Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Không gian và thời gian nghệ thuật – Thời gian nghệ thuật:

Thời gian NT:


Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và
triển khai của thế giới nghệ thuật. Viện sĩ D.X. Likhatrôp nhận xét: “Thời gian với tư cách là sự
kiện nghệ thuật. Chính việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm
mĩ của nghệ thuật ngôn từ”. Nói đến cấu trúc thời gian của văn học dân gian cần chú ý đến đặc
tính của thời gian được phản ánh trong tác phẩm, đồng thời chú ý đến những nguyên tắc, phương
pháp triển khai tác phẩm gắn liền với đặc trưng thể loại.
Thời gian trong thần thoại phản ánh quan niệm của con người về thời gian “ban đầu” tạo lập
thế giới, thời gian trong sử thi là “quá khứ tuyệt đối” của những nhân vật lí tưởng với những khát
vọng không cùng của cộng đồng bộ tộc trong thời kì mở nước,
thời gian trong truyền thuyết là quá khứ xác định kể về những sự kiện lịch sử đã qua, thời
gian trong cổ tích là thời gian quá khứ phiếm định với những công thức “Ngày xửa ngày xưa”,
“đã lâu lắm rồi”.
còn thời gian của ca dao là “Thời gian hiện tại, thời gian của chính thời điểm diễn xướng”. Do
sự vắng mặt của tác giả với tư cách là người đầu tiên sáng tạo nên văn bản lời ca, trong thời điểm
hiện tại của cuộc hát, ca dao được cả người diễn xướng và người thưởng thức hát lên như chính
mình đang là người sáng tạo, thưởng thức và người diễn đang diễn đạt những cảm xúc nảy sinh
từ chính trái tim mình. Thời gian của tác giả, thời gian của người diễn xướng, cả thời gian của người
thưởng thức hoà lẫn làm một. Ca dao luôn hướng về hiện tại. Ta thường gặp trong ca dao các công
thức như “Hôm nay”, “Sáng ngày”, “Bây giờ”:
- Hôm nay sum họp trúc mai
Tình sâu một khắc nghĩa dài trăm năm.
- Sáng ngày tôi đi hái dâu
Hai anh mở gói đưa trầu cho ăn.
Cũng có nhiều bài ca nhắc đến thời gian quá khứ “ngày xưa”, “hồi nào”, “Đêm qua”, hay nhắc đến
thời tương lai trong ước vọng “bao giờ”, “ước khi nao” nhưng dẫu là quá khứ hay tương lai thì bao
giờ cũng trong sự đối xứng với thời gian hiện tại, lấy hiện tại làm thước đo, làm tâm điểm hướng tới,
vì tình cảm cần được bộc bạch chính là tình cảm ở thời điểm bây giờ:
Hồi nào anh nói anh thương
Như trầm mà để trong rương chắc rồi
Bây giờ trâm gãy bình rơi
Rương long nắp lở, trầm phai mùi trầm.
Thời gian trong ca dao có thể phân theo hai mảng: thời gian sự kiện (cụ thể) và thời gian tâm lí.
Trong ca dao, thời gian sự kiện xuất hiện với tần số thấp và không điển hình:
- Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám tôi đà năm con
- Đến tối chị giữ lấy chồng
Chị cho manh chiếu nằm không chuồng bò
Xuất hiện nhiều hơn cả trong ca dao là thời gian tâm lí, thời gian ước lệ. Thời gian được dẫn ra
thường đứng ở vị trí mở đầu. Các bài ca được lặp đi lặp lại trở thành các kiểu, các công thức quen
thuộc chỉ thời gian: “đêm qua, “hôm qua”, “chiều chiều”, “khi nào”, “từ ngày”, “khi xưa”, “bây giờ,
Thời gian liên quan đến việc biểu hiện tình cảm, tư tưởng, trạng thái tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Nó không mang tính chất chỉ dẫn thời gian cụ thể. Vì thế thời gian này gọi là thời gian tâm lí, thời
gian ước lệ. Nhiều khi nó chỉ là cái cớ để biểu hiện tâm trạng. “Đêm qua” hay “đêm kia” hay “đêm
nào đêm nào” cũng có ý nghĩa không thật xác định. Ở đây, điều cốt yếu nhất của các bài ca là biểu
đạt được “cái lí của lòng người”, phù hợp với logic tâm trạng. Rõ ràng, điều quan trọng ở đây không
chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm và cách cảm thụ thời gian như thế nào.
Một số công thức chỉ thời gian:
+ Các công thức chỉ thời điểm mở đầu “đêm qua”, “đêm đêm”, “chiều chiều”. Nỗi nhớ mẹ, nhớ quê,
nhớ bạn của người xa xứ, của người con gái lấy chồng xa quê thường được diễn tả trong những bài
ca mở đầu bằng công thức chỉ thời gian “chiều chiều”:
-Chiều chiều ra đứng bờ sông
Trông về quê mẹ mà không có đò.
-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Công thức “đêm đêm” thường mở đầu bằng những bài ca giãi bày nỗi nhớ thương, đau khổ của tình
yêu sâu sắc và nhiều trắc trở:
Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Hỏi người tri kỉ có buồn hay không ?
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cả cá lặn trông sao sao mờ.
+ Thời gian chỉ các trạng thái tình cảm thay đổi, được thể hiện qua sự đối lập tình cảm giữa quá khứ
và hiện tại:
Khi xưa một hẹn thì nên
Bây giờ chín hẹn thì quên cả mười.
Khi xưa ở với mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh anh mắng anh tình phụ tôi
+Thời gian là phương tiện thề nguyền, ước hẹn:
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió cho nàng lấy anh.

– Không gian nghệ thuật: Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là phương tiện để
tồn tại và triển khai nghệ thuật, là phương tiện chiếm lĩnh đời sống, nhiều khi mang ý nghĩa biểu
tượng và mang tính chủ quan.
Ở mỗi thể loại, không gian nghệ thuật có đặc điểm riêng. Không gian trong cổ tích thần kì là
không gian hoàn toàn phiếm định “ở một làng nợ”, “ở một vương quốc kia”, ở đó xảy ra những sự
kiện, những nguyên nhân khác nhau mà từ đó nhân vật chính bước vào cuộc phiêu lưu dẫn đến sự
thay đổi về số phận. Ở đó có : đan xen giữa không gian hiện thực và không gian kì ảo, thường thường
không gian kì ảo lấn át không gian hiện thực. Không gian trong truyền thuyết lịch sử gắn với
không gian tồn tại và hoạt động của nhân vật lịch sử nên nó mang tính xác định hơn. Không gian
trong ca dao phụ thuộc vào cách cảm nhận của trạng thái tâm hồn nhân vật trữ tình, nghĩa là phụ
thuộc vào trường nhìn, điểm nhìn của nhân vật trữ tình, chỉ có điều nhân vật trữ tình ấy không mang
tính cá thể hoá. Không gian trong các bài ca trữ tình dân gian có thể phân ra: vừa là không gian vật lí
(không gian thực), vừa là không gian tâm lí (không gian ước lệ).
+ Không gian vật lí: Là không gian cụ thể, nơi các nhân vật sinh sống, gặp gỡ, lao động, trò chuyện,
ca hát,... đó là bến đò, gốc đa, sân đình, đồng ruộng. Các bài ca giao duyên ít đề cập đến không gian
trong nhà mà đa số là không gian “giữa đường”, “đầu đình”, “qua cầu”:
Từ ngày gặp mặt giữa đường
Những lời bạn nói nhớ thương vô chừng
Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
+ Không gian tâm lí: Đó là không gian thể hiện trạng thái tâm hồn của con người, là phương tiện
nghệ thuật để nhân vật bộc lộ tâm trạng:
Đưa nhau giọt lệ không ngừng
Ngó sông, sông rộng, ngó rừng, rừng cao.
Không gian trong ca dao được miêu tả thường là không gian gần gũi, bình dị, mang đặc điểm làng
quê Việt Nam, đậm đà ý vị dân tộc: bụi măng vòi, chim chèo bẻo, bụi cúc tần, cây đa, bến đò, bờ ao,
ngõ sau.
-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
-Chiều chiều ra đứng vạt gò
-Chiều chiều ra đứng bờ sông
+ Không gian là phương tiện để thề nguyền, ước hẹn: Ở đây, không gian là những cặp sóng đôi
mang đặc tính to lớn, bên vững của vũ trụ để so sánh với tình cảm con người:
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Biết răng chừ cá gáy hoá rồng
Đền công ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa.
Ca dao tồn tại một số công thức miêu tả không gian: “Trời biếc mây hồng”, “Trên trời có đám mây
xanh”, “Nước xanh xanh chảy quanh”, “Chim xanh ăn trái xoài xanh”, “Nước thôn Hạ vừa trong vừa
mát”. Sự sử dụng các công thức miêu tả này có thể được giải thích bằng nhiều nguyên nhân, nhưng
không thể chỉ bằng lòng với cách đưa nó về thể “hứng” (Đối cảnh sinh tình) như trong văn học viết.

You might also like