Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CỦ CHI

TỔ NGỮ VĂN

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (tt)


Nguyễn Đình Chiểu

II. TÁC PHẨM


1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài tế được sáng tác theo yêu cầu của Đỗ Quang - tuần phủ Gia Định.
- Bài văn tế dùng để tế lễ và bày tỏ niềm thương cảm cho khoảng 20 người nghĩa
sĩ đã hi sinh trong trận tập kích vào đồn giặc Pháp ở Cần Giuộc (Long An) vào
đêm ngày 16/12/1861.
2. Phân tích
- Một tác phẩm văn tế thường gồm 4 phần chính: lung khởi, thích thực, ai vãn,
kết.
a. Lung khởi: Khái quát bối cảnh thời đại và sự bất tử của những
người nghĩa sĩ nông dân (NSND)
“Hỡi ôi! Súng giặc đất rền … tiếng vang như mõ”.
- Mở đầu bằng cặp câu tứ tự (4 chữ), kết hợp với đảo ngữ cùng nhịp thơ 4/4 và
phép đối “súng giặc” – “lòng dân” đã mở ra khung cảnh đụng độ gay gắt giữa
quân xâm lược và nhân dân miền Nam, giữa sức mạnh khủng khiếp của quân giặc
và ý chí quật cường của dân tộc.
- “Một trận nghĩa đánh Tây … tiếng vang như mõ”: hi sinh anh dũng, để lại danh
tiếng ngàn đời.
b. Thích thực: Tái hiện sự chuyển biến của người NSND từ cuộc
đời cơ cực hóa tượng đài bất tử
“Nhớ linh xưa… tàu đồng súng nổ”
* Sự chuyển biến của người NSND
- Trước khi thực dân Pháp vào (“Nhớ linh xưa … mắt chưa từng ngó”):
+ “Cui cút làm ăn” được lấy từ thành ngữ “mồ côi mồ cút”, ý chỉ những
thân phận nhỏ bé, cơ cực của những người nông dân, qua đó thể hiện niềm thương
cảm của tác giả;
+ “Toan lo nghèo khó”: những con người chân lấm tay bùn ấy luôn có chí
thú làm ăn nhưng vẫn bị cái đói, cái nghèo kề cận, đeo bám dai dẳng.
+ Điệp từ “việc, tập”, liệt kê các hoạt động của hai lực lượng đối nghịch
nhau, kết hợp với phép đối đã cho thấy sự đối lập một cách khập khiễng về sức
mạnh giữa hai phe, cũng là những khó khăn khi người NSND ra trận:
• “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
• “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”.
⟶ Trước khi thực dân Pháp vào, họ chỉ là những người nông dân lam lũ, khó
nhọc, hoàn toàn xa lạ với việc binh đao.
- Thế nhưng từ khi thực dân Pháp vào, (“Tiếng phong hạc phập phồng… dốc ra
tay bộ hổ”), người nông dân lại có sự chuyển biến:
+ Ban đầu, họ phập phồng lo sợ, chờ đợi sự bảo vệ của triều đình “trông
tin quan như trời hạn trông mưa”;
+ Kế đến, họ bắt đầu nhận thức được bản chất của kẻ thù nên bày tỏ thái
độ căm ghét “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”;
+ Lòng căm ghét ấy được nhân dân cường điệu hóa thành những hành động
cụ thể: “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”;
+ Cuối cùng, người nông dân đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với
vận mệnh xứ sở nên tự giác và tự nguyện đứng lên cầm vũ khí đánh giặc: “xin ra
sức đoạn kình, dốc ra tay bộ hổ” (những điển tích trên làm cho câu văn trang
trọng và ý nghĩa hơn).
⟶ Khi thực dân Pháp vào, người nông dân dần hình thành tư tưởng phản kháng,
sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
* Từ cuộc đời cơ cực hóa tượng đài bất tử
- Vẻ đẹp chân thực, hào hùng của đoàn quân áo vải Cần Giuộc được miêu tả thông
qua:
+ Vũ khí thô sơ: điệp từ “một” kết hợp liệt kê những vật dụng quen thuộc
“manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay” đã thể hiện vẻ đẹp
chân thực, đồng thời nhấn mạnh những thiếu thốn về quân trang quân dụng của
người NSND lúc ra trận.
+ Tuy vũ khí thô sơ nhưng khí thế chiến đấu không vì thế mà suy giảm:
• Mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện qua các động từ mạnh: “đạp rào lướt tới,
xô của xông vào, coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng có”;
• Khẩn trương, quyết liệt: :kẻ đâm ngang, người chém ngược”;
• Lập chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai”.
⟶ Với vũ khí thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu quả cảm, người nông dân đã
vươn mình trở thành người nghĩa sĩ, chiến đấu và chiến thắng quân thù, hóa thân
thành những tượng đài bất tử. Bằng những hình ảnh tả thực sống động, các phép
đối liên hoàn, nhịp thơ nhanh, động từ mạnh đã góp phần đẩy khí thế trận đánh
lên cao trào.
c. Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc những người NSND đã hi sinh
“Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng… muôn đời ai cũng mộ”
- Cảnh tang tóc, u sầu sau trận chiến bao trùm cả một vùng: “Sông Cần Giuộc
mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình hai hàng lụy nhỏ”.
- Nguyễn Đình Chiểu thương xót, đồng cảm với những gia đình có người tử trận
trước nỗi đau không gì bù đắp:
+ Câu cảm thán “Đau đớn bấy, não nùng thay”;
+ Tình cảnh éo le, đơn chiếc: “mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng,
ngọn đèn khuya leo lét, cơn bóng xế dật dờ”.
d. Kết: Ca ngợi tấm lòng trung hiếu của người NSND
“Ôi! Một trận khói tan… có linh xin hưởng”
- Qua câu “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc; sống thờ vua, thác cũng thờ
vua”, người đọc dễ nhận thấy phẩm chất trung hiếu của nhà Nho luôn được
Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca, trân trọng./.

You might also like