Bài Phân Tích Văn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Thiên nhiên luôn là chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong các bài thơ trong kho

tàng văn
học Việt Nam. Chúng ta luôn thấy thiên nhiên là một cảnh hùng vĩ, là nơi các động vật, cây cối
và con người sống vui vẻ cùng nhau. Cũng có người lại muốn thực hiện việc chinh phục thiên
nhiên, làm những điều phi thường để khẳng định sức mạnh của mình. Trong đó, một trong những
bài thơ nói về vẻ đẹp của thiên nhiên là bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh. Bài thơ
bảy chữ này là ánh nhìn của Người về thiên nhiên xung quanh, sau khi được trao trả tự do khỏi
Liễu Châu:
“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.”
Hồ Chí Minh là vị anh hùng cách mạng, nhưng đồng thời, Người còn là một thi sĩ, sáng
tác thơ mỗi lần Người suy nghĩ về việc Nước. Hình ảnh thiên nhiên cũng từng đã được xuất hiện
rất nhiều lần trong thơ của Người, tiêu biểu là trong bài “Ngắm trăng” của Người. Bác vốn dĩ là
một con người luôn yêu thiên nhiên, luôn gắn bó đến các hình ảnh thiên nhiên ấy. Tình yêu thiên
nhiên của Bác cũng đã được thể hiện rất rõ trong mạch cảm xúc của bài thơ này.
Câu thơ đầu miêu tả về độ cao của núi, qua cách miêu tả sinh động của ngòi bút Người:
“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.”
Ta thường biết, núi nếu cao quá thì lúc đó sẽ có mây bay đến, tập hợp lại. Tuy nhiên,
Người lại sử dụng hình ảnh “ấp ôm” để minh họa cho độ cao của núi. Đây chính là biện pháp so
sánh, biến cái vô tri thành con người hay có cảm xúc như con người. Qua đó, mà hai hình ảnh
“núi” và “mây” được gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Đồng thời, Người còn sử dụng biện pháp đối
(núi với mây, mây với núi), làm câu thơ thêm phong phú và làm mối liên kết giữa 2 vật trở nên
chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Câu thơ thứ hai miêu tả vè dòng sông xanh biết, trong trẻo nơi Người:
“Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.”
Trong câu thơ này, tác giả đã có sử dụng biện pháp so sánh, giữa hình ảnh “sông” và hình
ảnh “gương”. Người ví long của con sông như một tấm gương sáng, không có hạt bụi nào làm
mờ được. Câu thơ này thể hiện cho sự trong trẻo, cho vẻ đẹp trong xanh của cảnh đẹp thiên nhiên
xung quanh Bác. Nếu như ở trong tù, Người chưa bao giờ thể hiện sự tuyệt vọng, hay bất kì cảm
xúc tiêu cực nào, thì ra khỏi tù, Người càng trở nên lạc quan hơn, yêu thiên nhiên và cảnh vật
xung quanh.
Câu thơ thứ ba là cảm xúc của chủ thể trữ tình, là cảm xúc của chính Bác trước vẻ đẹp
của thiên nhiên:
“Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh.”
Ở đây, “Tây Phong lĩnh” được sử dụng với nghĩa “ngọn núi Tây Phong”, và Bác đã sử
dụng một từ miêu tả đúng tâm trạng của người thời điểm bấy giờ, “bồi hồi”. Bồi hồi trước vẻ đẹp
của thiên nhiên mình chưa được tiếp xúc trong 1 quãng thời gian dài. Bồi hồi trước cảnh vật
xung quanh khi Người dạo bước trên ngọn núi Tây Phong. Chỉ cần 1 từ, Bác đã miêu tả đúng
cảm xúc bấy giờ của chính Bác, chủ thể trữ tình của bài thơ.
Câu thơ cuối cùng lại là mong ước của Người trong việc giúp đất nước giải phóng:
“Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.”
“Trời Nam” là “trời của nước Việt Nam ta”, và “bạn xưa” ở đây đang miêu tả về chính
đất nước thân yêu của chúng ta. Tại thời điểm này, Bác đã rất sẵn sàng để thực hiện việc khởi
nghĩa, giành lại độc lập khỏi thực dân Pháp. Điều này xuất phát vì đức tính hi sinh, hết lòng hết
mình cống hiến, đấu tranh và bảo vệ cho nền độc lập của nước ta. Đấy là một trong những đức
tính cao quy nhất, mà bất kì ai đều cũng phải học hỏi.
Từ bài thơ, ta có thể thấy rất rõ rằng hình ảnh thiên nhiên rõ ràng là chủ đề rất hay trong
thơ ca Việt Nam, và mượn hình ảnh thiên nhiên, Bác đã thể hiện tình yêu thiên nhiên cũng như
tình yêu nước, tình yêu quê hương đẹp hơn, đáng ca ngợi. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân
hóa và đối, Người đã viết nên một bài thơ về thiên nhiên thật đẹp. Đồng thời, ta cũng nên ca ngợi
và nhớ ơn những người đã có công lao đối với đất nước chúng ta, những người đã ngày đêm vất
vả đấu tranh vì nền độc lập của nước ta.

You might also like