bị hiện có bình quân
Qua hệ số này có thể thấy một cách khái quát tình hình sử dụng máy móc - thiết
bị sản xuất về mặt số lượng trong doanh nghiệp.
HSd = HL x HSL
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình hình sử dụng máy móc - thiết bị trong
doanh nghiệp ngoài thống kê số lượng máy móc - thiết bị chúng ta còn phải thống kê
tình hình thời gian làm việc của máy móc - thiết bị.

3.3. Thống kê thời gian máy móc - thiết bị sản xuất.


Sử dụng tốt thời gian của máy móc - thiết bị sản xuất là nhân tố quan trọng để
nâng cao năng suất lao động và tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong doanh
nghiệp. Thống kê nghiên cứu chỉ tiêu này nhằm đánh giá trình độ sử dụng thời gian
của máy móc - thiết bị sản xuất qua đó phát hiện các nguyên nhân không sử dụng hết
thời gian cho phép, để có biện pháp cải tiến công tác quản lý sử dụng máy móc - thiết
bị sản xuất, nhằm tận dụng triệt để thời gian có thể sử dụng của máy móc - thiết bị
sản xuất.
Để nêu lên một cách đầy đủ tình hình sử dụng thời gian của máy móc - thiết bị
sản xuất, cần phải thống kê cả thời gian đã được sử dụng và thời gian chưa được sử
dụng của máy móc - thiết bị sản xuất đã lắp. Khi tính toán thời gian của máy móc -
thiết bị sản xuất có thể dùng nhiều đơn vị tính khác nhau như: Phút , giờ, ca, ngày
v.v... Thực tế thường dùng nhất là đơn vị giờ, trên cơ sở đó thời gian của thiết bị sản
xuất gồm các loại sau đây:
Tổng số giờ máy theo lịch: ký hiệu Tml.
Đối với một máy:
Tml = 24h x Số ngày lịch của kỳ báo cáo

Đối với nhiều máy cùng loại:

86
Số ngày lịch Số máy lắp
 Tml = 24h x x
của kỳ báo cáo bình quân kỳ báo cáo

Tổng số giờ máy chế độ: là tổng số giờ máy tính theo số ngày và số ca làm việc
theo chế độ Nhà nước quy định, ký hiệu Tmcđ.
Đối với 1 máy tính theo công thức:
Số ca chế độ Số ngày làm việc
Tmcđ = 8h x x
quy định Chế độ kỳ báo cáo

Đối với nhiều máy cùng loại:


Số ngày làm việc Số máy lắp
Số ca
Tmcđ = 8h x x chế độ kỳ báo cáo x bình quân kỳ
chế độ quy định
báo cáo
Tổng số giờ máy có thể sử dụng cao nhất: là tổng số giờ máy tối đa mà doanh
nghiệp có thể sử dụng được vào sản xuất trong kỳ. Chỉ tiêu được tính bằng:

Tmctsd = Tmcđ - [Tm dự phòng + Tm bảo dưỡng + Tm sửa chữa

Tổng số giờ máy làm việc thực tế: là tổng số giờ máy tham gia vào quá trình sản
xuất sản phẩm kể cả khâu chuẩn bị cho máy làm việc.
Tổng số giờ máy có ích: là tổng số giờ máy dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm
phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép, được tính bằng cách lấy tổng số giờ máy
hoạt động trừ đi tổng giờ máy hao phí cho phế phẩm.
Trong toàn bộ các loại thời gian trên đây thì tổng số giờ máy theo lịch là chỉ
tiêu phản ánh đầy đủ nhất quỹ thời gian của thiết bị trong kỳ.
Căn cứ vào kết cấu các loại thời gian nói trên, có các hệ số sử dụng thời gian của thiết
bị sản xuất như sau:
+ Hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy là tỷ suất giữa thời gian làm việc
thực tế so với tổng số giờ máy chế độ.
+ Hệ số sử dụng thời gian có thế sử dụng cao nhất của máy là tỷ suất giữa
thời gian làm việc thực tế so với tổng số giờ máy có thể sử dụng cao nhất,
+ Hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế của máy là tỷ suất giữa tổng số
giờ máy hoạt động (hay tổng số giờ máycó ích) so với tổng số giờ máy làm
việc thực tế.
+ Hệ số sử dụng thời gian hoạt động của máy là tỷ suất giữa tổng số giờ máy
có ích so với tổng số giờ máy hoạt động.
87
Mỗi hệ số trên đầu có ý nghĩa và tác dụng nhất định khi nghiên cứu việc sử
dụng thời gian của máy móc - thiết bị sản xuất. Tuỳ theo mục đích và yêu cầu nghiên
cứu mà lựa chọn hệ phù hợp. Trong các hệ số sử dụng thời gian theo lịch, Hệ số sử
dụng thời gian hoạt động của máy tính theo tổng số giờ máy có ích là chỉ tiêu phản
ánh đầy đủ nhất tình hình sử dụng thiết bị theo thời gian.

Tmci Tmci Tmhd Tml.v.tt Tmctsdm Tmcd


 x x x x
Tml Tmhd Tml.v.tt Tmctsdm Tmcd Tml

Dựa vào mối liên hệ trên ta có thể đi sâu vào phân tích nguyên nhân làm giảm
thời gian hoạt động có ích của máy so với tổng số thời gian theo lịch, biết mức độ sử
dụng thời gian của máy thực tế so với kế hoạch, hay kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng
lên hay giảm đi.

Sơ đồ quỹ thời gian của máy móc - thiết bị sản xuất


Sơ đồ 5.2
Tổng số giờ máy theo lịch (Tml)
Số giờ máy
Tổng số giờ máy theo chế độ (Tmcd) ngoài chế độ
quy định
Số giờ máy
Số giờ máy Số giờ máy
Tổng số giờ máy có thể sử dụng cao sửa chữa lớn
bảo dưỡng dự phòng
nhất (TmcTSDCM) theo kế hoạch
(Tmbd) (TmDF)
(Tmsc)
Số giờ máy
Tổng số giờ máy
ngừng việc
làm việc thực tế (TmL.V.T)
(Tm.NV)
Tổng số giờ máy Số giờ máy
hoạt động (Tm.H.D) chuẩn bị SX
Tổng số Tổng số
giờ máy giờ máy
hao phí có ích

88
cho phế (Tmci)
phẩm

Việc phân tích tình hình sử dụng thời gian thiết bị sản xuất còn có thê tiến
hành dựa trên các chỉ tiêu thời gian bình quân.
- Độ dài bình quân 1 ca máy
Độ dài bình quân Số giờ làm việc thực tế (g)
=
một ca máy Số ca máy làm việc thực tế
- Số ca làm việc bình quân 1 ngày máy
Số ca làm việc bình i) Số ca máy làm việc (c)
quân 1 ngày máy = thực tế
Số ngày máy làm việc thực tế
- Số ngày làm việc bình quân 1 máy lắp
Số ngày làm việc bình ii) Số ngày làm việc (n)
quân 1 máy lắp thực tế
=
f) Số máy lắp bình
quân
- Số giờ công làm việc thực tế bình quân 1 máy lắp trong kỳ
Số giờ công làm việc thực Số giờ máy làm việc thực tế
tế bình quân 1 máy lắp = (G) (G)
Số máy lắp bình quân

Ta có mối quan hệ : G = gcn


Từ đó, ta có hệ thống chỉ số để phân tích sự biến động của số giờ làm việc thực tế
bình quân 1 máy lắp: G1 g 1c1 n1 g 0 c1 n1 g 0 c0 n1
 x x
G0 g 0 c1n1 g 0 c 0 n1 g 0 c0 n 0
(1) (2) (3) (4)

Chỉ số 1: phản ánh sự biến động tổng số giờ máylàm việc thực tế của mỗi máy
lắp bình quân.
Chỉ số 2: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của mỗi máy
do ảnh hưởng bởi độ dài bình quân 1 ca máy.
Chỉ số 3: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của mỗi máy
do ảnh hưởng số ca làm việc bình quân 1 ngày máy.

89
Chỉ số 4: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của mỗi máy
do ảnh hưởng bởi số ngày làm việc bình quân 1 máy lắp.
Nếu xét chung trong toàn doanh nghiệp thì tổng số giờ máy thực tế mà
doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất được phản ánh bằng phương trình
kinh tế sau: Tm1 g 1c1 n1 X 1 g 0 c1n1 X 1 g 0 c0 n1 X 1 g 0 c0 n1 X 1
 x x x
Tm0 g 0 c1 n1 X 1 g 0 c0 n1 X 1 g 0 c0 n 0 X 1 g 0 c0 n0 X 0
(1) ( 2) (3) (4) (5)

Nhân tố 1: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của doanh
nghiệp.

g 1c1n1 X 1

g 0 c 0 n0 X 0
Số tương đối:
Số tuyệt đối:

 g  c1  n1  X  g  c0  n0  X 0
1 1 0

g1c1n1 X 1

g 0c1n1 X 1
Nhân tố 2: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi độ dài bình quân 1 ca máy.
Số tương đối:
Số tuyệt đối:
 g  c1  n 1  X  g  c1  n1  X 1
1 1 0

Nhân tố 3: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của doanh
nghiệp do ảnh hưởng số ca làm việc bình quân 1 ngày máy.

g 0 c1 n1 X 1
g 0 c 0 n1 X 1
Số tương đối:
Số tuyệt đối:
 g0  c1  n1  X 1  g  c 0  n1  X 1
0

90
Nhân tố 4: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số ngày làm việc bình quân 1 máy lắp.

g 0 c 0 n1 X 1
g 0 c 0 n0 X 1
Số tương đối:
Số tuyệt đối:
 g  c 0  n1  X  g 0  c0  n0  X 1
0 1

Nhân tố 5: phản ánh sự biến động tổng số giờ máy làm việc thực tế của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số máy lắp bình quân.

g 0 c0 n 0 X 1
g 0 c 0 n0 X 0
Số tương đối:
Số tuyệt đối:
 g 0
 c0  n0 
X  g 0  c0  n0  X
1 0

3.3. Thống kê công suất máy móc - thiết bị sản xuất:


Khối lượng sản phẩm do máy sản xuất ra không chỉ chịu ảnh hưởng của thời
gian máy làm việc, mà còn chịu ảnh hưởng bởi công suất của máy. Thống kê nghiên
cứu chỉ tiêu này nhằm phát hiện các nguyên nhân không sử dụng hết công suất để có
biện pháp cải tiến công tác, phát huy sáng kiến, tận dụng và nâng cao năng lực làm
việc của máy móc - thiết bị sản xuất.
Mức công suất của máy móc - thiết bị sản xuất là số lượng sản phẩm sản xuất
ra một trong đơn vị thời gian máy hao phí.
Nếu ta ký hiệu:
+ qm là khối lượng sản phẩm do máy sản xuất
+ Tm là số giờ máy hao phí để sản xuất khối lượng sản phẩm qm
Ta có công thức tính mức công suất máy móc - thiết bị sản xuất như sau:
qm
U
Tm
Đem so sánh mức công suất thực tế với kế hoạch hay thực tế kỳ báo cáo với
thực tế kỳ gốc có chỉ tiêu tương đối phản ánh trình độ hoàn thành kế hoạch (hay biến
động) công suất máy móc - thiết bị sản xuất. Chỉ số này được tính theo công thức:

91
U1 qm1 qm 0
U hay :
U0 T m1 T m0
Để phán ánh tổng hợp trình độ sử dụng công suất của nhóm máy móc - thiết bị
sản xuất cùng loại ta có thể dùng hệ thống chỉ số: Chỉ số cấu thành khả biến, chỉ số
cầu thành cố định và chỉ số ảnh hưởng biến động kết cấu.
Ikb = Ic.đ x Ik.c

U1dm1 U1dm1 U 0 dm1


 x
U 0 dm0 U 0dm1 U 0 dm0

Dựa vào hệ thống chỉ số trên ta có thể phân tích được ảnh hưởng của biến động
kết cấu thời gian máy đến sự biến động mứcnăng suất bình quân của thiết bị.
Thí dụ: tình hình làm việc của các tổ chức máy dệt trong phân xưởng dệt.
Bảng 5.3
Năng suất bình
Khối lượng sản Giờ máy làm việc Kết cấu giờ máy
quân 1 giờ máy
phẩm sản xuất (m) thực tế làm việc thực tế
Các bộ phận (m)
Kỳ báo Kỳ gốc Kỳ báo Kỳ gốc Kỳ báo Kỳ gốc Kỳ báo
Kỳ gốc q0
cáo q 1 Tm0 cáo Tm1 dm0 cáo dm1 U0 cáo U1
Tổ máy tự động 800 1050 250 300 0,42 0,46 3,2 3,5
Tổ máy nửa tự động 700 770 350 350 0,58 0,54 2,0 2,2
Toàn phân xưởng 1500 1820 600 650 1 1 2,5 2,8
Từ số liệu trên ta có:
(3,50,46)+(2,2  0,54) (3,50,46 + 2,20,54) (3,20,46 + 2,00,54)
= 
(3,20,42)+(2,00,58) (3,20,46 + 2,00,54) (3,20,42 + 2,00,58)
1,12 = 1,098  1,02
(2,8 – 2,5)m = (2,8 – 2,55)m + (2,55 – 2,5)m
+0,3m =+ 0,25m + 0,05 m
Qua kết quả tính toán ta thấy công suất bình quân 1 giờ máy của loại thiết bị
này kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng lên 12% hay 0,3m là do:
+ Bản thân công suất máy móc - thiết bị sản xuất tăng 9,8% hay 0,25m.
+ Kết cấu thời gian máy biến động (số giờ làm việc thực tế của bộ phận máy tự
động có năng suất cao hơn, chiếm trong tổng số giờ máy làm việc thực tế nói
chung tăng lên) làm tăng công suất 2,0% hay 0,05m.

92
Qua đó chứng tỏ rằng muốn làm cho công suất bình quân chung của toàn bộ một
loại máy móc - thiết bị sản xuất nào đó tăng lên, không những phải làm tăng công
suất của bản thân từ thiết bị mà còn phải sử dụng tốt hơn cả về công suất và thời gian
đối với những máy có công suất cao.
Khi nghiên cứu sự biến động của mức công suất máy móc - thiết bị sản xuất
trong trạng thái tĩnh cũng như động, thống kê thường áp dụng phương pháp chỉ số.
Tuỳ theo tình hình cụ thể của lực lượng máy móc - thiết bị dùng vào sản xuất và khối
lượng sản phẩm do máy móc - thiết bị tạo ra mà áp dụng dạng chỉ số nào cho phù
hợp.
Trong thực tế việc sử dụng máy móc - thiết bị để sản xuất sản phẩm ở các doanh
nghiệp có thể xảy ra một trong 4 trường hợp sau:
1. Dùng một loại máy móc - thiết bị để sản xuất một loại sản phẩm.
2. Dùng nhiều loại máy móc - thiết bị để sản xuất một loại sản phẩm.
3. Dùng một loại máy móc - thiết bị để sản xuất nhiều loại sản phẩm.
4. Dùng nhiều loại máy móc - thiết bị để sản xuất nhiều loại sản phẩm.
Trường hợp thứ nhất: Có thể tính chỉ số công suất máy móc - thiết bị dựa vào
khối lượng sản phẩm biểu hiện bằng hiện vật. Chỉ số có dạng:
qhv1
Tm1
qhv0
Tm 0

Trường hợp thứ hai: Do dùng nhiều loại máy móc - thiết bị để sản xuất một loại
sản phẩm nên ta không thể theo dõi được khối lượng sản phẩm biểuhiện bằng hiện
vật của từng loại thiết bị làm ra. Vì vậy trường hợp này không thể áp dụng chỉ số
công suất máy móc - thiết bị biểu hiện bằng hiện vật để nghiên cứu sự biến động của
công suất máy móc - thiết bị như trường hợp thứ nhất.
Trường hợp thứ ba và thứ tư: Chỉ công suất máy móc - thiết bị cũng không thể
tính giống như trường hợp thứ nhất vì không thể trực tiếp cộng những sản phẩm
không cùng tên biểu hiện bằng hiện vật
Trong 3 trường hợp sau, ta có thể dùng giá cả của chi tiết hay sản phẩm hoàn
thành của từng loại thiết bị để tính mức công suất máy móc - thiết bị. Tuy nhiên, chỉ
số công suất máy móc - thiết bị tính bằng tiền trong các trường hợp này không phản
ánh đúng mức công suất máy móc - thiết bị, cũng như sự biến động của nó (thực tế
so với kế hoạch, hoặc kỳ báo cáo so với kỳ gốc) vì chịu ảnh hưởng sự thay đổi của
giá cả và kết cấu sản phẩm . Vì vậy để nêu lên một cách đúng đắn tình hình công suất
93
máy móc - thiết bị trong các trường hợp này ta có thể dùng thời gian máy hao phí
định mức. Chỉ số hoàn thành định mức thời gian máy hao phí được tính theo công
thức
t mk q1
t m1 1 q
Trong đó:
+ tm1 và tmk: thời gian hao phí (tính bằng giờ máy hay phút máy) để
hoàn thành một chi tiết hay sản phẩm thực tế và định mức,
+ q1: là số lượng chi tiết hay sản phẩm do từng loại thiết bị sản xuất
làm ra.
Chỉ số này là tỷ lệ giữa thời gian hao phí theo định mức cho sản phẩm đã sản
xuất với thời gian hao phí thực tế. Kết quả tính toán được là số tương đối phản ánh
trình độ sử dụng năng suất thiết bị trong một thời kỳ.
So sánh chỉ số hoàn thành định mức thời gian máy hao phí giữa các thời kỳ, sẽ
thấy được tình hình biến động công suất máy móc - thiết bị.
Chỉ số nghiên cứu sự biến động công suất máy móc - thiết bị trong các trường
hợp này (2, 3 & 4) có dạng:

I
t mk q1
:
t mk q0
t m1 1 q t m0 q0

Định mức thời gian máy hao phí để hoàn thành một chi tiết hay sản phẩm sản
xuất giữa các thời kỳ phải thống nhất, thì chỉ số công suất máy móc - thiết bị sản xuất
trên đây mới có ý nghĩa.
Ví dụ: có tài liệu sau đây về tình hình sử dụng máy tiện ở doanh nghiệp cơ khí
trong kỳ báo cáo.
Bảng 5.4
Số lượng sản phẩm
Định mức thời gian máy cho
Loại sản phẩm Sản xuất (cái)
1 đơn vị sản phẩm (giờ)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 0,22 4.500 5.000
B 0.26 8.000 8.000
C 0,12 1.250 1.200

94
Tổng số giờ máy tiện làm việc thực tế ở kỳ báo cáo là: 2620 giờ máy. Kỳ gốc
là 2850 giờ máy
Từ số liệu trên ta tính được:
Chỉ số hoàn thành định mức thời gian hao phí kỳ báo cáo
(5.000 x 0, 22 )  (8000 x 0, 26 )  (1200 x 0,12 )
 1, 261
2620
Kỳ gốc là
( 4500 x 0 , 22 )  (8000 x 0 , 26 )  (1250 x 0 ,12 )
= 1,129
2850

Chỉ số năng suất máy tiện kỳ báo cáo so với kỳ gốc


1, 261
I   1,116 hay 111 , 6 % tăng lên 11,6%
1,129
4.THỐNG KÊ NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA MÁY MÓC - THIẾT BỊ.

4.1. Khái niệm:


Năng lực sản xuất của máy móc - thiết bị sản xuất: là khả năng làm việc sản
xuất cực đại của máy móc - thiết bị sản xuất.
Năng lực sản xuất của dây truyền sản xuất: là năng lực sản xuất của khâu yếu
nhất trong dây truyền.
Năng lực sản xuất của dây truyền phụ thuộc vào 3 nhân tố:
+ Số lượng máy móc - thiết bị cùng loại.
+ Thời gian làm việc của máy móc - thiết bị cùng loại.
+ Công suất của máy móc - thiết bị cùng loại.

4.2. Hệ thống chỉ số thống kê năng lực sản xuất của dây truyền:
qm
Từ công thức: U   qm  U  Tm
Tm
Ta có chỉ số khối lượng sản phẩm của thiết bị sản xuất như sau:
 qm  U Tm1 x U Tm1
1 1 0

 qm0 U Tm1 U Tm00 0

 qm1   qm0  (U Tm1   U Tm1 )  (U Tm1  U Tm0 )


1 0 0 0

Vế bên phải của phương trình trên:


+ Chỉ số thứ nhất phản ánh ảnh hưởng sự thay đổi công suất máy móc - thiết bị
sản xuất đến sự biến động khối lượng sản phẩm sản xuất.
95
+ Chỉ số thứ hai phản ánh ảnh hưởng sự thay đổi thời gian máy làm việc thực tế
đến sự biến động khối lượng sản phẩm sản xuất
Dựa vào số liệu của bảng 5.3, ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm máy
sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
1820 2,8 x650 2,5 x650
 
1500 2,5 x650 2,5 x600
1820 1820 1625
 
1500 1625 1500
1,21  1,12  1,08
Số tuyệt đối: (1820 – 1500) = (1820 – 1625) + (1625 – 1500)
320 = 195 + 125 (m)
Như vậy sản lượng sản phẩm kỳ báo cáo so với gốc tăng 21,0% hay 320m là
do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
+ Nhân tố 1: công suất máy móc - thiết bị tăng 12,0% làm sản lượng sản
phẩm tăng 195 m.
+ Nhân tố 2: thời gian làm việc thực tế của máy móc - thiết bị sản xuất tăng
lên 8,0% làm cho sản lượng sản phẩm tăng 125m.
Tuy nhiên, thời gian làm việc thực tế của máy móc - thiết bị sản xuất tăng lên
hay giảm đi không những phụ thuộc vào việc sử dụng độ dài ca máy, số ca máy làm
việc trong một ngày và số ngày làm việc thực tế bình quân của một máy, mà còn phụ
thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng số lượng của máy móc - thiết bị
sản xuất. Do đó, cần phải đi sâu phân tích ảnh hưởng của trình độ sử dụng thiết bị sản
xuất trên tất cả các mặt đến sự biến động của khối lượng sản phẩm máy hoàn thành.
Từ đó, ta có hệ thống chỉ số để phân tích sự biến động của năng lực sản xuất của
dâytruyền (sản lượng sản phẩm sản xuất)

qm1 u1 g1c1n1 X 1 u 0 g1c1 n1 X 1 u 0 g 0 c1n1 X 1 u 0 g 0 c 0 n1 X 1 u 0 g 0 c0 n0 X 1


    
qm 0 u 0 g1c1n1 X 1 u 0 g 0 c1n1 X 1 u 0 g 0 c0 n1 X 1 u 0 g 0 c0 n0 X 1 u 0 g 0 c0 n0 X 1
(1) (2) (3) (4) (5)

u1 g1c1n1 X 1
u 0 g 0 c 0 n0 X 0
Biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.
Số tương đối:
Số tuyệt đối:
 u 1
 g 1  c1  n 1  X 1  u 0
 g 0
 c0  n0 
X 0

96
Nhân tố 1: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi công suất của máy móc - thiết bị sản xuất.

u1 g 1c1 n1 X 1
u 0 g1c1n1 X 1
Số tương đối:
Số tuyệt đối:
 u 1
 g 1  c1  n1  X 1  u 0
 g1  c1  n1 
X 1

Nhân tố 2: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi độ dài bình quân 1 ca máy.

u 0 g 1c1n1 X 1
u 0 g 0 c1n1 X 1
Số tương đối:
Số tuyệt đối:

 u 0
 g 1  c 1  n1  X 1  u 0
 g 0
 c1  n1 
X 1

u 0 g 0 c1n1 X 1
u 0 g 0 c0 n1 X 1

Nhân tố 3: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số ca làm việc bình quân 1 ngày máy.
Số tương đối:
Số tuyệt đối:

 u 0
 g 0  c1  n 1  X 1  u 0
 g 0
 c0  n1 
X 1

Nhân tố 4: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số ngày làm việc bình quân 1 máy.

u 0 g 0 c0 n1 X 1
u 0 g 0 c 0 n0 X 1
97
Số tương đối:
Số tuyệt đối:

 u 0
 g 0  c 0  n1  X 1  u 0
 g 0
 c0  n0 
X 1

Nhân tố 5: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số máy lắp bình quân.
u 0 g 0 c 0 n0 X 1
u 0 g 0 c 0 n0 X 0
Số tương đối:
Số tuyệt đối:
 u 0
 g 0  c0  n0  X 1  u 0
 g 0
 c0  n0 
X 0

Thí dụ: Có số liệu về sản lượng và tình hình sử dụng máy móc - thiết bị sản
xuất của 1 doanh nghiệp như sau:
Bảng 5.5
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kỳ gốc Kỳ báo cáo
1 Sản lượng vải sản xuất Mét 1500 1820
2 Năng suất giờ máy Mét 2,5 2,8
3 Độ dài bình quân ca máy Giờ 6,97 7,2
4 Hệ số ca máy bình quân Ca 2,0 2,5
5 Số ngày làm việc bình quân 1 máy lắp Ngày 6,1 4,5
6 Số máy đã lắp bình quân Chiếc 7,0 8,0

Vận đụng hệ thống chỉ số ta tính được các kết quả:


Chỉ số biến động sản lượng sản phẩm giữa hai kỳ.
q m1 1820
  1,216
q m0 1500
Số tuyệt đối, khối lượng vải tăng lên 1820 – 1500 = 320m
Do ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng máy:
Nhân tố 1: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi công suất của máy móc - thiết bị sản xuất.

u1 g 1c1n1 X 1 2,8 x7,2 x 2,5 x 4,5 x8 1820


   1,12
u 0 g 1c1 n1 X 1 2,5 x7,2 x 2,5 x 4,5 x8 1631
98
Số tương đối:
Số tuyệt đối khối lượng vải tăng lên 1820 – 1631 = 189m
Nhân tố 2: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi độ dài bình quân 1 ca máy.

u 0 g 1c1 n1 X 1 2,5 x7,2 x 2,5 x 4,5 x8 1631


   1,03
u 0 g 0 c1n1 X 1 2,5 x 6,97 x 2,5 x 4,5 x8 1583
Số tương đối:
Số tuyệt đối khối lượng vải tăng lên 1631 – 1583 = 48m
Nhân tố 3: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số ca làm việc bình quân 1 ngày máy.

Số tương đối:

u 0 g 0 c1 n1 X 1 2,5 x6,97 x 2,5 x4,5 x8 1583


   1,25
u 0 g 0 c0 n1 X 1 2,5 x6,97 x2,0 x 4,5 x8 1270
Số tăng tuyệt đối, khối lượng vải tăng lên 1583-1270 = 313m
Nhân tố 4: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số ngày làm việc bình quân 1 máy.

u 0 g 0 c 0 n1 X 1 2,5 x6,97 x 2,0 x 4,5 x8 1270


   0,740
u 0 g 0 c 0 n0 X 1 2,5 x6,97 x 2,0 x6,1x8 1712
Số tương đối:
Số tuyệt đối, khối lượng vải giảm xuống1270 – 1712 = (- 442m)
Nhân tố 5: phản ánh sự biến động tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp do ảnh hưởng bởi số máy lắp bình quân.
Số tương đối:
u 0 g 0 c 0 n0 X 1 2,5 x6,97 x 2,0 x6,1x8 1712
   1,14
u 0 g 0 c 0 n0 X 0 2,5 x6,97 x2,0 x6,1x7 1500
Số tuyệt đối, khối lượng vải tăng lên 1712-1500 = 212m

Tập hợp kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sử dụng
máy đến biến động khối lượng sản phẩm theo hệ thống chỉ số
Số tương đối:
1,216 = 1,12 x1,03 x 1,25 x 0,74 x 1,14
99
Số tuyệt đối:
+320m = +189m + 48m + 313m + (– 442m) + 212m

100
CHƯƠNG 6
THỐNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ NGUYÊN, VẬT LIỆU


TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Để quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục, ngoài việc cung cấp đầy đủ
sức lao động và công cụ lao động còn phải tổ chức cung cấp thường xuyên và kịp
thời đối tượng lao động.
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất là cái mà người lao động
dùng sức lao động và công cụ lao động của mình tác động vào, biến chúng thành
nhưng sản phẩm hữu ích cho xã hội. Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất
được phân chia thành:
+ Nguyên vật liệu chính là bộ phận chủ yếu để tạo thành thực thể của sản phẩm.
Ví dụ: sợi trong công nghiệp dệt; quặng sắt trong công nghiệp luyện kim đen.
..
+ Vật liệu phụ là bộ phận dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng thêm
chất lượng hoặc vẻ đẹp cho sản phẩm , hay để tạo điều kiện cho quá trình sản
xuất được thuận lợi. Trong công nghiệp, vật liệu phụ gồm nhiều loạinhư: sơn
thuốc nhuộm, dầu mỡ, giẻ lau máy, các chất xúc tác trong ngành hoá chất…
Trong vận tải, các vật liệu phụ phục vụ cho các hoạt động vận chuyển gồm:
Phụ tùng, khí tài, dụng cụ, vật liệu….
+ Nhiên liệu là bộ phận đặc biệt của nguyên vật liệu được dùng cho sản xuất
năng lượng như: than, dầu mỏ, hơi đốt… bộ phận này được tiêu dùng trong
quá trình sản xuất, nhưng hình thái hiện vật của chúng không tạo thành thực
thể của sản phẩm , mà chỉ tạo ra các dạng năng lượng để phục vụ cho tiêu dùng
trong sản phẩm mà chỉ tạo ra các dạng năng lượng để phục vụ cho tiêu dùng
trong sản xuất
Nguyên vật liệu chính là bộ phận chủ yếu tạo ra cho thực thể của sản phẩm, do
đó, việc nghiên cứu thống kê tình hình cung cấp và sử dụng chúng trong quá trình
sản xuất có ý nghĩa kinh tế to lớn:
+ Trước hết, cung cấp kịp thời và đầy đủ về số lượng và chất lượng các loại
nguyên, vật liệu chính, là điều tiên quyết bảo đảm cho quá trình tái sản xuất
trong các doanh nghiệp không bị gián đoạn.

101
+ Thứ hai, trong sản xuất, việc sử dụng tiết kiệm nguyên, vật liệu sẽ làm giảm
chi phí lao động vật hoá trong sản phẩm và là một yếu tố quan trọng làm
giảm giá thành sản phẩm.
+ Thứ ba, sử dụng tiết kiệm nguyên, vật liệu là điều kiện để lao động sống
được phát huy trong sản xuất; làm tăng năng suất lao động và tăng tích luỹ
cho các doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cụ thể của thống kê nguyên, vật liệu là:
+ Nghiên cứu tình hình nhập, dự trữ nguyên, vật liệu nhằm đảm bảo cho quá
trình sản xuất của các DN, các ngành hoạt động liên tục.
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất sản
phẩm .
2. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiếp diễn liên tục, cần phải cung cấp
đủ nguyên, vật liệu cho doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất
được thể hiện ở các mặt chính như: đảm bảo đầy đủ về số lượng, mặt hàng, quy cách
từng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu kế hoạch sản xuất đã được lập.
Khi nghiên cứu tình hình cung cấp nguyên, vật liệu cho sản xuất doanh nghiệp,
thống kê vào bảng cân đối nguyên, vật liệu để đánh giá từng loại vật tư.
Bảng cân đối nguyên vật liệu theo đơn vị hiện vật có dạng tổng quát sau:
Bảng 6.1
Nhập Xuất
Danh Tên quy Còn Các
Các Còn lại
điểm cách ĐV lại nơi Ghi
TT nguồn Cộng Cộng Cuối
nguyên nguyên T đầu xuất chú
nhập nhập xuất kỳ
vật liệu vật liệu kỳ trong
trong kỳ
kỳ
A B C D 1 2 3 4 5 6 7
1
2

n
Bảng cân đối nguyên vật liệu được lập trên cơ sở thẻ kho và nó là căn cứ để lập
bảng cân đối tình hình cung ứng và sử dụng vật tư trong sản xuất của các doanh
102
nghiệp. Nếu trong bảng cân đối nguyên, vật liệu ghi rõ được tình hình chất lượng của
nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ (hoặc nhập của nước ngoài); thì đó sẽ là điều kiện
tốt cho việc lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kỳ sau của doanh nghiệp:
Trước hết, cần đánh giá tình hình nhập về số lượng các loại nguyên vật liệu cho
sản xuất.
Thứ hai, cần kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch khối lượng nhập từng loại
nguyên, vật liệu;
Thứ ba, tính chỉ tiêu “khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất”
(T) theo công thức:
M
t 
 m .q
Trong đó:
M: Khối lượng nguyên, vật liệu còn lại cuối kỳ tính theo đơn vị hiện vật.
m: mức hao phí nguyên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
q: Khối lượng sản phẩm đã sản xuất trong một ngày-đêm.
Kết quả tính được cho biết số nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ có thể đảm bảo
cho quá trình sản xuất kỳ sau được bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu chỉ tính được cho từng
loại nguyên, vật liệu; do đó mức đảm bảo chung của nguyên, vật liệu trong các doanh
nghiệp được xác định dựa vào nguyên vật liệu có mức đảm bảo thấp nhất. Chỉ tiêu
này có tác dụng báo động về mức đảm bảo nguyên, vật liệu cho sản xuất, giúp cho
việc tổ chức lập kế hoạch cung cấp nguyên, vật liệu cho các doanh nghiệp không thể
làm một lần; mà theo kế hoạch, người ta tổ chức cung cấp nhiều lần tuỳ theo nhu cầu
sản xuất và khả năng tổ chức cung cấp, Do đó, việc cung cấp nguyên, vậtliệu trong
kỳ kế hoạch cần phải kịp thời và đều đặn để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị
gián đoạn vì thiếu nguyên, vật liệu và ngược lại cũng không gây ra ứ đọng chúng để
làm khó khăn về vốn lưu động cho các doanh nghiệp.
3.THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHỐI LƯỢNG NGUYÊN, VẬT LIỆU
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT.
Tiêu dùng tiết kiệm nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất không chỉ có ý
nghĩa kinh tế trực tiếp đối với các DN, mà còn đối với toàn bộ các ngành sản xuất.
Do vậy, việc nghiên cứu tình hình sử dụng nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất
là một yêu cầu bức bách đối với thống kê của ngành sản xuất. Sử dụng tiết kiệm
nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất thể hiện ở nhiều mặt như: giảm mức hao phí
nguyên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm; giảm bớt và tận thu phế liệu; giảm tỷ lệ
sản phẩm hỏng v.v… Tất cả những yếu tố sử dụng nguyên, vật liệu trong quá trình
103
sản xuất được phản ánh tổng hợp ở khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất
sản phẩm trong kỳ.
Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm bằng hiệu số của
khối lượng nguyên, vật liệu xuất kho cho sản xuất với khối lượng còn lại ở các phân
xưởng, tổ đội sản xuất và khối lượng dùng cho sản phẩm làm dở dang chế biến tại
các gian máy. Sau khi xác định khối lượng nguyên, vật liệu tiêu dùng cho sản xuất;
cần tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu dùng nguyên, vật liệu vào
sản xuất. Để phân tích mức độ tiêu dùng nguyên, vật liệu vào sản xuất sản phẩm,
thống kê thường sử dụng các phương pháp sau đây:

3.1. So sánh giản đơn:


Phương pháp này tính được bằng cách đem khối lượng nguyên, vật liệu tiêu
dùng thực tế (M1) chia cho khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng theo kế hoạch (Mk).
Công thức:
% hoàn thành M1
= x 100
kế hoạch tiêu dùng NVL Mk
Số tuyệt đối:
M = M1 - Mk
Kết quả tính được cho biết khối lượng nguyên, vật liệu tiêu dùng thực tế so với
kế hoạch tăng hay giảm đã ảnh hưởng đến việc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu cho
quá trình sản xuất.

3.2. So sánh có liên hệ với tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng:
Công thức tính:
M 1
 x 100
% hoàn thành kế hoạch q 1
M K

tiêu dùng nguyên, vật liệu q k

Trong đó:
q 1: Khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất
q k: Khối lượng sản phẩm phải sản xuất theo kế hoạch

Sự tuyệt đối:  M  M  q1 
1   M K

 qk 
Kết quả tính được phản ánh mức sử dụng nguyên, vật liệu vào sản xuất đã tiết
kiệm (-) hay vượt chi (+) sau khi đã điều chỉnh khối lượng nguyên, vật liệu kế hoạch
theo tình hình hoàn thành kế hoạch theo tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng.

104
3.3. Chỉ số phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng nguyên,
vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm.
3.3.1. Trường hợp sử dụng một loại nguyên vật liệu vào việc sản xuất.
Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ tăng hay
giảm phụ thuộc vào hai nhân tố:
- Mức hao phí nguyên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm (m).
- Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (q).
Từ nhận xét đó, thống kê xây dựng hệ thống chỉ số phân tích mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến sự thay đổi khối lượng nguyên, vật liệu dùng vào sản xuất.

M1 m1q 1  m1 q1  mk q1
= = x
Mk mkqk  mk q1  mk qk

Số tuyệt đối:
m1q 1 - mkq k = (m1q1 - mkq 1)+ (mkq1- mkqk )
3.3.2. Trường hợp dùng nhiều loại nguyên vật liệu vào việc sản xuất sản phẩm.
Để đánh giá chung tình hình sử dụng tổng hợp nhiều loại nguyên, vật liệu vào
sản xuất sản phẩm , thống kê thường tính bằng chỉ tiêu “giá trị nguyên vật liệu dùng
cho sản xuất”.
Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố:
- Mức hao phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm (m).
- Giá đơn vị nguyên vật liệu dùng vào sản xuất bao gồm: chi phí thu mua, vận
chuyển, bảo quản và sơ chế (S).
- Khối lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ (q).
Hệ thống chỉ số để phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức độ thay đổi
của chi phí nguyên vật liệu dùng vào sản xuất, có dạng:

M1  m 1 S 1 q1  m 1 S 1q1  m k S 1q1  m k S k q1
  x x
Mk  mk Sk qk  m k S 1q1  m k S k q1  m k S k q k

Số tuyệt đối:

 m 1 S 1 q1   m k S k q k  (  m 1 S 1 q1   m S q )  ( m
k 1 1 k S 1 q1  m k S k q1 ) 
 ( m k S k q m S q )
1 k k k

105
Trong ba nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất, nhân tố
cơ bản là “mức hao phí nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm”.

3.4. Phân tích tổng mức tiêu hao nguyên vật liệu do ảnh hưởng của
các nhân tố cấu thành mức hao phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản
phẩm.
Cấu thành mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm gồm:
- Phần tạo nên thực thể của sản phẩm gọi là trọng lượng tịnh của sản phẩm ( g).
- Phần phế liệu tạo ra trong quá trình sản xuất ( h).
- Phần phế phẩm bình quân tính cho một sản phẩm tốt (f).
Công thức tính :
m= g+h+f
Từ công thức tính định mức nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm ta tính
được khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho quá trình sản xuất theo công thức
sau:
M=  m.q = (g + h +f ) q
Công thức trên cho thấy muốn giảm khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng trong
sản xuất (nói chung) và cho mức hao phí nguyên vật liệu cho 1 nguyên vật liệu (nói
riêng) thì cần phải giảm tỷ lệ phế phẩm và phế liệu trong quá trình sản xuất và trong
điều kiện kỹ thuật cho phép có thể giảm trọng lượng tịnh của đơn vị sản phẩm. Ngoài
ra, thu hồi lại phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất, thay thế nguyên vật liệu
đắt tiền bằng nguyên vật liệu rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là một
biện pháp quan trọng nhằm tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu.
Từ cách lập luận ở trên, thống kê xây dựng các phương pháp phân tích những
nhân tố cấu thành mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm đến khối
lượng nguyên vật liệu tiêu dùng như sau:
3.4.1. Phân tích nhân tố cấu thành mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn
vị sản phẩm:
Số tuyệt đối:
m1- mk =(g1 - gk) + ( h1 - h k) +(f1 -fk))
Số tương đối: phản ánh sự biến động tỷ trọng của từng nhân tố cấu thành thực
tế so với kế hoạch mức hao phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm với kế hoạch
m1  mk g 1  g k h1  hk f 1  f k
đặt ra:   
mk mk mk mk

106
3.4.2. Phân tích các nhân tố cấu thành mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một
nguyên vật liệu đến khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng.
Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm khi liên hệ với các
nhân tố cấu thành mức hao phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm ta có công thức
sau:
Số tuyệt đối:
M1 - Mk = (g1 - gk ) q1 +  (h1 - hk) q1 +  (f1 -fk) q1 +  ( q 1- qk) m
Số tương đối:

M1/Mk =   (h ( f  (q
( g1  g k )q1 1  hk )q1 1  fk ) 1  q k )mk
  +
Mk Mk Mk Mk
Thí dụ: Có số liệu sau đây tại một phân xưởng dệt kim.
Bảng 6.2

Đơn vị Quần lót Áo lót


Chỉ tiêu
tính KH T.T KH T.T
- Sản lượng sản phẩm 1000 cái 5 6 4 5
Trọng lượng tinh 1000 (sp) kg 300 297 250 260
- Mức phế liệu bình quân 1000 sp kg 2,0 1,8 1,5 1,8
- Phế phẩm bình quân 1000 sp kg 5,0 3,2 3,5 2,2
- Hao phí NVL cho 1000 sp kg 307 302 255 264

Số tuyệt đối:
M1- Mk = [( 297-300)6 + (260 –250)5] + [(1,8- 2)6 + ( 1,8 – 1,5)5]
+ [(3,2-5)6 +( 2,2 –3,5)5] + [( 6-5)307 +(5 –4)255]
577,0 = 32,0 + 0,3 -17,3 + 562
kg

Số tương đối:
577 32 0,3 17,5 562
   
2.555 2.555 2,555 2,555 2,555
+0,2259 =+0, 0126 +0,0001 – 0,0068 + 0, 22
Nhận xét:
Qua kết quả tính toán ta thấy sản lượng sợi dệt kim tăng lên 577 kg (bằng
22,59 % so với kế hoạch) là do:

107
- Trọng lượng tịnh của sản phẩm thayđổi tăng 32kg/1000sản phẩm (tăng 1,26%
so với kế hoạch).
- Phế liệu tính bình quân 1000 sản phẩm lót tăng 0,3 kg/1000 sản phẩm
(tăng 0,01% so với kế hoạch).
- Mức phế phẩm tính bình quân 1000 sản phẩm giảm 17,3kg/1000 sản phẩm
(giảm 68% so với kế hoạch).
- Khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, do đó, số sợi sử dụng tăng 562 kg (tăng
22,0% so với kế hoạch).
4. PHÂN TÍCH TỔNG MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO
MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM.
Trong thực tế doanh nghiệp có thể dùng 1 loại nguyên vật liệu để sản xuất một
hay nhiều sản phẩm và ngược lại có thể dùng nhiều nguyên vật liệu để sản xuất một
hay nhiều sản phẩm. Để đánh giá chính xác tình hình sử dụng nguyên vật liệu ta
chia thành các trường hợp sau:

4.1. Dùng một loại NVL để sản xuất một loại sản phẩm:
m1
Chỉ số có dạng: Im =
mk
Trong đó: m 1: Mức hao phí NVL/ đvsp thực tế.
m k: Mức hao phí NVL/ đvsp kế hoạch.
Số tuyệt đối: m = m 1 - mk

4.2. Dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất một loại sản phẩm.
Trường hợp, chỉ số mức hao phí đơn vị có dạng:

Im =
 m ij 1 p ik
 m jk p ik
i

Trong đó:
- m ij1: định mức tiêu hao nguyên vật liệu loại j cho 1 đơn vị sản phẩm loại i kỳ
thực tế.
- p ik: đơn giá kế hoạch 1 đơn vị nguyên vật liệu loại i.
Số tuyệt đối:
m =mịj1 pik -  mịjkpik
Kết quả tính được nói lên việc sử dụng ( bình quân) các loại nguyên, vật liệu
vào sản xuất là tiết kiệm (-) hay bội chi (+).
Ví dụ: để dệt được 1000 mét vải, doanh nghiệp dệt đã sử dụng 82kg sợi 37; và
160kg sợi 36. Trong khi đó, theo kế hoạch, để dệt được số vải nói trên cần phải chi
108
80kg sợi 37 với giá kế hoạch mỗi kg là 8500 đồng và 170kg sợi 36 với giá kế hoạch
mỗi kg là 7000 đồng.
Chỉ số mức hao phí đơn vị tính được:
( 8200 x 82  7000 x 160 )
Im =  0 , 97 hay 97 %
( 8500 x 80  ( 7000 x 170 )
Số tuyệt đối:
m = 1817000 - 1870000 =- 53000 đồng
Như vậy, mức sử dụng sợi tính bình quân giảm được 3,0% và do đó, tiết kiệm
được là 53.000 đồng.

4.3. Trường hợp dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất nhiều loại
sản phẩm khác nhau.
Công thức:

Im =
 m ij 1 q i1
 m i jk
q i1

 m   m ij 1 q i1   m ijk q i1
Số tuyệt đối:
Trong đó:
- qi1: sản lượng thực tế của sản phẩm loại i sản xuất.
- m ij1: định mức tiêu hao nguyên vật liệu loại j cho 1 đơn vị sản phẩm loại i
kỳ thực tế.
Kết quả tính được nói lên tình hình sử dụng nguyên vật liệu bình quân cho tất
cả các loại sản phẩm đã sản xuất là tiết kiệm (-) hay vượt chi (+).
Ví dụ: Dùng một loại sợi dệt kim để dệt hai hai loại áo lót: Ba lỗ và cổ viền
cộc tay. Chi phí sợi cho áo ba lỗ, định mức 0,100 kg và thực tế tiêu dùng hết 0,093
kg; Chi phí sợi cho áo cổ viền cộc tay theo định mức là 0,200 kg và thực tế đã sản
xuất ra là 200 chiếc và áo cổ viền cộc tay: 150 chiếc.
Chỉ số hao phí sợi sản xuất tính chung cho hai loại áo lót nói trên là:
( 0 , 098 x 200 )  ( 0 ,198 x 150 ) 48 , 3
Im =   0 , 966
0 ,100 x 200 )  ( 0 , 200 x 150 ) 50 , 0
Số tuyệt đối:
m =48,3kg - 50,0 kg =-17kg.
Như vậy, mức sử dụng sợi chung của hai loại áo giảm được 3,4% và lượng sợi
dệt kim tiết kiệm được là 1,7 kg
109
4.4. Dùng nhiều loại nguyên, vật liệu để xuất nhiều loại sản phẩm khác
nhau.
Đây là trường hợp phổ biến thường gặp trong sản xuất.
 m ij 1 p kj q i1
Công thức: Im =
 m jk
i p kj q i1
Số tuyệt đối:
m   mij1 pkj qi1   m jk pkj qi1
i

Trong đó:
- qi1: sản lượng thực tế của sản phẩm loại i sản xuất.
- m ij1: định mức tiêu hao nguyên vật liệu loại j cho 1 đơn vị sản phẩm loại i
kỳ thực tế.
- Pkj: đơn giá kế hoạch một đơn vị nguyên vật liệu loại j.
Kết quả tính được phản ánh sự biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản
xuất các loại sản phẩm khác nhau trong doanh nghiệp và cho phép xác định tổng số
tiền đã tiết kiệm (-) hay bội chi (+).
Ví dụ: có tài liệu sau đây về tình hình tiêu dùng các loại vật liệu để sản xuất các
loại sản phẩm khác nhau trong một xí nghiệp cơ khí:
Bảng 6.3
Số lượng Giá đơn vị Mức hao phí NVL cho
Tên
Loại sản sản phẩm NVL kế một đơn vị sản phẩm (kg
nguyên vật
phẩm thực tế hoạch
liệu Định mức Thực tế
(quản lý) (đồng)
Gang 1400 350 340
Máy tiện 200 chiếc Thép 2500 250 220
Đồng 6000 50 40
Gang 1400 100 95
Máy khoan 120 chiếc Thép 2500 80 72
Đồng 6000 10 8

Chỉ số sử dụng tổng hợp mức vật liệu cho sản xuất các loại máy công cụ :

110
Im 
(1400x340)  (2500x220)  (6000x 40)]200  (1400x95)  (2500x72)  (6000x8)]120
(1400x350)  (2500x 250)  (6000x50)]200 (1400x100)  (2500x80)  (6000x10)]120
29.652.000
  0,895
33.100.000
Số tuyệt đối: m = 29652000đ - 33100000đ = - 3448000 đ
Như vậy, mức chi phí nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm giảm 10,5% và mức tiết
kiệm tuyệt đối là -3448.000 đồng.

111
CHƯƠNG 7
THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

1. CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh.


Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản
xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và
tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản
xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động
và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu
hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy để tiến hành sản xuất hàng hóa,
người sản xuất phải bỏ chi phí lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là
tất yếu khách quan.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển dịch các yếu tố gắn liền với quá trình
sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, dịch vụ, . . ).

1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.


Chi phí sản xuất kinh doanh có rất phức tạp cả về nội dung, tính chất, công dụng,
vai trò, vị trí. Do đó, để thuận lợi cho công tác quản lý và nghiên cứu chi phí sản xuất
người ta thường phân loại chúng theo nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là các
phương pháp thường thấy nhất:
1.2.1. Dựa vào mối quan hệ của chi phí đối với khối lượng sản phẩm sản xuất.
Người ta phân chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định: là những chi phí không phụ thuộc vào sự biến động của sản
lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, mức độ của chi phí bất biến thường phụ thuộc
vào năng lực sản xuất đã định. Thuộc vào chi phí cố định bao gồm: tiền khấu hao tài
sản cố định; tiền lương của cán bộ công nhân viên được trả theo thời gian, tiền trả lợi
tức ngân hàng; chi phí quản lý hành chính..

112
Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản
phẩm sản xuất và tiêu thụ. Chi phí biến đổi, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí
lương sản phẩm; chi phi phí vận tải….
Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện quan sát sự
chuyển dịch của mỗi loại chi phí vào giá thành phẩm, từ đó tạo điều kiện tìm ra biện
pháp thích hợp để giảm giá thành sản phẩm.
1.2.2. Căn cứ vào tính chất và công dụng của CP đối với việc SXSP
Người ta phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất
sản phẩm. Trong doanh nghiệp công nghiệp chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí về
nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất… Khi tính giá thành các chi phí này
được tính trực tiếp vào giá thành từng loại sản phẩm.
Chi phí gián tiếp: là những chi phí về tổ chức, phục vụ quản lý. Trong công
nghiệp chi phí gián tiếp bao gồm:
+ Chi phí sử dụng máy móc thiết bị như các chi phí về bảo quản và sử dụng
máy móc - thiết bị sản xuất các phương tiện vận tải, sửa chữa và khấu hao
các máy móc - thiết bị sản xuất ….
+ Chi phí phân xưởng: lương chính và lương phụ của nhân viên phân xưởng,
bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: như các chi phí về quản lý hành chính trong
doanh nghiệp. . .
+ Các chi phí không sản xuất (các khoản tiền phạt, giá trị vật tư, sản phẩm
thiếu hụt, hư hỏng khi bảo quản… tại kho doanh nghiệp).
Khi tính giá thành đơn vị sản phẩm các khoản chi phí gián tiếp phải qua phân
bổ vào giá thành căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
Phân biệt chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp tạo điều kiện để hạch toán giá
thành chính xác, đồng thời quan sát được vai trò từng loại chi phí trong giá thành sản
phẩm nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích giá thành sản phẩm.
1.2.3. Căn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản chi và căn cứ vào công dụng
kinh tế nơi phát sinh và nơi chịu chi phí.
Để phân loại chi phí thành các yếu tố chi phí và khoản mục chi phí.
2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

2.1. Khái niệm về giá thành.

113
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá có liên quan đến sản lượng sản phẩm và dịch vụ đã
hoàn thành.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí
sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh
trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến sản lượng
sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói
cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản
phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm qua phương trình sau:
Chi phí sản xuất Chi phí sản
Tổng giá thành Chi phí sản xuất
= + phát sinh - xuất dở dang
sản phẩm dở dang đầu kỳ
trong kỳ cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản
xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ.
Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh
lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra
cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi
phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất tiêu thụ phải được bồi
hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong
kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải
phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và
các khoản chi tiêu khác có luên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.
Mọi cách tính chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có
thể dẫn tới việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả
kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

2.2. Phân loại giá thành.


Để đáp ứng các yêu cầu về quản lý, hạch toán và kế hạch hoá giá thành cũng
như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ,
nhiều phạm vi tính toán khác nhau.
2.2.1. Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được
chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:

114
Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh
doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của
kỳ kế toán.
Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng
được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế
hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi
trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành tại từng địa điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày
đầu tháng) nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của
các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc
quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
sản phẩm.
2.2.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản
xuất và giá thành tiêu thụ:
Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí vật
liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí chung). Bởi vậy, giá thành sản xuất còn
có tên gọi là giá thành phân xưởng.
Giá thành toàn bộ: là chi tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do
vậy giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính theo công thức:
Chi phí quản
Giá thành toàn Giá thành sản Chi phí bán
= + lý doanh +
bộ của sản phẩm xuất hàng
nghiệp
3. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SO SÁNH
ĐƯỢC.
Thống kê doanh nghiệp dùng phương pháp chỉ số nghiên cứu mức độ giảm giá
thành sản phẩm, phân tích các nguyên nhân đã ảnh hưởng đến việc giảm giá thành.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, việc nghiên cứu sự biến động của giá thành
thường gặp phải một khó khăn rất lớn là sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra qua
các năm luôn luôn thay đổi về chất lượng, quy cách, và mặt hàng mới. Do đó, để việc
nghiên cứu tình hình biến động của giá thành sản phẩm được chính xác, cần phải xác
định khái niệm thế nào là sản phẩm có thể so sánh được.

115
Sản phẩm so sánh được là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất hàng
loạt, liên tục qua nhiều năm.

3.1. Chỉ số biến động giá thành sản phẩm so sánh được.
Hiện nay, trong công tác thực tế tại các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm là
một vấn đề được mọi người quan tâm. Muốn nghiên cứu sự biến động của giá thành
sản phẩm của những doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay nhiều loại sản
phẩm trong những thời kỳ khác nhau, thống kê thường dùng phương pháp chỉ số để
nêu lên mức tăng hay giảm của giá thành sản phẩm, từ đó mà tính ra được số tiền tiết
kiệm hay vượt chi do ảnh hưởng của sự biến động giá thành.
3.1.1. Chỉ số biến động giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp sản
xuất một loại sản phẩm.
Trong trường hợp này, muốn nghiên cứu tình hình biến động của mức giá
thành đơn vị sản phẩm giữa hai thời kỳ, thống kê dùng chỉ số đơn có dạng sau:
Giá thành đơn vị kỳ báo cáo Z1
=
Giá thành đơn vị kỳ gốc Z0
Chỉ số giá thành là chỉ số giữa giá thành đơn vị kỳ báo cáo so với giá thành
đơn vị kỳ gốc. Kết quả tính được sẽ nói lên sự biến động của giá thành (tăng hay
giảm) giữa hai thời kỳ so sánh. Mức chênh lệch giữa tử số và mẫu số phản ánh số tiền
tiết kiệm được hoặc vượt chi do mức giá thành đơn vị sản phẩm giảm hoặc tăng lên:
Z1 - Z0
3.1.2. Chỉ số giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp sản xuất nhiều
loại sản phẩm.
Trong thực tế, các doanh nghiệp không chỉ sản xuất một loại sản phẩm, mà sản
xuất nhiều loại sản phẩm có mức giá thành khác nhau. Trong trường hợp này thống
kê doanh nghiệp phải tính chỉ số giá thành tổng hợp, bằng cách so sánh giá thành thực
tế của toàn bộ các loại sản phẩm kỳ báo cáo với giá thành của toàn bộ sản phẩm kỳ
gốc tính theo sản lượng kỳ báo cáo:

IZ = Z q
1i 1i

Z q
0 i 1i

Ví dụ: số liệu về giá thành 2 loại sản phẩm tại một doanh nghiệp điện cơ.
Bảng 7.1

Loại SP Sản Giá thành đơn vị sản Giá thành toàn bộ sản Chỉ số
phẩm (1000đ) phẩm (1000đ) (%)
116
lượng Kỳ gốc Kỳ BC Kỳ gốc Kỳ BC

Mô tơ 7KW 150 4.000 3.600 600.000 540.000 90,00


Mô tơ 15KW 120 6.000 5.000 720.000 600.000 96,66
Tổng 270 10.000 8.600 1.320.000 1.140.000 93,40

IZ 
Z 1i q1i

1.140.000
 0,9340 hay 93,40%.
Z 0i q1i 1.320.000

Như vậy, giá thành của hai loại sản phẩm năm báo cáo so với năm gốc đã giảm
được: 6,6% (100% - 93.40%) và tổng số tiền tiết kiệm được do việc giảm giá thành
này:
Z 1i q1i   Z 0i q1i  1.140.000  1.320.000  184.000 ngàn đồng.

3.2. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm so sánh được.
Ngoài việc dùng phương pháp chỉ số để nghiên cứu biến động của giá thành một
hoặc nhiều loại sản phẩm trong một doanh nghiệp, thống kê còn có nhiệm vụ kiểm
tra tình hình chấp hành kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, tức là xem doanh nghiệp
có thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành theo kế hoạch theo quy định hay không.
Để có thể kiểm tra được tình hình chấp hành kế hoạch, thống kê có những
phương pháp kiểm tra thích hợp đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm
cũng như đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.
3.2.1. Chỉ số hoàn thành kế hoạch của một loại sản phẩm.
+ Chỉ số kế hoạch giá thành: so sánh mức định ra trong kế hoạch với mức
Zk
thực tế đạt được ở kỳ trước: x 100%
Z0

+ Chỉ số giá thành thực tế: so sánh mức mức giá thành thực tế đạt được ở
Z1
kỳ này với kỳ trước: x 100%
Z0
+ Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: so sánh mức giá thành thực tế với
Z1
mức giá thành kế hoạch: x 100%
Zk
Ba chỉ số giá thành trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau biểu thị bằng
phương trình kinh tế sau:

117
Chỉ số giá thành Chỉ số hoàn thành Chỉ số kế hoạch
= x
thực tế kế hoạch giá thành giá thành
Z1 Z1 Z k
 
Z0 Z k Z 0
3.2.2. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành nhiều loại sản phẩm so sánh được.
3.2.2.1. Quyền số là sản lượng thực tế (q1)
Ta có các chỉ số sau:

+ Chỉ số kế hoạch giá thành:  Z q x 100% ki 1i

Z q 0 i 1i

Chỉ số giá thành thực tế: 


Z q 1i 1i
+ x 100%
Z q 0 i 1i

Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: 


Z q 1i 1i
+ x100%
Z q ki 1i

Hệ thống chỉ số:


Chỉ số giá thành Chỉ số hoàn thành Chỉ số kế hoạch
= x
thực tế kế hoạch giá thành giá thành

Z 1i q1i

Z 1i q1i

Z ki q1i
Z 0i q1i Z ki q1i Z 0i q1i

3.2.2.2. Quyền số là sản lượng kế hoạch (q k)


Ta có các chỉ số sau:

+ Chỉ số kế hoạch giá thành:  Z q x 100% ki ki

Z q 0i ki

Chỉ số giá thành thực tế: 


Z q 1i ki
+ x 100%
Z q 0i ki

Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: 


Z q 1i ki
+ x100%
Z q ki ki

Hệ thống chỉ số:


Chỉ số giá thành Chỉ số hoàn thành Chỉ số kế hoạch
= x
thực tế kế hoạch giá thành giá thành

118
Z 1i q ki

Z 1i q ki

Z ki q ki
Z 0i q ki Z ki q ki Z 0i q ki

Việc dùng sản lượng kế hoạch (qk) làm quyền số rất cần thiết, khi muốn kiểm
tra không những việc giảm giá thành, tôn trọng kết cấu các mặt hàng đã ghi trong kế
hoạch. Nhưng cũng phải thấy dù sao qk cũng chỉ là sản lượng ghi trong kế hoạch,
không có trong thực tế, vì vậy tính chất hiện thực của chỉ số đã giảm đi rất nhiều.
Ví dụ: có tài liệu về tình hình giá thành của một doanh nghiệp điện cơ như sau.
Bảng 7.2
Loại sản phẩm Khối lượng SP (cái) Giá thành đơn vị SP (1000đ)
KH97 (qk) TT97 (q 1) 1996 (Z0) KH97 ( Zk) TT97 (Z1)
Mô tơ 7KW 100 150 4.000 3.800 3.600
Mô tơ 15KW 110 120 6.000 5.700 5.800

Từ các tài liệu trên, nếu dùng sản lượng thực tế làm quyền số các chỉ số tính
được sẽ là:
+ Chỉ số giá thành kế hoạch:
Z ki q1i

(150 x3.800)  (120 x5.700) 1.254.000
 =0,95 hoặc 95%.
Z 0i q1i (150 x 4.000)  (120 x6.000) 1.320.000

Như vậy, kế hoạch đã đề ra nhiệm vụ là phải hạ giá thành của thời kỳ báo
cáo là 5% so với giá thành của thời kỳ gốc.
+ Chỉ số giá thành thực tế:
Z 1i q1i

(150 x3.600)  (120 x5.800) 1.236.000
  0.93 hoặc 93%
Z 0i q1i (150 x1.000)  (120 x6.000) 1.320.000

Như vậy, DN thực tế đã giảm giá thành được 7% nhiều hơn mức quy định
trong kế hoạch 2%.
+ Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:
Z 1i 1iq

(150 x3.600)  (120 x5.800) 1.236.000
  0,98 hoặc 98%.
Z ki 1iq (150 x3.800)  (120 x5.700) 1.254.000

Như vậy giá thành thực tế giảm được 2% so với kế hoạch.


Nếu dùng sản lượng kế hoạch làm quyền số, có các chỉ số:
+ Chỉ số giá thành kế hoạch.

119
Z ki q ki

(100 x3.800)  (110 x5.700) 1.007.000
  0,95 hoặc 95%.
Z 0i q ki (100 x 4.000)  (110 x6.000) 1.060.000

+ Chỉ số giá thành thực tế:


Z 1i q ki

(100 x3.600)  (110 x5.800)

998.000
 0,94 hoặc 94%
Z 0i q ki (100 x 4.000)  (110 x6.000) 1.060.000

+ Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:


Z 1i q ki

(100 x3.600)  (110 x5.800)

998.000
 0,991 hoặc 99.1%.
Z ki q ki (100 x3.800)  (110 x5.700) 1.070.000

Trong điều kiện của nước ta hiện nay dùng sản lượng thực tế (q1) để tính chỉ
số thì chính xác và thích hợp hơn vì:
- Kế hoạch sản xuất chưa ổn định cho nên trong quá trình chấp hành kế hoạch
(qk) cũng như kết cấu mặt hàng thường phải điều chỉnh nhiều lần, khi tăng lên,
khi giảm xuống, nếu đúng (qk) làm quyền số ít có tác dụng.
- Sản lượng kế hoạch dù sao cũng không phải là một sản lượng thực, cho nên
các kết quả tính được theo sản lượng kế hoạch chỉ có tính chất giả thiết.
Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, nếu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất
của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo đã được ổn định, việc tính chỉ số trên cơ sở
(qk) làm quyền số cũng có tác dụng kiểm tra, dùng để bổ sung cho chỉ số được tính
bằng sản lượng thực tế (q1).

3.3. Tính mức tiết kiệm do giảm giá thành sản phẩm.
Để đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bên
cạnh việc tính các chỉ số giá thành biểu hiện mức giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp, còn phải tính số tiền tiết kiệm do phấn đấu giảm giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp.
- Mức tiết kiệm dự định trong kế hoạch: Z ki q ki   Z 0i q ki

- Mức tiết kiệm trong thực tế: Z 1i q1i  Z


0i q1i
- Mức tiết kiệm trong khi thực hiện kế hoạch:
 Z 1i q1i   Z 0i q1i    Z ki q ki   Z 0i q ki 

4. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TRÌNH ĐỘ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH


GIÁ THÀNH TOÀN BỘ SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA.
Trong điều kiện không ngừng phát triển của các doanh nghiệp cùng với việc
dần dần phát huy tính chủ động trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài

120
bộ phận các sản phẩm so sánh được, còn có bộ phận sản phẩm không so sánh được,
tức là những sản phẩm sản xuất ở kỳ trước hoặc có ghi trong kế hoạch kỳ này, nhưng
ở kỳ này không sản xuất, hoặc những sản phẩm chưa có ở kỳ trước hoặc không có
trong kế hoạch, nhưng lại được sản xuất ở kỳ này. ở một doanh nghiệp sản xuất, bộ
phận sản phẩm không so sánh được chiếm tỷ trọng đáng kể và vì vậy, các chỉ số giá
thành cho sản phẩm so sánh chưa phản ánh đầy đủ tình hình chi phí sản xuất của toàn bộ
sản lượng hàng hóa.
Mặt khác bản thân việc quan sát giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa cũng có
ý nghĩa riêng biệt. Có thể thấy sự biến động (hoặc trình độ hoànthành kế hoạch) giá
thành toàn bộ sản lượng hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất bao gồm các nhân tố
sau đây:
- Sự thay đổi của giá thành sản phẩm đơn vị các sản phẩm so sánh.
- Sự thay đổi của kết cấu mặt hàng vào khối lượng sản phẩm so sánh.
- Sự thay đổi sản lượng hàng hóa do mất đi các sản phẩm cũ và thêm các sản
phẩm mới (bộ phận không so sánh được).
Mỗi nhân tố này có ý nghĩa riêng đối với việc phân tích, đánh giá sự biến động
(hoặc trình độ hoàn thành kế hoạch) giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa.
Ta có công thức phân tích sau đây:
Z q1 1

Z S1 q S1

Z S0 q S1

Z q
1 1

Z
S0 qS 0
Zq 0 0 Z S0 qS1 Z S0 qS 0 Z q
S1 S1 Z 0 q0

(I) (1) (2) (3) (4)


Trong đó: Z 0 . q0 ,  Z .q
1 1 : giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá;

 Z Sq S : Giá thành sản phẩm hàng hoá so sánh được.


Trong công thức này:
- Chỉ số toàn bộ (I): phản ánh sự biến động của giá thành toàn bộ sản lượng
hàng hóa sản xuất.
- Chỉ số nhân tố 1: phản ánh biến động giá thành đơn vị các loại sản phẩm so
sánh được.
- Chỉ số nhân tố 2: phản ánh biến động kết cấu và khối lượng các loại sản
phẩm so sánh được.
- Chỉ số nhân tố 3: phản ánh mức độ tăng thêm các mặt hàng sản phẩm mới.
- Chỉ số nhân tố 4: phản ánh mức độ giảm các mặt hàng cũ.
Ví dụ: có số liệu về sản phẩm và giá thành tại 1 công ty cơ khí như sau:

121
Bảng 7.3

Sản phẩm Z0 q 0 Z0 q 1 Z1 q 1
So sánh được 3.343.613 3.542.078 3.459.866
Không so sánh được 4.454.920 - 4.876.051
Cộng 7.798.533 8.335.917

Từ các số liệu, tính các chỉ số sau:


8.335 .917 3.459 .866 3.542 .078 8.335 .917 3.343 .613
   
7.798.533 3.542.078 3.343.613 3.459.866 7.798.533
1,0609 = 0,9768 x 1,0593 2,4100
x x 0,4287
537.384 = (-82.212) + 198.465 + 4.876.051 +( – 4.454.920) ngàn đồng
Qua kết quả phân tích ta có thể thấy:
Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tăng 6,89% với mức tuyệt đối 537.384
ngàn đồng là do các nguyên nhân sau:
- Giá thành đơn vị sản phẩm so sánh được đã giảm 2,32% với mức tiết kiệm tuyệt
đối là 82.212 ngàn đồng. Đây cũng là thành tích của doanh nghiệp. Tuy vậy, do
tỷ trọng của sản phẩm so sánh được trong tổng số sản phẩm tương đối nhỏ nên tác
dụng này không được phát huy mạnh mẽ.
- Kết cấu và số lượng sản phẩm so sánh thay đổi, làm cho giá thành toàn bộ sản
lượng hàng hóa tăng 5,92% với mức tuyệt đối là 189,456 ngàn đồng.
- Sản phẩm mới xuất hiện quá lớn, bằng 241% sản phẩm so sánh kỳ báo cáo, với
tổng giá thành 4.876.051 ngàn đồng.
- Đây là những mặt hàng nhà máy mới sản xuất, chưa có kinh nghiệm nên chi phí
cao. Đây cũng là thành tích của doanh nghiệp trong việc đổi mới sản phẩm, đáp
ứng yêu cầu ngày càng tăng của xã hội.
- Sản phẩm cũ không sản xuất nữa cũng nhiều, chiếm đến 57,13% tổng giá thành
kỳ gốc, với lượng tuyệt đối là 4.451.920 ngàn đồng. Đây cũng là biểu hiện của
những cố gắng của doanh nghiệp, để loại bỏ các mặt hàng đã lạc hậu hoặc để thích
ứng với sự thay đổi của nguyên vật liệu….
5. NGHIÊN CỨU GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BẰNG CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH MỘT
ĐỒNG SẢN LƯỢNG HÀNG HOÁ.

5.1. Chỉ tiêu giá thành một đồng sản lượng hàng hoá.

122
Chỉ tiêu giá thành một đồng sản lượng hàng hoá được xác định bằng cách lấy

giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá chia cho giá trị sản lượng hàng hoá: Z q
pq
Chỉ tiêu giá thành một đồng sản lượng hàng hóa nói lên mức độ tổng hợp của
giá thành. Ở đây việc quan sát không nhằm vào giá thành từng loại sản phẩm hàng
hoá như chỉ số giá thành, mà nêu lên mức độ điển hình chung: của một đồng sản
lượng hàng hóa thì doanh nghiệp bỏ ra chi phí là bao nhiêu?
Trong điều kiện các doanh nghiệp sản xuất dần dần được tăng thêm quyền chủ
động trong sản xuất và kinh doanh, chỉ tiêu giá thành một đồng sản lượng hàng hóa
sẽ trở thành cần thiết.
Việc quan sát biến động giá thành theo thời gian trong hoàn cảnh doanh nghiệp
luôn luôn thay đổi mặt hàng, cũng cần được tiến hành bằng chỉ tiêu giá thành một
đồng sản lượng hàng hoá.
Mức độ hoàn thànhkế hoạch giá thành một đồng sản lượng hàng hoá:
Z 1i q1i
:
Z ki q ki
p 1i q1i p ki q ki
Biến động giá thành một đồng sản lượng hàng hóa:
Z 1i 1iq
:
Z 0i q0i
p 1i 1iq p 0i q0i

5.2. Phân tích sự biến động chỉ tiêu giá thành một đồng sản lượng
hàng hoá.
5.2.1. Phương pháp 1:
Qua các công thức trên ta có thể thấy chỉ tiêu giá thành một đồng sản lượng
hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố: sản lượng, giá cả, giá thành một đồng sản
lượng hàng hoá.

Z 1i 1iq Z
1i 1i q Z q
0 i 1i Z q
0 i 1i

p 1i 1iq

p
1i 1i q

p 1i 1iq

p q
0 i 1i

Z 0i q 0i Z 0i q1i Z q
0 i 1i Z
0i q 0i
p 0i q0i p
1i 1i q p q
0 i 1i p
0i q0i
(I) (1) (2) (3)
Trong đó:
- Chỉ số I : chỉ số biến động giá thành một đồng sản lượng hàng hoá.
- Chỉ số nhân tố 1: ảnh hưởng biến động giá thành tới biến động giá thành một
đồng sản lượng hàng hoá.
123
- Chỉ số nhân tố 2: ảnh hưởng biến động giá cả tới biến động giá thành một
đồng sản lượng hàng hoá.
- Chỉ số nhân tố 3: ảnh hưởng biến động sản lượng tới biến động giá thành
một đồng sản lượng hàng hoá.

Ví dụ: có số liệu về giá thành và tiêu thụ tại một doanh nghiệp như sau

Bảng 7.4
Sản lượng Giá thành Giá bán
Tên
(1000 cái) 1.000 cái (đồng) 1.000 cái (đồng)
sản phẩm
q0 q1 Z0 Z1 p0 p1
Bát hoa 50 52 380 360 400 408
Đĩa hoa 60 51 500 500 520 525
Ấm có hoa 20 21 980 960 1000 1050
Đĩa trắng 10 12 420 400 460 450
Từ các số liệu trên ta có:
Z 0i q0i

380.50  500.60  980.20  420.10 72.800
  0,960
p 0i q0i 400.50  520.60  1000.20  460.10 75.800

Z 1i 1iq

360.52  500.51  960.21  400.12 69.180
  0,917
p 1i 1iq 408.52  525.51  1050.21  450.12 75.441

Ta có: Z q
0 i 1i
 0,939 ;
Z q
0i 1i
 0,959
p q
1i 1i p q
0i 1i

0,917 0,917 0,939 0,959


  
0,960 0,939 0,959 0,960
0,955  0,976  0,979  0,998
Giá thành một đồng sản lượng hàng hoá giảm 4,5% là do:
- Do giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá giảm làm cho giá thành một đồng
sản lượng hàng hoá giảm 2,4%.
- Do giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá giảm làm cho giá thành một đồng sản
lượng hàng hoá giảm 2,1%.

124
- Do sản lượng sản phẩm hàng hoá giảm làm cho giá thành một đồng sản
lượng hàng hoá giảm 0,2%.
5.2.2. Phương pháp 2:
Để nghiên cứu sự biến động giá thành một đồng sản lượng hàng hoá ta có
thể sử dụng hệ thống chỉ số:
C1 C1 C 01
 x
C0 C 01 C0
(1) (2) (3)

Trong đó:
- Chỉ số toàn bộ (I): biểu hiện sự biến động của giá thành một đồng sản lượng
hàng hóa. Sự biến động này là do ảnh hưởng của các nhân tố.
- Chỉ số nhân tố (2): do sự biến động của bản thân giá thành đơn vị sản phẩm
hàng hóa bình quân.
- Chỉ số nhân tố (3): do ảnh hưởng của sự biến đổi kết cấu sản phẩm hàng hóa.
6. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC
CHI PHÍ ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

6.1. Phân tích biến động khoản mục chi phí vật tư ảnh hưởng đến biến
động giá thành sản phẩm.
Chi phí vật tư trong giá thành sản phẩm, bao gồm các khoản mục: nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiêu liệu ..... dùng vào sản xuất sản phẩm. ảnh hưởng
của các khoản mục chi phí vật tư nói chung đến giá thành sản phẩm biểu hiện ở hai
nguyên nhân: khối lượng vật tư dùng vào sản xuất sản phẩm và giá thành đơn vị vật
tư.
Khi nghiên cứu các nguyên nhân gây ra biến động khoản mục chi phí vật tư ảnh
hưởng đến biến động giá thành sản phẩm, ta chọn khoản mục chi phí nguyên vật liệu
trong giá thành tổng hợp nhiều loại sản phẩm.
6.1.1. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trong gia thành đơn vị sản phẩm bằng tích của mức hao
phí nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm và giá thành đơn vị nguyên vật liệu. Từ nhận
thức này ta xây dựng công thức phân tích (thực tế so với kế hoạch).
Số tuyệt đối:
S m  S
1 1 k mk   ( S1  S k ) m1   ( m1  m k ) S k
Trong đó:
125
- m1j, mkj: mức hao phí nguyên vật liệu loại j cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế
và kế hoạch.
- s1j,skj: đơn giá nguyên vật liệu thực tế và kế hoạch.
Kết quả tính theo công thức phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi nguyên vật
liệu cho sản xuất 1 đơn vị sản phẩm và các ảnh hưởng tới mức tiết kiệm hay vượt chi
đó.

Số tương đối: s m  s m
1 1 j k

s m  s m  s m  s m
1 1 j 1 k 1 k k

ZK ZK ZK
Kết quả tính toán theo công thức số tương đối phản ánh mức biến động khoản
mục chi phí nguyên vật liệu và các nguyên nhân ảnh hưởng tới biến động giá thành
đơn vị sản phẩm .
6.1.2. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành nhiều loại
sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành nhiều loại sản phẩm bằng tổng của tích
chi phí nguyên vật liệu của từng đơn vị từng loại sản phẩm và khối lượng từng loại
sản phẩm. Để phân tích mức độ biến động của các khoản mục chi phí ảnh hưởng đến
biến động của giá thành sản phẩm, phải loại trừ biến động của khối lượng sản phẩm
ảnh hưởng đến biến động của giá thành bằng cách khối lượng sản phẩm thực tế sản
phẩm thực tế sản xuất kỳ báo cáo (q1).
Trên cơ sở này ta xây dựng được các công thức phân tích:
Số tuyệt đối:
S m q S
1 1 1 k m k q1  ( S 1 m1 q1   Z k m1 q1 ) ( S k m1 q1   S k mk q1 )
Kết quả tính theo công thức phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi nguyên vật
liệu cho sản xuất sản phẩm và các nguyên nhân gây ra mức tiết kiệm hay vượt chi đó.
Số tương đối:
S m q  S
1 1 1 k mk q 1

(  S1 m1q 1   Z k m1q 1 ) (  S k m1q 1   S k m k q 1 )

Z q k 1  Zkq1  Zkq1
Kết quả tính toán theo công thức số tương đối phản ánh mức biến động khoản
mục chi phí nguyên vật liệu và các nguyên nhân ảnh hưởng tới biến động giá thành
sản phẩm .
Giả sử có số liệu sau đây về tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất
sản phẩm của DN cơ khí:
Bảng 7.5

126
Loại Sản Giá Loại vật Mức tiêu dùng cho Giá đơn vị vật liệu
sản lượng thành liệu một đơn vị dùng vào sản xuất
phẩm thực tế KH đvsp sản phẩm (1000đ)
(cái) (đồng) Kế Thực tế Kế Thực tế
hoạch hoạch
Máy tiện 5 5000 Gang 200 180 1,8 1,6
Máy thép 150 120 2,5 2,4
Khoan 4 3500 Gang 150 130 1,8 1,6
Thép 120 120 2,5 2,4

Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm tiết kiệm:
s m q
1 1 1  4.864 ngàn đồng; s m q  5.955 ngàn đồng.
k k 1

s m q
k 1 1  5.512 ngàn đồng và  s m q  3900 ngàn đồng.
k k1 1

Số tuyệt đối: -1091 ngàn đồng = 4864 – 5955.


Trong đó:
- Do sử dụng tiết kiệm mức hao phí nguyên vật liệu đã tiết kiệm: 648 ngàn đồng.
- Do thay đổi giá thành đơn vị nguyên vật liệu, tiết kiệm được: 443 ngàn đồng.
Số tương đối:
Chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm đã làm cho giá thành sản phẩm giảm:
1091
-  0,028 hay -2.8%
39000
Trong đó:
- Do sử dụng tiết kiệm mức hao phí nguyên vật liệu cho một sản phẩm đã làm giá
thành giảm:
1091
-  0,0166 hay -1.66%.
39000
- Do thay đổi giá thành đơn vị nguyên vật liệu, làm cho giá thành sản phẩm giảm:
443
  0,0114 hay -1.14%
3900

6.2. Phân tích biến động khoản mục tiền lượng công nhân đến biến
động giá thành sản phẩm.
Sau khoản mục chí phi nguyên vật liệu chính, khoản mục chi phí tiền lương
công nhân sản xuất có vị trí quan trọng trong chi phí thành sản phẩm. Vì vậy, nghiên
cứu phân tích những nguyên nhân gây ra biến động khoản mục chi phí tioền lương

127
ảnh hưởng đến biến động giá thành sản phẩm là yêu cầu đối với công tá phân tích
nghiên cứu giá thành.
6.2.1. Phân tích chi phí tiền lương công nhân trong giá thành đơn vị sản phẩm.
Chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất một
đơn vị sản phẩm và tiền lương trả theo một đơn vị thời gian lao động. Từ nhận xét
này ta xây dựng công thức phân tích.
Số tuyệt đối:

 x 1 t1   x k t k    x 1 t 1   x k t 1     x k t 1   x k t k 
Trong đó:
x1,xk : đơn giá lương cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế và kế hoạch.
t1,tk : thời gian định mức để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm thực tế và kế hoạch.
Kết quả tính được phản ánh mức biến động của khoản mục chi phí tiền lương
công nhân sản xuất và các nguyên nhân gây ra mức biến động đó.
Khi xem xét sự biến động của các nguyên nhân ta nhận thấy:
Nhân tố đơn giá tiền lương trả cho đơn vị thời gian lao động: của một bậc thợ
thường ít thay đổi. Do đó, sự biến động của đơn giá tiền lương có thể xảy ra khi thay
đổi bậc thợ dùng vào sản xuất sản phẩm, ví dụ đang dùng thợ bậc 3 lại dùng thợ bậc
4 hoặc ngược lại, tất nhiên, khi thay đổi các bậc thợ dùng trong sản xuất có thể dẫn
đến thay đổi mức hao phí thời gian lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm phải
cân đối giữa bậc thợ và công việc mà họ đảm nhiện với thời gian lao động, để không
thay đổi chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm một cách bất hợp lý.
Nhân tố mức hao phí thời gian lao động: để sản xuất một đơn vị sản phẩm có
thể giảm khi năng suất lao động tăng lên, số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời
gian tăng lên. Vì vậy, khi phân tích khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản
phẩm, điều cần chú ý hơn là mức độ biến động của yếu tố hao phí thời gian lao động
để sản xuất một đơn vị sản phẩm ảnh hưởng đến biến động khoản mục chi phí tiền
lương trong giá thành sản phẩm.
Số tương đối:
x t 1 1
  xk t k

x t
1 1
  x k t1

x t   xk t k
k 1

Zk Zk Zk
Kết quả tính được theo số tương đối phản ánh mức độ biến động của khoản mục
chi phí tiền lương và các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá thành đơn vị sản
phẩm.

128
6.2.2.Phân tích khoản mục chi phí tiền lương công nhân sản xuất trong giá
thành tổng hợp nhiều loại sản phẩm.
Chi phí tiền lương công nhân sản xuất trong giá thành tổng hợp nhiều loại sản
phẩm bằng tổng của chi phí tiền lương cho một đơn vị từng loại sản phẩm và khối lượng
từng loại sản phẩm. Cũng giống như đã phân tích khoản mục nguyên vật liệu phải dùng
sản lượng kỳ báo cáo (q1) trong các công thức phân tích:
Số tuyệt đối:
x t q  x
1 1 1 k k t q1   x1t 1 q1   x k t1 q1    x k t1 q1   x k t k q1 
Kết quả tính theo công thức phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi nguyên tiền
lương cho sản xuất sản phẩm và các nhân tố gây ra mức tiết kiệm hay vượt chi đó.
Số tương đối:
x t q  x
1 1 1 k
t k q1

 x t q   x t q     x t q   x t q 
1 1 1 k 1 1 k 1 1 k k 1

Z q k 1 Z k q1 Z q k 1

Kết quả tính toán theo công thức số tương đối phản ánh mức biến động khoản
mục chi phí lương và các nguyên nhân ảnh hưởng tới biến động giá thành sản phẩm.
Bảng 7.6
Loại q1 ZKH Loại thợ Thời gian lao động để Chi phí tiền lương
sản phẩm (1.000 của 1.000 sản xuất cho 1 giờ công
cái) sản phẩm 1.000 sản phẩm sản xuất (1000đ)
(đồng) (giờ công)
KH TTế KH TTế
Cột bê Khuôn sắt 16.000 15.000 0,30 0,32
tông bưu 3 38.100 Trộn bê tông 12.000 12.000 0,30 0,33
điện Đổ bê tông 240 240 0,25 0,25
Ống cống 4 15.550 Khuôn sắt 300 310 0,30 0,30
xi măng Trộn bê tông 18.000 16.500 0,38 0,35
Đổ bê tông 160 160 0,25 0,25
200 200 0,28 0,30
Giả sử có số liệu về tình hình chi phí thời gian lao động và tiền lương để sản
xuất các loại sản phẩm, ta tính được:
x t q
1 1 1  49.939 ngàn đồng x t k k q1  55.194 ngàn đồng

x t q
k 1 1  52.023 ngàn đồng  z q k 1  176.500 ngàn đồng.
Số tuyệt đối: mức chi phí tiền lương của công nhân sản xuất tiết kiệm được:
5.255 ngàn đồng

129
Trong đó:
- Do thay đổi đơn giá lương giờ trả cho công nhân, tiết kiệm: 2.084 ngàn đồng
- Do tăng NSLĐ rút ngắn thời gian lao động sản xuất 1000 sản phẩm tiết kiệm
được: 3171 ngàn đồng.
Số tương đối: chi phí tiền lương tiết kiệm đã làm cho giá thành sản phẩm
giảm:
5.255
  0,0297 hay -2,97%
176 .500
Trong đó:
- Do thay đổi đơn giá tiền lương giờ làm cho giá thành giảm:
2.084
  0,0118 hay -1.18%
176 .500
- Do tăng NSLĐ, giảm chi phí lương cho 1 đơn vị sản phẩm làm giá thành sản
phẩm giảm:
3.171
  0.0179 hay -1.79%
176 .500
Tóm lại: kết quả phân tích trên phản ánh mức độ ảnh hưởng của các khoản mục
chi phí tiền lương công nhân sản xuất đến tình hình biến động giá thành sản phẩm.
Trong đó, yếu tố tăng năng suất lao động giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản
phẩm là điều chú ý nhất.

6.3. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản
phẩm.
Chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm là khoản chi phí bao gồm nhiều
yếu tố tạo thành. Đặc điểm của nó là không thể hạch toán trực tiếp cho một sản phẩm
nào, mà phải hạch toán bằng cách phân bổ, khối lượng khoản chi phí thường không
thay đổi hoặc thay đổi rất ít khi khối lượng sản phẩm có thay đổi lớn. Chi phí sản
xuất chung là tên gọi chung trong giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của một số
lượng khoản chi phí và khối lượng sản phẩm sản xuất. Phương pháp phân tích chi phí
sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm và trong giá thành nhiều loại sản
phẩm được đưa trên hai nhân tố đó.
6.3.1. Phân tích chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm tính được bằng số
bình quân của khoản chi phí sản xuất chung phân bổ cho một loại sản phẩm chia cho
C
khối lượng sản phẩm loại đó theo công thức: C 
Q

130
Số tuyệt đối:
C1  CK   C1  CK 1    CK1  CK 
Trong đó:
C1 và Ck là chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế và kế hoạch.
Ck1 là chi phí kế hoạch tính bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế:
C K
C K1 
q1
Kết quả tính được phản ánh mức biến động của khoản mục chi phí sản xuất
chung và các nguyên nhân gây ra mức biến động đó.
Số tương đối:
C1  CK C1  CK1 CK1  CK
 
ZK ZK ZK
Kết quả tính được theo số tương đối phản ánh mức độ biến động của khoản mục
chi phí sản xuất chung và các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá thành đơn
vị sản phẩm.
6.3.2. Phân tích chi phí sản xuất chung trong giá thành nhiều loại sản phẩm.
Số tuyệt đối: C q 1 1   CK q K    C1q 1   CK q 1     CK q 1   CK q K 
Kết quả tính được phản ánh mức biến động của khoản mục chi phí sản xuất
chung và các nguyên nhân gây ra mức biến động đó.

Số tương đối:
C q  C1 1 K qK

 C q   C q    C
1 1 K 1 K q 1   CK q K 
Z q k 1 Z k q1 Z k q1
Kết quả tính được theo số tương đối phản ánh mức độ biến động của khoản mục
chi phí sản xuất chung và các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá thành sản
phẩm.

131
CHƯƠNG 8
THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. THỐNG KÊ TỔNG DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT -
KINH DOANH.
Doanh thu biểu hiện toàn bộ thu nhập của đơn vị kinh doanh trong thời kỳ nhất
định. Nó là đối tượng phân phối chủ yếu của đơn vị: bù đắp chi phí vật tư, trả tiền
công, nộp ngân sách theo quy định, chia lời và trích lập các quỹ của đơn vị.
Xét một cách tổng quát, doanh thu là tổng số tiền thu được từ các hoạt động
kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kinh doanh nhất định. Nói cụ thể hơn, doanh thu
là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền dịch vụ sau khi thực hiện bán hàng, trả
hàng gia công cung ứng dịch vụ.
Theo quy định hiện hành, tổng doanh thu (thu nhập) của doanh nghiệp thường
bao gồm các bộ phận sau đây:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ.
- Thu nhập của hoạt động liên doanh liên kết.
- Thu nhập của nghiệp vụ tài chính: bao gồm lãi tiền gửi và tiền cho vay, khoản thu
về tiền bồi thường, các khoản tăng giá hàng công nợ….
- Thu nhập khác: bao gồm các khoản thu nhặt, các khoản dôi thừa, vắng chủ…
Trong một đơn vị sản xuất kinh doanh cụ thể có thể tiến hành kinh doanh một hay
một số hoạt động nói trên. Vì vậy có thể xác định tổng doanh thu của đơn vị theo
n
công thức sau: D= D
i 1
i

Trong đó:
D: Tổng doanh thu
Di: Doanh thu của hoạt động kinh doanh thứ i
n: Số loạt hoạt động hoạt động kinh doanh thuộc 5 bộ phận nói trên.
Khi phân tích sự biến động của doanh thu thực tế kỳ báo cáo so với kỳ gốc
ta cũng áp dụng phương pháp tương tự nhưng cần phải xem xét thêm vấn đề
sản phẩm so sánh được và không so sánh được giữa hai kỳ đó.

2. THỐNG KÊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT


KINH DOANH.
132
2.1. Khái niệm và vai trò của lợi nhuận.
Phạm trù lợi nhuận thường tồn tại trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói chung
nó được xác định bằng hiệu số giữa doanh thu và các chi phí sản xuất kinh doanh có
liên quan đến doanh thu ấy.
Trong môi trường kinh doanh lành mạnh, với sự hoạt động hợp lệ của chủ thể
kinh doanh, lợi nhuận có thể phản ánh tổng hợp trình độ tổ chức và quản lý nhằm kết
hợp tối ưu các nhân tố con người với các yếu tố kỹ thuật vật chất trong các đơn vị sản
xuất kinh doanh. Về thực chất, trong trường hợp này, lợi nhuận phản ánh khối lượng
của cải xã hội do đơn vị kinh doanh tạo thêm ra, tức là mức chênh lệch giữa toàn bộ
của cỉa tạo ra và toàn bộ của cải đã tiêu phí cho toàn bộ sản phẩm tạo ra đó. Mức chênh
lệch này nhiều ít sẽ tạo điều kiện nâng cao mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội nhiều hay
ít. Chính vì vậy lợi nhuận được coi là một trong những “nguồn lực’’ để phát triển nền
kinh tế - xã hội.
Do tầm quan trọng đó, thống kê lợi nhuận phải xác định chính xác khối lượng
lợi nhuận đơn vị kinh doanh đạt được trong kỳ, phải làm sáng tỏ điều mà như người
ta thường nói là “lỗ thật - lãi giả” cũng như “lãi thật - lỗ giả’’, tuỳ theo mục đích phục
vụ lợi ích cụ bộ mà chủ thể kinh doanh tạo nên một cách chủ quan, giả tạo.

2.2. Các chỉ tiêu lợi nhuận.


Theo phương pháp hạch toán hiện hành, ta có thể phân biệt 2 chỉ tiêu lợi nhuận:
lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng.
2.2.1. Lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế được xác định bởi hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến doanh thu đó. Có thể xác định chỉ tiêu này
theo công thức sau:
L = Li =  (Di - Zi - Tdi)
Trong đó:
Li : lợi nhuận trước thuế của hoạt động i trong kỳ.
Di : doanh thu của hoạt động i trong kỳ.
Zi : chi phí sản xuất kinh doanh của hoạt động i trong kỳ.
Tdi : thuế gián thu của hoạt động i trong kỳ.
2.2.2. Lợi nhuận ròng.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu
nhập doanh nghiệp trong kỳ, theo công thức:
LR = L - Ti
Trong đó:
133
LR : lợi nhuận ròng.
L : lợi nhuận trước thuế.
Ti : thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng là công cụ khuyến khích vật chất mạnh mẽ đối với các xí nghiệp
sản xuất kinh doanh.

2.3. Phân tích biến động của chỉ tiêu lợi nhuận tổng hợp.
Lợi nhuận được tạo ra trong doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nghĩa là nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu
lợi nhuận tổng hợp do ảnh hưởng các chỉ tiêu yếu tố hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp như lao động, năng suất lao động, hàng hoá, chi phí sản xuất và tỷ
suất lợi nhuận với chỉ tiêu lợi nhuận. Mối quan hệ này có thể xây dựng thành phương
trình kinh tế có dạng công thức sau:
Tỷ suất lợi Giá thành1 Hệ số tiêu
Lợi nhuận
= nhuận x đồng SLHHTT X thụ hàng hoá
(L)
(a) (b) (c)

NSLĐ
Hệ số sản xuất Số CNbq trong
bình quân
x hàng hoá x x danh sách
1 công nhân
(d) (g)
(e)
Ta lập hệ thống chỉ số:

L 1  a1 b1 c1 d 1 e1 g 1
L 0 a 0 b 0 c 0 d 0 e0 g 0
Trong đó:
Nhân tố 1:Tỷ suất lợi nhuận.
a 1 b1 c 1 d 1 e1 g 1

Số tương đối: a 0 b1 c 1 d 1 e1 g 1

Số tuyệt đối:  a1  b1  c1  d1  e1  g  a0  b1  c1  d1  e1  g
1 1

Nhân tố 2: Giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá tiêu thụ.

a0 b1 c1 d1 e1 g1
Số tương đối: 
a0 b0 c1 d1 e1 g1

Số tuyệt đối:  a0  b1  c1  d1  e1  g  a0  b0  c1  d1  e1  g
1 1
134
Nhân tố 3: Hệ số tiêu thụ hàng hoá.
a0 b0 c1 d1 e1 g1
Số tương đối: 
a0 b0 c0 d1 e1 g1

Số tuyệt đối:  a0  b0  c1  d1  e1  g  a0  b0  c0  d1  e1  g
1 1

Nhân tố 4:Hệ số sản xuất hàng hoá.

a0 b0 c0 d1 e1 g1
Số tương đối: 
a0 b0 c0 d0 e1 g1

Số tuyệt đối:  a0  b0  c0  d1  e1  g  a0  b0  c0  d 0  e1  g
1 1

Nhân tố 5: Năng suất lao động bình quân 1 công nhân.


a0 b0 c0 d0 e1 g1

Số tương đối: a0 b0 c0 d0 e0 g1

 a0  b0  c0  d 0  e1  g1  a0  b0  c0  d 0  e0  g1
Số tuyệt đối:

Nhân tố 6: Số công nhân trong danh sách bình quân.

a0 b0 c0 d0 e0 g1
Số tương đối: 
a0 b0 c0 d0 e0 g0
 a0  b0  c0  d 0  e0  g1  a0  b0  c0  d 0  e0  g 0
Số tuyệt đối:

3. THỐNG KÊ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN


XUẤT KINH DOANH.
Toàn bộ lợi nhuận của đơn vị, trước hết là đơn vị quốc doanh, được phân thành
2 phần chính: phần nộp vào ngân sách và nộp cấp trên và phần để lại sử dụng ở doanh
nghiệp dưới dạng quỹ.

3.1. Thống kê các khoản nộp.


Các khoản nộp bao gồm:

135
- Các khoản nộp và vào ngân sách nhà nước: theo xu hướng hiện nay chủ yếu
được tiến hành dưới dạng thuế. Đây là khoản thu rất quan trọng của Nhà nước nhằm
thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Vì vậy, các khoản nộp này có tính pháp lệnh
cao, các đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh. Nói chung các loại thuế hiện nay gồm
có:
- Thuế nông nghiệp
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế sử dụng vốn ngân sách
- Thuế sử dụng tài nguyên…

3.2. Thống kê quỹ xí nghiệp.


Lợi nhuận còn lại của xí nghiệp quốc doanh được sử dụng theo nhiều mục đích
khác nhau. Hiện nay nhà nước quy định lợi nhuận còn lại phải được trích lập thành
các quỹ doanh nghiệp để sử dụng cho sát mục đích. Các quỹ doanh nghiệp gồm có:
+ Quỹ đầu tư phát triển sản xuất: phần chủ yếu của quỹ này được lấy từ lợi
nhuận và tiền khấu hao tài sản cố định, dùng để cải thiện kỹ thuật, đầu tư
chiều sâu phát triển sản xuất.
+ Quỹ dự phòng tài chính: đề phòng các trường hợp bất trắc, rủi ro.
+ Quỹ phúc lợi khen thưởng: Quỹ này dùng để khen thưởng cá nhân và nhóm
lao động có thành tích trong quá trình sản xuất kinh doanh; dùng để phục vụ
các nhu cầu văn hoá, thể dục thể thao, y tế... của cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp.
+ Quỹ trợ cấp mất việc: dùng để trợ cấp mất việc làm cho người lao động do
các nguyên nhân khách quan.
4. THỐNG KÊ DOANH LỢI.
Doanh lợi là một chỉ tiêu tương đối biểu hiện sự so sánh mức lợi nhuận đạt được
với chi phí để đạt được lợi nhuận đó của đơn vị trong một thời kỳ kinh doanh nhất
định. Do đặc điểm đó nó được coi là một chỉ tiêu quan trọng trọng hệ thống chỉ tiêu
hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Xét về chỉ tiêu lợi nhuận, doanh lợi được chia thành doanh lợi chung và doanh
lợi ròng.
+ Doanh lợi chung: biểu hiện tỷ lệ so sánh giữa lợi nhuận toàn bộ với chi phí
trong kỳ. Nó cho thấy tính hữu ích của doanh lợi đối với toàn xã hội.

136
+ Doanh lợi ròng: biểu hiện tỷ lệ so sánh giữa mức lợi nhuận ròng với chi phí
trong kỳ. Nó phản ánh mức độ hữu ích của doanh lợi đối với riêng đơn vị
sản xuất kinh doanh.
- Xét về tính chất chi phí, doanh lợi được chia ra doanh lợi giá thành và doanh lợi
vốn sản xuất bình quân.
- Doanh lợi giá thành được tính bằng cách chia mức lợi nhuận cho giá thành
toàn bộ. Nó phản ánh tỷ lệ thu lãi so với chi phí sản xuất của doanh nghiệp
trong một kỳ nhất định.
- Doanh lợi vốn được tính bằng cách chia mức lợi nhuận thu được cho vốn
sản xuất bình quân (vốn cố định và vốn lưu động) của doanh nghiệp. Nó cho
ta thấy khả năng sinh lợi của vốn sản xuất.

137
138

You might also like