Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

PHÔI THAI HỌC

Câu 1: Phản ứng vỏ không có đặc điểm:


A) Xảy ra khi tinh trùng gắn vào màng bào tương của noãn. (phải là
màng trong suốt)
B) Xuất hiện lớp hạt vỏ ở vùng bào tương ngay dưới màng noãn.
C) Các hạt vỏ có dạng lysosom.
D) Men được giải phóng vào khoảng quanh noãn hoàng.
Câu 2 Yếu tố không giúp noãn vận chuyển về phía tử cung:
A) Sự co bóp của tầng cơ vòi trứng.
B) Lông chuyển tế bào biểu mô vòi trứng.
C) Đặc tính hấp thu nước màng bụng của vòi trứng.
D) Các chất tiết của các tế bào biểu mô vòi trứng.
Câu 3 Tinh trùng chuyển động trong đường sinh dục nữ nhờ:
A) Sự co bóp của tầng cơ đường sinh dục nữ.
B) Sự chuyển động của lông chuyển các tế bào biểu mô đường sinh dục
nữ.
C) Sự cuốn theo nước màng bụng.
D) Sự hỗ trợ các chất tiết đường sinh dục nữ.
Câu 4 Đặc tính không thuộc fertilysin:
A) Tăng tính chuyển động của tinh trùng.
B) Ngưng kết tinh trùng trên bề mặt noãn.
C) Bản chất là protein.
D) Có tính đặc trưng cho loài.
Câu 5 Receptor tinh trùng nguyên phát:
A) mZP1
B) mZP2
C) mZP3
D) mZP4
Câu 6 Receptor tinh trùng thứ phát:
A) mZP1
B) mZP2
C) mZP3
D) mZP4
Câu 7 Đặc điểm không có của protein gắn vào noãn nguyên phát:
A) Thành phần cấu trúc thấy trên bề mặt tinh trùng.
B) Gặp ở nơi noãn gắn vào.
C) Nhận biết mZP2.(phải là mZP3)
D) Có ở lá ngoài của túi cực đầu.
Câu 8 Đặc điểm không có của protein gắn vào noãn thứ phát:
A) Thành phần cấu trúc thấy trên bề mặt tinh trùng.
B) Gặp ở nơi noãn gắn vào.
C) Nhận biết mZP2.
D) Có ở lá ngoài của túi cực đầu. (phải là lá trong, vì lá ngoài là protein
gắn noàn nguyên phát)
Câu 9 Nguồn gốc dịch phôi nang:
A) Từ máu mẹ.
B) Do niêm mạc tử cung.
C) Các tiểu phôi bào tiết ra.
D) Các đại phôi bào chế tiết.
Câu 10 Sự phân cắt phôi không mang đặc điểm:
A) Nối tiếp nhau liên tục hầu như không có gian kỳ.
B) Phôi bào sinh ra sau có kích thước nhỏ hơn phôi bào sinh ra nó.
C) Quá trình tổng hợp nhân và bào tương tích cực.
D) Xảy ra trong quá trình vận chuyển của trứng trong vòi trứng.
Câu 11 Phôi nang không có đặc điểm :
A) Có 30-32 phôi bào.
B) Đang vận chuyển trong vòi trứng.
C) Trong phôi xuất hiện khoang chứa dịch.
D) Cực phôi lá nuôi biệt hoá thành 2 lớp: lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp
bào.
Câu 12 Đặc điểm không có của phôi dâu:
A) Xuất hiện vào khoảng
ngày thứ 3 sau thụ tinh.
B) Có 12-16 phôi bào.
C) Đang được vận chuyển trong vòi trứng.
D) Có 2 cực: cực phôi và cực đối phôi.
Câu 13 Nguồn gốc của màng ối:
A) Ngoại bì phôi. (thượng bì phôi)
B) Nội bì phôi. (hạ bì phôi)
C) Nội bì túi noãn hoàng.
D) Lá nuôi hợp bào.
Câu 14 Đặc điểm không có của nước ối:
A) Khối lượng nước ối tăng dần.
B) Sản sinh và hấp thu nước ối là một quá trình không đổi.
C) Lượng nước ối được trao đổi với cơ thể mẹ qua tuần hoàn rau.
D) Do các tế bào lá nuôi chế tiết.
Câu 15 Màng ối và khoang ối không thực hiện chức năng:
A) Che chở cho phôi thai chống những tác động cơ học từ bên ngoài.
B) Cho phép thai cử động tự do.
C) Làm cho thai không dính vào màng ối.
D) Hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai.
Câu 16 Cấu trúc không hoàn toàn do ngoại bì thần kinh biệt hoá
tạo thành:
A) Hệ thần kinh.
B) Võng mạc.
C) Tuyến yên.
D) Tuỷ thượng thận.
Câu 17 Cấu trúc không hoàn toàn do ngoại bì biệt hoá tạo thành:
A) Da và phụ thuộc da.
B) Hệ thần kinh.
C) Niệu đạo nam. (phần niệu đạo dương vật là thuộc ngoại bì còn lại là
nội bì)
D) Võng mạc mắt.
Câu 18 Túi noãn hoàng của phôi động vật có vú không có đặc điểm
và chức năng:
A) Phát sinh từ nội bì.
B) Nuôi dưỡng phôi.
C) được tạo ra 2 lần.
D) Được bọc ngoài bằng trung bì lá tạng.
Câu 19 Nguồn gốc của niệu nang:
A) Nội bì phôi.
B) Nội bì túi noãn hoàng.
C) Trung bì ngoài phôi.
D) Trung bì phôi.
Câu 20 Nguồn gốc của dây rốn:
A) Cuống phôi (cuống bụng).
B) Cuống noãn hoàng.
C) Cuống phôi và cuống noãn hoàng.
D) Cuống phôi và niệu nang.
Câu 21 Dây rốn không có đặc điểm:
A) Bọc ngoài là biểu mô màng ối.
B) Phần trung tâm là chất đông Wharton.
C) Có 1 động mạch và 2 tĩnh mạch rốn.
D) Nối rốn thai với bánh rau.
Câu 22 Đặc điểm của phản ứng màng trong suốt:
A) Xảy ra trước phản ứng vỏ.
B) Men được giải phóng vào khoảng quanh noãn hoàng
C) Giúp tinh trùng vượt qua màng trong suốt dễ dàng.
D) Làm mất khả năng xâm nhập của tinh trùng vào màng trong suốt.
Câu 23 Vị trí không có trung bì trong phôi ở phía đuôi đĩa phôi :
A) Màng họng.
B) Màng nhớp.
C) Túi noãn hoàng.
D) Niệu nang.
Câu 24 Cấu trúc không được tạo ra trong tuần thứ 3 của quá trình
phát triển phôi:
A) Cuống bụng.
B) Niệu nang.
C) ống thần kinh ruột-ruột.
D) Dây sống.
Câu 25 Nguồn gốc của trung bì phôi :
A) Đường nguyên thuỷ.
B) Nút Hesen.
C) Dây sống.
D) ống thần kinh – ruột.
Câu 26 Sự kiện chính xảy ra trong tuần lễ thứ 4 của quá trình phát
triển cá thể:
A) Sự tạo thành trung bì phôi.
B) Sự tạo ra dây sống và tấm trước dây sống.
C) Sự tạo ra ống thần kinh – ruột.
D) Sự tạo ra mầm các cơ quan.
Câu 27 Sự biệt hoá của
ngoại bì thần kinh không trải qua giai đoạn:
A) Điểm thần kinh.
B) Tấm thần kinh.
C) Máng thần kinh.
D) ống thần kinh.
Câu 28 Các tế bào từ 2 bờ máng thần kinh di cư sang 2 bên tạo nên
cấu trúc:
A) Mào thần kinh.
B) Hạch thần kinh.
C) Túi não.
D) ống tuỷ.
Câu 29 Thời điểm thuận lợi cho trứng làm tổ:
A) Trứng thụ tinh ở giai đoạn phôi nang.
B) Cực phôi lá nuôi biệt hoá thành 2 lớp.
C) Niêm mạc tử cung ở thời kỳ trước kinh.
D) Tất cả đều đúng.
Câu 30 Đặc điểm không xảy ra trong tuần lễ thứ 2 của quá trình
phát triển phôi:
A) Phôi được vận chuyển trong vòi trứng.
B) Ngoại bì và nội bì phôi được tạo ra.
C) Túi noãn hoàng được tạo ra 2 lần.
D) Hình thành cuống phôi.
Câu 31 Cuống phôi có fnguồn gốc từ:
A) Trung bì màng ối.
B) Trung bì ngoài phôi.
C) Trung bì màng đệm.
D) Trung bì túi noãn hoàng.
Câu 32 Đặc điểm của cuống phôi:
A) Chứa niệu nang.
B) Có nguồn gốc từ trung bì ngoài phôi.
C) Góp phần tạo ra dây rốn.
D) Tất cả đều đúng.
Câu 33 Đặc điểm không thuộc các nhung mao đệm nguyên phát:
A) Có mặt từ tuần thứ 3 của quá trình phát triển phôi.
B) Bọc kín mặt ngoài của phôi.
C) Trung mô màng đệm tạo thành trục nhung mao.
D) Phủ ngoài trục nhung mao là lá nuôi hợp bào.
Câu 34 Đặc điểm của các nhung mao đệm thứ phát:
A) Có mặt từ đầu tuần thứ 3 của quá trình phát triển phôi. (đầu tuần 3
xuất hiện nhung mao đệm nguyên phát, sau đó hình thành nhung mao
đệm thứ phát, cuối tuần 3 trở thành nhung mao đệm vĩnh viễn)
B) Bọc kín mặt ngoài của phôi. (chỉ ở phần cực phôi, chỗ bánh rau)
C) Trung mô màng đệm tạo thành trục nhung mao.
D) Phủ ngoài trục nhung mao là lá nuôi hợp bào. (lá nuôi tế bào, lá nuôi
hợp bào phủ ngoài nhung mao)
Câu 35 Đặc điểm không thuộc các nhung mao đệm thứ phát:
A) Trục nhung mao xuất hiện nhiều mạch máu. (khi xuất hiện mạch
máu thì trở thành nhung mao đệm vĩnh viễn)
B) Bọc kín mặt ngoài của phôi.
C) Màng đệm tạo thành trục nhung mao.
D) Phủ ngoài trục nhung mao là lá nuôi.
Câu 36 Trong thời gian có thai, nội mạc thân tử cung được gọi là:
A) Màng rụng.
B) Màng rụng tử cung.
C) Màng rụng rau.
D) Tất cả đều đúng.
Câu 37 Những biến đổi của màng rụng tử cung:
A) Lớp trên biến đổi tạo ra lớp đặc.
B) Lớp sâu tạo thành lớp xốp.
C) Các tế bào liên kết của lớp đệm biến thành tế bào rụng.
D) Tất cả các biến đổi trên.
Câu 38 Đặc điểm của màng rụng trứng.
A) Là phần nội mạc tử cung được tái tạo sau hiện tượng làm tổ của
trứng.
B) Lớp nông tạo thành lớp đặc.
C) Lớp sâu biển đổi tạo ra lớp xốp.
D) Dày hơn màng rụng rau và màng rụng tử cung. (mỏng hơn)
Câu 39 Những biến đổi của màng rụng rau:
A) Lớp nông biến đổi tạo ra lớp đặc.
B) Lớp sâu biến đổi tạo thành lớp xốp.
C) Các tế bào liên kết của lớp đệm biến thành tế bào rụng.
D) Tất cả các biến đổi trên.
(giống màng rụng tử cung nhưng có thêm biến đổi nữa là: một số nhung
mao đệm dính vào vách ngăn tạo thành nhung mao bám)
Câu 40 Biến đổi không xảy ra đối với màng rụng tử cung:
A) Lớp trên biến đổi tạo ra lớp đặc.
B) Lớp sâu tạo thành lớp xốp.
C) Các tế bào liên kết của lớp đệm biến thành tế bào rụng.
D) Bị phá huỷ một phần bởi các nhung mao đệm.
Câu 41 Màng rụng rau không có đặc điểm cấu trúc và chức năng:
A) Ghóp phần tạo ra rau.
B) Lớp đặc bị phá huỷ tạo ra các khoảng gian nhung mao.
C) Tạo ra lớp đặc và lớp xốp.
D) Mỏng hơn màng rụng trứng.
(dày hơn, vì màng rụng trứng là mỏng nhất trong 3 phần của màng
rụng)
Câu 42 Vị trí bám của bánh rau:
A) Đáy tử cung.
B) Mặt trước hoặc mặt sau thân tử cung.
C) Cổ tử cung.
D) Tất cả các vị trí trên.
(nhưng thường thì là mặt trước hoặc mặt sau thân tử cung)
Câu 43 Bánh rau không có đặc điểm cấu tạo:
A) Mặt trông vào khoang ối được phủ bởi màng ối.
B) Do hai phần tạo thành: rau mẹ và rau thai.
C) Có hình đĩa, đường kính khoảng 20cm.
D) Phần rau mẹ có nguồn gốc từ màng rụng trứng. (phải là màng rụng
rau)
Câu 44 Từ tháng thứ tư, hàng rào rau không có lớp cấu tạo:
A) Lá nuôi hợp bào.
B) Lá nuôi tế bào.
C) Mô liên kết của trục nhung mao đệm.
D) Nội mô mao mạch đệm.
Câu 45 Chức năng rau không thực hiện:
A) Chức năng trao đổi chất.
B) Chức năng nội tiết.
C) Chức năng bảo vệ. (miễn dịch – cho IgG từ mẹ sang)
D) Điều hoà thân nhiệt và giữ nhiệt độ ổn định cho thai.
Câu 46 Vị trí thường xảy ra hiện tượng thụ tinh :
A) 1/3 ngoài vòi trứng.
B) 1/3 trong vòi trứng.
C) Trên mặt buồng trứng.
D) Nội mạc tử cung.
Câu 47 Khi tinh trùng chui vào trong noãn, noãn ở giai đoạn:
A) Noãn bào I.
B) Noãn bào II.
C) Noãn chín.
D) Noãn nguyên bào.
Câu 48 Sự thụ tinh được bắt đầu từ khi :
A) Tinh trùng vào bên trong đường sinh dục nữ.
B) Tinh trùng đi qua lớp tế bào nang.
C) Tinh trùng xuyên qua màng trong suốt.
D) Tinh trùng tiếp xúc với noãn.
Câu 49 Sự thụ tinh kết thúc khi :
A) Tinh trùng xuyên qua màng trong suốt.
B) Tinh trùng tiếp xúc với noãn.
C) Tinh trùng chui vào bên trong bào tương của noãn.
D) Tiền nhân đực và tiền nhân cái sát nhập lại.
Câu 50 Đặc điểm không xảy ra trong giai đoạn năng lực hoá tinh
trùng:
A) Loại bỏ các glycoprotein có trên bề mặt cực đầu tinh trùng để tạo
nên các lỗ thủng.
B) Năng lực hóa tinh trùng ở tử trong tử cung hay vòi trứng.
C) Sự năng lực hoá tinh trùng nhờ các chất tiết của tử cung hay vòi
trứng.
D) Cực đầu tinh trùng giải phóng các men.
Câu 51 Giai đoạn phản ứng cực đầu của tinh trùng không có đặc
điểm:
A) Xảy ra khi tinh trùng đã được năng lực hoá.
B) Xảy ra ngay sau khi tinh trùng vào bên trong đường sinh dục nữ.
C) Xảy ra sau khi tinh trùng gắn vào màng trong suốt.
D) Các men được giải phóng giúp tinh trùng đi xuyên qua màng trong
suốt.
Câu 52 Hệ quả của phản ứng vỏ:
A) Giúp tinh trùng đi xuyên qua màng trong suốt.
B) Phản ứng màng trong suốt.
C) Giúp tinh trùng vượt qua màng bào tương của noãn.
D) Tinh trùng chui vào bào tương của noãn.
Câu 53 Hệ quả của phản ứng màng trong suốt:
A) Giúp tinh trùng vượt qua màng bào tương của noãn.
B) Giúp tinh trùng vượt qua màng trong suốt dễ dàng.
C) Làm cho màng trong suốt bị trơ và không cho các tinh trùng khác
gắn vào noãn.
D) Noãn bào II hoàn thành lần phân bào thứ 2.
Câu 54 Tinh trùng vượt qua các tế bào nang nhờ:
A) Sự co bóp của tầng cơ đường sinh dục nữ.
B) Tinh trùng tiết ra men hyaluronidase.
C) Chất tiết của biểu mô đường sinh dục nữ.
D) Chất tiết của noãn.
Câu 55 Tinh trùng đi qua màng trong suốt nhờ:
A) Phản ứng cực đầu.
B) Phản ứng màng trong suốt.
C) Phản ứng vỏ.
D) Tất cả đều đúng.
Câu 56 Nguồn gốc của niệu nang:
A) Nội bì phôi.
B) Nội bì túi noãn hoàng.
C) Trung bì ngoài phôi.
D) Cuống bụng.
Câu 57 Các tinh trùng khác không thể gắn vào noãn nhờ :
A) Phản ứng cực đầu.
B) Phản ứng màng trong suốt.
C) Phản ứng vỏ.
D) Tất cả đều đúng.
Câu 58 Sự kiện không xảy ra trong quá trình thụ tinh :
A) Tinh trùng qua lớp tế bào nang.
B) Noãn bào II hoàn thành giảm phân 2.
C) Tiền nhân đực và tiền nhân cái sát nhập vào nhau.
D) Hợp tử phân cắt liên tục để tăng số lượng phôi bào.
Câu 59 Sự thụ tinh không mang ý nghĩa :
A) Tái lập bộ NST lưỡng bội.
B) Xác định giới tính di truyền.
C) Tăng khả năng di truyền của bố và mẹ.
D) Khởi động sự phân cắt phôi.
Câu 60 Yếu tố không ảnh hưởng đến sự thụ tinh.
A) Số lượng tinh trùng và noãn trong mỗi lần giao hợp.
B) Tỉ lệ tinh trùng bình thường.
C) Khả năng chuyển động của tinh trùng.
D) Thời điểm tinh trùng và noãn gặp nhau.
Câu 61 Phôi dâu không có đặc điểm :
A) Hình dáng giống quả dâu.
B) Khoảng 12-16 phôi bào.
C) Gồm khối đại nguyên bào và tiểu nguyên bào.
D) Bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung.
(làm tổ ở giai đoạn phôi nang)
Câu 62 Đặc điểm không có của phôi nang :
A) Xuất hiện khoang chứa dịch trong phôi.
B) Gồm 2 cực: cực phôi và cực đối phôi.
C) Không còn màng trong suốt.
D) Xung quanh phôi lá nuôi biệt hoá thành 2 lớp: lá nuôi tế bào và lá
nuôi hợp bào.
(chỉ ở cực phôi mới có lá nuôi hợp bào)
Câu 63 Quá trình không xảy ra trong tuần phát triển đầu tiên của
phôi:
A) Tạo phôi dâu.
B) Tạo phôi nang.
C) Trứng làm tổ trong niêm mạc tử cung.
D) Tạo nội bì và ngoại bì phôi.
Câu 64 Thành phần không thuộc trung bì trong phôi:
A) Trung bì màng ối. (là trung bì ngoài phôi)
B) Trung bì cận trục.
C) Trung bì bên.
D) Trung bì trung gian.
Câu 65 Nguồn gốc của hệ tiết niệu và hệ sinh dục:
A) Trung bì cận trục.
B) Trung bì bên.
C) Trung bì trung gian.
D) Trung bì màng đệm.
Câu 66 Mô cơ có ngốc từ:
A) Trung bì cận trục.
B) Trung bì bên.
C) Trung bì trung gian.
D) Trung bì màng đệm.
Câu 67 Cấu trúc không có nguồn gốc hoàn toàn từ trung bì:
A) Mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương.
B) Mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim.
C) Tuyến thượng thận.
D) Tinh hoàn, buồng trứng.
(tuỷ tt có nguồn gốc ngoại bì thần kinh (mào thần kinh))
Câu 68 Cấu trúc không có nguồn gốc từ nội bì và ngoại bì:
A) Biểu mô đường hô hấp.
B) Biểu mô đường tiêu hoá.
C) Niệu đạo nữ.
D) Niệu đạo nam.
(niệu đạo nữ chỉ có nguồn gốc nội bì mà thôi)
Câu 69 Nguồn gốc của dây rốn:
A) Cuống bụng.
B) Cuống noãn hoàng.
C) Cuống bụng và cuống noãn hoàng.
D) Cuống bụng và niệu nang.
Câu 70 Sự kiện không xảy ra trong tuần phát triển thứ 2 của phôi :
A) Sự tạo mầm phôi. (tuần thứ 3)
B) Sự tạo khoang ối và màng ối.
C) Sự tạo túi noãn hoàng nguyên phát.
D) Sự tạo túi noãn hoàng thứ phát.
Câu 71 Sự kiện xảy ra trong tuần phát triển thứ 2 của phôi :
A) Trứng bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung.
B) Trứng di chuyển vào khoang tử cung.
C) Tạo ra nội bì và ngoại bì phôi. (đĩa phôi lưỡng bì: thượng bì và hạ bì
phôi)
D) Tạo ra trung bì phôi.
Câu 72 Sự kiện không xảy ra trong tuần phát triển thứ 2 của phôi :
A) Tạo ra bản phôi lưỡng bì.
B) Tạo khoang ngoài phôi.
C) Tạo ra khoang ối và màng ối.
D) Tạo ra đường nguyên thuỷ. (tuần 3)
Câu 73 Thời điểm tạo ngoại bì và nội bì trong quá trình phát triển
của phôi (sách mới là: thượng bì và hạ bì phôi chứ không gọi là
ngoại bì và nội bì)
A) Ngày thứ 6.
B) Ngày thứ 7.
C) Ngày thứ 8.
D) Ngày thứ 9.
Câu 74 Thời điểm tạo ra khoang ối và màng ối trong quá trình phát
triển của phôi:
A) Ngày thứ 6.
B) Ngày thứ 7.
C) Ngày thứ 8.
D) Ngày thứ 9.
Câu 75 Thời điểm tạo ra túi noãn hoàng nguyên phát trong quá
trình phát triển của phôi:
A) Ngày thứ 6.
B) Ngày thứ 7.
C) Ngày thứ 8.
D) Ngày thứ 9.
Câu 76 Thời điểm tạo ra trung bì ngoài phôi và khoang ngoài phôi
trong quá trình phát triển cá thể:
A) Ngày thứ 9 và 10
B) Ngày thứ 10 và 11
C) Ngày thứ 11 và 12
D) Ngày thứ 12 và 13
Câu 77 Thời điểm tạo ra túi noãn hoàng thứ phát trong quá trình
phát triển cá thể:
A) Ngày thứ 11.
B) Ngày thứ 12.
C) Ngày thứ 13.
D) Ngày thứ 14.
Câu 78 Thành phần không tham gia cấu trúc của màng đệm:
A) Lá nuôi tế bào.
B) Lá nuôi hợp bào.
C) Trung bì màng ối.
D) Trung bì màng đệm.
Câu 79 Sự kiện chính xảy ra ở đầu tuần thứ 3 trong quá trình phát
triển của phôi:
A) Sự xuất hiện đường nguyên thuỷ.
B) Sự tạo ra túi noãn hoàng thứ phát.
C) Sự tạo ra trung bì màng đệm.
D) Sự tạo ra mầm các cơ quan. (tuần 4)
Câu 80 Vị trí không có trung bì phôi ở đầu đĩa phôi :
A) Màng họng.
B) Màng nhớp.
C) Túi noãn hoàng.
D) Niệu nang.
Câu 2: Túi noãn hoàng chính thức:
A. Có thành là màng Heuser và hạ bì phôi
B. Có nguồn gốc từ túi noãn hoàng nguyên thuỷ
C. Thường tồn tại cho đến khi sinh
D. Là túi noãn hoàng nguyên thuỷ đổi tên
Câu 3: Gai nhau thứ cấp (bậc 2) được cấu tạo bởi:
A. Lá nuôi hợp bào, lá nuôi tế bào và trung bì ngoài phôi
B. Là nuôi tế bào và trung bì ngoài phôi và màng rụng túi
C. Chỉ có lá nuôi tế bào và trung bì ngoài phôi
D. Gai nhau bậc 1 và nội bì phôi
Câu 5: Khi tinh trùng vào trong noãn, noãn ở giai đoạn:
A. Noãn bào I
B. Noãn chín
C. Noãn nguyên thuỷ
D. Noãn bào II
Câu 6: Vị trí thường xảy ra sự thụ tinh:
A. Bề mặt buồng trứng
B. Nội mạc tử cung
C. 1/3 ngoài vòi trứng
D. 1/3 trong vòi trứng
Câu 7: Giai đoạn phôi vị được khởi đầu bằng:
A. Phôi vừa làm tổ xong
B. Trung bì trong phôi hình thành
C. Sự hình thành của đường nguyên thuỷ
D. Hạ bì trở thành nội bì
Câu 8: Quá trình KHÔNG xảy ra trong tuần phát triển đầu tiên của phôi:
A. Làm tổ của hợp tử
B. Tạo đĩa phôi lưỡng bì
C. Tạo phôi dâu
D. Tạo phôi nang
Câu 9: Phôi làm tổ được nhờ vào:
A. Nguyên bào nuôi
B. Lá nuôi hợp bào
C. Lá nuôi tế bào
D. Nguyên bào phôi
Câu 10: Tinh trùng đi qua màng trong suốt nhờ:
A. Phản ứng thể cực đầu
B. Phản ứng màng trong suốt
C. Phản ứng vỏ
D. Chuyển động hoà nhập
Câu 11: Phôi thường làm tổ ở giai đoạn:
A. Phôi khép mình
B. Phôi vị
C. Phôi nang
D. Phôi dâu
Câu 12: Sự kiện KHÔNG xảy ra trong quá trình thụ tinh:
A. Tinh trùng qua lớp tế bào nang
B. Noãn bào II hình thành giảm phân 2
C. Tiền nhân đực và cái sát nhập vào nhau
D. Hợp tử phân cắt liên tục để tăng số lượng phôi bào
Câu 13: Phôi thường bắt đầu làm tổ vào ngày thứ:
A. 6 - 7 sau thụ tinh
B. 10 sau thụ tinh
C. 9 sau thụ tinh
D. 4 - 5 sau thụ tinh
Câu 14: Lá nuôi của phôi là cấu trúc:
A. Tạo tế bào máu nguyên thuỷ
B. Hình thành từ ngày thứ 9 sau thụ tinh
C. Tạo thành màng rụng
D. Tạo thành hàng rào nhau thai
Câu 15: Sự thụ tinh kết thúc khi:
A. Tiền nhân đực và tiền nhân cái sát nhập lại
B. Tinh trùng xuyên qua màng trong suốt
C. Tinh trung chui vào bên trong của noãn
D. Tinh trung tiếp xúc với noãn
Câu 16: Màng ối được hình thành và biệt hoá từ:
A. Hạ bì phôi
B. Nguyên bào phôi
C. Thượng bì phôi
D. Nguyên bào nuôi

You might also like