Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CHƯƠNG 4, 5, 6 KINH TẾ VI MÔ 1 – ĐỀ 2

Câu 1: Nếu đường bàng quan cong lồi so với gốc tọa độ thì khẳng định nào sau đây là
đúng?
A. Khi vận động dọc theo theo đường bàng quan, độ dốc của đường bàng quan trước tiên sẽ tăng
lên và sau đó giảm xuống
B. Khi vận động dọc theo đường bàng quan, độ dốc của đường bàng quan sẽ tăng lên
C. Khi vận động dọc theo đường bàng quan, độ dốc của đường bàng quan sẽ giảm
D. Khi vận động dọc theo đường bàng quan, độ dốc của bàng quan sẽ giữ nguyên
Câu 2: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC=2,5Q 2+4Q+160. Tại giá thị
trường P=64 thì lợi nhuận tối đa hãng thu được là:
A. π = 150
B. π = 250
C. π = 200
D. π = 300
Câu 3: Trong ngắn hạn, nếu giá sản phẩm giảm xuống dưới AVC tối thiểu, điều tốt nhất
mà một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể làm là:
A. Tiếp tục sản xuất và chịu một khoản lỗ bằng chi phí cố định
B. Đóng cửa và chịu một khoản lỗ bằng chi phí cố định
C. Đóng cửa và chịu một khoản lỗ bằng chi phí biến đổi
D. Tiếp tục sản xuất và chịu một khoản lỗ bằng chi phí biến đổi
Câu 4: Trong ngắn hạn, điểm đóng cửa của 1 hãng cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi tổng
doanh thu của hãng bằng với:
A. Chi phí cận biên
B. Tổng chi phí
C. Chi phí cố định
D. Chi phí biến đổi
Câu 5: Một nhà độc quyền có hàm cầu P=12-Q và TC=Q2+4. Phần mất không (DWL) là:
A. 3,5
B. 1,5
C. 5,5
D. 4,5
Câu 6: Nếu một hãng độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần:
A. Tối đa hóa doanh thu
B. Lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí trung bình là nhỏ nhất
C. Tối đa hóa lợi nhuận đơn vị sản phẩm
D. Đặt doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
Câu 7: Các hãng cạnh tranh độc quyền tạo ra các sản phẩm
A. Thay thế hoàn hảo cho nhau
B. Bổ sung hoàn hảo cho nhau
C. Bổ sung nhau nhưng không phải bổ sung hoàn hảo
D. Thay thế nhau nhưng không phải thay thế hoàn hảo
Câu 8: Khi sản phẩm cận biên của lao động lớn hơn sản phẩm trung bình của lao động thì:
A. Sản phẩm trung bình của lao động đang tăng
B. Hãng đang có năng suất cận biên giảm dần
C. Sản phẩm cận biên của lao động đang giảm
D. Đường tổng sản phẩm có độ dốc âm
Câu 9: Bạn sở hữu và là 1 nhân viên duy nhất của 1 công ty. Năm ngoái, doanh thu của bạn
là 90.000 đô la. Chi phí cho thiết bị và vật tư của bạn là 50.000 đô la. Để bắt đầu kinh
doanh bạn đã bỏ công việc khác với mức lương là 40.000 đô la một năm. Lợi nhuận kế toán
của bạn năm đó là:
A. 60.000 đô la
B. 40.000 đô la
C. 10.000 đô la
D. 30.000 đô la
Câu 10: Sản phẩm trung bình của lao động được đo lường bởi:
A. Thay đổi trong tổng sản phẩm chia cho thay đổi trọng lượng lao động
B. Độ dốc của đường tổng sản phẩm
C. Độ dốc của một đường thẳng từ gốc tọa độ đến 1 điểm trên đường tổng sản phẩm
D. Độ dốc của đường sản phẩm cận biên
Câu 11: Khí giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hoành thay đổi (các yếu tố khác giữ
nguyên) sẽ làm thay đổi phương trình ngân sách như thế nào?
A. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành
B. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung
C. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành nhưng không thay đổi độ dốc
D. Chí làm thay đổi độ dốc
Câu 12: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC=2Q 2+2Q+200. Mức giá hòa vốn
của hãng là
A. P=32
B. P=22
C. P=42
D. P=12
Câu 13: Các hãng cạnh tranh độc quyền có sức mạnh thị trường:
A. Bằng cách sản xuất các sản phẩm khác biệt
B. Bởi vì rào cản rút lui khỏi ngành
C. Bởi vì rào cản gia nhập ngành
D. Bởi chỉ có 1 bằng duy nhất
Câu 14: Chi phí cận biên của 1 hãng cạnh tranh hoàn hảo lớn hơn doanh thu cận biên ở
mức sản lượng hiện tại. Để tăng lợi nhuận, hãng nên:
A. Giảm giá
B. Giảm sản lượng
C. Tăng giá
D. Tắng sản lượng
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây là của độc quyền tập đoàn?
A. Không có rào cản gia nhập ngành
B. Các hãng tương đối lớn so với quy mô của thị trường
C. Các hãng sản xuất những sản phẩm khác biệt
D. Ngành gồm một số lượng lớn các hãng
Câu 16: Đường bàng quan của người tiêu dùng không thể cắt nhau vì giả định rằng:
A. Lợi ích cận biên giảm dần khi tiêu dùng nhiều hàng hóa đó
B. Đường bàng quan có độ dốc âm
C. Sở thích hoàn thành
D. Sở thích mang tính bắc cầu
Câu 17: Biểu cầu của một nhà độc quyền cho ở dưới đây. Nếu nhà độc quyền có chi phí cận
biên không đổi bằng 1 thì mức giá tối đa hóa lợi nhuận là:
P 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4
Q 7 6 5 4 3 2 1
A. 3,0
B. 2,5
C. 4,0
D. 3,5
Câu 18: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có AVC=2,5Q+3, hàm cung ngắn hạn của hãng là:
A. P=2,5Q+3
B. P=5Q+6
C. P=2,5Q+1
D. P=5Q+3
Câu 19: Giả sử một nhà độc quyền có thể bán 50 đơn vị sản phẩm một ngày với giá
20$/đơn vị và bán 51 đơn vị sản phẩm một ngày với giá 19$/đơn vị. Doanh thu cận biên khi
bán đơn vị sản phẩm thứ 51 là
A. 19$
B. 1$
C. -31$
D. Không chắc chắn, vì không đủ thông tin để tính toán doanh thu cận biên
Câu 20: Khi sản lượng tăng, chi phí cận biên sẽ:
A. Tăng do quy luật năng suất cận biên tăng dần chi phối
B. Giảm do quy luật năng suất cận biên giảm dần chi phối
C. Giảm do quy luật năng suất cận biên tăng dần chi phối
D. Tăng do quy luật năng suất cận biên giảm dần chi phối
Câu 21: Thông thường khi so sánh lợi nhuận kinh tế với lợi nhuận tính toán ta thấy:
A. Lợi nhuận kinh tế thấp hơn do nó gồm nhiều doanh thu hơn
B. Lợi nhuận kinh tế thấp hơn do nó gồm nhiều chi phí hơn
C. Lợi nhuận kinh tế cao hơn do nó gồm nhiều doanh thu hơn
D. Lợi nhuận kinh tế thấp hơn do nó gồm chi phí khấu hao
Câu 22: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Đường cầu và đường bàng quan có độ dốc âm vì có cùng 1 lí do
B. Đường cầu có thể được suy ra từ phân tích bàng quan và ngân sách
C. Đường cầu và đường bàng quan đo lường những thứ giống nhau
D. Tỉ lệ thay thế cận biên giảm dần tức là đường bàng quan cong lõm so với gốc tọa độ
Câu 23: Một nhà độc quyền có hàm cầu P=55-0,01Q và tổng chi phí bình quân không đổi
bằng 5. Thặng dư tiêu dùng tại giá tối đa hóa lợi nhuận là:
A. 31.250
B. 61.250
C. 62.500
D. 61.875
Câu 24: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC=2Q 2+4Q+200. Tại giá thị
trường P=64 thì lợi nhuận tối đa hãng thu được là:
A. π = 150
B. π = 350
C. π = 450
D. π = 250
Câu 25: Một nhà độc quyền sẽ giảm mức giá tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Chi phí cận biên giảm
B. Chi phí cố định giảm xuống
C. chi phí trung bình giảm
D. Chi phí cố định trung bình giảm
Câu 26: hình sau thể hiện tổng lợi ích khi tiêu dùng hàng hóa X của Nam. Lợi ích cận biên
của đơn vị X nhỏ nhất là:
A. 40
B. 15
C. 25
D. 0
Câu 27: Sơn và Hà có sở thích giống nhau nhưng Sơn có thu nhập cao hơn. Nếu mỗi người
đều tối đa hóa lợi ích thì:
A. Sơn thu được lợi ích cận biên nhỏ hơn so với Hà khi tiêu dùng hầu hết các đơn vị hàng hóa
B. Sơn thu được lợi ích cận biên lớn hơn so với Hà khi tiêu dùng hầu hết các đơn vị hàng hóa
C. Tổng lợi ích mà Sơn thu được lớn hơn so với Hà
D. Họ thu được tổng lợi ích như nhau
Câu 28: Chi phí tiềm ẩn:
A. Đo lường các cơ hội bị bỏ qua
B. Luôn luôn cố định
C. Luôn lớn hơn chi phí kinh tế
D. Xuất hiện trong tính toán lợi nhuận kế toán
Câu 29: Nếu tỉ lệ thay thế cận biên của 1 người tiêu dùng đối với 2 hàng hóa X và Y là 2, thì
chúng ta biết rằng người tiêu dùng này:
A. Thích tiêu dùng 2 đơn vị Y cùng với mỗi đơn vị X
B. Sẵn sàng từ bỏ 2 đơn vị X để có được đơn vị tiếp theo của Y
C. Coi 2 đơn vị Y giống hệt với 2 đơn vị X
D. Sẵn sàng từ bỏ 2 đơn vị Y để có được đơn vị tiếp theo của X
Câu 30: Tỉ lệ thay thế cận biên (MRS) của 2 hàng hóa được xác định bởi:
A. Sự hy sinh của người tiêu dùng
B. Mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng
C. Sở thích của người tiêu dùng
D. Thu nhập của người tiêu dùng
Câu 31: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC=2Q 2+2Q+200. Tại giá thị
trường P=50 thì lợi nhuận tối đa hãng thu được là:
A. π = 68
B. π = 98
C. π = 88
D. π = 78
Câu 32: Ở mức sản lượng là 50 đơn vị thì tổng chi phí trung bình của 1 hãng là 80 đô la, chi
phí biến đổi trung bình là 75 đô la. Tổng chi phí cố định của hãng là:
A. 400 đô la
B. 100 đô la
C. 300 đô la
D. 250 đô la
Câu 33: Đối với nhà độc quyền, nếu ở miền đường cầu co giãn thì:
A. Doanh thu cận biên âm
B. Tổng doanh thu giảm khi hãng giảm giá
C. Doanh thu cận biên dương
D. Tổng doanh thu không đổi khi hãng giảm giá
Câu 34: Trong thị trường cạnh tranh độc quyền
A. Các hãng không nhạy cảm với những thay đổi trong cầu của người tiêu dùng
B. Các hãng sản xuất khi chi phí cận biên lớn hơn lợi ích cận biên của người tiêu dùng
C. Các sản phẩm giống hệt nhau như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
D. Cạnh tranh phi giá mạnh mẽ thông qua sự khác biệt sản phẩm
Câu 35: Công ty T&T tháng trước đã bán được 10 sản phẩm với tổng chi phí cố định là
100$ và tổng chi phí biến đổi là 50$. Nếu giá sản phẩm giảm xuống còn 10$ trong khi các số
liệu về sản xuất và chi phí không đổi, T&T nên:
A. Đóng cửa ngay lập tức
B. Tiếp tục sản xuất hoặc đóng cửa vì thua lỗ của hãng là 50$ vừa đủ bù đắp tổng chi phí biến
đổi
C. Tiếp tục sản xuất mặc dù thua lỗ 50$
D. Hòa vốn do tổng doanh thu bù đắp tổng chi phí cố định
Câu 36: Với một, hai, ba và bốn công nhân, hãng có thể sản xuất lần lượt 4,9,12 và 14 sản
phẩm X mỗi ngày. Quy luật năng suất cận biên giảm dần bắt đầu từ lao động:
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ tư
D. Thứ ba
Câu 37: Một nhà độc quyền có hàm cầu P=122-Q và TC=Q 2+2Q+8000. Nếu Chính phủ
đánh thuế t=10/sản phẩm thì mức giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là:
A. P=62 và Q=30
B. P=28,5 và Q=93,5
C. P=92 và Q=30
D. P=94,5 và Q=27,5
Câu 38: Một hãng độc quyền có hàm cầu P = 50 - Q. Các chi phí của hãng là: AVC=Q-6 và
FC=40. Khi hãng muốn tối đa hóa doanh thu thì lợi nhuận thu được là:
A. 110
B. 98
C. 352
D. 196
Câu 39: Quy luật của lợi ích cận biên giảm dần ngụ ý rằng:
A. Tổng lợi ích sẽ luôn tăng khi lượng tiêu dùng tăng
B. Một người tiêu dùng sẽ luôn luôn mua số lượng lớn của tất cả hàng hóa
C. Đường cầu luôn dốc xuống về bên phải
D. Đường cung luôn dốc lên về bên phải
Câu 40: So với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng độc quyền luôn chuyển:
A. Tổn thất về phúc lợi xã hội (DWL) từ người tiêu dùng sang người sản xuất
B. Tổn thất về phúc lợi xã hội (DWL) từ người sản xuất sang người tiêu dùng
C. Thặng dư sản xuất sang người tiêu dùng
D. Thặng dư tiêu dùng sang người sản xuất
Câu 41: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có ATC=2Q+5+150/Q, hàm cung ngắn hạn của
hãng là:
A. P=4Q+2
B. P=4Q+5
C. P=2Q+5
D. P=2Q+4
Câu 42: Điều nào dưới đây không đúng trong trường hợp hãng cạnh tranh hoàn hảo?
A. Giá không đổi khi lượng bán thay đổi
B. Doanh thu cận biên thường nhỏ hơn doanh thu trung bình
C. Sự thay đổi tổng doanh thu bằng giá nhân với sự thay đổi lượng bán
D. Doanh thu cận biên bằng giá
Câu 43: Một nhà độc quyền sẽ tăng mức giá tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Chi phí cận biên tăng
B. Chi phí biến đổi giảm
C. Chi phí cố định trung bình giảm
D. Chi phí cố định tăng
Câu 44: Khi sản lượng tăng thì chi phí biến đổi sẽ:
A. Luôn luôn tăng
B. Luôn luôn giảm
C. Ban đầu tăng và sau đó giảm
D. Ban đầu giảm và sau đó tăng
Câu 45: Hà đang tiêu dùng 2 hàng hóa X và Y. Lợi ích cận biên của cô từ các đơn vị cuối
dùng của X là 100 và Y là 50. Lợi ích của Hà chỉ tối đa hóa nếu:
A. Giá của hàng hóa X gấp đôi so với hàng hóa Y
B. Giá của hàng hóa Y gấp đôi so với hàng hóa X
C. Giá của X và Y là như nhau
D. Không thể xác định liệu Hà có tối đa hóa lợi ích hay không
Câu 46: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC= 2Q 2+4Q+338. Mức sản lượng
hòa vốn của hãng là:
A. Q=11
B. Q=12
C. Q=10
D. Q=13
Câu 47: Đường ngân sách phụ thuộc vào:
A. Thu nhập và giá của hàng hóa
B. Giá của hàng hóa
C. Sở thích
D. Thu nhập
Câu 48: Nếu sản phẩm cận biên lớn hơn sản phẩm trung bình thì
A. Sản phẩm cận biên phải tăng lên
B. Sản phẩm cận biên có thể tăng hoặc giảm
C. Sản phẩm cận biên phải giảm
D. Sản phẩm trung bình phải giảm
Câu 49: Giả sử một nhà độc quyền có thể bán 20 đơn vị sản phẩm một ngày với giá
10$/đơn vị và bán 21 đơn vị sản phẩm một ngày với giá 9,8$/đơn vị. Doanh thu cận biên
bán đơn vị sản phẩm thứ 21 là:
A. 0$
B. 9,8$
C. 20 cent
D. 5,8$
Câu 50: Quảng cáo bởi các hãng cạnh tranh độc quyền:
A. Không cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin hữu ích
B. Làm tăng chi phí cận biên của sản xuất
C. Là sự lãng phí nguồn lực do các hãng bị buộc trở thành người chấp nhận giá do có sự gia nhập
cảu các hãng mới
D. Tạo nhận thức cho người tiêu dùng rằng có sự tồn tại khác biệt sản phẩm

You might also like