Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I.

MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về quy luật để các nguyên tử trở
nên bền vững khi chúng liên kết hóa học với nhau tạo thành phân tử.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cách các
nguyên tử trở nên bền vững; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu
cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và
trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm
giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực hoá học
- Nhận thức hoá học: Nêu được sự đa dạng của chất qua cách thức nguyên tử
của các nguyên tố liên kết để trở nên bền vững; Nhận biết được con người đã làm
thế nào để nắm quy luật của thiên nhiên, tiến tới làm chủ thiên nhiên.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Tìm hiểu, phát hiện các quy
luật về sự hình thành vật chất trong tự nhiên và vận dụng vào đời sống, sản xuất.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được công thức hoá học của
các đơn chất, hợp chất xung quanh.
2. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn hóa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi;
- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan;
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong sách giáo khoa;
- Sử dụng phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu
cầu của giáo viên (nếu cần).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh
tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Nội dung:
Câu hỏi khởi động:
Vì sao nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm lại bền vững? Các nguyên tố
muốn trở nên bền vững tương tự như nguyên tử khí hiếm sẽ phải “xử lý” lớp
vỏ electron ngoài cùng như thế nào?

c. Sản phẩm:
Trả lời câu hỏi khởi động
Nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm bền vững vì các nguyên tử đạt cấu hình
bền vững nên có xu hướng cho - nhận. Các nguyên tố muốn trở nên bền vững
tương tự như nguyên tử khí hiếm sẽ phải “xử lý” lớp vỏ electron ngoài cùng
bằng cách góp chung để đạt đến cấu hình bền vững của khí hiếm.
d. Tổ chức hoạt động học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi - Học sinh nhận nhiệm vụ.
khởi động.
Thực hiện nhiệm vụ: - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Theo dõi và hỗ trợ cho học sinh. khởi động.
Báo cáo, thảo luận:
- Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo câu trả - Báo cáo câu trả lời.
lời.
Kết luận:
- Nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


1. LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành liên kết hóa học
a. Mục tiêu
- Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên,
đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Học sinh trình bày được khái niệm liên kết hóa học.
b. Nội dung:

Phiếu học tập số 1:


Câu 1: Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen ( H 2) và fluorine ( F 2
) từ các nguyên tử. Theo em, các nguyên tử hydrogen và fluorine đã “bắt
chước” cấu hình electron của các nguyên tử khí hiếm nào khi tham gia liên
kết?

Hình 8.1: Sự hình thành các phân tử hydrogen và fluorine


Câu 2: Sử dụng sơ đồ tương tự như Hình 8.1, hãy giải thích sự tạo thành phân
tử chlorine (Cl 2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng.

c. Sản phẩm
Trả lời phiếu học tập số 1:
Câu 1: Ta thấy để hình thành phân tử hydrogen ( H 2) và fluorine ( F 2), các
nguyên tử hydrogen và fluorine đã “bắt chước” theo các nguyên tử khí trơ
tương ứng là helium và neon.
Câu 2: Sự tạo thành phân tử chlorine (Cl 2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử
tương ứng được minh họa qua các sơ đồ sau:
- Nguyên tử chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử Cl liên
kết với nhau, mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron để tạo 1 cặp electron dùng
chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

- Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết
với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung
tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

d. Tổ chức hoạt động học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu quan sát hình ảnh 8.1 trong SGK, thảo - Học sinh nhận nhiệm vụ.
luận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi trong phiếu học
tập số 1.
- Tìm hiểu về khái niệm liên kết hóa học.

Thực hiện nhiệm vụ:


- Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 8.1 trong – Học sinh thảo luận cặp
sách giáo khoa hoặc cho học sinh xem video giải đôi và hoàn thiện kết quả
thích sự hình thành phân tử hydrogen: theo hướng dẫn của giáo
viên.
https://www.youtube.com/watch? – Các cặp nộp kết quả hoạt
v=_CIiQZl29iQ động.

Báo cáo, thảo luận:


- Giáo viên mời 2 nhóm trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày
- Giáo viên mời học sinh nhóm khác nhận xét. kết quả, các nhóm còn lại
bổ sung.
Kết luận:
- Giáo viên trình bày câu trả lời hoặc nhận xét, bổ sung.
- Chốt kiến thức.
Kiến thức trọng tâm:
Phân tử được tạo nên từ các nguyên tử bằng các liên kết hóa học.

2. QUY TẮC OCTET


Hoạt động 3: Tìm hiểu cách vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành
phân tử nitrogen
a. Mục tiêu
- Vận dụng được quy tắc octet trong sự hình thành phân tử nitrogen.
b. Nội dung
- Thảo luận nhóm vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành phân tử nitrogen,
trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2:
Phiếu học tập số 2:
Câu 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử nitrogen? Có bao nhiêu electron ở
lớp vỏ ngoài cùng?
Câu 2: Xu hướng cơ bản của nguyên tử nitrogen khi hình thành liên kết hóa
học là gì?
Câu 3: Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình
electron bền vững của nguyên tử khí hiếm nào?
Câu 4: Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi,
nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành
phân tử hydrogen fluoride (HF)?
c. Sản phẩm

Trả lời câu hỏi phiếu học tập số 2:


Câu 1: Nguyên tử nitrogen có cấu hình electron là 1s22s22p3.
Số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nitrogen là 5e.
Câu 2: Khi hình thành liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử nitrogen (N) thành
phân tử nitrogen (N2) được tạo thành do mỗi nguyên tử nitrogen đã góp chung
3 electron hóa trị, tạo nên 3 cặp electron chung.
Câu 3: Sau khi tham gia liên kết, mỗi nguyên tử nitrogen 8 electron ở lớp
ngoài cùng và có 2 lớp electron.
⇒ Đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm neon.

Câu 4: Nguyên tử hydrogen và nguyên tử fluorine lần lượt có 1 electron và 7


electron ở lớp ngoài cùng. Để hình thành liên kết trong phân tử HF, mỗi
nguyên tử góp 1 electron tạo thành cặp electron chung. Nhờ đó, nguyên tử
hydrogen đạt được cơ cấu bền của khí hiếm helium và nguyên tử fluorine đạt
được cơ cấu bền của khí hiếm neon như sau:

d. Tổ chức hoạt động học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2 - Học sinh nhận nhiệm vụ.
học sinh cùng bàn, quan sát Hình 8.2 để trả lời
câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Thực hiện nhiệm vụ:


- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trong - Học sinh thảo luận cặp đôi để
phiếu học tập 2 và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. hoàn thành phiếu học tập số 2
- Theo dõi, gợi ý nhóm học sinh nếu cần. theo hướng dẫn của giáo viên.
- Các cặp nộp kết quả hoạt động.
Báo cáo, thảo luận:
- Giáo viên mời 2 nhóm trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày kết
- Giáo viên mời học sinh nhóm khác nhận xét. quả, các nhóm còn lại bổ sung.
Kết luận: Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhận
thêm electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng. Trong cùng chu kì, các nguyên tố
có lớp ngoài cùng với 7 electron (các halogen) dễ nhận thêm electron hơn nên có
tính phi kim mạnh nhất.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành ion
dương, ion âm
a. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được quy tắc octet trong sự hình thành ion dương, ion âm.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để tìm hiểu cách vận dụng quy tắc
octet trong sự hình thành ion dương, ion âm. Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
số 3.
Phiếu học tập số 3:
Câu 1: Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương
ứng nào?
Câu 2: Trình bày sự hình thành ion lithium. Cho biết ion lithium có cấu hình
electron của khí hiếm tương ứng nào?
c. Sản phẩm
Trả lời phiếu học tập số 2:
Câu 1: Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương
ứng:
- Ion sodium có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu
hình electron của khí hiếm neon.

- Ion fluoride có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu
hình electron của khí hiếm neon.

Câu 2:
- Sự hình thành ion lithium: Nguyên tử lithium có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Trong sự hình thành các liên kết hóa học, nguyên tử lithium có khuynh hướng
cho đi 1 electron ngoài cùng để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
helium.
- Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng helium.
d. Tổ chức hoạt động học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nhiệm vụ học tập:
- Quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận nhiệm - Học sinh nhận nhiệm vụ.
vụ
- Tìm hiểu cách vận dụng quy tắc octet trong sự
hình thành ion dương, ion âm
Thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trong - Học sinh thảo luận cặp đôi để
phiếu học tập 3 và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. hoàn thành phiếu học tập số 3
- Theo dõi, gợi ý nhóm học sinh nếu cần. theo hướng dẫn của giáo viên.
- Các cặp nộp kết quả hoạt động.
Báo cáo, thảo luận:
- Giáo viên mời 1 nhóm trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày kết
- Giáo viên mời học sinh nhóm khác nhận xét. quả, các nhóm còn lại bổ sung.
Kết luận: Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài có xu hướng nhường bớt
toàn bộ các electron này để tạo thành ion dương tương ứng với 8 electron ở lớp
ngoài cùng. Trong chu kì, nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng (các kim loại
kiềm) dễ nhường electron hơn nên có tính phi kim mạnh nhất.
Lưu ý: Không phải trong mọi trường hợp, nguyên tử của các nguyên tố tham gia
liên kết đều tuân theo quy tắc octet. Người ta nhận thấy một số phân tử có thể không
tuân theo quy tắc octet như NO, BH3, SF6…
Với nguyên tử của các nguyên tố nhóm B, người ta áp dụng một quy tắc khác, tương
ứng với quy tắc octet, là quy tắc 18 electron để giải thích xu hướng khi tham gia liên
kết hóa hoc của chúng.
Kiến thức trọng tâm:
Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của
các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương
ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
3. TỔNG KẾT
Hoạt động 5: Tổng kết
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức (nhấn mạnh các kiến thức cần lưu ý) phần quy tắc octet trong
quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A.
b. Nội dung
- Giáo viên củng cố lại kiến thức.
c. Sản phẩm
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể
bền vững hơn.
Quy tắc octet: Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các
nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương
ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
d. Tổ chức hoạt động học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV chốt kiến thức:
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử - Học sinh lắng nghe tổng kết.
tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
Quy tắc octet: Trong quá trình hình thành liên kết
hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8
electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2
electron với khí hiếm helium)

Hoạt động 6: Luyện tập


a. Mục tiêu
- Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học.

You might also like