Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.1.

Khái quát về thể loại kịch

Kịch là một thể loại văn học , một trong những phương thưc phản ánh hiện
thực văn ; một môn nghệ thuật sân khấu . Được nghiên cứu từ thời Aristole ... Là
thể loại xây dựng và tái hiện hành động nhân vật dựa trên những mâu thuẫn xung
đột bên trong và bên ngoài nhân vật

Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp , mang tính tự sự có cốt truyện ,
có nhân vật . Nhưng kịch được viết ra không phải chỉ dùng để đọc hay kể mà trình
diễn . Do đó , mọi điều mà tác giả muốn truyền tải đều phải thông qua nhân vật ,
được nhân vật thể hiện thông qua lời thoại , động tác , hành động ... Bản chất của
kịch là trình diễn nên khi kịch được thể hiện trong một điều kiện nhất định về
không gian , thời gian và địa điểm...

Kịch bản văn học là tác phẩm văn học , nó có đầy đủ các đặc điểm của nghệ
thuật ngôn từ nhằm xác định những bản chất , chức năng , đặc trưng tạo thành đời
sống văn học của kịch bản . Còn sân khấu thuộc về phương diện nghệ thuật biểu
diễn . La Khắc Hòa đã cho khái niệm về kịch “Kịch là một thể loại văn kịch . Nó
tồn tại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình . Nghĩa là kịch bản văn
học vừa thuộc về nghệ thuật sân khấu , lại vừa thuộc về nghệ thuật ngôn từ . Nó
giống như có hai cuộc sống : là vở diễn sân khấu , nó sống với công chúng khán
giả ; là tác phẩm văn học , nó sống với công chúng độc giả

1.2. Đặc trưng của kịch

Đặc trưng của kịch : Xung đột kịch , hành động kịch , nhân vật kịch , ngôn
ngữ kịch và bên cạnh đó còn phân loại kịch

1.2.1. Xung đột kịch

Xung đột kịch là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực
lượng, các cá tính trong vở kịch, từ đó tạo ra sự kịch tính, thúc đẩy sự phát triển
hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật. Xung đột kịch có thể có nhiều phạm vi
và nhiều cấp độ khác nhau : xung đột bên trong ( xung đột bên trong nội tâm nhân
vật) , xung đột bên ngoài ( xung đột giữa các nhân vật ) , xung đột giữa các tính
cách và hoàn cảnh ....

Lê Tiến Dũng cho rằng “xung đột là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu
thuẫn giữa các lực lượng , cấc tính cách trong một vở kịch . Chính nó tạo nên kịch
tính cho một vở kịch”
Xung đột là yếu tố thiết yếu , cơ sở chính của kịch . Nhờ có xung đột mà vở
kịch có thể diễn được , thành ‘kịch’ được . Xung đột giữa các lực lượng xã hội là
xung đột tiêu biểu . Chính nhờ xung đột kịch làm cho kịch có tính sân khấu .

1.2.2. Hành động kịch

Một đặc trưng tất yếu của kịch

Kịch là thể loại mang lại ‘sự nhận thức thực tại thông qua yếu tố hành
động” . Hành đông kịch là sự tổ chức các tình tiết , sự kiện , biến cố trong cốt
truyện theo một trình tự logic , chặt chẽ , chủ yếu theo quy luật nhân quả . Hành
động này đến hành động khác trong kịch được miêu tả căng thẳng , gấp gáp ; ngay
cả thực hiện những hành động suy tư ngẫm nghĩ cũng diễn ra trong một thời gian
rất nhanh

Hành động trong kịch bản văn học được thể hiện chủ yếu thông qua ngôn
ngữ - hành động . Nhờ hai yếu tố này mà người đọc có thể hình dung ra hoạt động
của nhân vật , tiến triển của vở kịch . Qua ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại,,,người
đọc có thể nhìn ra hoạt động của nhân vật , tiến triển của vở kịch. Kịch trên sân
khấu hành động có tính chất hình thể : cử chỉ , điệu bộ , lời nói , việc làm...của
nhân vật . Nhân vật là người thường xuyên hoạt động , từ hành động này đến hành
động khác .

Hành động kịch có thể là hành động bên ngoài cũng có thể là hành động bên
trong . Hành động bên ngoài là những hành động mà người ta vó thể nhìn thấy
được , được biểu hiện ra bên ngoài .Hành động bên trong là những suy tư , tính
toán bên trong nhân vật mà người ta có thể gọi đó là những diễn biến nội tâm của
nhân vật , Nhưng mục đích của kịch là phải để diễn , làm cho người xem nhìn thấy
được nên hành động kịch của các nhân vật chủ yếu là hành động bên ngoài .

1.2.3. Nhân vật kịch

Nhân vật trong kịch luôn ở trong căng thẳng, xây dựng bằng ngôn ngữ .
Nhân vật kịch là người thực hiện các hành động kịch . Nhân vật kịch thường có
tính cách mạnh mẽ , sôi nổi vì chỉ khi mạnh mẽ và đặc biệt thì mới mang lại được
sự ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả , khán giả . Chúng ta có thể thấy điều đó
qua một Ôtenlô đầy sự ghen tuông , Rômêô và Giuliét say đắm và mãnh liệt trong
tình yêu , Mácbét tào bạo , Hămlét đầy lí trí...

Sau khi nhân vật trong kịch xuất hiện , nhân vật sẽ nhập ngay vào xung đột
của kịch và bị cuốn vào ‘guồng hành động’ của tác phẩm . Vở kịch được diễn trên
sân khấu nhân vật thường đi lại , đối thoại với nhau , thực hiện các hành động .
Còn trong kịch bản văn học thì sẽ có thêm những lời chỉ dẫn về con người và cảnh
vật xung quanh nhằm gợi ý cho sự dàn dựng của đạo diễn . Chính vì vậy nên chúng
ta chỉ thấy nhân vật hành động trên sân khấu.

1.2.4. Ngôn ngữ kịch

Nhân vật được khắc họa tính cách đặc điểm , tính cách , phẩm chất qua
ngôn ngữ . Hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật .
M.Gorki cho rằng “Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ và tuyệt
đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi! Nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn
ngữ hội thoại chứ không phải miêu tả”
Ngôn ngữ kịch gồm 3 loại : đối thoại , độc thoại , bàng thoại

Đối thoại là nói với nhau , là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật giữa
nhau ; dựa trên nhiều sắc thái và cung bậc cảm xúc khác nhau : nhẹ nhàng , êm ái ,
ngọt ngào , tha thiết , căm phẩn .... Để thể hiện được kịch tính của kịch thì đối
thoại trong kịch phải đầy tính sinh động ,có tác dụng trợ tương tác với nhau ... đây
chính là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch

Độc thoại là lời nhân vật tự nói với chính mình , diễn ra trong suy nghĩ của
nhân vật , từ đó bộc lộc những tâm tư và nỗi dằn vặt và cũng như ý nghĩa thầm kín
đó . Độc thoại là biện pháp quan trọng để cho người đọc thấy được những diễn
biến bên trong nội tâm nhân vật , nhưng không phải là biện pháp duy nhất ( người
ta cũng có thể thấy nội tâm nhân vật qua nhiều khía cạnh khác nhau ) Theo Phương
Lựu , “độc thoại có lẽ là biện pháp quan trọng nhất , nhưng không phải là duy nhất
để mô tả nội tâm của nhân vật . Người ta còn dùng những phút im lặng , những lời
ngầm , sự quan sát của những nhân vật khác , thậm chí cả sự phục vụ hiện hoặc tái
hiện những tình huống và tâm trạng trong quá khứ của nhân vật bằng những lớp
kịch xen kẽ”

Bàng thoại là lời nhân vật nói với khán giả . Ngoài việc đối thoại giữa
các nhân vật thì đôi lúc nhân vật sẽ tiến gần và hỏi khán giả hay là giải thích về
cảnh ngộ , một tâm trạng cần được chia sẻ tới khán giả...

1.3 Quan niệm về bi kịch


Bi kịch xuất hiện ở Hy Lạp vào thế kỉ V TCN

Để chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm bi kịch , ta hiểu rõ khái niệm về


cái bi . “ Cái bi là một phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật
của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra tromg cuộc đấu tranh không cân sức
giữa cái thiện và cái ác , cái mới và cái cũ , cái tiến bộ và cái phản động ...Trong
điều kiện những cái sau còn mạnh hơn cái trước . Đó là sự trả giá tự nguyện cho
những chiến thắng và bất tử về tinh thần bằng nổi đau và cái chết của nhân vật
chính diện . Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mỹ phức hợp bao gồm cả nổi xót đau ,
niềm hân hoan lẩn nổi sợ hãi khủng khiếp . Cái bi thường đi liền với nổi đau và cái
chết , song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi . Chúng chỉ trở thành
cái bi khi hướng tới và khẳng đỉnh cái bất tử về mặt tinh thần của con người.”

Một số khái niệm về bi kịch

Theo từ điển bách khoa toàn tư Việt Nam “ Bi kịch có nội dung bi
thương, thường kết thúc bằng sự thất bại , hoặc sự hi sinh của nhân vật chính diện”

Theo từ điển thuật ngữ văn học : “ Bi kịch là một thể của loại hình kịch
thường được coi như là độc lập với hài kịch , bi kịch phản ánh không phải bằng tự
sự mà bằng hành động của nhân vật chính.
Bielinxki đã từng nói “ Người đức gọi bi kịch là sự diễn xuất bi thảm , Trauespiel –
mà bi kịch cũng thực sự là cái bi thảm đang diễn ra ! Nếu như máu tươi và thi thể ,
dao ngăm và thuốc độc không phải là đặc điểm liên tục thường xuyên của nó , thì
nó lại là lấy sự phá hủy diệt của sự hi vọng cao quý và sự tan vỡ của hạnh phúc
trong toàn bộ cuộc sống làm kết cục”

Bi kịch được phản ánh qua hành động của nhân vật chính , xung đột
trong vở kịch đó không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác , cái cao cả và
cái thấp hèn...diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường
chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh
mẽ đối với công chúng .Tác phẩm kịch nói về cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng là
chính nghĩa và phi nghĩa , lực lượng phia nghĩa lấn át cái chính nghĩa ; chính nghĩa
bị thất bại , bị tiêu diệt , đi đến cái chết từ đó gây nên sự đau thương , xót xa , tình
cảm tôn kính của độc giả , khán giả .

Trong bi kịch yếu tố xung đột kịch là quan trọng nhất . Xung đột bi
kịch mang tính chất lưỡng tính và nhân vật chính là người mang lỗi lầm bi kịch ,
vừa đáng thương nhưng cũng đáng trách , có công có tội , xung đột trong bi kịch
đó dẫn đến một kết cục đầy bi thương ; nhân vật phải đổ máu , trả bằng chính sinh
mạng của mình . Kết thúc số phận bi thảm của nhân vật đó thường có ý nghĩa thức
tỉnh , dự báo một cái gì đó sẽ tốt đẹp hơn trong mỗi con người .Bi kịch mang lại sự
thương cảm , lo sợ , thậm chí là nước mắt của người xem .

Nhân vật chính của bi kịch thường là những nhân vật có tầm ảnh
hưởng lớn – nhân vật anh hùng với những ý nghĩa sống đầy tích cực và sự cao cả .
Trong bi kịch , chính cái chết của nhân vật chính mà người ta mới nhìn , ngộ nhân
ra cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính , cái bất tử của cộng đồng .
1.4 . Bi kịch trong mối quan hệ với hài kịch

Bi kịch trong mối quan hệ với hài kịch vừa có mối quan hệ tương
phản và mối quan hệ bổ sung cho nhau . Mối quan hệ tương phản giữa hài kịch và
bi kịch cơ bản ở phương diện nội và cảm xúc

Bi kịch là những đau thương , kết cục không được như người xem
mong muốn . Nhân vật của vở kịch đánh đổi là bằng chính tính mạng của mình , là
cái chêt , là cái chính nghĩa không thể thắng phi nghĩa . Người xem bị ám ảnh bởi
tất cả những gì đang diễn ra , một nỗi buồn xót thương cứ vấn vương , ám ảnh .
Khiến cho người ta phải nghĩ về nó không thôi . Bi kịch luôn đi đến một kết cục bi
thương, không có hậu , khiến người ta khóc chính vì vở kịch đau thương đó .

Hài kịch đối lập với bi kịch , đến với hài kịch người ta tìm thấy tiếng
cười trong vở kịch đó ; tính cách , tình huống và hành động được thể hiện dưới
dạng buồn cười hoặc yếu tố hài đó nhằm giễu cợt hay phê phán cái xấu cái lố bịch
nhằm loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội một cách vui vẻ . Hài kịch được coi như
một thể loại đối lập với bi kịch ( XVII) . Trái ngược với bi kịch , kết thúc của hài
kịch nhất thiết phải có một kết cục có hậu.

Mối quan hệ bổ sung : Có những vở kịch các phân cảnh bi kịch – hài
kịch đan xen , cộng hưởng với nhau . Có thể bi kịch hoặc hài kịch là cái đòn bẩy
cảm xúc , tình tiết cho cái còn lại . Bi kịch đưa con người ta đến sự đau khổ tột
cùng rồi lại cho những tiếng cười từ yếu tố hài kịch mang lại ; hoặc ngược lại . Hài
kịch đem đến yếu tố gây cười cho con người nhưng cuối cùng lại cho người ta u
buồn với kết cục bi thương , đau buồn

Trong văn học kịch , một vở bi kịch với nội dung có chứa yếu tố hài
kịch nhằm giảm bớt đi tính u ám , đau buồn cho tác phẩm , động viên tinh thần
người xem .

You might also like