Nhung Canh Dong Kim Cuong

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

NHỮNG CÁNH ĐỒNG KIM CƯƠNG

Năm 1870 chúng ta xuôi dòng sông Tigre, tới Bagdad, chúng tôi đã
mướn một người để dắt đi coi Persépolis, Ninive, Babylone và tất cả
những miền có di tích ở Assyrie, cho tới vịnh Ba-Tư. Người hướng đạo
biết rõ những nơi đó lắm, nhưng vào hạng lém lỉnh, thích làm vui khách
du lịch, y như một anh hớt tóc kể chuyện cho bạn quên rát đi khi cạo mặt
cho bạn vậy. Y kể nhiều quá, đến nỗi tôi phát chán, không thèm nghe
nữa và ngó chỗ khác mỗi khi y bắt đầu nói, thấy vậy y giận lắm.
Tôi nhớ một buổi tối, y thình lình lột nón của y rồi đưa lên trời. Tôi
không hiểu cử động đó là ý gì, mà không dám nhìn, sợ lại thành nạn
nhân của y, nghĩa là phải nghe một câu chuyện nữa. Nhưng mặc dầu
không có tánh tò mò của đàn bà, tôi cũng phải quay lại ngó y và tức thì y
bắt đầu kể. Y nói: "Tôi cho ông nghe câu chuyện này mà tôi dành riêng
cho các bạn thân của tôi". Thấy mình được đặt vào hàng bạn thân, tôi
chăm chú nghe và sau này tôi không bao giờ ân hận là đã nghe hết.
Y nói hồi xưa, một ông già Ba-Tư tên là Al Hafed, ở gần sông Indus,
trong một trại lớn lắm, có vườn, có ruộng. Ông ta mãn nguyện và giàu
có, mãn nguyện vì giàu có và giàu có vì mãn nguyện. Một hôm một vị
giáo sĩ lại thăm ông và ngồi bên cạnh lò sưởi, giảng cho ông nghe
nguyên thủy của thế giới này. Vị giáo sĩ nói thế giới mới đầu là một đám
sương mù, điều đó, khoa học nhận là đúng, đức Thượng Đế đưa ngón
tay quay trong đám sương ấy, mới đầu quay chậm rồi mỗi lúc mỗi
nhanh, sau đám sương biến ra một khối lửa lăn trong vũ trụ, xuyên qua
các đám sương mù khác, vì vậy mà sương chung quanh hóa ra nước rồi
đổ xuống thành mưa trên khối lửa. Lớp ở ngoài lạnh, bèn đông lại thành
vỏ cứng. Lửa ở trong làm nứt lớp vỏ, do đó thế giới kỳ dị chúng ta
đương ở đây mới có đồi núi, thung lũng. Những chất chảy ở trong phun
ra ngoài, nếu gặp lạnh mà đặc lại rất nhanh thì sinh ra đá hoa cương, nếu
lạnh lại chậm hơn thi sinh ra bạc, chậm hơn nữa thì là vàng sau cùng thì
là kim cương. Vị giáo sĩ nói: "Một viên kim cương tức là một giọt mặt
trời đông lại" .
Điều đó theo khoa học cũng đúng nữa. Hết thảy các bạn đều biết rằng
kim cương là nguyên tố trong sạch, tức là mặt trời đông lại chứ gì ?
Vị giáo sĩ còn nói điều này mà tôi muốn nhớ hoài: "Kim cương là
khoáng vật cuối cùng và quý báu nhất do Thượng Đế tạo nên, cũng như
đàn bà là sinh vật cuối cùng và cao quý nhất trong vũ trụ. Tôi cho chính
vì lẽ đó mà kim cương và phụ nữ thích lẫn nhau.
Vị giáo sĩ lại nói với Al Hafed rằng nếu ông này có một nắm kim cương
thì có thể mua được cả một nước và nếu có một mỏ kim cương thì có thể
mua được ngai vàng cho hết thảy con cái ông ta vì thế lực của kim tiền
rất lớn.
Ông già chăm chú nghe, biết được cái quý giá của kim cương và khi đi
ngủ, bỗng thấy mình nghèo và ông không mãn nguyện nữa và không
mãn nguyện vì ông tưởng là ông nghèo. Ông tự nhủ: "Ta muốn có một
mỏ kim cương". Thành thử, ông thao thức suốt đêm và sáng sớm ông đi
kiếm vị giáo sĩ. Kinh nghiệm cho tôi biết rằng vị giáo sĩ bị ai đánh thức
dậy sớm thì luôn luôn quạu quọ. Ông già lại phá tan giấc điệp của nhà tu
hành và hỏi :
- Ở đâu có kim cương, xin giáo sĩ chỉ giùm tôi.
- Tìm kim cương làm gì?
- Tôi muốn giàu, giàu vĩ đại mà không biết kiếm đâu được kim cương.
- Đi kiếm con sông nào chảy giữa hai dãy núi cao, mà lòng sông là cát
trắng thì chú sẽ thấy kim cương ở trong lớp cát đó.
- Giáo sĩ có tin rằng có một con sông như vậy không?
- Thiếu gì. Kiếm thì sẽ thấy.
- Tôi sẽ kiếm.
Và ông già bán trại, thu thập công nợ, nhờ hàng xóm trông nom vợ con
rồi đi tìm kim cương. Theo tôi, có lẽ mới đầu ông đi tìm ở dãy núi Mặt
trăng rồi mới đi vòng lại Palestine, qua châu Âu và sau cùng, hết tiền,
quần áo rách rưới, ông ngừng lại ở vịnh Barcelone, bên I Pha Nho, nhằm
lúc nghịch triều dâng lên, đập vào những cột. Hercules. Ông giả đau
lòng quá, không chống cự nổi với ý muốn quyên sinh, bèn đâm xuống
làn sóng đầy bọt và chìm luôn.
Kể xong câu chuyện buồn đó, người hướng đạo già ngừng con lạc đà tôi
đương cưỡi lại, đi lấy hành lý đem buộc vào một con lạc đà khác. Tôi
nhớ lúc đó tội tự nhủ: "Tại sao y lại dành câu chuyện đó cho các bạn
thân của y? Câu chuyện có vẻ không đầu không đuôi gì cả. Mới có một
chương mà vai chính đã chết rồi, từ trước tới chưa bao giờ nghe hay đọc
một chuyện vô nghĩa như vậy".
Nhưng khi y trở lại, nắm giây buộc cổ con lạc đà của tôi, y kể tiếp :
Người mua lại trại của Al Hafed một hôm dắt lạc đà vào vườn cho nó
uống nước và khi con vật cúi xuống thì anh ta thấy có cái gì lấp lánh
trong dòng suối nông và đầy cát. Anh vớt lên được một viên đá đen
trong đó có một miếng tròn như con ngươi, lóng lánh chiếu đủ các màu
của cầu vồng. Anh ta mang hòn đá kỳ dị ấy về nhà, đặt trên lò sưởi rồi
lại làm việc, quên hắn chuyện ấy đi.
Ít bữa sau, chinh vị giáo sĩ đã kể chuyện kim cương cho Al Hafed nghe,
lại trại thăm người chủ mới, thấy viên đá lấp lánh trên lò sưởi, vội vàng
đứng dậy, hỏi:
- Một viên kim cương! Một viên kim cương! Al Hafed đã về rồi sao?
- Không. Không, Al Hafed chưa về. Đó không phải là kim cương, chỉ là
một viên đá thường thôi, chúng tôi lượm được ngay trong vườn đây.
- Lão không lầm đâu mà. Chính kim cương đây. Rồi cả hai chạy ra
vườn, lấy tay cào cát lên, và thấy những viên kim cương khác đẹp hơn,
quý hơn viên trước, và tên hưởng đạo nói nhờ vậy, họ kiếm được mỏ
kim cương ở Golcouda, một mỏ nhiều kim cương nhất từ trước tới nay,
hơn cả mỏ Kimberly nữa.
Viên kim cương lớn tên là Rohjuoor của Anh Hoàng và một viên khác,
lớn nhất thế giới, của Nga Hoàng, đều đào được ở mà Golconda ấy.
Sau khi kể xong câu chuyện lạ lùng đó, tên hướng đạo lại lột chiếc nón,
quay tròn trong không khí, để bắt tôi chú ý tới luân lý trong câu chuyện.
Tụi hướng đạo A rập kể chuyện nào cũng thêm phần luân lý, mặc dầu có
nhiều chuyện không luân lý chút nào cả. Y nói: "Nếu Al Hafed cứ ở nhà
mà cuốc vườn của y lên thì chẳng nhưng khỏi phải rách rưới, đói khát
rồi chết ở tha hương mà lại kiếm được "hàng mẫu kim cương" nữa, vì
sau này người ta thấy mỗi mẫu đất, mỗi leng đất trong trại đều chứa
những viên kim cương mà các vị vua chúa mua về dát mũ, miện.
Nghe xong phần luận lý rồi tôi hiểu lẽ tại sao y dành câu chuyện ấy cho
"bạn thân" của y. Y không dám nói thẳng ra, phải dùng cái lối nói quanh
co như các vị luật sư để gián tiếp khuyên tôi rằng thời đó mà đi chơi trên
giòng sông Tigre thì thả ở nhà còn hơn. Vì vậy tôi không cho y biết rằng
tôi đã hiểu câu chuyện; đối với những tên Ả rập tôi phải giữ miệng.
Tôi bảo y câu chuyện đó làm tôi nhớ một chuyện khác và tôi vội vàng kể
cho y nghe chuyện một người chủ trại ở California. Năm 1847, người ấy
đọc báo thấy rằng có kẻ mới kiếm được vàng ở miền nam California,
bèn bán trại cho đại tá Sutter và đi tìm vàng. Đại tá đặt một máy xay trên
suối nhỏ trong trại và một hôm đứa con gái nhỏ của ông đem về một
chút cát ướt dính trong then máy xay rồi đặt gần lửa để hơ nó. Cát chảy
qua kẽ tay đứa bé và dính nhiều mảnh vàng. Đó là những mảnh vàng đầu
tiên kiếm được ở California, còn người đi kiểm vàng thì đi luôn, không
bao giờ trở về nữa.
Cách đây non hai năm, tôi kể lại chuyện đó trong một cuộc diễn thuyết ở
California, ngay bên cạnh trại ấy và người ta cho tôi hay rằng mỏ vẫn
còn vàng. Một người làm chủ một phần ba khu đất; suốt mấy năm vừa
rồi cứ mỗi 15 phút, ngày cũng như đêm đào được 20 Mỹ kim vàng. Các
bạn và tôi nếu được một số lợi tức như vậy thì sướng biết bao nhỉ ?
Nhưng câu chuyện ở Pennsylvania mới hay hơn. Một người có trại
muốn bán trại đi. Tôi ở vào địa vị họ thì cũng làm vậy. Nhưng ông ta
không điên khùng như nhiều kẻ khác, chưa kiếm được việc mới mà đã
bỏ việc cũ đâu! Cho nên ông ta viết thơ xin người anh họ cho một chân
giúp việc trong công cuộc đào dầu ở Canada. Người này trả lời không
thể mướm ông ta được vì ông ta không biết chút gì về việc đào mỏ dầu
lửa hết. Ông ta nói: "Không sao! Để tôi học" và bắt đầu học, học về
những thảo mộc từ hồi khai thiên lập địa cho tới khi nó biến thành dầu
lửa thắp được. Cái gì nghiên cứu cũng kỹ hết. Sau cùng ông ta viết thư
cho anh họ, nói: "Bây giờ tôi biết việc rồi". Người anh họ nhận lời và
mời tới.
Ông ta bán trại được 833 Mỹ kim, vừa ra khỏi cửa thì người chủ mới đi
thu xếp chỗ uống nước cho đàn bò và thấy đâu đó ngăn nắp lắm. Có một
dòng suối chảy từ trên đồi xuống và người chủ cũ bắc một tấm ván
ngang dòng, hơi xeo xéo, dưới mặt nước độ vài phân, để cho nước đổ về
bờ và nổi bọt lên, đàn bò thấy vậy, không uống ở phía trên mà sẽ uống ở
phía dưới tấm ván. Thành thử trong 23 năm trời, người chủ củ đã lội
trong một suối dầu lửa mà không hay, để rồi bỏ đi tìm dầu lửa ở Canada.
Mà suối dầu đó, các nhà địa chất học ở Penn- sylvania năm 1870 định
giá là 100 triệu Mỹ kim.
Ở ngay trại đó bay giờ là chân thành Titusville; nhưng giếng dầu ở
Pleasantville vẫn chưa cạn và người chủ trại mất công nghiên cứu sự cấu
tạo của dầu lửa từ hồi khai thiên lập địa tới nay, đã đem bán trại đó lấy
883 Mỹ kim chẳn. Có vô lý không chứ !"
Nhưng tôi phải kể thêm một chuyện nữa, lần này ở Massachusetts.
Chính là tại quê hương của tôi, mới buồn cho chứ! Người thanh niên
trong chuyện bỏ xứ sở quê hương, lại học ở trường đại học Yale về khoa
hầm mỏ. Trong năm học cuối cùng, người ta trả cho chàng 15 Mỹ kim
mỗi tuần để giảng lại bài về khoáng chất học cho những sinh viên còn
kém. Tự nhiên là chàng vẫn tiếp tục học, chỉ giảng ngoài giờ học của
chàng thôi. Thi đậu rồi, chàng được người ta cho một ghế giáo sư, lương
45 Mỹ kim mỗi tuần. Chàng đi thẳng về nha, nói với mẹ : "Thưa má, 45
Mỹ kim một tuần con không chịu làm đâu. Có đầu óc như con, lãnh 45
Mỹ kim mỗi tuần mà làm gì? Má con mình đi California khai khẩn mỏ
vàng và chúng ta sẽ giàu cỏ vĩ đại ". Bà mẹ nói: "Ở đây sung sướng là đủ
rồi, giàu có chắc gi đã vui hơn "
Nhưng chàng là con một, muốn sao được nấy - hạng con một luôn luôn
như vậy. Họ bèn bán đất cát nhà cửa ở Massachusetts và tới Wisconsin,
chàng vô làm Công ty tìm vàng. Vì nhân viên trong công ty đông quá,
không ai để ý tới chàng hết, chàng lãnh mỗi tuần 15 Mỹ kim, và công ty
hứa chia lời cho chàng nếu chàng may mắn kiếm được mỏ đồng. Tôi
không tin rằng chàng kiếm được, điều đó tôi không biết chắc, nhưng tôi
không tin như vậy. Điều tôi biết chắc là chàng vừa ra đi thì người mua
đất đào khoai tây, mang về một thúng lớn. Cổng nhỏ, thúng mắc kẹt
trong cổng, người đó phải đặt thúng xuống đất rồi đẩy bên đây một cái,
đẩy bên kia một cái. Trong khi đẩy, người ấy ngó thấy phiến đá ở lớp
trên, gần cổng, có một cục bạc thiên nhiên, bề mặt chừng 20 phân
vuông. Vị giáo sư về hầm mỏ đã ngồi trên phiến đá ấy để tính giá bán
trại với người chủ sau. Chàng sinh trưởng nơi ấy; biết bao lần đi qua đi
lại trên cục bạc. Có khi cục bạc chạm vào cổ tay áo chàng như muốn
nói: "Này, này cả 100 ngàn Mỹ kim đây này, sao không cầm lấy?".
Nhưng chàng không thèm ngó.
Chàng chỉ nghĩ ở miền xa lắm kia mới có bạc chứ ở Newburyport này
thì làm gì có được ? Ở miền nào, tôi không biết. Mà chàng là một giáo
sư về khoáng chất học đấy.
Tôi muốn để cả đêm nay kể cho các bạn nghe hết những chuyện như
vậy... Nhưng kể ra thì mất vui vì các bạn và tôi chung ta đều lầm lỡ như
vậy hết. 90 phần trăm những bạn trong phòng nảy đều lầm lỡ ngay hôm
nay này.
Tôi nói rằng các bạn có bổn phận phải làm giàu, không có quyền được
nghèo. Sống ở Philadelphia mà không giàu thì thiệt là rủi, rủi tới 2 lần
lận vì làm giàu dễ lắm, dễ như muốn nghèo vậy. Ở Philadelphia này có
biết bao cơ hội! Bạn phải giàu. Nhiều bạn có những thành kiến vững
chắc như thành kiến về tôn giáo, sẽ hỏi tôi:
"Tại sao ông dám khuyên cái thế hệ đương lớn lên này có cái óc con
buôn, suốt đời lo kiếm tiền, bạc đồng và bạc cắc ?"
Nhưng tối vẫn nhắc rằng bạn phải dùng thì giờ để làm giàu. Chúng ta
đều biết rằng có những cái quý hơn tiền, điều đó tự nhiên rồi. Trông nấm
mồ lạnh lẽo trên đó lá vàng rơi lác đác, lòng tôi buồn vô hạn và hiểu
rằng có những cái cao cả hơn, tôn quý hơn tiền bạc. Kẻ nào đã đau khổ,
đều thấy có những cái êm đềm hơn, tinh khiết hơn, thiêng liêng hơn kim
tiền. Nhưng ai có lương tri cũng phải nhận rằng hết thảy những cái cao
quý thiêng liêng ấy phải nhờ thế lực của kim tiền mới đẹp đẽ hơn lên bội
phần.
Ái tình là vật lớn lao nhất đời nhưng kẻ si tình nào có nhiều tiền thì mới
thật là sung sướng. Tiền của là sức mạnh. Có tiền làm gì cũng được. Và
hễ nói: “Tôi không cần dùng tiền", tức là nói: "Tôi không muốn làm việc
thiện".
Nói như vậy là vô lý. Đời của chúng ta cao đẹp lạ lùng, và bạn phải
dùng thời giờ của bạn để kiếm tiền vì có tiền bạn mới có nhiều năng lực.
Vậy mà thành phần khinh tiền mạnh tới nỗi có nhiều kẻ nghĩ rằng được
trời cho nghèo là một vinh dự rất lớn. Nhiều bạn đương ngồi trước mặt
tôi đây nghĩ như vậy. Có lần tôi được nghe trong một cuộc diễn giảng
một người cảm ơn Thượng Đế vì được ở trong cảnh nghèo và tôi yên
lặng tự hỏi không biết bà vợ ông ta nghe thấy vậy sẽ nghĩ sao vì có lẽ bà
ta phải giặt đồ để nuôi ông chồng cho ông an nhàn phì phào điểu thuốc,
dưới mái hiên. Tôi không muốn thấy hạng người muốn nghèo ấy.
Khi một người có thể giàu được mà chịu nghèo, thành thử không làm
được gì hết, thì người đó có lỗi lớn vì đã không trung tín với chính thân
họ mà còn độc ác với kẻ thân nữa. Nếu có thể làm giàu một cách lương
thiện và hợp đạo lý được thì ta phải làm giàu. Và cũng chỉ có cách đó
mới giúp ta mau giàu thôi.
Tôi nhớ máy măm trước, một sinh viên còn trẻ, theo khoa thần học, lại
bàn giấy của tôi mà nói rằng chàng có bổn phận phải lại "bàn cãi với
tôi". Tôi hỏi: "Có chi vậy ? " Chàng đáp "Thưa ông, tôi thấy rằng tôi có
bổn phận phải lại để nhắc ông rằng Thánh thư có nói "Tiền bạc là nguồn
gốc của mọi điều xấu". Tôi hỏi chàng ta thấy câu đó ở đâu. Chàng đáp ở
trong Thánh thư. Tôi lại hỏi có phải chàng đã in một Thánh thư mới
không. Chẳng đáp: "Không, chính ở trong Thánh thư cũ". Tôi bảo: "Nếu
phải ở trong Thánh thư của tôi thì tôi chưa thấy câu ấy. Thầy làm ơn
kiếm giùm và chỉ cho tôi coi". Chàng đi ra một lúc sau trở vô, vênh váo,
cuốn Thánh thư mở sẵn, vẻ khoe khoang, tự đắc của tín đồ có óc hẹp
hòi, hiểu lầm Thánh thư rồi cho rằng tín điều của mình đúng như trong
đó. Chàng đặt cuốn sách lên bàn, thiếu điều hết vào tai tôi : "Đây, ông
đọc lấy đi". "Này em, ít tuổi nữa em sẽ khôn. Một tín đồ khác phái với
mình thì đừng tin họ, đừng bảo họ đọc Thánh thư thay cho mình. Mà tôi
theo một phái khác với em. Vậy em nên đọc lấy".
Chàng ta cầm cuốn Thánh thư rồi đọc: "Lòng yêu tiền bạc là nguồn gốc
của mọi điều xấu." Và chàng đã đọc đúng. Cuốn sách bất hủ ấy đã được
dân gian yêu mến và được các bậc vĩ nhân ở thế giới kính trọng, bạn có
thể theo đó mà hành động suốt đời bạn, không ngại ngùng gì cá. Bạn có
thể trích một đoạn trong ấy để dẫn chứng nữa. Khi chàng đó trích đúng
Thánh thư thì có gì sai chân lý đâu. "Lòng yêu tiền bạc là nguồn gốc của
mọi điều xấu". Thì đúng vậy. Chính lòng sùng bái phương tiện chứ
không phải lòng sùng bái mục đích nọ là nguồn gốc của mọi điều xấu,
mặc dầu không có phương tiện thì không đạt được mục đích. Khi một kẻ
thờ kim tiền như thờ một ngẫu tượng, chứ không thờ những mục đích
cao cả mà kim tiền có thể giúp ta đạt được, khi y ghì chặt lấy những tấm
giấy bạc tới nỗi những con voi in trên đó phải kêu lên, thì tiền của quả là
nguồn gốc của mọi điều xấu thật.
Bạn thử tưởng tượng nếu có tiền thì bạn có thể giúp cho vợ con, gia
đình và châu thành của bạn được những gì.
Bạn thử nghĩ nếu có tiền và bạn hảo tâm nửa thì trường đại học
Temple sẽ được nhờ bạn biết bao !
Vậy mà thưa bạn, có những kẻ khuyên bạn và tôi đừng nên làm
giàu. Lời ấy thật là không đứng vững được. Bạn phải giàu vì tiền
của sinh ra năng lực...
Chúng ta có thành kiến không tốt đối với hạng phú gia vì có nhiều
người nói xấu họ với ta quá. Biết bao người tin những lời nói xấu về
ông Rockefeller chỉ vì ông có 200 triệu mỹ kim; thiên hạ thật hiểu
lầm ông. Báo chí bay giờ ráng đăng những tin ly kỳ để bán cho chạy,
thành thử chúng ta đọc được rất ít những tin đích xác. Cách họ nói
xấu các phú ông thật là ghê gớm và không có thí dụ nào rõ ràng hơn
là những điều sai ngoa hiện đương đăng trong báo về tỉnh
Philadelphia này.
Hôm nọ một người lại bảo tôi : "Nếu ông Rockefeller tốt như ông
tưởng thì sao mọi người chỉ trích ông ta như vậy ?". Vì ông hơn
chúng ta. Chỉ có vậy thôi. Ông đã hơn chúng ta cho nên chúng ta
không ưa ông. Tại sao ông Carnegie bị một bọn ghen ghét chỉ trích
dữ tợn như vậy ? Vì ông nhiều tiền hơn ta. Nếu một người biết nhiều
hơn tôi, có phải tôi cũng có ý muốn chỉ trích sự hiểu biết của người
đó không ? Một người thuyết giáo được hàng ngàn tín đồ nghe, còn
tôi chỉ có được 15 thính giả mà họ lại ngủ gục hết thì tôi có chỉ trích
người kia không ? Chúng ta luôn luôn chi trích người hơn ta...
Một người giàu nhất miền này lại thăm tôi, và nói với tôi trong
phòng khách :
- Ông có thấy các báo nói xấu gia đình tôi không ?
- Có và tôi biết rằng họ nói sai hết.
- Nhưng họ nói vậy làm chi ?
- Ông ký cho tôi một chi phiếu là 100 triệu đi và tôi nhận hết những
lời nói xấu thay ông.
-Tôi không hiểu họ nói xấu gia đình tôi và tôi vì lẽ gì. Ông Conwell,
ông cứ nói thẳng cho tôi biết dân tộc Mỹ xét tôi ra sao.
- Họ cho ông là thằng vô lại đê tiện nhất trên đời.
- Như vậy tôi xử trí thế nào được ?
Không có cách nào xử trí được hết. Mà ông ta là một trong những
người theo đạo và hiền lương nhất tôi được biết. Nếu bạn có 100
triệu Mỹ kim thì bạn phải bị người ta nói xấu. Bất kỳ trong phạm vi
nào, chỉ xét những lời thiên hạ nói xấu bạn, bạn cũng biết bạn thành
công hay không.

Tôi nói bạn phải giàu, nhưng luôn luôn có những bạn thanh niên lại
bảo tôi :
- Tôi muốn làm ăn mà không được.
- Tại sao ?
- Tại tôi không có vốn.
Phải có vốn ! Phải có vốn để làm ăn ! Bạn sống ở Philadelphie, thấy
bọn phú ông người nào hồi trước cũng nghèo khổ hết, mà bạn phải
cần có vốn mới khởi sự được ư ? Không có vốn là phước cho bạn đó.
Thấy bạn không có vốn, tôi mừng lắm. Tôi thương hại con trai
những phú gia. Nhưng cậu Hai, cậu Ba đó ở thời buổi này có một
địa vị thật khó khăn. Họ đáng thương. Họ không biết nổi những cái
quý nhất trong đời người. Theo những bảng thống kê ở
Massachusetts, trong số 17 các cậu con nhà phú gia, không cậu nào
khi chết mà giàu hết. Họ sinh trưởng trong cảnh giàu sang thì họ
chết trong cảnh nghèo hèn. Mà dù có giữ được của cải cha để lại
nửa, họ cũng không biết những cái quý nhất trong đời người.
Một thanh niên học sinh của chúng tôi xin tôi cho biết cái giờ sung
sướng nhất trong đời người là giờ nào. Tôi suy nghĩ kỹ và tin chắc
rằng giờ đó là giờ người thanh niên dắt vợ bước qua bực cửa ngôi
nhà mà chính mình dành dụm dựng lên, rồi quay lại nói với vợ bằng
một giọng hùng hồn, tôi không tả nổi : "Mình, anh đã hoàn toàn tay
trắng làm nên, cất được ngôi nhà này đây. Nó hoàn toàn của anh và
hai đứa mình hưởng chung". Đó, giờ phút ấy đẹp nhất trong đời
người. Mà con phú gia biết sao được nỗi vui ấy. Y được ngôi nhà có
lẽ đẹp hơn, nhưng khi y dắt vợ đi ngắm nghía các đồ đạc, gặp món
gì, y cũng phải nói : "Má anh đã cho anh cái này, má anh đã cho
anh cái kia", thét rồi, cô vợ phải yêu bà mẹ chồng hơn là yêu chồng,
Tôi thương hại con nhà phú gia làm sao ! tôi thương hại họ, cho đến
khi họ nô nức theo mốt làm cho tôi phải ghét họ. Bạn có gặp họ thơ
thẩn đi ở Atlantic City không ? Tôi đã được thấy một chàng trong
bọn hình nộm đó và không khi nào quên y được. Sau khi diễn thuyết
về thác Niagara, tôi trở về khách sạn, tới bàn viết của thầy thư ký
thì gặp con một nhà triệu phú ở Nữu Ước. Thật là y tiêu biểu cho
hạng tàn tạt. Y cắp nách cây can đầu bằng vàng. Đầu óc y không có
giá trị bằng đầu cây can đó nữa. Có ráng tả y cũng không nổi,
nhưng tôi phải cho bạn hay rằng y tuy đeo chiếc kính một mắt
nhưng y không thấy gì hết ; đi một đôi giày "bóng" nhưng bước
không được, bận chiếc quần mốt nhưng không dám ngồi. Y như một
con cào cào. Con người cào cào ấy lại bàn giấy cùng một lúc với tôi,
sửa lại chiếc kính rồi nói giọng đớt và ngọng như sau này :
- Thầy cho tui ít giấy dà bao thư.
Thầy thư ký ngó ý, đoán ngay được hạng nào rồi, mở hộc lấy bao
thư và giấy, liệng lên trên bàn rồi tiếp tục làm sổ sách.
Nhân vật tiêu chuẩn đó thường được kẻ hầu người hạ đoán trước ý
mình, cho nên lần này ngạc nhiên lắm, sửa lại chiếc kính vô dụng,
rồi cao giọng nói:
"Ồ ! ồ ! thài cho người bồi mang giấy dà bao thư lại phòng giấy của
tui"
Tội nghiệp cho con khỉ làm bộ làm tịch ấy. Từ chỗ đó về phòng y có
mấy bước mà y mang mấy tờ giấy và mấy chiếc bao thư cũng không
được. Chắc y không cất tay được nữa. Tôi không thương hại hạng lố
lăng ấy.
Nếu bạn không có vốn, tôi rất mừng cho bạn. Bạn không cần vốn,
bạn cần lương tri, chứ không cần tiền.

Ông A.T. Stewart, nhà buôn lớn nhất Nữu Ước, người giàu nhất
châu Mỹ thời đó, hồi nhỏ rất nghèo, khi bắt đầu ra làm ăn, chỉ có
một Mỹ kim rưỡi. Ông mua kim và chỉ để bán nhưng không ai mua,
thành thử tiêu tan gần hết số vốn ấy.
Bạn nghèo ư? Là vì người ta không cần tới bạn. Bài học đó quan
trọng nhất, áp dụng vào bất kỳ ai cũng đúng hết. Ông Stewart
không biết người đời cần gì, đi bán những thứ mà không ai muốn,
cho nên lỗ. Nhưng thất bại đó là một bài học quan trọng trong đời
buôn bán của ông và ông tự nhủ : "Từ nay ta phải xét xem người ta
cần cái gì rồi hãy bán". Rồi ông đi khắp nhà này nhà khác, hỏi xem
người ta cần món gì, còn lại ít tiền ông mua những món đó. Bạn làm
nghề gì cũng vậy, dù là nghề luật sư, y sĩ hoặc gác cổng, dạy học,
quy tắc cũng vẫn không thay đổi : biết người ta muốn cái gì rồi kiếm
cho người ta cái ấy. Như vậy sự thành công sẽ gần như chắc chắn.
Ông Stewart tiếp tục áp dụng quy tắc đó cho tới khi ông có được 40
triệu Mỹ kim.
Bạn sẽ nói : "Ở Nữu Ước làm như vậy được, chứ ở Philadelphie
này?". Theo các bảng thống kê thì có hồi ở Nữu Ước người ta đếm
được tới 107 người giàu trên 10 triệu Mỹ kim. Nhiều thật chứ !
Nhưng trong 107 nhà triệu phú ấy chỉ có 7 người làm giàu tại Nữu
Ước thôi ! Còn 100 người kia thì làm giàu ở nơi khác rồi mới tới
Nữu Ước. Mà trong số 100 người này thì 67 người làm giàu tại
những châu thành không quá 6.000 dân và người giàu nhất nước
Mỹ hồi ấy ở hoài tại một thị trấn nhỏ, chỉ có 3.500 người thôi, không
bao giờ rời nơi đó hết. Vì chỗ ở không quan trọng bằng nhân cách
của bạn, và nếu chỗ ở có cần thiết thì bạn nên nhớ rằng chính trong
những châu thành nhỏ nhất mới có nhiều cơ hội làm giàu nhất.
Một thí dụ rất rõ ràng là trường hợp của John Jacob Astor, hồi nhỏ
nghèo mà sau gây nên sự nghiệp cho họ Astor. Một mình ông kiếm
được nhiều tiền hơn hết thảy những người kế nghiệp ông. Vậy mà
hồi mới ông chỉ có mỗi một cửa hàng bán đồ tân thời ở Nữu Ước.
Cửa hàng ấy vốn của người chủ kiếm không đủ trả tiền lời, tiền
mướn phố, John Jacob Astor bèn bỏ vốn ra trả hết rồi làm chủ cửa
tiệm, buôn bán chung với người chủ cũ : Ông vẫn giữ những hàng
cũ, không mua thêm một đồng nào nữa, để cho người kia coi cửa
tiệm, còn ông lại một vườn hoa, ngồi chơi trên ghế, làm cái việc
quan trọng nhất và theo ý tôi cũng thú vị nhất, là ngắm các cô các
bà đi đi lại lại. Người nào làm cái trò chơi đó mà không giàu ? Khi
thấy một bà đi ngang, ngửng đầu, ưỡn ngực tự đắc, như không thèm
để ý tới ai hết, thì ông John Jacob nhận xét chiếc nón của bà ta, nhớ
kỹ hình dáng nó, cách làm nó, màu sắc của cái dải. Rồi ông tạ trở về
tiệm, nói : "Anh đem bầy ở cửa hàng một chiếc nón mà tôi sẽ tả cho
anh đây vì tôi thấy một bà thích nó lắm. Nhưng đừng làm thêm
chiếc nào nữa nhé ; đợi tôi trở về đã". . . . .
... Rồi ông ta trở lại ngồi ở vườn hoa. Một bà khác đi ngang qua,
hình dáng khác, nước da khác, và tất nhiên là chiếc nón cũng hình
dạng khác, màu sắc khác. Ông lại trở về tiệm. bảo bạn :
- Anh bày ở cửa tiệm một chiếc nón như thế này đi,
Ông không phải là hạng người đem bày đầy tiệm những chiếc nón
xấu xí tới nỗi khách hàng trông thấy phải chạy trốn, rồi ngồi ở phía
trong mà chỉ trích họ để mất mối đâu. Ông cũng không bầy một
chiếc nón nào mà ông chưa trông thấy ai đội hết.
Nếu tôi xin các bạn giới thiệu tôi với các nhà phát minh có tài ở tỉnh
Philadelphia này, chắc các bạn sẽ nói "Các nhà phát minh ? Ở
Philadelphia này làm gì có ? Tại đây người ta chậm chạp quá,
không phát minh được gì hết". Nhưng ngay ở trong phòng này cũng
có những nhà phát minh đại tài, vì có thể rằng một nhà phát minh
đại tài, làm cho cả nhân loại được nhờ lại là một ông hoặc một bà đã
phát minh mà chính họ không hay, tự cho là không biết phát minh.
Bạn đọc tiểu sử các nhà phát minh có danh, chắc nhận thấy điều lạ
lùng này : họ không ngờ rằng họ là một nhà phát minh. Họ là ai ?
Là những người có lương tri, tính tình giản dị và ưa thực tế, khi
nhận thấy thiên hạ đương cần dùng một cái gì là nghiên cứu ngay
nhu cầu đó. Nếu bạn muốn phát minh thi xin bạn đừng suy nghĩ mà
cũng đừng tìm tòi trong máy móc. Hãy kiếm nhu cầu của nhân loại
rồi ráng sức làm thỏa mãn nó. Những người mà bạn không ngờ là
nhà phát minh, nhờ cách ấy mà phát minh được. Họ là những vĩ
nhân. Càng là vĩ nhân, họ càng giản dị, cũng như máy giản dị chừng
nào thì có giá trị chứng này.
Bạn có biết một người thật là vĩ nhân không? Điệu bộ của họ giản dị
lắm, thường lắm, đến nỗi bạn tưởng rằng ai cũng có thể làm những việc
họ đã làm được. Hết thảy những vĩ nhân trên thế giới đều như vậy. Nếu
ông hàng xóm của bạn là một vĩ nhân thì bạn có thể nói thẳng với ông
ta : "Chào anh Sam. Anh mạnh không anh Sam ?" vì họ luôn luôn giản
dị.
Khi tôi viết về đời của đại tướng Garfield, một người láng giềng của đại
tướng dắt tôi vô cửa sau nhà đại tướng và kêu : "Jim Jim !". Tức thì Jim"
hiện ra ở bực cửa: chính là đại tướng Ngài mời tôi vào. Ngài là một vĩ
nhân của thế kỷ. Nhưng vĩ nhân ở khắp thế giới đều luôn luôn như vậy.
Lần khác, tại một học đường ở Virginie có người dắt tôi lại bên một ông
già đương bứng cây. Tôi hỏi người ấy:
- Tôi có thể gặp đại tướng Lee, Viện trưởng trường đại học này được
không?
Ông giả đương bứng cây, nghe thấy vậy nói: Thưa ngài, chính tôi là đại
tướng Lee đây.
Khi gặp những người cao thượng như vậy, bạn thấy họ lúc nào cũng
giản dị. Cao thượng thì luôn luôn nhũn nhặn và những phát minh lớn lao
cũng luôn luôn giản dị.
Tôi hỏi học sinh một lớp nọ : "Những nhà phát minh có tài nhất là ai ?",
một em gái đứng dậy đáp : "Kha Luân Bố". Ý kiến em đó không sai lắm
đau. Khá Luân Bố mua rồi khai phá một cái trại cũng như tôi đã khai
phá trại của ông thân tôi vậy. Ông cầm một cái cuốc, ngồi trên một mỏm
đá bên bờ biển nhìn ra ngoài khơi và nhận thấy tàu khi xa bờ thì cột
buồm như chìm lần lần xuống dưới nước. Do đó ông đoán rằng trái đất
tròn, rồi ông đi tìm Ấn Độ mà gặp được châu Mỹ.
Thật giản dị làm sao! Những nhà phát minh đại tài là những người giản
dị. Họ thấy được loài người cần những gì rồi ráng làm thỏa mãn nhu cầu
ấy.
Có một lần tôi diễn thuyết ở miền bắc Carolina. Một thầy thủ quỹ cho
một ngân hàng ngồi sau lưng một bà đội chiếc nón rất lớn. Tôi nói với
thính giả : "Sự giàu có ở ngay bên cạnh các bạn mà các bạn đi tìm ở xa".
Thầy ấy nói với một người bạn: "Nếu vậy thì sự giàu có của tớ ở trong
chiếc nón này rồi. Ít lâu sau, thầy ta viết cho tôi: "Hễ tìm thấy nhu cầu ở
đâu thì củng tìm thấy ở đó nhiều tiền của hơn là đào được một cái mỏ
nữa". Vì thầy ta đã hiểu ý tôi và chế ra một thứ ghim nón tốt hơn là thứ
ghim của bà ngồi trước mặt. Thứ ghim ấy bây giờ rất thông dụng và
người ta đã mua cái bằng sáng chế của thầy là 55 ngàn Mỹ kim.
Vậy ta có thể nói rằng thầy ấy chưa ra khỏi phòng diễn thuyết đã làm
giàu rồi. Tất cả vấn đề đều ở đó : tìm ra được một nhu cầu.
Tôi nhớ một ông lão nghèo ở miền đồi núi nơi quê tôi, nghèo tới nỗi
châu thành phải cưu mang cho trong 20 năm. Một cây phong cành lá
sum xuê che cái chòi của ông.
Tôi còn nhớ cây ấy vì tới mùa xuân ông đặt một cái thùng và những cái
mảng nhỏ để hứng nhựa cây; tôi còn nhớ rõ thùng ấy đặt ở nơi nào nữa.
Hồi ấy tôi còn nhớ, những đứa con nít quỷ quái lại gốc cây từ sáng sớm,
khi ông ta chưa thức dậy và buổi tối, khi ông ta đã đi ngủ, để uống nhựa
ngọt của cây, thành thử ông hứng được rất ít nhựa. Nhưng một hôm ông
làm cho nhựa trắng ra và kết tinh lại tới nỗi một người khách không
nhận ra được là nhựa cây phong nữa. Người khách tin rằng nhựa ấy phải
đỏ hoặc đen và bảo ông già: "Sao ông chẳng chế nhiều thứ đường này
mà bán cho những người làm mứt?" Ông già nghe theo, chế thử đường
cục và bằng sáng chế của ông làm giàu cho ông được 90 ngàn Mỹ kim.
Ông cất một lâu đài ngay chỗ cây phong đó. Thành thử ông làm chủ cây
ấy đã 40 năm, rồi một hôm mới tỉnh giấc mê mà thấy rằng mình có cả
một gia tài lớn mà không hay. Nhiều người trong chúng ta cũng đứng
gần một thân cây quý vô cùng. Chúng ta làm chủ nó, muốn dùng nó ra
sao thì dùng mà không biết rằng nó là một gia tài vậy. Là vì chúng ta
không thấy rõ nhu cầu của loài người...
'Một ông ở Ohio, mùa xuân năm ngoái mời tôi lại thăm xưởng của ông
ta, nói với tôi: "Xưởng này đáng giá 680.000 Mỹ kim. Trước khi nghe
bài diễn văn : "Hàng mẫu kim cương" của ông, con người tôi không
đáng giá lấy một xu, nhưng tôi đã quyết định ở lại đây, gây dựng cơ
nghiệp tại đây, và cơ nghiệp của tôi đó". Sau mấy năm diễn thuyết, tôi đi
du lịch khắp nước và luôn luôn được những kinh nghiệm như vậy. Tôi
kể chuyện đó lại đây không phải để khoe mà để chỉ cho bạn thấy rằng
nếu bạn muốn thì cũng có thể thành công như ông ấy được.
Những nhà phát minh đại tài là ai ? Tôi nhớ đến chuyện một người khác
ở East Brookfield, xứ Massachusetts. Anh ta đóng giày, thất nghiệp,
ngồi lê hết xó này tới xó khác trong nhà đến nỗi làm vướng chân chị vợ,
khiến chị này phải "mời anh ra ngoài". Anh đành vâng lời vợ, cũng như
mọi người chồng khác vậy, ra ngồi trên một thùng đựng tro ở ngoài sân.
Bạn thử tưởng tượng tình cảnh anh ta. Kẻ thù chiếm nhà mình, còn mình
bị phiêu giạt trên thùng tro. Ngồi đó anh ta ngó dòng suối nhỏ chảy qua
sân vào bãi cỏ ở sau nhà và thấy một con cá hương lội ngược dòng, khi
thì lấp lánh dưới ánh nắng, khi thì lẩn núp dưới đám cỏ 2 bên bờ... Anh
ta nhảy chồm lên, rán bắt con cá rồi gởi lại Worcester. Họ trả lời rằng
nếu bắt được con cá như vậy nữa thì sẽ gởi cho anh 5 Mỹ kim để giúp
anh ta, chứ không phải con cá giá đáng bấy nhiêu. Thế là 2 vợ chồng lại
hòa thuận với nhau, đi bắt con cả khác vì hy vọng được số tiền ấy. Họ đi
ngược dòng tới ngọn, rồi lại đi xuôi tới vàm (ngã ba), nhưng không thấy
cá hương nào khác. Họ chán nản ủ rũ, lại thăm ông mục sư. Ông không
biết loài cá hương sanh sản ra sao nhưng chỉ cho họ cuốn “sách của Seth
Green để họ tra cứu. Họ mua cuốn sách, học được cách nuôi cá hương.
Sách biểu rằng cá hương mỗi năm đẻ 3600 trứng, và mỗi con mỗi năm
cân nặng hơn được 3 lượng, nghĩa là nuôi một con cá hương nhỏ thì 4
năm sau mỗi năm bán được 4 tấn cá, mà giá trị mỗi ki-lô là 1 Mỹ kim.
Họ cho điều ấy khó tin lắm, nhưng cũng nuôi thử vài con, vì ít gì cũng
được 5 Mỹ kim. Và ở ngay trong sân họ dăng lưới phía trên và dưới
dòng suối, ở phía giữa nuôi cá. Sau khi họ thiên cư qua miền Hudson và
bây giờ người chồng đã thành một nhà chuyên môn có danh về nghề
nuôi cá ở Hoa Kỳ, được lãnh chức phó chủ tịch trong ủy ban nuôi cá ở
Hoa Thịnh Đốn. Tiền của ở ngay trong cái sân ấy mà 20 năm trời anh ta
không hay, phải đợi chị vợ cầm cán chổi đuổi ra ngoài, anh mới thấy. Đó
là phần luân lý trong truyện.
Tôi nhớ có lần gặp một anh thợ mộc nghèo, thất nghiệp ở Hingham, xứ
Massachusetts. Anh ta cũng bị vợ đuổi ra khỏi nhà, ngồi bên bờ sông,
lấy dao đẽo một tấm ván ướt để làm một dây chuyền bằng gỗ. Tối hôm
ấy, mấy đứa con của anh tranh nhau đồ chơi đó và trong khi anh đẽo một
dây thứ nhì thì một người hàng xóm vào và nói :
- Anh đẽo khéo vậy, sao không làm đồ chơi mà bán?
- Tôi biết làm đồ chơi gì bây giờ? (cả vấn đề là ở đó)
- Hỏi tụi con anh thì biết.
- Vô ích. Vì con tôi có giống con người đâu.
Sáng hôm sau, khi con trai anh xuống cầu thang, anh hỏi nó :
- Sam, con muốn thứ đồ chơi ra sao ?
- Con muốn một cái xe một bánh để đẩy (xe cut-kít).
Tới phiên đứa con gái xuống :
. Con muốn thứ đồ chơi ra sao ?
- Con muốn một cái thùng tắm cho búp bê, một chiếc xe cho búp bê, một
cây dù cho búp bê.
Có biết bao nhiêu món, làm suốt đời cũng không hết. Rồi anh bắt đầu
đẽo đồ chơi sao cho chúng vừa ý. Anh gọt bằng một con dao nhỏ, xong
rồi để mộc, không sơn phết gì cả. Bây giờ, theo ông Lawson, thì anh là
người giàu nhất ở New England, mà được vậy là nhờ anh hỏi ý các con
anh ngay trong nhà anh. Bạn không cần ra khỏi nhà cũng biết được nên
phát minh cái gì, chế tạo cái gì. Tôi có tật gặp đầu đề ấy thì nói dài quá,
xin lỗi các bạn nhé !

Tôi muốn được gặp một danh nhân ở đây tối nay.
Danh nhân ! Bạn nói ở Philadelphia này không có và những danh nhân
đều ở Luân đôn hoặc Cựu kim sơn, La mã, Manayunk hay một nơi nào
khác kia lại đây, chứ ở đây không có. Nhưng sự thực thì ở Philadelphia
này cũng có nhiều danh nhân như tại những châu thành lớn tương đương
với nó. Trong số thính giả tại phòng này có nhiều danh nhân, bên nam
cũng như bên nữ. Tôi đã nói rằng danh nhân luôn luôn giản dị. Khỏi tìm
ở đâu, tại đây cũng có nhiều danh nhân như những nơi khác. Sự lầm lỡ
lớn nhất là cứ tưởng rằng danh nhân luôn luôn giữ một chức vụ trong
chính phủ... Sở dĩ vậy là vì ở trong các trưởng, từ ban sơ học đến ban đại
học, người ta dạy chúng ta như thế... Chúng ta phải dạy cho trẻ em và
thanh niên rằng cái chân giá trị của ta làm cho ta thành vĩ nhân chứ
không phải cái địa vị mà ta tình cờ chiếm được. Tuy vậy chúng ta đừng
trách những thanh niên tự cho mình sắp thành vĩ nhân khi họ có được
một địa vị trong chính phủ.
Tôi hỏi thính giả một lần nữa : "Ai là người sắp thành vĩ nhân" ? Một
thanh niên đáp : "Tôi". - Và khi nào bạn thành vĩ nhân ? . " Khi tôi có
chân trong trường chính trị".
Bạn có biết rằng tại nước mình, làm công chức là có óc hẹp hòi không ?
Bạn thử nghĩ, chính thể của nước ta là một chính thể của dân, do dân và
vì dân, chứ không phải là một chính thể vì công chức. Thánh kinh nói :
"Kẻ đầy tớ không thể lớn hơn ông chủ được", "kẻ bị sai phái không thể
lớn hơn kẻ sai phải được". Trong xứ này, dân làm chủ, và công chức
không thể nào lớn hơn dân được. Bạn thanh niên bạn nên nhớ rằng
không bao giờ bạn nghe nói ở nước ta có một vĩ nhân nào lại chịu làm
công chức, trừ phi họ chịu thiệt cho họ thì không kể. Vì như vậy là thiệt
cho họ lắm, Bạn được người ta bầu lên thì nên nhớ rằng không làm sao
lớn được hết.
Một thanh niên khác nói :
- Một ngày kia tôi sẽ thành một vĩ nhân ở Philadelphia.
- Thế ư ? Bao giờ vậy ?
- Trong trận giặc sau này. Khi chúng ta chiến tranh với Mexique hoặc
Anh, Nga, Nhật bổn, hoặc lại chiến tranh với Y Pha Nho vì đảo Cuba
nữa, hoặc với Newersey. Lúc ấy tôi sẽ thẳng tiến tới họng súng và giữa
rừng gươm lấp lánh, tôi sẽ giựt xé cờ của quân địch, tôi ẽ khải hoàn với
những ngôi sao trên vai, chính phủ sẽ cho tôi một địa vị nào đó và tôi sẽ
thành vĩ nhân.
- Không. Không. Đó không phải là một dấu hiệu tỏ rằng bạn là một vĩ
nhân đâu. Nhưng xin bạn đừng trách nhưng kẻ nghĩ như vậy nhé, vì
trong các trường người ta dạy họ như vậy, người ta đã dạy sử theo lối ấy.
Người ta dạy họ rằng kẻ cầm quyền là người có công chiến đấu nhất.
Tôi nhớ ít lâu sau vụ xung đột với Y Pha Nho, có lễ đình chiến ở
Philadelphia. Khi đám người biểu diễn qua đường Broad, người ta nói
với tôi rằng chiếc xe đi đầu ngừng ngay trước nhà tôi và ông Hobson
ngồi trên xe. Công chúng tung nón lên trời, lấy mùi soa vẫy vẫy, hoan hô
Hobson nhiệt liệt. Có lẽ tôi cũng đã hoan hô ông ta vì không ai xứng
đáng được hoan hô bằng ông. Nhưng nếu ngày mai tôi lại một trường
đại học hỏi : "Các em, ai đã đánh đắm chiếc Merrimac ?" và nếu họ
đáp :"Hobson" thì 8 phần họ sai tới 7 phần vì cả thảy có 8 người đánh
đắm chiếc Merrimac. 7 người kia vì nhiệm vụ, phải luôn luôn đứng dưới
làn tên lên mũi đạn của quân địch còn Hobson là sĩ quan, có quyền được
núp sau ống khói. Trong số thính giả thông minh tụ họp ở đây tôi không
tin rằng có lấy một vị chỉ cho tôi được tên một trong 7 người lính thủy
đứng chiến đấu với Hobson hôm ấy. Tại sao ta dạy sử ký lối đó ? Chúng
ta đáng lẽ phải dạy rằng địa vị nhỏ tới đâu mặc dầu, nếu một người làm
tròn bổn phận của mình thì cũng đáng được quốc dân ngưỡng mộ bằng
một hoàng đế trên ngai vàng chớ ! Lối dạy của chúng ta y như lối của
một bà mẹ ở Nữu Ước dạy con nhỏ khi nó hỏi bà :
- Má, ngôi nhà gì lớn dữ vậy ?
- Không phải nhà, đó là mộ đại tướng Grant.
- Đại tưởng Grant là ai vậy ?
- Ngài là vị anh hùng đã dẹp được quân phiến loạn,
Có nên dạy sử như vậy không ? Bạn có tin rằng nếu chỉ có một mình đại
tướng Grant, chúng ta đã thắng trận được không ? Không. Vậy thì tại sao
lại chỉ dựng mỗi ngôi mộ đó ở bên bờ vịnh Hudson ? Không phải chỉ có
Đại tướng là vĩ nhân mà tại ông là nhân vật tiêu biểu cho 200 ngàn
người hy sinh vì tổ quốc và trong số ấy có rất nhiều bực vĩ nhân như đại
tưởng vậy.
Tôi nhớ một chuyện chứng minh điều đó. Kể lại tôi mắc cỡ lắm, nhưng
tôi không thể bỏ qua được.
Tôi nhắm mắt nhớ lại năm 1863, còn trông thấy quê hương tôi ở trên núi
Berkshire, còn trông thấy chợ bán súc vật đầy người, còn trông thấy nhà
thờ và thị sảnh đông nghẹt, nghe thấy kèn thổi, trống đánh, trông thấy
những lá cờ phấp phới và những khăn mùi soa vẫy vẫy. Phải, tôi nhớ rõ
ngày ấy dân chúng tiếp rước một đội binh đương tiến thẳng tới khu đất
công cộng trong châu thành. Đội binh ấy đã chiến đấu trong trận Nam
Bắc phân tranh, sau lại tình nguyện ra trận nữa và lần này trở về được
dân trong châu thành của họ tiếp rước. Lúc đó tôi còn nhỏ tuổi lắm,
nhưng được làm đội trưởng và không có ai tự đắc bằng tôi nữa. Chúng
tôi tiến vào thị sảnh và người ta để đợi dân quan của tôi ngồi giữa
phòng, tôi tại hàng đầu. Các ông hội đồng thành phố len lỏi qua đám
đông đương chen chúc chung quanh chúng tôi, để tiến vào; leo lên bệ
ngồi thành hình bán nguyệt, ông thị trường ngồi giữa. Ông đã già, tóc
hoa râm, trước kia chưa hề làm việc trong chính phủ. Ông tưởng rằng
chức vị của ông đủ làm cho ông thành một vĩ nhân. Ông đeo cặp kính
lớn, ngó khắp phòng với một vẻ trang nghiêm lạ lùng. Thình lình ông
trông thấy tôi, bèn đứng dậy, tiến lại mời tôi lên cùng ngồi ở trên đài với
các ông hội đồng. Cái thằng tôi mà được ngồi ở trên đài ! Trước khi ra
trận, có bao giờ tôi được các ông hội đồng ngó ngàng tới đâu. Tôi kéo
ghế, để rớt thanh gươm xuống sàn, khoanh tay trước ngực rồi đợi người
ta hoan hô Na Phá Luân đệ ngũ đây ! Sự tự đắc đi trước rồi sự sụp đổ
theo sau mà ! Khi cả phòng im như tờ, vị chủ tịch của một hội đồng
được dân bầu (tức ông thị trưởng) đứng dậy, vẻ uy nghi lẫm liệt và ai
nấy đều tưởng ngài sắp giới thiệu một diễn giả là vị mục sư của châu
thành để ca tụng các chiến sĩ là chúng tôi vì cả châu thành chị có vị mục
sư đây là có tài hùng biện thôi. Nhưng người ta ngạc nhiên làm sao khi
thấy ông chủ già nua ấy đứng lên đích thân diễn thuyết. Ông chưa hề nói
trước công chúng bao giờ và cũng lầm lỡ như các diễn giả khác đi trước
ông hoặc sau ông vậy. Ông tưởng rằng địa vị của ông bắt buộc ông phải
thành một diễn giả.
Ông soạn lấy bài diễn văn rồi đi bách bộ trên bãi cỏ của châu thành để
học thuộc lòng nó - báo hại làm cho đàn bò táng đởm ! Ông mang theo
bài diễn văn, móc nó ở trong túi ra, đặt nó cẩn thận ở trên bàn, rồi sửa lại
cặp kính để coi cho rõ hơn, trịnh trọng lui lại vài bước, y như lên sân
khấu vậy, rồi ngừng lại như thế này này. Chắc ông đã nghiên cứu kỹ
những sách dạy diễn thuyết cho nên ông tập được đứng những điệu bộ
trên diễn đàn. Ông đưa chân trước ra, ưỡn ngực lên, để cho chân trái
chịu hết cả sức nặng của người ông, tay phải đưa xeo xéo đúng 45 độ
như thế này. Đã có vài ông bạn nghe tôi kể lại, hỏi tôi rằng tôi có nói
quá không. Không. Nói quá làm sao được ? Rồi ông ta mở đầu như vầy :
-" Thưa các bạn"
Ông mới nghe thấy giọng của ông là tay ông run lên cầm cập, đầu gối
ông cũng vậy, toàn thân ông cũng vậy. Ông đằng hắng, ho, quay gót trở
lại; ngó trên miếng giấy rồi bắt đầu:
Thưa các bạn, chúng ta... chúng ta lấy làm... sung sướng lắm... được tiếp
rước, vị thiếu niên anh hùng này (Ông ta muốn nói tôi)..., vị thiếu niên
anh hùng này mà trong óc tưởng tượng của chúng ta... (xin các bạn nhớ,
ông ta đã nói "trong óc tưởng tượng" của ông ta, không có lẽ gì tôi lại tự
cao, tự đại mà bịa thêm câu ấy vào được)... trong óc tưởng tượng của
chúng ta, chúng ta đã thấy.., đã thấy cầm đầu đội quân... cầm đầu đội
quân... xông vào chỗ chết... để tấn công hầm núp của quân địch... Phải,
chừng ta đã thấy thanh gươm của người, thanh gươm của người chói lọi,
chói lọi... thấy thanh gươm của người chói lọi... rực rỡ dưới ánh sáng
mặt trời... và chúng ta nghe thấy người hô : Tiến ! Tiến 1 Theo tôi ! Tiến
!".
Thật lố bịch ! Quỷ thần ơi ! ông già thật chẳng biết chút xíu gì về phép
tác chiến ! Nếu ông biết được chút ít thi ông phải rõ điều mà bất kỳ
người lính nào ở trong phòng này cũng hiểu : một sĩ quan trong bộ binh
khi gặp nguy hiểm mà tiến trước các quân lính tức là mang tội lớn với
quốc gia. Vậy mà ông nói tôi đã vung cây kiếm lấp loáng và hô :
"Tiến !" Không khi nào tôi làm như vậy. Bạn thử nghi xem dại gì tiến
trước để hứng đạn của quân địch ở trước mặt và đạn của quân mình ở
sau lưng chứ ? Đó không phải là chỗ của một sĩ quan. Chỗ của họ là ở
phía sau bộ đội khi lâm trận. '' Hồi tôi còn ở trong bộ Tham mưu, có biết
bao lần khi nghe thấy tiếng reo hò của quân địch ở khu rừng bên cạnh,
tôi phải chạy ngựa dọc theo chiến tuyến la : "Sĩ quan, lùi về phía sau !
Lùi về phía sau, Sĩ quan !" và họ lùi cả về phía sau ! Không phải vì
người ta kém can đảm đâu, nhưng vì luật chiến tranh bắt người ta như
vậy. Nếu một tướng tiến tới trước mà bị giết thì sau quân cũng đai bại, vì
ông chết tức là mất cả trận đồ và trận kế. Cho nên ông phải ở chỗ ít nguy
để mà chỉ huy. Mà ông già ấy bảo rằng tôi đã tiến ở giữa trời, rằng thanh
gươm của tôi chói lọi dưới mặt trời ! Hôm đó trong phòng có những
binh sĩ đã nhường tôi miếng bánh cuối cùng của họ, đã cõng tôi qua
những dòng suối sâu. Có những chiến sĩ khác khuất mặt vì đã xả thân
cho nước. Nói cho ngay, diễn giả cũng có nhắc đến những người ấy,
nhưng chỉ nhắc qua loa thôi. Chính họ mới là những người hy sinh cho
tổ quốc, hy sinh cho chủ nghĩa mà họ sống để thờ, chết để nêu cao. (Tôi
phải khen họ như thế để sau này người ta cũng khen tôi như thế). Vậy
mà những kẻ đã chết vì non sông ấy lại được nhắc nhở đến rất ít, còn
anh hùng lại chính là tôi ! Tại sao ? Tại ông già đó cũng lầm lỡ như mọi
người, ông trọng tôi vì tôi là sĩ quan.
Hôm ấy tôi đã học được bài này mà tôi nhớ hoài : không phải giữ một
chức vụ mới là một vĩ nhân, vĩ nhân là người có ít phương tiện mà làm
được một việc lớn, làm một dân thường mà đạt được những mục đích
cao
xa, đó mới thật là vĩ nhân. Người nào giúp đồng bào có được những
đường phố đẹp hơn, nhà cửa tốt hơn, trường học tốt hơn, nhà thờ tốt
hơn, làm cho họ tín ngưỡng ở Trời hơn, có tinh thần tôn giáo hơn, được
nhiều hạnh phúc hơn ; kẻ nào có thể làm ân nhân cho những đoàn thể
trong đó họ sống, thì kẻ ấy bất kỳ ở đầu cũng sẽ là một vĩ nhân, còn
người nào không gây được hạnh phúc cho ai hết thì không bao giờ thành
vĩ nhân được cả, dù ở đâu cũng vậy. Ta thọ hay yểu là do hành động của
ta, cảm tình của ta, tư tưởng của ta, chứ không phải do tuổi tác, do
những con số trên lịch, do hơi thở của ta...
Bailey nói: "Người nào suy nghĩ nhiều nhất là thọ nhất".
Nếu các bạn quên hết những điều tôi đã nói tối nay thì ít nhất cũng xin
nhớ lấy lời sau này của Bailey, vì tuy chỉ có hai hàng, nhưng chứa nhiều
ý nghĩa hơn cả bài diễn văn của tôi : "Người nào suy nghĩ nhiều nhất, có
tình cảm cao thượng nhất, khéo hành động nhất là người ấy thọ nhất".

You might also like