Thăm Chùa Bối Khê

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 45

THĂM CHÙA BỐI KHÊ

Chùa có tên chữ là Đại Bi tự (nay thuộc xã Tam Hưng,


huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây) là một ngôi cổ tự có giá
trị lịch sử văn hoá lớn.
Chùa thờ Phật và còn thờ đức Thánh Bối. Ngài có tên là Nguyễn
Bình An, quê ở Bối Khê, đến tu ở chùa Tiên Lữ (nay thuộc xã Tiên
Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây), được chính quả và đã
thành Thánh. Sự tích về ngày có nhiều yếu tố hoang đường kỳ ảo,
nhưng đó là hình thức nghệ thuật dân gian nhằm tôn vinh một vị
cao tăng đã trở nên linh thiêng trong dân chúng. Ngôi chùa còn bảo
tồn được một toà Thượng điện nghệ thuật kiến trúc thời Trần (TK
XIV), một nhang án đá hoa sen hình hộp chữ nhật có niên đại
tương đồng với toà Thượng điện, một hệ thống trong thờ có niên
đại trải dài từ TK XVI đến TK XIX và nhiều mảng kiến trúc nghệ
thuật khác. Cũng ở nơi đây còn bảo tồn được những tập tục lễ nghi
thờ phụng, những hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật dân gian
phong phú và sinh động. Đặc biệt chùa còn nổi tiếng về tục lễ cầu
nước. Hội chùa Bối Khê được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm
lịch. Ngày hội đến, dân làng sắm lễ như tết nguyên đán. Những
ngày này cháu con, họ hàng xa gần và bạn bè thường về trẩy hội. Cư
dân người Việt là cư dân trồng lúa nước. Xưa, vì khoa học kỹ thuật
chưa được phát triển, không có hệ thống kênh mương tưới tiêu
đồng ruộng như ngày nay nên việc trồng lúa lệ thuộc rất nhiều vào
thời tiết. Hạn hán thì thiếu nước, mùa vụ khó khăn, còn lũ lụt thì
ngập úng, mùa màng thất bát… đều làm cho đời sống gieo neo vất
vả. Người ta tin rằng có những vị thần làm ra mưa, chẳng hạn như
Mẫu Thoải (Mẫu Đệ Tam, trong hệ thống Tam Toà Thánh Mẫu)
hoặc như Tìân Mây (Pháp Vân), Thần Mưa (Pháp Vũ), Thần Sấm
(Pháp Lôi), Thần Chớp (Pháp Điện) trong hệ thống Tứ Pháp. Điều
lý thú là từ Mẫu Thoải đến các vị thần Tứ Pháp đều mang lối hình
nữ giới. Có lẽ các vị thần này được sản sinh trong tâm thức người
Việt từ thời Mẫu hệ ? Điều chắc chắn là người Việt có truyền thống
tôn vinh người mẹ. Dòng chảy về hình tượng người mẹ (khởi nguồn
từ mẹ Âu Cơ) và dòng chảy về hình tượng thần thiêng “đẻ nước” đã
hội nhập trên thần điện Việt Nam để cùng hoá thân thành các vị
thần chủ về nguồn nước như Mẫu Thoải và các vị thần Tứ
Pháp. Trong khuôn viên chùa Bối có điện Mẫu thờ Tam Toà Thánh
Mẫu, gồm mẫu Thượng Thiên, mẫu Địa và mẫu Thoải. Trên điện
thờ, ba pho tượng Mẫu ngồi cùng hàng, đều ở tư thế hai chân xếp
tròn theo thế âm dương, hai tay để trong lòng, đầu đội mũ, mình
mặc yếm áo truyền thống dân tộc, khuôn mặt trái xoan, cổ cao ba
ngấn, dáng vẻ hiền từ đức độ. Mẫu Thượng Thiên chủ về điều hoà
khí tiết, áo đỏ, yếm đỏ, ngồi chính giữa. Mẫu Địa chủ về nguồn đất
và nhân gian, áo vàng, yếm vàng, ngồi bên phải. Mẫu Thoải chủ về
nguồn nước, áo trắng, yếm trắng, ngồi bên trái. Những năm ít mưa,
mùa màng khô hạn, ông thống làm lễ trước điện Mẫu rồi chuyển
dịch tượng Mẫu Thoải nhô lên phía trước như có ý để ngài gần với
dân chúng, nghe được tiếng cầu xin mà làm mưa cho mùa màng
tươi tốt, đời sống yên bình no đủ. Giống như một số chùa thờ
thánh khác (chẳng hạn như ở chùa Thầy xã Sài Sơn, huyện Quốc
Oai), ở chùa Bối không có hiện tượng truyền thừa. Việc hương đăng
lễ bái chủ yếu do ông thống hoặc bà tự. Hịên tượng sư đến chùa là
mới có khoảng trăm năm nay, khi mà ý nghĩa xa xưa đã phai mờ.

Nét đặc sắc trong lễ cầu nước ở chùa Bối là những nghi
thức cầu đảo.
Năm nào trời đại hạn, đồng ruộng khô cháy, ao chuôm cạn nước, đã
cũng lễ nhiều, tượng Mẫu Thoải đã được chuyển dịch nhô lên phía
trước mà trời vẫn nắng hạn không mưa thì các cụ già ăn chay tụng
niệm cùng ông thống vào lễ trước tượng thánh rồi “tróc” ngài ra
ngoài sân phơi nắng. Bình thường, pho tượng đặt trong cung thánh
thâm nghiêm phía sau điện Phật, chỉ vào dịp hội chùa, khi làm lễ
Mộc đục (tắm tượng thánh), ông thống (hoặc nhà sư trụ trì ở chùa)
kèm theo một vài người giúp việc, mới được vào cung để thực hiện
một số nghi thức tắm tượng. Đó là một pho tượng to như người
thật, đầu đội khăn thanh cát, dải khăn rủ dài xuống lưng, áo rộng,
những nếp áo mềm mại buông như sóng nước. Tượng ngồi ở tư thế
kiết già, mắt nhìn sâu vào nội tâm, vẻ mặt dữ dội chứa đựng một uy
vũ tối thượng. Tương truyền, xa xưa, tượng được tạc bằng gỗ, màu
cánh dán như màu tượng Tứ Pháp. Có lẽ vì thời gian xâm hại,
tượng đã bị hỏng nên đã được thay bằng tượng đồng. Tượng đồng
vẫn giữ phong cách tượng gỗ, nhưng không giữ được màu cánh dán
mà chỉ tạo được máu xám đậm. Hịên tượng “tróc thánh” ra ngoài
sân phơi nắng có vẻ như ngược chiều với lòng sùng kính một vị
thánh thiêng trong tâm thức dân gian. Nhưng đó là ý thức mộc mạc
dung dị của người nông dân. Họ muốn thánh cũng “đồng cam cộng
khổ” với mọi người, trực tiếp chịu cái nắng nóng khô hạn để có thể
“cảm thông” với nỗi khổ của dân chúng mà làm ra mưa. Tuy thế, khi
đã “tróc thánh” ra sân, họ vẫn ý thức kính trọng giữ gìn “mình
thánh” nên đã quây che kín đáo, không để mọi người có thể nhìn
vào bằng con mắt thô thiển. Tượng thánh đã “tróc” ra sân rồi, ông
thống chủ trì cuộc lễ, ông dẫn đầu đoàn người đi vòng quanh
tượng. Đoàn người vừa đi vừa tụng niệm. Tiếng trống tiếng chiêng
nổi lên ầm ào như tiếng sấm gọi mưa. Ông thống trong vài trò của
một pháp sư vừa đi vừa niệm chú, vừa múa mênh bắt quyết, thỉnh
thoảng lại nhảy lên hò hét vang động. Khi ông nhảy lên hò hét, lập
tức trống chiêng đồng loạt gõ thật mạnh làm chấn động cả một
vùng, tưởng như đã chuyển trời chuyển đất, mưa lớn đến nơi.
Không gian linh thiêng vần vũ của buổi lễ cầu đảo như một thông
điệp gửi tới thần linh, rằng trời đã nổi giống gió, sấm sét đã rền
vang, xin hãy làm ra mưa kịp thời. Cuộc lễ kéo dài nhiều ngày, khi
nào trời mưa mới rước tượng thánh hoàn cung và kết thúc cầu đảo.

Một hình thức cầu đảo đặc sắc nữa là lễ “tróc rồng”.
Thay cho việc rước tượng thánh ra ngoài sân phơi nắng, người ta
đắp bằng đất hoặc lấy rơm bện thành 5 con rồng và lập đàn cũng lễ
ở sân chùa. Trên đàn thắp nến và cắm cờ ngũ sắc (cũng là cờ chỉ 5
phương vị), nhưng nổi trội là 5 con rồng rơm, trong đó 4 con hướng
về 4 phương, con ở giữa chầu vào chùa. Rồng là linh vật, hiện thân
của nước, có khả năng hút nước làm mưa. Vì thế, các con rồng đều
ngậm ống đu đủ, đầu kia của ống cắm vào bình nước tượng trưng
cho biển cả. Như thế là trên đàn tế người ta tạo hình năm con rồng
hút nước ngoài biển khơi. Khi hành lễ, vẫn là ông thống giữ vai trò
chỉ trỏ. Các già vãi và các ông sãi diễu quanh đàn, tiếng tụng niệm
đều đều trầm trầm và tiếng trống chiêng làm nền cho vũ đạo và
tiếng hét vang của ông thống. Tất cả như sai, như khiến trời mưa.
Rồi… cuối cùng, ông thống tiến đến con rồng hướng về phương Bắc
mà hạ tay kiếm, chém mạnh vào đầu rồng giữa tiếng hét vang và
tiếng trống chiêng nhất loạt nổi lên mạnh mẽ. Bao giờ cũng thế, con
rồng bị chém là con rồng phương Bắc. Là bởi :

Cơn mưa đằng Đông vừa trông vừa chạy


Cơn mưa đằng Tây mưa dây bão giật
Cơn mưa đằng Nam vừa làm vừa chơi
Cơn mưa đằng Bắc chả chắc gì mưa.
Cơn mưa bốn phương, chỉ có cơn phương Bắc là khó mưa nhất. Vì
con rồng phương Bắc lười nhác không chịu hoạt động. Cho nên
phải ra tay trừng phạt để nó tích cực hoạt động thì trời mới mưa.
Vẫn là cách lý giải giản đơn, mộc mạc mà thiết thực của người nông
dân. Ở đây ông thống trong vai pháp sư và cũng là “thay mình
thánh” nên mới có thể chém rồng – động tác dứt khoát và tiếng thét
vang động vừa là thị uy vừa là trừng phạt. Lễ cầu đảo với những
hình thức “tróc tượng thánh” và “tróc rồng” đã vượt qua thiền phái
Mật tông, mang đầy yếu tố phù thuỷ, một phái của Đạo Lão, lại tồn
tại ở một ngôi chùa, tưởng như một điều hiếm lạ. Nhưng đây lại là
nét đặc thù ở những ngôi chùa thờ thánh như chùa Bối, nơi xuất xứ
những huyền thoại lung linh và thần bí. Bấy giờ là vào thời kỳ nhà
Trần, ở Bối khê có một gia đình họ Nguyễn, ông bà chăm chỉ làm
ăn, thu nhân tích đức mà muộn đường con cái. Một hôm bà đi làm
đồng, thấy có một dấu chân khổng lồ in trên phiến đá, bèn ướm
thử, tự nhiên thấy xúc động, rồi mang thai. Đến ngày đến tháng,
sinh được một trai khôi ngô tuấn tú, ông bà mừng rỡ, đặt tên là
Bình An. Bình An lớn lên, cũng như các trẻ khác trong làng, chăn
trâu cắt cỏ, vui chơi trong đám mục đồng. Nhưng Bình An khác với
lũ trẻ là không phạm vào sát giới. Trẻ mục đồng bắt cua tát cá, Bình
An thường tìm cách phóng sinh. Rồi đến tu ở chùa Tiên Lữ. Chẳng
bao lâu đã nổi tiếng là một cao tăng thông tuệ Phật Pháp, lại giỏi
phù chú, thành một pháp sư, được dân sùng kính và được triều
đình nể trọng, phong làm chân nhân. Ngài có nhiều phép lạ, đi mây
về gió, bước chân dài trăm dặm. Từ Tiên Lữ về Bối Khê, đường dài
khoảng 20km, ngài chỉ đi mấy bước là tới nơi. Dấu chân khổng lồ
còn in trên đất, đến nay vẫn còn, thành những hồ ao như ở Quán
Thánh, Lương Xá, Ổ vực và in trên phiến đá trước cổng chùa Bối.
Ngài về Bối Khê xin tương cà cho thợ làm chùa ăn. Chỉ một niêu
cơm nhỏ mà đoàn thợ hàng trăm người ăn mãi không hết. Ngài con
đi guốc trên mái nhà kiểm tra thợ làm chùa. Năm 95 tuổi, ngày 13
tháng Chạp, ngài vào khám nhập định, đến ngày mồng bốn tháng
Giêng, dân làng thấy có mùi thơm mới mở khám ra xem thì thấy
mùi thơm sực nức, hào quang sáng chói, biết là đã hoá mới lập ban
thờ. Ngài đã thành thánh. Đức Thánh Bối tứ là Bồ Tát Bình Đẳng
Hành Nghĩa, còn gọi là Bồ Tát Khai Sơn. Khi quân Minh sang xâm
lược nước ta, chúng tràn đến, giết người, cướp của, đốt phá, hành
sự vô cùng tàn bạo, ngài đã làm ramưa máu, khiến chúng bị bệnh
mà chết rất nhiều, phái rút đi. Ta gặp trong sự tích đức Thánh Bối
những mô típ nghệ thuật dân gian. Hình tượng người mẹ dẫm lên
dấu chân khổng lồ mà sinh ra thánh nhân đã thấy trong sự tích
Thánh Gióng. Dấu chân ngựa Gióng lên núi Sóc Sơn để lại một
chuỗi hồ ao giống như dấu chân Nguyễn Bình An đi từ Tiên Lữ về
Bối Khê. Niêu cơm Thánh Bối và niêu cơm Thạch Sanh là cùng một
mô típ. Sự tích Thánh Bối gồm nhiều mô típ nghệ thuật dân gian.
Những mảng nghệ thuật ấy đầy chất hoang đường kỳ ảo, nhưng là
hình thức nghệ thuật dân gian vừa nhằm tôn vinh người anh hùng
đã trở thành linh thiêng trong dân chúng, vừa nhằm thể hiện ước
mơ tài năng, sức mạnh, đời sống no đủ của người bình dân. Ta còn
gặp ở Thánh Bối những chi tiết tương đồng với Từ Đạo Hạnh (được
thờ ở chùa Thầy và ở Không Lệ Thiền sư (được thờ ở chùa Keo)…
Thực ra, những hình thức phù phép, hú gió gọi mưa, đi mây về gió…
mang đậm chất phù thuỷ của các vị cao tăng kiêm đạo sĩ này là xuất
xứ từ Đạo Lão. Đạo Lão thờ thần tiên, xuất xứ từ Trung Quốc vào
thời Chiến Quốc, được truyền vào Việt Nam, đã song song tồn tại
với đạo Nho, đạo Phật và đã hội nhập với tín ngưỡng bản địa. Các vị
cao tăng như Từ Đạo Hạnh, Không Lệ Thiền sư, Nguyễn Bình An là
tu theo thiền phái Mật Tông, nhưng cũng nhuốm màu phù thuỷ,
một Đạo phái của Lão giáo. Bản thân các vị, khi còn là cao tăng đã
từng gọi mây, hú gió, làm mưa, cầu đảo giúp dân. Đến khi viên tịch,
thành thánh vẫn được dân làng viện đến để cầu mưa, chống hạn. Vì
thế ở chùa Bối Khê, những khi đại hạn, đồng ruộng khô cháy, dân
làng lại viện đến đức Thánh, hoặc cầu xin ngài làm ra mưa như hình
thức “tróc tượng thánh” ra phơi nắng, hoặc mô phỏng khi xưa ngài
đã cầu đảo như hình thức “tróc rồng”. Mặc dù cả hai hình thức này
đều có yếu tố Mật Tông và mang đậm màu sắc phù thuỷ, nhưng bao
trùm lên tất cả là hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng truyền
thống của người Việt. Giữ gìn, bảo vệ những hình thức văn hoá tín
ngưỡng trên đây chính là góp phần giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hoá
Việt Nam. Đêm qua trời đã mưa rào, sáng ra thức dậy, cây lá hả hê,
vạn vật như vừa được tắm gội sạch sẽ. Không gian tĩnh lặng. Hương
hoàng lan và hương thiên mệnh (hoa dại) toả thơm ngan ngát.
Không hiểu vì vừa đi qua cổng Tam quan, hay vì được tắm trong
không khí mát lành buổi sáng mà lòng trần tục nhẹ tênh, ngỡ như
đã trút bỏ được bụi trần cho lòng thanh sạch để bước vào cửa Phật.
Còn đang lần theo những hàng gạch thoáng chút rêu phong cổ kính
của chiếc sân rộng như lần theo những dấu mốc thời gian lịch sử
văn hoá ở Đại Bi tự, đã bâng khuâng trước bóng ni sư thấp thoáng
ở hiên chùa. Chiếc áo nâu khoe màu giản dị mà thướt tha mềm mại,
nhẹ như một thoáng mây bay. Tưởng đã lọt vào cõi Phật, cõi Tiên.
Theo bóng ni sư, bàn chân trần tục bước lên ba bậc thềm toà Tiền
đường để vào cõi Phật. Chợt nghe một tiếng chuông ngân. Tiếng
chuông trong như một giọt sương mai. Vội vàng niệm Phật : “Nam
Mô A Di Đà…”.
Lễ cầu nước ở chùa Bối Khê
Tác giả : Văn Lừng
===============================

Cây đa cổ hơn 600 tuổi trước chùa

Khác với kiến trúc của các chùa ở đồng bằng Bắc bộ, chùa Bối Khê được bố cục theo kiểu “tiền Phật, hậu
thánh”. Nơi thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái. Tiếp theo là tòa thiêu hương và thượng điện
thờ đức thánh Bối. Hai bên có hai dãy hành lang dài, bày 18 pho tượng La Hán, bao quanh nhà thiêu hương
và thượng điện tạo thành thế kiến trúc “nội công, ngoại quốc”.

===============================
Chùa Bối Khê
21/07/2010
Theo tấm bia khắc năm Hồng Thuận thứ 7 đặt tại đây,
chùa được dựng vào năm Khai Hựu thứ 10 (1338) thời
vua Trần Hiếu Tông.
Vào chùa qua hệ thống cổng ngũ môn và cầu là tới tam quan gồm
ba gian bằng gỗ theo kiểu hai tầng tám mái. Phía trên tam quan là
gác chuông. Tam quan được dựng vào năm 1603 thời Lê trung
hưng. Hạng mục kiến trúc này vừa được sửa chữa vào năm 2006.
Kiến trúc chính của chùa Bối Khê được bố cục theo kiểu “tiền Phật,
hậu Thánh”. Việc thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái.
Tiếp đó đến tòa thiệu hương và thượng điện là nơi thờ thánh. Nhìn
tổng thể, ngôi chùa có hình “nội công ngoại quốc” bởi hai bên có hai
dãy hành lang.

Đáng chú ý ở tòa tiền đường là hệ thống cột bằng đá xanh. Trên các cột đá có chạm nhiều đôi câu đối ca ngợi
cảnh chùa. Bên trái tiền đường có một am nhỏ thờ bà công chúa thời Mạc đã có công tu sửa chùa. Hai dãy
hành lang ở hai bên được xây dựng song song, mỗi bên có bảy gian. Nơi đây thờ 18 vị La Hán. Tòa tiền bái có
chín gian. Hệ thống tượng Phật ở chùa Bối Khê khá phong phú và được bài trí, thờ phụng theo phái đại
thừa. Ở đây có tượng Quan âm nghìn tay nghìn mắt đặt ở vị trí trang trọng nhất trên bệ đá khối hộp đồ sộ
thời Trần, được tạo tác vào thế kỷ XVI. Ngoài các bức tượng, đáng lưu ý là bệ đá hoa sen thời Trần được làm
năm Xương Phù thứ 6 91382). Văn tự khắc chìm ở bệ đá cho biết vào thời này đã có một số người cúng tiền
và ruộng cho nhà chùa.
Thượng điện của chùa là tòa nhà một gian hai chái cao 5,5 mét với bốn đầu đao trông như một bông sen hé
nở. Cấu trúc tòa thượng điện bằng gỗ mít, được dựng vào khoảng thế kỷ XIV. Hiên của thượng điện có
những bảy lớn đỡ mái qua những tấm ván nong, bảy hiên trang trí rồng há miệng đỡ các đấu vuông, đỡ
hoành. Rồng được khắc mào lửa. Đó là những họa tiết hoa văn thời Trần. Hình tượng chim thần Garuđa
dược chạm ở bảy góc trái càng khẳng định thượng điện này được xây dựng từ thời Trần là chính xác. Cạnh
tòa nhà này có cây hoa sen (sen cạn) cao lớn, về mùa hè nở những bông hoa trắng thơm ngát. Người đến nơi
đây dễ liên tưởng tới câu ca dao: “… Lê chùa bẻ một cành sen/Ăn cơm bằng đèn, đi cấu sáng trăng…”.

Trong thượng điện chùa Bối Khê thờ tượng đức thánh Nguyễn Bình An, người đời thường gọi là đức Thánh
Bối và thêu dệt nhiều chuyện kỳ lạ về ngài. Theo truyền thuyết, ngày sinh năm Tân Tỵ (1281), quê ở làng Bối
Khê, nhưng tu luyện ở chùa Trăm Gian (xã Tiên Lữ, huyện Chương Mỹ). Sự tu hành của ngài triều đình biết,
vua Trần phong cho ngài là Chân nhân, tức người theo Đạo giáo, tu hánh đã đắc đạo. Khi ngài về quê có mây
đen hiện ra như bầu trời sắp mua. Lúc dựng lại chùa Tiên Lữ, ngài chỉ thổi một niêu cơm mà đã đủ ăn cho cả
trăm thợ. Khi quân Minh xâm phạm nhà chùa ngài đã làm ra mua máu buộc chúng phải rút chạy. Ngày 13
tháng chạp ngài vào am để hóa. Ngày 4 tháng giêng, dân mở khám thờ thấy thơm, bèn tạc tượng thờ. Chùa
Trăm Gian là nơi thờ chính thức Nguyễn Bình An, còn ở Bối Khê thờ vọng. Tương truyền nơi thờ ngài rất
thiêng, dân đến lễ, cầu gì được nấy. Hội chùa hàng năm tổ chức vào ngày 13 tháng giêng có nhiều trò vui như
chọi gà, đánh đu, hát chèo…
Chùa Bối Khê còn nhiều hiện vật quý giá như có tới 10 tấm bia, trong đó bia cổ nhất là “Bối động thánh tích
bi ký” có từ năm Thái Hòa thứ 11 91453) nhưng cũng là tấm bia mới nhất vì được khắc lại năm Thành Thái
thứ 7 (1895) kể lại sự tích đức Thánh Bối với nhiều tình tiết ly kỳ. Tiếp theo là bia “Đại bi tự” dựng năm
Hồng Thuận thứ 7 (1515) ngoài việc nói thêm về đức Thánh Bối còn cho biết việc tu sửa chùa ở đầu thế kỷ
XVI. Hiện vật đá đặc biệt quý hiếm là chiếc bệ hoa sen khối hộp, các góc chạm chim thần, trên chạm đài sen,
dưới chạm sập thờ, mặt trước có chạm rồng và nhiều loài thú, do vị đạo sỹ ở Quốc Oai cúng tiến. Ngày
20-4-1979, Bộ VHTT đã công nhận chùa Bối Khê là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt.
Theo Hanoi.vn
===============================
Trong một dịp đi thực tế làm phong thủy, Mộc Miên một thành viên của
diễn đàn và đang học lớp Phong Thủy Lạc Việt nâng cao giới thiệu với
thày trò về chùa Bối Khê. Mộc Miên giới thiệu đây là một ngôi chùa
cổ có rất nhiều hình tượng độc đáo. Cứ nói đến “cổ” là tôi mê
ngay. Thế là thày trò quyết định đi thăm chùa. Chùa còn một tên nữa là
Đại Bi ở thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thuộc Hà
Tây chỉ cách Hanoi cũ khoảng 20 km.
Thày trò hẹn nhau đúng Chủ Nhật kéo nhau đi, chen chúc trong
một cái xe hơi bốn chỗ của tay lái lụa Mộc Miên.
Cổng Chùa Bối Khê.
Đây chỉ là ngôi chùa của làng Bối Khê, nhưng rất đẹp vì những cấu trúc cổ kính
của nó từ tổng thể đến chi tiết.
Tam quan chùa Bối Khê nhìn từ phía trong.
Gọi là Tam Quan theo thói quen, chứ cổng chùa này có đến năm cửa lận.

Những hình tượng rồng ở chùa này vẫn có tư thế uốn lượn mềm mại như rồng thời
Lý, không có sừng, môi trên của rồng không dài như rồng Lý và rồng ở Vương quốc
Thái Lan (Di sản của nền văn hiến Văn Lang cổ). Nó đã gần giống với rồng của văn
hóa Hán về hình tượng đầu rồng, đã xuất hiện vảy rồng trên thân hình; nhưng vẫn
chưa có sừng như rống Hán. Điều này cho thấy vào thời Lý Trần, ảnh hưởng của
văn hóa Hán vẫn chưa mạnh mẽ trên đất Việt sau 1000 năm Bắc thuộc. Chỉ có từ
thời Hậu Lê, Nho giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống thể hiện trong việc thi
cử chọn người tài thì những biểu tượng và tư tưởng Hán Nho mới thâm nhập
mạnh vào Việt Nam. Những hình tượng rồng sau thời Hậu Lê giống với hình tượng
rồng Trung Quốc. Mặc dù Hán Nho và Tống Nho thực tế chính là sự tiếp thu không
hoàn chỉnh của một nền văn hiến vĩ đại của giống nòi Bách Việt ở miền nam sông
Dương Tử từ hơn hai ngàn năm trước. Chính những hình tượng và các họa
tiết trang trí khác như Long Ly Quy Phượng thời Lý trở về trước
tìm được, khác hẳn những hình tượng vốn có của nền văn hóa Hán
đã cho thấy một giá trị nghệ thuật, văn hóa phi Hán chảy trong lòng
truyền thống văn hiến sử Việt qua hơn 1000 năm Bắc thuộc.
Hình tượng một con voi đắp nổi chầu vào cổng chùa.
Đây là hình tượng phổ biến ở hầu hết các đình chùa cổ Việt Nam và
là nét đặc thù của nền văn hiến Việt. Người Hán không có voi. Con
voi này có một số họa tiết được cách điệu hình lá ở như tai voi. Đó
là một motip nghệ thuật rất phổ biến thời Lý Trần. Bành voi chạm
rồng chứng tỏ nó thuộc sở hữu của bậc Quân Vương. Đây là con voi
trận. Vì đằng sau lưng voi có mang theo túi đựng tên, lao, kiếm,
kích. Tôi nghĩ ngay đến Hai Bà Trung – Vị Thục nữ Quân Vương
đầu tiên của nền văn hiến Việt. Quả nhiên, vào chùa bia ký có nhắc
đến Hai Bà.
Ngựa chiến thuộc sở hữu của bậc Quân Vương căn cứ vào hình tượng rồng trên bạt
đệm dưới yên ngựa. Yên ngựa chạm hình chim phượng. Đây cũng là hình tượng
khá quen thuộc ở một số chùa cổ Việt Nam. Nếu phân tích sâu mang theo
chuyên môn của Lý học Đông phương thì phượng hoàng chính là
thể hiện tính tri tuệ của phương Nam – Tả Thanh Long phương
Đông; Hữu Bạch Hổ phương Tây, Hậu Huyền vũ phương Bắc, tiền
Xích Phượng phương Nam. Đây cũng là phương Ngọ – Ngựa. Bởi
vậy hình tượng phương hoàng trên lưng ngựa là sự xác định nền
văn hóa phương Nam. Cũng có từ ý nghĩa đó dùng thể hiện sở hữu
thuộc phái quần thoa quí tộc. Nhưng chỉ dành cho các bậc quân
vương như Bà Trưng, Bà Triệu…
Mặc dù trải hơn 600 năm với sự phôi pha của thời gian, nhưng
chùa Bối Khê vẫn giữ được phần lớn những nét cổ kình nguyên
thủy của nó.

Để vào được cổng chùa, du khách phải đi qua một chiếc cầu vắt
ngang qua ao sen. Mùa này không có sen nở….
Chùa này có một cây sen đất rất độc đáo. Những bông sen trắng
nở trên cây này. Vào đầu hè, du khách đến đây có thể thưởng thức
loài sen độc đáo và quí hiếm này.
Cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch hằng năm, cây nở nhiều nụ non
giống như nụ sen dưới nước. Hai tuần sau thì nụ nở thành hoa, tỏa
mùi thơm ngào ngạt khiến du khách tưởng có một hồ sen trong
chùa.
Trước cổng chính điện của chùa có một cái bàn đá cổ đã phong
sương với thời gian. Đây là nơi thí chủ thập phương bày lễ cúng
Phật trước khi chiêm bái trong điện.

Một điều độc đáo khác: Đó chính là vòng tròn Âm Dương Việt khắc
sâu ở mặt bên bàn đá này. Hai áng mây (Âm 2), ba quầng lửa bao
quanh vòng tròn (Dương 3) Âm Dương Việt. Tôi chạnh buồn nghĩ
đến Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng những giá trị của Việt sử
một thời hoàng kim ấy vẫn âm thầm chảy trong nền văn hóa
truyền thống Việt như một niềm an ủi với tôi….
Có những kẻ dốt nát, ngu xuẩn – cố gắng bảo vệ một cách trắng trợn đến vô liêm sỉ
trong sự tuyệt vọng của luận điểm phủ nhận văn hóa truyền thống Việt rằng:
Vòng tròn Âm Dương Việt là lấy bản quyền từ Tàu, nhưng khi về Việt Nam họ
quên chấm hai cái chấm.
Thật là một luận điểm phản biện bỉ ổi và chứng tỏ một cái đầu cứng nhắc, ngoan cố
đến tận cùng trong việc phủ nhận thực tại khách quan, chống lại nền văn hiến Việt.
Bởi vậy từ nay tôi cũng chán nản, không muốn tranh luận thuyết phục nữa. Chân lý
sẽ thể hiện những thực tế khách quan và tôi nghĩ họ dễ nhận thức hơn….
Từ viên gạch làm nền chùa cũng được đúc những họa tiết tinh vi,
như muốn nhắc nhở cho đời sau những giá trị minh triết của nền
văn hiến Việt. Những họa tiết trên những viên gạch này, bây giờ
chỉ thấy rải rác trong những ngôi chùa tối cổ ở Việt Nam. Nhưng
nó cũng đang phôi pha với thời gian. Cũng chẳng còn ai quan tâm
đến việc phục chế cho những loại gạch này.
Những tấm trang trí trên xà đỡ mái chạm trổ tính vi và cầu kỳ
theo hình tượng minh triết cổ long ly quy phương…Nếu như Lý
học Việt luôn thể hiện bao quát từ tổng thể đến chi tiết thì điều này
cũng thể hiện rất rõ trong các ngôi đình, đền , chùa cổ xưa nổi
tiếng của ông cha ta….Từ tổng thể đến chi tiết đều có một bố cục
hoàn chỉnh, nhất quán và có tính hệ thống liên kết chặt chẽ. Những
họa tiết rất chi tiết không làm chìm chủ thể của một bố cục trang
trí. Trong tấm trang trí trên – mặc dù dấu ấn vàng son đã tàn
phai – thời gian đã mang ẩm mốc phủ lên bề mặt của nó. Nhưng
chúng ta vẫn nhận rõ từng hình tượng trên bức phù điêu .
Đầu đao chùa Đại Bi.
Những họa tiết trang trí trên đầu đao này cho thấy nó thể hiện
quan niệm thẩm mỹ trong kiến trúc vào khoảng thế kỷ XV. XVI ở
Việt Nam. Những dấu ấn thời đại này cho thấy sự thăng trầm của
lịch sử ngôi chùa. Vào những thời đại xa xưa hơn, những họa tiết
đầu đao thường là những hình tượng những sinh vật huyền thoại
há miệng ngậm sống mái. Tương tự họa tiết trang trí các võ khí cổ
xưa ở phần nối giữa lưỡi và cán. Có thể vì thế mà gọi là đầu đao
chăng? Nhưng dù vào thời đại nào trong quá khứ thì những họa
tiết đầu đao này của ông cha ta đều đầy đặn, tình cảm. Còn những
họa tiết đầu đao của những ngôi chùa hiện đại thì mỏng manh, khô
khan và như chẳng ăn nhập gì với cấu trúc của mái. Nhìn rất vô
duyên. Ít nhất đó là cảm quan của tôi.
Nét độc đáo là những đầu xà ở chùa này đều thể hiện như một xà
kép, khiến nó trông như những lưỡi chĩa đâm ta bốn
phương…..Ngôi chùa này quay về hướng chính Tây theo sự đo đạc
của chúng tôi.
Mái sau của chùa Đại Bi thể hiện một vầng mặt trời đỏ – ngôi Thái
Cực. Lâu lắm rồi tôi mới lại nhìn thấy vòng tròn Thái Cực màu đỏ
xác định nền minh triết Việt. Hầu hết các đình chùa bây giờ,
những biểu tượng trên các mái đều là vòng tròn Thái Cực rỗng. Có
thể do sự tàn phá của thời gian và càng về sau, người ta không
còn quan tâm đến ý nghĩa miếng kính đỏ trên nóc đền chùa, nên
không phục hồi lại nó.
Thái Cực đâu phải hư không. Đấy chỉ là sự ngộ nhận của thế nhân
với những triết lý “mồm bò, chẳng phải mồm bò, nhưng lại là
mồm bò” của mấy nhà nho gàn theo sách cổ chữ Hán. Chính vì sự
ngộ nhận này mà tể tướng Tống Vương An Thạch sửa lại Đạo Đức
Kinh “Vô – Danh vạn vật chi thủy. Hữu – Danh vạn vật chi mẫu”
so với bản nguyên thủy của Chử Đồng Tử – Lão Tử – “Vô danh
vạn vật chi thủy, Hữu danh vạn vật chi mẫu”. Vớ vẩn!

Cứ theo như lịch sử của di tích này thì nguyên thủy phải gọi là
“Đền” mới đúng – vì thờ Thánh. Nhưng cũng như bao đình đền
khác ở Việt Nam, các vị Tiên Thánh đều thờ trong Chùa. Nhiều
nhà nghiên cứu văn hóa Việt cả trong và ngoài nước đều phát hiện
ra điều này và ngạc nhiên tự hỏi….
Tôi đã giải thích cho một người bạn Việt kiều rằng: Đạo thờ Tiên
thánh – Đạo tu tiên – là đặc thù văn hóa tín ngưỡng của Việt tộc,
không phải của người Hán. Nên để bảo tồn những gía trị văn hiến
Việt, những bậc trí giả Việt đã đưa những gía trị văn hiến tín
ngưỡng ấy núp dưới bóng từ bi của Đức Phật, để tránh sự truy
sát, hủy diệt văn hóa của Hán tộc phương Bắc trong hàng ngàn
năm đô hộ. Đặc biệt vào thời nhà Minh với 20 năm tàn phá hủy
diệt văn hóa Việt. Chính thần tích của ngôi “Chùa” này đã nói lên
điều đó:
Quote
Khi quân Minh xâm phạm nhà chùa ngài đã làm ra mưa máu buộc chúng phải rút chạy.
Rất có thể, vào thời gian này, “Đền” đã đổi thành Chùa thờ Phật.
Phật giáo là tôn giáo có cả ở Việt Nam và Trung Quốc, cho nên
dưới danh nghĩa những ngôi chùa thì những gía trị văn hóa tín
ngưỡi Việt được bảo tồn. Nhưng những dấu ấn của văn hiến Việt
vẫn thể hiện qua những họa tiết trang trí nổi bật trong các “chùa”
này. Đó chính là đồ hình Thái Cực Việt thể hiện minh triết Việt qua
hình tương Âm Dương của nó. Cũng như các hình tượng Long, Ly,
Quy, Phương cũng chính là biểu tượng 4 phương chính trong
minh triết Đông phương và cả trong phong thủy. Những biểu
tượng này không có trong Phật pháp.
Những pho tượng của các vị La Hán và bồ tát trong chùa cũng
vừa là thể hiện sự thay đổi thăng trầm của nền văn hóa sử Việt,
vừa là sự bảo hộ của nền văn hiến Việt. Những pho tượng này
được thể hiện rất sinh động, có chiều sâu nội tâm qua nét mặt của
từng pho tượng. Hàng trăm năm đã trôi qua trong sự trầm tư suy
ngẫm nhân tình thế thái của các vị bồ tát an tọa trong chùa
này……
Thế gian biến đổi muôn màu vẻ.
Đức Phật từ bi mải nghĩ gì?
Hình tượng các vị La Hán chùa Bối Khê được tạc rất sinh động.
Tất nhiên không thể thoát và tự nhiên như ở Chùa Tây Sơn.
Nhưng cũng có thể nói vẫn thuộc bậc thầy của nghệ thuật. Ngắm
những pho tượng nơi đây – theo cảm quan của tôi – gần như mỗi
pho tượng đều toát ra một linh hồn và tính minh triết sâu sắc của
những hình tượng này.
Vị bồ tát này đang cầm một cái hốt của vua ban một cách hờ
hững. Phải chăng, hình ảnh này như muốn nhắc nhở thế nhân:
Danh vọng chỉ như gió thoảng trong kiếp nhân sinh ngăn ngủi….
Một thời danh tướng công hầu.
Giờ đây tóc gió pha màu thời gian….

Vị này cầm cái túi rỗng không. Một hình tượng của sự vô thường
giữa cái Có & Không ở cõi trần gian.
Nam mô a di đà Phật – Hình tượng của sự giải thoát.
Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?
Nét mặt của bức tượng dường như suy ngẫm, dường như khám
phá. Nếu không phải bậc thầy của nghệ thuật điêu khắc, chắc khó
có thể miêu tả được thần thái này của chủ đề.
Vô tự kinh – Mọi triết lý đều màu xám…..

Thế gian biến đổi muôn màu vẻ.


Đức Phật từ bi phải bật cười…..
Đây là quẻ Thương Đại An – Thế gian còn chìm trong bể khổ…

Cơ trời nắm, mở . Như trong Lý học nói về sự chuyển vận của Âm


Dương.
An nhiên tự tại.
Hoa sen trên đá.

Huệ giác
“Hỡi những kẻ nô lệ và những người đau khổ trên thế gian! Hãy
đến với ta!”. Đây là hàng chữ ghi dưới chân tượng Thần Tự Do ở
New York. Hoa Kỳ. Nhưng chỉ bằng một cử chỉ đơn giản, vị bồ tát
này như muốn đưa thế nhân đến sự giải thoát.

“Nhất niệm động, trùng trùng duyên khởi…..”.


Phá chấp

Không rõ hình tướng


Phật pháp mầu nhiệm
Long hổ là biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên vũ trụ. Hình
tượng “hàng Long phục hổ” thể hiện tính vượt trội của phật Pháp
về chính phục quy luật vũ trụ và giải thoát

Giáp phục thời Trần Lê


Trong Chùa có mấy pho tượng hộ pháp, mặc y phục võ tướng. Tất
nhiên hình tượng này cũng phản ánh một thực tế y phục quan võ
vào thời Trần Lê. Tôi cố gắng chụp với điều kiện của tôi để những
nhà đạo diễn, viết kịch bản phim có thể căn cứ vào đấy mà thiết kế
y phục quan võ vào thời kỳ này (Tất nhiên phải tham khảo thêm
những tư liệu khác). Người Việt mà không biết sử Việt, không biết
chính tổ tiên mình ăn mặc thế nào phải nhờ người Tàu làm phim
lịch sử hộ. Nó cho ăn mặc kiểu Tàu rồi cũng đòi đem chiếu đấy! Cái
phim khỉ gió gì quên mất tên rùi. Không lẽ Thiên Sứ chửi thề thì vi
phạm nội qui. Còn không bày tỏ thái độ thì bị gọi là gì nhỉ?
À! Vô cảm!

Giáp che vai và tay


Che ngực và bụng


Võ quan cổ có hai loại mũ. Mũ thiết triều (Chầu vua) và mũ trận.
Có lẽ đây là mũ thiết triều.
Hình 3D – Đồ hình Âm Dương Việt.
Đây là phát hiện của Mộc Miên.
Chính hình Âm Dương Việt đã chứng tỏ một cách sâu sắc rằng:
Có một nền minh triết phi Hán liên quan đến thuyết Âm Dương
Ngũ hành. Nhưng nó không phải chỉ dừng lại ở một cái biểu tượng
trong di sản văn hóa phi vật thể – một cách trực quan cho những
người lười tư duy dễ dàng thừa nhận hơn – vì khác với đồ hình
Âm Dương Hán vốn được coi là biểu tượng của minh triết Hán.
Mà đằng sau đồ hình Âm Dương Việt đó là cả một hệ thống lý
thuyết vũ trụ quan với nguyên lý căn để “Hà Đồ phối Hậu Thiên
Lạc Việt” – được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần
5000 năm lịch sử – mô tả vũ trụ từ sự khởi nguyên cho đến sự
tương tác ảnh hưởng của vụ trụ đến từng hành vi của con người.
Đó chính là lý thuyết thống nhất mà tất cả các nhà khoa học hàng
đầu trên thế giới đang mơ ước (Chứ không phải chỉ một nhúm
những nhà khoa học trong nước gọi là “hầu hết”). Tất nhiên, nó
vượt xa tri thức khoa học của thế giới hiện đại. Những phương
pháp dự báo của hệ thống lý thuyết này hoàn toàn đáp ứng những
tiêu chí của nền khoa học hiện đại: Có dữ kiện đầu vào, có không
gian, thời gian và nội dung tiên tri cho tất cả các sự kiện thiên
nhiên, xã hội cho tới mọi hành vi của con người. Khả năng tiên tri
là tiêu trí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học.
“Thời Hùng Vương – thời đại bắt đầu của Việt sử từ 5000 năm
trước – như vẫn còn quanh đây trong cuộc sống của chúng ta”

You might also like