Một bài toán thể tích

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

MỘT BÀI TOÁN HAY VỀ TỈ LỆ THỂ TÍCH

Trong một buổi học trên lớp, mình vô tình đọc được một bài toán về tỉ lệ thể tích khá thú vị. Ta cùng
xét bài toán ấy:

Bài 1: Cho hình chóp tam giác S.ABC có thể tích V . Gọi M, N, P lần lượt là ba điểm thuộc các đường
−−→ −−→ −−→ −−→
trung tuyến SD, SE, SF của ba mặt bên (SBC), (SCA), (SAB) sao cho SM = 2M D, SN = 3N E,
−→ −−→
SP = 4P F . Biết rằng mặt phẳng (M N P ) chia khối chóp S.ABC thành 2 phần có thể tích lần lượt
V1
là V1 và V2 , trong đó V1 là thể tích khối chóp chứa đỉnh S. Tính tỉ số ?
V
Nhận xét: Đầu tiên, ta sẽ đi xác định thiết diện của mặt phẳng (M N P ) với hình chóp S.ABC. Ở
đây, mình sẽ trình bày sơ lược cách xác định thiết diện ấy
Gọi N ′ = M N ∩ DE, P ′ = M P ∩ DF
Gọi P1 = N ′ P ′ ∩ AB, N1 = CA ∩ N ′ P ′
Khi đó gọi A1 = P1 N ∩ SA, B1 = A1 N ∩ SB,
C1 = A1 P ∩ SC, suy ra thiết diện của mặt phẳng
(M N P ) và S.ABC chính là (A1 B1 C1 )
Từ đó suy ra V1 = VS.A1 B1 C1 , suy ra

V1 SA1 SB1 SC1


= . .
V SA SB SC
V1
Vậy để tính tỉ số , ta nghĩ đến việc tính các tỉ số
V
SA1 SB1 SC1
, , và sau đó lấy tích của chúng
SA SB SC
Ta sẽ tính các tỉ số này bằng cách dựa vào các giả
thiết về điểm M, N, P và các trung điểm D, E, F và
các điểm phụ mà chúng ta dựng thêm như hình vẽ
bên. Tuy nhiên, việc tính toán này là không hề dễ
dàng khi chúng ta còn phải xác định vị trí của các
điểm phụ này so với các điểm đã cho của bài toán
Vậy thì, mình mới đặt ra một câu hỏi hết sức là tự nhiên là : "Vậy có thể tiếp cận bài toán này
SA1 SB1 SC1
bằng cách khác không? Ta có thể tính các tỉ số , , mà chỉ cần dùng các giả thiết của
SA SB SC
bài toán mà thông qua các điểm phụ hay không?"
Sau một thời gian suy nghĩ, thì thực sự các tỉ số nêu trên có thể tính trực tiếp thông qua giả thiết
đã cho nhờ bổ đề sau trong hình học phẳng:
Bổ đề 1: Cho tam giác ABC có M là trung điểm của cạnh BC. Gọi I là một điểm cố định trên
đoạn AM . Gọi d là đường thẳng qua I cắt AB, AC lần lượt tại P và Q. Khi đó:
AB AC AM
+ =2
AP AQ AI

Sử dụng bổ đề trên, chúng ta cùng đi vào lời giải của bài toán

1
Lời giải

*) Đầu tiên ta chứng minh bổ đề 1


Bổ đề 1: Cho tam giác ABC có M là trung điểm của cạnh BC. Gọi I là một điểm cố định trên
đoạn AM . Gọi d là đường thẳng qua I cắt AB, AC lần lượt tại P và Q. Khi đó:
AB AC AM
+ =2
AP AQ AI

−−→ −−→ −→
Do M là trung điểm của BC nên ta có 2AM = AB + AC. Suy ra
AM −
→ AB −→ AC −→
2 AI = AP + AQ
AI AP AQ

Mà P, I, Q thẳng hàng suy ra


AB AC AM
+ =2
AP AQ AI
SA SB SC
*) Tiếp theo ta áp dụng vào bổ đề để giải bài toán Đặt = x, = y, =z
SA1 SB1 SC1
Với thiết diện được xác định như trên, áp dụng bổ đề 1 lần lượt cho ∆SAB, ∆SBC, ∆SCA, ta có
 
SE 8 13
x + y = 2
 = 
 x=
SN 3 12

 


 

SD 19
 
y+z =2 =3 ⇒ y=


 SM 

 12

 SF 5 
 17
x + z = 2

= z =

SP 2 12
V1 1 1728
Suy ra = =
V xyz 4199
Mở rộng:

Ở đây, ta thấy rằng vị trí của các điểm D, E, F là khá đặc biệt (là trung điểm các cạnh của tam
giác ABC). Vậy thì chúng ta có thể mở rộng bài toán bằng cách làm cho các điểm D, E, F không
còn trở nên đặc biệt nữa. Ví dụ như thay vì E là trung điểm, ta có thể cho E là điểm thuộc AB
−→ −−→
thỏa mãn AE = 2EB và tương tự như thế đối với các điểm D và F . Bằng cách suy nghĩ như thế,
mình xin nêu ra một bài toán mở rộng như sau

2
Bài 2: Cho hình chóp tam giác S.ABC có thể tích V . Gọi các điểm D, E, F lần lượt thuộc BC, CA, AB
−−→ −−→ −−→ −→ −→ −−→
thỏa mãn BD = 2DC, CF = 2F A, AE = 2EB. Các điểm M, N, P lần lượt thuộc SD, SE, SF sao
−−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→
cho SM = 2M D, SN = 3N E, SP = 4P F . Biết rằng mặt phẳng (M N P ) chia khối chóp S.ABC
thành 2 phần có thể tích lần lượt là V1 và V2 , trong đó V1 là thể tích khối chóp chứa đỉnh S. Tính
V1
tỉ số ?
V
Gợi ý: Để giải bài toán này, hãy xây dựng bổ đề tổng quát của bổ đề 1, sau sử dụng bổ đề mới xây
dựng để giải bài toán này
Phần chứng minh, mình xin nhường lại cho bạn đọc. Các bạn hoàn toàn có thể tạo nên các bài toán
khác bằng việc thay đổi vị trí của các điểm M, N, P, D, E, F cho phù hợp

You might also like