Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024

TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 11


Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA


- Thu thập thông tin để đánh kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn nhằm cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh
trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11 sau khi học sinh hoàn thành chương trình đến hết tuần 9 học kì I.
- Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo
sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
II. GIỚI HẠN NỘI DUNG KIỂM TRA
- Phần đọc hiểu văn bản; Tạo lập văn bản; Tiếng việt trong bài 1 và 2 ở học kì I, Ngữ văn 11- sách Kết nối tri
thức và cuộc sống.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Trắc nghiệm và Tự luận
- Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
- Không sử dụng tài liệu
IV. THIẾT LẬP MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
1. Khung ma trận đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn, lớp 11
Mức độ nhận thức Tổng
Vận dụng %
Kĩ Nội dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TT cao điểm
năng vị kiến thức
TN TN TN TN
TL TL TL TL
KQ KQ KQ KQ
Đọc –
1 Thơ 4 0 3 1 0 1 0 1
hiểu 60
Viết văn bản
nghị luận về 40
2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1*
một tác phẩm
văn học (Thơ)
Tỉ lệ % 20 10 15 25 0 20 0 10
30% 40% 20% 10% 100
Tổng 70% 30%

2. Bảng đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá giữa kì I, Ngữ văn, lớp 11

Đơn vị Số lượng câu hỏi theo mức độ


kiến nhận thức

TT thức / Mức độ đánh giá Vận Tổng
năng Nhận Thông Vận
Kĩ dụng
biết hiểu dụng
năng cao
1 Đọc Thơ Nhận biết: 4 câu 3 câu 1 câu 1 câu 60
hiểu TN TN, 1 TL TL
- Nhận biết được các biểu hiện của câu TL
thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và
các biện pháp nghệ thuật trong bài
thơ.
- Nhận biết được bố cục, những
1
hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong
bài thơ.
- Nhận biết được nhân vật trữ tình,
chủ thể trữ tình trong bài thơ.
- Nhận biết được bối cảnh lịch sử -
văn hóa được thể hiện trong bài
thơ.
- Nhận biết được những biểu hiện
trực tiếp của tình cảm, cảm xúc
trong bài thơ.
Thông hiểu:
- Phân tích được giá trị biểu đạt,
giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần,
nhịp và các biện pháp tu từ được sử
dụng trong bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa, giá trị
của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu
trong bài thơ
- Hiểu và lí giải được tình cảm,
cảm xúc của nhân vật trữ tình thể
hiện trong bài thơ.
- Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ
đề, thông điệp của bài thơ.
- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo
đức, văn hóa từ bài thơ.
Vận dụng:
- Rút ra được bài học về cách nghĩ,
cách ứng xử do bài thơ gợi ra.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động
của tác phẩm đối với tình cảm,
quan niệm, cách nghĩ của bản thân
trước một vấn đề đặt ra trong đời
sống hoặc văn học
Vận dụng cao:
- Vận dụng những hiểu biết về bối
cảnh lịch sử - văn hoá được thể
hiện trong bài thơ để lí giải ý
nghĩa, thông điệp của bài thơ.

2
- Đánh giá được nét độc đáo của
bài thơ thể hiện qua cách nhìn,
cách cảm nhận riêng của tác giả về
con người, cuộc sống; qua cách sử
dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2 Viết Viết 1* 1* 1* 1 câu 40


Nhận biết:
một bài TL
văn - Giới thiệu được đầy đủ thông tin
nghị chính về tên tác phẩm, tác giả, thể
luận loại,… của đoạn trích/tác phẩm.
600 - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một
chữ văn bản nghị luận.
đánh
giá về Thông hiểu:
cấu tứ - Trình bày được những nội dung
và hình khái quát của đoạn trích/ tác phẩm
ảnh thơ văn học.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành
những luận điểm phù hợp. Đánh
giá vêề cấu tứ và hình ảnh trong
thơ.
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng
để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi
luận điểm.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp tiếng Việt.
Vận dụng:
- Nêu được những bài học rút ra từ
đoạn trích/ tác phẩm.
- Thể hiện được sự đồng tình /
không đồng tình với thông điệp của
tác giả (thể hiện trong đoạn trích/
tác phẩm).
- Có cách diễn đạt độc đáo, sáng
tạo, hợp logic.
Vận dụng cao:
- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của
nội dung và hình thức đoạn trích/
tác phẩm.
Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100%
Tỉ lệ chung 70% 30%

3
V. ĐỀ CƯƠNG
1. Văn bản 1
ÁO TRẮNG
(Huy Cận)
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;


Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non.

Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;


Hồn em anh thở ở trong hơi.
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.


Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.
(Áo trắng, Huy Cận, in trong Lửa thiêng, Nxb Hội Nhà Văn)
2.Văn bản 2
CHÂN QUÊ
(Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em,


Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.

4
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957)

3.Văn bản 3

ĐÂY MÙA THU TỚI


(Xuân Diệu)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành


Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...


Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi,


Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007)

Lưu ý: GV căn cứ vào ma trận, bảng đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 để biên soạn đề mẫu và
hướng dẫn học sinh ôn tập.

You might also like