Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

1.Khái niệm.
Tâm lý học hành vi là nghiên cứu về mối liên hệ giữa tâm trí và hành vi của
con người. Nó tìm cách giải thích lý do tại sao mọi người cư xử theo cách họ làm
và làm thế nào hành vi có thể thay đổi. Các nhà tâm lý học hành vi sử dụng các
nguyên tắc dựa trên cơ sở khoa học để nghiên cứu và phân tích các hành vi ở người
và động vật. Kiểu tâm lý học này chủ yếu dựa trên các thí nghiệm, quan sát và
phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về cách mọi người cư xử trong các tình huống
khác nhau. Về cốt lõi, tâm lý học hành vi quan tâm đến việc hiểu lý do tại sao mọi
người hành động theo những cách nhất định, điều gì kích hoạt những hành vi này
và cách quản lý hoặc sửa đổi chúng.
2.Các chủ nghĩa ảnh hưởng đến sự ra đời của tâm lý học hành vi.
2.1. Chủ nghĩa thực dung (chủ nghĩa hành động).
Chủ nghĩa thực dung do Charles Sanders Peirce và William James lập
ra từ cuối thế kỉ XIX. Theo chủ nghĩa thực dụng, những hậu quả thiết thực và ảnh
hưởng của một hành động hay một sự kiện tự nhiên xác định tầm quan trọng của
một tư tưởng. Theo đó kiến thức của con người đối với con người thực dụng có thể
sai lầm. Việc thực hành của con người được hiểu như một nền tảng cũng như triết
học lý thuyết,vì nó được giả định rằng, cả kiến thức lý thuyết xuất phát từ việc xử
lý thực tế các sự việc và vẫn còn phụ thuộc vào điều này. Trong tư tưởng căn bản
triết học tồn tại giữa các vị trí của từng cá nhân thực dụng những khác biệt đáng
kể, những điểm tương đồng là cùng dùng những phương pháp thực dụng hơn là
những lý thuyết thống nhất. Triết gia William James cho rằng muốn biết một ý
tưởng đúng hay sai thì phải dựa trên kết quả thực nghiệm chứ không phải chỉ dựa
trên luận lý viễn vông.
(C
ha
rle
s Sanders Peirce) (William James)
2.2. Chủ nghĩa thực chứng.
Chủ nghĩa thực chứng do Auguste Comte (1789 – 1857) sáng lập ra. Chủ
nghĩa thực chứng cho rẳng nhiệm vụ của khoa học là mô tả các sự kiện, chứ không
phải là đi giải thích chúng. Sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng là một lời cảnh báo
cho tính tự biện, vô bổ của triết học đương thời chỉ lo bằn những lý luận trừu tượng
mà không gắn lý luận với hiện thực.

(August Comte)
3.Nội dung:
3.1. Sự ra đời của tâm lý học hành vi.
Tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ từ một bài báo có tính chất
cương lĩnh do J.Watson (1878 – 1958) viết với tiêu đề “Tâm lý học dưới con mắt
của nhà hành vi”.
3.1.1. Nguyên nhân ra đời.
a.Theo góc nhìn khoa học
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sự thất bại của hai học thuyết “Tâm
lí học cấu trúc” và “Tâm lí học chức năng” đã làm gây thất vọng cho giới tâm lí
học thời bấy giờ. Đồng nghĩa với việc những lí luận về vấn đề tâm lí học trở nên
mờ mịt. Chính điều đó mà xã hội yêu cầu rằng phải có một cái thuyết mới, có đối
tượng, phương pháp,nguyên tắc nghiên cứu mới.
Cho đến năm 1890, I.P.Pavlov (1849 – 1936) – nhà sinh lí học người Nga
cho ra đời nguyên lí “Phản xạ có điều kiện”. Ông tiến hành nghiên cứu việc thực
hiện chức năng dạ dày của loài chó, bằng cách quan sát sự tiết dịch của chúng.
Phương pháp này cho ta nhân biết ý thức khách quan của cơ thể đối với những
phản ứng kích thích. (Lí giải: Khi mình thực hiện đi thực hiện lại hành động rung
chuông khi đem thức ăn ra cho con chó, thì về sau nó sẽ hiểu là khi rung chuông
tức là có thức ăn).
Sự phát triển của tâm lí học động vật đã cho tâm lí học hành vi đối tượng
nghiên cứu mới: hành vi động vật.
Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của Comte (1798 – 1857), chủ
trương mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ khách quan,
quan sát được cùng với những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh và tâm
lý học động vật. J.Watson (1878 – 1958) – một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình
thành trường phái tâm lý học hành vi.
b.Theo góc nhìn xã hội
Đầu thế kỷ XX, trước đại chiến thế giới lần thứ nhât, nền công nghiệp của
các nước tư bản, đặc biệt là công nghiệp của Mỹ phát triển khá mạnh. Vấn để đặt
ra là cần phải tổ chúc tốt, hợp lý hơn nữa lao dông của con nguời, điều khiển có
hiệu quả hành vi của người lao dông, kích thích con người trong quá trình làm việc
là những đòi hỏi hợp lý.
Xā hội ngày càng phát triển, nhip độ lao động cua con người ngày càng
nhiêu hơn, khẩn trương hơn. Quan hê giao lưu giữa con người với con nguời cũng
được phát triển theo ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Con người và
rộng hơn là xã hội loài người đã bắt đẩu đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đòi hỏi các
khoa hoc. Điều đó đã kích thích việc nảy sinh một dòng tâm lý học mới: “Tâm lí
học hành vi”.
3.2. Vài nét về J.Watson (1878 – 1958)
J.Watson sinh nǎm 1878 tại Mỹ. Khi còn học ở phổ thông, Watson là một
học trò quậy phá với kết quả học tập kém. Nhưng khi vào đại học, ông lại trở thành
một sinh viên xuất sắc cũng bởi ông cho rằng đại học là con đường rất quan trọng
đối với thành công của mình với tư
cách cá nhân, mau chóng được các giáo sư có tên tuổi chú ý. Watson bảo vệ thạc sī
tại Trường Đại học Tổng hợp Furman khi chỉ mới 21 tuổi sau đó bảo vệ tiến sĩ tại
Truờng Dại hoc Tổng hợp Chicago. Ông được bổ nhiệm làm giáo sư ở Trường Đại
học Baltimo khi ông chưa đẩy 30 tuổi.
Từ nǎm 1908 J.Watson theo đuổi thuyết hành vi. Ông say mê nghiên cứu
nhiều phản ứng hành vi trên động vật, đặc biệt là trên chuột. Ông chỉ tin vào những
gì thông qua các phản ứng hành vi có thể tự mình quan sát được. Một số nguyên
tắc xây dựng được khi quan sát loài vật về những mẩm mống của những ứng xử có
trí khôn đã đuợc J.Watson áp dung vào nghiên cứu tâm lý trẻ em và ít nhiều có kết
quả.
3.3. Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi.
Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi được thể hiện thông qua bài báo có
tính chất cương lĩnh của các nhà hành vi do J.Walson viết vào năm 1913 mang tên
“tâm lý học từ những quan điểm của nhà hành vi” và được tiếp tục thể hiện trong
các công trình khác sau đó của ông cũng như các cộng sự như E.Thorndike (1874-
1949), E. Tolman (1886-1959), B. F.Skinner (1904- 1990).
3.3.1.Các luận điểm của nội dung tâm lí học hành vi (hành vi cổ điển).
a.Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải các
trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Đối
tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi được xem như là tổ hợp các phản
ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
Luận điểm này là luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi. Các nhà tâm lý
học hành vi tỏ rõ thái độ chống lại quan điểm xây dựng tâm lý học như là khoa học
về các hiện tượng trải nghiệm chủ quan trực tiếp (Theo bản thân thì đây là việc
nhận biết tâm lí dựa trên trải nghiệm cá nhân ), bởi vì các trải nghiệm chủ quan này
không có thể được nghiên cứu một cách khách quan. Ý thức của con người, theo
các nhà hành vi, cũng không có thể nghiên cứu một cách khách quan vì theo tâm lý
học ý thức, ý thức của mỗi người tự thân vận động, tự đóng kín trong mỗi người.
Mỗi một người chỉ có khả năng hiểu được chính mình chứ không thể hiểu nổi tâm
lý, ý thức người khác.
Vào thời kỳ này các luận điểm của dòng tâm lý học ý thức đang bị công kích
mãnh liệt. Người ta đã vạch ra tính thiếu căn cứ của các quan điểm lập trường của
tâm lý học ý thức, đặc biệt là trong giải quyết vấn đề tư duy và động cơ. Tức là
động cơ và tư duy ra sao mới hình thành nên được ý thức như vậy. Những thực
nghiệm cũng đã chứng minh được là có những hiện tượng không được ý thức
nhưng vẫn tồn tại ở con người. (VD: vô thức). Đây cũng là một trong những lý do
khiến Watson và các nhà hành vi chỉ tập trung vào các hành vi của con người trước
các tác động của bên ngoài.
Việc quan tâm vào nghiên cứu hành vi là cái có thể quan sát được rõ ràng
tâm lý học hành vi đã trở thành một khoa học khách quan và chuyển sang hẳn phía
chủ nghĩa duy vật – những người cho rằng bản chất thế giới là vật chất; vật chất là
tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức,
được gọi là các nhà duy vật. P.K.Anokhin đã nhận xét “Với cương lĩnh đầu tiên của
mình, thuyết hành vi của J.Watson thực sự đã tạo ra “một không khí khoa học hoàn
toàn mới” khác hẳn toàn bộ tâm lý học thời đó... Do lấy hành vi làm đối tượng
nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý học lần đầu tiên có
dáng dấp tâm lý học khách quan”.
Quan niệm J.Watson cho rằng hành vi như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể
trước các kích thích của môi trường bên ngoài. Quan niệm này là sự kế thừa các
kết quả nghiên cứu của E. Thorndike về các phản xạ của động vật sau đó được
chuyển sang cho xem xét về hành vi người.
(Ảnh minh hoạ thí nghiệm hành vi của động vật của E.Thorndike)

E.Thorndike đã đặt con mèo vào hộp, đôi khi Thorndike sẽ cho những con
mèo quan sát những động vật khác đã biết cách trốn thoát. Ông phát hiện ra rằng
quan sát không đặc biệt hữu ích. Nó cũng không giúp cho những con mèo trực tiếp
trốn thoát.Thay vì học hỏi từ người khác hoặc bằng cách biểu tình, những con mèo
thường phát hiện ra cơ chế trốn thoát một cách tình cờ. Sau đó, chúng sẽ học cách
tái tạo hành vi đó. Điều tương tự cũng xảy ra với các động vật khác. Ông kết luận
rằng các con vật dường như học được thông qua một quá trình “thử và sai”. Những
con mèo đã có thể sử dụng “thử và sai” để học nhanh hơn mỗi lần chúng được đặt
vào hộp.
Rõ ràng ở đây, J.Watson và các nhà hành vi đã đồng nhất hành vi người và
hành vi của động vật mà về thực chất là có sự khác biệt lớn như C. Mác đã có nhận
xét nổi tiếng mà chúng ta từng được biết về sự khác nhau căn bản giữa hành vi xây
tổ của con ong giỏi nhất và hành vi xây nhà của người kiến trúc sư tồi nhất.Điều đó
có nghĩa là con người trước khi lao động đã xây dựng cho mình một mô hình tâm
lý và huy động toàn bộ vốn hiểu biết kinh nghiệm của mình để làm ra sản phẩm đó.
Sử dụng và chế tạo các công cụ lao động để thực hiện các thao tác lao động. Và
cuối cùng là biết đối chiếu sản phẩm lao động với mô hình tâm lý đã tạo ra và đánh
giá sản phẩm.
Lý thuyết của tâm lý học hành vi loại trừ không chỉ các hiện tượng của ý
thức mà cả các quá trình sinh lý thần kinh bởi vì các quá trình sinh lý thần kinh đã
tạo nên đối tượng của một khoa học khác là sinh lý học thần kinh bộ não. Các khái
niệm đã biết như hình ảnh, ý nghĩ, lý tưởng, tình cảm.... được J.Watson đề xuất
thay thế bằng các khái niệm về phản ứng tư duy... Các cảm xúc được ông đồng
nhất với các phản ứng của các cơ quan bên trong còn tư duy của con người được
đồng nhất với hoạt động của não bộ. Huấn luyện, học tập theo J.Watson diễn ra
nhờ vào các phản xạ tư duy trong kết quả phức hợp lắp lại có liên quan với các
kích thích nhất định mà các kích thích đó về sau gây nên phản xạ đó.
b. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S→ R
(Stimulant: Kích thích; Reaction: Phản ứng).
Điều đó có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều có thể
quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan. Một kích thích S n bất kỳ đều
có thể đem đến một hiệu quả hành vi R n, xác định và ngược lại, một khi cần một
kết quả hành vi Rk nào đó, thì về nguyên tắc có thể chỉ ra được một kích thích S k
xác định. Như vậy hành vi người và động vật trước các kích thích khác nhau của
môi trường đều có thể nhìn thấy một cách khách quan. Theo hướng này, tâm lý học
có điều kiện trở thành một ngành khoa học khách quan như các ngành khoa học tự
nhiên khác (có thể chứng minh được chứ không chỉ là lý thuyết ). Với công thức
S→ R, J.Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều khiển hành vi
động vật và con người. Tâm lý học theo hướng này có thể thoát khỏi tình trạng mô
tả nội quan, giải thích một cách tư biện các trạng thái tâm lý, ý thức người, gắn tâm
lý học với đời sống thực tiễn.
KẾT LUẬN: Với công thức S->R, dễ dàng thấy được phản ứng của cơ thể
khi có kích thích xảy đến. Đồng thời với công thức này, tâm lí học hành vi trở
thành một ngành khoa học khách quan, chứ không chỉ là sự nhận xét theo chủ
quan.
c. Bằng các kết quả nghiên cứu hành vi của động vật trong các mê cung,
trong các “lồng có vấn đề” được thiết kế theo kiểu đặc biệt nào đó cũng như bằng
các máy móc, công cụ nghiên cứu riêng tham gia khẳng định các biểu hiện khác
nhau của năng lực hành vi... các nhà hành vi đã đi đến kết luận rằng việc giải
quyết vấn đề đạt được bằng phương pháp “thử và lỗi” (thử và sai”) và được giải
thích như việc lựa chọn một cách hú hoạ, may rủi các vận động cần phải tiến hành
trong các tình huống cụ thể. Quan điểm này đã được mở rộng trong quá trình học
tập của con người.
Các kết quả đạt được đầu tiên là do E.Thorndike tiến hành. Về sau này
J.Watson đã sử dụng cả các kết quả nghiên cứu của V.M.Bếchchêrev và đặc biệt là
các công trình nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của I.P.Palov nhưng loại bỏ một
khía cạnh cực kỳ quan trọng của học thuyết này là vai trò của các quá trình và các
cơ chế hoạt động thần kinh trong điều chỉnh hành vi. Trong tác phẩm “Huấn luyện
động vật” (viết năm 1903), J.Watson cho rằng các kinh nghiệ m tập nhiễm được ở
động vật và ở người là như nhau. Các kinh nghiệm có được cả ở con vật và đặc
biệt là ở con người chính là các thích ứng sinh vật đã bị mất đi ý nghĩa và nội dung
tâm lý.
4.Sự phân hóa trong tâm lí học hành vi.
Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn đến
phân hoá trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh:
1. Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có
tính cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (thuyết kích thích – phản
ứng: S — R), đại biểu là Skinnơ.
2. Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của
chủ thể trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là quá trình nhận thức (thuyết S — S),
đại biểu là E.Tolmen.
3. Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết “TOTE” — chữ đầu của các từ tiếng
Anh. T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử - thao tác - thử - thoát
ra). Đại diện thuyết TOTE là O. Mille, Galanter, Pribram.
4.1. Tâm lí học hành vi mới.
Công thức S → R của tâm lý học hành vi cổ điển do J.Watson đưa ra rõ ràng
có một khiếm khuyết bởi có thể cùng một kích thích S như nhau nhưng lại có thể
thu về các R khác nhau ở các con người hoặc ở cùng một con người trong những
điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Điều này liên quan đến yếu tố thuộc về chủ thể
phản ứng. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, những người kế tục theo đuổi trường
phái này trong đó có C.Hull (1884-1952), E.Tolman (1886-1959), E.Garơđi (1886-
1959)... đã cố gắng sung thêm vào công thức cổ điển S → R một biến số trung gian
0. Nổi bật trong các tác giả của thuyết hành vi mới là E.Tolman. E.Tolman và các
cộng sự của ông đã đưa vào giữa S và R yếu tố trung gian liên quan đến:
1.Điều kiện môi trường. Khi kích thích S tác động đến cơ thể thì điều kiện
môi trường diễn ra như thế nào. Ở đây có liên quan đến tư tưởng quyết định luận
vật lý.
2.Tại thời điểm kích thích S phát huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu cơ
thể diễn ra như thế nào? Khía cạnh này liên quan đến tư tưởng quyết định luận sinh
vật. Đương nhiên việc bổ sung này của E.Tolman và những cộng sự của ông đã
không thay đổi và khắc phục được thiếu sót căn bản của tâm lý học hành vi là loại
bỏ ý thức, lấy hành vi với tư cách là tổng các phản ứng của cơ thể trước các kích
thích bên ngoài là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.
4.2. Tâm lí học hành vi bảo thủ.
B.F.Skinner (1904 - 1990) là đại biểu cho tâm lí học hành vi bảo thủ.
Skinner chủ trương tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên lý của thuyết hành vi cổ điển
đồng thời phát triển tạo nên chủ nghĩa hành vi bảo thủ. Các luận điểm hành vi xã
hội và tạo tác của B.F.Skinner có một vị trí đáng kể.

(B.F.Skinner )
“Tạo tác” (opérant) là công cụ chủ yếu
để “hành vi hoá” con người và xã hội người. Chủ trương tìm cách ứng dụng rộng
rãi lý thuyết hành vi, Skinner đã nghiên cứu trên động vật, chủ yếu là trên chuột và
chim bồ câu với một công cụ riêng được gọi là “cái lồng nổi tiếng” của Skinner.
Trong “cái lồng nổi tiếng” này, ông đã gửi vào đấy các thao tác đúng mà cuối cùng
con vật buộc phải có, phải xuất hiện các thao tác này sau một số lần thử làm không
có kết quả. Những thao tác đúng này phụ thuộc vào các điều kiện sau:
1. Phụ thuộc vào bản thân lồng thực nghiệm và thao tác cần phải xuất hiện
do người thực nghiệm đặt vào lồng (ví dụ con vật buộc phải đạp (mổ) đúng vào
bàn đạp được bố trí sẵn thì thức ăn mới xuất hiện.....).
2.Phụ thuộc vào cách bố trí, mức độ khó dễ cho việc xuất hiện các thao tác
cần có cũng như phụ thuộc vào loại kích thích thu hút sự tập trung nỗ lực của con
vật...

(Ảnh minh họa Skinner Box ở thí nghiệm của chuột và chim bồ câu

Trong suốt cuộc đời mình, B.F.Skinner đã kiên trì phương pháp này để
nghiên cứu hành vi của động vật và suy luận phát triển ra cho cả hành vi của con
người.
Bằng việc làm này, B.FSkinner đã trở thành nổi tiếng. Năm 1971, liên đoàn
tâm lý học Mỹ đã công nhận ông là “một nhà tâm lý học có ảnh hưởng nhất” ở Mỹ.
Skinner được xem là “lãnh tụ tuyệt đối” của tâm lý học hành vi hiện đại. Kết quả
nghiên cứu của Skinner đã tạo nên một luận điểm xã hội - chính trị, được gọi là
thuyết hành vi xã hội của Skinner.
4.3. Tâm lý học hành vi chủ quan.
Thuyết này là tổng hợp của thuyết hành vi với tâm lý học nội quan, giữ hành
vi lại làm đối tượng của tâm lý học.
Theo thuyết này, bên trong cơ thể là các cơ chế, các quá trình gián tiếp giữa
phản ứng với kích thích. Cho rằng, hình ảnh và kế hoạch là hai yếu tố liên kết kích
thích với phản ứng. Hình ảnh là trị giác được tích lũy, được tổ chức trong cơ thể về
bản thân về thế giới mà cơ thể đang tồn tại trong đó. Còn kế hoạch là quá trình
được xây dựng kiểu thử bậc của cơ thể, có khả năng kiểm tra các trật tự của thao
tác. Hình ảnh mang tinh chất thông tin, còn kế hoạch đề cập đến các thuật toán của
hành vi. Hành vi chỉ là một loạt các cử động, còn con người là một cái máy vi tính
phức tạp. Chiến lược của kế hoạch được xây dựng trên các lần thử, tiến hành trong
các điều kiện đã được định sẵn. Thử nghiệm là sơ sở của quá trình hành vi trọn
vẹn, từ đó mà các thao tác diễn ra một cách chính xác. Như vậy, hệ thống TOTE
bao hàm cả tư tưởng liên hệ ngược, vì vậy mỗi một thao tác của cơ thể diễn ra
thường xuyên được điều chỉnh bởi kết quả của của các thử nghiệm khác nhau.
Hành vi chủ quan coi hành vi của con người một cách phi xã hội, quan niệm
về con người phi lịch sử - đặc trưng đã làm cho hành vi chủ quan không phát hiện
ra thực chất về tâm lý con người và chức năng thực sự của tâm lý trong cuộc sống,
trong hoạt động của con người.
5.Ưu điểm và nhược điểm của tâm lí học hành vi
5.1. Ưu điểm.
Tâm lí học hành vi đã đưa ra nhiều lập luận có giá trị đối với việc nghiên
cứu tâm lí học xã hội, và công trình nghiên cứu về hành vi của con người. Đồng
thời góp phần khẳng định rằng khoa học về tâm lí không chỉ là những lập luận trên
bình diện chủ quan mà còn là một ngành khoa học khách quan.
Điểm mạnh nhất trong tâm lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường
rõ ràng các hành vi. Chính vì dựa trên các hành vi có thể quan sát được, do đó đôi
khi dễ dàng hơn để định lượng và thu thập dữ liệu khi tiến hành nghiên cứu.
Tâm lí học hành vi đã đưa ra nhiều lập luận bổ ích cho việc giáo duc và đào
tạo con người.
5.2. Nhược điểm.
Tâm lý học hành vi đã phủ nhận ý thức như là hình thức đặc biệt của việc
điều chỉnh hành vi, nhập các hành vi vào các hoạt động thích ứng bên ngoài, đồng
nhất các nguyên tắc hành động sống của con người và động vật, loại bỏ các cơ chế
thần kinh…
Phương pháp luận của thuyết hành vi không lưu ý tới mặt đạo đức, luân lý
của con người mà chỉ xem xét con người có thích hợp với việc này việc kia hay
không.
Đồng thời, thuyết này cũng loại trừ hoàn toàn hành vi cấp cao như ý thức và
sự phát triển ý thức.
Watson làm cho hành vi bên ngoài trở thành nội dung hầu như duy nhất của
tâm lý học.
Rõ ràng rằng các thiếu sót trên đã làm cho “giá trị học thuyết của J.Watson
bị hạn chế một cách căn bản và đã quyết định sự tan rã nhanh chóng của chủ nghĩa
hành vi”.
6.Ứng dụng.
-Phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe
tâm thần (VD: rối loạn lo âu, trầm cảm,…) -> Giúp đỡ những cá nhân để thay đổi
lối sống hoặc quản lý các khó khăn trong cuộc sống. Chính vì tâm lí học hành vi,
hiểu rõ được lý do tại sao lại dẫn đến những khó khăn đó, nó từ đâu nên sẽ có
những phương pháp điều trị hiệu quả.
Ví dụ: Một bạn nhỏ vào khoảng thời gian dậy thì ngày càng trở nên
nóng nảy và lớn tiếng với người lớn. Ba mẹ của bạn nhỏ sẽ trở nên khó hiểu, đồng
thời sẽ có tâm lý la mắng và đánh đập con. Nhưng chính vì điều đó khiến cho bạn
nhỏ ngày càng trở nên nóng tính hơn và hiểu lầm rằng ba mẹ không hiểu mình.
Theo công thức S->R của tâm lí học hành vi, chúng ta sẽ hiểu ra rằng, không phải
tự nhiên bạn nhỏ lại có cách hành xử như vậy. Chúng ta sẽ đi tìm nguyên nhân của
nó, vì đang trong độ tuổi dậy thì nên quá trình tâm lý của bạn nhỏ phát triển, không
còn vô lo vô nghĩ như khoảng độ tuổi trước. Sẽ có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến bạn
nhỏ hơn, như kết quả học tập, số lượng bài học, bạn bè, tình cảm,…Điều ba mẹ cần
làm là nghe bạn nhỏ chia sẻ về những khó khăn của mình, cùng con tìm ra hướng
giải quyết. Từ đó mối quan hệ giữa con cái và ba mẹ trở nên thấu hiểu và tốt hơn.
-Thúc đẩy con người phát triển một cách tích cực.
Ví dụ: Công ty muốn nhân viên làm việc năng suất và có hiệu quả
hơn. Công ty phải đặt ra những phần thưởng tương ứng với công sức mà nhân viên
bỏ ra ( thưởng cho các nhân viên xuất sắc). Điều đó thúc đẩy nhân viên làm việc
tích cực hơn, hiệu quả hơn.
Ví dụ: Trong lớp học, cô giáo muốn học sinh tương tác với mình hơn,
góp phần xây dựng bài học. Cô giáo phải đưa ra những phần thường cho ai đưa tay
phát biểu. Phần thưởng ở đây là điểm cộng hay là một tràng vỗ tay. Chúng khích lệ
học sinh giơ tay phát biểu bài, đóng góp vào bài.
-Thích ứng với mọi người xung quanh.
Ví dụ: Khi chúng ta vào môi trường đại học, chúng ta muốn làm quen
với bạn mới hay muốn trở nên thân thiết với ai đó, Hãy khơi gợi cho họ kể về
chính mình bởi vì bản thân con người rất thích kể về chính bản thân vì khi kể về
những thành tích của mình thì con người cảm thấy tự hào về mình, cảm thấy thoải
mía. Chính vì thế nếu muốn ai đó thích mình hãy khuyến khích họ kể về chính bản
thân họ.

You might also like