Chương 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Chương 5: Thực hiện pháp luật, Vi phạm pháp luật và Trách nhiệm pháp lý

5.1. Thực hiện pháp luật


5.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luẩt là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
5.1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Tuân thủ pháp luật
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không
thực hiện những hoạt động, hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Điều đó có nghĩa rằng,
trong khi tuân thủ pháp luật, các chủ thể pháp luật sẽ thực hiện các nghĩa vụ một cách
thụ động,
Thi hành pháp luật
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình
bằng hành động tích cực
Sử dụng pháp luật
Hình thức này thể hiện ở chỗ các chủ thể pháp luật được thực hiện những hành vi cho
phép theo quy định của pháp luật.
Trong hình thức này, các chủ thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền được pháp
luật trao theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật
Là hình thức thực hiện pháp luật, theo đó các cơ quan nhà nước, các tổ chức, người có
thẩm quyền sẽ giải quyết các vụ việc cụ thể để nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình hoặc đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong những trường hợp cụ thể.
Áp dụng pháp luật được thực hiện với các trường hợp:
+ Khi cần áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước
+ Khi các quan hệ xã hội cụ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
nếu thiếu sự can thiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
+ Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia
quan hệ pháp luật mà các bên không thể tự giải quyết được
+ Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm
tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó, hoặc Nhà nước xác nhận sự
tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; được tiến hành theo
những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp
luật đối với từng trường hợp cụ thể; có tính sáng tạo.
Các giai đoạn áp dụng pháp luật
+ Giai đoạn 1: Phân tích những tình tiết đã tạo ra cấu thành thực tế của vụ việc được

1
xem xét
+ Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc
+ Giai đoạn 3: Ra quyết định áp dụng pháp luật
+ Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật

5.2. Vi phạm pháp luật


5.2.1. Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, mang tính có lỗi do các chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ pháp luật được pháp luật bảo vệ.
5.2.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
+ Vi phạm pháp luật là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể, được thể hiện dưới
dạng hành động hay không hành động
+ Vi phạm phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
+ Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho xã hội
+ Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi
+ Chủ thể vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
5.2.3. Cấu thành vi phạm pháp luật
Gồm 4 yếu tố
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó, gồm hành vi nguy hại, hậu quả của hành
vi và mối quan hệ nhân quả giữa chúng, thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ vi
phạm.
Hành vi nguy hại là hành vi trái pháp luật, có thể là hành vi hành động hoặc không
hành động
Hậu quả là những thiệt hại xảy ra cho xã hội.
Hâu quả là kết quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật
Thời gian xảy ra vi phạm là thời điểm hoặc khoảng thời gian vi phạm pháp luật
Công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật là cái mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi
vi phạm
Khách thể của vi phạm pháp luật
Là những quan hệ xã hội được páhp luật điều chỉnh và bảo vệ
Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ thuộc vào tính chất của khách thể
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực
hiện vi phạm pháp luật
+ Lỗi có ý trực tiếp: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

2
+ Lỗi có ý gián tiếp: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để
mặc cho nó xảy ra.
+ Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hành vi của mình có thể gây
nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm không thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù phải thấy trước hậu quả đó.
Động cơ của vi phạm pháp luật là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.
Mục đích của vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật
đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ thể của vi phạm pháp luật
Là cá nhận hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật.
Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá
nhân phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ. Năng
lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức được xác định trên cơ sở địa vị pháp lý của tổ chức
đó.
5.2.4. Các loại vi phạm pháp luật.
Vi phạm hình sự
- Là hành vi trái pháp luật được quy định trong pháp luật hình sự, có lỗi, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Vi phạm hành chính
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có năng lực pháp lý thực hiện,
xâm phạmk các quy tăc quản lý nhà nước.
Vi phạm dân sự
Là những hành vi nguy hại cho xã hội xâm phạm tới những quan hệ tài sản và những
quan hệ nhân thân có liên quan hoặc không liên quan với chúng trong lĩnh vực hợp
đồng hoặc ngoài hợp đồng.
Vi phạm kỷ luật
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,
xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi
phản lý nhà nước.
5.3. Trách nhiệm pháp lý
5.3.1. Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và người vi phạm
pháp luật, trong đó Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất
trừng phạt được quy định ở các chế tài QPPL đối với người có vi phạm pháp luật và

3
người đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần tương ứng với hành vi vi
phạm pháp luật do mình gây ra.
5.3.2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
+ Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền vi phạm pháp luật
+ Trách nhiệm pháp lý thể hiện phản ứng của Nhà nước và xã hội đối với chủ thẻ vi
phạm pháp luật.
+ Trách nhiệm pháp lý luôn mang tính bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu.
+ Trách nhiệm pháp lý được Nhà nước bảo đảm thực hiện
5.3.3. Các loại trách nhiệm pháp lý
+ Trách nhiệm hình sự
+ Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm kỷ luật
+ Trách nhiệm dân sự

4
5
6
7
8
9
10
11

You might also like