Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC MÔN NGỮ VĂN CỦA

HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN NHẬT DUẬT – YÊN BÁI.


Đào Thu Hương – GD2.N2
Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG HN
Tóm tắt:
Trường THPT Trần Nhật Duật là ngôi trường thuộc địa bàn huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái, với đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề cùng cơ sở giáo dục
tương đối hoàn thiện nhưng hiện nay trường còn gặp nhiều khó khăn trong
việc dạy học môn Ngữ văn như như: ý thức tự học và phương pháp học tập của
học sinh, khả năng nhận thức và tiếp thu bài học, khả năng viết văn của học
sinh. Những khó khăn này dẫn tới hạn chế về chất lượng học tập của học sinh.
Bài viết này chúng tôi sẽ trình bày một số giải pháp : nâng cao nhận thức khả
năng tự học cho học sinh; hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học; rèn
luyện cách nghe giảng hiệu quả và cách nghiên cứu các văn bản, bài tập trong
sách giáo khoa, các tài liệu học tập; nâng cao kĩ năng cảm thụ - viết văn cho học
sinh.
1, Đặt vấn đề.
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục liên tục được đổi mới và hoàn
thiện, đưa vào ứng dụng những công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục nhất là trong dạy học môn Ngữ văn. Sự thay đổi này đã mang lại nhiều đột
phá mới mang tính tích cực nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất
cập. Vậy nên những người ở trong hệ thống giáo dục, những nhà nghiên cứu
cần chung tay nghiên cứu nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế những bất cập
không nên có nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nâng cao chất
lượng giáo dục môn Ngữ văn là trách nhiệm cũng như là sự sống của mỗi nhà
trường đặc biệt là các trường THPT trong xã hội 4.0 với xu thế hội nhập, phát
triển hiện đại như ngày nay cùng những đòi hỏi của thị trường lao động năng
động cao. Tuy nhiên muốn cải tạo chất lượng giáo dục cần sự chung tay của cả
một hệ thống , đặc biệt là sự chung tay của những người học, những học sinh.
Trong bài viết này chúng tôi mong muốn tìm ra được những giải pháp tối ưu
nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh trong trường
THPT Trần Nhật Duật để đáp ứng những đòi hỏi của một nền giáo dục năng
động, chất lượng cao.
2, Nội dung nghiên cứu.
2,1. Hiện trạng học môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Nhật Duật
Hiện nay trường còn đào tạo theo phương pháp truyền thống, học sinh tiếp
thu kiến thứ một cách thụ động. Mặc dù các các phương pháp giáo dục mới,
tiên tiến đã được áp dụng nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được những khó
khăn trong dạy và học.
2,1,1. Ý thức tự học và phương pháp học tập của học sinh.
Trong quá trình dạy học, sách giáo khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng nó thể
hiện rõ những kiến thức, kĩ năng và nội dung cần học. Nhưng hiện nay đa số
các em học sinh còn lười đọc sách, không rõ nội dung trong sách dẫn đến việc
tiếp thu bài học trên lớp một cách máy móc, thụ động, không hiểu sâu nắm rõ
bài học. Vậy nên vấn đề tự học của học sinh là vấn đề cần được quan tâm .
Năng lực tự học vừa là yêu cầu vừa là điều kiện đào tạo cần thiết để bắt kịp xu
thế mới hiện nay. Tổ chức dạy học một cách khoa học hợp lý không chỉ là trách
nhiệm của mỗi giáo viên mà còn là trách nhiệm của mỗi học sinh - chủ thể của
quá trình dạy học. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên và học sinh không quan tâm
tới quá trình tự học và phương pháp học tập thì chất lượng đào tạo sẽ không
đạt được hiệu quả cao, mặc dù đã có các khóa tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn dạy học cho giáo viên nhưng việc tự học và phương pháp tự học
của học sinh vẫn chưa được giáo viên thực sự quan tâm, chú trọng. Học sinh
vẫn chưa định hướng được tương lai bản thân, chưa lập được kế hoạch học
tập phù hợp, chưa biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. Điều này có
thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía người học. Do đó giáo viên
cần nâng cao nhận thức về giáo dục tự học cho học sinh, giúp học sinh định
hướng được mục tiêu khi học môn Ngữ văn từ đó đề ra kế hoạch học tập hiệu
quả, phù hợp với định hướng và mục đích học tập môn Ngữ văn của học sinh.
2,1,2. Khả năng nhận thức và tiếp thu bài học của học sinh.
. Năng lực tự học vừa là yêu cầu vừa là điều kiện đào tạo cần thiết để bắt kịp
xu thế mới hiện nay. Tổ chức dạy học một cách khoa học hợp lý không chỉ là
trách nhiệm của mỗi giáo viên mà còn là trách nhiệm của mỗi học sinh - chủ
thể của quá trình dạy học. Thực tế cho thấy nếu giáo viên và học sinh không
quan tâm tới quá trình tự học thì chất lượng đào tạo sẽ không đạt được hiệu
quả cao. Mặc dù đã có các khóa tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn dạy
học cho giáo viên nhưng việc tự học và phương pháp tự học của học sinh vẫn
chưa được giáo viên thực sự quan tâm, chú trọng. Học sinh vẫn chưa định
hướng được tương lai bản thân, chưa lập được kế hoạch học tập phù hợp,
chưa biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. Điều này có thể đến từ
nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía người học Do đó giáo viên cần nâng cao
nhận thức về giáo dục tự học cho học sinh, giúp học sinh định hướng được
mục tiêu khi học môn Ngữ văn từ đó đề ra kế hoạch học tập hiệu quả, phù hợp
với định hướng và mục đích học tập môn Ngữ văn của học sinh.
Nhìn chung sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản của môn Ngữ
văn, muốn có vốn từ phong phú, tạo lập được văn phong cũng như kiến thức
“sâu” cho bản thân mình học sinh cần tham khảo thêm những cuốn sách hay
về văn học như: Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Những Ngày Thơ Ấu của
Nguyên Hồng,…. Hoặc các tài liệu văn học tham khảo trên các nền tảng tri thức
số,…

You might also like