ÔN TẬP HH1 Compatibility Mode

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

ÔN TẬP

 Các khái niệm, định luật cơ bản


 Cấu tạo nguyên tử
 Định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
 Liên kết hóa học: Các trạng thái lai hóa, giản đồ MO
CÁC TRẠNG THÁI LAI HÓA
TRẠNG THÁI LAI HÓA SP
TRẠNG THÁI LAI HÓA SP2
TRẠNG THÁI LAI HÓA SP3
GIẢN ĐỒ MO
CÂU HỎI VÍ DỤ
Câu 1. Cho các phát biểu sau
(1) Chất khử là chất nhận electron.
(2) Chất oxi hóa là chất nhường electron.
(3) Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
(4) Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa.
(5) Phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa khử.
(6) Trong phản ứng hóa học chất khử là chất có số oxi hóa tăng.
(7) Trong phản ứng hóa học chất oxi hóa có số oxi hóa giảm.
(8) Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của một số nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Số câu phát biểu đúng là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7

Câu 2. Trong phản ứng oxi hóa – khử


A. chất bị oxi hóa nhận electron và chất bị khử cho electron.
B. quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
C. chất có nguyên tố với số oxi hóa cực đại luôn là chất oxi hóa.
D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 3. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2  (2) CuSO4 + Ba(NO3)2  (3) Na2SO4 + BaCl2 
(4) H2SO4 + BaSO3  (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2  (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (3), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6).

Câu 4. Cho dãy các chất : NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch
Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 5. Chọn phát biểu sai:


A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.
C. Nguyên tử oxi có số e bằng số p. D. Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6e.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
Câu 7. Ion X- có 10e, hạt nhân có 10 notron. Số khối của X là:
A.19. B. 20. C. 18. D. 21.

Câu 8. Ta có 2 kí hiệu 23492U và 23592U, nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Cả hai cùng thuộc về nguyên tố urani. B. Mỗi nhân nguyên tử đều có 92 proton.
C. Hai nguyên tử khác nhau về số electron. D. A, B đều đúng.

Câu 9. Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là
A.34X. B.37X. C.36X. D.38X.

Câu 10. Nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 24, số nơtron là 28, có


A.số khối 52. C. số p là 28. B. số e là 28. D. điện tích hạt nhân là 24 .

Câu 11. Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện tích là 128. Trong hợp chất, tổng số p của các nguyên tử X nhiều hơn số p của
nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là
A. FeCl3. B. AlCl3. ` C. FeF3. D. AlBr3.
Câu 12. Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N. Cấu hình
electron của X là:
A. 1s22s22p63s23p63d34s2. C. 1s22s22p63s23p63d54s2.
B. 1s22s22p63s23p64s23d3. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p3.

Câu 13. Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình e của nguyên tử M là
A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p4.

Câu 14. Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì
A. độ âm điện. B. tính kim loại. C. tính phi kim. D. số oxi hoá trong oxit.

Câu 15. Hợp chất AB2 có A = 50% (về khối lượng) và tổng số proton là 32. Nguyên tử A và B đều có số p bằng số n. Phân tử AB2
là:
A. NO2. B. SO2. C. CO2. D. SiO2.

Câu 16. Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí
A. ô thứ 10 chu kì 2 nhóm VIIIA. B. ô thứ 8, chu kì 2 nhóm VIA.
C. ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA. D. ô thứ 9 chu kì 2 nhóm VIIA.
Câu 17. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại ?
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p1.

Câu 18. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4. B. HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3.
C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2. D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2.

Câu 19. Các ion hoặc các nguyên tử sau Cl-, Ar, Ca2+ đều có 18e. Dãy sắp xếp chúng theo chiều bán kính giảm dần là
A. Ar, Ca2+, Cl-. B. Cl-, Ca2+, Ar . C. Cl-, Ar, Ca2+. D. Ca2+, Ar, Cl-.

Câu 20. Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của
nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. B. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB.
C. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. D. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.

Câu 21. Khi cho dung dịch NaOH 0,2N tác dụng hết với 50mL dung dịch HCl 0,1N. Thể tích dung dịch NaOH cần lấy để phản
ứng hết với dung dịch HCl trên là bao nhiêu?
A. 10 ml. 15 ml. C. 20 ml. D. 25 ml.
Câu 22. Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân Z = 30, giá trị 4 số lượng tử của electron có mức năng lượng cao nhất
(electron cuối cùng) của nguyên tử nguyên tố X là:
A. n = 3; ℓ = 2; mℓ= 0; ms = +1/2 B. n = 4; ℓ = 0; mℓ = 0; ms = -1/2
C. n =3; ℓ = 2; mℓ = 2; ms = -1/2 D. n = 4; ℓ = 0; mℓ = 0; ms = +1/2

Câu 23. Giá trị 4 số lượng tử của electron có mức năng lượng cao nhất (electron cuối cùng) của nguyên tử nguyên tố X là: n = 4;
ℓ = 2; mℓ = -1; ms = -1/2. Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. X là phi kim, có số hiệu nguyên tử là 26, ở chu kỳ 4, nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn.
B. X là kim loại, có số hiệu nguyên tử là 26, ở chu kỳ 4, nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn.
C. X là phi kim, có số hiệu nguyên tử là 27, ở chu kỳ 4, nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn.
D. X là kim loại, có số hiệu nguyên tử là 27, ở chu kỳ 4, nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn.

Câu 24. Giá trị 4 số lượng tử của electron có mức năng lượng cao nhất (electron cuối cùng) của nguyên tử nguyên tố X là: n = 3;
ℓ = 1; mℓ = -1; ms = -1/2. Nhận xét nào sau đây là sai:
A. X là phi kim, có số hiệu nguyên tử là 16, ở chu kỳ 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
B. Hóa trị trong oxit cao nhất của X là 6.
C. Công thức hợp chất khí của X với hidro là H2X.
D. Trong mọi hợp chất, X chỉ có 1 số oxi hóa duy nhất.
Câu 25. Hình nào sau đây có ý nghĩa khác với những hình còn lại:

Câu 26. Phân tử hợp chất nào có kiểu lai hóa phù hợp với hình minh họa dưới đây:

A. C2 H 2
B. SO2
C. H2O
D. SO3
Câu 27. Phân tử CO có giản đồ năng lượng các orbital phân tử (MO) như hình bên.
Cấu trúc electron của anion CO2- là:
A. (KK)s2 s*2 (x2 = y2) z2
B. (KK)s2 s*2 (x2 = y2) z2 (x*2 = y*0)
C. (KK)s2 s*2 (x2 = y2) z2 (x*2 = y*2)
D. (KK)s2 s*2 (x2 = y2) z2 (x*1 = y*1)

You might also like