Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Câu 1: Nội dung nào không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A) Chiến tranh kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản của tình hình thế giới

B) Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít

C) Chiến tranh kết thúc đã mở ra thời kì mới của lịch sử thế giới

D) Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ

Câu 2: Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát
xít Đức, Italia, Nhật Bản là gì?

A) Coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất cần tiêu diệt

B) Thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập

C) Thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ

D) Có tiềm lực mạnh về quân sự nhưng ít thuộc địa, thị trường

Câu 3: Trận chiến nào được xem là quan trọng với cả Đức và Liên Xô trong Chiến tranh thế giới
thứ hai?

A) Trận Mát-xcơ-va

B) Trận Xta-lin-grát

C) Trận chiến tại Cuốc-xcơ

D) Trận chiến ở Béc-lin

Câu 4: Điểm chung trong kế hoạch Đức tấn công Ba Lan và Liên Xô là gì?

A) Thăm dò thái độ của Anh, Pháp

B) Chiến tranh chớp nhoáng

C) Muốn tiêu diệt các nước Đông Âu

D) Tập trung lực lượng hùng mạnh với những vũ khí tối tân

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A) Hệ thống Vécxai-Oasinhtơn sụp đổ

B) Hệ thống XHCN hình thành

C) Hình thành trật tự hai cực Ianta

D) Hệ thống TBCN suy yếu

1
Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động gì đến các nước Đông Âu?

A) Hệ thống Vécxai-Oasinhtơn sụp đổ

B) Hệ thống XHCN hình thành

C) Hình thành trật tự hai cực Ianta

D) Nhiều Đảng Cộng sản ở các nước ra đời

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế trước khi diễn ra diễn ra Chiến tranh thế giới thứ
hai là?

A) diễn ra cuộc đấu tranh chằng chéo, phức tạp giữa hai khối đế quốc với Liên Xô

B) sự phân chia các nước đế quốc thành hai khối đối lập

C) quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng

D) sự lớn mạnh của phe phát xít và nguy cơ một cuộc chiến tranh đến gần

Câu 8: Tại sao nói Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước
TBCN?

A) CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới

B) Hệ thống thuộc địa các nước đế quốc châu Âu sụp đổ

C) Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh, Pháp suy yếu; Mĩ trở thành siêu cường

D) Sự suy yếu của các nước đế quốc Âu-Mĩ và sự vươn lên của Liên Xô

Câu 9: Từ quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học Nào là quan trọng nhất
được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?

A) Phải có đường lối chung đúng đắn giữa các nước tư bản

B) Kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế

C) Đoàn kết các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới

D) Kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Câu 10: Kết luận quan trọng nào được rút ra từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ
hai cho nhân loại ?

A) Chiến tranh giữa các quốc gia là tất yếu, không tránh được

B) Chiến tranh chỉ đem lại đau thương, chết chóc cho nhân loại

C) Hậu quả chiến tranh đè nặng lên vai các cường quốc tư bản

D) Cần khắc phục hậu quả chiến tranh


2
Câu 11: Anh – Pháp cắt vùng Xuy đét cho Đức nhằm mục đích gì?

A) Đổi lại việc Đức không tấn công Liên Xô

B) Đổi lại việc Đức không tấn công Anh

C) Đổi lại việc Đức không tấn công châu Âu

D) Đổi lại việc Đức không tấn công Pháp

Câu 12: Nhật Bản chính thức mở đầu cuộc chiến ở khu vực châu Á Thái Bình Dương thông
qua sự kiện nào?

A) Tấn công Liên Xô

B) Tấn công căn cứ hải quân Mĩ ở Trân Châu Cảng

C) Tấn công các nước Đông Dương

D) Tấn công các nước Đông Nam Á

Câu 13: Liên Xô tham chiến đã làm cho tính chất chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi như
thế nào?

A) Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa

B) Là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít

C) Là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc

D) Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ hòa bình nhân loại

Câu 14: Sau khi thôn tính Tiệp Khắc, phát xít Đức đã

A) thỏa hiệp với Anh, Pháp để chống Liên Xô

B) thôn tính các nước châu Âu

C) chuẩn bị tấn công Ba Lan

D) đàm phán với Liên Xô, chống lại Anh, Pháp

Câu 15: Mĩ-Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng việc

A) tấn công ở Béc-lin

B) gặp nhau ở Tooc-gâu

C) đổ bộ vào Nóc-măng-đi

D) đóng quân ở sông En-bơ

3
Câu 16: Tác động trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử thế giới nửa sau
thế kỉ XX là?

A) Các quốc gia thuộc địa giành độc lập dân tộc, thay đổi bản đồ thế giới

B) Trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập do Liên Xô và Mĩ chi phối

C) Chiến tranh lạnh chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX

D) Các quốc gia XHCN ra đời, đối trọng với hệ thống TBCN

Câu 17: Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai là?

A) Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

B) Các nước đế quốc muốn tiêu diệt Liên Xô

C) Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

D) Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc

Câu 18: Lực lượng nào đóng vai trò trụ cột, quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát
xít?

A) Liên Xô

B) Mĩ, Anh

C) Quân Đồng minh

D) Nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng

Câu 19: Thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai?

A) Anh, Pháp, Mĩ nhượng bộ, dung dưỡng chủ nghĩa phát xít

B) Các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản

C) Phát xít Đức, đứng đầu là Hít-le

D) Chủ nghĩa phát xít và chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ

Câu 20: Lí do nào không phải là nguyên nhân khiến Đức tấn công Liên Xô?

A) Liên Xô tranh giành thuộc địa với Đức

B) Liên Xô theo chế độ XHCN

C) Liên Xô phản đối chính sách xâm lược của phát xít Đức

D) Liên Xô ngăn cản Đức thôn tính châu Âu

Câu 21: Ý nghĩa nào sau đây không phải là của chiến thắng Mát-xơ-cơ-va?

4
A) Quân Đức hoang mang, lo sợ

B) Nhân dân các nước phát xít chiếm đóng vui mừng, phần khởi

C) Chiến tranh chớp nhoáng của Đức thất bại

D) Đức phải chuyển sang bị động đối phó với Liên Xô

Câu 22: Nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai?

A) Đức

B) Liên Xô

C) Pháp

D) Nhật Bản

Câu 23: Vì sao các nước Anh, Pháp, Mĩ không liên kết với Liên Xô chống phát xít?

A) Phe phát xít có tiềm lực mạnh

B) Anh, Pháp, Mĩ muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô

C) Chủ nghĩa phát xít không nguy hiểm

D) Anh, Pháp, Mĩ thù địch với Liên Xô

Câu 24: Nội dung nào sau đây không đề cập trong hội nghị Muy-ních?

A) Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức

B) Đức cam kết chấm dứt các hoạt động thôn tính ở châu Âu

C) Đức cam kết sẽ tấn công Liên Xô

D) Anh, Pháp và Đức kí hiệp ước không xâm lược nhau

Câu 25: Thực chất của hội nghị Muy-ních là ?

A) Sự bán rẻ quyền lợi của Tiệp Khắc cho Đức

B) Đỉnh cao chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp với Đức

C) Kế hoãn binh của Anh, Pháp với Đức

D) Anh, Pháp chọn phát xít Đức là bạn đồng minh

Câu 26: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai là?

A) Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn

B) Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

5
C) Sự nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ với phát xít

D) Hậu quả thái độ trung lập của Mĩ

Câu 27: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi với sự kiện nào?

A) Đức tấn công Pháp

B) Đức tấn công Anh

C) Hiệp ước Tam cường được kí kết

D) Đức tấn công Liên Xô

You might also like