Vẽ Quỹ Đạo Chuyển Động Ném Xiên Trong Trọng Lực Bỏ Qua Lực Cản Và Xác Định Một Vài Thông Số Liên Quan-1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


VẬT LÝ 1

Đề tài :
Vẽ quỹ đạo chuyển động ném xiên trong trọng lực bỏ qua
lực cản và xác định một vài thông số liên quan
GVHD : Thầy Nguyễn Hoàng Giang PH1004

Nhóm : 7_L41

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Danh sách thành viên:

PAGE \* MERGEFORMAT 2
MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

DANH MỤC HÌNH VẼ 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I : YÊU CẦU ĐỀ BÀI 6

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1. Lý thuyết 6

1.1. Chuyển động ném ngang 6

1.2. Quỹ đạo chuyển động 7

1.3. Gia tốc và vận tốc 7

2. Các bước làm bài 10

2.1. Thiết lập mối quan hệ các đại lượng 10

2.2. Thực hiện các biểu thức toán học 10

2.3. Xác định giá trị cụ thể 11

CHƯƠNG III : MATLAB 11

1. Các lệnh sử dụng 12

2. Mã Code 13

CHƯƠNG IV: THẢO LUẬN 14

1. Kết quả 14

2. Nhận xét 14

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PAGE \* MERGEFORMAT 2
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1: Chuyển động ném ngang


Hình 1. 2: Vecto vị trí
Hình 1. 3: Vecto vận tốc
Hình 1. 4: Vecto gia tốc tức thời
Hình 1. 5: Gia tốc tiếp tuyến và pháp tuyến
Hình 1. 6: Công thức về gia tốc

Hình 3. 1: Ví dụ về lệnh syms


Hình 3. 2: Ví dụ về lệnh input
Hình 3. 3: Ví dụ về lệnh disp
Hình 3. 4: Ví dụ về lệnh ezplot
Hình 3. 5: Ví dụ về lệnh diff
Hình 3. 6: Ví dụ về lệnh subs
Hình 3.7: đoạn code matlab

Hình 4. 1: Giới thiệu về Live Script trong Matlab

Hình 4. 2: Kết quả đoạn code

PAGE \* MERGEFORMAT 2
LỜI MỞ ĐẦU

⮚ Chương trình Vật Lý Đại Cương A1 cung cấp cho sinh viên kiến thức Vật lý ở
trình độ đại học, từ đó có cơ sở để học và nghiên cứu các ngành Kỹ Thuật.

⮚ Đối với sinh viên, vật lý góp phần quan trọng trong việc rèn luyện suy luận khoa
học, phương pháp nghiên cứu cùng tư duy logic – là một trong những tiền đề cần
thiết của 1 kỹ sư giỏi.

⮚ Với ý nghĩa trên, việc hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản Vật Lý A1 là vô
cùng cần thiết. Thế nên, bài báo cáo này nhằm tổng hợp các lí thuyết cơ bản trong
phần CƠ HỌC và ứng dụng của chúng vào các bài toán thực tế với nhiều phương
pháp khác nhau.

⮚ Để mô phỏng và khắc phục những hạn chế trong tính toán, bài báo cáo xin giới
thiệu phần mềm MATLAB và giải thích các câu lệnh được sử dụng để tính toán
và thực hiện yêu cầu đề bài.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
CHƯƠNG Ⅰ : YÊU CẦU ĐỀ BÀI

Sử dụng Matlab để giải bài toán sau:

“Một hòn đá được ném theo phương ngang từ độ cao h = 20 m với vận tốc v0 = 15 m/s.
Xác định:

A. Tỉ số vận tốc của hòn đá sau khi ném 1 giây (v1) và sau khi ném 2 giây (v2).

B. Gia tốc pháp tuyến và gia tốc tiếp tuyến của hòn đá sau khi ném 1 giây.

Lấy g =9,8 m/s2.”

CHƯƠNG Ⅱ : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Lí thuyết

1.1 Chuyến động ném ngang

❖ Chọn hệ trục tọa độ và gốc thời gian


- Chọn hệ trục tọa độ xOy, trục Ox hướng theo vecto vận tốc , trục Oy hướng
theo vecto trọng lực .
- Gốc thời gian là lúc bắt đầu ném.

❖ Phân tích chuyển động ném ngang

1.1 Chuyển động ném ngang


- Chuyển động ném ngang có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần
theo hai trục tọa độ. Chuyển động của các hình chiếu Mx và My trên các trục Ox và
Oy gọi là các chuyển động thành phần của vật M.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
+ Chuyển động thành phần theo trục Ox là chuyển động thẳng đều với các phương
trình:
{𝑣0𝑥 = 𝑣0 𝑎𝑥 = 0 𝑣𝑥 = 0
+ Chuyển động thành phần theo trục Oy là chuyển động rơi tự do với các phương
trình:
{𝑣0𝑦 = 0 𝑎𝑦 = 𝑔 𝑣𝑦 = 𝑔. 𝑡
+ Phương trình chuyển động của vật là:
𝑔. 𝑡2
{𝑥 = 𝑣0 . 𝑡 𝑦 =
2

1.2 Quỹ đạo chuyển động

- Quỹ đạo là đường mà chất điểm vạch lên trong không gian suốt quá trình chuyển
động. Phương trình quỹ đạo là phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa các tọa độ
không gian của chất điểm.1

- Vectơ vị trí chất điểm :


𝑟⃗ = 𝑥.⃗⃗⃗𝑖 + 𝑦. 𝑗⃗ + 𝑧.⃗⃗⃗⃗
𝑘
M {𝑥 = 𝑓(𝑡) 𝑦 = 𝑔(𝑡) 𝑧 = ℎ(𝑡)

H Hình 1. 2: Vecto vị
trí

- Trên đây là phương trình tham số tổng quát của chất điểm chuyển động trong hệ tọa
độ không gian Oxyz. Theo đề bài, có thể coi hệ tọa độ Oxy là trường hợp đặc biệt được
suy ra từ trường hợp tổng quát này.

Khi đó: Tập hợp các giá trị (x;y) tương ứng với mỗi giá trị t sẽ tạo thành một đường
cong gọi là quỹ đạo chuyển động của chất điểm.\

1.3 Vận tốc và gia tốc

1
Khái niệm được trích trong chương 1.2.3 sách VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A1

PAGE \* MERGEFORMAT 2
1.3.1 Vận tốc

- Vectơ vận tốc đặc trưng cho phương chiều và độ nhanh chậm của chuyển động.

- Vận tốc tức thời lúc t:


∆𝑟⃗ 𝑑𝑟⃗
𝑣⃗ = =
∆𝑡 𝑑𝑡

- 𝑣⃗ tiếp tuyến quỹ đạo, hướng theo chiều chuyển động.

- Trong hệ tọa độ Descartes :


Hình 1. 2: Vecto vận tốc

𝑟⃗ = 𝑥.⃗⃗⃗𝑖 + 𝑦. 𝑗⃗ + 𝑧.⃗⃗⃗⃗
𝑘
𝑑𝑟⃗ 𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
𝑣⃗ = = 𝑖⃗ + 𝑗⃗ + 𝑘⃗⃗
𝑑𝑡⃗ 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

= 𝑣𝑥 𝑖⃗ + 𝑣𝑦 𝑗⃗ + 𝑣𝑧 𝑘⃗⃗

𝑣 = √(𝑣𝑥 )2 + (𝑣𝑦 )2 + (𝑣𝑧 )2

1.3.2 Gia tốc

Vector gia tốc 𝑎⃗ đặc trưng cho sự thay đổi cả về phương, chiều và độ lớn của vector
vận tốc.

❖ Vectơ gia tốc tức thời 𝑎⃗:


⃗⃗
𝑑𝑣 𝑑𝑣𝑥 𝑑𝑣𝑦 𝑑𝑣𝑧
𝑎⃗ = = 𝑖⃗ + 𝑗⃗ + 𝑘⃗⃗
𝑑𝑡⃗ 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

= 𝑎𝑥 𝑖⃗ + 𝑎𝑦 𝑗⃗ + 𝑎𝑧 𝑘⃗⃗

𝑎 = √(𝑎𝑥 )2 + (𝑎𝑦 )2 + (𝑎𝑧 )2

Hình 1. 3: Vecto gia tốc tức thời

Với:

{ 𝑎𝑥 = (𝑣𝑥)′ (𝑡) = 𝑥′′(𝑡) 𝑎𝑦 = (𝑣𝑦)′ (𝑡) = 𝑦′′(𝑡) 𝑎𝑧 = (𝑣𝑧)′ (𝑡) = 𝑧′′(𝑡)

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Vectơ gia tốc tức thời được chiếu lên phương tiếp tuyến và phương pháp tuyến, ta có
gia tốc tiếp tuyến 𝑎⃗𝑡 và gia tốc pháp tuyến 𝑎⃗𝑛 .

𝑎⃗ = 𝑎⃗T + 𝑎⃗N 𝑎 = √𝑎𝑡 2 + 𝑎𝑛 2

Hình 1. 4: Gia tốc tiếp tuyến và pháp tuyến

❖ Vectơ gia tốc tiếp tuyến 𝑎⃗𝑡 ∶

- Vectơ gia tốc tiếp tuyến 𝑎⃗𝑡 đặc trưng cho sự biến đổi về độ lớn của vectơ vận tốc.

- Phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo

- Chiều: {𝑑𝑣 > 0, 𝑣2 > 𝑣1 ∶ 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 độ𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑑ầ𝑛 => 𝑎⃗𝑡 ↑↑ 𝑣⃗ 𝑑𝑣 <
0, 𝑣2 < 𝑣1 ∶ 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 độ𝑛𝑔 𝑐ℎậ𝑚 𝑑ầ𝑛 => 𝑎⃗𝑡 ↑↓ 𝑣⃗
𝑑𝑣
- Độ lớn: aT = = v’(t)
𝑑𝑡

❖ Vectơ gia tốc pháp tuyến 𝑎⃗𝑛 ∶

- Vectơ gia tốc pháp tuyến 𝑎⃗𝑛 đặc trưng


cho sự thay đổi về phương của vectơ
vận tốc.

- Phương trùng với phương pháp


tuyến của quỹ đạo tại vị trí đang xét

- Chiều hướng về tâm của quỹ đạo Hình 1. 5: Công thức về gia tốc

PAGE \* MERGEFORMAT 2
𝑣2
- Độ lớn: 𝑎𝑛 = √𝑎2 − 𝑎𝑡 2 =
𝑅

2. Các bước làm bài

2.1 Thiết lập các mối quan hệ đại lượng

2.1.1 xác định mối quan hệ vận tốc

𝑣 ′ (𝑡 ) = |𝑣⃗ |= √𝑣𝑥2 + 𝑣𝑦2

Với: 𝑣𝑥 = 𝑣0 ; 𝑣𝑦 = 𝑔. 𝑡 ( do vật chuyển động ném ngang )

2.1.2 xác định độ lớn gia tốc toàn phần

|𝑎⃗ |= 𝑔 = √𝑎𝑛 2 + 𝑎𝑡 2

Với: 𝑎 = 𝑔 (𝑑𝑜 𝑣ậ𝑡 đượ𝑐 𝑛é𝑚 𝑛𝑔𝑎𝑛𝑔)

2.1.3 xác định độ lớn gia tốc tiếp tuyến

at = v’(t)

2.1.4 xác định độ lớn gia tốc pháp tuyến


𝑎𝑛 = √𝑎2 − 𝑎𝑡 2
Với: a = g ; 𝑎𝑡 = v’(t)

2.2 Thực hiện các biểu thức toán học

2.2.1 xác định độ lớn vận tốc tại t1 và t2

ta có : {𝑣𝑥 = 𝑣0 𝑣𝑦 = 𝑔. 𝑡

=> v = √𝑣02 + (𝑔𝑡)2

(1)
khi t1 = 1s => 𝑣1 = √152 + 9.82

(2)
khi 𝑡2 = 2𝑠 => 𝑣2 = √152 + 19.62

2.2.2 xác định độ lớn gia tốc toàn phần

do vật là chuyển động ném ngang nên a = g

2.2.3 xác định độ lớn gia tốc tiếp tuyến

PAGE \* MERGEFORMAT 2
2.𝑔2 .𝑡
at = v’(t) = (√𝑣20 + (𝑔𝑡)2 ) ′ =
√152 + (𝑔.𝑡)2

khi t = 1s

9.82 .1 (3)
at =
√152 +(9.8 .1)2

2.2.4 xác định gia tốc pháp tuyến

𝑔2 = 𝑎𝑛2 + 𝑎𝑡2

9.82 .1 2
(4)
=> 𝑎𝑛 = √𝑔2 − 𝑎𝑡 2 = √9.82 − ( 2 2
)
√15 +(9.8 .1)

9.82 .1
với a = g ; at =
√152 +(9.8 .1)2

2.3 Xác định các giá trị cụ thể

2.3.1 xác định độ lớn vận tốc

8026 (5)
từ (1), tại t1 = 1s ta có 𝑣1 = √ 25

15229 (6)
từ (2), tại t2 = 2s ta có 𝑣2 = √
25

2.3.2 xác định tỉ lệ 𝑣1 /𝑣2

𝑣 8026
từ (5) và (6), ta có 𝑣1 = √15229
2

2.3.3 xác định độ lớn gia tốc tiếp tuyến


9.82 .1
từ (3), ta có tại t = 1s thì at = ≈ 5.36
√152 +(9.8 .1)2

2.3.4 xác định độ lớn gia tốc pháp tuyến

9.82 .1 2
từ (4), ta có tại t = 1s thì 𝑎𝑛 = √9.82 − ( ) ≈ 8.22
√152 +(9.8 .1) 2

CHƯƠNG Ⅲ : MATLAB

1. Các lệnh sử dụng

PAGE \* MERGEFORMAT 2
❖ Khai báo biến, hàm số

Cú pháp: syms [tên biến];

Hình 3. 1: Ví dụ về lệnh syms

❖ Nhập dữ liệu đầu vào từ bàn phím

Cú pháp: input([‘Thông báo’],’s’(nếu có nhiều ký tự))

Hình 3. 2: Ví dụ về lệnh input

❖ Xuất dữ liệu ra màn hình

Cú pháp: disp([tên biến] hoặc [‘Thông báo’])

Hình 3. 3: Ví dụ về lệnh disp

❖ Vẽ đồ thị hàm tham số

Cú pháp: ezplot(x(t),y(t),[t1,t2] ( miền giá trị ))

Hình 3. 4: Ví dụ về lệnh ezplot

PAGE \* MERGEFORMAT 2
❖ Tính đạo hàm của hàm số

Cú pháp: diff(f(x),n(bậc đạo hàm))

Hình 3. 5: Ví dụ về lệnh diff

❖ Tính giá trị hàm số tại 1 điểm

Cú pháp: subs(f(x),x,x0)

Hình 3. 6: Ví dụ về lệnh subs

2. Mã code

Hình 3. 7: Hình ảnh đoạn code

PAGE \* MERGEFORMAT 2
CHƯƠNG Ⅳ : THẢO LUẬN

1. Kết quả

➔ Sử dụng Live Editor để chạy chương trình

Hình 4. 1: Giới thiệu về Live Script trong Matlab

➔ Kết quả hiển thị

Hình 4. 2: Kết quả đoạn code

2. Nhận xét

❖ Câu A

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Kết quả được thực hiện chính xác, cách tiếp cận bài toán chặt chẽ, logic nhưng
các phép tính trung gian vẫn còn tương đối rườm rà, phức tạp.

❖ Câu B

Kết quả được thực hiện chính xác, cách tiếp cận bài toán chặt chẽ, logic nhưng
các phép tính trung gian vẫn còn tương đối rườm rà, phức tạp. Đồ thị thể hiện đúng quỹ
đạo của vật khi chuyển động theo yêu cầu từ đề bài .

CHƯƠNG Ⅳ : KẾT LUẬN

Qua việc sử dụng Matlab để giải bài toán về chuyển động của vật, ta thấy cách tiếp cận
bài toán trở nên đơn giản và trực quan hơn rất nhiều. Trong quá trình làm việc nhóm,
chúng em đã cùng nhau phân tích đề bài, lên phương hướng giải quyết và phân chia
công việc cho từng người để hoàn thiện bài báo cáo này. Tuy bài báo cáo này được
thực hiện rất nghiêm túc và kỹ càng nhưng ắt hẳn sẽ có những chỗ không đạt yêu cầu
như mong muốn, rất mong được sự đóng góp và giúp đỡ từ phía thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996.
http://www.algarcia.org/fishbane/fishbane.html.

[2] Programming and Scripts - MATLAB & Simulink (mathworks.com)

[3] Vật lí đại cương A1, Bài tập Vật lí đại cương A1

[4] Slide bài giảng cô Phan Ngọc Khương Cát trên BKEL

[5] Các lệnh trong MatLab – Anh Tuấn Nguyễn


(https://www.slideshare.net/AnhTunNguyn8/cac-lenh-trong-matlab)

PAGE \* MERGEFORMAT 2
PAGE \* MERGEFORMAT 2

You might also like