Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Chương V: Yêu cầu đào tạo huấn luyện đặc biệt cho nhân viên trên một số loại

tàu
Quy định V/1-1
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho việc đào tạo huấn luyện và trình độ nghiệp vụ của thuyền trưởng,
sỹ quan và thuyền viên trợ giúp trên tàu dầu và hóa chất :
1. Sỹ quan và thuyền viên trợ giúp được chỉ định các nhiệm vụ và trách nhiệm riêng biệt
liên quan đến hàng hóa hay thiết bị hàng hóa trên tàu dầu hoặc hóa chất phải có Giấy
chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản về tác nghiệp làm hàng trên tàu dầu và hóa chất.
2. Mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản về tác nghiệp
làm hàng trên tàu dầu và hóa chất phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyên cơ bản theo
các quy định của mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và phải hoàn thành:
.1 thời gian đi biển được thừa nhận ít nhất 3 tháng trên tàu dầu và hóa chất và đáp ứng
tiêu chuẩn năng lực qui định tại đoạn 1 của mục A-V/1-1, của Bộ luật STCW; hoặc
.2 khóa đào tạo huấn luyện cơ bản được thừa nhận đối với tác nghiệp hàng hóa trên tàu
dầu và hóa chất và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 1 mục A-V/1-1 của
Bộ luật STCW.
3. Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ thuyền viên nào có trách nhiệm
trực tiếp bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc hàng khi vận chuyển, vệ sinh két hàng, thao tác
hàng hóa hay các tác nghiệp liên quan đến hàng hóa khác trên tàu dầu phải sở hữu Giấy
chứng nhận đào tạo huấn luyện năng cao cho các tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu.
4. Mọi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao cho các tác
nghiệp hàng hóa tàu dầu phải:
.1 đáp ứng các yêu cầu về chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản đối với tác nghiệp hàng
hóa tàu dầu và hóa chất
.2 trong khi đủ trình độ nghiệp vụ để được chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản đối với
các tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu và hóa chất, phải có:
.2.1 thời gian đi biển ít nhất 3 tháng trên tàu dầu được thừa nhận, hoặc
.2.2 ít nhất 1 tháng đào tạo huấn luyện trên tàu dầu được thừa nhận, trong khả năng phụ
việc, bao gồm ít nhất 3 tác nghiệp bốc hàng và 3 tác nghiệp dỡ hàng và được ghi nhận
vào số ghi nhận đào tạo huấn luyện được thừa nhận có xem xét các hướng dẫn tại mục B-
V/1; và
.3 đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện nâng cao được thừa nhận đối với các tác nghiệp
hàng hóa tàu dầu và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 2 mục A-V/1-1 của
Bộ luật STCW.
5. Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ thuyền viên nào có trách nhiệm
trực tiếp đến việc bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc hàng khi vận chuyển, vệ sinh két hàng,
thao tác hàng hóa hay các tác nghiệp liên quan đến hàng hóa khác trên tàu hóa chất phải
có Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao đối với các tác nghiên tàu hóa chất.
6. Mọi ứng viên muốn có Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao đối với các tác
nghiệp hàng hóa tàu hóa chất phải:
.1 đáp ứng các yêu cầu để được chứng nhận về đào tạo huấn luyện cơ bản đối với tác
nghiêp hàng hóa tàu dầu và hóa chất;
.2 trong khi đủ trình độ nghiệp vụ để được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ
bản đối với các tác nghiêp hàng hóa tàu chở hóa chất, phải có:
. 2.1 thời gian đi biển ít nhất 3 tháng trên tàu hóa chất được thừa nhận, hoặc
. 2.2 ít nhất 1 tháng đào tạo huấn luyện trên tàu hóa chất được thừa nhận, trong chức danh
phụ việc bao gồm ít nhất 3 tác nghiệp bốc hàng và 3 tác nghiệp dỡ hàng và được ghi nhận
vào số ghi nhận đào tạo huấn luyện được thừa nhận có xem xét hướng dẫn tại mục B-V/1

.3 đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện nâng cao được thừa nhận đối với các tác nghiệp
hàng hóa tàu hóa chất và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 3 mục A-V/1-
1 của Bộ luật STCW.
7. Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện
nghiệp vụ được cấp cho thuyền viên có đủ trình độ nghiệp vụ.
Quy định V/1-2
Yêu cầu tối thiểu cho việc đào tạo huấn luyện và trình độ nghiệp vụ của thuyền trưởng, sỹ quan
và thuyền viên trợ giúp trên tàu khí hóa lỏng
1. Sỹ quan và thuyền viên trợ giúp được chỉ định nhiệm vụ và trách nhiệm riêng biệt liên
quan đến hàng hóa hay thiết bị hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng phải có Giấy chứng nhận
đào tạo huấn luyện cơ bản đối với các tác nghiệp hàng hóa tàu khí hóa lỏng.
2. Mọi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản đối với các tác
nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện cơ bản
theo các quy định của mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và phải hoàn thành:
.1 thời gian đi biển được thừa nhận ít nhất 3 tháng trên tàu khí hóa lỏng và đáp ứng các
tiêu chuẩn năng lực qui định tại đoạn 1 mục A-V/1-2 của Bộ luật STCW;
.2 khóa đào tạo huấn luyện cơ bản được thừa nhận đối với các tác nghiêp hàng hóa trên
tàu khí hóa lỏng và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực qui định tại đoạn 1 mục của Công ước
STCW.
3. Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ thuyền viên nào có trách nhiệm
trực tiếp việc bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc hàng hóa khi vận chuyển, thao tác hàng hóa,
vệ sinh két hàng hay các tác nghiệp khác liên quan đến hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng
phải có Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao cho các tác nghiệp hàng hóa tàu
khí hóa lỏng
4. Mọi ứng viên muốn sở hữu Giấy chứng nhậ n đào tạo huấn luyện nâng cao đối với các
tác nghiệp hàng hóa tàu khí hóa lỏng phải
.1 đáp ứng các yêu cầu để được chứng nhận về đào tạo huấn luyện cơ bản cho tác nghiệp
hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng;
. 2 trong khi đủ trình độ nghiệp vụ để được chứng nhận về đào tạo huấn luyện cơ bản cho
tác nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng, phải có:
.2.1 thời gian đi biển ít nhất 3 tháng trên tàu khí hóa lỏng được thừa nhận, hoặc
2.2 ít nhất 1 tháng đào tạo huấn luyện trên tàu khí hóa lỏng, trong khả năng phụ việc, bao
gồm ít nhất 3 hoạt động bốc hàng và 3 hoạt động dỡ hàng và được ghi nhận vào số ghi
nhận đào tạo huấn luyện được thừa nhận trên cơ sở xem xét hướng dẫn tại mục B-V/1; và
. 3 đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện nâng cao được thừa nhận đối với các tác
nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại
đoạn 2 mục của Bộ luật STCW.
5. Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phải
được cấp cho thuyền viên có đủ trình độ nghiệp vụ theo qui định tại các đoạn 2 hoặc 4
tương ứng, hoặc rằng một Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc Giấy chứng nhận
khả năng hiện có được xác nhận tương ứng.
Quy định V/2
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho đào tạo huấn luyện và trình độ nghiệp vụ của thuyền trưởng, sỹ
quan, thuyền viên trợ giúp và các nhân viên trên tàu khách
1. Quy định này áp dụng đối với thuyền trưởng, sỹ quan, thuyền viên trợ giúp và các nhân
viên khác làm việc trên tàu khách thực hiện hành trình quốc tế Chính quyền hành chính
sẽ xác định việc áp dụng những yêu cầu này đối với nhân viên làm việc trên tàu khách
thực hiện các hành trình nội địa.
2. Trước khi được chỉ định nhiệm vụ trên tàu khách, thuyền viên phải hoàn thành khóa đào
tạo huấn luyện theo yêu cầu của các đoạn từ 4 đến 7 sau đây tùy theo khả năng, nhiệm vụ
và trách nhiệm của họ.
3. Thuyền viên mà yêu cầu phải được đào tạo huấn luyện theo qui định tại các đoạn 4, 6 và
7 dưới đây, trong thời hạn không quá 5 năm, phải cam kết được đào tạo ôn luyện thích
hợp hoặc yêu cầu phải cung cấp bằng chứng đã đạt được tiêu chuẩn về năng lực theo yêu
cầu trong vòng 5 năm trước.
4. Thuyền trưởng, sỹ quan và các nhân viên khác được chỉ định theo Bảng phân công nhiệm
vụ để hỗ trợ hành khách trong những tình huống khẩn cấp trên tàu khách phải hoàn thành
khóa đào tạo huấn luyện về quản lý đám đông như qui định tại đoạn 1 mục A-V/2 của Bộ
luật STCW.
5. Nhân viên phục vụ trực tiếp hành khách trong khu vực hành khách trên tàu khách phải
hoàn thành đào tạo huấn luyện về an toàn quy định tại đoạn 2 mục A-V/2 của Bộ luật
STCW.
6. Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ người nào được chỉ định theo
Bảng phân công trách nhiệm đối với an toàn của hành khách trong các tình huống khẩn
cấp trên tàu khách phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện được thừa nhận về kiểm soát
khủng hoảng và hành vi nhân tính như qui đị nh tại đoạn 3 mục A-V/2 của Bộ luật
STCW.
7. Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ những ai được chỉ định chịu trách
nhiệm nhanh chóng đưa hành khách lên, xuống tàu, bốc dỡ hàng hóa và chẳng buộc hàng
hóa, hoặc đóng cửa mạn tàu trên tàu chở khách ro-ro phải hoàn thành khóa đào tạo huấn
luyện được thừa nhận về an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và đảm bảo tính nguyên
vẹn thân tàu như qui định tại đoạn 4 mục A-V/2 của Bộ luật STCW.
8. Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng các hồ sơ chứng cứ về đào tạo huấn luyện đã
hoàn thiện phải được cấp cho tất cả những người đủ trình độ nghiệp vụ theo các nội dung
của qui định này.
Chương 6: Các chức năng về tình huống khẩn cấp, an toàn nghề nghiệp, an ninh, chăm
sóc y tế và cứu người bị nạn
Quy định VI/1:
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với việc làm quen an toàn, Đào tạo huấn luyện cơ bản và hướng
dẫn an toàn cho thuyền viên
1. Thuyền viên phải được làm quen và được đào tạo huấn luyện cơ bản hoặc được hướng
dẫn về an toàn theo qui định tại mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và phải đáp ứng tiêu
chuẩn tương ứng về năng lực qui định trong đó.
2. Khi đào tạo huấn luyện cơ bản không bao gồm trong trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
được cấp giấy chứng nhận, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp
vụ, chỉ rõ người sở hữu giấy chứng nhận đó đã tham gia khóa đào tạo huấn luyện cơ bản.
Quy định VI/2
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho việc cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ làm việc
trên tiện cứu sinh, xuồng cứu nạn và xuồng cứu nạn cao tốc
1. Mọi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ để làm việc
trên phương tiện cứu sinh, xuồng cứu nạn, không phải là xuồng cứu nạn cao tốc phải:
.1 không nhỏ hơn 18 tuổi
. 2 đã có thời gian đi biển được thừa nhận không ít hơn 12 tháng hoặc đã tham dự một
khóa đào tạo huấn luyện được thừa nhận và có thời gian đi biến được thừa nhận không ít
hơn 6 tháng; và
. 3 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ
làm việc trên phương tiên cứu sinh cứu nạn được nêu tại doan từ 1 đến 4 mục A-VI/2.
2. Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ trên xuồng
cứu nạn cao tốc phải:
. 1 có giấy giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ trên phương tiện cứu sinh và
xuồng cứu nạn không phải là xuồng cứu nạn cao tốc;
.2 đã tham dự một khóa đào tạo huấn luyện được thừa nhận; và
.3 đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực đối với giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ
trên xuồng cứu nạn cao tốc nêu tại đoạn từ 7 đến 10 mục A-VI/2 của Bộ luật STCW.
Quy định VI/3
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho đào tạo huấn luyện cứu hỏa nâng cao
1. Thuyền viên được chỉ định điều khiển các hoạt động cứu hỏa phải hoàn thành có kết quả
chương trình đào tạo huấn luyện nâng cao về kỹ thuật cứu hỏa, đặc biệt nhấn mạnh việc
tổ chức, chiến thuật và chỉ huy theo qui định tại các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/3 của Bộ
luật STCW và phải đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực của nó.
2. Khi việc đào tạo huấn luyện cứu hỏa nâng cao không bao gồm trong trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của giấy chứng nhận được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn
luyện nghiệp vụ chỉ rõ người sở hữu giấy chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo huấn
luyện cứu hỏa nâng cao.
Quy định VI/4
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc liên quan đến sơ cứu và chăm sóc y tế
1. Thuyền viên được chỉ định làm nhiệm vụ sơ cứu y tế trên tàu phải đáp ứng tiêu chuẩn
năng lực về sơ cứu qui định tại các đoạn từ 1 đến 3 mục A-VI/4 của Bộ luật STCW.
2. Thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu phải đáp ứng tiêu chuẩn năng
lực về chăm sóc y tế trên tàu qui định tại các đoạn từ 4 đến 6 mục A-VI/4 của Bộ luật
STCW.
3. Khi việc đào tạo huấn luyện về sơ cứu và chăm sóc y tế không bao gồm trong trình độ
chuyên môn của giấy chứng nhận được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo
huấn luyện nghiệp vụ chỉ rõ người sở hữu giấy chứng nhận đã tham dự khóa đào tạo huấn
luyện về sơ cứu và chăm sóc y tế.
Quy định VI/5
Yêu cầu tối thiếu bắt buộc cho việc cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ của sỹ
quan an ninh tàu
1. Mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ làm sỹ
quan an ninh tàu phải
.1 có thời gian đi biển được thừa nhận không ít hơn 12 tháng hoặc có thời gian đi biến và
kiến thức vận hành tàu biển thích hợp; và
. 2 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với việc cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
làm Sỹ quan an ninh như được nêu tại mục A-VI/5, các đoạn từ 1 đến 4 của Bộ luật
STCW.
2. Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng, tất cả những người có trình độ nghiệp vụ
theo qui định này được cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ qui định
này được cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ.
Quy định VI/6
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho đào tạo huấn luyện và hướng dẫn liên quan đến an ninh cho tất cả
thuyền viên
1. Thuyền viên phải được làm quen các vấn đề liên quan an ninh và được đào tạo huấn
luyện hoặc hướng dẫn kiến thức an ninh theo qui định tại các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/6
của Bộ luật STCW và phải đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực tương ứng qui định của nó.
2. Khi nhận thức về an ninh không bao gồm trong trình độ chuyên môn của giấy chứng
nhận được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ chỉ rõ
rằng người sở hữu giấy chứng nhận đã tham dự một khóa đào tạo huấn luyện nhận thức
an ninh.
3. Tất cả Thành viên Công ước phải so sánh việc đào tạo huấn luyện hoặc hướng dẫn liên
quan qui định tại đoạn 4 mục A-VI/6 của Bộ luật STCW, và phải xác định sự cần thiết để
yêu cầu những thuyền viên này cập nhật trình độ chuyên môn của mình.
Thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh
4. Thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh phải đáp ứng tiêu chuẩn năng lực qui định
tại các đoạn từ 6 đến 8 mục A-VI/6 của Bộ luật STCW.
5. Khi chương trình đào tạo huấn luyện nhiệm vụ an ninh chỉ định không có trong yêu cầu
về trình độ chuyên môn của giấy chứng nhận được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng
nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, trong đó chỉ rõ rằng người sở hữu giấy chứng nhận
đã tham dự một khóa đào tạo huấn luyện về nhiệm vụ an ninh chỉ định.
6. Tất cả các Thành viên Công ước phải so sánh các tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện an ninh
trong đó yêu cầu thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh phải có hoặc có thể chứng
minh có trình độ chuyên môn trước khi quy định này có hiệu lực, với tiêu chuẩn đào tạo
huấn luyện an ninh qui định tại đoạn 8 mục A-VI/6 của Bộ luật STCW, và phải xác định
sự cần thiết yêu cầu những thuyền viên này cập nhật trình độ chuyên môn của mình.
Chương VII: Cấp giấy chứng nhận thay thế
Quy định VII/1
Cấp giấy chứng nhận thay thế
1. Mặc dù các yêu cầu về việc chứng nhận đã được đặt ra tại các chương II và III của phụ
lục này, các Thành viên Công ước có thể lựa chọn để cấp hoặc ủy quyền cấp các giấy
chứng nhận khác với yêu cầu đối với quy định của các nói trên, với điều kiện là:
.1 các chức năng liên quan và mức trách nhiệm kết hợp được trình bày trên giấy chứng
nhận và trong xác nhận được lựa chọn từ, và đồng nhất với các chức năng và mức trách
nhiệm nêu tại các mục A-II/1, A-II/2, A-11/3, A-11/4, A-11/5, A-III/1, A-III/2, A-III/3, A-
III/4, và A-IV/2 của Bộ luật STCW;
.2 ứng viên phải hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp
ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, cho các chức năng và mức trách nhiệm nêu trong
giấy chứng nhận và trong các xác nhận, được trình bày trong các mục tương ứng của Bộ
luật STCW và nêu tại mục A-VII/1 của Bộ luật này;
.3 các ứng viên phải hoàn thành thời gian đi biển được thừa nhận tương ứng với việc thực
hiện các chức năng và mức trách nhiệm nêu trên giấy chứng nhận. Thời gian đi biển tối
thiểu phải tương đương với thời gian đi biển được qui định tại các chương II và III của
phụ lục này. Tuy nhiên, thời gian đi biển tối thiểu phải không ít hơn thời gian qui định tại
mục A-VII/2 của Bộ luật STCW.
. 4 các ứng viên muốn được chứng nhận thực hiện chức năng hàng hải ở mức trách nhiệm
vận hành phải đáp ứng các yêu cầu áp dụng cho các qui đị nh tại IV, nơi tương ứng, để
thực hiện các nhiệm vụ vô tuyến được chỉ định theo Qui định Vô tuyến điện;
. 5 các giấy chứng nhận phải được cấp phù hợp với yêu cầu của quy định 1/2 và các quy
định nêu tại chương VII của Bộ luật STCW.
2. Sẽ không có giấy chứng nhận nào được cấp theo này trừ khi Thành viên Công ước đã
thông báo các thông tin lên Tổ chức theo qui định tại điều IV và quy định 1/7.
Quy định VII/2
Chứng nhận cho thuyền viên
1. Mỗi thuyền viên thực hiện bất cứ chức năng hoặc nhóm chức năng nào quy định tại bảng
A-11/1, A-II/2, A-11/3, A-11/4 or A-11/5 của chương II hoặc tại bảng A-III/1, A-III/2, A-
III/3, A- III/4 or A-111/5 của chương III hoặc A-IV/2 của chương IV của Bộ luật STCW
phải sở hữu một Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc Giấy chứng nhận đào tạo
huấn luyện nghiệp vụ, theo tương ứng.
Quy định VII/3
Các nguyên tắc quản lý việc cấp giấy chứng nhận thay thế
1. Bất cứ Thành viên Công ước nào quyết định cấp hoặc ủy quyền cấp giấy chứng nhận thay
thế phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
.1 không có hệ thống cấp giấy chứng nhận thay thế nào được thực hiện trừ khi nó đảm
bảo mức độ an toàn trên biển và có tác dụng ngăn ngừa ô nhiễm ít nhất tương đương với
qui định tại các khác; và
.2 bất cứ sự thu xếp nào cho việc cấp giấy chứng nhận thay thế theo chương này được
thực hiện phải đảm bảo khả năng hoán đổi của giấy chứng nhận với các giấy chứng nhận
đã được cấp theo các chương khác
2. Nguyên tắc của khả năng hoán đổi ở đoạn 1 phải đảm bảo rằng:
.1 thuyền viên được cấp giấy chứng nhận theo các II III và thuyền viên được cấp giấy
chứng nhận theo chương VII có khả năng làm việc trên các tàu hoặc theo truyền thống
hoặc theo một dạng tổ chức khác trên tàu; và
.2 thuyền viên phải được đào tạo huấn luyện cho việc bố trí trên tàu riêng biệt sao cho
không làm suy giảm khả năng áp dụng các kỹ năng của họ ở bất cứ đâu.
3. Khi cấp bất cứ giấy chứng nhận nào theo các quy định của chương này, các nguyên tắc
sau đây phải được xem xét:
.1 bản thân việc cấp giấy chứng nhận thay thế không được sử dụng:
.1.1 để giảm số lượng thuyền viên trên tàu,
.1.2 để làm hạ thấp tính toàn vẹn của nghề nghiệp hoặc hạ thấp kỹ năng của thuyền viên,
.1.3 để biện minh cho việc chỉ định nhiệm vụ kết hợp của các sỹ quan trực ca máy và
boong cho một người chỉ có một giấy chứng nhận trong bất cứ ca trực đặc biệt nào
.2 thuyền trưởng được chỉ định là người chỉ huy; vị trí pháp lý và quyền hạn của thuyền
trưởng và những người khác không bị ảnh hưởng có hại do việc thực hiện bất cứ sự thu
xếp nào để cấp giấy chứng nhận thay thế.
4. Những nguyên tắc nêu trong các đoạn 1 và 2 của qui định này phải đảm bảo rằng năng
lực của các sỹ quan máy và sỹ quan boong vẫn được duy trì.
Chương VIII: Trực ca
Quy định VIII/1
Phù hợp với nhiệm vụ
1. Vì mục đích ngăn ngừa mệt mỏi, mỗi Chính quyền hành chính phải:
.1 xác lập và bắt buộc thời gian nghỉ ngơi cho thuyền viên trực ca và những thuyền viên
có nhiệm vụ được chỉ định liên quan đến an toàn, an ninh và ngăn ngừa ô nhiễm theo các
quy định tại mục của Bộ luật STCW; và
.2 yêu cầu các hệ thống trực ca phải được bố trí sao cho hiệu suất của tất cả thuyền viên
trực ca không bị suy giảm do mệt mỏi và các nhiệm vụ đó phải được phối hợp sao cho
thuyền viên trực ca đầu tiên khi bắt đầu hành trình và các ca thay thế tiếp theo được nghỉ
ngơi đầy đủ và mặt khác phải phù hợp với nhiệm vụ.
2. Đế ngăn ngừa việc lạm dụng rượu và ma túy, mỗi Chính quyền hành chính phải đảm bảo
xác lập các biện pháp thích hợp theo các quy định tại mục A-VIII/1 đồng thời xem xét
hướng dẫn nêu tại mục của Bộ luật STCW.
Quy định VIII/2
Tổ chức trực ca và các nguyên tắc phải tuân thủ
1. Chính quyền hành chính cần lưu ý các công ty, thuyền trưởng, máy trưởng và tất cả
thuyền viên trực ca phải tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc và hướng dẫn đưa ra trong Bộ
luật STCW đế đảm bảo duy trì ca trực hoặc các ca trực liên tục an toàn thích ứng với
hoàn cảnh và điều kiện hiện hữu trên tất cả các tàu biển vào mọi thời điểm.
2. Chính quyền hành chính phải yêu cầu thuyền trưởng của tất cả các tàu đảm bảo rằng việc
bố trí trực ca thích hợp để duy trì ca trực hoặc các ca trực an toàn, có tính đến các hoàn
cảnh và điều kiện hiện hữu và đặt dưới sự chỉ đạo chung của thuyền trưởng.
.1 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải có trách nhiệm điều khiển tàu một cách an toàn
trong suốt thời gian làm nhiệm vụ, ngay khi họ phải tự thân có mặt trong buồng hàng hải
hoặc ở nơi liên quan trực tiếp như buồng hải đồ hoặc phòng điều khiển buồng lái vào mọi
thời
.2 Sỹ quan vô tuyến có trách nhiệm duy trì canh trực vô tuyến điện liên tục trên các tần số
thích hợp trong suốt thời gian trực ca của mình;
.3 Sỹ quan phụ trách ca trực máy, theo qui định tại Bộ luật STCW, dưới sự chỉ đạo của
máy trưởng; phải sẵn sàng lập tức và khi được gọi phải có mặt tại buồng máy, khi cần,
phải tự mình có mặt tại buồng máy trong suốt thời gian thực hiện trách nhiệm của mình;
.4 một ca trực hoặc các ca trực thích hợp và hiệu quả phải được duy trì vì mục đích an
toàn ở mọi thời điểm trong lúc tàu đang neo hoặc buộc dây và, nếu tàu đang chở hàng
hóa nguy hiểm thì việc tổ chức ca trực hoặc các ca trực phải xem xét đầy đủ các tính chất,
số lượng, việc đóng gói và chất xếp hàng nguy hiểm và bất cứ điều kiện đặc biệt hiện hữu
nào trên tàu, trên mặt nước hay trên bờ; và
.5 khi có thể áp dụng, phải duy trì ca trực hoặc các ca trực thích hợp và hiệu quả cho mục
đích an ninh.
ĐIỀU KIỆN CẤP, GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000
GT trở lên theo thông tư 03-2020 BỘ GTVT.
01. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên
ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao
do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối
thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối
thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới
3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12
tháng.
Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu
từ 500 GT đến dưới 3000 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp
chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo
nâng cao do bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối
thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới
3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500
GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến
dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50
GT đến dưới 500 GT và đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ)
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình
gần bờ tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 500 GT hành trình
gần bờ tối thiểu 24 tháng.
Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50
GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tàu biển và đạt kết
quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành
điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500
GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương
trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải
hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo
chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời
gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm
chức danh thủy thủ trực ca AB;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong trên tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.
Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu dưới 500
GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu dưới 500 GT.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có
tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp
chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo
nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy
chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy
chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng
công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh
máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 12 tháng.
Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có
tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt
nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình
đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới
3000 kW.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy
chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy
chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng
tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm
chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12
tháng.
Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng
công suất máy chính từ 75kW đến dưới 750kW và máy hai tàu có tổng công suất máy chính
dưới 750kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy
chính dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy
chính dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công
suất máy chính dưới 750 kW tối thiểu 36 tháng.
Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng
công suất máy chính dưới 75 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tàu biển và đạt kết
quả thi do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành
khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng
công suất máy chính từ 750 kW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp
chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ
trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương
trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi
biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên trong đó phải có ít
nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca AB;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750
kW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.
Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng
công suất máy chính dưới 750 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên.
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có
tổng công suất máy chính từ 75 kW trở lên.
Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
1. Thủy thủ trực ca OS:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các
học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển
trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thủy thủ 02 tháng.
2. Thủy thủ trực ca AB:
a) Có GCNKNM thủy thủ trực ca OS (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thủy thủ trực ca
OS phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thủy thủ trực ca AB 12 tháng.
Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca
1. Thợ máy trực ca Oiler:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành
các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển
do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành máy tàu biển
trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.
2. Thợ máy trực ca AB:
a) Có GCNKNCM thợ máy trực ca Oiler (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thợ máy trực
ca Oiler phải tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 12 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 06 tháng.
Điều 38. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt
nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình
đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận
huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Bảng A-
III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện
1. Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp tốt
nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp thì phải hoàn thành chương trình đào
tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
3. Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ kỹ thuật điện 03 tháng.

You might also like