PHAN 3 Nhiet Dong Hoa Hoc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

H & tên sinh viên:………………………………………………………………………………..

L p:…………………..…. Khóa……..... Khoa………….… Trư ng ĐHKHTN-ĐHQGHN

Phần 3: TẬP HỢP TRẠNG THÁI PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘNG HỌC

Bài tập 1. Một nguyên tố hóa học có cấu trúc tinh thể mạng lập phương tâm mặt và có khối lượng
riêng d = 1,45 g/cm3. Cạnh của 1 ô đơn vị cơ sở là 4.52 x 10-8 cm.
a/ Có bao nhiêu nguyên tử trong 1 ô cơ sở?
b/ Tính thể tích 1 ô cơ sở?
c/ Tính khối lượng của 1 ô cơ sở?
d/ Tính khối lượng nguyên tử gần đúng của nguyên tố đó.
(Gợi ý chương 3: Khối lượng riêng (g/cm3) = Khối lượng các hạt trong ô cơ sở/Thể tích ô cơ sở)
Bài tập 2. Cấu trúc tính thể của molybden (Mo) là cấu trúc lập phương tâm khối, tỷ khối của Mo
là d = 10,28 g/cm3.
a/ Xác định độ dài cạnh của ô cơ sở.
b/ Tính bán kính nguyên tử của Mo.
Bài tập 3. Vàng có khối lượng riêng d = 19,4 g/cm3 và có mạng lập phương tâm mặt. Độ dài cạnh
ô mạng cơ sở là 4,07 x 10-10 m, khối lượng mol là 197 g/mol.
a/ Hãy tính phần trăm thể tích không gian trống trong 1 ô cơ sở của vàng.
b/ Xác định số lượng gần đúng Avogadro.

Bài tập 4. Khoáng vật CaTiO3 có cấu trúc lập phương đơn giản. Ô cơ sở lập phương đơn giản có
gồm các ion Ti4+ ở các góc, ion Ca2+ ở tâm lập phương, các ion O2- nằm ở trung điểm của tất cả các
cạnh. Hãy tính khối lượng riêng của CaTiO3 nếu độ dài của cạnh ô cơ sở là 3,84 Ao (Ti có khối
lượng mol là 48 g/mol, Ca: 40 g/mol, O: 16 g/mol)

Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 1
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189
Bài tập 5. (Áp dụng định luật Hess) Hai khí gây ô nhiễm môi trường là CO và NO đều thải ra từ
khí thải động đốt trong. Các nhà hóa học của bộ môn Hóa học Dầu mỏ, Khoa Hóa học, Trường
ĐHKHTN HN đang nghiên cứu chuyển chúng thành các khí ít độc hại hơn theo phương trình:
CO (k) + NO (k) CO2 (k) + ½ N2 (k) ∆H = ?
Hãy tính giá trị ∆H của phản ứng trên biết rằng:
Phương trình A: CO (g) + ½ O2 (g) CO2 (g) ∆HA = -283,0 kJ.
Phương trình B: N2 (g) + O2 (g) 2NO (g) ∆HB =180,6 kJ.
Bài tập 6. Phản ứng oxi hóa NH3 thành NO theo phương trình:
4NH3 (g) + 5 O2 (g) 4 NO (g) + 6 H2O (g)
Tính giá trị ∆Hopứ , biết:
∆HoNH3 (g) = - 45,9 kJ/mol; ∆HoO2 (g) = 0 kJ/mol; ∆HoNO (g) = 90,3 kJ/mol; ∆HoH2O (g) = - 241,8 kJ/mol;
Bài tập 7. Đốt cháy 3,0 gam cacbon thành CO2 trong một nhiệt lượng kế bằng đồng. Khối lượng
của nhiệt lượng kế là 1500 gam và khối lượng nước trong nhiệt kế là 2000 gam. Nhiệt độ ban đầu
là 20 oC, còn nhiệt độ cuối cùng là 31,3 oC. Tính thiêu nhiệt của cabon (bằng J/g), biết nhiệt dung
riêng của đồng là 0,389 J/g.K, của nước là: 4,184 J/g.k
Bài tập 8. Trộn 20 gam nước ở 280 K với 50 gram nước ở 330 K. Tính nhiệt độ của hỗ hợp thu
được giả sử không bị mất nhiệt cho môi trường bên ngoài.
Bài tập 9. Cho phản ứng:

Cho 11 gam CaCl2 hòa tan trong 125 gam nước với giả thiết cả hai chất có nhiệt độ ban đầu là 298
K. Tính nhiệt độ cuối của dung dịch thu được với giản thiết không có sự truyền nhiệt ra bên ngoài
và nhiệt dung riêng của dung dịch là 4,18 J/oC.
Bài tập 10. Tính ∆H của phản ứng:
C(graphit) + H2O (k) = H2 (k) + CO (k)
Từ các phản ứng sau:
C(graphit) + ½ O2 (k) = CO (k) ∆H = -110,50 kJ/mol
H2 (k) + ½ O2 (k) = H2O (k) ∆H = -241,84 kJ/mol
Bài tập 11. Tính ∆H của phản ứng:

Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 2
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189
từ các phản ứng sau:

Ghi chú: (g): pha khí (gas), (s): phan rắn (solid), (l): pha lỏng (liquid), (aq): dung môi nước (aqueous)
Bài tập 12. Tính ∆H của phản ứng:

từ các phản ứng sau:

Ghi chú: (g): pha khí (gas), (s): phan rắn (solid), (l): pha lỏng (liquid), (aq): dung môi nước (aqueous)
Bài tập 13. Tính ∆H của phản ứng:

từ các phản ứng sau:

Ghi chú: (g): pha khí (gas), (s): phan rắn (solid), (l): pha lỏng (liquid), (aq): dung môi nước (aqueous)
Bài tập 14. Ở 25 oC entropi của lưu huỳnh hình thoi là 255,1 J/mol.K, nhiệt dung của nó là 181
J/mol.K
a/ Giả sử nhiệt dung không phụ thuộc vào nhiệt độ, tính entropi của lưu huỳnh hình thoi tại
nhiệt độ chuyển từ lưu huỳnh hình thoi sang lưu huỳnh đơn tà ở 95,4 oC.
b/ Cho biết nhiệt chuyển pha của Sthoi sang Sđơn tà là 3 kJ/mol. Tính entropo tuyệt đối của S
đơn tà
Bài tập 15. Cho các dữ liệu nhiệt động học sau:
Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 3
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189
Chất ∆Ho298 (kJ/mol) ∆So298 (J/mol.K)
O2(k) 0 205,058
S(r) 0 31,882
H2O(k) -241,835 188,824
H2S (k) -20,083 205,434
Hỗn hợp oxi và H2S ở điều kiện tiêu chuẩn có bền không nếu như giả thiết có phản ứng theo sơ đồ
sau:
H2S (k) + ½ O2 (k) H2O (k) + S (r)
Bài tập 16. Cho biết thiêu nhiệt của glucozơ (C6H12O6) ở 298K là -2815,8 kJ/mol. Hãy xác định
entanpi tạo thành tiêu chuẩn của glucozơ, biết entanpi tiêu chuẩn của các chất: ∆Ho298 (O2, k) = 0
kJ/mol; ∆Ho298 (CO2, k) = -395,5 kJ/mol; ∆Ho298 (H2O, l) = -285,8 kJ/mol;
Bài tập 17. Cho biết phản ứng sau:
4HCl (k) + O2 (k) 2H2O (l) + 2Cl2 (k)
a/ Tính entanpi chuẩn của phản ứng ở 25oC, biết rằng entanpi tạo thành chuẩn của các chất
phản ứng như sau: ∆Ho298 (H2O, l) = -285,8 kJ/mol; ∆Ho298 (HCl, k) = -92,3 kJ/mol.
b/ Nếu H2O tạo thành ở thể khí thì entanpi chuẩn của phản ứng ở 25 oC sẽ bằng bao nhiêu
biết rằng entanpi bay hơi ở nhiệt độ này là 44 kJ/mol.
Bài tập 18. Cho biết phản ứng sau:
N2 (k) + 3 H2 (k) 2NH3(k) ∆Ho298 = - 92,6 kJ
a/ Tính ∆Ho298 cho phản ứng sau:
½ N2 (k) + 3/2 H2 (k) NH3(k) ∆Ho298 = ?
b/ Tính ∆Ho298 (NH3, k) = ?
Bài tập 19. Đốt cháy một mol benzen lỏng ở 25oC, 1tam để tạo ra khí CO2 và nước H2O (l) tỏa ra
một lượng nhiệt bằng 3267 kJ. Xác định nhiệt hình thành của benzen lỏng ở điều kiện đã cho về
nhiệt độ, áp suất, biết rằng nhiệt hình thành chuẩn của CO2, H2O (l) tương ứng bằng -393,5 và -
235,8 kJ/mol.
Bài tập 20. Phản ứng ½ N2 + ½ O2 = NO ở 25oC và 1 atm, ∆Ho298 = 90.37 kJ/mol. Xác định nhiệt
của phản ứng ở 558K, biết nhiệt dung đẳng áp đối với 1 mol của N2, O2, NO lần lượt bằng 29,12;
29,36 và 29,86 J/mol.K
Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 4
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189
Bài tập 21. Tính nhiệt hình thành của phản ứng quy về kg nhôm đối với phản ứng:
2Al + Fe2O3 = 2Fe + Al2O3
Cho Al = 27, ∆Hoh.t (Al2O3, r) = -1667,82 kJ/mol và ∆Hoh.t (Fe2O3, r) = -819,28 kJ/mol
Bài tập 22. Tính nhiệt hình thành của etan, biết
C than chì + O2 = CO2 ∆Ho = -393,5 kJ
H2+ ½ O2 = H2O (l) ∆Ho = -285,8 kJ
2C2H6 + 7 O2 = 4CO2 + 6H2O (l) ∆Ho = -3119,6 kJ
Bài tập 23. Tính ∆So của phản ứng 4 Fe + 3O2 = 2Fe2O3 biết So của Fe, O2 và Fe2O3 tương ứng
bằng 27,3; 205 và 87,4 J/mol.K
Bài tập 24. Tính ∆Go298 trong sự hình thành 1 mol nước lỏng biết So của H2, O2, và H2O lần lượt
bằng 130,68; 205,13; và 69,91 J/mol.K và ∆Ho của sự hình thành nước lỏng là -285,83 kJ/mol.
Bài tập 25. Tính ∆Go298 đối với phản ứng:

từ các phương trình sau đây:

Bài tập 26. Giả sử ở điều kiện chuẩn (298K, 1 atm) phản ứng sau đây có thể xảy ra ở nhiệt độ
phòng hay không? Chứng minh?

Bài tập 27. Cho phản ứng sau:

a/ Tính ∆Go298 đối với phản ứng trên, biết ∆Go298 của POCl3(g) và PCl3 (g) là -502 kJ/mol và -270
kJ/mol tương ứng.
b/ Phản ứng trên có xảy ra ở điều kiện chuẩn 298K?

Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 5
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189
c/ Nếu ∆So298 của phản ứng là 179 J/K. Ở nhiệt độ nào phản ứng là tự diễn biến giản sử ∆Ho và ∆So
không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Bài tập 28. Tính ∆So298, ∆Ho298, ∆Go298 đối với phản ứng phân hủy nhiệt CaCO3 biết
CaCO3 CaO CO2
o
∆S 298, J/mol.K + 92,9 + 38,1 + 213,7
∆Ho298, kJ/mol - 1206,9 - 635,10 - 393,5
Bài tập 29. Tính ∆So của phản ứng 1/2 N2 + 3/2 H2 = NH3 biết So của N2 , H2 và NH3 tương ứng
bằng 191,5; 130,6 và 192,5 J/mol.K
Bài tập 30. Tíng năng lượng tự do hình thành chuẩn ∆Go298 của 1 mol H2O (l):
H2 + ½ O2 = H2O (l), biết So = 69.91 J/mol.K.
Entropi chuẩn So của H2 và O2 lần lượt bằng 130.68 và 205,4 J/mol.K. Nhiệt hình thành chuẩn ở
25oC cỉa 1 mol nước lỏng là -285,83 kJ/mol.
Bài tập 31. Sử dụng các dữ kiện nhiệt động học ở Phụ lục, hãy xác định giá trị So cho
Fe(CO)5(g).

Bài tập 32. Cho phản ứng sau ở 800K:

Hãy tính ∆Ho, ∆So, ∆Go cho phản ứng ở 298 K sử dụng dữ kiện nhiệt động học ở Phụ lục).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH:
1. Lâm Ngọc Thiềm, Bùi Duy Cam, Hóa học Đại cương, NXB Đại học QGHN, 2007
2. Nguyễn Đình Chi, Hóa học đại cương, NXB Giáo dục VN, 2009
3. Vũ Đăng Độ, Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học, NXB Giáo dục VN
4. Steven S. Zumdahl, Chemistry, 7th edition, Houghton Mifin Company Boston New
York, 2007
BÀI TẬP:
1. Vũ Đăng Độ Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội. Bài tập cơ sở lí thuyết các quá trình hóa
học, NXB Giáo dục VN, 2010
Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 6
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189
PHỤ LỤC
(Lưu ý s: ký hiệu của chất rắn, l: Chất lỏng, g: Chất khí, aq: dung dịch)

Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 7
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189
Nguyễn Tiến Thảo, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 8
19- Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.933.1605 Email: nguyentienthao@gmail.com
Homepage: http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=189

You might also like