Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG SINH

BÀI 1: HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ


Câu 1: Nêu các con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch
gỗ của rễ:
 2 con đường: con đường gian bào và con đường qua tế bào chất
-Con đường gian bào: Từ lông hút – khoảng gian bào – đai Caspari – mạch gỗ.
Đặc điểm: Nhanh, không được chọn lọc
-Con đường qua tế bào chất: Từ lông hút – tế bào chất của tế bào – mạch gỗ. Đặc
điểm: Chậm, được chọn lọc
Câu 2: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây

Câu 3: Sau khi bón phân khả năng hút nước của cây thay đổi như nào?
Khi mới bón phân, cây khó hút nước do nồng độ dịch đất tăng, sau đó cây dễ
hút nước hơn do hút khoáng làm tăng dịch bào.

Câu 4: Tại sao khi bón quá nhiều phân sẽ làm cho cây héo chết:
Vì Bón nhiều phân đạm sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao
hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được
nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị
héo và chết.
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Câu 1: Đặc điểm của dòng mạch gỗ
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.
- Các tế bào mạch gỗ nối kế tiếp nhau tạo ống dài từ rễ lên lá.
- Dịch vận chuyển: Chủ yếu là nước và ion khoáng
- Động lực: + Lực đẩy (áp suất rễ): Áp lực sinh ra do hoạt động trao đổi chất ở rễ
đẩy nước lên cao. + Lực hút do thoát hơi nước ở lá + Lực liên kết giữa các phân
tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ
Câu 2: Đặc điểm của dòng mạch rây
- Mạch rây gồm các tế bào sống: ống rây và tế bào kèm
- Các ống rây nối đầu với nhau tạo ống dài đi từ lá đến rễ
- Dịch vận chuyển: chất hữu cơ ( saccarozo, axit amin…)
- Động lực: Sự chênh lệch của áp suất thẩm thấu giữa cơ quan chứa và cơ quan
nguồn
BÀI 3: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
KHOÁNG THIẾT YẾU
Câu 1: Khái niệm về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây?
Nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây. Nêu tác hại của việc bón phân
với liều lượng quá cao
* Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
Gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni
Nguyên tố đại lượng (chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây) gồm C, H, O, N, P, K,
S, Ca, Mg.
- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B,
Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
* Nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây
1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan (dạng ion). Tuy
nhiên, rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.
- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng (lượng ôxi),
độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu
trúc đất.
2. Phân bón cho cây trồng

Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết không chỉ độc hại đối với cây mà còn
gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
 Tác hại của việc bón phân với liều lượng quá cao:
- Gây độc hại đối với cây.
- Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
- Dư lượng phân bón sẽ làm đất bị chua hoặc bị kiềm, giết chết các vi sinh vật có
lợi.

Câu 2: Vì sao sau khi bón đạm ure cho rau mà sử dụng rau làm thức ăn thì sẽ
có hại cho sức khỏe
Do rau hấp thụ Nito ở dạng NO3- và NH4+ trong đó khi mới bón phân đạm ure
lượng NO3- trong cây vẫn rất cao, do chưa khử nitrat, do đó khi ăn vào người ăn sẽ
bị ngộ độc nitrat, nếu có sự khử nitrat có thể tao NO2, người ăn bị ngộ độc nitrit

BÀI 4: DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT


Câu 1: Trình bày vai trò sinh lí của nguyên tố Nito? Tại sao khi thiếu nito cây
sinh trưởng phát triển kém, lá cây có màu vàng nhạt
- Vai trò cấu trúc :
+ Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nucleic,
diệp lục, ATP,…
+ Thiếu nitơ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin, từ đó sự sinh trưởng của các
cơ quan bị giảm, lá xuất hiện màu vàng nhạt.
- Vai trò điều tiết
+ Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin – enzim, côenzim và ATP.
Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật
thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm
nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.
Khi thiếu nitơ cây sinh trưởng phát triển kém, lá cây có màu vàng nhạt vì :
Nito là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ trong tế bào như protein,
enzym, coenzym, axit nucleic, diệp lục, ATP… Do đó khi thiếu nito quá trình tổng
hợp các chất hữu cơ giảm làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, đồng thời sự
tổng hợp diệp lục giảm làm cho lá cây có màu vàng nhạt

Câu 2: Trình bày các nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây. Vì sao cần có quá
trình chuyển hóa nito trong đất
 Các nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây
- Nitơ trong không khí: Chủ yếu tồn tại ở dạng nitơ phân tử. Ngoài ra có ở dạng
NO và NO2.
Cây không hấp thụ được nitơ phân tử nên phải nhờ các vi sinh vật cố định nitơ
chuyển hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được.
+, Nitơ ở dạng NO và NO2 trong không khí là độc với thực vật
- Nito trong đất: Tồn tại ở 2 dạng: nitơ khoáng trong các muối khoáng và nitơ
hữu cơ trong xác sinh vật
+,Cây chỉ hấp thụ được nitơ khoáng từ đất dưới dạng NH4+ và NO3-
+,Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải được
vi sinh vật đất khoáng hóa thành NH4+ và NO3-
 Cần có quá trình chuyển hóa nito trong đất: Cây không trực tiếp hấp thụ được
nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải trải qua con đường chuyển hóa thành
NH4+ và NO3- nhờ hoạt động của các vi sinh vật cố định Nito

BÀI 5: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT


Câu 1: Quang hợp là gì? Vì sao nói quang hợp có vai trò quyết định đối với sự
sống của con người trên TĐ
Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được
diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.
Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất vì:
- Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị
dưỡng, làm nguyên liệu cho công nghiệp, làm dược liệu,… phục vụ đời sống con
người.
- Quang hợp lấy khí CO2 và giải phóng khí O2 giúp điều hòa không khí, cung cấp
O2 cho sự sống.
- Chuyển hóa quang năng (năng lượng ánh sáng) thành hóa năng (năng lượng trong
các liên kết hóa học) trong các sản phẩm quang hợp, duy trì hoạt động của sinh
giới.

Câu 2: Những loài thực vật lá có màu tím, màu vàng, màu đỏ….. có quang
hợp được không? Vì sao?
Những cây màu đỏ, tím, vàng…. vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất
bởi màu đỏ, tím…. của nhóm sắc tố dịch bào là antôxianin và carôtenôit. Do vậy,
những cây này vẫn quang hợp bình thường, nhưng cường độ quang hợp thường
không cao.

Câu 3 Trình bày hệ sắc tố quang hợp? Nêu vai trò? Vì sao lá cây có màu xanh
lục?
- Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2
loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b.
- Lá có màu xanh là do có diệp lục. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của
lá, quả, củ.
- Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng trong hệ sắc tố ứng
quang hợp theo sơ đồ sau:
- Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng
Sau đó, quang năng được chuyển thành hóa năng trong ATP và NADPH
 Vai trò : Hấp thụ quang năng. Truyền năng lượng. Riêng carotennoit có vai trò
bảo vệ diệp lục
Lá cây có màu xanh lục vì: Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan
là lục lạp.Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp. Chất
diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và
ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. còn màu
xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá có màu xanh.

You might also like