Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

HỘI CHỨNG RUỘT

KÍCH THÍCH

ThS.BS. Đoàn Ngọc Tú


MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm dịch tễ
học và sinh lý bệnh của hội chứng ruột kích
thích.
2. Trình bày được tiêu chuẩn chẩn đoán và điều
trị hội chứng ruột kích thích.
3. Phân biệt được các loại hội chứng ruột kích
thích.
ĐẠI CƯƠNG
• Hội chứng ruột kích thích (IBS: Irritable bowel
syndrome) là rối loạn chức năng đường ruột trong đó
đau bụng hoặc khó chịu liên quan đến đại tiện
và/hoặc thay đổi vận động đường ruột.
• Cảm giác khó chịu (đầy hơi), căng thẳng và rối loạn
đại tiện là những triệu chứng phổ biến nhưng khi
thăm dò không có tổn thương thực thể của đại tràng.
• Bệnh lành tính ít ảnh hưởng đến sức khỏe và thời
gian sống. Bệnh nhân thường quá lo lắng về bệnh tật
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
ĐẠI CƯƠNG
• Tỷ lệ mắc IBS trong dân số ở Mỹ, Anh và Canada
trung bình là 5,7%, đang gia tăng ở các nước có nền
kinh tế đang phát triển.
• Chiếm 20 – 40% trong số các bệnh nhân đến khám
tại phòng khám chuyên khoa tiêu hóa.
• Bệnh chủ yếu xảy ra trong độ tuổi từ 15 – 65, ở
người trẻ nhiều hơn người già, tần suất giảm đi sau
50 tuổi, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ ước
tính HCRKT ở trẻ em tương tự ở người lớn.
SINH LÝ BỆNH
Hiện nay cơ chế sinh bệnh của HCRKT vẫn còn là
giả thiết, cơ chế tập trung vào các vấn đề chính:
• Tăng mẫn cảm tạng.
• Rối loạn vận động ruột.
• Thay đổi tính thấm ruột.
• Viêm nhiễm lâm sàng.
• Thay đổi hệ vi sinh đường ruột
SINH LÝ BỆNH
• Phân hủy protein ruột và receptor hoạt động bởi
men phân hủy protein: proteases có mặt trong ống
tiêu hóa điều hòa nhiều chức năng. HCRKT với dấu
hiệu ỉa lỏng, hoạt động của protease huyết thanh
tăng cao kích thích ống tiêu hóa tăng vận động.
• Rối loạn trục não – ruột.
• Các yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài cũng
ảnh hưởng lớn đến rối loạn ống tiêu hóa: trạng thái
lo lắng, rối loạn tình cảm, khó khăn khi hòa nhập xã
hội hay nghề nghiệp.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
• Ba triệu chứng chính thường gặp là đau bụng,
táo bón và ỉa lỏng
• Ba triệu chứng này có thể đơn độc hay phối lợp
với nhau.
ĐAU BỤNG
• Không có đặc điểm cố định
• Không có vị trí nhất định có thể đau dọc khung đại
tràng,
• Đau tăng lên sau ăn, thậm chí chưa ăn xong đã gây
đau bụng làm bệnh nhân ngừng ăn, khi ăn phải thức
ăn lạ dễ gây đau bụng.
• Các yếu tố khác như lạnh, nóng cũng có thể gây
đau.
• Đau có thể triền miên nhiều ngày nhưng cũng có thể
chỉ 1 – 2 ngày.
PHÂN TÁO
• Phân trở nên rắn, chắc, số lần giảm, < 3
lần/tuần thường kèm theo mũi nhầy bọc ngoài
phân.
• Đặc điểm quan trọng nhất là phân không lẫn
máu, nếu có máu thì phải xem đó là tổn thương
thực thể.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
• Phân lỏng hoặc nát
• Phân có thể sống, có mũi nhầy lẫn phân, lẫn
bọt, lượng nhầy, bọt nhiều hay ít tùy theo từng
bệnh nhân.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Một số triệu chứng khác
• Đầy hơi, ậm ạch, trung tiện nhiều, chán ăn, ăn
không ngon miệng nhưng không có dấu hiệu sụt
cân.
• Toàn trạng không bị ảnh hưởng nhiều.
• Một số triệu chứng khác ngoài tiêu hóa như nhức
đầu, mất ngủ, bốc hỏa.
CẬN LÂM SÀNG
• Chẩn đoán chủ yếu là chẩn đoán loại trừ.
• Có thể chia làm 3 nhóm chính:
– Đối với toàn bộ bệnh nhân
– Tiêu chảy kéo dài hoặc nặng
– Bệnh nhân táo bón, buồn đi ngoài gấp hoặc
chứng són phân
Đối với toàn bộ bệnh nhân
• Hb, Hct, bạch cầu, tốc độ lắng máu.
• Nội soi trực tràng hoặc đại tràng sigma
Tiêu chảy kéo dài hoặc nặng
• Thăm dò kém hấp thu như định lượng mỡ trong
phân, B12 huyết thanh, ferritin huyết thanh...
• Cấy phân, tìm độc tố clostridium difficile, trứng
giun và ký sinh trùng khác.
• Nội soi đại tràng.
• Thăm dò vận chuyển ruột non.
• Nghiệm pháp dung nạp lactulose
Bệnh nhân táo bón, buồn đi ngoài gấp
hoặc chứng són phân
• Nghiên cứu về lưu chuyển đại tràng.
• Xét nghiệm chức năng hậu môn – trực tràng.
• Siêu âm trong hậu môn.
CHẨN ĐOÁN
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ROME IV
• IBS là rối loạn ruột mạn tính, đặc trưng bởi đau bụng
tái phát, xảy ra ít nhất 1 ngày mỗi tuần, trong 3
tháng gần đây, kết hợp với ≥ 2 tiêu chuẩn sau đây:
- Có liên quan đến đại tiện
- Thay đổi hình dạng phân.
- Thay đổi số lần đại tiện.
• Các triệu chứng bắt đầu ít nhất 6 tháng trước và tồn
tại trong suốt 3 tháng trước chẩn đoán.
PHÂN LOẠI
HCRKT được phân thành 4 loại
• HCRKT với táo bón chiếm ưu thế (IBS-C)
• HCRKT với tiêu chảy chiếm ưu thế (IBS-D)
• HCRKT với thói quen đại tiện hỗn hợp (IBS-M)
• HCRKT không phân loại (IBS-U)
THANG ĐIỂM BRISTOL
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
• Thiết lập mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh
nhân giúp cho bệnh nhân yên tâm tin cậy ở thầy
thuốc.
• Xác định rõ với bệnh nhân những mục tiêu của điều
trị thực tế.
• Thường xuyên nhắc lại với bệnh nhân HCRKT là
bệnh lành tính và không có nguy cơ ung thư và giáo
dục bệnh nhân lạc quan, hy vọng vào cuộc sống.
Chế độ sinh hoạt
• Là điều kiện quan trọng giúp điều trị thành công.
• Chú ý các thức ăn gây khởi phát triệu chứng để
tránh.
• Kiêng những thức ăn khó tiêu sinh hơi nhiều như
khoai lang, gây kích thích như rượu, cà phê, thuốc
lá, thức ăn có đường lactulose...
Chế độ sinh hoạt
• Không nên ăn các thức ăn có nhiều cellulose
khó tiêu như cam, xoài, mít...
Chế độ sinh hoạt
• Đối với người táo bón thì ăn thêm rau chống
táo, tiêu chảy cần ăn thêm thức ăn đặc dễ tiêu,
người đầy hơi không dùng đồ uống có ga.
• Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm, không nên ăn quá
nhiều một lúc.
• Đề xuất bởi Giáo sư
Peter Gibson, Trưởng
khoa Tiêu hóa Đại học
Monash, Australia và cs
từ 2010

• Là các carbohydrate
chuỗi ngắn được hấp
thu kém qua đường
tiêu hóa (GI) ở một số
người và gây ra khí,
chướng bụng và đau
Chế độ sinh hoạt
• Đi đôi với ăn kiêng là luyện tập thói quen đại tiện
vào giờ nhất định.
• Thay đổi môi trường sống để tạo không khí thoải
mái dễ chịu, tắm biển, suối nước nóng...
THUỐC
Chỉ định phụ thuộc
• Loại triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
• Mức độ trầm trọng
• Các yếu tố kèm theo: lo âu, trầm cảm…
Điều trị triệu chứng đau bụng
• Thuốc kháng cholinergic: atropin, scopolamin,
hyoscin.
• Thuốc chống co thắt: mebeverin, alverin.
• Thuốc chủ vận của thụ thể opiat: trimebutin.
• Ức chế kênh Canxi: pinaverium, dầu bạc hà.
• Thuốc chống trầm cảm: tác dụng độc lập với cải
thiện về tâm thần
Điều trị táo bón
• Thuốc nhuận tràng: gồm có nhiều nhóm như
nhuận tràng thẩm thấu (sorbitol, lactulose,
macrogol/peg), tăng nhu động, tăng tạo khối
lượng phân, nhuận tràng kích thích, thuốc làm
mềm phân...
• Thuốc mới: Linaclotide, Lubiprostone
Điều trị tiêu chảy
• Loperamid
• Đối vận 5-HT3:
– Alosetron, Ramosetron…
– Giảm giải phóng serotonin
• Thuốc mới: Eluxadoline, Rifaximin
THUỐC
Điều trị toàn thân
• Tác động lên hệ thần kinh trung ương: chống
trầm cảm 3 vòng như Amitriptylin, Sulpirid...
Bổ sung các nhóm vitamin, các yếu tố vi lượng
như Mg, kẽm giúp cải thiện vận động ống tiêu hóa.

You might also like