Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TÌNH HUỐNG 1: Sự khác biệt văn hóa giữa 2 nước Mỹ và Nhật ( sốc văn hóa)

1. Tình huống
Chị Akiho là một nhân viên phòng R&D của một công ty thời trang tại Nhật
Bản. Công ty của chị ấy có hướng phát triển thị trường ra toàn cầu và thị trường công
ty nhắm tới là Hoa Kỳ. Trong chiến dịch này, chị Akiho được tin tưởng giao phó
nhiệm vụ sang tìm hiểu các khả năng phát triển của công ty tại đây.
Trong đợt công tác này còn có sự đồng hành của một đồng nghiệp người Mỹ tên
là Micheal sẽ giúp đỡ chị ấy trong dự án này. Văn hóa của Mỹ và Nhật Bản có sự khác
biệt rất lớn trong nhiều mặt khiến cho chị Akiho, xuất thân là người Nhật bị choáng
ngợp với lối sống của người Mỹ.
Những ngày đầu, Micheal đã đưa Akiho tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng
quanh thành phố New York, thưởng thức các món ăn ngon và độc đáo, trải nghiệm các
hoạt động hiếm thấy ở Nhật Bản. Điều này làm chị ấy cảm thấy Mỹ là một quốc gia
trong mơ và vô cùng đáng sống.
Khi đi mua sắm ở siêu thị, chị bất ngờ vì phải trả thêm tiền thuế cho số hàng hóa
mà chị mua. Điều này là khác xa với ở Nhật Bản vì ở đó người dân chỉ phải trả đúng
số tiền niêm yết.
Một lần khác khi đi khảo sát thị trường, chị và đồng nghiệp đã vào ăn trưa tại
một nhà hàng burger. Theo thói quen chị đã hô lớn: “Sumimasen”, tuy nhiên lại nhận
về những chị nhìn kỳ lạ từ người trong nhà hàng. Kết thúc bữa ăn, lúc phải thanh toán
chị lại nhận thấy mình phải trả thêm một khoản tip cho nhân viên nhà hàng ngoài tiền
ăn.
Sau khoảng 3 tuần sinh sống tại Mỹ, chị Akiho đã bắt kịp với nhịp điệu sống và
sinh hoạt giống người Mỹ. Chị ta lại bắt đầu có lại niềm tin rằng Mỹ là một quốc gia
tuyệt vời.
2. Tình huống đưa ra thể hiện xung đột nào trong văn hóa?
Tình huống đưa ra thể hiện xung đột về sự khác biệt văn hoá đối với chị Akiho
theo từng giai đoạn sau:
- Giai đoạn trăng mật: Sau khi tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng quanh thành
phố New York, thưởng thức các món ăn ngon và độc đáo, trải nghiệm các hoạt động
hiếm thấy ở Nhật Bản, Akiho cảm thấy Mỹ là một quốc gia trong mơ và vô cùng đáng
sống.
=> Do chưa từng hoặc ít được tiếp xúc với một nền văn hoá hoàn toàn mới lạ
và khác biệt nên dù cho là bất cứ người nào khác mà không phải Akiho thì sẽ đều cảm
thấy mới mẻ, thú vị và phấn khích khi được trải nghiệm.
- Giai đoạn khủng hoảng: Khi đi mua sắm ở siêu thị, chị bất ngờ vì phải trả
thêm tiền thuế cho số hàng hóa mà chị mua.
=> Akiho có phản ứng mạnh khi bắt đầu nhận thấy sự khác biệt trong lối sinh
hoạt giữa Nhật và Mỹ.
- Giai đoạn tái trăng mật: Sau khoảng 3 tuần sinh sống tại Mỹ, chị Akiho đã bắt
kịp với nhịp điệu sống và sinh hoạt của người Mỹ và lấy lại niềm tin rằng Mỹ là một
quốc gia tuyệt vời.
=> Ở giai đoạn này, Akiho đã hoàn toàn thích ứng được với sự thay đổi trong
lối sống và sinh hoạt tại đây. Việc này đã khiến chị lấy lại cảm giác thích thú ban đầu.
Biểu hiện sốc văn hoá của chị Akiho cụ thể như sau:
2.1. Văn hóa đánh thuế trong hóa đơn bán hàng.
Ở Nhật Bản, khi đi mua hàng thì sẽ phải chịu thuế 10% trên tổng hóa đơn, còn
tại Mỹ, mỗi một bang sẽ có một chính sách áp đặt mức thuế lên hóa đơn khác nhau.
Mức thuế sale tax ở Mỹ thường dao động từ 5%-8.5% tùy thuộc vào từng tiểu bang.
Hơn thế nữa, cách tính thuế ở 2 nước cũng có sự khác biệt: Ở Nhật Bản, thuế
tiêu thụ thường được tính tự động và bao gồm trong giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ.
Người mua hàng chỉ cần thanh toán số tiền đã được ghi trên hóa đơn. Trong khi đó, ở
Mỹ, thuế thường được tính riêng và cộng thêm vào giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ khi
thanh toán. Việc tính toán mức thuế cũng sẽ khác nhau tùy vào tiểu bang và quy định
của từng khu vực.
2.2. Văn hóa tiền tips.
Đối với Nhật Bản nói chung và người dân Nhật Bản nói riêng, khi đi ăn ở nhà
hàng, khoản tiền họ cần chi trả sau mỗi bữa ăn ở nhà hàng đều nằm trong hóa đơn. Vì
vậy, khái niệm tiền tips đối với họ vẫn còn xa lạ.
Tuy nhiên, việc để lại tiền tips là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa
Mỹ. Ngoài khoản chi phí được ghi trên hóa đơn, người dân phải trả thêm tiền tips cho
nhân viên từ 18%, 20% thậm chí 25-30% trên tổng hóa đơn.
2.3. Văn hóa phục vụ trong các nhà hàng, quán ăn.
Ở Nhật Bản, bạn có thể hô lớn khi gọi bồi bàn. Trong khía cạnh nam/nữ tính
theo văn hoá nền tảng của Hofstede, với điểm số 95, có thể thấy người Nhật thường rất
cuồng công việc và giữa các cá nhân/tổ chức luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy,
các nhân viên đều rất chú tâm vào việc của họ và nếu cần gì thêm ngoài món ăn, bạn
nên chủ động gọi để họ có thể phục vụ.
Tại Mỹ, ở hầu hết các nhà hàng, bạn chỉ cần ngồi đợi vì phục vụ sẽ tới và ghi
lại những yêu cầu của bạn. Thông thường, bạn sẽ không phải đợi quá lâu vì nhà hàng
luôn muốn chắc chắn rằng họ không bỏ lỡ bất kỳ một yêu cầu nào của thực khách.
Cho nên, khi bạn búng tay để thu hút sự chú ý của bồi bàn hay hét lên tại Mỹ, điều này
được coi là khá thô lỗ.
3. Lý thuyết nào đã học có thể giải thích cho những xung đột đó?
Khác biệt văn hoá & ảnh hưởng của những khác biệt đó - Sốc văn hoá:
Một trong những điều mà bất cứ người nào khi chuyển sang sống và làm việc á
một nền văn hóa đều có thể gặp phải do sự khác biệt về văn hóa tạo ra đó là hiện
tượng sốc văn hóa. Sốc văn hóa xảy ra khi mọi thứ trước kia vẫn quen thuộc như ngôn
ngữ, thực phẩm, tiền tệ, những giá trị, niềm tin, hay những thứ thường gặp nh quy tắc
giao thông, thói quen sinh hoạt như giờ ăn, giờ ngủ… đột ngột bị thay đổi và thay thế
bằng những điều mới mẻ.
Tác động của cú sốc văn hóa có thể bị phức tạp thêm khi các cá nhân làm việc
trong một môi trường mà những khác biệt về điều kiện vật chất rất rõ ràng.
Bị sốc về văn hóa là kết quả của sự lo lắng khi chúng ta mất đi tất cả những dấu
hiệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong giao tiếp xã hội. Thực tế
có rất nhiều nhân tố điều chỉnh hành vi của chúng ta khiến chúng ta phải băn khoăn
khi sống trong môi trường văn hóa mới: như nên bắt tay một người và chào hỏi như
thế nào cho phù hợp, khi ăn uống ở nhà hàng hoặc sử dụng các dịch vụ thì boa cho
nhân viên phục vụ ra sao, lúc nào đòi hỏi sự nghiêm túc, lúc nào được phép vui vẻ
trong công việc hay trong giao tiếp…. Tất cả những yếu tố đó, khiến cho mỗi người
đặc biệt là những người có tính cách hướng nội ít nhiều sẽ cảm thấy khó khăn, bối rối
trong sinh hoạt và giao tiếp với những người xung quanh ở môi trường mới.
Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều biểu hiện khác nhau của hội chứng sốc văn
hóa nhưng nhìn chung đó đều là sự xáo trộn về tâm lý, và thường trải qua bốn giai
đoạn sau:
- Thời kỳ trăng mật.
- Thời kỳ khủng hoảng.
- Thời kỳ hồi phục.
- Thời kỳ tái trăng mật.
Các giai đoạn của hiện tượng sốc văn hóa này có thể dài hay ngắn và có trải
qua hết bốn giai đoạn hay không còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tùy thuộc vào sự
khác biệt giữa nền văn hóa gốc của nhà quản trị và nền văn hóa nước ngoài, tùy thuộc
vào thời gian sống và làm việc trong môi trường mới, cũng như khả năng thích ứng và
bản chất tính cách của mỗi nhà quản trị. Thực tế cho thấy khi chuyển sang sống và làm
việc trong môi trường mới, ai cũng sẽ trải qua các giai đoạn sốc văn hóa cho dù là
người thường xuyên đi lại và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. Mỗi quốc gia
với những nét đặc thù, những bản sắc riêng có đều đem lại sức hấp dẫn riêng, nhưng đi
cùng với đó là không ít những trở ngại do khác biệt về văn hóa đem lại. Điều này đòi
hỏi các nhà quản trị khi chuẩn bị sang làm việc á những quốc gia khác cần có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng để vượt qua được hiện tượng sốc văn hóa, qua đó phát huy tốt nhất hiệu
quả công việc và tận hưởng cuộc sống mới.
4. Làm rõ những bài báo khoa học/bài tạp chí/sách giáo khoa...đã sử
dụng để làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng tình huống thực tế trên ( nên có
khoảng 5 bài nghiên cứu học thuật được dùng làm cơ sở khoa học cho tình huống
mà nhóm xây dựng)
- https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/van-hoa-
kinh-doanh/giao-trinh-quan-tri-da-van-hoa-dai-hoc-thuong-mai/37247632
=> Tài liệu này giúp thống kê lại kiến thức về những đặc điểm của văn hoá Mỹ,
Nhật Bản cũng như các vấn đề liên quan tới sự xung đột văn hoá giữa các quốc gia nói
chung và văn hoá Mỹ - Nhật nói riêng.
- https://help.shopify.com/vi/manual/taxes/us/us-tax-reference
=> Với các tài liệu trên, kết hợp cùng phần mềm hỗ trợ Chat GPT, người đọc
được phổ cập thêm kiến thức về vấn đề liên quan tới việc tính thuế các mặt hàng ở
Mỹ.
- https://vnexpress.net/nhung-dieu-khac-biet-trong-van-hoa-my-nhat-
3082884.html
=> Thông qua tài liệu trên, người đọc được trang bị thêm kiến thức về một số
điểm khác biệt giữa hai nền văn hoá Mỹ và Nhật Bản, qua đó hiểu được lí do tại sao
chị Akiho - chủ thể trong tình huống lại phải nhận những phản ứng trái chiều của
người dân bản địa tại Mỹ.
- https://www.dulichhoanmy.com/blog/tien-tip-va-van-hoa-xep-hang-o-my/
#Cac_quy_tac_ve_tien_tip
=> Hai tài liệu trên được trích dẫn với mục đích giúp độc giả tìm hiểu về văn
hóa tiền tips của Mỹ, đồng thời thống kê các số liệu liên quan tới việc tính lượng tiền
tips cho nơi cung cấp dịch vụ.
5. Những giải pháp nào có thể đưa ra để khắc phục và giải quyết những xung
đột trên?
- CHị Akiho cần tìm hiểu, nắm rõ các giá trị, thói quen, tập tục, niềm tin của nền
văn hóa Mỹ, cụ thể là New York, nơi chị đang sinh sống và làm việc. Tìm hiểu
về lịch sử, nguồn gốc của nền văn hóa đó sẽ hiểu thêm về tư duy và hành vi của
người dân. Đồng thời nó giúp cho chị Akiho rất nhiều trong công tác và làm
việc của chị tại đây.
- Mỗi khi đi ăn ở các nhà hàng, ngoài khoản tiền được ghi rõ trên hóa đơn, chị
Akiho cần chuẩn bị thêm một khoản làm tiền tips cho nhà hàng để tránh vướng
phải những vụ kiện tụng không đáng có.
- Chị Akiho không những phải chú ý đến văn hoá phục vụ của Mỹ mà còn cần
chú ý tới việc sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh để không khiến
bản thân cảm thấy bối rối cũng như gây mất lịch sự đối với mọi người xung
quanh.

You might also like