Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHƯƠNG 6

Ý CHÍ
6.1. Ý chí
6.1.1. Định nghĩa
Ở cái nhìn bao quát: Ý chí Là khả năng giúp con người hoàn thành những hành vi đã
định nhằm đạt được mục đích đề ra, đó chính là khả năng điều hòa và điều khiển có ý
thức hành vi của bản thân mình.
Ở một góc độ khác: Ý chí còn là sự tập trung cao độ của tinh thần cho phép con người
ức chế những yếu tố không liên quan hay không ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải
quyết vấn đề nhằm đạt được một mục đích nào đó
=> Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên
trong.
Ví dụ: Một người đề ra kế hoạch thay đổi bản thân, trong quá trình đó chắc chắn sẽ
gặp không ít trở ngại. Và lúc này cần sự xuất hiện của ý chí.
6.1.2. Vai trò của ý chí
- Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Ý chí là quá trình chống lại đam
mê, dục vọng bên trong và những áp lực - khó khăn của thế giới bên ngoài, phát huy
sự tự do của con người. Là một trong những phương thức góp phần kiểm soát hành vi,
phát triển tâm lý.
Ví dụ:
+Vượt qua sự cám dỗ : một người có thể có ý chí mạnh mẽ để từ bỏ thói quen hút
thuốc, mặc dù họ cảm thấy cám dỗ mạnh mẽ từ bên trong và áp lực xung quanh bạn

+Sức khỏe : Một người muốn giảm cân có thể phải chống lại sự thèm ăn và lười
biếng. Họ có thể lựa chọn ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, mặc dù có
thể gặp khó khăn.
- Ý chí giúp con người có sức mạnh phi thường, vượt qua muô em n vàn khó khăn,
trở ngại tưởng chừng không vượt nổi. Nhờ ý chí mà con người tổ chức được hoạt
động của mình biến đổi được tự nhiên và xã hội, tạo ra được những giá trị vật chất và
tinh thần, thực hiện được những chuyển biến và có được những phát hiện trong khoa
học.
Ví dụ: Thomas Edison, nhà khoa học tiêu biểu của nước Mỹ và cả thế giới. Ông sở
hữu hàng ngàn bằng phát minh và nổi tiếng nhất là bóng đèn điện. Nhưng ít ai biết
được ông đã thực hiện thí nghiệm đến 10.000 lần, và đều thất bại trước khi phát minh
ra bóng đèn điện, mang đến cuộc cải cách cho lịch sử nhân loại.
- Ý chí làm cho đời sống con người và đời sống xã hội sẽ phong phú hơn khi nhờ vào
sự năng động của ý thức, con người luôn hướng đến một định hướng tốt hơn, mới hơn
và hoàn thiện hơn.
Ví dụ : Cao Bá Quát thuở đi học viết chữ rất xấu cho đến khi một bà cụ hàng xóm nhờ
ông viết đơn kêu oan, tờ đơn lý lẽ rất hay nhưng vì chữ quá xấu quan không đọc được
nên đuổi bà cụ đi. Điều đó đã làm Cao Bá Quát vô cùng ân hận, từ đó ông dốc sức
luyện viết chữ sao cho đẹp. Sau này, ông nổi danh khắp cả nước là người văn hay chữ
tốt.
6.1.3. Một số phẩm chất của ý chí
a.Tính mục đích
Đây là phẩm chất rất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng
vào mục đích tự giác.
Tính mục đích của con người cho phép con người xác định mục đích gần và mục đích
xa, mục đích bộ phận hay mục đích tổng thể của cuộc đời. Tính mục đích bị ảnh
hưởng bởi lý tưởng sống và nguyên tắc sống của cá nhân.
=> Khi xem xét tính mục đích trong ý chí của một cá nhân, không chỉ xem xét ở góc
độ hình thức mà cần quan tâm cả ở góc độ nội dung.
Ví dụ: Ý chí của bọn cướp của giết người khác với ý chí của những người chiến sĩ
cách mạng. Khác ở chỗ người chiến sĩ cách mạng đã biết đặt mục đích là vì nhân dân
vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc…
b.Tính độc lập
- Khả năng quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của
mình, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài
- Tính độc lập không giống với tính bướng bỉnh, tính bảo thủ nghĩa là bất luận ý kiến
của người khác đúng hay sai họ đều phủ định và giữ nguyên ý kiến của mình => Tính
độc lập vẫn cho phép con người từ bỏ những ý kiến, những suy nghĩ của mình để chấp
nhận ý kiến của người khác nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi sao cho phù hợp hơn
và hiệu quả hơn
- Tính độc lập giúp cho con người hình thành được niềm tin và sức mạnh vào bản thân
Ví dụ: Walt Disney từ bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì họ nói rằng “ông
thiếu trí tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt. Công ty đầu tiên của ông bị phá
sản.Ông đã từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt
Disney. Bộ phim hoạt hình chuột Mickey nổi tiếng ngày đó cũng bị từ chối nhiều lần.
Nhưng giờ đây Walt Disney là cái tên được mệnh danh là “ông trùm hoạt hình thế
giới”.
c.Tính quyết đoán
- Khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán và cân
nhắc kỹ càng không có những tình trạng dao động không cần thiết hay phụ thuộc vào
những tác động xung quanh => Con người có tính quyết đoán là có niềm tin vào sự
thành công, vào sự đúng đắn của những suy nghĩ của mình
- Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự dũng cảm => làm chủ hoạt động
trí tuệ cũng như hoạt động thực tiễn.
Ví dụ: Điện Biên Phủ là nơi thể hiện bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một
thiên tài huyền thoại. Ông được giao trọng trách làm Tổng tư lệnh, trực tiếp chỉ huy
chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm tác chiến ban đầu của ta là “ đánh nhanh
thắng nhanh”. Thế nhưng ngay trước ngày nổ súng đánh ĐBP Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đã chuyển phương châm tiêu diệt địch sang “ Đánh chắc tiến chắc” và quyết
định hoãn cuộc tiến công. Kế hoạch thay đổi phút chót, chiến thuật thay đổi linh hoạt
làm nên chiến thắng ĐBP lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
d. Tính bền bỉ (kiên trì)
- Tính kiên trì của ý chí là khả năng vượt khó để đạt được mục đích dù quá trình thực
hiện ấy có thể ngắn nhưng cũng có thể rất dài.
- Tính bền bỉ không có nghĩa là sự lì lợm, bướng bỉnh theo đuổi mục đích một cách
mù quáng, mà là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng, với sự năng động của
trí tuệ và tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích.
Ví dụ: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị
lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới.
e. Tính tự chủ
- Tính tự chủ là khả năng làm chủ được bản thân trong những trường hợp có xung đột
tâm lý bên trong.
- Giúp con người duy trì được sự kiểm soát hành vi của bản thân như: chiến thắng
những đòi hỏi không hợp lý, chiến thắng những suy nghĩ tiêu cực hoặc những xúc cảm
âm tính.
- Tính tự chủ còn là khả năng kiểm soát những cảm xúc không đúng lúc của con
người trong hoạt động và giao tiếp.
Ví dụ: Khi một người châm biếm mình, lúc đó thật sự rất tức giận nhưng nếu có sự
tự chủ trong cảm xúc có thể giảm bớt mâu thuẫn.
6.1.4. Các đặc điểm tâm lý khác của nhân cách

Ý chí không phải là thuộc tính tách rời của con người, nó liên hệ chặt chẽ với các mặt,
các chức năng khác của tâm lí con người

6.1.4.1. Nhận thức với ý chí

● Nhận thức của con người hướng vào lĩnh hội, phân tích, trừu tượng hoá và khái quát
hoá các tri thức tiếp thu từ môi trường xung quanh, những kiến thức này được củng cố
trong trí nhớ và “chế biến” trong tư duy. Nghĩa là nội dung của ý chí nằm trong các
khái niệm, các biểu tượng do tư duy và tưởng tượng mang lại. Những tri thức này
thông báo những cái có trong thế giới xung quanh chúng ta.

● Như vậy, nhận thức làm cho ý chí có nội dung.

● Đồng thời, ý chí:

○ Là cơ chế khởi động và ức chế


○ Điều chỉnh hành vi, nghĩa là hướng một cách có ý thức vào các nỗ lực của bản thân
nhằm đạt mục đích cần thiết.

=> Đó là sự điều chỉnh của ý chí và hành vi, hướng một cách có ý thức sự nỗ lực, trí
tuệ và thể chất vào việc đạt tới mục đích hoặc kiềm chế hoạt động khi cần thiết. Tuy
nhiên, khi chúng ta nói giữa ý chỉ và nhận thức có quan hệ thì không có nghĩa là con
người ta nhận thức cái gì thì hành động như thế. Nhưng con người ta một khi đã có
những suy nghĩ chín chắn về mục đích cuộc sống thì họ phải bằng mọi cách để đạt
được mục đích đã đề ra, có nghĩa là con người sẽ phải có sự nỗ lực ý chí. Trong đời
sống hằng ngày, chúng ta có thể gặp những người mà ở họ có sự hoạt động rất mạnh
mẽ, thể hiện sự kiên trì để vươn tới mục đích, nhưng bản thân mục đích đó không
quan trọng ; không có ý nghĩa xã hội. Sự nỗ lực lớn của họ trở nên vô ích, vì họ không
nhận thức được ý nghĩa.

6.1.4.2. Ý chí với tình cảm

Tình cảm luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm
tòi và sáng tạo của con người.

Ý chí và tình cảm có mối quan hệ bền chặt với nhau, chúng đều là động lực của hành
động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Có ba trường hợp:

+ Khi tình cảm cùng chiều với ý chí thì nó làm tăng sức mạnh của ý chí.

Ví dụ: Trong học tập, nếu ta yêu thích các môn học thuộc chuyên ngành Luật, có tình
cảm với nó thì ý chí học tập tốt, dành được học bổng sẽ được tăng cao. Càng yêu
thích, chúng ta càng học tập hăng say, ý chí học tập càng mạnh mẽ, và đó là động lực
hướng tới thành công.

+ Khi tình cảm trái ngược với ý chí và cản trở hành động thì chủ thể phải dùng ý chí
để kìm hãm tình cảm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hành động.

Ví dụ:
Mối tình đồng tính luyến ái : Trong trường hợp này, người đang yêu thường phải đối
mặt với sự phản đối, chống đối và kìm hãm từ xã hội, gia đình hoặc cảm giác tự trách
mình. Để vượt qua những trở ngại này, người yêu cần phải có ý chí mạnh mẽ để
không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những sự tiêu cực này, giữ vững sự tự tin trong bản
thân và bảo vệ tình yêu của mình.
Kiểm soát bản thân trong lúc cãi nhau : Trong lúc cãi nhau, tình cảm thường đạt đến
đỉnh điểm và người ta có thể áp đặt cảm xúc của mình lên người khác. Tuy nhiên, để
giải quyết vấn đề một cách hợp lý và hiệu quả, người ta nên sử dụng ý chí để kìm hãm
tình cảm và thảo luận một cách cởi mở và khách quan

+ Ý chí cũng tác động ngược trở lại tình cảm, ý chí giúp cho con người xác định được
những tình cảm đúng đắn, bền chặt.

Ví dụ: Người có ý chí mạnh mẽ có thể kiểm soát được sự thất vọng và buồn bã sau
khi thất bại trong một dự án. Họ sẽ không để những tình cảm này mất động lực và tiếp
tục nỗ lực để đại được mục tiêu

6.1.4.3. Ví dụ về ý chí với nhận thức và tình cảm:

Ví dụ 1 : Nhà khoa học Bogdanov rất yêu thích nghiên cứu khoa học và ông say sưa
với công trình nghiên cứu của mình, đó là công trình nghiên cứu về truyền máu với
niềm tin có thể kéo dài tuổi thọ của con người. Bogdanov đã dùng chính con người
mình để thử nghiệm. Sau 11 lần truyền máu như thế, cùng với sự tìm tòi, sáng tạo, ông
đã bày tỏ sự hài lòng khi cho là đã cải thiện đáng kể về thị lực, chặn đứng việc hói đầu
cùng nhiều triệu chứng khác trong cơ thể. Không chỉ riêng Bogdanov mà nhiều người
quen biết ông cũng nhận ra điều đó. Hào hứng với những kết quả đạt được, năm 1925
Bogdanov thành lập Viện nghiên cứu về máu. Chính bởi giới khoa học nhận ra tầm
quan trọng và tính đúng đắn của những công trình nghiên cứu về máu của Bogdanov,
vậy nên, cho đến nay, viện này vẫn còn tồn tại và được mang tên ông. Như vậy, chính
tình yêu khoa học, niềm tin vào sự trường sinh của con người đã trở thành động lực
mạnh mẽ, thúc đẩy nhận thức, sự sáng tạo, tìm tòi của Nhà khoa học Bogdanov.

Ví dụ 2 : Khi quá yêu, nhận thức của con người sẽ trở nên hạn chế, họ trở nên đa nghi
vô lối, ghen tuông, mù quáng, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, không
suy nghĩ kỹ trước khi hành động, ,.v.v. Vì vậy, thường làm những chuyện dại dột gây
nên hậu quả, mất mát không đáng có như: tự tử do thất tình hay thực hiện hành vi
phạm tội như đánh người, giết người (đánh ghen) để thỏa mãn cơn giận dữ của bản
thân…

6.2. Hành động ý chí


6.2.1. Định nghĩa
Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó
khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
VD: Khi đang nghe cô giảng nhưng môi trường xung quanh ồn ào dẫn đến việc ta
phải tập trung và sử dụng ý chí của mình để lắng nghe bài giảng.
6.2.2. Đặc điểm của hành động ý chí
a.Tính mục đích
- Mang tính mục đích tự giác, quan hệ mật thiết với nhận thức. Trước khi thực hiện
hành động luôn quan tâm đến : mục đích, ý nghĩa, điều kiện thực hiện, khó khăn và
những tác động khác.
- Ý thức được mục đích và điều kiện thì hành động ý chí mới trở nên mạnh mẽ vì nó
sẽ thôi thúc con người đạt được mục đích. Hành động ý chí không thể tồn tại nếu thiếu
mục đích.
* Ví dụ : Trong học tập:
Mục đích: tốt nghiệp loại giỏi
Ý nghĩa: tăng cơ hội kiếm được việc làm.
Điều kiện: có nguồn tài liệu học tập, những công cụ: laptop, sách vở, giáo trình,...
Khó khăn: câu hỏi, bài giảng khó hiểu, chưa tìm ra phương pháp học tập hợp lý,...
Tác động khác: đột nhiên bệnh làm gián đoạn việc học
=>Nhờ việc xác định được mục đích thì con người mới biết được mình cần làm gì, có
được gì khi hành động.
b. Hành động ý chí xuất phát từ tâm lý của chủ thể
- Những kích thích từ bên ngoài khi tác động vào chủ thể, làm cho chủ thể cảm
nhận được sự thôi thúc, nhận thức được mình phải hành động vì nó cần thiết và
có ý nghĩa thì hành động ý chí mới xuất hiện.
Ví dụ: Khi đi đường gặp tên cướp, ta cảm thấy sợ hãi và nhận thức được sự nguy
hiểm. Vì thế ta bỏ chạy và kêu lớn tiếng để tìm kiếm sự trợ giúp.
- Hành động ý chí gắn chặt với những hoạt động - là cơ sở để đạt được mục đích.
Hành động ý chí tồn tại trong một hoạt động cụ thể, công việc cụ thể, nhiệm
vụ cụ thể => giúp con người thực hiện hoạt động hiệu quả.
Ví dụ: Khi làm bài thuyết trình thì hoạt động cụ thể là thuyết trình, công việc cụ thể là
chuẩn bị nội dung, soạn văn bản và làm Powerpoint , nhiệm vụ cụ thể là hoàn thành
bài thuyết trình tốt nhất.
- Hành động ý chí đòi hỏi sự cân nhắc, thấu đáo về cách thức thực hiện, điều
kiện-phương tiện cùng sự tham gia rất cao độ của nhận thức-tư duy để thực
hiện hiệu quả hành động => hành động ý chí của con người độc đáo và chỉ có ở
con người.
Ví dụ: Để xây một ngôi nhà thì cần tính toán các nguyên vật liệu, bản vẽ phác thảo, và
sử dụng kiến thức để hoàn thành ngôi nhà chắc chắn và đúng với nhu cầu của bản
thân.
- Hành động ý chí luôn có sự tham gia của nhận thức mức độ cao như sự theo
dõi, kiểm tra, giám sát, điều khiển và điều chỉnh cùng sự nỗ lực và ý chí.
Hướng đến việc khắc phục khó khăn hoặc chuyển sang quyết định khác liên
quan đến hành động như: tạm dừng, chuyển hành động, không hành động…
Ví dụ: Trong quá trình vẽ tranh, người họa sĩ sẽ luôn điều chỉnh, kiểm tra các chi tiết
để sửa những sai sót, hoàn thiện bức tranh. Trường hợp người họa sĩ không có ý tưởng
thì họ có thể quyết định nghỉ ngơi hoặc tìm kiếm ý tưởng mới hoặc vẽ lại từ đầu.
6.2.3. Phân loại
a. Hành động ý chí đơn giản
Hành động ý chí đơn giản: mục đích rõ ràng nhưng phương tiện, biện pháp, sự nỗ lực
không đầy đủ.
Ví dụ: Khi ta muốn giàu có mục đích rõ ràng nhưng cách thức, biện pháp, nỗ lực thế
nào thì chưa xác định, còn mơ hồ.
b. Hành động ý chí cấp bách
Là những hành động xảy ra trong một thời gian rất ngắn ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết
định và sự thực hiện quyết định nhanh chóng, mục đích, phương tiện cũng như sự nỗ
lực bản thân hầu như hòa quyện cùng nhau.
Ví dụ: Ngủ quên nên không kịp chuẩn bị đồ đi học -> mục đích là phải kịp giờ học
nên phải ra quyết định kịp thời để hành động như đi đường nào để đến được nhanh
chóng, dùng xe nào… tất cả đều phải liền mạch, nếu không sẽ không đạt được mục
đích.
c. Hành động ý chí phức tạp
Là loại hành động điển hình, mục đích, phương tiện, sự nỗ lực được thực hiện một
cách rõ ràng
Ví dụ: Khi có mục đích đạt được học bổng thì cần sự nỗ lực như chăm chỉ nghe giảng
bài, chuẩn bị bài trước ở nhà và luyện tập các bài tập chăm chỉ. Đồng thời, cần lên kế
hoạch rõ ràng để bản thân phấn đấu đạt được mục đích đó.
6.2.4 Các giai đoạn hành động ý chí.
6.2.4.1. Giai đoạn chuẩn bị
- Là giai đoạn trí tuệ, suy nghĩ. Bao gồm:
+ Đặt ra và ý thức về mục đích hoạt động
+ Lập kế hoạch và tìm phương pháp thực hiện
+ Quyết định hành động
- Ngoài ra nhu cầu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần gây ra hoạt động bao
gồm nhiều các mức độ sau:
+ Mức độ thấp - ý hướng: ở mức độ này chỉ mới phản ánh trong ý thức,
chưa rõ ràng và chưa phản ánh một cách đầy đủ.
+ Mức độ cao hơn ý muốn: so với ý hướng thì nhu cầu biểu hiện rõ ràng
hơn, xác định được đối tượng của nhu cầu, nhưng chưa xác định được
phương pháp thực hiện mục đích.
+ Mức độ ý định: nhu cầu đã được ý thức một cách đầy đủ, con người đã
xác định được mục đích của hành động.
Ví dụ: Hành động học tập:
- Mục đích học tập: hoàn thành tốt các bài kiểm tra lý thuyết, lấy kiến thức để áp
dụng vào thực tiễn đời sống.
- Lập kế hoạch và phương pháp thực hiện: lập thời gian biểu, phân chia thời gian
học tập và nghỉ ngơi hợp lý (học ở nhà? học ở trường? cần học môn nào trước,
môn nào sau? và học như thế nào?)
- Quyết định hành động: kiên trì theo đuổi mục tiêu, phấn đấu học tập mỗi ngày.
→ Khi giai đoạn chuẩn bị đã được thực thi thì yếu tố quyết định hành động sẽ là cái
được phân tích sâu.
6.2.4.2. Giai đoạn quyết định thực hiện hoạt động
- Giai đoạn quyết định thực hiện hoạt động dựa trên suy nghĩ và cân nhắc cá
nhân. Người ta có thể phân biệt các loại quyết định như sau:
+ Quyết định thông thường: là quyết định hầu như không tách khỏi ý
muốn cụ thể, thực hiện thông qua các hành vi ý chí đơn giản, dễ dàng
xảy ra, không có sự dao động gì, thường không có sự đấu tranh giữa các
động cơ hoặc bị hạn chế tối đa.
+ Quyết định không đủ cơ sở: là quyết định được đưa ra trong những tình
huống khó khăn mà chủ thể chưa có sự chuẩn bị để vượt qua. Thông
thường quyết định này xảy ra ở những người thiếu kiên quyết, quy phục
hoàn cảnh và không có lý tưởng sống rõ ràng.
+ Quyết định có ý thức: là quyết định tiêu biểu bởi các hành vi được thực
hiện một cách độc lập sau khi phân tích kỹ các tình huống. Những quyết
định này thường gắn với sự nhận thức đầy đủ bản chất, tầm quan trọng
của hành động cần tiến hành.
với sự nhận thức đầy đủ bản chất, tầm quan trọng của hành động cần
tiến hành.
- Ví dụ: Trong khi làm việc nhóm:
+ Quyết định thông thường: phân chia công việc, nộp bài đúng hạn.
+ Quyết định không đủ cơ sở: trường hợp có người nộp bài trễ hạn nhưng
không liên lạc được nên đành chấp nhận tạm thời bỏ qua phần bài của
người đó.
+ Quyết định có ý thức: sau khi phân tích thái độ, hiệu quả công việc của
mọi người, quyết định tính điểm làm việc nhóm của từng người.
+ Nỗ lực ý chí: khi công việc không có khả năng hoàn thành đúng hạn,
trưởng nhóm và các thành viên còn lại phải tăng thời gian làm việc để
bổ sung cho kịp tiến độ công việc.
6.2.4.3. Giai đoạn thực hiện
- Đây là giai đoạn kế tiếp sau khi đã quyết định. Giai đoạn này đòi hỏi sự nỗ lực
lớn lao, nhưng nỗ lực thôi chưa đủ phải có ý chí.
- Quá trình thực hiện quyết định có 2 hình thức: hành động bên ngoài - hành
động bên trong. Nếu con người chệch khỏi con đường đã định tức lệch mục
đích thì đó là hành động thiếu ý chí.
- Việc thực hiện hành động được tiến hành bằng các thao tác hoạt động nhất định
nhằm đạt tới mục đích với những phương thức nhất định. Thiếu giai đoạn này
thì không thể có hành vi ý chí.
6.2.4.4. Giai đoạn đánh giá
- Sau khi hành vi ý chí được thực hiện con người bao giờ cũng đánh giá kết quả
đạt được.
- Việc đánh giá rất cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành vi sau đó. Đồng
thời sự đánh giá cũng trở thành động cơ đối với hoạt động tiếp theo.
- Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa những
hành động hiện tại.
- Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục tăng cường và cải tiến hành động
đang thực hiện.
- Muốn trở thành người giàu nhưng bản thân không biết nên phải đưa ra biện
pháp như thế nào để đạt được mục đích đó.
6.2.5. Rèn luyện ý chí
- Cố gắng xây dựng những thói quen tốt, luôn chống lại những đam mê vô thức.
- Luôn ý thức chính mình, chống lại những cử chỉ máy móc.
- Luôn cố gắng làm chủ những xung động, cố gắng cân bằng cuộc sống, mỗi
ngày làm việc gì đó chứng tỏ mình mạnh hơn sự thúc đẩy của bản năng.
- Mạnh dạn thay đổi bản thân để luôn kiên trì, quyết đoán theo định hướng của
các phẩm chất ý chí.
- Tập thái độ quyết chí và vượt qua những thách thức và khó khăn ban đầu trong
học tập, làm việc.
6.3. Hành động tự động hóa
6.3.1. Định nghĩa
Hành động tự động hóa là một hành động có ý thức, có ý chí nhưng do được lặp đi lặp
lại hay do tập luyện mà về sau trở thành những hành động tự động, nghĩa là không cần
có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn được thực hiện có kết quả.
Ví dụ: Khi mới học đan len, thì hành động đan len là hành động có ý thức vì chúng ta
chú ý đến từng đường nét và kỹ thuật, nhưng khi thành thạo, thì nó trở thành tự động
hóa, khi đó chúng ta có thể vừa đan len, vừa nói chuyện cùng lúc mà đường lên vẫn
đều và đẹp.
- Có hai loại hành động tự động hóa: Kỹ xảo và Thói quen
* Phân biệt:
Giống nhau
- Đều là hành động tự động hóa
- Đều có cơ sở sinh lý là các định hình động lực
- Mang tính chất lặp lại và sự thuần thục trong hành động
Khác nhau

Kỹ xảo Thói quen


Khái niệm Là hành động tự động hóa Là loại hành động tự động
được hình thành một cách hóa ổn định, trở thành nhu
có ý thức nhờ luyện tập. cầu của con người.
Tính chất Kỹ thuật Nhu cầu, nếp sống
Ít gắn với tình huống Luôn gắn với tình huống
Có thể ít bền vững nếu cụ thể
không thường xuyên Bền vững, ăn sâu vào nếp
luyện tập, củng cố. sống
Mặt đánh giá Kỹ thuật thao tác (có kỹ Đạo đức (thói quen tốt,
xảo mới tiến bộ, có kỹ xảo thói quen xấu, thói quen
cũ lỗi thời) có lợi, thói quen có hại)
Con đường hình thành Chủ yếu là do luyện tập có Nhiều con đường khác
mục đích và có hệ thống nhau như: Rèn luyện, bắt
chước, giáo dục và tự giáo
dục
Ví dụ Việc đánh máy vi tính, Mỗi sáng đều dậy sớm tập
ban đầu mới làm quen với thể dục, lâu dần trở thành
máy chúng ta chỉ đánh thói quen tốt, có lợi cho
được vài ngón, nhưng khi sức khỏe.
dần quen và trải qua thời Trong quá trình đi học,
gian luyện tập đã đánh chúng ta đi trễ lần một,
được mười ngón rất nhanh lần hai… lâu dần trở thành
và thuần thục, đạt năng thói quen đi học muộn.
suất cao trong công việc.
Khi học tiếng Nhật, nếu
không được sử dụng
thường xuyên thì các kỹ
năng nói, viết, nghe… sẽ
bị giảm dần đi theo thời
gian.

6.3.2. Những quy luật hình thành kỹ xảo


* Quy luật tiến bộ không đồng đều :
- Có loại kỹ xảo khi mới bắt đầu thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.
VD: khi bắt đầu học chơi một môn thể thao nào đó, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt
các thao tác đơn giản để chơi môn thể thao đó, tuy nhiên nếu muốn đi xa hơn thì cần
một quá trình luyện tập dai dẳng và có phần tiến bộ dần dần chứ không nhanh như ban
đầu.
- Có những loại kỹ xảo thì ngược lại, khi mới bắt đầu luyện tập thì có sự tiến bộ khá
chậm, tuy nhiên sau đó sẽ tiến bộ nhanh dần lên.
VD: Việc tập chơi đàn guitar lúc mới đầu học bấm các dây có phần khó khăn, tuy
nhiên nếu chăm chỉ luyện tập hằng ngày sẽ ngày một tiến bộ nhanh chóng.
- Có những trường hợp khi mới luyện tập thì không có sự tiến bộ, thậm chí còn bị thụt
lùi, nhưng sau đó sẽ phát triển tăng dần.
Ví dụ: Khi bắt đầu công việc lãnh đạo một đội nhóm nào đó, người lãnh đạo có thể
mắc phải nhiều sai lầm dẫn đến sự thụt lùi trong công việc nhóm, nhưng dần dần
thông qua tích lũy kinh nghiệm đã sai trước đó, người lãnh đạo ngày một hoàn thiện
hơn và thúc đẩy hiệu quả công việc.
=> Kết quả luyện tập kĩ xảo không chỉ phụ thuộc vào củng cố ( số lần lặp lại ) mà còn
phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan : sự giảm sút chất lượng
của nguyên liệu và phương tiện, công cụ lao động, sự ảnh hưởng từ người khác, sự
mệt mỏi, ....
* Quy luật đỉnh của phương pháp tập luyện :
- Mức kết quả cao nhất mà mỗi phương pháp luyện tập có thể đem lại được gọi là
"đỉnh" của phương pháp đó.
=> Muốn đạt kết quả cao hơn, ta phải không ngừng thay đổi phương pháp tập luyện
và sử dụng những phương pháp có "đỉnh" cao hơn.
Ví dụ: Khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào đó, sẽ có nhiều phương pháp để học, mỗi
phương pháp sẽ có một thế mạnh riêng của nó, nên việc sử dụng nhiều phương pháp
có thế mạnh riêng giúp ta toàn diện hơn trong việc thành thạo sử dụng ngôn ngữ đó.
* Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới :
Trong quá trình luyện tập kỹ xảo mới, những kỹ xảo cũ đã có ảnh hưởng rõ rệt đến sự
hình thành kĩ xảo mới. Sự ảnh hưởng này có thể tốt hoặc xấu.
- Nếu ảnh hưởng tốt sẽ làm cho quá trình hình thành kĩ xảo mới nhanh hơn, dễ dàng
hơn, bền vững hơn. Người ta gọi đó là sự di chuyển kỹ xảo hoặc là cộng kỹ xảo.
Ví dụ: + Việc đánh máy sẽ tạo sự linh hoạt cho ngón tay tốt cho việc luyện đàn piano.
+ Biết chạy xe đạp thì tập chạy xe máy sẽ dễ hơn.

- Còn nếu kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu sẽ gây cản trở, khó khăn cho sự hình thành kĩ xảo
mới thì đó là sự giao thoa kỹ xảo.
Ví dụ: Luyện tập đánh bóng chuyền khi đạt đến trình độ cao, nếu chơi môn thể thao
khác như bóng đá sẽ ảnh hưởng xấu rất nhiều vì kỹ thuật các môn là khác nhau.
* Quy luật dập tắt kỹ xảo :
- Một kỹ xảo đã được hình thành nhưng nếu không sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy
yếu và cuối cùng có thể bị mất đi, gọi là sự dập tắt kỹ xảo.
Ví dụ: Giao tiếp bằng tiếng anh, nếu trong một thời gian dài không luyện tập và củng
cố vốn từ vựng nhiều hơn nữa thì kĩ năng ấy sẽ suy yếu dần đi.
6.3.3. Sự hình thành thói quen
- Thói quen là những hoạt động được lặp lại theo khoảng thời gian lâu dài; và thường
khó có thể thay đổi. Các thói quen đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của bạn; vì
giúp bạn những hoạt động thường ngày mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian để
suy nghĩ; chẳng như công việc, hay thực hiện sở thích hằng ngày.
Việc hình thành thói quen được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau:
+Lặp đi lặp lại các cử động, hành động hằng ngày
Ví dụ: Mỗi sáng thức dậy sẽ với tay lấy điện thoại đầu tiên
+ Bắt chước
Ví Dụ: Trẻ em bắt gặp hình ảnh người lớn hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ bắt chước
làm theo
+Giáo dục, tự giáo dục hình thành thói quen một cách có mục đích, muốn đạt hiệu quả
cần chú ý các điều kiện sau:
- Làm cho học sinh tin tưởng vào sự cần thiết phải có thói quen đó.
- Tổ chức các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen.
- Cần có sự tự giác của học sinh khi thực hiện hành động để chuyển thành thói quen.
- Củng cố những thói quen tốt đang hình thành bằng những cảm xúc dương tính thông
qua sự khích lệ, động viên kịp thời của giáo viên.
6.3.4. Giá trị của những thói quen
- Những lợi ích của thói quen
+ Làm không gian tâm lý của con người thêm lan rộng, giúp trí tuệ có điều kiện
hướng vào những điều có giá trị cao hơn.
+ Huấn luyện cho con người những tình cảm tốt: kiên nhẫn, trầm tĩnh
+ Giúp con người mở rộng phạm vi ý thức và giảm bớt cường độ chú ý, tăng cường
sức mạnh tri thức.
- Những điều không có lợi của thói quen
+ Thói quen có thể làm cho con người dễ trở thành máy móc, rập khuôn trong hoạt
động thực tiễn.
+ Trong đời sống tình cảm, con người dễ thụ động trong việc chịu đựng kham khổ,
thậm chí trở nên sắt đá, làm tình cảm bớt phong phú, mất đi tính chất “nghệ sĩ” trong
hoạt động và trong đời sống tình cảm nói chung.
+ Trong đời sống trí tuệ, con người dễ có những thành kiến trong tư tưởng, trong
phương pháp tư duy là mất đi tính sáng tạo dẫn đến những lối mòn trong sự tiếp thu tư
tưởng, trong việc tìm tòi chân lý.

You might also like