Múa rối

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Lịch sử

Múa rối là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống có từ lâu đời của các
dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam, nó ra đời và tồn tại cùng với nền văn
minh lúa nước từ thời các vua Hùng dựng nước. Song dấu ấn của nghệ thuật múa
rối nước còn lại đến ngày nay mà chúng ta nhận biết được là vào đời vua Lý Nhân
Tông năm 1121, trên bia Sùng Thiện Diên Linh đặt tại chùa Long Ðọi, xã Đội Sơn,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Văn bia chùa Đọi có ghi nhân dân biểu diễn các trò
diễn Rối nước để mừng thọ Vua.
Đặc điểm
Rối nước là loại hình dân gian độc đáo, chỉ có duy nhất ở Việt Nam
Những con rối làm từ gỗ được tạo hình một cách tỉ mỉ với kích thước to, nhỏ khác
nhau nhảy múa, nô đùa và lướt đi trên mặt nước.
Những người nghệ nhân thiết kế ngoại hình của rối nước cũng rất đa dạng : từ
người nông dân đi cày cùng trâu, mùa gặt, cho đến những bé nhi đồng đùa nghịch
dưới sông khi hè về; hay những con ếch, cá, đàn vịt nhiều màu xanh, đỏ, vàng nối
đuôi nhau bơi lội làm xao động mặt nước, và cả những con rồng, con phượng huyền
bí xuất hiện trong làn khói mờ ảo (Tự đọc, không trên slide)
Buồng trò rối nước chính là nhà rối hay thủy đình, thường được dựng lên giữa ao,
hồ với kiến trúc tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam.
Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác
từng cây sào, thừng, vọt… hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài
hoặc dưới nước để con rối chuyển động… => Làm nên sụ thành công của mrn
Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò thường được trang bị cờ,
quạt, voi, lọng, cổng, hàng mã….

Các giải pháp bảo tồn và phát triển múa rối nước trong điều kiện hiện nay:
Sưu tầm sân khấu múa rối nước; coi trọng công tác đào tạo; cần có sự đầu tư tài
chính của nhà nước; lập hội chuyên ngành múa rối nước; phục hồi những trò diễn
độc đáo và xây dựng những tác phẩm hoàn toàn mới.

You might also like